Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.75 KB, 87 trang )


1




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







PHẠM THỊ NƯƠNG








CHỦ NGHĨA DUY KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA
DUY LÝ TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỶ XVII







LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Triết học









Hà Nội - 2011

2




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ NƯƠNG









CHỦ NGHĨA DUY KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA
DUY LÝ TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỶ XVII





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học

Mã số: 60 22 80




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng






Hà Nội - 2011


3
MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG 8
Chương 1. Nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy kinh nghiệm và
chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII 8
1.1. Chủ nghĩa duy kinh nghiệm 8
1.2. Chủ nghĩa duy lý 15
Chương 2. Chủ nghĩa duy kinh nghiệm trong triết học Tây Âu thế kỷ
XVII 23
2.1. Sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm và ảnh hưởng của nó
đến chủ nghĩa duy kinh nghiệm 23
2.2. Francis Bacon 31
2.3. Thomas Hobbes 36
2.4. John Locke 37
2.5. Một vài nhận xét, đánh giá 44
Chương 3. Chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII………47
3.1. Sự phát triển của toán học và ảnh hưởng của nó đến chủ nghĩa duy lý 47
3.2. Rene Descartes………………………………………………………….55
3.3. Benedictus de Spinoda 62
3.4. Gottfried Wilhelm Leibniz 67
3.5. Một vài nhận xét, đánh giá 74
C. KẾT LUẬN 78
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82






4
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại hiện nay đang ở trong thời kỳ có những thay đổi nhanh chóng.
Những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế
tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế xã hội đã hướng con người
đến sự tiến bộ, sự phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó loài
người cũng chịu sự tác động của mặt trái của các quá trình trên. Loài người
hiện nay đang đứng trước rất nhiều các nguy cơ, các hậu quả đe dọa trực tiếp
đối với sự tồn tại của chính mình. Đó là chủ nghĩa khủng bố, bệnh tật, nguy
cơ chiến tranh và vũ khí hủy diệt, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn,
các thảm họa thiên nhiên… Sự khác nhau, đối lập về lợi ích kinh tế, về các
giá trị đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ của các dân tộc, các quốc gia là một trong
những nguyên nhân của tình trạng trên, làm cho các vấn đề toàn cầu trở nên
khó giải quyết, tạo nên những xung đột công khai, âm ỉ nhưng cũng hết sức
gay gắt. Trước tình hình ấy, yêu cầu nhận thức thế giới như một chỉnh thể
nhằm khẳng định những giá trị chung của loài người trên mọi lĩnh vực cả
trong quá khứ và hiện tại nhằm đem lại bức tranh khoa học về thế giới nói
chung.
Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu vấn đề nhận thức luận nói chung, nhận
thức luận trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII nói riêng có ý nghĩa quan trọng.
Mặt khác, như Ăngghen đã từng nói, một dân tộc muốn đứng vững trên
đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lí luận nhưng tư duy lí
luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng khả năng của người ta mà thôi.
Năng lực đó cần được phát triển, rèn luyện và muốn rèn luyện nó thì cho đến
nay không có một cách nào khác là nghiên cứu toàn bộ lịch sử triết học thời
trước.


5
Để “phát triển năng lực tư duy lý luận” thì việc nghiên cứu triết học Tây
Âu Cận đại nói chung và triết học Tây Âu thế kỉ XVII nói riêng có một ý
nghĩa vô cùng quan trọng vì đến giai đoạn này, nhận thức luận đã trở thành
một nội dung trọng yếu của triết học. Những vấn đề cơ bản của nhận thức, của
tư duy đúng đắn được đem ra bàn cãi, tranh luận sôi nổi trong suốt các thế kỉ
XVII – XVIII, và toàn bộ những tìm tòi, thành quả cũng như những khó khăn,
bế tắc mà triết học thời này gặp phải đã có một ảnh hưởng to lớn và để lại một
dấu ấn đậm nét trong sự hình thành nhận thức luận duy vật của Mác –
Ăngghen. Nghiên cứu triết học Tây Âu thế kỉ XVII, không thể không chú ý
đến hai khuynh hướng nhận thức đối lập là chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ
nghĩa duy lý.
Nghiên cứu lịch sử triết học nói chung và lịch sử triết học Tây Âu thế kỉ
XVII nói riêng không chỉ góp phần phát triển tư duy lý luận mà còn làm cho
những tư tưởng triết học của dân tộc ngày càng phong phú hơn, sống động
hơn trong sự phát triển chung với thế giới. Điều này nhằm đạt tới một nền văn
minh hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc như văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ ra.
Ngày nay kinh tế tri thức đã trở thành một xu hướng phát triển mới của
thời đại, việc đào tạo nguồn nhân lực cao cấp cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trở thành một nhiệm vụ cấp bách, thì những vấn đề như
bản chất của trí tuệ và tri thức, các phương pháp nhận thức và nói chung,
những vấn đề nhận thức luận cơ bản phải được đặt ra và giải quyết.
Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Chủ nghĩa
duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII” làm
đề tài luận văn.



6

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa duy kinh nghiệm và sự đối lập giữa chúng
lần đầu tiên được Mác và Ăngghen đề cập tới trong Gia đình thần thánh (C.
Mác – P. Ăngghen: Tuyển tập gồm 6 tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội – 1980),
khi các ông bàn đến siêu hình học và các đối thủ của nó, trong đó có Locke
(tr. 168, 171
Nghiên cứu về triết học Tây Âu thời Cận đại cũng đã được nhiều tác giả
quan tâm chú ý, cả các tác giả nước ngoài và các tác giả trong nước. Về phía
các tác giả nước ngoài luận văn tập trung vào các công trình đã được dịch ra
tiếng Việt. Trong cuốn “Câu chuyện triết học” của Will Durant (Trí Hải và
Bửu Đính dịch, Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn 1971), tác giả đã dành một
phần để tìm hiểu tư tưởng triết học của hai trong số các nhà duy kinh nghiệm
và duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII là Bacon và Spinoza. Ngoài ra
còn có “Lịch sử triết học và các luận đề” của Samuel Enoch Stumpt và
Donald C. Abel, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004. Trong công trình này, trong
phần 1. Lịch sử triết học phương Tây, chương 3. Thời Cận đại, hai tác giả đã
dành một phần để nói về chủ nghĩa duy lý tại châu Âu lục địa với ba nhà duy
lý điển hình: Descartes, Spinoda, Leibniz và chủ nghĩa duy nghiệm Anh thế
kỷ XVII - XVIII, trong đó có Bacon, Hobbes, Locke. Ở đây, tư tưởng triết
học nói chung, vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận nói riêng của các
triết gia được phân tích khá sâu sắc.
Ở Việt Nam, trước ngày Miền Nam được giải phóng (1975), nhà nghiên
cứu Trần Thái Đỉnh có một số công trình dịch và chú giải các tác phẩm của
Descartes như Phương pháp luận (Nam chi tùng thư – 1973), Những suy
niệm siêu hình học (Bộ quốc gia giáo dục xuất bản – 1962). Trong công trình
này, tác giả đã dịch và đưa ra nhiều bình luận, đánh giá, chú giải về triết học
Descartes nói chung và triết học duy lý của ông nói riêng.

7
Năm 2000, trong số các đề tài luận văn được bảo vệ thành công tại viện

Triết học có đề tài: “Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy cảm
trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII – XVIII – Một số vấn đề đặt ra với nhận
thức luận của Kant”. Trong luận văn của mình tác giả Phan Huy Chính đã
dành chương 1 để phân tích sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy
cảm trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII về vấn đề nguồn gốc, bản chất
của nhận thức và vấn đề vai trò của chủ thể nhận thức, đó là những vấn đề đặt
ra với nhận thức luận của Kant. Ở đây chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ
nghĩa duy lý mới được nghiên cứu dưới góc độ sự đối lập giữa chúng, hơn
nữa sự đối lập này còn dừng ở mức độ những vấn đề đặt ra cho lý luận nhận
thức của Kant.
Ngoài ra còn có các cuốn sách viết về mối quan hệ giữa triết học và
khoa học tự nhiên. Ở các công trình nghiên cứu này, các tác giả có đề cập đến
ảnh hưởng của toán học đến các nhà triết học trong đó có các nhà duy lý của
triết học Tây Âu thế kỉ XVII. Trong số đó phải kể đến Các nhà toán học –
triết học của tác giả Nguyễn Cang, Nxb Đại Học Quốc Gia, Thành phố Hồ
Chí Minh, 2004. Trong tác phẩm này, tác giả đã tìm hiểu tư tưởng triết học
và toán học của các nhà triết học đồng thời là nhà toán học, trong đó có
Descartes và Leibniz. Ở đây tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa các tri
thức toán học và các tri thức triết học ở hai nhà tư tưởng này, đặc biệt là ảnh
hưởng của phương pháp toán học đến phương pháp luận triết học của họ hay
nói cách khác là ảnh hưởng của toán học đến tư tưởng duy lý của họ. Chương
III. Descartes (1596 – 1650) – Nhà tư tưởng và nhà toán học “ thực hành
toán học được xem như một loại kiểu mẫu, một bài tập chuẩn bị” (tr. 53);
chương V. Leibniz Gottfried Wilhem (1646 – 1716) – Nhà toán học – Nhà
hiền triết “Ở phần tinh túy trong công trình sáng tạo toán học của ông người
ta cảm thấy có sự giao nhau giữa những tư tưởng toán học và những tư tưởng

8
triết học, nhưng khác với những nhà triết học khác, lập luận của ông về các
vấn đề tư tưởng vẫn mang dấu ấn của nhà Toán học” [tr. 74]

Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có một số công trình
nghiên cứu về lịch sử triết học của các tác giả trong nước trong đó có đề cập
đến triết học Tây Âu thời Cận đại với những triết gia tiêu biểu của cả hai
khuynh hướng duy kinh nghiệm và duy lý: “Lịch sử triết học Tây phương”
(Nguyễn Thế Nghĩa, Doãn Chính chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,
1998) “Lịch sử triết học Tây phương” (Lê Tôn Nghiêm, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 2000), “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (Đỗ Minh Hợp,
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh biên soạn, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ
Chí Minh 2006)… Nhìn chung những công trình trên mới chỉ nghiên cứu sơ
lược lý luận nhận thức, coi lý luận nhận thức là một bộ phận trong khi tìm
hiểu tư tưởng triết học của một số triết gia tiêu biểu của triết học Tây Âu Cận
đại.
Như vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào riêng biệt về vấn đề nhận
thức luận trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII với hai khuynh hướng đối lập
nhau là chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ hai khuynh hướng nhận thức duy kinh nghiệm và
duy lý đối lập nhau trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII
- Phạm vi: Thông qua phân tích nhận thức luận và phương pháp luận của
một số triết gia tiêu biểu, luận văn muốn làm rõ hai khuynh hướng duy kinh
nghiệm và duy lý trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII. Trên cơ sở đó chúng ta
có thể so sánh, đúc kết một số vấn đề phương pháp luận, chỉ ra mối quan hệ
giữa triết học và khoa học tự nhiên thời kỳ này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

9
- Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai trên lập trường của Chủ nghĩa
Mác – Lênin về lịch sử triết học nói chung, triết học Tây Âu thế kỉ XVII nói
riêng, đồng thời kế thừa, tham khảo có chọn lọc các công trình của các nhà
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lôgíc và
phương pháp lịch sử của triết học mácxit, đồng thời kết hợp các phương pháp
khác như phân tích – tổng hợp, hệ thống – cấu trúc, đối chiếu – so sánh…
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ, hệ thống hóa những cơ sở,
bản chất, đặc điểm của trào lưu duy kinh nghiệm và duy lý trong triết học
Tây Âu thế kỉ XVII và bước đầu đưa ra một vài nhận xét, đánh giá về nó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần nghiên cứu triết học Tây Âu Cận
đại nói chung và lý luận nhận thức trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII nói
riêng.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử triết học Tây Âu Cận đại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương, 12 tiết.






10
B. NỘI DUNG

Chương 1. NGUỒN GỐC NHẬN THỨC LUẬN CỦA CHỦ
NGHĨA DUY KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TRONG
TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỈ XVII
1.1. Chủ nghĩa duy kinh nghiệm
Chủ nghĩa duy kinh nghiệm là khuynh hướng nhận thức luận cho nguồn

gốc tri thức duy nhất là kinh nghiệm cảm tính. Đồng thời với việc đề cao giá
trị của cảm giác, chủ nghĩa duy kinh nghiệm lại coi thường vai trò của lý
tính trong quá trình nhận thức.
Các nhà triết học duy kinh nghiệm đầu tiên của triết học phương Tây là
các nhà Ngụy biện (giữa thế kỉ V – đầu thế kỉ IV tr.CN), họ đã phủ nhận các
suy đoán duy lý về bản chất của thế giới để tập trung vào các thực thể tương
đối cụ thể hơn, chẳng hạn như con người và xã hội. Các nhà ngụy biện đã
viện đến các luận cứ hoài nghi ngữ nghĩa, sử dụng các ví dụ mà người khác
có thể dễ dàng thấy được để làm suy yếu các tuyên bố của lý tính thuần túy.
Họ phủ nhận thực tại hoặc nếu có thực tại thì nó chỉ là những gì mà giác quan
ta nhận biết mà thôi. Protagoras (490 – 420 TCN) coi cảm giác là nguồn gốc
của mọi tri thức. Ông cho rằng cảm giác như thế nào thì sự vật tồn tại như thế.
Con người không nên tìm sự thật bên ngoài cái mà mắt ta trông thấy. Ông phủ
nhận vai trò của nhận thức lý tính.
Phản ứng chống lại cách tiếp cận duy lý của Platon, trong những năm
cuối đời Aristote (384 – 322 tr.CN) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những
gì giác quan thu nhận được, nghĩa là nhấn mạnh vào các quan sát hậu nghiệm.
Aristote dùng thuật ngữ “triết học tự nhiên” để gọi nhiệm vụ tìm hiểu thế giới
tự nhiên, sử dụng cái mà sau này đã được biết với tên lập luận qui nạp để đi
đến các phạm trù và nguyên lý dựa trên cứ liệu giác quan. Cách tiếp cận này

11
đã đối ngược hẳn với lý thuyết hình thức của Platon, lý thuyết phụ thuộc rất
lớn vào các giả thuyết tiên nghiệm. Trong các thời kì giữa và sau của mình,
Aristote ngày càng không đồng ý với các quan niệm của Platon và phát triển
một sự kì vọng ngày càng chặt chẽ về các khẳng định tường minh bằng thực
nghiệm cho tất cả các kết luận từ qui nạp. Aristote còn khẳng định nguyên lý
của chủ nghĩa duy kinh nghiệm rằng tri thức của con người về thực tại được
đặt nền móng bằng trải nghiệm từ các giác quan “không có gì trong trí tuệ mà
nó không đến đầu tiên từ các giác quan”.

Các nhà Khắc Kỉ (đầu thế kỉ III – thế kỉ II Tr.CN) cũng đi sâu vào chi tiết
để cắt nghĩa làm sao con người có khả năng đạt tới tri thức. Họ cho rằng các
từ diễn tả tư tưởng và các tư tưởng bắt nguồn từ tác động của một vật nào đó
vào trí khôn. Nó in hình ảnh lên trí khôn qua thị giác giống như cái ấn in hình
của nó lên miếng sáp. Liên tiếp đối diện với thế giới của các sự vật sẽ làm gia
tăng con số của các ấn tượng, phát triển trí nhớ của chúng ta. Các nhà Khắc
Kỉ khẳng định rằng mọi tư tưởng đều có tương quan nào đó với các giác quan,
cả các tư tưởng diễn tả các phán đoán và suy luận cũng vậy. Tư duy của
chúng ta bất kể loại nào cũng đều bắt đầu bằng ấn tượng, và một số tư duy
dựa trên những ấn tượng phát sinh từ bên trong chúng ta, như trường hợp các
tình cảm. Vì vậy các tình cảm có thể cho chúng ta tri thức, chúng là nguồn
của các tri giác rồi các tri giác này lại trở thành nền tảng cho cảm giác chắc
chắn. Họ cho rằng mọi tư tưởng đều phát sinh từ sự tác động của các đối
tượng vào các giác quan, tức là khẳng định rằng không có cái gì tồn tại thực
sự nếu nó không có một hình thức vật chất nào đó.
Các nhà Khắc Kỉ cũng chỉ ra rằng để tránh những biểu tượng phản ánh sai
lạc đối tượng, con người nên rà soát xem:
- Trí tuệ con người có ở trạng thái lành mạnh không?
- Các cơ quan cảm giác có bình thường không?

12
- Sự thay đổi khoảng cách giữa các đối tượng và tri giác có ảnh
hưởng tới tính chân thực của tri giác về đối tượng không?
- Thời gian cần thiết để tri giác về đối tượng có đầy đủ không?
- Các đặc tính đối tượng có được tri giác đồng bộ không?
- Giữa đối tượng và tri giác có bị cản trở bởi chướng ngại nào
không?
Nếu những vấn đề vừa nêu được giải quyết một cách thỏa đáng, đầy đủ
theo hướng khẳng định thì biểu tượng mà chủ thể có được về một sự vật là sự
hội lý trọn vẹn đối tượng hay biểu tượng “Katalèpsis”. Khái niệm Katalèpsis

có thể hiểu rộng ra là sự nhất trí giữa chủ thể và đối tượng, hay nói như Zenon
(300Tr.CN), sự ôm trọn toàn bộ vũ trụ theo tinh thần hòa điệu tự nhiên – con
người. Katalèpsis chính là cơ sở và chuẩn mực của chân lý. Nhưng duy cảm
luận của Khắc Kỉ không phải là duy cảm luận cực đoan vì nó thừa nhận vai
trò của lý trí. Chính lý trí làm cho tri thức đáng tin cậy ở cấp độ biểu tượng
cảm tính trở thành tri thức tuyệt đối, đưa con người tới nấc thang cao hơn của
sự hòa điệu. Đối với các nhà Khắc Kỉ, nhận thức bao giờ cũng hướng tới sự
hòa điệu thẩm mĩ. Chúng ta nhận thức tự nhiên là để sống cùng tự nhiên.
Chúng ta lấy ý nghĩa cao cả của quá trình khám phá thế giới để khám phá
chính bản thân mình và từ đó vươn lên tầm cao thiêng liêng nhất, thấu hiểu lẽ
nhiệm màu của cuộc sống con người cũng như vũ trụ.
Ph. Epicure (341 – 270TCN) cũng được coi là một trong những nhà duy
kinh nghiệm đầu tiên của triết học Hy Lạp cổ đại, xem cảm giác là nguồn gốc
duy nhất của tri thức chân lý. Trong tuyên bố của Epicure, chẳng hạn, ông
cho rằng, cảm giác là cơ quan đem đến những biểu hiện đáng tin cậy nhất về
thực tại đã cho thấy hình ảnh nhà duy kinh nghiệm tiêu biểu thời kì Hy Lạp
hóa. Trong “qui luật học”, Epicure chỉ ra ba tiêu chuẩn quan trọng nhất của
chân lý bao gồm cảm giác, dự cảm, xúc cảm. Cảm giác là sự liên kết trực tiếp

13
chủ thể và đối tượng. Càng tiếp cận gần với đối tượng thì tri thức về đối
tượng càng chân thực. Các cơ quan cảm giác thường xuyên va chạm với đối
tượng hiện thực, nên đã hàm chứa đối tượng hiện thực rồi, vì thế không thể
xảy ra lầm lẫn. Phủ nhận vai trò của cảm giác trong nhận thức là phủ nhận
chính thực tại hiển nhiên. Dự cảm hay tiền cảm hình thành do những cảm
giác về đối tượng lặp đi lặp lại nhiều lần được lưu giữ nơi chủ thể dần dần
tạo nên đường mòn, sau mỗi lần va chạm với thực tại lại mở rộng thêm.
Chẳng hạn nghe tiếng khóc người ta có thể xác định tiếng khóc của đứa trẻ
hay người lớn, ngửi mùi hoa có thể đoán biết hoa gì…Mỗi sự va chạm đều
gợi lên những kí ức, nhờ đó mà chủ thể lập tức nhận biết và phân biệt các đối

tượng một cách hiển nhiên nhờ đặc tính thường xuyên lặp lại của chúng. Đôi
khi Epicure gọi những tiền cảm là những quan niệm tổng quát, nhưng không
phải là quan niệm của lý trí mà là những biểu tượng chung do cảm giác đem
đến từ trước. Xúc cảm là những ấn tượng tác động lên con người và gây ra
những ấn tượng nhất định. Có hai loại xúc cảm trái ngược nhau là khoái cảm
và đau đớn cùng với hai phản ứng tương tự là ưa thích và né tránh. Khoái lạc
và đau đớn tựa như những dấu ấn lành dữ mà thiên nhiên ghi lại trên con
đường cuộc sống. Nhưng do chỗ con người luôn phấn đấu vươn tới khoái lạc,
nên khoái lạc vừa là khởi điểm vừa là mục tiêu của cuộc sống hạnh phúc.
Epicure cũng khẳng định ưu thế của cảm giác trước lý trí, lưu ý rằng nếu có
những sai lầm trong nhận thức thì lý trí phải chịu trách nhiệm trước tiên.
Thời Trung cổ, Thomas Aquino (1225 – 1274) thu nhận từ Aristote tiên
đề triết học nổi tiếng “không có gì trong trí tuệ mà nó không đến đầu tiên từ
các giác quan”. Ông chứng minh rằng sự tồn tại của Chúa trời có thể chứng
minh bằng lập luận từ dữ liệu giác quan. Aquino sử dụng một biến thể của
khái niệm của Aristote về “trí tuệ chủ động” mà ông giả nghĩa là khả năng
trừu tượng hóa ý nghĩa phổ quát từ dữ liệu kinh nghiệm cụ thể. Aquino cho

14
rằng trí khôn con người biết điều nó biết nhờ đối chiếu với các đối tượng hiện
thực và cụ thể. Trí khôn có khả năng lĩnh hội cái vĩnh hằng và vững bền nơi
các sự vật khả giác. Khi chúng ta cảm giác những sự vật hay người, chúng ta
biết bản chất của chúng mặc dù chúng luôn trong quá trình thay đổi, ví dụ một
cái cây hay một con người. Điều chúng ta biết về chúng đó là chúng hơn hay
kém một cái cây hay một người nhưng chúng ta không nghi ngờ chúng là cây
hay người. Nói tóm lại trí tuệ thấy cái chung trong cái riêng. Trí khôn không
có các ý niệm bẩm sinh, đúng hơn nó ở tình trạng nhận thức tiềm tính. Khác
với các trí tuệ thiên thần, trí khôn con người vì ở trong sự kết hợp hồn và xác
nên có đối tượng tri thức tự nhiên của nó là các tính chất cốt yếu của các sự
vật vật lý. Trí khôn hoạt động của con người có thể nhận ra khía cạnh khả tri

của các đối tượng khả giác, khám phá ra bản chất chung trong các sự vật
riêng.
Như vậy, theo Aquino, nhận thức là quá trình phản ánh các sự vật vào trí
khôn con người. Ông phủ nhận các ý niệm bẩm sinh.
Chủ nghĩa duy kinh nghiệm thời Trung cổ còn được thể hiện ở các nhà
duy danh luận. Theo họ, cái chung tức những khái niệm không phản ánh cái
gì trong hiện thực, chúng chỉ là những tên gọi trống rỗng, không chứa đựng
một nội dung nào cả. Chỉ có những sự vật cụ thể mới tồn tại thực sự và là đối
tượng của nhận thức.
Theo Đon Scott (1265 – 1308), khách thể của nhận thức trực quan là
cái đơn nhất, cái được lĩnh hội như là cái thực tồn. Chỉ có nhận thức trực quan
mới cho phép trực tiếp tiếp xúc được với một cái gì đó đang thực tồn, tức là
với tồn tại. Được con người nắm bắt một cách trực tiếp, một loại tồn tại duy
nhất là tồn tại cảm tính của các vật cá biệt. Không phải là tư duy như ở các
nhà tư tưởng trước đó, mà chính nhận thức cảm tính ở Don Scott trở thành

15
năng lực bảo đảm đạt tới tồn tại. Từ đó ông đánh giá cao vai trò của kinh
nghiệm cảm tính trong nhận thức.
Một nhà duy danh tiêu biểu khác là G.Ockham (khoảng 1300 – 1350).
Đối với ông khái niệm phổ biến chỉ là một thực tại của trí khôn và không có
một độ lớn hữu thể nào cả. Nó chỉ hiện hữu trong linh hồn và do đó không
hiện hữu trong sự vật. Trong tri thức luận của Ockham, sự vật cá biệt là cái gì
có thể tri thức được trước hết và chính xác nhất. Không có những ý tưởng phổ
biến trong Thiên Chúa, trái lại Thiên Chúa chỉ tạo dựng duy những sự vật cá
biệt. Điều này Don Scott đã nói và Ockham nói lại một cách triệt để hơn. Hậu
quả tất nhiên của chủ trương duy danh triệt để này là thái độ hoài nghi đối với
mọi khoa học và tri thức tổng quát nếu chúng chỉ chú trọng những gì phổ biến
và tất yếu, vì theo nguyên tắc cốt yếu nhất của duy danh, một cách tự nhiên,
đối với chúng ta chỉ có sự vật cá biệt và cái ngẫu nhiên mới là thực tại có thể

tri giác và tri thức được. Ockham đã nêu lên những câu hỏi phê phán về giá trị
của những thuật ngữ phổ quát. Câu hỏi trọng tâm là những từ như người có
chỉ về thực tại nào khác ngoài những con người cụ thể như ông A và bà B hay
không. Có một thực thể ngoài những con người cụ thể mà thuật ngữ phổ quát
(chung) và người nói đến không? Ông kết luận rằng khi sử dụng những từ ngữ
phổ quát, trí tuệ không làm điều gì khác ngoài việc suy nghĩ một cách có trật
tự về những sự vật cụ thể. Chỉ có những sự vật cá thể và cụ thể là tồn tại. Các
thuật ngữ phổ quát như “người” chỉ về ông A cũng như chỉ về bà B không
phải vì có một thực thể thực sự của tính người mà A và B được chia sẻ hay
tham dự trong đó mà chỉ vì cái bản chất A cũng giống như cái bản chất B. Các
thuật ngữ phổ quát như “người” chỉ là những dấu hiệu hay tên gọi để chỉ
những khái niệm mà các sự vật cụ thể làm phát sinh trong trí khôn con người.
Cho nên lý trí con người được giới hạn vào thế giới của các sự vật cá thể. Như
vậy, rõ ràng, G. Ockham đã mở đường cho khuynh hướng duy nghiệm thời

16
Phục hưng, vì với ông chỉ có kinh nghiệm giác quan mới là chính xác nhất:
chúng ta không cần gì ngoài lối nhìn cảm giác, trực giác đối với những đối
tượng ở ngoại tại và cả những gì xảy ra trong trí óc ta. Và nếu có thể biết
được những gì trực tiếp và đơn giản như kinh nghiệm cảm giác đối với những
sự vật riêng lẻ, đơn nhất thì đừng nói đến những khái niệm phổ biến để làm
gì. Theo ông, trí khôn không biết gì hơn ngoài những sự vật cá thể và các tính
chất của chúng mặc dù trí khôn có khả năng sử dụng các từ phổ quát. Các từ
này chỉ là tên gọi để chỉ các sự vật cá thể; trên hết các từ phổ quát không chỉ
về một lĩnh vực thực tại ở trên hay vượt quá thế giới các sự vật cá thể và cụ
thể.
Như vậy, cho đến cuối thời Trung cổ, trong xu hướng chống lại triết học
kinh viện, giáo điều đã xuất hiện tư tưởng đề cao vai trò của thực nghiệm,
kinh nghiệm trong quá trình nhận thức. Đó chính là tiền đề cho sự phát triển
của khoa học tự nhiên thực nghiệm bắt đầu từ thời Phục hưng.

Từ nửa sau thế kỷ XV, ở Tây Âu đã bắt đầu dấy lên phong trào tự do tư
tưởng, xuất hiện những quan điểm, những tư tưởng dám phủ nhận uy tín và
khẳng định sự khao khát nhận thức thế giới khách quan dựa trên chính thế
giới khách quan. Có được điều này là bởi lẽ, ở châu Âu vào thời điểm đó có
những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội thuận lợi thúc đẩy tự do tư tưởng.
Người đầu tiên đại diện cho tự do tư tưởng thời kỳ này là Nicolaus Cusanus,
(1401-1464). Ông chú ý nhiều tới nhận thức cảm tính và có xu hướng đề cao
nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm. Teledio (1509-1588) là người đã đối
lập phương pháp luận kinh viện trừu tượng bằng phương pháp luận kinh
nghiệm có xu hướng duy cảm, mà theo ông, phương pháp này bảo đảm tối đa
cho nhận thức chân lý. Hơn nữa, ông còn cho rằng, chỉ có kinh nghiệm cảm
tính mới là tiêu chuẩn của chân lý. Giordano Bruno (1548-1600) lại cho rằng,

17
nhận thức bắt nguồn từ cảm giác, thiếu những hình ảnh cảm tính thì con
người không thể nhận thức được sự vật.
Với tư cách là một khuynh hướng nhận thức, chủ nghĩa duy kinh nghiệm
ra đời và tồn tại suốt chiều dài lịch sử triết học. Chủ nghĩa duy kinh nghiệm
trong triết học Tây Âu thời cổ đại, trung đại, đặc biệt là của chủ nghĩa duy
kinh nghiệm Phục hưng là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho chủ nghĩa duy kinh
nghiệm trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII.

1.2. Chủ nghĩa duy lý
Chủ nghĩa duy lý là khuynh hướng nhận thức luận cho rằng nguồn gốc
duy nhất của tri thức đúng đắn là lý tính. Tuyệt đối hóa tư duy lôgíc, khuynh
hướng này đề cao tính phổ biến và tính tất yếu của tri thức, đồng thời hạ thấp
giá trị của tri giác cảm tính.
Triết gia được một số nhà nghiên cứu coi là ông tổ của chủ nghĩa duy lý
là Parmenide (khoảng cuối thế kỉ thứ VI, đầu thế kỉ thứ V trước công
nguyên). Parmenide cho rằng tri thức triết học là tri thức mang tính lý luận

cao, nó khác biệt với tri thức thông thường chủ yếu dựa trên các quan niệm
cảm tính. Có thể nói ông là một trong những người đầu tiên trong lịch sử triết
học phương Tây phân biệt một cách rõ ràng sự khác nhau giữa ý kiến thông
thường với tri thức, giữa cảm giác với trí tuệ, lý tính, đồng thời là người đặt
nền móng cho sự phát triển tư duy lí luận. Theo Parmenide, các giác quan cho
con người thấy tính đa dạng, phong phú của mọi sự vật trong thế giới. Cũng
bằng các giác quan của mình con người thấy rằng mọi sự vật biến đổi không
ngừng và vô cùng sinh động. Như vậy, ông không phủ nhận sự tồn tại và vai
trò nhất định của cách nhìn thế giới dưới góc độ cảm tính.
Tuy vậy, Parmenide cho rằng bằng con đường nhận thức cảm tính đơn
thuần thì không thể khám phá ra chân lý và bản chất chân thực của thế giới.

18
Các giác quan tuy là cần thiết nhưng đem lại cho con người những tri thức
không chân thực về thế giới và nó không trùng hợp với cái mà lý trí mách bảo
cho con người. Do đó, để nhận thức chân lý con người cần có trí tuệ. Dưới
góc độ trí tuệ, Parmenide cho rằng bản chất của mọi sự vật trong thế giới là
tồn tại, không thể có cái không tồn tại bởi chúng ta không thể hình dung được
nó là cái gì. “Tồn tại” trở thành phạm trù trung tâm trong thế giới quan của
Parmenide. Nhưng Parmenide cho rằng đặc điểm cơ bản nhất của tồn tại là nó
chỉ có thể được nhận thức bởi lý tính, bằng con đường cảm tính thì không thể
nhận thức được tồn tại. Đặc biệt coi trọng vai trò của trí tuệ, lý tính trong
nhận thức về bản chất của tồn tại, cho rằng đó là con đường duy nhất dẫn đến
chân lý, Parmenide đi đến kết luận rằng trên thực tế chỉ tồn tại một thế giới
duy nhất mà chúng ta không thể nhận thức được đơn thuần bằng các giác
quan, đó là “tồn tại”. Mọi quá trình tư duy bao giờ cũng là tư duy về tồn tại.
Những gì mà chúng ta tai nghe mắt thấy về sự vật chỉ là sự lừa dối, còn trên
thực tế không có bởi vì nó đầy rẫy những mâu thuẫn, phi lý.
Như vậy, Parmenide không phủ nhận hoàn toàn các tri thức do giác
quan đem lại nhưng ông cho rằng, nó không cho thấy bản chất chân thực của

sự vật, bản chất của thế giới. Muốn nhận thức được bản chất của thế giới con
người cần nhận thức lý tính.
Học trò của Parmenide là Zenon (khoảng 490 – 430 TCN) mặc dù không
xây dựng hệ thống triết học riêng của mình nhưng đã thấy nhiều vấn đề
nghịch lý trong nhận thức hiện thực.
Zenon tách rời tư duy lý tính với nhận thức cảm tính. Ông cho rằng nhận
thức thế giới muôn hình muôn vẻ bằng tri giác cảm tính chỉ đem lại những ảo
ảnh, chỉ đưa đến phi lý chứ không đưa lại chân lý, chỉ đưa lại tri thức mơ hồ,
không đem lại tri thức chân thực. Chỉ có tư duy lý tính mới đem lại chân lý và
đã là chân lý thì không có mâu thuẫn.

19
Một đại biểu khác của chủ nghĩa duy lý trong triết học Hy Lạp, La Mã cổ
đại là Socrate (469 – 399 tr. CN). Aristote cho rằng Socrate là một nhà triết
học về tri thức luận đầu tiên. Khác hẳn những nhà triết học trước và cùng thời
với ông chỉ chú tâm nghiên cứu tìm hiểu vũ trụ, trái lại ông là người đầu tiên
quay vào trong chính tinh thần mình cùng mọi người tra vấn, rút từ tinh thần
bên trong ra những chân lý. Socrate luôn luôn bắt đầu từ điểm xuất phát
“Người thông minh nhất là người biết mình không biết gì cả”. Ông cũng buộc
mọi người bắt đầu từ điểm ấy và ông quan niệm: “Cái biết thực sự là từ ở bên
trong”. Bởi thế trong tranh luận ông tự thú mình như một người thực hành
nghề hộ sinh. Ông thực hiện đỡ đẻ những ý tưởng của người khác cho đến khi
họ nhận ra vấn đề bằng chính cơn đau đẻ sinh ra ý tưởng của mình. Điều đó
được ông gọi là nghệ thuật“sản ý”. Socrate cho rằng nhiệm vụ đặc biệt của
linh hồn là tri thức như khoa học, tức là, tri thức có tính chất suy lý. Tri thức
đó có tính chất bẩm sinh trong linh hồn. Đó là cách thể hiện chính bản tính
của linh hồn có lý trí. Tri thức không thể đến từ bên ngoài mà trái lại nó phải
được tiềm chứa trong nội tại của linh hồn ngay từ nguyên thủy, như một sản
phẩm của thần thánh. Bất cứ ai muốn trở thành triết gia hay học làm triết gia
thì điều quan trọng bậc nhất là phải huy động lý trí và chỉ có như vậy mới có

khả năng đưa ra được một cái gì đó của chính mình. Phương pháp của Socrate
là “huy động tối đa trí lực” của con người.
Việc Socrate coi đặc tính căn bản nhất của tri thức bẩm sinh, đã làm cho
ông trở thành người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý, vì theo chủ trương ấy tri
thức không lệ thuộc những sự vật bên ngoài mà lại tiềm chứa trong chính
mình nguyên tắc của chân lý.
Socrate cũng là người đầu tiên nhấn mạnh vai trò đặc biệt của tri thức
khái niệm trong nhận thức. Trong khi các nhà triết học trước kia sử dụng khái
niệm một cách tự phát thì ông cho rằng khám phá chân lý là định nghĩa sự vật

20
một cách chặt chẽ, xây dựng khái niệm về nó. Theo ông, nhận thức sự vật
nghĩa là phải biết nó là cái gì. Chẳng hạn người nào nói về cái thiện hay đến
đâu chăng nữa nhưng không định nghĩa được “cái thiện” là gì thì tức là anh ta
chẳng biết gì về cái thiện cả. Do đó nếu không có khái niệm thì cũng coi như
không có tri thức. Khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là
phải hiểu nó ở mức độ khái niệm.
Chịu ảnh hưởng của Parmenide và Socrate, Platon (khoảng 427 – 347 tr.
CN) được coi là đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu
cổ đại. Xuất phát từ luận điểm cho rằng trong linh hồn con người đã chứa
đựng dưới dạng tiềm tàng mọi tri thức, mọi điều mà con người có thể biết mà
nhận thức, Platon đưa ra luận điểm cơ bản về nhận thức luận của ông: nhận
thức là sự hồi tưởng, là sự liên hệ các chân lý được hồi tưởng lại. Ông qui
toàn bộ quá trình nhận thức thực sự thành quá trình hồi tưởng lại các tri thức,
những điều mà linh hồn đã có được chúng trước đây nhưng rồi lại quên đi. Để
minh họa cho “thuyết ý niệm Platon đưa ra ví dụ về hình ảnh mà người tù
nhìn thấy trong hang động. Trước cửa hang động là đoàn người đang đi lại,
bóng của họ được ánh sáng ngoài cửa hang phản chiếu trên vách đá, người tù
trong hang nhìn lên vách đá chỉ thấy cái bóng của đoàn người và anh ta cho
đó là cái có thực. Platon cho rằng con người sống trên thế giới cũng như

người tù trong hang đá. Họ tưởng những hiện tượng trông thấy được là cái có
thực. Song theo Platon, chỉ có thế giới ý niệm là thực, còn thế giới mà chúng
ta thấy được chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm mà thôi.
Nhận thức luận của Platon cũng được xây dựng dựa trên nền tảng những
quan niệm của ông về thế giới mà cốt lõi là học thuyết về tồn tại. Với mỗi
dạng hay cấp độ tồn tại đều có một dạng tri thức tương ứng. 1) các ý niệm thì
được nhận thức bởi trực giác trí tuệ. 2) các đối tượng của tri thức toán học
như điểm, đường thẳng, các hình được hiểu như một dạng trung gian gắn

21
liền với các ý niệm và các sự vật cảm tính. Những đối tượng này cũng được
nhận thức bởi trí tuệ nhưng không phải bằng trực giác mà bằng suy diễn. 3 là
các sự vật cảm tính được coi là đối tượng nhận thức của các kiến giải. Cũng
như các sự vật cảm tính, các kiến giải cũng mang tính cá biệt, thay đổi thường
xuyên, do vậy không phải là tri thức thực sự. 4) cấp độ thấp nhất là những
hình ảnh thể hiện các sự vật cảm tính, tức là những sự vật do con người làm ra
từ những vật tự nhiên cũng như những ý tưởng của ta về chúng. Dạng tồn tại
này được nhận thức bởi các tưởng tượng và đối với ông, tưởng tượng không
được coi là tri thức.
Như vậy, tương ứng với bốn cấp độ của tồn tại thì cũng có bốn cấp độ
nhận thức phù hợp với chúng. Không đánh giá đúng mức vai trò của các kiến
giải, tưởng tượng tức nhận thức cảm tính, Platon chỉ thừa nhận những gì mà
trực giác, suy diễn trí tuệ đem lại thì mới là tri thức thực sự. Mọi tri thức, theo
Platon đều phải mang tính khái quát cao. Khoa học là một hệ thống tri thức về
các ý niệm, đối tượng toán học, còn sản phẩm của kinh nghiệm, nhận thức
cảm tính đều chỉ là những kiến giải, tưởng tượng về các sự vật đơn nhất. Các
tri thức đem lại cho chúng ta những chân lý tuyệt đối, là cơ sở của khoa học,
còn các dạng nhận thức cảm tính chỉ thích dụng với ý thức thông thường.
Như vậy, trong lý luận nhận thức của Platon ta thấy đối tượng của nhận
thức không phải là những sự vật cảm tính, là giới tự nhiên mà là thế giới các ý

niệm. Quá trình nhận thức theo ông, là quá trình hồi tưởng lại những ý niệm
vốn có đã bị lãng quên, còn những sự vật cá biệt chỉ là môi giới, giúp cho linh
hồn nhớ lại các ý niệm mà thôi. Ở đây chúng ta thấy tính chất cực kỳ thần bí
trong chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platon. Mặc dù vậy, ở một khía cạnh
khác ta thấy Platon cũng có cống hiến quan trọng trong việc chuyển triết học
từ tư duy ẩn dụ sang tư duy khái niệm, đặt ra yêu cầu cần đi sâu nghiên cứu

22
bản chất của khái niệm. Điều đó về khách quan đã góp phần phát triển tư duy
lý luận của nhân loại nói chung.
Augustine (354 – 430) là nhà duy lý tiêu biểu của triết học Tây Âu Trung
cổ. Ông cho rằng cảm giác không đem đến tri thức đúng nghĩa mà chỉ là
những thứ tương tự tri thức mà thôi. Các cảm giác chỉ tiếp xúc với thế giới
khả biến, nhất thời, luôn luôn bị chi phối và phân hủy. Nếu nhận thức cảm
tính căn cứ vào năng lực cảm giác, hướng đến thế giới khả giác, thì nhận thức
lý tính khám phá thế giới khác, thế giới khả niệm. Nhận thức cảm tính không
bao quát toàn bộ thực tại, mà chỉ một phần, đó là các sự vật khả giác, còn
phần khác quan trọng hơn, thế giới khả niệm, chỉ có lý tính mới nắm bắt
được. Nhận thức lý tính đem đến tri thức chân thực, tuyệt đối về cả hai thế
giới. Lý tính có năng lực ấy vì trong bản thân nó luôn hiện diện trực giác thần
bí, siêu việt, được soi rọi bởi ánh sáng Thiên Chúa. Như vậy, trong khi nhất
trí với chủ nghĩa Platon về sự phân đôi thế giới, Augustine đã đẩy thế giới khả
niệm đến lý trí Thiên Chúa. Làm sao lý trí con người hữu hạn nhận thức được
cái vô hạn, bất biến của Thiên Chúa. Ông dựa một phần vào lý luận nhận thức
của trường phái Platon – nhận thức là sự hồi tưởng thông qua kí ức – để giải
đáp vấn đề này. Kí ức là chân lý trong ta, là bể chứa tri thức. Kí ức trí tuệ hay
tư tưởng không cần phải ghi nhớ như hình ảnh các sự vật vì có tính chất tiên
thiên, nằm sẵn ở chủ thể, chỉ cần sự chú tâm cao độ của linh hồn là sẽ bộc lộ
ra. Điểm tương đồng cơ bản giữa ký ức về sự vật và ký ức trí tuệ là chúng đều
đặc trưng cho quá trình nhận thức như sự hồi nhớ của linh hồn về những gì

mình đã từng có trong quá khứ. Quan điểm nhận thức hướng nội là tiền đề của
học thuyết thần khải, một trong những đặc trưng của tư tưởng Augustine. Như
vậy, ở đây ta thấy có sự kết hợp giữa trường phái Platon, chủ nghĩa Platon
mới với thế giới quan Cơ đốc giáo, khoa học với thần học. Con người hướng

23
nội, chú tâm nhận thức thế giới vì bản thân thế giới ấy đã được soi sáng bởi
chân lý tối thượng. Ánh sáng chân lý chính là Thiên Chúa.
Như vậy chịu ảnh hưởng của Platon, Augustine không phủ nhận vai trò
của nhận thức giác quan nhưng ông cho rằng nó không đem lại tri thức theo
đúng nghĩa. Muốn có tri thức thực sự thì con người cần có nhận thức lý tính.
Ở đây nội dung của tri thức không phải là thế giới khách quan mà được rút ra
từ chính linh hồn con người, là sự hồi nhớ về những gì mà con người đã từng
có trong quá khứ.
Triết học Phục hưng đã đi từ chỗ thừa nhận hoàn toàn hay một phần thế
giới quan Trung cổ đến chỗ phủ định một phần hay hoàn toàn thế giới quan ấy
và chứa đựng trong mình xu hướng chuyển từ thần bí học sang chủ nghĩa duy
lý, nhưng đó cũng chỉ là xu hướng, hơn nữa lại là một xu hướng rất không ổn
định. Có thể nói chủ nghĩa duy lý ở đây mới chỉ xuất hiện một cách thất
thường và biến mất giữa vô số sắc thái có ở triết học thời đại Phục hưng và
bao gồm mầm mống của những khuynh hướng tư duy hoàn toàn khác, bất
đồng và xung đột với nhau. Về thực chất thì không thể qui tính đa dạng như
vậy về một kết quả nhất nghĩa nào đó.
Kết luận chương 1
Như vậy, cũng như chủ nghĩa duy kinh nghiệm, chủ nghĩa duy lý trong
triết học Tây Âu trước thế kỉ XVII là một khuynh hướng nhận thức luận hình
thành và phát triển cùng với lịch sử triết học. Hai khuynh hướng nhận thức
này luôn đấu tranh với nhau gay gắt và là nguồn gốc, động lực cho sự phát
triển của lý luận nhận thức.
Các nhà ngụy biện là những nhà duy kinh nghiệm đầu tiên trong triết học

Tây Âu cổ đại khi họ phủ nhận các suy đoán duy lý về bản chất của thế giới,
khẳng định vai trò của nhận thức giác quan. Tiếp sau đó là Aristote khi ông
đưa ra nguyên lý đầu tiên của chủ nghĩa duy kinh nghiệm “không có gì trong

24
lý tính mà nó lại không đến đầu tiên từ các giác quan”. Nguyên lý này đã
được Thomas Aquino tiếp thu vào xây dựng học thuyết triết học của mình và
ông được coi là một đại diện của chủ nghĩa duy kinh nghiệm Trung cổ cùng
với các đại biểu của chủ nghĩa duy danh. Đến thời Phục hưng với sự phát
triển mạnh mẽ của các khoa học thực nghiệm, các nhà triết họcTeledio,
Bruno… đều nhấn mạnh vai trò của tri thức kinh nghiệm trong nhận thức.
Còn chủ nghĩa duy lý lại bắt đầu từ Parmenide khi ông phủ nhận hoàn
toàn các tri thức giác quan và khẳng định vai trò của lý tính trong nhận thức
thế giới. Tiếp sau đó, Socrate coi tri thức có tính bẩm sinh trong linh hồn và
ông là người đầu tiên nhấn mạnh vai trò của tri thức khái niệm trong nhận
thức. Chịu ảnh hưởng của Socrate, Platon được coi là đại biểu điển hình của
chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu cổ đại khi ông khẳng định nhận thức
là sự hồi tưởng của linh hồn về những điều nó đã có trước đây nhưng rồi lại
quên đi. Thời trung cổ, chịu ảnh hưởng của Socrate và Platon, Augustin cho
rằng tri thức không phải được rút ra từ khách quan mà là sự hồi nhớ của con
người về những gì mà mình đã từng có trong quá khứ.
Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu
từ thời cổ đại đến thời Phục hưng là tiền đề tư tưởng cho chủ nghĩa duy kinh
nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII









25
Chương 2. CHỦ NGHĨA DUY KINH NGHIỆM TRONG TRIẾT HỌC
TÂY ÂU THẾ KỶ XVII
2.1. Sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm và ảnh hưởng
của nó đến chủ nghĩa duy kinh nghiệm
Trong xu hướng chống lại triết học kinh viện cuối thời Trung cổ đã xuất
hiện việc đề cao vai trò của thực nghiệm trong quá trình nhận thức. Đó là
khuynh hướng xuất hiện trong tư tưởng của các đại biểu của chủ nghĩa duy
danh như U.Ockham, D. Scotte, R. Bacon Khuynh hướng này là sự mở đầu
cho sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm thời kì Phục hưng và
Cận đại.
Nền khoa học trước đây chịu ảnh hưởng của Aristote, xuất phát từ những
giả định siêu hình, từ những định đề do đầu óc con người nghĩ ra. Những giả
định đó xuất phát từ một nguyên lí thiêng liêng mà người ta cho là do Thượng
đế thiết lập nên. Xuất phát từ những giả định đó, con người phân tích, lý giải
và xếp đặt các hiện tượng sao cho chúng có thứ tự hợp lý có thể nắm bắt được
bởi đầu óc con người.
Các nhà khoa học thời kì Phục hưng và Cận đại đã đem đến những thay
đổi nền tảng nhất trong cách tư duy, và họ đã đạt được thành tích này bằng
cách sáng tạo ra một phương pháp để khám phá tri thức. Khác với các nhà tư
duy thời Trung cổ phần lớn bắt đầu bằng việc đọc các tác phẩm cổ điển, các
nhà khoa học Phục hưng và Cận đại lần đầu tiên nhấn mạnh đến sự quan sát
và đặt ra những giả thiết để làm việc. Phương pháp quan sát gồm có hai điều:
đó là những giải thích truyền thống về thiên nhiên phải được chứng minh
bằng thực nghiệm, vì bây giờ người ta cho rằng các giải thích truyền thống rất
có thể là sai, và các nhà khoa học cần phải có các thông tin mới nếu họ muốn
vượt qua các biểu hiện bề ngoài của sự vật. Lúc này khoa học khám phá các
vật thể trên bầu trời với một thái độ mới, với hi vọng không chỉ tìm ra sự xác

×