Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.16 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC (ỈIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỤC XÃ HỘI VÀ NHẢN VĂN
LƯ Ơ N G M IN H H Ạ N H
Tư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH
VỀ ĐẢNG CẦM QUYỂN
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHÚNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH s ử
M Ã SỐ 5.01.02
L U Ậ N V Ẫ N T H Ạ C SỸ T R IẾ T H Ọ C
Người hướng dẩn khoa học: P(ỈS Bùi Thanh Quất
HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC
Lời nói đâu Trang
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tinh hình nghiên cứu đe tài 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6
8. Kết cấu của luận vãn 6
('hương 1. Cơ sở lý luận và thực tiền hình thành tư tưững
Hổ Chí Minh vè Đảng cầm quvền.
1.1. Quan điểm của chú nghĩa Mác - Lènin về Đảng cộng sản 7
1.1.1 Quan điểm của c. Mác và Ph. Ảng ghen 7
1.1.2. Quan điểm của V.I. Lênin 14
1.2. Thực tiễn cách mạng Việt Nam, thế giới cuối thế kỷ XIX 22
đầu thê ký XX đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
Đảng cầm quyền
1.2.1. Thụt' tiền đáu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam 22
cuối thê kỷ XIX đầu thế ký XX


1.2.2. Thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của nhân ciân thê giới 28
cuối thê ký XIX - đầu thế kỷ XX
Chương 2. Một sô nội dung cơ bản về Đảng cầm quyền trong 37
tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Tính tất yếu phái có Đảng cộng sản cầm quyền lãnh đạo 37
cách mạng Việt Nam
2.2. Đáng cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhân dân xây dựng 50
Nhà nước cùa dân do dân và vì dân
2.3. Đoi mới chinh đôn Đáng trong điều kiện Đáng cầm quyền. 57
Chương3. Vận dụng tư tướng Hổ Chí Minh vé Đáng cầm quvén
trong thời kỳ đổi mới
3.1. Tãng cường sự lãnh đạo của Đàng là nhân tô thành công
của cách tnạng Việt Nam
3.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đáng đỏi với Nhà
nước và xã hội
3.3. Nâng cao sức nãng lực và chiến đâu của Đáng trong thời
kỳ đổi mới
Ket luận
I>dnh mục tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẨU
1. LÝ DO CHỌN ĐÊ TÀI
Giú tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đáng
cộng sán Việt Nam. Tên tuổi của Người luôn gán với sự nghiệp cách mạng cúa
Đáng, với vận mệnh của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn thô
dân tộc Việt Nam. Đi theo con đường của Người dã lựa chọn, Đảng và nhân dân ta
đã giành được những thắng lợi ngày càng to lớn trong công cuộc đâu tranh giành
độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chù tịch Hồ Chí Minh không những
chí là vị lãnh lụ thiên tài của dân tộc, một chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản
Quốc tế mà còn là danh nhân văn hoá của thế giới.
Từ kinh nghiệm lịch sử và những yêu cầu cấp bách trong sự nghiệp đổi mới

đát nưóe, Đáng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đáng ta lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tương Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tướng và kim chi nam cho hành
động” 112,127].
Chủ tịch Hổ Chí Minh đã đê lại cho chúng ta một di sản vỏ gía về tư
tương, đạo đức, lối sống; về phương thức lãnh đạo, tác phong công tác. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hổ Chí Minh thể
hiện ở rất nhiều lĩnh vực. trong đó tư tướng Hồ Chí Minh về Đảng cộng
sản, đặc biệt là trong giai đoạn Đảng cộng sản cầm quyền, lãnh đạo quá
trình xây dựng đất nước là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản
tư tưứng của Người về con đường cách mạng Việt Nam .
Chúng ta có thể thấy, tư tưởng về xây dựng Đáng cộng sản Việt Nam -
tổ chức chính trị đại diện cho lợi ích của của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của dân tộc - được thê hiện đậm nél trong nhiều bài nói, bài viết
của Hổ Chí Minh .
Vấn đề đặt ra là tại sao tư tưứng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
cộng sản trong sạch, vững mạnh đú sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam lại
đậm nét như vậy. Tư tưởng đó được hình thành trên những cơ sở nhũng tiền
đề lý luận và thực tiễn nào?. Việc khảo sát và nghiên cứu để tìm ra lời giải
đáp cho những câu hỏi đó không những góp phấn vào việc làm sáng tỏ hơn
3
tư tưởng Hổ Chí Minh vé Đáng cầm quyền mà còn có thê gợi mớ nhiéu vân
đề cho thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay.
Kinh nghiệm lịch sử thế giới đã cho thấy, hất kỳ một giai cấp nào
muôn làm cách mạng thành công đều phái tìm ra hoặc xây dựng cho mình
một hệ tư tưởng tiên tiến. Hệ tư tưởng đó vừa là cơ sơ định hướng cho các
chiến lược cách mạng vừa là vũ khí tinh thần của lực lưựng cách mạng. Đặc
hiệt, khi vũ khí tinh thần ấy được thâm nhập vào lực lượng quần chúng thì
nó cũng trở thành một lực lượng vật chất tham gia trực tiếp vào quá trình cải
tạo xã hội.

Với suy nghĩ và góc nhìn đó, tôi đã chọn “Tư tướng Hổ Chí Minh về
Đảng cầm quyền” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ Triết học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN cú u ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, đã
xuất hiện nhiều công trình, nhiều bài viết và nghiên cứu tư tướng Hồ Chí Minh trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vãn hoá, xã hội và con người. Trong sô đó,
cũng đã có một số công trình hàn đến tư tuởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và
vận dụng tư tưởng này vào thực tiễn đổi mới ớ nước ta hiện nay có thê kể tên một
số công trình sau:
- ‘Tư tướng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản” của PGS TS Mạch Quang Tháng -
Nhà xuâí bán chính trị Quốc gia 1995.
- “Nghiên cứu tư tuởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo Nhà nước” của Nguyền
Duy Gia, Trần Đình Huỳnh- Nhà xuâí bản Chính trị Quốc gia 19%.
- “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền” Trần Đình
Huỳnh ( chú biên) - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1996.
- “Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước” của Trần Đình Huỳnh - Nhà
xuất bản Hà Nội 2001.
- “Tư tưưng Hổ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đíing
trong điều kiện Đảng cầm quyến” PGS Lê Vãn Lý (chủ biên) - Nhà xuất
bản chính trị Quốc gia 2002.
- “Tư tướng Hồ Chí Minh vế Đang cầm quyền” của Trần Đình Huỳnh - Ngô
Kim Ngân - Nhà xuất bản Hà Nội 2(K)4.
4
Ngoài ra còn một sô hài viết của một sô tác già khác đề cập đến
tư tướng Hồ Chí Minh về Đáng cộng sán trong các tạp chí như: Tạp chí
Triết học, Tạp chí Cộng sán và một sô giáo trình phục vụ giảng dạy
môn học tư tướng Hổ Chí Minh.
Về mặt nội dung, các cổng trình nghiên cứu trên đã đi theo 3 xu
hướng cơ bản: Nghiên cứu tổng quát tư tướng Hồ Chí Minh về Đáng cộng
sán nói chung và Đúng cầm quyén nói riêng: nghiên cứu chuyên sâu về nội

dung và phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước; nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Đáng.
Về góc độ tiếp cận, hầu hết các công trình trên đều tiếp cận tư tưưng
Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền dưới góc độ các khoa học chuyên hiệt
như chính trị học, xây dựng Đáng. Mặt khác, tư tướng Hồ Chí Minh về
Đáng cầm quyền cũng đã được tiếp cận dưới góc độ của các khoa học liên
ngành như Hồ Chí Minh học, quán lý học
Trong công trình này, chúng tôi vẫn muôn một lần nữa đề cập tới tư
tướng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền nhưng dưới góc độ tiếp cận của
triết học - một góc độ vẫn còn mờ nếu không muôn nói là còn bỏ ngỏ trong
việc nghiên cứu tư tương Hổ Chí Minh vế Đảng cầm quyền.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ú u
Mục đích của luận văn là từ góc độ của triết học trình bày một cách
có hệ thống những tư tướng cơ hản của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
và chỉ ra ý nghĩa của những tư tưởng đỏ đôi với cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
Đê đạt được mục đích trên, luận vãn có những nhiệm vụ :
1. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng của Hồ Chí
Minh về Đảng cầm quyền.
2. Làm rõ một sô nội dung cơ bản trong tư tướng Người về Đáng cầm
quyến.
3. Chi ra sự vận dụng của tư tướng Hổ Chí Minh về Đáng cầm quyền
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ SỎ LÝ LUẬN VÀ PHI ONG PHÁP NGHIÊN cúu
Luận văn được triển khai nghiên cứu trên cơ sỏ quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin và Đáng cộng sản Việt Nam về chính Đảng cùa giai cáp
vô sán, luận văn cững kê thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình
đi trước về Đáng cầm quyền.
Luận văn được triển khai, nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc phưưng
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và của chú nghĩa duy vật lịch

sứ và một sô phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: Phương pháp phân
tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử. phương pháp hệ thống - cấu
trúc, phưcmg pháp đôi chiếu so sánh
5. ĐỐI TUỢNG Và phạm VI NGHIÊN c ú u CỦA LUẬN VĂN
Khái niệm "đáng cầm quyền” được xác định là một đáng phái chính
trị nấm quyền lực đê thông qua nhà nước quán lý xã hội. Vì vậy, khái
niệm “đảng cầm quyền” có ngoại diên khá rộng. Trong khuôn khổ luận
vãn, chúng tôi chi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sán
Việt Nam trong giai đoạn cầm quyền. Vì vậy, trong luận văn này chúng
tôi dùng khái niệm “ Đảng cầm quyền”.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần nghiên cứu và hộ thống hóa những nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền dưới góc độ tiếp cận
triết học.
7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỤC TIẺN CỦA LUẬN VĂN
Kết quả nghiên cứu của luân văn góp phần làm phong phú thêm những
nghiên cứu tư tướng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền và có thế là nguồn tài liệu
tham khảo cho việc giáng dạy, nghiên cứu và học tập môn tư tưỏng Hồ Chí Minh
trong các trường Đại học và Cao Đẳng.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VÃN
Ngoài phần mớ đầu, kêì luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương 8 tiết.
6
CHƯƠNG 1
CO SỎ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH Tư TƯỞNG
HỔ CHÍ MINH VỂ ĐẢNG CẨM QUYỂN
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊN1N VỀ ĐANG CỘNG SẢN
1.1.1. Quan điếm của CMác, PhĂngghen vê f)ảng cộng sấn
Khi nói đến quan điểm cua c. Mác, Ph Ảngghen về Đáng cộng sản
như là tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tướng Hồ Chí Minh về Đảng cầm

quyền, chúng tôi khảo sát quan điểm của c. Mác, Ph Ảngghen trên 3
phương diện:
Quan điểm của c. Mác, Ph Ángghen vé sứ mệnh lịch sử của giai
cáp vô sấn :
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở châu Âu vào cuối thê kỷ
XVIli đầu thê ký XIX đã đưa lại một nền sản xuất công nghiệp cơ khí và
cùng với nó là sự xuất hiện giai cấp vô sản - giai cấp khác hẳn với tất cả các
giai cấp bị nô dịch trước đây trong lịch sử. Cuộc cách mạng công nghiệp
diễn ra mạnh mẽ ở Anh, Pháp, Đức đã góp phần thúc đẩy chủ nghĩa tư
bán phát triển, đổng thời cũng làm bộc lộ một cách rõ nét những mâu thuẫn
nội tại của chủ nghĩa tư bản mà trước hết và chủ yếu là mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản .
Phong trào đấu tranh của công nhân dưới hình thức “công liên” đã ra
đời, phong trào này đã chịu ảnh hưởng của rất nhiều quan điểm của các nhà
khổng tướng đương thời như H. Xanh xi mông, s. Phuriê, R. Ôoen.
Vào những năm 30 - 40 của thế ký XIX phong trào đấu tranh của
giai cấp vô sản ngày càng phát triển mạnh mẽ, có thê kế tên một số phong
trào diễn ra trong thời kỳ này: Cuộc đấu tranh của công nhân dệt thành phố
Lyông (Pháp) năm 1831 và 1834. cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành
phố Xilêdi (Đức) năm 1844 và đính cao là phong trào Hiến chương ờ Anh
(1838 - 1848). Phong trào của giai cấp công nhân giai đoạn này tuy đã mờ
7
rộng về quy mỏ liên vùng, liên quốc gia nhưng về bản chất vẫn là những
cuộc đâu tranh tự phát.
Qua thực tiễn những phong trào đấu tranh tự phát của giai cấp vỏ sản
chòng lại các chú tư bản, c. Mác. Ph Ảngghen đã nhìn thây sức mạnh to lớn
ẩn chứa bên trong những con người lao động này. Với phát kiến vĩ đại về giá
trị thặng dư. C.Mác đã có cư sớ khoa học để khảng định sứ mệnh lịch sử thế
giới của giai cấp vô sản và tính tất yếu ra đời của nền chuyên chính vô sán.
Đốn đầu thế ký XIX, trôn cơ sở phát triển của kinh tế- xã hội. nói

theo cách của c. Mác chủ nghĩa cộng sán đã được tất cả các thê lực ở châu
Âu nhìn nhận là một thế lực và đã đến lúc những người cộng sản phái công
khai trình bầy trước toàn tế giới về những quan điểm, mục đích ý đồ của
mình. Trong tác phám “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” c. Mác, Ph
Ãngghen đã chứng minh một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử thế giới của
giai cấp vô sản - Sứ mệnh được quyết định không phái bới ý chí chủ quan
của giai cấp vô sản mà nó được quyết định bởi những yếu tố khách quan
của hình thái kinh tế - xã hội Tư bản chủ nghĩa:
Một là, do địa vị kinh tế xã hội của mình, giai cấp vô sản gắn liền với
nền đại công nghiệp, đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến.
“Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có
giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều
suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai
cấp vô sán lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”[5, 610].
Hai là, không giống với các giai cấp khác, giai cấp vô sán là giai
cấp không có tư liệu sản xuất, không có tài sản, phải bán sức lao động và
bị giai cấp sư sản bóc lột. cho nên không có gì ngãn cản họ tiến hành đến
cùng cuộc đâu tranh cách mạng đê xoá hò chủ nghĩa tư bản. Họ có tinh
thần cách mạng triệt để vì “trong cuộc cách mạng ấy. những người vố sản
chảng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được
cả thế giới” [5. 646],
8
Ba là. mục đích đâu tranh của giai cấp vô sản không chí dừng lại ở
việc đòi những lợi ích về kinh tế, chính trị và những quyổn tự do, dân sinh
tối thiếu, mà hơn thế họ đấu tranh de lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và thiết
lập chế độ xã hội mới. Cuộc đấu tranh của họ hoàn toàn phù hợp với quy
luật phát triển khách quan của xã hội, như c. Mác và Ph Ảngghen đã phân
tích một cách khoa học rằng “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thăng lợi của
giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”[5,613]. Lợi ích của giai cấp vô sản
thông nhất với lợi ích của toàn thê nhân dân lao dộng. Vì vậy, họ nhận được

sự đồng tình và úne hộ của đại đa số nhân dân lao động. Sự đổng tình và
ủng hộ này làm cho giai cấp vô sản trở thành đại biêu của tuyệt đại đa số
nhân dân lao động và có khả năng thực hiện khối liên minh, đoàn kết xung
quanh mình tất cả những người lao động bị áp bức đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới.
Vì lẽ đó, c. Mác, Ph Ăngghen khẳng định phong trào của giai cấp vô
sán là phong trào của đa số vì “lợi ích của đa số” và “trong các giai đoạn
khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn đại biểu cho lựi
ích của toàn bộ phong trào” [5, 44].
Đổng thời, C.Mác và Ph.Ảng ghen cũng đi đến kháng định giai cấp
vô sán chi có thê tự giải phóng mình nếu đổng thời và vĩnh viễn giải phóng
cho toàn xã hội và họ chỉ có thể giành chiến thấng nếu thực hiện liên minh
với các tầng lớp nhân dân lao động mà trong đó lực lượng cơ bán là giai cấp
nông dân.
Bôn là, do ra đời gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, nên
giai cấp vô sán là giai cấp có ý thức tổ chức và ký luật cao nhất so với các
giai cấp hị trị khác, giai cấp này có khả năng lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp
cách mạng.
Từ việc xác định vai trò lịch sử thê giới của giai cấp vô sán. qua tổng
kết thực tiễn phong trào đâu tranh của giai cấp này, C.Mác và Ph.Ãngghen
đã thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của những phong
trào đấu tranh lúc này là giai cấp vô sản chưa được tập hợp trong một tổ
9
chức và hoạt động chưa tuân theo một đường lối đâu tranh thông nhất.
Đồng thời, chính thực tiễn đấu tranh của giai cấp vô sản cũng dã làm náy
sinh một nhu cầu hức thiết phái có một tổ chức thông nhất chặt chẽ đê lãnh
đạo, phong trào phái có một lý luận tiên tiến soi đường, phái có một cương
lĩnh mang đấy đủ tính cách mạng và tính khoa học làm kim chỉ nam cho
hành động của quần chúng. Từ đó, các ông xác định sự cần thiết phái thành
lập một chính đáng cách mạng của giai cấp công nhân “Trong cuộc đấu

tranh của mình chống quyền lực liên hợp của các giai cấp hữu sán. giai cấp
công nhân chỉ khi được tổ chức thành một chính đảng độc lập đối đầu với
tất cả các chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập nên, thì mới có thê hành
động với tư cách là một giai cấp”[ 7, 203].
Cũng trong tác phẩm ‘Tuyên ngôn của Đáng cộng sản”, c. Mác và
Ph.Ảngghen đã chỉ rõ sức mạnh của giai cấp vô sản sẽ được nhân lên và họ chí
có thế thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng khi được tổ chức thành một chính
đảng riêng biệt, được lãnh đạo bới một chính đảng cách mạng - Đáng cộng sản.
Sự ra đời của Đảng cộng sản là yếu tố, điều kiện tâí yếu đam bảo cho giai cấp công
nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.
C.Mác và Ph.Ảngghen cũng thấy được nhiệm vụ của mình xây dựng
một lý luận cách mạng, giúp cho giai cấp vô sản toàn thế giới hiểu rõ sứ
mệnh lịch sử và mục đích đấu tranh của mình, đồng thời vạch ra những biện
pháp đấu tranh đê đạt được mục đích đó.
Sau này, V.I.Lênin đã đánh giá: “Công lao vĩ đại, có ý nghía lịch sử
toàn thê giới của C.Mác và Ph.Ảngghen là ở chỗ, hai ông đã vạch rõ cho
những người vô sản ở tất cả các nước thấy vai trò của họ, nhiệm vụ của họ,
sứ mệnh của họ là làm những người đầu tiên vùng lên đấu tranh cách mạng
chông tư bản, tập hợp xung quanh mình, trong cuộc đấu tranh này. tất cả
những người lao động và tất cả những người bị áp bức” [51.201-2021 và
“điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò
lịch sử thê giới của giai cấp vô sản là người xày dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa” [46, 1 ].
10
Khi chứng minh tính tất yếu của việc thành lập chính đáng của giai
cáp công nhân. C.Mác và Ph.Ãngghen cũng chi ra rằng nhiệm vụ đầu tiên
của Đảng cộng sản là xây dựng giai cấp vô sán thành giai cấp thòng trị.
giành lây dân chù, giành lấy chính quyền bàng con đường bạo lực. Sau đó.
Đáng cộng sán lãnh đạo giai cấp công nhân ớ mồi nước sử dụng quyền lực
chính trị của mình đê xây dựng một xã hội tự do, dân chủ; làm cho sức sản

xuất tăng trướng mạnh mẽ; cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới. Đổng
thời, sự lãnh đạo của Đáng cộng sản là điều kiện tiên quyết bảo đám cho
cách mạng xã hội chú nghĩa thu được tháng lợi và thực hiện mục đích cuối
cùng là xoá bỏ giai cấp.
Quan điếm của C.Mác và Ph.Ảngghen vé Đảng cộng sản.
Một là: Sự ra đời của Đáng cộng sản là một tất yếu khách quan, là
sán phẩm lịch sử tự nhiên của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản
và giai cấp tư sản. Đảng là một tổ chức chính trị, là tổ chức đại diện cho
quyền lợi, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng cộng
sản là lực lượng lãnh đạo giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh
lịch sử.
Hai là: Đảng cộng sản mang bản chất giai cấp vô sản, đứng trên lập
trường của giai cấp vô sản.
Ba là: c. Mác đã nêu lên những nguyên tắc để phân hiệt giữa Đảng
cộng sản và giai cấp vô sản. về mặt thực tiễn những người cộng sản là bộ
phận tiên tiến nhất, là bộ phận thúc đẩy phong trào tiến lên. về mặt lý luận,
Đáng cộng sản là đội tiên phong có tổ chức, toàn hộ đời sống và sự hoạt
động của Đáng cộng sản đều được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa xã hội khoa học. Nói cách khác, Chủ nghĩa xã hội khoa học là cơ sở
tư tướng của Đảng cộng sản.
Đáng cộng sán phải là một tổ chức chiến đấu cách mạng, nhằm mục
tiêu lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và thiết lập chuyên chính vô sản.
Mục đích trước tiên của Đảng cộng sản là lãnh đạo giai cấp vô sán và dân
tộc đấu tranh lật đổ sự thòng trị của giai cấp tư sản giành lấy chính quyền
11
VC tay mình. Đáng cộng sán phải trớ thành lực lượng đại diện cho dân tộc.
Mục đích cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản
Bốn là: Tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thê mà mỗi Đáng cộng
sán đề ra đường lòi chính trị phù hợp với hoàn cảnh cua nước mình.
Quan điếm của C.Mác và Ph.Ângghen vé:táy dựng Đáng

Do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ còn hạn chế. C.Mác và
Ph. Àng ghen chưa có điều kiện nghiên cứu để hình thành một học thuyết
hoàn chinh về xây dụng Đáng cộng sản. Nhưng trong khi nêu lẻn những quan
điểm về Đảng của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph. Áng ghen cũng đã đặt cơ
sở cho lý luận xây dựne Đảng cộng sản về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C.Mác và Ph. Ảng
ghen đã trình bày không những quan điểm lý luận chung về Đáng cộng sán
mà còn ncu rõ mục đích, nhiệm vụ của Đảng cộng sản, những cơ sờ lý luận
chung của chiến lược và sách lược đâu tranh cách mạng đây là một kiểu
mẫu quan trọng trong việc xây dựng Đảng về chính trị.
Về mặt tư tướng: Đảng cộng sản thể hiện lập trường quan điểm của
giai cấp công nhân, thảng thắn bác bỏ mọi tư tưởng chống đối với hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân, bóc trần những quan điểm lý luận sai trái của
giai cấp tư sản.
Về mặt tố chức: Đảng cộng sản thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ. Mặc dù lúc bấy giờ C.Mác và Ph. Ảng ghen chưa có một định nghĩa
nào như vậy, nhưng trong các vãn kiện của Đồng minh và của Quốc tế 1 do
C.Mác thảo ra đã nêu rõ mọi thành viên cúa Đồng minh đều tham gia vào việc
bầu cử các cơ quan lãnh đạo, vào việc dự thảo thống qua cương lĩnh và điểu lệ.
các cơ quan cấp dưới phải phục tùng các cơ quan cấp trên, thiểu sô phục tùng
đa sô. Việc phát huy dân chủ được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với
việc tôn trọng ký luật của Đáng cộng sản, một ký luật hắt buộc đối với tất cả
mọi đáng viên. Kinh nghiệm của của Đóng minh nhữtiỊị ngKíri cộng sản và đặc
biệt là của Quốc tế 1 đã cho thấy rõ rằng, việc chấp hành đầy đủ nguyên tắc tập
12
trung dán chú là điều kiện vô cùng quan trọng đc đám bảo sức chiến đâu đè
Dáng cộng sán thực hiện vai trò lãnh đạo của mình.
C.Mác và Ph.Ảngghen đã luôn luôn đấu tranh để củng cô thõng nhất
các đội ngũ của các tổ chức vô sản về tư tưởng và tổ chức, kiên quyết chống
lại bọn cơ hội, xét lại, những quan điểm phán xã hội chủ nghĩa, chống lại

tát cả những người vi phạm ký luật của Đáng cộng sản. C.Mác và
Ph.Ảngghen đã chứng minh ràng, củng cô hàng ngũ của Đáng cộng sản,
đuổi ra khỏi Đảng cộng sản những phần tử thù địch và cơ hội là quy luật
phát triển của Đảng.
C.Mác và Ph.Ăng ghen khắng định rằng, phong trào vô sán nhất định
phải trái qua những hước phát triển khác nhau, trong mồi bước đều có một
số người dừng lại. họ không đi xa hơn được nữa. Vì vậy, các ông đã nhấn
mạnh: Ngày nay chúng ta nhất thiết phải duy trì ký luật của Đảng cộng sản,
nếu không mọi cái sẽ mất hết.
Một vấn đề nữa thuộc về cơ cấu tổ chức của Đảng cộng sản là vấn đề
thành phần xã hội của Đảng cộng sản, rằng nếu các đại biểu của các giai
cấp muốn tham gia vào phong trào công nhân thì trước hết họ phải vứt bỏ
những tàn tích của giai cấp tư sản và tiểu tư sản và những thành kiến khác
tơưng tự và phải nám vững một cách không điều kiện thê giới quan của giai
cấp công nhân. Như vậy, hai ông đã chi rõ thành phần xã hội của Đảng
cộng sản không phái là điều quyết định tính chất của một Đảng, mà điều
quyết định là ở lập trường tư tướng, ở thế giới quan giai cấp công nhân của
Đáng cộng sản đó. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với những Đảng cộng
sán mà thành viên đa sô là những nông dân, tiểu tư sản, thì vân đề cần phải
chú trọng là giáo dục về lập trường tư tưởng, thế giới quan của giai cấp
công nhân đê hảo đám tính chất giai cấp công nhân của Đảng cộng sán.
Chu nghĩa quốc tê vô sản của giai cấp công nhân là một trong những
nguyên tắc xây dựng Đảng cộng sản quan trọng nhất mà C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đề ra. Ngay trong “Tuyên ngôn của Đáng cộng sán" hai ông
đã nêu ra kháu hiệu: “Vớ sẩn tất cả các nước, đoàn kết lại!". Kháu hiệu đó
13
đã trớ thành kháu hiệu chung cua phong trào cộng sán và phong trào công
nhân quốc tế. Giai cấp công nhân phái lây sự thống nhất quốc tế của mình
chống lại sức mạnh quốc tế cửa giai cấp tư sản. Theo quan điểm của C.Mác,
không làm như vậy thì giai cấp công nhán không thế giành được thắng lợi

và không tự giái phóng mình được. Bởi việc giải phóng giai cấp công nhàn
đòi hỏi phải có sự hợp tác của giai cấp công nhân các nước. Nhưng đồng
thời C.Mác và Ph.Ăngghen cũng nhân mạnh thêm: “Giai cấp vô sán mỗi
nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vưom lên thành giai cấp
dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc tuy hoàn toàn không phải theo cái
nghía như giai cấp tư sản hiểu”[5,623- 624]. C.Mác và Ph.Àngghen đã đấu
tranh không khoan nhượng đối với mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tư
sán trong các tổ chức của giai cấp cống nhân.
Những luận điểm chủ yếu của Mác và Ảngghen về giai cấp vô sán,
Đáng cộng sản và những chỉ dẫn của hai ông về vấn đề xây dựng Đảng
cộng sản trên đây, đương nhiên chưa phải hoàn chinh ngay từ đầu, mà trải
qua một sô quá trình phát triển. Song, những luận điểm đó đã ánh hưởng
sâu sắc tới toàn bộ sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và là
điều kiện chuẩn bị cho việc thành lập hàng loạt Đảng cộng sản. V.I.Lênin
đã nhấn mạnh rằng: Quốc tế I đã hoàn thành vai trò lịch sử của nó và đã
nhường chỗ cho thời đại lớn mạnh không lường được của phong trào công
nhân ở tất cả các nước trên thế giới, thời đại phát triển phong trào đó theo
chiều rộng, thời đại thành lập hàng loạt Đảng dân tộc. V.I.Lênin viết:
“Quốc tế I không thể bị lãng quên được, nó sống mãi trong lịch sử đấu
tranh của giai cấp công nhân nhàm tự giải phóng. Nó đã xây nền đăp móng
cho lâu đài cộng hoà xã hội chủ nghĩa thế giới mà ngày nay chúng ta đang
được vinh hạnh xây dựng”[38, 278].
1.1.2 Quan điểm của V.I.IJ nin.
Kế tục sự nghiệp vĩ đại của C.Mác và Ph.Ảngghen. V.I.Lênin phát
triển chứ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới khi chủ nghĩa tư bán
chuyển sang giai đoạn đê quốc chu nghĩa. Một mặt, V.l.Lê nin đấu tranh
14
chống lại những phán tứ cơ hội đế háo vệ tính cách mạng của học thuyết
Mác. Mật khác, thông qua quá trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga đâu
tranh giành chính quyền và xây dựng chú nghĩa xã hội, V.I.Lô nin đã bố

sung và phát triển lý luận của chú nghĩa Mác. xây dựng học thuyết về đáng
kiểu mới của giai cấp công nhân.
Kế thừa tư tướng của chủ nghla Mác về Đáng cộng sán. trong các tác
phẩm của mình, V.I.Lê nin đã kháng định tính tất yếu phải có sự lãnh đạo
của Đàng cộng sản, cũng như chi ra vai trò. nhiệm vụ của Đáng cộng sản
trong quá trình lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh giành chính quyén và
xây dựng chủ nghĩa xã hội
Vê tư tưởng: Trong tác phẩm “ Làm gì” Lênin đã khảng định mọi sự
xa rời hệ tư tướng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tướng
tư sán. Lênin nhấn mạnh ý thức xã hội chủ nghía không phái phát sinh từ
phong trào tự phát của giai cấp công nhàn mà là do Đảng mác xít cách
mạng truyền bá vào phong trào công nhân. Đảng ấy phái được vũ trang
bằng lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, phải nâng mình lên ở tầm vóc lý
luận tiên tiến của thời đại bơi vì “không có lý luận cách mạng thì cũng
không thể có phong trào cách mạng” 130,30] và “Chỉ Đảng nào được một lý
luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền
phong” [30. 32 ]. Đồng thời, Lênin cũng chí ra nhiệm vụ của những người
cộng sản là “phải học tập ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn đề lý luận;
phải tự giải thoát, ngày càng nhiều hơn, khỏi ảnh hướng của những câu cổ
truyền của thê giới quan cũ và không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã
hội từ khi trở thành khoa học, đòi hỏi phải được coi là một khoa học, nghĩa
là phải được nghiên cúru”[30,34].
về chính trị: Đảng phải tố cáo, vạch trần ách áp hức, bóc lột của chế
độ phong kiến chuyên chế. chê độ tư sán. phải nắm vững quan điểm giai
cấp, không chi hạn chê trong đấu tranh kinh tế. đấu tranh nghề nghiệp. Tất
cá những hình thức đấu tranh cống liên chi đưa phong trào của công nhãn đi
đến chỗ phụ thuộc vào hệ tư tướng của giai cấp tư sán và chính trị tư sán.
V.I.Lenin đã nêu và luận chứng luận điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa
Mác về ý nghĩa hàng đầu của đấu tranh chính trị trong sự phát triên xã hội
và trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sán. đảm bảo cho

sự thăng lợi của chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin khắng định: những quyén
lợi chủ yếu, “quyết định’' của các giai cấp, nói chung, chí có thê được thoả
mãn bàng cuộc cải biến chính trị căn bản; còn quyền lợi về kinh tê trọng
yếu cúa giai cấp vô sản, nói riêng, chi có thê được thoá mãn bàng một cuộc
cách mạng chính trị thay thê chuyên chính của giai cấp tư sản bằng chuycn
chính vô sản [30, 59].
Về tổ chức: V.I.Lênin đánh giá rất cao vị trí của công tác tổ chức. Người
viết: Sức mạnh của giai cấp công nhân đó là tổ chức. Không có tổ chức, giai
cấp công nhân sẽ không là cái gì hết. Được tổ chức lại - nó sẽ là tất cả: Tính
tố chức là sự thống nhất hành động thực tiễn , nhưng tính tổ chức không
có tư tướng là điều vô nghĩa. Trong kho tàng lý luận cúa mình, V.I.Lênin đã
bàn đến sự cần thiết của tổ chức chính trị đối với bất cứ một cuộc cách
mạng nào trên thế giới. Lênin khảng định: Nếu không có một tổ chức của
những người cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng vững chắc
được. Tổ chức cua những người cách mạng có tính chất quyết định đến
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Người nói: “ Hãy cho chúng tôi một tổ
chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ làm đảo ngược nước
Nga”[30,162]. Từ thực tiễn và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng Nga.V.I.
Lênin đã đưa ra kết luận: “ Cuộc đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản sẽ
không the trở thành cuộc “đấu tranh giai cấp” thực sự của giai cấp vô sản
chừng nào nó chưa được tổ chức mạnh mẽ gồm những người cách mạng
lãnh đạo”[30, 173].
Tuy nhiên, chi riêng việc thống nhất tư tưởng chưa đủ đảm bảo cho
giai cấp công nhân chiến thắng mà cần thiết phái cúng cô sự thống nhất tư
tướng bàng sự thống nhất vật chất của tố chức. Ràng, giai cấp công nhân
vẫn có thể trở thành và tất nhiên sẽ trở thành một lực lượng vỏ địch vì một
lý do duy nhất: Đó là sự thông nhất tư tưởng của giai cấp công nhân dựa
16
trẽn cơ sớ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, được cúng cồ bàng sự
thòng nhất vật chất cùa tổ chức V.l.Lênin còn nhấn mạnh: Không có một

tổ chức vững vàng gồm những người lãnh đạo đê háo đám cho sự liên tục
công tác. thì không thê có phong trào cách mạng vững chác được.
Trong các tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”(1904), “Bệnh ấu
trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”, “Nhiệm vụ trước mắt cùa chính
quyền Xô viết” ( 1918) hay trong tác phám “Kinh tế và chính trị trong thời
đại chuyên chính vô sản”,“Sáng kiến vĩ đại”( 1919) V.I.Lênin đã đưa ra
những quan điểm của mình về xây dựng một đảng kiểu mới của giai cấp
công nhân, đặc biệt trong điều kiện đảng cầm quyền lãnh đạo quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ nhất, Đảng cộng sản là đội tiên phong chính trị có tô chức và
lủ dội ngũ có tố chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công
nhân. Đây là tư tưởng đã được C.Mác và Ph.Ảng ghen đề cập tới trong
tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” năm 1848. Lúc này, để
chông lại tư tưởng của phái Mensêvíc chủ trương nhàm xoá nhoà ranh giới
giữa đảng và giai cấp. Lênin đã khẳng định lại “ Không được lẫn lộn đảng,
tức là đội tiên phong của giai cấp công nhân với toàn bộ giai cấp”[31,289].
Đảng chí kết nạp vào hàng ngũ của mình những đại biểu ưu tú nhất, giác
ngộ nhất và có tinh thần kỷ luật nhất của giai cấp công nhân. Sơ dĩ, đảng có
trách nhiệm và khả năng lãnh đạo và hướng tất cả các tổ chức của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động vào một mục đích chung là thủ tiêu chế độ
hóc lột, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa vì đảng bao gồm những phần tử
tiên tiến giác ngộ nhất, được vũ trang bằng lý luận khoa học và có tổ chức
chặt chẽ.
Điều đó có nghĩa. Đang cộng sản là một chính the cố kết vững chắc,
có ký luật nghiêm minh chặt chẽ, có qui định rõ nững mối quan hệ giữa cá
nhân với tổ chức, giữa hộ phận này với bộ phận khác. Trong tác phàm “Một
hước tiên, hai bước lùi” V.I.Lênin nhân mạnh “trong cuộc đấu tranh đế giành
chính quyền, giai cấp vô sán không có vũ khí nào tốt hơn là sự tổ chức"
ĐAI HOC QUỐC GIA HÀ N ỏi
!jy. ING TÂM THÒNG Tin thự Viện

V-LL/
Ị 31,490]. Theo V.I.Lênin tổ chức là một vũ khí mà nhờ đó giai cấp vỏ sán có
thế tựgiái phóng, với giai cấp vô sản tổ chức là vũ khí đấu tranh giai cấp.
Là đội tiên phong, Đảng cộng sản trung thành tuyệt đôi với sự nghiệp
cua giai cấp công nhân, có lý luận tiên phong, có tố chức chặt chẽ và sự
gương mẫu cúa mồi đáng viên trong thực tiễn. Đảng cộng sản phái được tổ
chức chặt chẽ đê háo đám là một đội ngũ thống nhất ý chí và hành động, có
ky luật nghiêm minh. Theo V.i.Lê nin trong điều kiện cầm quyền, Đáng
cộng sán phái là “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng
ta”[35,122].
Thứ hai : Dâng cộng sán được tổ chức theo những nguyên tắc Đang
kiêu min của giai cấp cồng nhân. Trong các tác phẩm của mình V.I.Lênin
đã chỉ ra 5 nguyên tắc tổ chức Đảng cộng sản:
- Tập trung dân chủ
- Tinh thần kỷ luật nghiêm minh và tự giác
- Tự phê bình và phê bình
- Đoàn kết thông nhất trong Đảng
- Mối quan hệ giữa Đảng và toàn thể quần chúng nhân dân lao động.
Trong điều kiện đảng cầm quyền, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến sự
thống nhất của đảng. Thực tế đã chứng tỏ sự thống nhất đội ngũ đảng là
nguồn gốc của mọi thắng lợi, là nhân tố để đoàn kết toàn dân, quyết định sự
vững mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền tảng chính trị, xã hội của
nó. Lênin còn chi rõ, khi đã có chính quyền, nếu để xảy ra chia rẽ thì
“không phải chỉ là nguy hiểm mà còn là cực kỳ nguy hiểm, nhất là nếu
trong nước đó, giai cấp vô sản lại chỉ là thiểu sô nhỏ bé trong dân
cư”[41,336].
Trong nhiều tác phẩm của mình.V.I.Lênin đã lý giải một cách toàn
diện, sâu sắc tính tất yếu và tầm quan trọng đặc biệt của sự thống nhất trong
đội ngũ Đáng cộng sản. Theo V.I.Lênin, muôn đưa cách mạng đến tháng lợi.
Đáng cộng sản “phải có một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ. tuyệt đối”

[35. 245] và đó chính là nguồn gốc sức mạnh chủ yếu, vô địch và vô tận của
18
Đáng cộng sán. là điều kiện để đoàn kết giai cấp. Người coi mục tiêu của công
tác xây dựng và củng cô Đáng cộng sản là nhằm xây dựng và củng cô sự
thống nhất của đội ngũ.
Đảng cộng sản là đội tiên phong giác ngộ tổ chức chặt chẽ nhất của
giai cấp. do đó, trong hệ thông chính trị cùa xã hội - xã hội chủ nghĩa chi có
Đáng cộng sản mới đú phám chất chính trị và nãng lực, xứng đáng là người
lãnh đạo. V.I.Lênin viết: “Chủ nghĩa Mác giáo dục đảng công nhân, là giáo
dục đội tiên phong của giai cấp vô sản, đội tiên phong này đủ sức nắm
chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên chú nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo
và tổ chức môt chê đô mới. đủ sức làm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh
tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ
chức đời sống xã hội của họ, mà không cần đến giai cấp tư sản và chống lại
giai cấp tư sản”[34, 33]. Người còn nhấn mạnh: “Về nguyên tắc, Đảng cộng
sản phải giữ vai trò lãnh đạo, đó là điều không còn phải nghi ngờ gì
nữa”[33,453].
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” V.I.Lênin đã khẳng định:
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết bảo đảm
xây dựng thành công chú nghĩa xã hội. Buông lỏng sự lãnh đạo của Đáng
cộng sản là sai lầm về nguyên tắc, là thủ tiêu sức mạnh của nhà nước và của
cả hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội; là mở đường cho những phần
tử phản động phá hoại chính quyền, đưa đất nước trở lại con đường tư bản
chủ nghĩa.
Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết đấu tranh để ngãn
ngừa và khắc phục bệnh quan liêu xa ròi quần chúng.
Đê đảm hảo sự thống nhất trong đảng luôn luôn được củng cố và phát
triển, đáng cần phải thường xuyên và nghiêm chinh thực hiện tự phê bình và
phê hình. V.I.Lênin chí ra rằng: “Thái độ của một chính đáng trước những
sai lầm của mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất và chác

chắn nhất đê xem xét đảng ấy có nghiêm túc khống và có thực sự làm tròn
nghía vụ của mình đối với giai cấp mình và đôi với quần chúng lao động
19
không. Công khai thừa nhận sai lầm. tìm ra nguyên nhân sai lầm. phân tích
hoàn cánh đã đẻ ra sai lầm. nghiên cứu cấn thận những hiện pháp đế sứa
chữa sai lầm ấy, - đó là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm túc, đó là đảng
làm tròn những nghĩa vụ của mình, đó là giáo dục và huân luyện giai cấp.
rồi đến quần chúng .”[39, 51 ].
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đáng là một tổ chức tự
nguyện, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng quần chúng khỏi ách áp hức và
hóc lột. Quần chúng cần có đảng với tư cách là người lãnh đạo họ trong
cuộc đâu tranh ấy. Nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của quần chúng thì
mọi chủ trương, đường lối của đảng không thê trở thành hiện thực.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội, chú nghía cộng sản là một sự nghiệp
hoàn toàn mới mẻ và vô cùng khó khăn. Sự nghiệp đó chí có thê thành công
nếu Đáng cộng sản tổ chức và phát huy được tính sáng tạo cách mạng của
quần chúng. V.I.Lênin chỉ ra rằng, những người cộng sản chỉ như những
giọt nước trong đại dương nhân dân mênh mông và chỉ riêng với bàn tay
những người cộng sản thì không thể xây dựng thành công chú nghĩa xã hội.
Tính sáng tạo sinh động của quần chúng, là nhân tố cơ bản của xã hội mới.
Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên han
xuống. Tính chất máy móc, hành chính và quan liêu không dung hợp được
với tinh thần của chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là
sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân.
Khi Đảng Bônsêvích Nga đã nắm chính quyền, V.I.Lênin thường
nhân mạnh ràng, sức mạnh của Đảng hắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết với
quần chúng, từ sự đồng tình và ủng hộ của quần chúng đối với đảng. Thiếu
điều kiện đó không những không thể xây dựng thành công chú nghĩa xã
hội. mà còn có thế dẫn đến mất chính quyền.
Trong điều kiện đáng cầm quyền, đáng có những điều kiện mới. công

cụ mới thuận lợi cho việc tăng cường môi liên hệ giữa đảng và quần chúng.
Tuy nhicn. trong đáng cũng dẻ nảy sinh bệnh quan liêu, mệnh lệnh, làm cho
một bộ phận cán bộ, đáng viên thiếu rèn luyện có thê rơi vào tình trạng
20
thoái hoá, biến chất, xa rời quần chúng. Vì thế, V.I.Lênin yêu cầu trong
công tác xây dựng đáng phải kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa
quan liêu.
Đáng cộng sản phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai
cấp công nhân và nhân dân lao dộng, phái thường xuyên đưa những người
đủ tiêu chuán và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng cộng sản.
Đáng là đội tiên phong của giai cấp. Đảng chi có thế làm tròn vai trò
ấy nếu trong đáng có những chiếu sĩ tiên phong. Kết nạp những đại biêu ưu
tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là biện pháp quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng của đảng, là điều kiện vô cùng trọng yếu để nâng
cao uy tín và giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng.
Tuy nhiên, ớ mỗi thời kỳ cách mạng, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, sẽ không tránh khỏi có một bộ phận đảng viên không còn giữ được
vai trò của chiến sĩ tiên phong: có người do trình độ nhận thức, năng lực
hoạt động thực tiễn; có người do thiếu kiên định về chính trị, thiếu ý thức tổ
chức kỷ luật, thoái hoá, biến chất trở thành quan liêu, tham nhũng, ức hiếp
quần chúng Đặc biệt là trong điểu kiện đảng cầm quyền, không tránh
khỏi có những phần tử cơ hội tìm mọi cách chui vào đảng với mưu đổ đặc
quyền, đặc lợi, phá hoại sự thống nhất đội ngũ trong đảng, làm giảm niềm
tin của quần chúng đối với đảng. Qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Nga, V.I.Lênin trước khi qua đời đã nhấn mạnh rằng: “Phải đuổi ra khỏi
đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hoá,
không trung thực, nhu nhược ” [42,154].
Đế đội ngũ của đảng luôn luôn trong sạch, chỉ bao gồm những chiến
sĩ tiên phong, được quần chúng tin yêu thì đảng phải thường xuyên đưa
những người không đũ tiêu chuấn và những phần tử cơ hội ra khỏi đảng. Đó

là một biện pháp đặc biệt quan trọng nhàm nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của đàng.
V.I.Lê nin cũng đã chi ra sự thay đổi khi Đảng cộng sản đã giành
được chính quyền.
21
Thứ nhất: Nhiệm vụ chính trị của Đànịị dã tliay dổi căn biin.
Từ chưa có chính quyền đến có chính quyen là một hước ngoặt căn
bán của cách mạng, là một bước phát triển mới về chất trong sir mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân. Trước kia. nhiệm vụ là lật đổ chế độ cũ, bây giờ
là xây dựng xã hội mới - bao hàm cả nhiệm vụ bảo vệ những thành quả đã
đạt được. Đáng cầm quyền phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về vận mệnh
phát triển của dân tộc, về sự phát triển toàn diện của xã hội, về sự phồn vinh
của đất nước, về tự do. ấm no. hạnh phúc của nhân dân. Nếu trước đây
nhiệm vụ hàng đầu của đảng là đấu tranh quân sự thì hiện nay là xây dựng
và phát triển kinh tế.
Thứ hai: Phương pháp lãnh đạo của Đảng thay dổi.
Có chính quyền, nhiệm vụ trung tâm của Đáng cộng sản là xây dựng,
sáng tạo, trước hết trên lĩnh vực kinh tế. Có chính quyền rồi, cuộc đấu tranh
giai cấp vẫn tiếp tục nhưng bằng những hình thức, phương pháp và biện
pháp khác.
V.I.Lênin chỉ ra rằng: “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải
giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lại đàng sau
và sir dụng những phương pháp của ngày hôm qua” [41,398].
Tóm lại, tư tưởng của V.I.Lênin về Đảng cộng sản là sự phát triển
tiếp nôi những tư tưởng của c. Mác và Ph.Ảng ghen. Đồng thời, thông qua
thực tiễn của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga, Lênin đã đặc hiệt
chú ý đến cồng tác xây dựng đảng.
Cùng với tư tướng của C.Mác, Ph.Ảng ghen về đảng cộng sản đặc
biệt là tư tưởng của Lênin về xây dựng đảng là tiền đề lý luận cho sự hình
thành tư tướng Hổ Chí Minh về Đảng cầm quyền ở Việt Nam.

1.2. THỤC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI c u ố i THẾ
KỶ XIX - ĐẨU THẾ KỶ XX Đối VỚI sự HÌNH THÀNH TƯ
TIÒNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CAM QUYEN
22
1.2.1. Cuộc đau tranh giành độc lập dán tộc của nhan dán Việt Nam
cuối thê kỷ XIX - đấu thê kỷ XX
Xã hội Việt Nam trước năm 1858 là một xã hội phong kiến độc lập
với nền nồng nghiệp lạc hậu. Chính quyền nhà Nguyễn thi hành chính sách
“ Bé quan toả cảng” không tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp xúc và bắt nhịp với
thế giới. Do đó, nhà Nguyền không phái huy được sức mạnh cu ả dân tộc,
không đủ tiềm lực về vật chất để chông lại sự xâm lược từ hên ngoài.
Sau khi hiệp ước Patơnổt được ký kết, xã hội Việt Nam chuyến sang một
giai đoạn mới và trớ thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bên cạnh
những mâu thuẫn giai cấp xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm một mâu thuẫn
mới: Máu thuẫn giữa toàn thế dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp.
Vào lúc này, vân đề dân tộc và giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã trớ thành một
vân đề có tính chất sông còn đối với vận mệnh của dân tộc và sự phát triển của
đất nước. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại chủ quyền của dân tộc là mục
đích lớn nhất của tất cả những người yêu nước Việt Nam.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên vào lúc thực dân Pháp đã hoàn thành
cuộc xâm lược Việt Nam và đang trong thời kỳ bình định đê bước vào giai
đoạn khai thác thuộc địa trên qui mô lớn. Tuy nhiên, dấu ấn của những
cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược và sự ươn
hèn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã in đậm trong tâm thức Hổ
Chí Minh và đã cung cấp cho Người những bài học quí giá. Đó chính là chủ
nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cuờng để bảo vệ độc lập
dân tộc. Đồng thời, đây cũng là hành trang theo Hổ Chí Minh trong suốt
quá trình bôn ba tìm đường cứu nước.
Không cam chịu thân phận nô lệ, nhân dân ta ở cả ba miền Bắc,
Trung, Nam đã nổi dậy chông thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Nổi

bật trong các phong trào chống thực dân Pháp ớ thời kỳ này là phong trào
Cần vương cùa Hàm Nghi. Tôn Thất Thuyết và phong trào nông dân Yên
Thê của Hoàng Hoa Thám, phong trào Duy tân của Phan Bội Châu và Phan
Chu Trinh
23
Trong số các các cuộc khới nghĩa tiêu hiếu như khới nghĩa Bãi Sậy,
khởi nghĩa Ba Đình, cuộc khởi nghía có qui mô lớn nhất mà chúng ta phải
kế đến là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng
lãnh đạo kéo dài suốt 10 năm. Cuộc khới nghía có địa bàn hoạt động rộng
khăp 4 tinh: Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh. Quang Bình. Cuộc khới nghía
này đã đê lại cho cách mạng Việt Nam nhiều hài học quí giá về xây dựng
căn cứ địa, sán xuất vũ khí, về vấn đề nông dân và xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa này đã có những ánh hưởng rất
lớn đến các nhà cách mạng xứ Nghệ trong đó có cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc cũng như hạn bè và con em của các cụ.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của nông dân và đồng bào miền núi là
phong trào đấu tranh vũ trang có qui mô lớn và kéo dài nhất trong sỏ những
phong trào chỏng thực dân Pháp cuối thế ký XIX đầu thê ký XX. Lãnh đạo
phong trào chủ yếu là giai cấp nông dân, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa
Thám với chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tự túc
lương thực, chế tạo vũ khí, dựa vào địa hình hiểm trở đã đánh cho quân
Pháp nhiều trận thảm hại.
Mặc dù các phong trào chống Pháp diễn ra rộng khắp nhưng cuối cùng đều
bị thực dân Pháp đàn áp. Qua sự thất bại của phong trào Cần Vương và những
cuộc khởi nghĩa nông dân đã chứng tỏ ngọn cờ phong kiến đã trở nên lỗi
thời. Ý thức hệ phong kiến không còn thích hợp với điều kiện lịch sử mới
của dân tộc. Chế độ phong kiến suy tàn không còn đủ sức đê tập hợp lực
lượng để chống giặc ngoại xâm.
Kẻ thù của dân tộc lúc này là một đế quốc xâm lược, một thế lực
mạnh hơn chúng ta về trình độ phát triển trong khi dân tộc ta vẫn đóng kín

trong khuôn khổ nền kinh tế tự cung tự cấp nghèo nàn và lạc hậu. Thất hại
của phong trào Cần vương và khởi nghĩa nông dân là sự thất bại và phá sán
của một thứ chủ nghĩa dân tộc cô độc trước một thế lực tư sản quốc tế.
Đầu thế ký XX, tình hình thế giới và khu vực đã có những ảnh hướng
mạnh đến xã hội Việt Nam: Nhật Bán nhờ Duy tân âu hóa đã phát triển
24

×