Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.56 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


VIỆN TRIẾT HỌC


PHẠM THỊ THU PHƯƠNG



PHẠM THỊ THU PHƯƠNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC





HÀ NỘI – 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM



VIỆN TRIẾT HỌC


PHẠM THỊ THU PHƯƠNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI


Chuyên ngành
: Triết học
Mã số
: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hữu Toàn






HÀ NỘI – 2009



MỤC LỤC

TRANG
MỞ ĐẦU

1
Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM
VỀ CON NGƯỜI CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
6
1.1. Tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội
6
1.2. Tiền đề văn học – nghệ thuật, khoa học và một số triết lý trong
thần thoại Hy Lạp
15
1.2.1. Tiền đề văn học – nghệ thuật
15
1.2.2. Tiền đề khoa học
22
1.2.3. Triết lý trong thần thoại Hy Lạp
28
Chương 2: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NHÀ TRIẾT
HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI TIÊU BIỂU
37
2.1. Quan niệm về con người ở các nhà triết học “tiền Xôcrát”
37
2.2. Quan niệm về con người ở các nhà triết học Hy Lạp cổ đại giai
đoạn cổ điển (Xôcrát, Platôn, Arixtốt)
58
2.3. Một số nhận xét về quan niệm con người ở các nhà triết học Hy
Lạp cổ đại
89
2.3.1. Giá trị tích cực
89
2.3.2. Một số hạn chế
92

KẾT LUẬN
95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
98



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học Hy Lạp là một di sản quý giá không chỉ của dân tộc Hy Lạp,
mà còn của cả nhân loại. Với tư cách một hệ thống hoàn chỉnh, triết học Hy
Lạp cổ đại ra đời vào khoảng cuối thế kỷ VII – đầu thế kỷ VI trước CN và tồn
tại đến thế kỷ II – III sau CN, trong thời chiếm hữu nô lệ.
Với nền văn minh rực rỡ của mình, Hy Lạp luôn thu hút sự quan tâm
tìm hiểu của không ít người nghiên cứu và cho đến nay, những thành tựu của
nền văn minh ấy vẫn luôn khiến người ta phải ngưỡng mộ, khâm phục. Mặc
dù triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển của lịch sử
tư tưởng phương Tây, nhưng những tư tưởng triết học, những thành tựu mà
nó đã đạt được thì không ai có thể phủ nhận. Không chỉ thế, những thành tựu
của triết học Hy Lạp còn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của hầu hết
các trào lưu triết học sau này. Ph.Ănghen đã đánh giá: “Từ các hình thức
muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở
hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này” [24, tr. 491]. Có thể nói, triết học
Hy Lạp cổ đại đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử tư tưởng mà đến tận
ngày nay, những giá trị của nó vẫn luôn cần được nghiên cứu. Một trong
những giá trị của triết học Hy Lạp cổ đại chính là tư tưởng về con người.
Nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại không chỉ
góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề con người trong lịch sử triết học, mà hơn
nữa, nó còn giúp chúng ta tìm thấy sợi dây liên kết giữa triết học cổ đại với

triết học Mác về vấn đề con người để từ đó, khẳng định giá trị khoa học trong
tư tưởng triết học mácxít về con người, đồng thời thấy được sự vận dụng đúng
đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đường lối, chính sách
phát triển con người Việt Nam toàn diện cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.


2
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này có thể coi là sự đóng góp ít nhiều,
hữu ích vào việc tìm hiểu kho tàng lịch sử triết học và do vậy, cả trong việc kế
thừa, tiếp thu và phát huy những giá trị tốt đẹp của triết học phương Tây trước
Mác nói chung, triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng nhằm khẳng định giá trị
nhân văn của triết học Hy Lạp cổ đại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài con người trong lịch sử triết học phương Tây đã có một số công
trình nghiên cứu, như:
- Vũ Minh Tâm (chủ biên), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1996.
Trong công trình này có độ dày 239 trang, các tác giả đã trình bày một
cách tương đối có hệ thống tư tưởng về con người trong lịch sử triết học, từ
triết học cổ đại đến triết học Mác – Lênin.
- Con người – những ý kiến mới về một đề tài cũ, (gồm 2 tập), Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1986 (An Mạnh Toàn dịch).
Đây là công trình gồm 2 tập với 641 trang, do An Mạnh Toàn dịch, Mai
Thanh hiệu đính. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu những vấn
đề cơ bản về quá trình phát triển, về bản chất và những đặc trưng của con
người khi mới xuất hiện, khi sống trong xã hội nguyên thủy, trong các xã hội
có đối kháng giai cấp, và trong xã hội chủ nghĩa. Quan niệm của triết học
phương Tây hiện đại và những kết quả mới trong các công trình nghiên cứu
khoa học về con người cũng đã được đề cập trong cuốn sách này.

Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khác khi đề cập đến
lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, đã nói đến quan niệm của triết học này về con
người. Chẳng hạn như:
- Nguyễn Quang Thông, Tống Văn Chung, Lịch sử triết học cổ đại Hy
La (gồm 2 tập), Tủ sách Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1990.


3
Trong cuốn sách gồm 2 tập với 222 trang này, khi trình bày hệ thống
các tư tưởng triết học, các trường phái trong lịch sử triết học Hy La cổ đại,
các tác giả đã đề cập đến tư tưởng triết học về con người ở một số nhà triết
học tiêu biểu trong nền triết học này.
- Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học Tây phương, Tập 1: Thời kỳ khai
nguyên triết lý Hy Lạp, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2000.
Trong cuốn sách gồm 263 trang này, tác giả đã đề cập đến các nội
dung, như vũ trụ luận theo nguyên chất sơ bản; Trường phái Pythagore;
Heraclite, Parménide và trường phái Elée; Vũ trụ luận căn cứ trên những hành
chất sơ bản Trong các nội dung trên, tư tưởng triết học về con người đã
được nói đến qua một số nhà triết học Hy Lạp cổ đại tiêu biểu.
- Trần Văn Phòng, Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội, 2006.
Cuốn sách gồm 157 trang. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích
điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, các giai đoạn phát triển, những đặc điểm
cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại và ít nhiều có đề cập đến quan niệm về con
người ở một đại diện tiêu biểu.
- Alan C.Bowen, Khoa học triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 2004.
Cuốn sách gồm 458 trang này là tập hợp chọn lọc 12 bài viết của 12 tác
giả là những nhà nghiên cứu trong và ngoài giới triết học. Nhìn chung, đây là
công trình đã có nhiều đóng góp vào việc làm sáng tỏ nguồn gốc khoa học của

triết học Hy Lạp cổ đại, đồng thời cũng đã chỉ ra và phân tích quan niệm của
nền triết học này về con người.
- Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, Đại cương lịch sử
triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, 2006.


4
Đây là công trình biên soạn về lịch sử hình thành và phát triển triết học
phương Tây, từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức. Công trình
có độ dày 720 trang. Triết học Hy Lạp cổ đại được trình bày ở chương 2. Ở
đây, khi nói về quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại,
các tác giả đã tập trung luận giải tư tưởng triết học của Xôcrát, Platôn và
Arixtốt, trong đó quan niệm của các nhà triết học này về con người đã được
đề cập đến.
Ngoài ra, còn có một số bài báo đăng trên các tạp chí Triết học, Lý luận
Chính trị… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ mới trình bày một
cách khái quát về quan niệm con người trong triết học Hy Lạp cổ đại mà chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, thực hiện đề tài này,
tác giả mong muốn lấp đi một phần của khoảng trống đó, đem đến một cái
nhìn toàn diện tương đối chi tiết hơn, về một trong những tư tưởng cốt lõi của
triết học Hy Lạp cổ đại, góp phần khẳng định giá trị của nó trong dòng chảy
tư tưởng triết học nhân loại.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của Luận văn này là phân tích, trình bày một cách có hệ
thống quan niệm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại qua tư tưởng một
số nhà triết học tiêu biểu để từ đó, đưa ra một số nhận định về giá trị tích cực
và hạn chế của các quan niệm đó.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên đây, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ

chủ yếu sau:
Thứ nhất, phân tích các điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của triết học Hy
Lạp cổ đại về con người.


5
Thứ hai, luận giải quan niệm về con người trong hệ thống triết học của
các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tiêu biểu.
Thứ ba, đưa ra một số nhận định về quan niệm con người của các nhà
triết học Hy Lạp cổ đại.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân
tích, đối chiếu, so sánh kết hợp với phương pháp lôgíc và lịch sử, dưới ánh
sáng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Cái mới của luận văn
Luận văn nêu lên một cách tương đối có hệ thống tư tưởng của các nhà
triết học Hy Lạp cổ đại về con người nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề con
người trong nền triết học này và khẳng định giá trị của nó trong lịch sử triết
học nhân loại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử triết học và cho những ai quan tâm đến triết học Hy Lạp cổ
đại nói chung, vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.










6
Chương 1
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI
QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

Đất nước Hy Lạp ngày nay là một quốc gia phát triển. Hy Lạp là thành
viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Liên hợp quốc, NATO, Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế - OECD, Tổ chức Thương mại thế giới – WTO và là một
thành viên của Liên minh châu Âu. Hy Lạp thiết lập quan hệ ngoại giao với
Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 15 tháng 4 năm 1975.
Thời cổ đại, Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất, có
ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây
chính là mảnh đất của những đền đài phế tích cổ xưa nằm rải rác khắp nơi trên
đất nước, nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội
Olympic. Khó có thể kể hết những gì mà người Hy Lạp đã đóng góp cho nền
văn minh nhân loại trong các lĩnh vực triết học, mỹ thuật và kiến trúc, thi ca và
văn học Giờ đây, những thành tựu mà người Hy Lạp đã đem lại cho nhân loại
vẫn luôn xuất hiện trong ngôn ngữ của hầu hết các dân tộc trên thế giới.
Sự hình thành tư tưởng triết học nói chung, quan niệm về con người nói
riêng không thể tách rời các điều kiện khách quan và chủ quan, bên trong và
bên ngoài mà trong đó, trước hết phải kể đến các điều kiện, tiền đề kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học và những triết lý trong thần thoại Hy Lạp.
1.1. Tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội
Hy Lạp giống như một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa Trung Hải
trong bản đồ châu Âu. Phía Đông là lãnh thổ thuộc về châu Á. Ở thế kỷ IV –

III trước CN, đây là một lãnh thổ rất trù phú với một nền thương mại kỹ nghệ
cực thịnh và một nền văn hóa phong phú. Phía Tây là nước Ý, đảo Sicile,
nước Y Pha Nho và xứ Gibraltar đầy nguy hiểm cho các thủy thủ mỗi khi


7
muốn vượt qua eo biển này. Phía Nam là đảo Crete mà ngàn năm trước Tây
lịch, đó là nơi khởi đầu của nền văn minh nhân loại. Phía Bắc là những xứ
Thessaly, Epirus và Mecédoine, mà từ những xứ này, nhiều bộ lạc đã xuất
phát và mở những cuộc tấn công về phía Nam.
Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người: người Eôliêng chủ yếu cư trú ở
Bắc bán đảo Bancăng và một phần Trung bộ - vùng đồng bằng Bêôxi; người
Iôniêng ở đồng bằng Attích – vùng ven biển phía Tây Tiểu Á, người Akêang
ở vùng Bắc bán đảo Pelôpônedơ và người Đôiêng ở Bắc bán đảo Pelôpônedơ,
đảo Grét và các đảo khác ở phía Nam biển Êgiê.
Thể chế xã hội quan trọng đầu tiên trong thế giới Hy Lạp đã phát triển
trên đảo Crete, phía Nam biển Agean. Cư dân Crete không phải người Hy Lạp
gốc, họ đến từ vùng đất phía Tây Tiểu Á. Xã hội Hy Lạp cổ đại khi đó phát
triển khá điển hình với phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Khoảng thế kỷ
VI – IV trước CN, xã hội nô lệ Hy Lạp đã phát triển tới mức hoàn thiện với
hai trung tâm kinh tế - chính trị điển hình là thành bang Athens và thành bang
Sparta. Athens thực hiện nền dân chủ của mình, còn Sparta thực hiện nền
quân chủ, thậm chí độc tài. Hệ thống cai trị là tập đoàn thủ lĩnh chính trị, hay
sự cai trị của một thiểu số người, được giảm thiểu qua một mức độ dân chủ
nào đó. Hội nghị toàn dân gồm nam giới trên 30 tuổi bầu ra một hội đồng
gồm 28 thành viên lão thành trên 60 tuổi để phục vụ đời sống xã hội và lập kế
hoạch làm việc cho hội nghị. Mỗi năm, Hội nghị này lựa chọn ra năm quan
ngự sử (ephor). Đàn ông Sparta cống hiến trọn cuộc đời mình từ 7 tuổi đến 60
tuổi cho sự nghiệp chiến binh. Phụ nữ Sparta có một nếp sống mà những
người Hy Lạp khác nhận thấy là khác thường. Do sự gắn bó của quân đội với

các bang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tập quán xã hội, nên
các cô gái Sparta luôn rèn luyện các môn thể thao để trở thành những bà mẹ
khỏe mạnh về thể chất. Dân Sparta hiếm khi đi đâu đó mà thường sống khép


8
mình trước những ý tưởng mới có thể đã gợi hứng cho sự theo đuổi về mặt trí
tuệ, như triết học hay viết sử.
Athens ở Hy Lạp là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất lúc bấy
giờ, có ảnh hưởng rộng khắp vùng Địa Trung Hải. Đây là một thành bang
rộng lớn, được mở rộng bờ cõi vào năm 700 trước CN, bao gồm toàn bộ vùng
bình nguyên Attica. Đây cũng là thành bang luôn quan tâm đến việc mở rộng
buôn bán với những chiều hướng chính trị mạnh mẽ, năng động. Chế độ quân
chủ ở Athens đã chấm dứt năm 683 trước CN. Thay vào đó các thành phố
được quản lý bằng ba, sau đó là chín quan chấp chính (những nhà quản trị
được lựa chọn hàng năm bằng một hội nghị mà bởi tất cả nam công dân
trưởng thành bỏ phiếu bầu cử). Sau nhiệm kỳ một năm, chín quan chấp chính
vĩnh viễn tham gia một hội đồng gọi là Tòa án tối cao. Đây là tổ chức có ảnh
hưởng mạnh hơn Hội đồng chấp chính trong việc đề ra chính sách công.
Giữa hai thành bang Athens và Sparta đã xảy ra cuộc chiến tranh tàn
khốc do Sparta khởi sự. Athens đã thua trong cuộc chiến Peloponnese và quân
Sparta đã áp đặt lên thành bang Athens một chế độ bù nhìn, gọi là bè lũ Ba
mươi Bạo chúa vào năm 404 trước CN. Khi người dân Athens giành lại được
quyền hành, họ đã khôi phục liên minh hải quân vào năm 394 trước CN. Mặc
dù có ít thành viên, nhưng sự hoang đàng của họ không giảm bớt. Bất chấp
những hứa hẹn về tôn trọng sự độc lập của các thành viên liên minh, quân
Athens bắt dân chúng phải cống nạp như khi còn ở trong Liên minh Delos và
do vậy, đã diễn ra các cuộc nổi dậy của dân chúng và liên minh này sụp đổ
vào khoảng năm 355 trước CN. Cuộc chiến tranh giữa hai thành bang này là
một trong những cơ sở chính trị - xã hội cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực thế

giới quan, ý thức hệ trong triết học Hy Lạp cổ đại.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của các thành bang Hy Lạp là nông nghiệp,
nhưng nhiều vùng đất của Hy Lạp lại có lớp đất mỏng, nhiều đá, không thích


9
hợp cho việc trồng cấy các loại ngũ cốc, chăn thả gia súc. Do vậy, sự thiếu
hụt lương thực là mối đe dọa thường xuyên cho sự ổn định kinh tế của đất
nước này. Chỗ ở của người Hy Lạp còn sơ sài, tình trạng môi trường sống sơ
khai. Ngũ cốc và cá là những loại lương thực, thực phẩm chính trong chế độ
ăn uống; thịt thường được dành cho những ngày lễ hội, hiếm có những thứ xa
xỉ, người Hy Lạp khi đó chủ yếu sống nhờ vào những nguồn thu nhập nhỏ
nhoi. Nghề đánh cá và nghề nông buộc phải tạm dừng vào mùa đông, và do
vậy, người Hy Lạp có khá nhiều thời gian nhàn rỗi. Họ dùng thời gian rảnh
này để đến những nơi công cộng. Việc này đã trở thành một thông lệ và vẫn
còn tồn tại đến tận ngày nay.
Sự phát triển của nền kinh tế tiền đúc diễn biến chậm chạp. Tiền đúc bắt
nguồn từ vương quốc Lydia, miền Tây Tiểu Á vào khoảng năm 600 trước CN.
Sau đó, người Hy Lạp bắt đầu sử dụng tiền đúc, nhưng thời gian đầu, nó chỉ
góp một phần nhỏ trong việc buôn bán hàng ngày, vì đồng tiền nhỏ nhất là một
drachma bằng giá của một con cừu. Thế kỷ V trước CN, việc sử dụng tiền đúc
phát triển, vì khi đó, các đơn vị tiền nhỏ hơn drachma đã được đưa vào sử
dụng. Tiền thuế thu được ở các thành bang được chi trả cho việc bảo dưỡng
tường thành, cống rãnh, đường xá, hải cảng và những thứ khác. Đến năm 300
trước CN, ở Hy Lạp đã xuất hiện kho bạc, nhưng chỉ dành riêng cho quân sự.
Thế giới cổ Hy Lạp trở lên thịnh vượng hơn, khi người Hy Lạp di cư từ
xứ sở quê hương của họ đến Ai Cập và vùng Cận Đông. Họ du nhập những
loại hoa màu mới, những kỹ thuật nông nghiệp để làm tăng hiệu quả sản xuất,
như cải thiện, mở rộng hệ thống thủy lợi, đem lại thêm nhiều diện tích chăn
thả súc vật nhằm cung cấp da, vải cho dân chúng, ngựa cho kỵ binh.



10
Sự phát triển buôn bán đường dài thậm chí còn nổi bật hơn. Các nhà cai
trị thời Hellene
1
đã thiết lập một hệ thống tiền tệ hợp lý, xây dựng đường xá,
kênh đào, tảo trừ những vùng biển có hải tặc. Các thương nhân có thể buôn
bán về phía Đông đến Ấn Độ và về phía Tây vượt qua Địa Trung Hải đến bờ
biển Đại Tây Dương thuộc châu Phi và châu Âu. Thế nhưng, sự thịnh vượng
của Hy Lạp lại không được phân bố đồng đều. Các nhà cai trị và những thành
viên của tầng lớp thượng lưu (thường là người Hy Lạp) đã tích góp những tài
sản kếch sù, nhưng chỉ nhỏ giọt xuống cho những tiểu nông và người lao
động và điều này đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo và làm gia tăng xung đột
xã hội.
Các đô thị ở Hy Lạp, với vị trí thuận tiện, đã tiếp thu được các luồng tư
tưởng mới từ phương Đông chuyển tới nhờ quan hệ mậu dịch giữa các dân
tộc. Người Hy Lạp đã tiếp thu được từ Ai Cập quan niệm coi nước là nguồn
gốc của thế giới sinh vật, của vạn vật; từ Babylone là quan niệm của nhà thiên
văn học Selevka với giả thuyết coi vũ trụ là một hệ thống mà trong đó, mặt
trời là trung tâm, là khởi thủy của tất cả vạn vật, còn mặt đất chỉ là một đại
dương; từ nhà hiền triết Ấn Độ Brihaspati là nhận định coi thế giới vật chất và
vạn vật, sinh vật, kể cả con người đều do 4 nguyên tố tạo ra: lửa, không khí,
nước và đất, rằng “chúng ta không tin ở một thiên đường nào cả, ở một sự giải
thoát nào cả, và cũng không tin linh hồn còn sống được trong thế giới siêu
trần” [xem 62]. Cũng nhờ vị trí thuận lợi, các đô thị ở Hy Lạp đã tiếp thu
được nhiều kiến thức mới về kỹ thuật sản xuất. Cùng với đó, người Hy Lạp,
khi tiếp nhận những khái niệm trừu tượng có khả năng kích thích hoạt động
khái quát của tư duy, đã chuyển từ thực tiễn đến lý luận, từ nghệ thuật sang
khoa học, từ khoa học sang triết lý.


1
Triết học thời đại Hellen: là thuật ngữ dùng để chỉ triết học từ sau Arixtốt cho tới lúc xuất hiện phái Tân
Platôn (thế kỷ thứ 3 Sau CN) trong vùng văn minh Hellen.


11
Về phương diện chính trị, ở Hy Lạp cổ đại, trong một giai đoạn kéo dài,
hàng mấy trăm năm đã liên tiếp xảy ra những biến cố chính trị vô cùng quyết
liệt. Các biến cố này phần lớn là do đấu tranh giai cấp gây nên và chúng đã có
tác dụng mở đường cho triết lý nảy sinh và phát triển.
Khi chế độ quân sự sụp đổ, chế độ Polis thay thế, quyền lực của người
thủ lĩnh tan vỡ, xã hội Hy Lạp không còn là một thể thống nhất, nó đã biến
thành một khung cảnh đấu tranh giai cấp giữa quý tộc và nô lệ. Các đô thị
mới được xây dựng, nhà nước được hình thành trên cơ sở đấu tranh giai cấp
ngày càng ác liệt đã xuất hiện quan niệm cho rằng, Nhà nước Polis là của
chung tất cả, không phải của riêng một người hay một giai cấp nào. Điều đó
đã làm cho đời sống chính trị ở Hy Lạp khi đó có sự thay đổi: mọi việc chung
đều được mang ra bàn luận công khai, không còn bí mật như trước. Pháp luật
mà trước đây giai cấp quý tộc giữ trong vòng huyền bí để tiện đường uốn nắn,
phục vụ lợi quyền của nó, thì nay phải mang ra viết thành văn kiện, niêm yết
để mọi người đọc và biết. Mọi công dân đều có quyền ngang nhau tham gia
chính quyền, nắm chính quyền trong tay mình, đồng thời đảm nhận những
nghĩa vụ, nhiệm vụ ngang nhau. Các nhà chính trị phải là những nhà hùng
biện, thông thạo trong cách dùng lời lẽ và lý luận để thuyết phục quần chúng.
Từ đó lý tưởng về một con người mới xuất hiện đó là những đức tính cao quý
mà mỗi công dân hướng tới: tính tự chủ trong tính tình, lời nói, cử chỉ, trong
các dục vọng, mơ ước, trong các ý nghĩ và hành động. Bởi lẽ, với đức tính
này, họ tránh được những cái quá đáng, quá khích, luôn giữ thái độ đúng mức,
phải chăng. Quần chúng bao gồm những người “thường thường bậc trung,

không giàu, không nghèo” và các tầng lớp trung lưu, luôn giữ thái độ trung
dung trong mọi trường hợp và đối với mọi vấn đề giai cấp đang diễn ra trong
xã hội cổ đại. Điều đó cho phép các tầng lớp trung lưu đông đảo đóng vai trò
“hoãn xung” giữa các tầng lớp quá khích, cực đoan, luôn đấu tranh để đưa thể


12
chế Polis vào tình trạng xung đột liên miên. Nhu cầu phát triển kinh tế, xây
dựng một hệ thống thế giới quan mới được coi là một lợi khí đấu tranh. Song,
trong phạm vi kinh tế cũng như trong phạm vi chính trị, tầng lớp quý tộc
không bao giờ khoanh tay đứng nhìn. Do đó, triết lý cổ đại Hy Lạp luôn mang
nặng tính chiến đấu.
Hình thái xã hội Hy Lạp cổ đại là hình thái chiếm hữu nô lệ. Nói về
hình thái này, trong Chống Đuy - rinh, Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Chỉ có
chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện được trên
một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp, và do đó, mới có
thể có thời kỳ hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn minh Hy
Lạp. Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ
thuật và khoa học Hy Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có Đế chế La Mã.
Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không
có châu Âu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn
bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái
trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi
người thừa nhận. Theo nghĩa đó, chúng ta có quyền nói rằng: không có chế độ
nô lệ cổ đại, thì không có chủ nghĩa xã hội hiện đại” [24, tr.254].
Vào khoảng thế kỷ IX đến thế kỷ VII trước CN, ở Hy Lạp, chế độ công
xã thị tộc tan rã dẫn đến sự hình thành và phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ.
Giai đoạn đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu từ thế kỷ VII đến thế kỷ V
trước CN. Đây cũng là giai đoạn hình thành và bắt đầu phát triển của triết học
Hy Lạp cổ đại. Từ thế kỷ thứ V trước CN, Hy Lạp cổ đại bước vào thời kỳ

hưng thịnh, phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ. Với chiến thắng trong cuộc
chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư (500 – 490 trước CN), người Hy Lạp đã mở rộng
lãnh thổ và mở rộng ảnh hưởng của mình trên vùng Địa Trung Hải. Cuộc đấu
tranh giữa hai phái chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc đã tạo ra những tiền đề


13
chính trị cho cuộc đấu tranh ý thức hệ và thế giới quan trong triết học. Đây
cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của các trường phái triết học ở Hy Lạp cổ đại,
như phái nguyên tử duy vật với đỉnh cao là Đêmôcrít, phái duy tâm với đại
biểu tiêu biểu là Platôn…Giai đoạn khủng hoảng, suy tàn của chế độ chiếm
hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại kéo dài từ thế kỷ IV trước CN đến khoảng thế kỷ
IV – V sau CN. Đây cũng là thời kỳ đầy biến động trong lịch sử Hy Lạp cổ
đại. Đến thế kỷ II trước CN, Hy Lạp bị La Mã chinh phục. Tuy nhiên, văn hóa
Hy Lạp lại đồng hóa ngược trở lại đối với văn hóa La Mã. Đây là thời kỳ xuất
hiện chủ nghĩa hoài nghi và chiết trung trong triết học Hy Lạp cổ đại. Khi đó
các nhà triết học ít chú ý tới những vấn đề tự nhiên, mà quan tâm nhiều hơn
đến vấn đề làm thế nào để thoát khỏi khổ đau, bất hạnh…, tức là đề cập tới
con người nhiều hơn.
Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so
với phương thức sản xuất công xã thị tộc. Lực lượng sản xuất được giải
phóng, phát triển nhanh chóng. Hình thức lao động tập trung của nô lệ trong
các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, khai thác mỏ, đóng thuyền…
đã tạo ra năng suất lao động cao. Trong xã hội, xuất hiện nhiều ngành nghề
mới, như nghề luyện kim, thuộc da, nấu rượu. Nền kinh tế hàng hóa hình
thành và phát triển. Biển Địa Trung Hải là môi trường thuận lợi cho các
thương nhân Hy Lạp, La Mã buôn bán với các nước phương Đông, như Ai
Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà. Các sản phẩm, như rượu nho, dầu, ôliu, da thú, kim
loại (đồng, sắt) được đem bán để đổi lấy sản phẩm khác, như hương liệu quý,
tơ, lụa, vàng, bạc, đá quý ở các nước phương Đông.

Do sản xuất phát triển và nhu cầu lao động trong xã hội tăng nhanh,
nên những tù binh trong chiến tranh đã không bị giết, mà được biến thành loại
hàng hóa đặc biệt để mua, bán, trao đổi… Nô lệ được sử dụng trong các
ngành kinh tế, một mặt, tạo ra bước phát triển quan trọng trong lực lượng sản


14
xuất; mặt khác, lại làm cho mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ càng
thêm gay gắt. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ đã liên tiếp xảy ra. Giai cấp
chủ nô không chỉ dùng bạo lực đàn áp nô lệ, mà còn sử dụng các loại hình văn
hóa như một công cụ để thống trị, áp bức về mặt tinh thần nhằm bảo vệ quyền
lợi của giai cấp mình. Triết học là một trong những loại hình của ý thức xã hội
trong xã hội Hy Lạp đã ra đời rất sớm và được coi là “khoa học của mọi khoa
học”, bao gồm hầu hết các lĩnh vực thiên văn, địa lý, toán học, y học, sử học,
văn học… Trong triết học, nhiều vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề con người,
được đặt ra và đòi hỏi phải được giải quyết, như số phận, nỗi khổ đau, niềm
hạnh phúc… Tiếp thu và phát triển những tư tưởng triết học của các nước
phương Đông, triết học Hy Lạp cổ đại đã đề ra và giải quyết nhiều vấn đề
nhân bản.
Nhìn chung, nền kinh tế chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại là nền kinh tế
phát triển. Sự phát triển của kinh tế không chỉ đặt ra những vấn đề thúc đẩy
triết học ra đời, phát triển, mà còn dẫn tới sự phân công lao động xã hội thành
lao động trí óc và lao động chân tay. Điều này góp phần hình thành tầng lớp
trí thức – những người lao động trí óc, những nhà khoa học, trong đó có các
nhà triết học.
Tất cả những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trên đã tạo nên những
điều kiện thuận lợi cho triết học Hy Lạp cổ đại nảy sinh, tồn tại và phát triển.
Những thay đổi đó luôn đòi hỏi phải được củng cố về mặt tư tưởng. Chính vì
vậy mà triết học Hy Lạp cổ đại đã được hình thành và phát triển trên nhiều địa
phương khác nhau của “Đại Hy Lạp”. Đến lượt mình, sự phát triển này của

triết học Hy Lạp cổ đại tạo nên tính đa dạng và phong phú của nó. Triết học
Hy Lạp cổ đại đã đề cập tới mọi vấn đề của đời sống xã hội, trong đó có vấn
đề con người. Mặc dù giữa các nhà triết học vẫn còn nhiều bất đồng về vấn đề


15
này, nhưng nhìn chung, họ đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất
của tạo hóa.
1.2. Tiền đề văn học – nghệ thuật, khoa học và một số triết lý trong
thần thoại Hy Lạp
1.2.1. Tiền đề văn học – nghệ thuật
Nền văn hóa ở các xã hội Hy Lạp hình thành do sự tác động qua lại
giữa các truyền thống Cận Đông và Ai Cập với các truyền thống Hy Lạp. Do
thường xuyên có những chuyến du ngoạn sang các nước phương Đông, các
nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết đến huyền học và thuật chiêm tinh của Ai
cập, Babylon và do vậy, các tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại ít nhiều mang
dấu ấn của huyền học phương Đông.
Nền văn minh Hy Lạp đã được chính chúng ta ca ngợi nhiều hơn bất kỳ
nền văn minh nào khác về sự sáng tạo, về thiên tài nghệ thuật, về sự anh minh
ở lĩnh vực trí tuệ. Nền văn minh này, đã sáng tạo nên những hình thức tư
tưởng và cách thức thể hiện vẫn được mô phỏng bấy lâu nay là triết học, kịch
nghệ, sử thi và lịch sử. Trong sự ra đời và phát triển của nền văn minh Hy
Lạp, văn hóa đã từng bước nảy sinh và ngày càng đa dạng với những thành
tựu rực rỡ. Những di sản văn hóa được coi là đỉnh cao của văn minh Hy Lạp
chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn hóa thế giới. Một trong những
lĩnh vực văn hóa đó là văn học Hy Lạp.
Nội dung đầu tiên cần phải nói đến trong văn học Hy Lạp là thần thoại
Hy Lạp. Thần thoại chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học Hy
Lạp cổ đại. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú, thể hiện một cách sinh động
cách giải thích của người Hy Lạp về tự nhiên, về nguồn gốc loài người; đồng

thời, nó cũng đã phản ánh những kinh nghiệm của cuộc sống lao động và ước
vọng của người Hy Lạp. Xuất hiện ở giai đoạn đầu của nền văn minh Hy Lạp,
thần thoại được các ngành nghệ thuật sử dụng để xây dựng nên những tác


16
phẩm thể hiện tư tưởng của người Hy Lạp và như C.Mác đã khẳng định “vật
liệu của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp”.
Nội dung thứ hai trong văn học Hy Lạp là thơ ca, được bắt đầu từ thơ
ca dân gian với hai tập sử thi nổi tiếng của nhà thơ mù Hôme - Iliát và Ôđixê.
Hai tập sử thi này được coi là hai tác phẩm tiêu biểu về tài năng văn học của
người Hy Lạp cổ đại. Trên cơ sở truyện dân gian “Truyền thuyết về thành
Troy”, hai tập sử thi này đã ra đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Iliát
mô tả năm thứ 10, năm quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh tương tàn giữa Hy
Lạp và thành Troy ở Tiểu Á. Hai nhân vật chính trong Iliát là dũng tướng
Achilles và dũng sĩ Hector. Trong trận đánh cuối cùng, Achilles đã ra trận để
trả thù cho bạn mình là Patroclus đã tử trận. Hector, con vua thành Troy đã bị
giết chết. Lễ mai táng Hector kết thúc thiên trường ca dài 15863 câu thơ. Bộ
Ôđixê kể lại cuộc hành trình phiêu bạt của Ôđixê – một viên tướng Hy Lạp.
Do Ôđixê làm mù mắt Olifem, thần biển Poseidon đã nổi giận ngăn trở cuộc
hành trình này và khiến cho Ôđixê phải 10 năm phiêu bạt đầy tai ương, và chỉ
nhờ các thần giúp đỡ và nhờ mưu trí, Ôđixê mới trở về quê hương để gặp lại
người vợ thủy chung. Bản trường ca này dài 12110 câu thơ.
Iliát và Ôđixê không chỉ có giá trị văn học, mà còn là nguồn sử liệu
phong phú của lịch sử Hy Lạp. Vào thế kỷ VIII – VII trước CN, nhà thơ
Hêxiốt đã trở thành nhân vật nổi tiếng với hai tác phẩm lớn - Teôgônia (Gia
phả hay là nguồn gốc của các thần) và Công việc và tháng ngày. Đây là hai
tác phẩm văn học nói về cuộc đời cơ cực của người nông dân dưới ách thống
trị của bọn quý tộc và ngợi ca người lao động.
Thơ trữ tình Hy Lạp nảy sinh và phát triển cao vào thế kỷ VI trước CN.

Dòng thơ trữ tình này đã thể hiện cuộc sống với nhiều màu sắc tư tưởng và
thế giới nội tâm của người Hy Lạp cổ đại. Những nhà thơ nổi tiếng của dòng
thơ này là Solon, Arkiloc, Théonit, Tirter, Pinda, Anacréon…


17
Văn xuôi Hy Lạp xuất hiện từ thế kỷ VI trước CN dưới dạng các câu
truyện ngụ ngôn. Esop là một nô lệ nhưng với tài năng vốn có, ông đã trở
thành nhà văn ngụ ngôn nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Tác phẩm của ông khá
nhiều và đặc sắc, như “Con cáo và chùm nho”, “Sư tử”,… Có ảnh hưởng lớn
đến văn học thế giới.
Kịch Hy Lạp luôn chiếm một vị trí cao trong đời sống văn học, nghệ
thuật và có tác dụng giáo dục quan trọng trong xã hội Hy Lạp. Kịch, đặc biệt
là bi kịch Hy Lạp, đã đặt nền móng cho ngành kịch thế giới. Thế kỷ V – IV
trước CN, kịch Hy Lạp đã phát triển đến đỉnh cao. Tính chất hiện thực đa
dạng, trình độ nghệ thuật điêu luyện của nó đã thu hút đông đảo người xem
tới những nhà hát lớn có tới 44000 chỗ ngồi ở Megalopolis, 17000 chỗ ngồi ở
Athens. Điều đó đã chứng tỏ vai trò, ý nghĩa của kịch trong đời sống xã hội
Hy Lạp cổ đại. Bi kịch Hy Lạp phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội
Hy Lạp. Nghệ thuật của nó đã đạt tới trình độ sâu sắc về cách thể hiện tâm lý
nhân vật, các sự kiện riêng lẻ được nâng lên tầm khái quát hóa. Các tác giả lỗi
lạc của bi kịch Hy Lạp có thể kể đến là: Echine (525 – 456 trước CN) với
Oresti, Prométer bị xiềng và Quân Ba Tư; Sophocles (497 – 406 trước CN)
với Edip làm vua và Antigone; Euripides (484 – 406 trước CN) với Electre và
Bellerophon…
Ngoài bi kịch, hài kịch Hy Lạp cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
Hài kịch Hy Lạp thường mang nội dung chính trị, giải quyết những vấn đề
nóng hổi của cuộc sống. Tác giả hài kịch xuất sắc nhất là Aristophane (446 –
385 trước CN) với 44 hài kịch với các vở tiêu biểu, như Kỵ sĩ, Chim, Hòa
bình, Ếch, Lizistrata,…

Ngoài cơ thể và chân tay dùng để múa, loài người còn có miệng. Khi
chế tạo ra các dụng cụ, loài người đồng thời cũng phát ra tiếng kêu, sau đó
thành tiếng nói để điều hòa những động tác trong lao động tập thể và điều


18
khiển lao động. Tiếng nói kết hợp với nhịp điệu phát sinh ra bài ca lao động
nhằm làm cho tinh thần người lao động phấn khởi, bàn tay trở lên dẻo dai
hơn. Tới một giai đoạn, các tiếng kêu điều khiển và điều hòa lao động tập thể
không dùng miệng để phát ra nữa, mà được các dụng cụ phát ra, bắt chước
miệng người. Đây là mầm mống của nhạc không lời, nhạc cử hành trang lễ
bằng nhạc cụ. Thi ca xuất hiện khi yếu tố Vũ bị loại trừ ra ngoài ca hát, nhưng
Thi ca cũng như Vũ, Nhạc đều có nhịp điệu là yếu tố chung của Thơ, Vũ,
Nhạc. Ở Hy Lạp cổ đại, trong giai đoạn đầu, thi sĩ đồng thời là nhà tiên tri và
chịu ảnh hưởng của một “thần hứng”. C.Mác nhận xét rằng “nghệ thuật Hy
Lạp, - trong đó tất nhiên có thi ca-, phát triển trên cơ sở thần thoại và thần
thoại là đất nuôi dưỡng văn nghệ Hy Lạp” [62, tr.127].
Ở Hy Lạp cổ đại, trong giai đoạn đầu, chúng ta còn thấy xuất hiện một
chủ đề khác, xuyên suốt nền văn minh phương Tây – chủ đề Nhà nước với tư
cách một hệ thống chính trị với các luật lệ được dân chúng tạo ra và có sự
tham gia bảo đảm của các công dân. Người Hy Lạp đã phát triển một nền văn
hóa công dân, nền văn hóa đã phá vỡ các truyền thống quân chủ của vùng Cận
Đông. Họ đã sống trong những xã hội độc lập, hay thành bang. Các thành
bang này thường do một tầng lớp thượng lưu thống trị, nhưng ngay cả trong
cấu trúc này thì quyền hành cũng đã được mở rộng tới mức vượt xa quyền lực
của một nhà thống trị đầy quyền lực trong những nền văn minh cổ xưa. Theo
thời gian, nền văn hóa Hy Lạp đã hồi sinh sau thời kỳ đen tối để bước vào
thời kỳ tràn trề sinh lực nghệ thuật và trí tuệ phi thường. Thi ca và nghệ thuật
đã phá vỡ những ranh giới cũ và các sử gia đã mượn thuật ngữ ở các giai đoạn
sau này để gọi phong trào văn hóa này là thời kỳ Phục hưng Hy Lạp.

Lĩnh vực văn hóa tiếp theo cần phải được nhắc đến trong văn hóa Hy
Lạp cổ đại là tôn giáo. Nghiên cứu tôn giáo cổ đại Hy Lạp, nhiều nhà nghiên
cứu đã khẳng định sự biến chuyển của nó theo bước tiến của lịch sử và trong


19
mỗi giai đoạn lịch sử, nó đã được thể hiện dưới các hình thức khác nhau. Tôn
giáo biểu hiện thái độ của con người trước tự nhiên, quan hệ của con người
đối với các lực lượng tự nhiên. Thái độ và quan hệ ấy biến chuyển theo đà
tiến của sản xuất và các kiến thức kỹ thuật, khoa học phục vụ sản xuất. Tôn
giáo là một hình thức thể hiện sự hiểu biết, nhận thức của loài người đối với
tự nhiên, các điều loài người đợi chờ ở tự nhiên. Đồng thời, khi xã hội tiến
triển, nó cũng phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong xã hội, tùy theo
từng giai đoạn khác nhau.
Ở giai đoạn săn bắn và du mục, người Hy Lạp sống chủ yếu dựa vào
các con thú săn bắt được và vì vậy, để săn được nhiều thú vật, họ đã coi con
vật là một lực lượng siêu trần. Đến giai đoạn định cư và bắt đầu sản xuất nông
nghiệp, đời sống phụ thuộc vào nông phẩm, nhưng bản thân nông phẩm,
ngoài lệ thuộc vào sức lao động của con người còn lệ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, do vậy mà lúc này, người Hy Lạp luôn lo sợ các lực lượng tự nhiên và
tìm cách tranh thủ nó bằng tiếp tục thờ phụng nó. Các thần thánh đầu tiên đối
với người Hy Lạp là kết quả của sự “nhân – hóa” các lực lượng tự nhiên,
nhưng dần chuyển thành những hình tượng siêu nhân, siêu trần, siêu tự nhiên.
Theo đó, tôn giáo đã phát sinh trong giai đoạn cổ xưa của đời sống định cư
nông nghiệp, từ các hình tượng được nhận định một cách sai lầm và thô sơ
của họ đối với bản chất loài người và đối với thiên nhiên khách quan. Đó là
tôn giáo Vật tổ. Khi xã hội mẫu quyền chuyển sang xã hội phụ quyền, tôn
giáo Vật tổ đã nhường chỗ cho sự thờ cúng âm hồn và tổ tiên. Người Hy Lạp
cho rằng, khi cơ thể chết, Psykhe (hồn) còn tồn tại và do vậy, phải thờ cúng
hồn. Thờ cúng hồn đưa đến thờ cúng tổ tiên, hình thức thờ cúng này rất quan

trọng đối với xã hội cổ đại Hy Lạp.
Đến giai đoạn công xã nguyên thủy tan rã, tôn giáo ở Hy Lạp cổ đại lúc
này là tôn giáo đa thần. Các thần thánh xuất hiện hoặc dưới hình thể Vật, hoặc


20
dưới hình thể nửa người nửa vật, hoặc dưới hình thể người nhưng với vóc
dáng và đức tính cao hơn người. Tôn giáo này giản dị và thiết thực. Người và
thần giao ước với nhau, người thì cúng hiến lễ phẩm, thần thì phù hộ. Thoạt
đầu, không có đền điện, tượng, đài, lễ nghi, thầy cúng chuyên trách làm trung
gian giữa người và thần, cũng không có lý luận, giáo điều, giáo lý; nhưng sau
đó quan điểm thần thánh bảo hộ, che chở người lương chính, công bằng, bảo
vệ chính nghĩa đã được hình thành. Vào thế kỷ thứ VII – VI trước CN, khi
kinh tế đã có sự phát triển, tôn giáo đa thần đã phản ánh thực tế của một xã
hội mà ở đó, tầng lớp quý tộc nắm quyền thống trị. Với sự thay đổi của ý
thức, của nhu cầu, những công dân thị thành đã đòi hỏi ở các thần thánh một
nền đạo đức cao siêu và mong ước ở tôn giáo, một sự đáp ứng sát thực hơn
đối với nhu cầu tâm linh của họ. Họ cũng ngày càng tin tưởng hơn ở một lực
lượng siêu nhiên có khả năng bảo vệ chính nghĩa, bênh vực người hiền, kẻ
khó, cho phép công lý thắng thế, trừng phạt bạo lực khi bị tầng lớp quý tộc áp
bức, bóc lột. Khi tôn giáo đa thần không còn khả năng đáp ứng những nhu
cầu này, họ đã buộc phải tìm kiếm những tôn giáo khác. Trong số các tôn giáo
này, có ba tôn giáo được công chúng nhiệt liệt hoan nghênh - đó là tôn giáo
Eleusis, tôn giáo Orpheus và tôn giáo Dionysos.
Tôn giáo trong xã hội Hy Lạp cổ đại bao gồm hai yếu tố cơ bản: chủ
quan và khách quan. Yếu tố chủ quan - đó là sự rung động của con người vừa
kính, vừa sợ trước một lực lượng siêu nhiên mà với trình độ hiểu biết còn thấp
kém khó mà nắm bắt được. Sự rung động ấy được người Hy Lạp gọi là
Thambos – cái có khả năng, đưa người Hy Lạp đến chỗ tin tưởng vào các thế
lực siêu nhiên và tôn giáo đa thần. Yếu tố khách quan – đó là đời sống xã hội.

Người Hy Lạp cảm xúc, suy nghĩ, sinh hoạt trong khung cảnh xã hội nên yếu
tố xã hội đã lấn át yếu tố cá nhân vì vậy các tổ chức xã hội đã xây dựng nên
những lễ nghi với những thủ tục hết sức phức tạp. Thực thi tôn giáo đã trở


21
thành công việc của Nhà nước và có quan hệ đến vận mệnh của Polis và quần
chúng. Phạm tội đối với tôn giáo là phạm tội đối với Nhà nước. Trong cuộc
đấu tranh giai cấp ác liệt, lâu dài, gian khổ, quần chúng lao động luôn thấy
cần được cổ vũ, ủng hộ, khuyến khích và do vậy, họ mong đợi tôn giáo có thể
giải quyết một phần nào đó những ước vọng của họ sau khi chết và cả khi còn
sống. Đó là ước vọng bình đẳng, bình quyền với giai cấp thống trị, công lý
bảo vệ người nghèo khổ, thấp hèn, chống bạo lực, áp bức bóc lột của bọn
thống trị… Từ một lợi khí đấu tranh chống thiên nhiên, tôn giáo đã biến thành
một lợi khí đấu tranh giai cấp, theo đúng chiều hướng tiến triển của lịch sử Hy
Lạp cổ đại.
Sáng tạo trí tuệ của người Hy Lạp được thể hiện rõ trong khát vọng
truy tìm tầm tri thức đặc biệt mà họ gọi là Triết học. Đó là nỗ lực sử dụng lý
trí để khám phá và tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng. Triết học được
khai sinh khi người ta không còn thỏa mãn với những cách giải thích siêu
nhiên và thần bí về cách ứng xử của thế giới hay của con người. Thật khó nói
chính xác tại sao người Hy Lạp lại dần trở nên ngờ vực về những cách diễn
giải mà họ đã kế thừa trong thần thoại của mình. Vào thế kỷ thứ VI trước CN,
người Hy Lạp đã bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của một trật tự trong vũ trụ
vượt ra ngoài sự vận động được quy định bởi thần thánh và loài người có thể
phát hiện ra nó. Và trong bối cảnh khi mà ở các thị thành lớn đã thiếu vắng sự
cố kết, thiếu ý thức gắn bó giữa những công dân với nhau, nhưng lại có sự
thống nhất giữa các thành bang, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã cố gắng
hướng người dân về cuộc sống riêng tư của họ, bàng quan với sự thay đổi của
thể chế chính trị. Trong bối cảnh đó, hai trường phái triết học Hy Lạp cổ đại

có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất ở thời điểm đó là chủ nghĩa khoái lạc
(Epicureanism) và chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) đã đưa ra những triết lý
nhằm khơi gợi những cảm xúc khoái lạc và bình an trong mỗi con người. Và


22
giống như kịch nghệ và lịch sử, triết học Hy Lạp cổ đại đã trở thành một
phương tiện để luận giải và nhận thức sự biến đổi đó trong cuộc sống con
người. Song triết học này đã không bao giờ quay lưng lại với tôn giáo. Hầu
hết các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều cố gắng tìm kiếm trật tự của thế giới
thần thánh trong bức tranh tổng thể của vũ trụ.
1.2.2. Tiền đề khoa học
Hy Lạp thời kỳ cổ đại chưa có tri thức khoa học thực nghiệm. Với Hy
Lạp khi đó, không chỉ thực nghiệm còn ở trình độ hết sức thô sơ, mà cả thực
tiễn sản xuất, công nghệ còn ở trạng thái phôi thai, chưa được tổng kết về mặt
lý luận. Mặc dù vậy, triết học tự nhiên vẫn đạt tới trình độ phát triển cao;
nhiều phỏng đoán thiên tài đã xuất hiện trên cơ sở một số lượng thông tin ít
ỏi, nhưng đã có thể được sử dụng làm tiền đề cho những nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển, đặc biệt là các quan niệm về nguyên tử và những luận
thuyết về sự hình thành vũ trụ.
Ở Hy Lạp cổ đại, tầng lớp tăng lữ không có một vị trí quan trọng trong
đời sống xã hội, bởi họ thường không hoàn thành các chức năng của nhà khoa
học. Các nhà khoa học thường xuất hiện từ tầng lớp thị dân khá giả, tầng lớp
thương gia và chính khách. Thực ra, điều này gắn liền với sự xuất hiện của triết
học với tư cách một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội. Song bản thân sự xuất
hiện này đã không thể có được, nếu như không có sự phát triển của khoa học
mà lao động trí óc đã đạt tới ở các Nhà nước – thị thành Hy Lạp cổ đại.
Những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học đã phát triển từ sự giao thoa
giữa các nền văn hóa thuộc Hy Lạp cổ đại. Sự kết nối văn hóa cùng với những
điều kiện khác đã tạo điều kiện cho sự tiến bộ của khoa học.

Về toán học, Ơclít (khoảng năm 300 trước CN) đã biên soạn một bộ
giáo khoa mà cho đến nay, vẫn được coi là kiến thức cơ bản cho việc giảng
dạy hình học phẳng. Ông xây dựng nên một chuỗi những chứng minh nối tiếp

×