Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA CÔNG DÂN PHAN TRUNG HOÀI " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.81 KB, 29 trang )

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA
CÔNG DÂN
PHAN TRUNG HOÀI
Thạc sĩ , Trưởng Văn phòng luật sư thuộc Đoàn Luật
sư TPHCM, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc
tế Việt Nam (V.I.A.C), Nghiên cứu sinh Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần
thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1991 đã
được chứng minh về tính đúng đắn và tính định
hướng, làm cho mọi người nhận thức rõ hơn con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền tảng
của Cương lĩnh này của Đảng chính là chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội ở nước ta gắn liền với công lao vô cùng to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo tiên
phong của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng ta
đã nhận thức ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là
“một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết
quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”1. Trong hệ
thống quan điểm đó, có tư tưởng về việc xây dựng


một Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân, xây
dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc phát
triển các quyền tự do và dân chủ của công dân, trong
đó có quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa
cho mình (từ đây gọi tắt là quyền bào chữa của công
dân). Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh
một cách thuyết phục nhãn quan chính trị và pháp lý
sắc bén của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình
giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp nảy sinh
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, mang đến
tự do dân chủ cho nhân dân. Một trong những định
chế thể hiện rõ nét tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
bảo đảm quyền bào chữa của công dân chính là định
chế về luật sư mà vai trò của nó ngày càng khẳng
định trong quá trình phát triển dân chủ XHCN.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền
bào chữa của công dân là một vấn đề lý luận chưa
được quan tâm một cách thích đáng trong thời gian
qua. Tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng trong sự phát triển khoa học xã hội của
Việt Nam nói chung và công cuộc cải cách tư pháp
nói riêng. Không thể hiểu biết một cách thật sự khoa
học về bản chất và ý nghĩa, vai trò của luật sư và
pháp luật về luật sư ở nước ta hiện nay nếu không
nghiên cứu kỹ những tư tưởng nói trên. Về phương
pháp tiếp cận với tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm
quyền bào chữa của công dân, cần đặt trong mối liên
hệ không thể tách rời với hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, là hình thức nhận thức xã hội nhất định

liên quan đến cả một quá trình lịch sử của dân tộc; là
sự chuyển hóa nhận thức đó vào trong các thể chế,
các văn bản pháp luật.
Bài viết này bước đầu góp phần làm sáng tỏ các đặc
điểm và nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo đảm quyền bào chữa của công dân, xem
xét ảnh hưởng chi phối của tư tưởng đó trong tiến
trình cải cách tư pháp và hoàn thiện chế định luật sư
ở nước ta hiện nay.
1. Bối cảnh hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo
đảm quyền bào chữa của công dân
Cho đến hiện nay, thời điểm hình thành nghề luật sư
trên thế giới đang còn nhiều tranh cãi, nhưng xuất
phát điểm của việc hình thành nghề nghiệp luật sư có
căn nguyên sâu xa từ những áp bức và bất công trong
xã hội. Đánh giá về cội nguồn lịch sử sâu xa của
những bất công này, Lê-nin đã viết: “Tất cả các sách
giáo khoa về lịch sử thời cổ, tất cả các bài giảng nói
về vấn đề đó sẽ trình bày cho các đồng chí thấy cuộc
đấu tranh giữa các Nhà nước quân chủ và cộng hòa;
nhưng điểm căn bản là người nô lệ lúc ấy không được
coi là người; không những không được coi là công
dân, mà còn không được coi là người nữa. Luật pháp
La Mã coi họ là các đồ vật. Không nói đến các luật lệ
khác để bảo vệ cá nhân con người, ngay các luật lệ về
tội giết người cũng không áp dụng cho người nô lệ”2.
Tinh thần cao thượng, nghĩa hiệp của những hiệp sĩ
thời xưa - những người không chỉ dùng tài hùng biện
mà cả sự tinh thông về cổ luật để bênh vực cho
những người bị áp bức bất công- phản ánh ước vọng

ngàn đời của những tầng lớp nhân dân về sự công
bằng, dân chủ hiểu như cách hiểu thời nay.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn quan niệm quyền
bào chữa với tư cách là một chế định pháp luật lần
đầu tiên được ghi nhận trong luật thực định là bản
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và trong
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm
1789 và lịch sử nghề luật sư của Việt Nam chỉ xuất
hiện vào thời điểm 1864 sau khi thực dân Pháp xâm
lược nước ta. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng
tôi, cùng với quan niệm chung của các hệ tư tưởng
phương Đông coi các bậc vua chúa là kẻ bảo vệ dân
và bảo vệ sự công bằng, thì quyền bào chữa đã được
ghi nhận chính thức trong Lê triều hình luật (hay còn
gọi là Bộ luật Hồng Đức của thời nhà Lê (ban hành
khoảng 1470-1497). Điều 691 của Bộ luật này quy
định: “Những án xét rồi nhưng còn nghi ngờ thì
chuyển qua quan viện thẩm hình, hội đồng nghị xét,
hỏi tội phạm nhân đến khi họ nhận tội, nếu tội nhân
không chịu nhận tội thì cho phép họ tự bào chữa, rồi
xét lại kỹ lưỡng (“nhược bất phục thính kỳ tự lý”)3.
Nếu chỉ xét trên bình diện này thì quyền bào chữa
của cá nhân đã được ghi nhận trong luật thành văn
của Việt Nam trước Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
1776 khoảng 300 năm. Nguyễn Ái Quốc vào thời
điểm ra đi tìm đường cứu nước, bắt đầu có điều kiện
tiếp xúc với những tư tưởng lịch sử và đương đại,
chắc chắn đã nắm bắt được tinh thần nhân văn Á
Đông trong cổ luật của nước ta để sau này sáng ngời
thành tinh thần nhân văn pháp quyền.

Về phần mình, trước khi đến với chủ nghĩa Mác-
Lênin, có thể khẳng định rằng, Nguyễn Ái Quốc đã
có điều kiện trực tiếp tiếp cận với các trào lưu tư
tưởng pháp lý tiến bộ của giai cấp tư sản mới hình
thành, trong đó phải kể đến Tuyên ngôn độc lập của
Mỹ (1776) và Tuyên ngôn về nhân quyền và dân
quyền của Pháp (1789), cùng các tư tưởng và học
thuyết về Nhà nước và pháp luật của giai cấp tư sản.
Cơ sở để khẳng định điều này chính là sự phản ánh
trong các bài viết, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc
đăng trên báo chí và sự vận dụng nhuần nhuyễn
những tư tưởng pháp lý tiến bộ này được nâng lên từ
quyền tự do dân chủ và nhân quyền của cá nhân
thành quyền của các dân tộc trên thế giới.
Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn
Ái Quốc tích cực hoạt động phong trào công nhân,
gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hướng về nước Nga
Xô viết, về chủ nghĩa Lênin. Sự tiếp thu tư tưởng nói
trên đã đưa Nguyễn Ái Quốc đứng hẳn về phía Quốc
tế cộng sản và trở thành người tham gia sáng lập
Đảng cộng sản Pháp; tiếp thu và dành nhiều thời gian
nghiên cứu lý luận Mác-Lênin về cách mạng thuộc
địa và xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân
tộc. Có thể nói, “hệ thống quan điểm lý luận về con
đường cách mạng thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc là
sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết cách
mạng của Mác, Ăngghen, Lênin với triết lý lịch sử
phương Đông trở thành tư tưởng cách mạng chủ yếu
hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị
theo khuynh hướng vô sản dẫn đến sự ra đời của các

tổ chức cộng sản ở nước ta vào năm 1929”4. Có thể
nói, bắt đầu từ giai đoạn 1920 trở đi, tư tưởng Hồ Chí
Minh về con đường giải phóng dân tộc nói chung, về
vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội nói riêng
đã được hình thành một cách cơ bản5.
Về phương diện xã hội, trước khi Bác Hồ đến với chủ
nghĩa Mác- Lênin, Người đã trực tiếp và qua nhiều
kênh thông tin khác nhau, nhìn thấy những thảm cảnh
mà đế quốc thực dân đã gây ra cho người dân thuộc
địa. Người viết: “Tình cảnh nông dân các thuộc địa
đó như thế nào ? Thật là khủng khiếp. Khó có thể nói
được rằng ai trong số họ: người An Nam ở Đông
Dương, người da đen ở Cônggô hay là Xênêgan, hay
là người bản xứ ở Bắc Phi- bị bóc lột nhiều hơn. Giữa
những người đó có một cái chung: Tất cả họ bị dồn
đến tình cảnh con vật thồ”6. Trong tác phẩm Bản án
chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc vạch trần
những tội ác tày đình của thực dân Pháp đối với dân
tộc ta, thông qua chính sách thuế máu, chính sách
ngu dân và đầu độc người bản xứ; những kẻ cai trị và
“khai hóa” tàn ác; chính sách bóc lột người bản xứ và
thứ công lý của kẻ thực dân7.
2. Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo đảm quyền bào chữa của công dân
2.1.Chỉ có thể bảo đảm quyền bào chữa như là một
trong các quyền tự do cơ bản của công dân khi đất
nước được độc lập tự do:
Khi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Nguyễn Ái Quốc
mới thật sự thấm nhuần tư tưởng về tự do dân chủ
của người dân không thể tách rời với quyền của các

dân tộc thuộc địa. Người khẳng định: “Trong con mắt
của các dân tộc thuộc địa, trong lịch sử cuộc đời khổ
đau và bị mất quyền của các dân tộc thuộc địa, Lênin
là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng
chỉ dẫn con đường đi tới giải phóng cho toàn thể
nhân loại bị áp bức”8. Điều này cũng có nghĩa là sự
thống nhất giữa mục tiêu giành độc lập dân tộc và
thực hiện các quyền tự do dân chủ của nhân dân là
đặc điểm chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối của Đảng ta. Không có độc lập dân tộc thì
không thể có quyền tự do dân chủ của nhân dân và
ngược lại, không có quyền tự do dân chủ của nhân
dân thì cuộc cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và tiến hành mất
đi động lực chủ yếu của nó. Nhờ có sự dìu dắt của
Đảng, các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột không
chỉ đi theo Đảng để đánh đổ đế quốc Pháp, phong
kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm
cho nước An Nam độc lập mà còn “đem lại mọi
quyền tự do cho nhân dân”9.
Trải nghiệm qua thực tiễn của đất nước trong thời kỳ
Pháp thuộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thấu hiểu
hơn ai hết nỗi đau của người dân sống trong kiếp nô
lệ và Người nhận ra chân lý là quyền và tự do của cá
nhân, trong đó có quyền được hưởng sự công bằng về
pháp luật và sự trợ giúp về mặt pháp lý, chỉ có thể
được thể hiện một cách thực chất nhất khi dân tộc có
được nền độc lập và tự do. Chính Người đã chuyển
hóa một cách tài tình quan điểm về quyền và tự do cá
nhân trong tư tưởng pháp lý tư sản thành quyền của

“tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do”10. Trên một khía cạnh khác, Người
quan niệm: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa
gì”11.
2.2.Vạch trần thứ công lý “giả tạo” qua cái gọi là sự
khai hóa thực dân về pháp lý nhưng kế thừa các giá
trị tiến bộ của chế định luật sư:
Mang nỗi đau buồn sâu sắc vì cả một dân tộc bị áp
bức và bóc lột một cách nhục nhã đến với Đại hội
toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự tàn bạo đó thông
qua hình ảnh: “Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào
cũng mở cửa và chật ních người. Bất cứ người bản xứ
nào có tư tưởng XHCN cũng đều bị bắt và đôi khi bị
giết mà không cần xét xử. Cái gọi là công lý Đông
Dương là thế đấy! Ở xứ đó, người An Nam bị phân
biệt đối xử, họ không có những bảo đảm như người
châu Âu hoặc có quốc tịch châu Âu”12. Nguyễn Ái
Quốc khi đi tìm con đường giải phóng dân tộc khỏi
ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân, đã nhận ra bản chất
sâu xa của cái gọi là “ưu việt của văn minh phương
Tây” đó. Người viết: “Công lý được tượng trưng
bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân,
một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp sang Đông
Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán
cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và
biến thành những tầu thuốc phiện hoặc những chai
rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc

cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vô
tội, và nhất là người vô tội”13.
Tuy nhiên, với nhãn quan chính trị và pháp lý sắc
bén, sau khi giành được chính quyền dân chủ nhân
dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm quyền bào
chữa là một trong những quyền tự do cơ bản của
công dân, nên cần thiết phải duy trì tổ chức luật sư cũ
do Pháp thiết lập từ năm 1864, có sửa đổi cho phù
hợp với yêu cầu mới của cách mạng. Trong hoàn
cảnh chính quyền cách mạng non trẻ mới thành lập,
phải chống chọi với thù trong giặc ngoài, thực hiện
nhiều nhiệm vụ quan trọng khác, nhưng chỉ sau 01
tháng 8 ngày kể từ khi công bố Tuyên ngôn độc lập,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày
10-10-1945, trong đó tạm thời cho duy trì các tổ chức
đoàn thể luật sư theo Sắc lệnh ngày 25-5-1930 của
Toàn quyền Đông Dương.
Với việc ban hành Sắc lệnh số 46/SL, Hồ Chí Minh
đã quán triệt chủ nghĩa Mác- Lênin về tính kế thừa
cách mạng, trong đó có sự vận dụng mang tính sách
lược các quy định pháp luật cũ, miễn là nội dung
không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân
chủ cộng hòa. Chính ở khía cạnh này, tư tưởng Hồ
Chí Minh đã phát triển biện chứng ở chỗ Người luôn
phân biệt một cách rành mạch giữa thứ “khai hóa
pháp lý” mang tính nô dịch của chế định luật sư thời
Pháp thuộc, với giá trị tư tưởng pháp lý và nhân
quyền tiến bộ mà Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền Pháp 1789 đã khẳng định.
2.3. Đưa nguyên tắc “bảo đảm quyền bào chữa của

công dân” thành nguyên tắc Hiến pháp, thực hiện chế
định bào chữa viên nhân dân:
Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
ngay từ khi thành lập chính quyền cách mạng dân chủ
nhân dân đã quan tâm điển chế hóa chế định luật sư
thành chế định của Hiến pháp. Bởi lẽ, xuất phát từ
quan niệm: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân
dân”14, luật sư với vai trò là người bảo vệ, giúp đỡ
về mặt pháp lý cho người dân, đang thực hiện sứ
mệnh thiêng liêng nhằm thực hiện một trong những
quyền cơ bản của công dân là quyền bào chữa và nhờ
người khác bào chữa cho mình. Suy rộng ra, nói đến
tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của luật sư trong
phát triển dân chủ và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, chính là nói đến vấn đề quyền
con người được bảo đảm bằng pháp luật. Không thể
nói đến dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, nếu không đề cập đến một trong những
chủ thể quan trọng, đóng vai trò nhất định trong thể
chế xã hội và pháp lý- đó là luật sư.
Thật vậy, xuất phát từ quan niệm: “Nghĩ cho cùng
vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc
này là vấn đề ở đời, và làm người”15, Chủ tịch Hồ
Chí Minh là người “khởi xướng nền chính trị và pháp
quyền vì con người, cho con người và của con
người”16. Để thực hiện cho được tư tưởng nhân
quyền đó, Người đã cùng Đảng ta chỉ đạo việc xây
dựng Hiến pháp năm 1946- bản Hiến pháp dân chủ
đầu tiên ở Đông Nam Á- chứa đựng những tinh hoa
cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối lãnh

đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân của Đảng
ta. Điều 67 của Hiến pháp năm 1946 quy định:
“Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc
mượn luật sư”. Sau này, Điều 101 Hiến pháp 1959
cũng khẳng định nguyên tắc: “Quyền bào chữa của
người bị cáo được bảo đảm”.
Đây là một trong những quyền tự do cơ bản của công
dân và từ đây, chế định luật sư đã trở thành chế định
Hiến pháp- làm nền tảng cho toàn bộ hoạt động của
luật sư trong chế độ XHCN và có được sự đảm bảo
bởi đạo luật cơ bản của nước nhà và vai trò của luật
sư trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân cũng đã được khẳng định.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã
đặt ra những thách thức “ngàn cân treo sợi tóc” với
chính quyền cách mạng còn non trẻ. Trong giai đoạn
này, một trong những vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta quan tâm là làm thế nào bảo đảm
được các quyền và tự do dân chủ của nhân dân trong
điều kiện chiến tranh? Chế định luật sư trong thời
chiến sẽ được thực hiện như thế nào?
Ngày 18-6-1949, trong điều kiện cuộc chiến tranh
chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn hết sức quyết
liệt, giữa bộn bề công việc của chính quyền cách
mạng, trong khi tổ chức hành nghề luật sư như quy
định trước đây chưa có điều kiện thực tế để hoạt
động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số
69/SL, quy định về chế định bào chữa viên nhân dân:
“Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các tòa án
thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại

hình, trừ tòa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ
một công dân không phải là luật sư, bào chữa cho.
Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mình
phải được ông Chánh án thừa nhận. Nếu bị can không
có ai bênh vực, ông Chánh án có thể, tự mình hay
theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa
cho bị can”17. Điểm đặc biệt của chế định này là: a)
Bị can có quyền nhờ người bào chữa trước Tòa án; b)
Người bào chữa cho bị can có thể không nhất thiết
phải là luật sư; c) Người bào chữa này không được
nhận tiền thù lao của bị can hay của thân nhân bị can.
Có thể nói, chế định bào chữa viên nhân dân là một
chế định đặc thù của một giai đoạn lịch sử cách mạng
của nước ta, không giống với bất kỳ một chế định
tương tự nào của các nước trên thế giới.
Cơ sở xã hội và tư tưởng cho việc hình thành chế
định này xuất phát từ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn coi quyền bào chữa là một quyền tự do
dân chủ trọng yếu trong các quyền tự do dân chủ của
người công dân và như Đại hội luật gia dân chủ quốc
tế họp năm 1956 đã từng nhận định: Quyền tự do bào
chữa là “thành trì cần thiết cho các quyền tự do
khác”18. Xâm phạm đến quyền tự do bào chữa thì
không thể nào thực hiện được các quyền tự do dân
chủ khác, mặc nhiên thủ tiêu các quyền tự do đó. Tuy
nhiên, sau khi giành chính quyền, đất nước bước vào
cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân
Pháp, mặc dù đã duy trì trên pháp lý tổ chức luật sư,
nhưng thực tế hoạt động gặp rất nhiều khó khăn,
trong đó phải kể đến tình trạng bị can chưa được sử

dụng đầy đủ quyền chọn người bào chữa của mình,
chưa có một “danh sách những người bào chữa” mà
mình có thể lựa chọn. Hơn nữa, việc tổ chức phiên
tòa và xét xử trong điều kiện thời chiến là cực kỳ khó
khăn, “có khi phải xử án ngay trong lòng địch bằng
những hình thức phiên tòa lưu động, lanh lẹ, những
thủ tục đơn giản thích hợp”19. Bối cảnh thực tế đó là
nguyên nhân khách quan dẫn đến việc Chủ tịch Hồ
Chí Minh quyết định “biện pháp tình thế” là cho phép
những người không phải là luật sư, nhưng do bị can
lựa chọn hoặc Chánh án chỉ định được quyền bào
chữa trước Tòa án.
Từ đây, có thể đi đến kết luận rằng, chế định bào
chữa viên nhân dân hoạt động trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp và kéo dài cho đến năm
1987, đã kịp thời phát huy tác dụng tích cực của nó
trong việc tham gia và bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân trước Tòa án và đó là nét đặc sắc
chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nghề nghiệp luật sư
trên thế giới.
2.4. Đấu tranh bảo đảm trên thực tế quyền bào chữa
của công dân:
Mặc dù quyền bào chữa của công dân đã trở thành
nguyên tắc Hiến định và tổ chức luật sư- bào chữa
viên nhân dân đã được duy trì và hoạt động, nhưng
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy trong điều kiện
chiến tranh, quyền này không được coi trọng cả về
quan điểm lẫn thực tế từ phía các cơ quan tư pháp,
trong đó nổi lên là việc “chưa nhận thấy một cách sâu
sắc tầm quan trọng của quyền tự do bào chữa trong

chế độ dân chủ nhân dân của ta nói chung và trong
nền tư pháp dân chủ nhân dân của ta nói riêng”20. Là
người hết sức quan tâm đến công tác tư pháp, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Bộ Tư pháp lúc bấy giờ
tự kiểm điểm lại việc thực hiện quyền bào chữa của
bị can trong công tác điều tra và xét xử về hình sự.
Người nói: “Công việc tư pháp cũng như mọi công
việc khác càng làm ta càng tiến bộ, nhưng càng tiến
bộ ta càng thấy rõ những sự trở ngại và những khuyết
điểm nó còn sót lại. Và ta phải càng cố gắng để giải
quyết hoặc khắc phục những trở ngại và khuyết điểm
ấy”21. Theo kiểm điểm của Bộ Tư pháp vào thời
điểm năm 1956, những biểu hiện của việc không coi
trọng quyền bào chữa của bị can thể hiện ở chỗ trong
điều tra thường có hiện tượng mớm cung, bức cung,
trấn áp không để bị can được tự do khai nại, “đến nỗi
nhân chứng khai có lợi cho bị can cũng bị trấn áp như
bị can”; bị can ra trước Tòa không biết rõ nội dung
buộc tội mình như thế nào để chuẩn bị việc bào chữa
và sau khi tuyên án cũng có Tòa án không báo cho bị
can biết họ có quyền kháng cáo; đoàn thể luật sư
chưa được chú ý giúp đỡ trong khi chế độ bào chữa
nhân dân chưa được xây dựng đến nơi đến chốn…
Vấn đề được coi là trở ngại lớn nhất chính là quan
niệm về quyền tự do bào chữa của bị can và vị trí của
bộ phận bào chữa trong toàn bộ công tác tư pháp.
Dưới chế độ dân chủ nhân dân, cần quan niệm quyền
bào chữa là một quyền tự do dân chủ trọng yếu trong
các quyền tự do dân chủ của công dân, là “thành trì
cần thiết cho các quyền tự do khác” và đã trở thành

một nguyên tắc tố tụng căn bản phải được tôn trọng
và triệt để thực hiện. Xâm phạm đến quyền tự do bào
chữa thì không thể nào thực hiện được các quyền tự
do dân chủ khác, “mặc nhiên thủ tiêu các quyền tự do
đó”. Hơn nữa, chế độ bào chữa là một chế độ trọng
yếu trong tố tụng, giúp cho công tác xét xử tiến hành
được toàn diện và khách quan, xét xử được chính
xác, bênh vực được quyền lợi hợp pháp cho bị can và
bảo vệ pháp luật Nhà nước. Từ nhận thức đó, Bộ Tư
pháp đã ban hành Thông tư số 2225-HCTP ngày 24-
10-1956 khẳng định “nếu bị can không được sử dụng
đầy đủ quyền bào chữa thì không gọi là có công lý”
và xác lập nguyên tắc tranh tụng bình đẳng giữa công
tố viên và người bào chữa trong việc làm sáng tỏ sự
việc, mới bảo đảm nguyên tắc tố tụng quan trọng là
“trước khi tuyên án bị can phải được coi như người
vô tội”.
Ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo đảm quyền bào chữa của công dân chính
là ở chỗ coi tư tưởng này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về luật sư ở
nước ta hiện nay, vạch ra con đường tương lai sáng
sủa và rộng rãi cho nghề nghiệp luật sư phát triển
trong bối cảnh đổi mới của đất nước và hội nhập kinh
tế quốc tế. Không những thế, những giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta là không thể
thay thế được trong tiến trình cải cách tư pháp hiện
nay, là hạt nhân cho sự nghiệp đổi mới hệ thống
chính trị và là kim chỉ nam cho những định hướng
phát triển đi lên CNXH của đất nước ta.

×