Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó trong công cuộc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.03 KB, 101 trang )


0
Đại học Quốc gia Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




Hoàng Thị Hạnh



NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ
XÂY DỰNG PHẠM TRÙ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG NGUYÊN
TẮC ĐÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN Ở NƯỚC
TA







Luận văn thạc sỹ khoa học triết học
















Hà Nội-2002


1
Đại học Quốc gia Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




Hoàng Thị Hạnh



NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ
XÂY DỰNG PHẠM TRÙ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG NGUYÊN
TẮC ĐÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN Ở NƯỚC
TA





Chuyên ngành : CNDVBC – CNDVLS
Mã số : 5.01.02



Luận văn thạc sỹ khoa học triết học



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Minh Văn










Hà Nội-2002


1
MỤC LỤC

Trang
Mở đầu
4
Chương 1: Phạm trù và những nguyên tắc của triết học Mác – Lênin về xây

dựng phạm trù.

12
1.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về phạm trù
12
1.1.1. Phạm trù – sản phẩm, điểm nút, nấc thang của nhận
thức
12
1.1.2. Những tính chất cơ bản của phạm trù.
26
1.2. Những nguyên tắc chung của triết học Mác – Lênin về
xây dựng phạm trù.

39
1.21 Nguyễn tắc thực tiẽn trong xây dựng phạm trù.
39
1.2.2 Nguyên tắc đi từ cái riêng đến cái chung
47
1.2.3. Nguyên tắc đi từ hiện tượng đến bản chất
50
1.2.4. Nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể

53
1.2.5. Nguyên tắc trừu tượng hoá và khái quát hóa
55
Chương 2: Vận dụng những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây
dựng phạm trù trong đổi mới tư duy lý luận ở nước
ta

59

2.1. Thực trạng của tư duy lý luận ở nước ta qua việc nhận thức và vận
dụng một số phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử trước thời kỳ đổi mới.

60
2.1.1. Sự đồng nhất, lẫn lộn giữ phạm trù “Xã hội-Xã hội chủ nghĩa”
với phạm trù “Thời kỳ quá độ”

69
2.1.2. Sự đối lập một cách cực đoan, siêu hình phạm trù “Xã hội chủ
nghĩa” và phạm trù “Tư bản chủ nghĩa”

71
2.1.3. Tính chất siêu hình, chủ quan duy ý chí và giáo điều trong việc
nhận thức, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa các phạm trù: “quan
hệ sản xuất và lực lượng sản xuất” ; “cái riêng và cái



2
chung”
74
2.2. Quán triệt các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật về phạm trù
trong đổi mới tư duy lý luận ở nước ta hiện
nay

75

2.2.1. Quán triệt nguyên tắc khách quan – toàn diện, lịch sử – cụ thể để
nhận thức và vận dụng các phạm trù cơ bản của triết học Mác – Lênin
trong đổi mới tư duy lý luận



75
2.2.2. Sự thống nhất giưã lý luận và thực tiễn là một yêu cầu của đổi
mới phong cách tư duy hiện nay

78
Kết luận
82
Danh mục tài liệu tham khảo
86




3
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sinh thời, Enghen viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”, mà muốn có tư duy lý
luận , theo Enghen, phải thông hiểu phép biện chứng và lịch sử triết học. Bởi
“Chi có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học tự nhiên vượt khỏi
những khó khăn về lý luận” [65.489].
Theo tinh thần đó, Đảng ta luôn quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện
nằm nâng cao trình độ nhận thức, năng lực thuộc vào năng lực tư duy, nhưng
muốn có tư duy đúng làm cơ sở cho lý luận, trước hết phải có phương pháp tư
duy khoa học. Để có phương pháp tư duy khoa học, đòi hỏi chủ thể nhận thức
nắm vững hệ thống các khái niệm, phạm trù của triết học Mác – Lênin.

Xét từ gốc độ biện chứng, các khái niệm và phạm trù có vai trò quan
trọng trong lý luận nhận thức. Chúng là kết quả sự khái quát mối liên hệ
chung của thế giới khách quan, là chỗ dựa cho nhận thức của con người, đồng
thời giúp con người hiểu và nắm bắt màng lưới liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng trong thế giới. Nhờ đó, các sự vật, hiện tượng muôn hình muôn vẻ của
thế giới hiện ra trước mắt chúng ta không phải một cách tách biệt, hỗn độn mà
trong tính quy luật – tất yếu – phổ quát của chúng. Hơn nữa, các phạm trù
triết học là hình thức tư duy của con người, vì tư duy luôn phản ánh hiện thực
và biểu hiện trong những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng được lưu lại trong
các phạm trù. Chúng ta không thể tiến hành tư duy về bất cứ điều gì nếu
không có phạm trù. Nói cách khác, các phạm trù của triết học Mác – Lênin là
những công cụ hữu hiệu cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, trong
một thời đại mở (toàn cầu hoá) đầy năng động và biến đổi như hiện nay thì

4
việc nắm vững các khái niệm, các phạm trù của triết học Mác – Lênin sẽ giúp
chúng ta có cơ sở vững chắc cho tư duy và hành động.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn tiêu đề “Những nguyên tắc của
triết học Mác – Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên
tắc đó trong công cuộc đổi mới tư duy lý luân ở nước ta” làm đề tài cho luận
văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Là một bộ phạn khá quan trọng nội udng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, vấn đề phạm trù thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Phải
kể đến trước hết là các học giả Xô - viết.
Rodentan – một nhà triết học mác – xít lớn, từ những năm 60 đã rất chú
ý đến vấn đề phạm trù trong phép biện chứng.Trong các cuốn “Bàn về phạm
trù của phép biện chứng duy vật” (1958), “Lịch sử và logic” (1959), “Nguyên
lý logic biện chứng” (1962), “Những vấn đề phép biện chứng trong bộ Tư bản
của Mác” (1962) ông đã phân tích các khía cạnh như: cơ sở cho việc hình

thành các phạm trù, tính chất của các phạm trù, sự vận động, phát triển và
chuyển hoá của các phạm trù. Đặc biệt tác giả quan tâm đến vấn đề áp dụng
các phạm trù vào việc nhận thức và hoạt động thực tiễn. Theo ông, các phạm
trù là điều kiện để nhận thức có thể diễn ra một cách khoa học và cơ sở nhằm
liên hệ lý luận với thực tiễn.
Cùng với cuốn “Bàn về phạm trù của phép biện chứng duy vật”, một
loạt các công trình chuyên nghiên cứu từng cặp phạm trù được nhà xuất bản
Sự thật dịch ra tiếng Việt, đó là:
- “Hiện tượng và bản chất” của Daodiorốp (Hà Nội: 1959).
- “Nguyên nhân và kiết quả” của Blumbéc và Xuslốp (1958).
- “Tất yếu và ngẫu nhiên” của Pilipenca (1959).

5
- “Khả năng và hiện thực” của Sidockin (1959).
- “Nội dung và hình thức” của Metvidép (1959).
- “Cái cá biệt, cái đặc thù và cái phổ biến” của Stecnhin (1959).
- “Trừu tượng và cụ thể” của Copnhin (1959)
- “Quy luật” của Stơracxơ (1959).
Thực ra đây là những cuốn sách nhỏ, là từng chương một của cuốn
“Những phạm trù của phép biện chứng duy vật” do Nhà xuất bản “Chính trị”
Matxơva phát hành năm 1956, được nhà xuất bản Sự thật Hà Nội trích dịch.
Trong các chuyên luận kể trên, các tác giả trình bày về định nghĩa, về nội
dung phản ánh và mối liên hệ giữa các cặp phạm trù. Nhưng do mỗi tác giả
chỉ chú trọng đến đề tài nghiên cứu của mình, nên vấn đề mối quan hệ giữa
các phạm trù còn ít được chú ý. Hơn nữa, thứ tự sắp xếp các phạm trù trong
sách chưa phù hợp. Về những khiếm khuyết này Giáo sư Septulin đã phê
phán trong cuốn “Bàn về mối liên hệ lẫn nhau của các phạm trù trong triết học
mác – xít”. (1961). Trong chuyên khảo khá công phu này, một mặt tác giả
phê phán những hạn chế tròng các cuốn “Những phạm trù của phép biện
chứng duy vật”, “Những nguyên lý triết học mác – xít” (1960, mặt khác, ông

đưa ra quan điểm của mình về nội dung các cặp phạm trù, thứ tự sắp xếp của
chúng trong hệ thống, về mối liên hệ lẫn nhau giữa các cặp phạm trù cũng
như sự tương quan giữa chúng với các quy luật của phép biện chứng duy vât
Tác giả đặc biệt nhấn mạnh những cơ sở lý luận và nguyên tắc xuất phát của
triết học mác xít bàn về phạm trù.
Năm 1998, nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho ấn hành bộ “Lịch sử
phép biện chứng do tập thể tác giả Viện triết học Liên – xô biên soạn. Bộ sách
gồm 6 tập, trong đó tập IV chuyên bàn về phép biện chứng trong các tác
phẩm của Mác và Enghen, tập V bàn về phép biện chứng trong các tác phẩm

6
của Lênin và các nhà triết học mác – xít Xô - viết khác. Phần hai của tập IV
với tiêu đề “Sự luận chứng và phát triển phép biện chứng duy vật trong Tư
bản của Mác” có các chương bàn sâu về phạm trù như chương IV (Những vấn
đề phân tích chất,lượng, độ); Chương V (Vấn đề mâu thuẫn biện chứng) ;
Chương VI (Cấu trúc logic của hệ thống phạm trù). Ở các chương trình như
đã kể, của Mác trong quá trình phân tích sự vận động và phát triển của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở phần ba “Sự phát triển của phép
biện chứng duy vật trong tác phẩm của Enghen”, các tác giả có đề cập tới
quan điểm của Enghen về cơ sở thực tiễn việc hình thành các phạm trù, về nội
dung một số vấn cặp phạm trù như nguyên nhân và kết quả, tất yếu và ngẫu
nhiên, tự do và tất yế, v.v Những vấn đề cốt yếu nhất của phạm trù với tính
cách là công cụ của nhận thức thì họ chưa đề cập tới; Trong tập V, (Lênin
nghiên cứu phép biện chứng với tính cách là logic học và lý luận nhận thức)
các tác giả tập trung phân tích luận điểm của Lênin : “trước con người có
màng lưới những hiện tượng tự nhiên ” coi đó là chiếc chìa khoá nhằm tiếp
cận vấn đề phạm trù của triết học Mác – Lênin.
Ngoài những công trình kể trên, trong các tài liệu Xô - viết dịch ra tiếng
Việt, chúng ta thấy vấn đề phạm trù của triết học Mác – Lênin còn được đề
cập tới trong các cuốn “Nguyên lý triết học mác xít” (1962), “Chủ nghĩa duy

vật biện chứng của Alecxandrốp” (1962), “Lịch sử triết học mác xít” (1962),
v.v Ở các công trình này các tác giả chỉ tập trung bàn về các cặp phạm trù
mà ít chú ý đến những vấn đề tổng quát chung như: nguyên tắc xuất phát, cơ
sở hình thành, tính chất và vai trò của các phạm trù trong triết học mác – xít.
Trong các tài liệu của Trung Quốc dịch ra tiếng Việt, cuốn “Cương yếu
chủ nghĩa duy vật biện chứng” (1962) của Ngãi Tư Kỳ là đáng chú ý nhất.
Tác giả dành trọn chương IX (Những phạm trù của phép biện chứng duy vật)
để bàn về vấn đề phạm trù. Ở thời điểm lịch sử những năm 60, Ngãi Tư Kỳ đã

7
có đóng góp lớn cho lý luận về phạm trù, song ông vẫn chưa thoát khỏi căn
bệnh kinh niên của thời đại là không nhìn thấy tính năng động chủ quan của
con người trong quá trình nhận thức.
Ở nước ta, mảng nghiên cứu về phạm trù trong triết học Mác – Lênin
còn rất mỏng. Lê Hữu Tầng là một trong những người tâm huyết với vấn đề
này. Trong cuốn “Câu hỏi và bài tập triết học” (tập III – 1986), Lê Hữu Tầng
cùng tập thể tác giả đặt ra rồi trả lời các cấu hỏi như: Phạm trù là gì? Sự hình
thành của phạm trù? Tính chất, vai trò của các phạm trù ra sao? Nội dung cơ
bản của các cặp phạm trù. Do viết dưới dạng hỏi - đáp một cách ngắn gọn, cô
đọng nên cuốn sách chỉ mới dừng lại ở mức độ những tri thức cơ bản, những
nét tổng thể mà chưa đi sâu vào những vấn đề chi tiết; ở cuốn “Vấn đề xác
định, lựa chọn và thực hiện khả năng”, Lê Hữu Tầng nghiên cứu sâu hơn về
cặp phạm trù hiện thực và khả năng, phân tích mối liên hệ biện chứng giữa
các phạm trù: hiện thực – vật chất – khả năng – tất nhiên – ngẫu nhiên – xác
suất. Tác giả đồng thời đưa ra ý kiến về vấn đề xác định loại hình, lựa chọn
phương pháp thực hiện khả năng trong nhận thức và hoạt động thực hiện.
Trong các giáo trình triết học Mác – Lênin của trường Đảng Nguyễn Ái
Quốc (nay là Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), của Bộ đại học trung
học chuyên nghiệp va dạy nghề (nay là Bộ giáo dục và đào tạo) và gần đây là
giáo trình do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các

bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giành một chương
nói về các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Những năm gần đây, trên tạp chí Triết học đã xuất hiện một số bài viết
xoay quanh vấn đề phạm trù của triết học Mác – Lênin, chúng tôi xin đơn cử:
- Dương Văn Thịnh: “Tìm hiểu tư tưởng của F. Enghen về phạm trù vật
chất trong “biện chứng của tự nhiên”.
- Hồ Văn Thông: “Một số vấn đề về phạm trù thực hiện.

8
- Nguyễn Đăng Tấn: “Tìm hiểu tư tưởng của Enghen về ngẫu nhiên và
tất nhiên trong “Biện chứng của tự nhiên”.
- Vương Thị Bích Thu: “Lý luận về tất yếu và tự do trong triết học của
Mác – Enghen”.
- Phạm Văn Đức: “Những đặc trưng cơ bản của phạm trù quy luật”.
- Nguyễn Ngọc Hà: “Cái riêng và cái chung – một số vấn đề cần quan
tâm”.
- Bùi Thanh Quất và Nguyễn Ngọc Hà: “Khái niệm với tính cách là
một vấn đề triết học”, v.v
Ngoài những chuyên luạn như đã nêu trên, vấn đề phạm trù của triết
học Mác – Lênin còn được đề cập đến theo những khía cạnh khác nhau trong
các baì viết của các tác giả như: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Hữu Vui,
Nguyễn Cảnh Hồ, Lai Văn Toàn, Vũ Văn Viên, Phạm Thị Ngọc Trầm, v.v
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu có phần khởi sắc và hứa hẹn, song vẫn còn
không ít vấn đề còn để ngỏ.
Về vấn đề vai trò của các phạm trù của phép biện chứng duy vật đối với
đổi mới tư duy lý luận cũng được để cập trong hàng loạt sách báo, tạp chí: tạo
chí triết học, tạp chí cộng sản, tạp chí nghiên cứu lý luận, v.v. Đáng chú ý là
các bài viết của các nhà nghiên cứu như .
- Trần Hữu Tiến: “Đổi mới tư duy lý luận- Vấn đề bách hiện nay”.
- Lê Thi: “Tư duy triết học và đổi mới tư duy”.

- Nguyễn Trọng Chuẩn: “phép biện chứng duy vật với tính cách là lôgíc
học và phương pháp luận của nhận thức khoa học hiện đại”.
- Dương Phú Hiệp: “Chủ nghĩa xã hội cần được nhận thức lại”.
- Ngô Đình Xây: “Vài nét về thực trạng tư duy lý luận hiện nay ở nước ta”.

9
- Tô Duy Hợp: “Phương pháp tư duy chủ nghĩa xã hội không qua chủ
nghĩa tư bản: tư tưởng của Lênin và kinh nghiệm Việt Nam”.
Xuất phát từ yêu cầu góp phần đáp ứng tính cấp thiết của đề tài, tiếp
thu có chọn lọc những thành quả của các công trình như đã kể trên, tác giả
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Những nguyên tắc của triết học Mác – Lênin về
xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó trong công cuộc
đổi mới tư duy lý luận ở nước ta”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
- Mục đích của luận văn là trình bày một cách có hệ thống những
nguyên tắc của triết học Mác – Lênin về xây dựng phạm trù. Qua đó góp phần
làm rõ phần nào vấn đề luận về phạm trù trong triết học, khẳng định sức mạnh
lý luận và thực tiễn của các phạm trù triết học Mác – Lênin.
- Với mục đích trên, luận văn cần giải quyết 2 nhiệm vụ sau:
+ Trình bày nội dung cơ bản của những nguyên tắc của triết học Mác –
Lênin trong việc xây dựng phạm trù.
+ Xem xét khả năng vận dụng các nguyên tắc của triết học Mác – Lênin
về xây dựng phạm trù vào việc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta, đặc biệt là
đối với việc nhận thức một số phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử trước và
sau đổi mới, từ đó đề xuất một số ý kiến xung quanh vấn đề đang nghiên cứu.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
+ Luận văn dựa trên những quan điểm về phạm trù của các nhà kinh
điển Mác – Lênin in trong C. Mác và Ph. Anghen toàn tập; V.I.Lênin toàn tập
(tiếng Việt).


10
+ Quan điểm của các nhà nghiên cứu mác – xít (Xô - viết, Trung Quốc,
Việt Nam) viết về phạm trù.
+ Các Văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề đổi
mớitư duy lý luận ở nước ta.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận
dụng các phương pháp của triết học Mác – Lênin như:
+ Phương pháp biệnchứng và các nguyên tắc của nó.
+ Phương pháp thống nhất giữa Logic và lịch sử, giữa phân tích và tổng
hợp, giữa quy nạp và diễn dịch.
+ Phương pháp so sánh, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể,v.v
5. Cái mới của các luận văn.
Tác giả luận văn cố gắng trình bày một có hệ thống các nguyên tắc của
triết học Mác – Lênin về xây dựng phạm trù. Xem xét khả năng vận dụng
chúng vào việc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta hiện nay.
6. Ý thức lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Trên quan điểm thống nhất giữa Lôgíc và lịch sử, giữa lý luận và thực
tiễn, tác giả làm sáng tỏ quan niệm của các nhà kinh điển Mác – Lênin về
phạm trù. Từ đó góp thêm tiếng nói khẳng định bản chất khoa học – cách
mạng của triết học Mác – Lênin.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng
dạy môn lịch sử triết học, môn triết học Mác – Lênin.
7. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 phần chính.
- Phần mở đầu
- Phần nội dung với 2 chương , 4 tiết

11
- Phần kết luận.


12
Chương 1.
PHẠM TRÙ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TRIẾT HỌC
MÁC – LÊNIN VỀ XÂY DỰNG PHẠM TRÙ

1.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về phạm trù.
1.1.1. phạm trù – sản phẩm, điểm nút, nấc thang của nhận thức.
Phạm trù là gì?
Trong “Từ điển triết học” (Rodentan) chủ biên, “Phạm trù” được định
nghĩa như sau: “Phạm trù là những khái niệm cơ bản phản ánh những đặc
tính, những mặt, những quan hệ căn bản nhất và chung nhất của các hiện
tượng của hiện thực và nhận thức. Phạm trù hình thành trong quá trình phát
triển lịch sử của nhận thức trên cơ sở thực tiễn xã hội. Chúng cho phép con
người nhận thực sâu sắc cái thế giới quanh mình” [92,429].
Ngãi Tư Kỳ – nhà triết học mác – xít Trung Quốc, trong cuốn “Cương
yếu chủ nghĩa duy vật biện chứng” viết: “Phạm trù là những hình thức tư duy
mà người ta dùng để phản ánh những tính chất và liên hệ phổ biéen nào đó
của sự vật khách quan. Nội dung mà phạm trù phản ánh là những cái vốn có
sẵn trong bản thân sự vật khách quan Những nội dung đó quyết không phải là
những cái tự nảy ra một cách chủ quan trong hoạt động tư duy của con người‟
[ 51,329].
Trong “Giáo trình triết học Mác – Lênin” do hội đồng Trung ương biên
soạn, xuất bản năm 1999, phạm trù được định nghĩa: “Phạm trù là khái niệm
rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung,
cơ bản nhất của sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định”
[31,233].

13
Tuy diễn đạt khác nhau, song các định nghĩa trên đều cho thấy: 1)
Phạm trù là những khái niệm, nhưng không phải khái niệm nào cũng là phạm

trù, mà chỉ có những khái niệm chung – cơ bản – có ngoại diên rộng, mới là
phạm trù; 2) Phạm trù phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên
hệ chung, bản chất của thế giới. Với hai tính chất cơ bản như đã nêu trên của
phạm trù đủ để khẳng định phạm trù là phương tiện, công cụ quan trọng để
thiết lập đủ để khẳng định phạm trù là phương tiện, công cụ quan trọng đã
thiết lập hệ thống tri thức khoa học. Luận điểm nổi tiếng sau đây của Lênin đa
nói rõ đếu đó: “Trước con người có màng lưới những hiện tượng tự nhiên.
Con người bản năng, người man rợ, không tự tách khỏi giới tự nhiên. Người
có ý thức tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù tách khỏi giới tự nhiên
tự nhiên. Người có ý thức tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những
giai đoạn của sự tách rời đó, tức là của sự nhận thức thế giới, chúng là những
điểm nút của màng lưới, giúp chúng ta nhận thức và nắm vững được mạng
lưới, giúp chúng ta nhận thức và nắm vững được màng lưới” [56,102].
Bất cứ một ngành khoa học cụ thể nào cũng có hệ thống phạm trù riêng
của mình. Ví dụ, trong Vật lý học có các phạm trù như khối lượng, năng
lượng, nguyên tử, điện tử, ánh sáng, v.v sinh vật học nghiên cứu các phạm trù
cơ bản như đồng hóa, dị hoá, di truyền, biến dị, giống, loài v.v. Kinh tế chính
trị đề cập đến các phạm trù: hàng hoá, lao động, giá trị, giá cả, tiền tệ, tư
bản.v.v. Mỹ học chú trọng việc nghiên cứu: cái đẹp, cái bi kịch, cái hài kịch,
cái cao thượng, v.v.
Xét cả về phương diện ngoại diên lẫn nội hàm, chúng ta thấy phạm trù
triết học khác về căn bản so với phạm trù của các khoa học cụ thể. Sự khác
biệt đó thể hiện:
- Phạm trù trong các khoa học cụ thể chỉ khái quát một khía cạnh, một
mặt nhất định nào đó tương đối hẹp của hiện thực khách quan. Ví dụ, trong

14
kinh tế chính trị, phạm trù hàng hoá chỉ phản ánh những vật phẩm được đem
trao đổi, mua bán trên thị trường, còn nếu các vật phẩm đó sản xuất ra nhằm
để tiêu dùng thì không phải là hàng hoá. Trong sinh vật học, đồng hoá và dị

hoá dùng để chỉ các quá trình diễn ra trong giới hữu cơ mà thôi, còn đối với
giới hữu cơ mà thôi, còn đối với giới vô cơ thì không có các quá trình đó.
Đối với các phạm trù triết học thì hoàn toàn khác, chúng mang tính phổ
quát, tất yếu và phản ánh thế giới hiện thực trên một diện rộng, bao quát. Ví
dụ bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất cũng đều có chất
và lượng, đều chứa đựng một nội dung nhất định và tồn tại thông qua hình
thức nào đó. Chúng luôn bao hàm trong mình những mâu thuẫn, và chính các
mâu thuẫn đó xác định động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Sự
vận động của chúng chịu sự tồn tại của chúng chính là hiện thực, trong lòng
hiện thực đó tiềm ẩn, hàm chứa các khả năng, v.v.
- Phạm trù của các khoa học cụ thể chỉ khái quát, phản ánh những mối
liên hệ cụ thể của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ, các phạm t rù nguyên tử, hạt –
sóng của vật lý học cho chúng ta biết về tính chất và cấu trúc của vật chất.
Còn phạm trù triết học thì khác hẳn. Các phạm trù như bản chất và hiện
tượng, tất yếu và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực,
v.v là vật, hiện tượng. Chính vì thế chúng đóng vai trò cơ sở phương pháp
luận cho nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Nói cách khác, các phạm
trù triết học là những phạm trù chung, bao quát mà bất cứ ngành khoa học cụ
thể nào cũng phải đụng chạm đến khi giải quyết các vấn đề riêng của mình.
Lấy phạm trù nhân quả làm thí dụ, chúng ta thấy mọi khoa học thuộc lĩnh vực
tự nhiên, xã hội hay tư duy đều liên quan đến luật nhân quả.
Tóm lại, các phạm trù triết học thực chất là các phạm trù của phương
pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu, chúng có ý nghĩa thế giới quan và
phương pháp luận đối với việc nhận thức và hoạt động thực tiễn, đối với mọi

15
khoa học cụ thể khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu của mình. Chúng đồng thời
là các phạm trù của logic, là hình thức tư duy logic, vì tư duy phản ánh hiện
thực và biểu hiện mối quan hệ hiện thực của thế giới. Bởi vậy, mọi khoa học
nói chung và triết học nói riêng khi muốn nói riêng khi muốn xây dựng hệ

thống tri thức của mình, trước hết cần phải có một hệ thống phạm trù.
Phạm trù với tư cách là sản phẩm của quá trình nhận thức.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, phạm trù là kết quả, là sản
phẩm quá trình nhận thức của con người. Bởi vậy, muốn tiếp cận đúng vấn đề
các nguyên tắc xây dựng phạm trù, trước hết chúng ta phải bắt đầu tư việc tìm
hiểu bản chất của quá trình nhận thức và vai trò của nó trong việc sáng tạo
nên phạm trù.
Nhận thức là một quá trình phức tạp, nó bắt đầu từ việc xem xét hiện
thực một cách sinh động, trực tiếp và hơn nữa sự xem xét đó không phải là
tiêu cực, thụ động, mà loà tích cực, sáng tạo, được tiến hành trên cơ sở hoạt
động thực tiễn. Nhận thức khoa học bao giờ cũng hàm chứa tính biện chứng,
trong ý thức những khách thể nhận thức của con người dưới dạng ý niệm và
biểu tượng. Ở đây hoạt động thực tiễn đóng vai trò quyết định.
Luận điểm sau đây của Lênin trong “Bút ký triết học” đã khắc hoạ một
cách cô đọng bản chất của nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng
của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan” [56,179].
Theo quan điểm đó thì nhận thức là một quá trình biện chứng, diễn ra qua hai
giai đoạn: nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư
duy trừu tượng). Chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng giai đoạn cụ thể từ đó có
thể rút ra kết luận về bản chất cuả nhận thức và vai trò của nó trong việc giúp
con người sáng tạo nên các phạm trù.

16
- Nhận thức cảm tính đó là khái niệm phản ánh trình độ đầu tiên của
quá trình nhận thức do sự tác động trực tiếp của các khách thể nhận thức lên
các giác quan của con người như thính giác, thị giác, xúc giác v.v. Nó được
thể hiện dưới ba nấc thang cơ bản sau đây: Cảm giác, tri giác, biểu hiện.
Nhận thức bắt đầu từ cảm giác. Cảm giác là một trong những năng lực,
đặc tính của thế giới động vật. Năng lực đó gắn liền một cách trực tiếp với tác

động của thế giới bên ngoài, cảm giá là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Tuy nhiên cảm giác chỉ phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài
của sự vât, mà chưa đem đến một tri thức đầy đủ, tổng quát. Muốn nhận thức
đối tượng một cách rõ hơn thì cần đến tri giác.
Tri giác là sự tổng nhiều cảm giác, nó đem lại cho con người sự hiểu
biết hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn về đổi tượng. Tri giác nảy sinh trên cơ sở các
cảm giác, là sự phối hợp bổ sung lẫn nhau của nhiều cảm giác. Nhưng tri thức
mà on người nhận biết được qua tri giác vẫn chưa phải là tri thức dầy đủ, bởi
vậy, nhận thức cần thiết một hình thức cao hơn là biểu tượng.
Biểu tượng là hình ảnh, đặc tính, màu sắc của đối tượng được lưu giữ
bằng trí nhớ và được tái hiện lại trong đầu óc con người, khi đối tượng đó
không còn nằm trong tầm cảm giác, tri giác trực tiếp nữa. Biểu tượng thể hiện
năng lực ghi nhận lưu giữ, tái hiện thôngtin của bộ óc con người. Chính
những thông tin này là những dữ liệu, căn cứ làm tiền đề cơ bản cho việc hình
thành các khái niệm, phạm trù.
Tóm lại, nhận thức cảm tính có thể cung cấp những hiểu biết ban đầu
về đối tượng nhận thức, nhưng những hiểu biết đó mới chỉ dừng lại ở những
liên hệ bề ngoài của đối tượng. Trong hình ảnh trực quan cảm tính bề ngoài
về đối tượng người ta chưa thể phân biệt được cái bản chất và cái không bản
chất, cái tất nhiên và ngẫu nhiên, tính phổ biến và cá biệt.

17
Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải nắm bắt được bản chất của
đối tượng trong tính tất yếu và tính quy luật của nó. Do đó, nhận thức cảm
tính chỉ là bước đầu trong quá trình phức tạp của nhận thức. Để tìm hiểu đúng
đắn các tư liệu mà giác quan cung cấp cho ta và phát hiện ra tính tất yếu, cái
bản chất có tính quy luật ở đằng sau hiện tượng bề ngoài có tính ngẫu nhiên
thì nhận thức phải tiếp tục quá trình của mình - đó là sự trừu tượng hoá, khái
quát hoá hay là nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính có được nhờ sự hoạt động của tư duy trừu tượng, nó

gồm ba hình thức: Khái niệm, phán đoán, suy luận.
Khái niệm pảh ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến
của một lớp các sự vật, hiện tượng nào đó. Khái niệm là những dữ liệu cơ bản
để tạo thành nội dung của ý thức, tư duy con người, là những phương tiện để
con người có thể trao đổi thông tin với nhau. Nếu chúng ta hình tượng hoá hệ
thống tri thức khoa học của nhân loại như một toà lâu đài lớn thì khái niệm
đóng vai trò như là viên gạch xây nên lâu đài đó, và như đã nói, những kái
niệm chung, cơ bản, chính là phạm trù.
Phán đoán là sự liên kết các khái niệm tạo thành một mệnh đề có cấu
trúc ngôn ngữ chặt chẽ nhằm khẳng định hay phủ định một thuộc tính hay
mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Phán đoán giúp chúng ta nhận
biết về một đặc tính, một phương diện nào đó của đối tượng. Sự liên kết giữa
các phán đoán sẽ tạo nên suy luận.
Suy luận phản ánh quá trình vận động của tư duy đi từ những cái đã
biết đến việc nhận thức những cái chưa biết một cách gián tiếp. Nếu chúng ta
xuất phát từ những tri thức đúng và tiến hành theo một quy tắc logic chặt chẽ,
suy luận sẽ đưa lại cho chúng ta tri thức đúng và ngược lại. Suy luận là đậc
trưng của tư duy, nó tồn tại dưới hai dạng cơ bản là quy nạp va diễn dịch.

18
Như vậy nhận thức lý tính là nấc thang cao của quá trình nhận thức
được hình thành trên cơ sở tri thức cảm tính. Kết quả của nhận thức lý tính
được thể hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyênlý, v.v
chúng là những trừu tượng khoa học phản ánh các mặt, các mối liên hệ bản
chất, tất yếu của thế giới hiện thực.
Trong tác phẩm “Bút ký triết học”, khi bàn về bản chất của nhận thức
và cơ chế hình thành khái niệm, phạm trù, quy luật, Lênin viết: “nhận thức là
sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người. Nhưng đó không phải là sự phản ánh
đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh, mà là một quá trình cả một chuỗi những sự
trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật etc – và

chính các khái niệm, quy luật này etc (tư duy, khoa học = “ý niệm logic”) bao
quát một cách có điều kiện, gần đúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên
vĩnh viễn vận động và phát triển .
Ở đây, thật sự và về khách quan có ba vế: 1) giới tự nhiên; 2) nhận thức
của con người = bộ óc con người (với tư cách là sản phẩm cao nhất của giới
tự nhiên đó) và 3) hình thức của sự phản ánh giới tự nhiên trong nhận thức
này chính là những khái niệm, những quy luật, những phạm trù etc. Con
người không thể không nắm được bằng phản ánh bằng miêu tả toàn bộ giới tự
nhiên một cách đầy đủ “tính chỉnh thể trực tiếp” của nó, con người chỉ có thể
đi gần mãi đến đó, bằng cách tạo ra những trừu tượng, con người chỉ có thể đi
gần mãi đến đó, bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những
quy luật, một bức tranh khoa học về thế giới, v.v ” [56,193].
Trong luận điểm đã nêu trên của Lênin, các khái niệm, phạm trù chính
là sản phẩm của bộ óc con người, la hình thức phản ánh giới hiện thực một
cách khái quát, trừu tượng. Ông cũng nhấn mạnh rằng chính các khái niệm,
phạm trù với tư cách là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan, đó không
phải là bản sao đơn giản mà là quá trình biện chứng phức tạp của nhận thức,

19
điều đó thể hiện ở chỗ: 1) Tư duy lý tính con người thường không thể bao
quát hết bản chất của đối tượng, không theo sát một cách đầy đủ toàn bộ quá
trình phát triển của nó, mà chỉ “có thể đi gần đến nó”, chỉ tiếp cận được một
số đặc điểm nào đó của nó. Vì vậy, nếu không hiểu được tính chất này của
nhận thức thì rất dễ rơi vào quan điểm siêu hình hoặc bất khả tri luận; 2)
không hiểu đúng bản chất hiện chứng của quá trình nhận thức có thể sa vào
quan điểm duy tâm, tuyệt đối hoá vai trò của khái niệm, phạm trù – coi chúng
như là sản phẩn sáng tạo thuần tuý của tư duy, quy luật sự vật động, phát triển
của thế giới. Điều này đã được Enghen lưu ý trong “Chống Duyrinh” và
Lênin tiếp tục nhấn mạnh trong “Bút ký triết học”.
Tuy nhiên, quá trình khái quát thực tiễn để tạo nên các khái niệm, phạm

trù là cả một giai đoạn phức tạp, lâu dài tuân thủ theo nguyên tắc thống nhất
giữa logic và lịch sử. Nói cách khác, thứ tự xuất hiện các phạm trù trong hệ
thống phạm trù mà hiện nay triết học và các khoa học đang có là thứ tự có
tính logic, tính quy luật phát triển nội tại của tư duy nhân loại. Vậy bản chất
của quy luật đó là gì? chúng ta hãy cùng nhau tiếp cận vấn đề dựa trên luận
điểm nổi tiếng sau đây của Lênin: “Trước con người có màng lưới những hiện
tượng tự nhiên. Con người bản năng, người man rợ, không tự tách khỏi giới
tự nhiên. Người có ý thức tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những
giai đoạn của sự tách rời đó, tức là của sự nhận thức thế giới, chúng là những
điểm nút của màng lưới, giúp chúng ta nhận thức và nắm vững được màng
lưới” [56,102].
Các phạm trù là những điểm nút, những nấc thang của quá trình
nhận thức.
Luận điểm nêu trên của Lênin thực ra không phải mới, nó đã được
Hegen đề cập tới trong “Khoa học logic” Hêghen cho rằng, giữa lịch sử phát
triển của tư duy (lịch sử triết học) và lịch sử hiện thực có những điểm tương

20
đồng. “Bước đầu tiên trong khoa học – Hêghen viết – cần phải thể hiện mình
là cái đầu tiên về phương diện lịch sử” [dẫn đến 144,203]. Mệnh đề này của
Hêghen là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho nguyên tắc thống nhất giữa
logic và lịch sử, nguyên tắc mà Mác vận dụng một cách sáng tạo xuyên suốt
toàn bộ cuốn “tư bản”. Enghen đánh giá cao quan điểm này của Hêghen, ông
coi đó là một phương pháp cơ bản khi tiếp cận vấn đề lịch sử triết học, trong
đó chủ yếu là việc khảo sát quá trình xuất hiện của các phạm trù. Trong bài
báo “Các Mác, góp phần phê phán khoa kinh tế – chính trị” Enghen viết:
“Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó và sự vận
động tiếp tục cảu nó chẳng qua chỉ là sự phản ánh đã được uốn nắn lại, nhưng
uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung
cấp” [67,134].

Vận dụng phương pháp thống nhất giữa logic và lịch sử vào việc
nghiên cứu vấn đề phạm trù, chúng ta thấy Lênin đề cập đến hai phương diện
cơ bản: 1) Phạm trù chỉ xuất hiện khi tư duy trừu tượng của con người đã phát
triển đến một trình độ nhất định cho phép nó có thể tự tách mình ra khỏi thế
giới tự nhiên, trở thành một chủ thể nhận thức độc lập, đối lập với giới tự
nhiên, coi giới tự nhiên như một đối tượng nhận thức. Khi được con người
sáng tạo ra, các phạm trù đóng vai trò như những điển nút, giúp con người có
thể nhận thức màng lưới các hiện tượng phong phú, đa dạng của thế giới tự
nhiên. Nói cách khác, vấn đề xuất hiện các phạm trù có liên quan đến mối
quan hệ giữa: chủ thể và khách thể, tư duy và tồn tại, thực tiễn và lý luận, tất
yếu và tự do. 2) Thứ tự xuất hiện của các phạm trù trong lịch sử triết học phản
ánh tiến trình vận động của tư duy luật tất yếu khách quan. Với nghĩa đó, mỗi
phạm trù đóng vai trò như một nấc thang của tiến trình nhận thức. Dưới đây
chúng ta cố gắng phân tích vấn đề trên hai phương diện đó.

21
Sự hình thành tư duy trừu tượng ở con người là bước đột phá lớn tạo
khả năng cho nó có thể thiết lập nên các khái niệm, phạm trù.
Trong cuốn “Sự hình thành tư duy trừu tượng trong những giai đoạn
phát triển đầu tiên của loài người” S. Sepiếckin đã phân tích cho chúng ta
thấy rằng: “Về phương diện lịch sử, tư duy phát triển từ những hình thức cụ
thể, xác thực và hình ảnh đến những hình thức ngày càng trừu tượng. Quá
trình nhận thức thông thường mà mỗi người đều trải qua từ tri giác sinh động
đến tư duy trừu tượng, quá trình đó hầu như là sự lặp lại quy luật phát triển
lịch sử củatư duy. Ở những trình độ phát triển đầu tiên của con người, lao
động trí óc chưa tách thành một hình thức hoạt động tương đối độc lập. Sơ
thuỷ, tư duy trực tiếp kết hợp với hoạt động vật chất của con người và với sự
truyền đạt vật chất giữa họ - đó là tiếng nói của đời sống thực tế” [98,20]. Các
tư liệu khảo cứu về đời sống của con người nguyên thuỷ đã cho ta biết rằng,
con người thượng cổ chưa tách khỏi màng lưới phức tạp của tự nhiên - đó là

do trình độ thấp kém của sản xuất và đời sống, sự non yếu, ngây thơ về nhận
thức.
Khái niệm và phạm trù không phải là kết quả của tư duy thuần tuý,
chúng còn là kết quả hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo
giới tự nhiên để phục vụ mục đích mưu sinh của mình. Những điểm nút mà
Lênin đề cập tới vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa lý luận.
Nếu thực tiễn của con người càng phong phú, đa dạng, sâu sắc và hoàn
thiện thì con người càng có khẳ năng phát triển, vạch rõ mối liên hệ bản chất
của các sự vật, hiện tượng, do dó càng có nhiều khả năng thiết lập những khái
niệm, phạm trù mới có ngoại diện rộng hơn, nội hàm sâu hơn so với những
khái niệm, phạm trù mà con người đã có - đó chính là ý nghĩa thực tiễn của
vấn đề. Ý nghĩa lý luận thể hiện ở chỗ, các phạm trù là chỗ dựa, là công cụ và
phương tiện của nhận thức. Nhờ có chúng mà con người có thể tiếp cạn và

22
nhận thức thế giới một cách gián tiếp, bao quát được các sự vật, hiện tượng đa
dạng phong phú của thế giới . Do vậy con người mới nhận thức được bản chất
của đối tượng trong sự vận động không ngừng của chúng. Với nghĩa như vậy,
Lênin cho rằng muốn nhận thức được sự vật thì phải làm “chết cứng cái đang
sống” [65,275] – sự xuất hiện của các phạm trù chính là thời điểm con người
làm “chết cứng cái đang sống”.
Trở lại vấn đề đã nêu trên, chúng ta thấy những người nguyên thuỷ
bước đầu tiên trên con đường chinh phục tự nhiên, họ nhận thức thế giới bàng
cảm tính nhiều hơn là tư duy trừu tượng. Con người trong các thế hệ sau dần
dần tách khỏi giới tự nhiên, không phục tùng nó một cách mù quáng, không
thích ứng với nó một cách bản năng – tất yếu, mà tích cực chủ động nhận thức
giới tự nhiên, bắt nó phục vụ các mục đích mưu sinh của mình một cách tự
do. Nhưng để nắm bắt được quy luât vận động và bản chất của giới tự nhiên,
như đã nói, con người cần phải được trang bị bằng một hệ thống các phạm
trù. Theo nghĩa như vậy, Lênin nói rằng phạm trù thực ra là những trình độ

tách rời hay là trình độ nhận thức thế giới, chúng là những điểm nút trong
màng lưới trừu tượng mà con người bao phủ lên thế giới để nhận thức màng
lưới hiện thực của thế giới, tức các sự vật, hiện tượng đang diễn ra một cách
sinh động trong thực tế.
Ví dụ, nhờ nắm bắt được quy luật sinh thành và bản chất của “lửa” mà
con người có thể sử dụng nó vào việc nấu chín thức ăn, sưởi ấm lúc giá rét,
đốt nương làm rẫy, tiếp đến là dùng lửa để đúc rèn kim loại, chế tạo ra các
công cụ lao động.Từ đó lửa mất đi tính huyền thoại và vai trò bái vật giáo
(totemism) của nó để trở thành một yếu tố cần thiết cho cuộc sống. Việc nhận
thức và vận dụng yếu tố “nước” cũng diễn ra tương tự như vậy. Khi con
người đã biết đắp đạp khai mương thì các huyền thoại như “Sơn tinh thuỷ
tinh” cũng lui vào dĩ vãng, thay vào đó là nhà máy thuỷ điện, các hồ chứa

23
nước nhân tạo. Kể từ khi tư duy trừu tượng của con người phát triển đi sâu
khám phá bản chất của vật chất, phát hiện ra cấu t rúc dưới nguyên tử của nó,
tạo nên các khoa học như “Cơ học lương tử”, “Sinh học phân tử” tiếp đến là
công nghệ Nano.
Những ví dụ nêu trên đủ cơ sở để chứng minh rằng, bất cứ một bí mật
nào của giới tự nhiên, con người cũng có thể đủ sức khám phá nếu có còn
được trang bị bàng tư duy trừu tượng mà biểu hiện cụ thể là các khái niệm,
phạm trù. Theo nguyên tắc “Chân lý là một quá trình” loài người sẽ gỡ dần
những mắt lưới của màng lưới giới tự nhiên để đi sâu khám phá nó, từ đó đề
xuất nhữmg phương án và thái độ ứng xử với tự nhiên một cách hợp lý hơn,
mở ra một kỷ nguyên mới – trí quyển, như nhà khoa học nổi tiếng người Nga
là Vermatxki (1863-1945) đã có dịp nói tới.
Thứ tự xuất hiện các phạm trù trong hệ thống chung của phạm trù phản
ánh tiến trình vận động của tư duy nhân loại.
Sự xuất hiện của bất cứ phạm trù nào trong hệ thống chung của phạm
trù không phải ngẫu nhiên ma là tất yếu. Bởi nhận thức trong khi xâm nhập

ngày càng sâu vào thế giới hiện tượng đã vạch ra những mặt, những yếu tố
mới,. những mặt và những yếu tố mới đó không thể thêm vào ngoại diên và
bổ sung vào nội hàm của những phạm trù cũ hiện có mà buộc con người phải
tạo nên những phạm trù mới để biểu hiện và xác định chúng, làm cho chi
thức nhân loại trở nên phong phú hơn. Chính vì thế, sau khi xuất hiện, bất cứ
phạm trù mới nào cũng đều ở trong mối quan hệ tất yếu với những phạm trù
hiện có, các phạm trù mới đó đồng thời cũng chiếm một vị trí nhất định trong
hệ thống chung của phạm trù.
Vấn đề hệ thống phạm trù, vị trí của mỗi phạm trù trong hệ thống đó là
một vấn đề quan trọng khí tiếp cận vấn đề phạm trù trong triết học Mác –
Lênin.

×