Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Lý luận mácxit về hợp tác xã và thực tiễn chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.1 MB, 95 trang )

BAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
i '* i rc MƠ
BAJ h ọ c k h o a h ọ c x ã h ộ ĩ v à n h â n v ã n
KHOA TRIẾT HỌC
: . U-Ỉ.ỊSÌ
; ; ■ v i’ ;: Va : - M ' L K
s. ©?. ©2
í : ■ m THẠC ỖỶ TQỂr HỌC
/
Hả Nội, 2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
i
ĐÀO ĐẢNG MẢNG
LÝ LUẬN MÁCXÍT VÊ HỢP TÁC XÃ VÀ THựC
■ ■ ■
TIỄN CHUYÊN Đổl HỢP TÁC XÃ NỒNG

NGHIỆP Ỏ VIỆT NAM HIỆN NAY
■ ■ ■
CHUYÊN NGÀNH : CNDVBC VÀ CNDVLS
MÃ SỐ : 5. 01. 02
Nc■MdLZlUJO
LUẬN VĂN THẠC ÔỸ TĐIẾT
nọc
• • •
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYẺN ANH TUÂN
Hà Nội, 2004
M ỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tinh hình nghiên cứu
.

2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứa 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

5
7. Kết cấu luận văn
.
6
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN MÁCXÍT VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP
1.1 Quan niệm của c. Mác, Ph. Ảngghen và V. I. Lênin về kinh tế hợp tác
và hợp tác xã 7
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan niệm Đảng ta về họp tác xã
nông nghiệp '

21
1.3 Một số nội dung CO' bản về hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp


31
Kết luận chưong 1
42
CHƯƠNG 2.THỰC TIÊN CHUYEN Đ ổ i h ợ p t á c x ã n ô n g n g h iệ p ở v iệ t NAM:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
2. 1 Những hạn chế của hợp tác xã nông nshiệp kiểu cũ và tính tất yếu của
việc chuyển đổi chúng 44
2.2. Thực tiễn chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp: một số yếu kém và
nguyên nhân 54
2.3 Một số khuyến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác xã nông nghiệp
phát triển 71
Kết luận chương 2 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỰC TÀI LIỆU THAM KHẢO


.
84
PHỤ LỤC


.
88
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của hợp tác xã nông nghiệp là việc
có ý nghĩa to lớn đối với ổn định và phát triển nông nghiệp - nông thôn, tạo
điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước
ta.
Là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tập thể, hợp tác xã mà

trọng tâm là hợp tác xã nông nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm
chăm lo xây dựng và phát triển. Đai hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
“Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức liợp tác đa dạng, trong đó hợp
tác xã là nòng cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở
hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh
doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không giới hạn lĩnh vực, quy mô và địa
bàn " [7, 98]
Trong suốt tiến trình xây dựng và trưởng thành từ cuối những năm 50,
đầu những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, hợp tác xã nông nghiệp nước ta đã
góp phần quan trọng vào việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nôna thôn
mới, cống hiến rất nhiều sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước. Tuy nhiên, sau ngày kháng chiến thành công cả
nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã dần dần tỏ
ra không còn thích hợp, bộc lộ những yếu kém trong hoạt động và quản lý dẫn
đến hiệu quả kinh tế đạt thấp. Đảng và Nhà nước ta đã thử nghiệm nhiều nhằm
tìm lối đi thích hợp cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời
sống nông dân. Kể từ khi có chỉ thị 100CT/TW của Ban bí thư Trung ương
(13/01/1981), và đặc biệt từ khi luật Hợp tác xã được chính thức ban hành
(20/03/1996) các hợp tác xã đã từng bước chuyển từ mô hình tập thể hoá cao
độ sang mô hình tập thể hoá thừa nhận vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình.
Hợp tác xã nông nghiệp phát triển song hành với sự phát triển của kinh tế hộ.
MỞ ĐẦU
1
Hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng đã có bước phát
triển mới khác về chất với nhiều hình thức đa dạng. Hợp tác xã ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, nhiều mô hình
làm ãn năng động có hiệu quả xuất hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đã đạt được, quá trình chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp vẫn còn gặp không
ít khó khăn: chưa có sự thống nhất nhận thức về vai trò của hợp tác xã, nhiều
hợp tác xã còn lúng túng chưa biết chuyển đổi thế nào, chưa tìm ra phương

thức hoạt động thích hợp với cơ chế mới, một số chính sách của Nhà nước
chưa tạo được động lực để thúc đẩy các hợp tác xã phát triển, vẫn còn những
hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả dẫn đến phá sản, một số hợp tác xã chỉ còn
tồn tại trên hình thức Nghị quyết 13 của Hội nghị TƯ V khoá IX nhấn
mạnh: “Kinh tế tập thể (nòng cốt là các hợp tác xã) hiện nay còn nhiều mặt
yếu kém, năng lực nội tại hạn chế; số hợp tác xã làm ăn hiệu quả còn ít; lợi ích
đem lại cho thành viên chưa nhiều; kinh tế tập thể chiếm tỉ trọng thấp trong
tổng sản phẩm xã hội; chưa đủ sức đảm nhiệm tốt vai trò cùng với kinh tế nhà
nước ngày càng trỏ' thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành
phần định hướng xã hội chủ nghĩa” [8,11-12]. Chính vì vậy việc vận dụng
sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng, phát triển hợp tác xã để
từng bước xác định đúng mô hình hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với điều
kiện thực tiễn ở nước ta thực sự là một vấn đề cấp thiết và đầy phức tạp, đòi
hỏi cần được nhìn nhận giải quyết một cách toàn diện cả trên phương diện lý
luận và thực tiễn đất nước hiện nay.
Để góp phần nhỏ bé vào công việc to lớn, phức tạp và khó khăn đó, tác
giả lựa chọn đề tài: uLý luận mácxít về hợp tác xã và thực tiễn chuyển đổi hợp
tác xã nông nghiệp ở Viêt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trải qua nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, hợp tác xã nông nghiệp có một
vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Vì thế, hợp tác
xã nông nghiệp đã trở thành đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu trong
2
nước, nhất là các nhà kinh tế chính trị học, triết học, kinh tế học, chủ nghĩa xã
hội khoa học đã coi hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói
riêng là một nội dung, là con đường cải tạo xã hội, xây dựng xã hội chủ nghĩa,
là một hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Xung quanh các vấn đề về hợp tác xã nông nghiệp đã có khá nhiều
công trình nghién cứu ở trong và ngoài nước. Phần lớn những công trình

nghiên cứu của các tác giả trong nước đã đề cập đến vai trò, vị trí và sự cần
thiết phải xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
nông nghiệp trong tình hình hiện nay. Có thể nêu ra đáy một số công trình chủ
yếu như:
- Trần Ngọc Hiên: Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin và vận dụng
vào điều kiện ở nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989
- Lưu Văn Sùng: Lý luận về hợp tác hoá kinh nghiệm lịch sử và sự vận
dụng ở Việt Nam, Nxb Sự Thật Hà Nội, 1990.
- Nguyễn Văn Bích: Phát triển và đổi mới hợp tác xã theo luật Hợp tác
xã, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Vũ Doanh: Nông nshiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp
hoá - hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá. Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1998.
- Lương Xuân Kỳ: Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã nông
nghiệp, nông thôn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
- Lê Thanh Sinh: Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin với công cuộc
đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Ngoài ra còn có một số bài viết, chuyên khảo của các tác giả khác đã
được công bố trên một sô' báo và tạp chí như: “Triết học”, “Lịch sử Đảng”,
“Lý luận Chính trị”, “Cộng sản”, “Nghiên cứu kinh tế”, “Nông thôn ngày
nay” như:
- Trần Ngọc Hiên: Vấn đề nông dân trong chiến lược xây dựng chủ
nghĩa xã hội của V.I.Lênin, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 6, 1990
3
- Đặng Hữu Toàn: Những thay đổi căn bản trong quan niệm của
V.I.Lênin về kinh tế tiểu nông ở thời kỳ quá độ, Tạp chí Triết học, số 2, 1995
Những công trình trên đã tập trung nghiên cứu một số khía cạnh lý luận
cơ bản của phong trào hợp tác xã nông nghiệp nước ta; những bước thăng
trầm, kinh nghiệm và những bài học lịch sử của phong trào hợp tác xã nông
Nghiệp; việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của hợp tác xã trên khía cạnh kinh

tế học Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ về quá trình chuyển
đổi hợp tác xã nông nghiệp đang diễn ra những năm gần đây trên đất nước ta.
Do vậy chưa có một đánh giá toàn diện về những thành tựu và những khó khăn
của quá trình đó để đề ra những giải pháp tổng thể giải phóng các tiềm năng,
và nâng cao hiệu quả của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam góp phần đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Vì thế, nghiên cứu quá trình chuyển đổi
hợp tác xã trên cả phương diện lý luận và thực tiễn để có thể đề nghị các giải
pháp thích hợp, theo chúng tôi, vẫn là vấn đề cấp bách cần làm ngay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1 Mục đích của luận văn.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đề xuất một số giải
pháp có tính định hướng để tiếp tục xây dựng và chuyển đổi hợp tác xã nông
nghiệp ở Việt Nam, đồng thời khái quát những khía cạnh chung nhất phản ánh
nét đặc thù của quá trình chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta.
3.2 Nhiệm vụ nghiên ám của luận văn.
- Phân tích những quan niệm mácxít về hợp tác xã và hợp tác xã nông
nghiệp. Làm rõ lý luận về chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp.
- Chỉ ra tính tất yếu, sự cần thiết và nội dung phải chuyển đổi hợp tác xã
nông nghiệp ở Việt Nam.
- Đánh giá thực tiễn quá trình chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp:
những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp định hướng việc xây dựng các chính
sách, đề ra biện pháp để hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp phát huy hiệu
4
quả cao hơn nữa, thúc đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp - nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Hợp tác xã là vấn đề rộng lớn, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học như kinh tế học, triết học, xã hội học Dưới góc độ triết học, đề tài

chủ yếu tập trung vào cơ sở lý luận của việc xây dựng hạp tác xã, soi rọi, kiểm
chứng lý thuyết ấy bằng thực tiễn xây dựng hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam
và quá trình chuyển đổi của nó. Trên tinh thần đó chúng tôi sẽ chỉ tập trung
vào các vấn đề lý luận và thực tiễn có tính chất chung nhất khái quát tiến trình
hình thành và phát triển của hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam từ trước đến
nay. Chúng tôi đặc biệt tập trung chủ yếu vào quá trình chuyển đổi hợp tác xã
nông nghiệp thông qua việc nshiên cứa thực tiễn hoạt động của những hợp tác
xã nông nghiệp khi tiến hành chuyển đổi, mà trọng tàm là chuyển đổi theo
luật Hợp tác xã.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh
tế-xã hội và quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối - chính sách
của Đảng và Nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp. Luận văn có sử dụng kết
quả nghiên cứu về hợp tác xã của một số học giả, nhưng hướng nghiên cứu và
nội dung mang tính hoàn toàn độc lập.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp biện chứng duy
vật, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng như phân
tích - tổng hợp, so sánh, lôgíc-lịch sử; thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn
thu thập dữ liệu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Luận văn góp phần làm rõ hơn một sỏ' vấn đề lý luận Mác-Lênin về hợp
tác xã, tổng kết lại thực tiễn hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Việt Nam. Chỉ ra xuất phát điểm và đích của quá trình chuyển đổi hợp tác xã
5
nông nghiệp Việt Nam, nhất là thực tiễn chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp
theo luật Hợp tác xã (1996).
Luận văn cũng chỉ ra mối liên hệ hữu cơ giữa việc chuyển đổi hợp tác
xã nông nghiệp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và quá trình CNH,
HĐH nông thôn, nôna nghiệp Việt Nam.

Những kếi quả nghiên cứu có ý nghĩa nhất định làm phong phú thêm
hiểu biết về hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng, do vậy
có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, hoạch định
chính sách, cán bộ giảng dạy và tất cả những người quan tâm.
7. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục và
phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 2 chương 6 tiết.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN MÁCXÍT VỂ HỢP TÁC XÃ
VÀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
1.1 Quan niệm của c . Mác, Ph. Ảngghen và V. I. Lẻnin về kinh tế hợp
tác và hợp tác xã
1.1.1 Quan niệm của c. Mác và Plĩ. Ăngghen
Trong di sản lý luận của c . Mác và Ph. Ảngghen, vấn đề nông nghiệp
và nông dân chiếm một vị trí khá quan trọng, sở dĩ như vậy là vì giai cấp nông
dân là đồng minh của giai cấp vô sản, là đội quân chủ lực của cách mạng, hơn
nữa vấn đề nông nghiệp và nông dân chiếm vị trí rất quan trọng trong công
cuộc xây dựng một xã hội mới (xã hội xã hội chủ nghĩa). Hai ông cho rằng, ở
những nước nông nghiệp, nếu giai cấp công nhân không nhận thức đúng vị trí
của vấn đề nông nghiệp và nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội thì những cải biến xã hội chủ nghĩa sẽ không tránh khỏi thất bại.
Với mục tiêu cao cả là giải phóng con người, tất cả vì hạnh phúc của
mỗi cá nhân trong toàn thể cộng đồng xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác đã sớm nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của kinh tế hợp tác và tổ chức hợp
tác xã trong việc từng bước đưa nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn, cải tạo
các hình thức kinh tế chủ nghĩa tư bản để xây dựng nền kinh tế chủ nghĩa xã
hội. Về kinh tế hợp tác và tổ chức hợp tác xã trong tư tưởng Mác và Ảngghen,
ta thấy nổi lên một số vấn để sau:
Hình thức sở hữu tập thể kiểu hợp tác xã xuất hiện trong xã hội tư hữu
là sự phủ định đối với sở hữu tư bản tư nhân. Trong bộ “Tư bản”, quyển ni, c.

Mác cho rằng, các hợp tác xã lao động ở các cấp khác nhau đều là “điểm
chuyển tiếp” sang hình thức tổ chức theo kiểu liên hiệp, hợp tác xã là lỗ hổng
đầu tiên trong phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản. c. Mác viết: “Một số
dân tộc có sản xuất chủ nghĩa tư bản phát triển ở châu Âu và châu Mĩ đang
mưu cầu phá vỡ xiềng xích của nó, lấy hợp tác sản xuất để .thay thế sản xuất
chủ nghĩa tư bản, lấy chế độ sở hữu cộng sản chủ nghĩa để thay thế chế độ sở
7
hữu chủ nghĩa tư bản” [39, 443 - 444]. Trong một bức thư viết ngày 23 tháng
1 năm 1886, Ph. Ảngghen khẳng định: “Trong bước quá độ lên nền kinh tế
cộng sản chủ nghĩa đầy đủ, chúng ta sẽ phải áp dụng trên quy mô lớn nền sản
xuất hợp tác xã với tính cách là một khâu trung gian - điều đó cả Mác và tôi
không bao giờ hoài nghi cả” [43, 568]
Tiềm năng xã hội chủ nghĩa của phong trào hợp tác xã chỉ có thể phát ,;,
huy được dưới chính quyền nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, dưới sự
tác động của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát hiện đó của hai ông dưa
trên cơ sở phân tích những điều kiện xác định bản chất kinh tế - xã hội của
hợp tác xã. Những điều kiện đó là: tính chất của quan hệ sản xuất thống trị,
bản chất của chính quyền Nhà nước. c. Mác và Ph. Ảngghen khẳng định rằng,
hợp tác xã tự nó khống thể biến đổi xã hội tư bản thành xã hội xã hội chủ
nghĩa, bởi lẽ dưới chủ nghĩa tư bản hợp tác xã còn đang ở hình thái “tồn tại
cho cái khác”; song hai ông cũng chỉ rõ, sau thắng lợi của giai cấp vô sản, các
hình thức hợp tác xã mới phát huy mạnh mẽ tiềm năng xã hội chủ nghĩa của
chúng, mới chuyển sang hình thái “tồn tại cho bản thân”.
Chế độ hợp tác ì à con đường duy nhất để hướng dẫn đông đảo nông dân
đi lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1864 c. Mác nói: “Muốn giải phóng quần chúng
lao động thì lao động hợp tác cần được phát triển trong phạm vi cả nước” [40,
133], Như vậy, c. Mác cho rằng lao động hợp tác không những cần được phát
triển trong quần chúng công nhân, mà còn cần phát triển trong nông dân và
các tầng lớp lao động khác nữa. về sau, khi phân tích tình hình phát triển của
phong trào công nhân, c. Mác đã nói dứt khoát rằng: “giai cấp vô sản sẽ lấy tư

cách chính phủ để thi hành các biện pháp trực tiếp cải thiện tình trạng nông
dân, từ đó mà lôi kéo họ về phía cách mạng. Những biện pháp này ngay từ đầu
cần phải thúc đẩy chế độ tư hữu ruộng đất quá độ sang chế độ sở hữu tập thể”
[40, 635], Trong cuốn “Vấn đế nông dân Pháp - Đức” Ph. Ảngghen đã phát
triển lý luận hợp tác xã thêm một bước, ông đặc biệt nhấn mạnh tính chất
quan trọng của vấn đề nông dân ngoài lãnh thổ nước Anh và nước Đức. Người
cho rằng: “Nông dân ở mọi nơi đều là nhân tố vô cùng quan trọng về nhân
8
khẩu, sản xuất và lực lượng chính trị. Nông dân là người lao động, lại là người
tư hữu nhỏ, vừa có khuynh hướng chủ nghĩa xã hội vừa có thể đi theo giai cấp
tư sản. Với tư cách là người tư hữu nhỏ họ giữ thái độ chống đối lại những
tuyên truyền kêu gọi họ đem quyền sở hữu những mảnh ruộns đất nhỏ đem
nộp cho toàn bộ xã hội, chính đảng của giai cấp vô sản vừa không thể vi phạm
ý chí của tiểu nông, vừa không thể khoan nhượng tâm lý tư hữu của tiểu nông.
Nếu họ vĩnh viễn bảo tồn khoảnh ruộng đất nhỏ và khi chúng ta đã nắm được
chính quyền, nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông trước tiên là
chuyển sản
xuất tư nhân và chiếm hữu tư nhân của họ thành sản xuất và chiếm hữu của
hợp tác xã. Nhiệm vụ chủ yếu ở đây là làm cho nổnơ dân hiểu rõ rằng chúng
ta muốn cứu vãn và bảo toàn nhà cửa, ruộng đất của họ, nhưng chỉ có thể thực
hiện được bằng cách chuyển biến chúng thành chiếm hữu hợp tác xã và sản
xuất của hợp tác xã” [42, 310],
Trong các bài viết và công trình nghiên cứu của mình, c. Mác và Ph.
Ãngghen đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản của quá trình xây dựng hợp tác
xã nông nghiệp. Đó là các nsuyên tắc: tự nguyện, từng bước (từ thấp lên cao)
và có sự giúp đỡ của Nhà nước vô sản. c. Mác viết rằng, giai cấp vô sản “Cần
phải với tư cách chính phủ áp dụng những biện pháp trực tiếp cải thiện tình
cảnh của nông dân để tiếp tục lôi cuốn họ về phía cách mạng, áp dụng những
biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn của giai đoạn quá độ từ sở hữu tư nhân
sang sở hữu tập thể về ruộng đất vào lúc nó chỉ mới được bắt đầu, để cho

người nông dân tự mình đi tới phương thức làm ăn đó, không được làm họ
kinh sợ bằng những tuyên bô' như: tước bỏ quyền thừa kế hoặc loại bỏ sở hữu
của họ” [39, 612]. Rất tiếc là chỉ dẫn này của C.Mác đã hầu như không được
vận dụng ở các nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng hợp tác xã
nông nghiệp trước đây.
Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân Pháp - Đức” Ph.Ảngghen cho rằng,
đối với nông dân không có gì có thể buộc họ ra nhập họp tác xã với tất cả
niềm tin, tấm lòng của họ, nếu Nhà nước vô sản không chứng minh được cách
tổ chức sẩn xuất đó của mình là ưu việt, và có đủ sức mạnh thuyết phục thông
9
qua những hiệu quả thiết thực dễ thấy. Ông viết: “Nếu họ (nông dân) quyết
tâm thì làm cho họ quá độ đến hợp tác xã, nếu họ còn chưa có thể quyết tâm
thì phải để cho họ có thời gian tự suy nghĩ vấn đề này trên mảnh đất nhỏ bé
của mình” [40, 310]. Ph. Ảngghen nhấn mạnh: “Khi chúng ta nắm quyền lực
nhà nước, chúng ta không được nghĩ tới việc dùng bạo lực để tước đoạt những
người tiểu nông (bất kể có bồi thường hay không đều như vậy) như chúng ta
đã buộc phải làm đối với những chủ đất lớn. Nhiệm vụ của chúng ta trong
quan hệ với tiểu nông, trước hết là ở chỗ chuyển sản xuất nhỏ và sở hữu của
họ thành hiệp hội, không phải bằng sức mạnh, mà gián tiếp qua các tấm gương
và với sự trợ giúp của xã hội cho mục đích này. Cho tới lúc mà chúng ta có đủ
mọi phương tiện để chỉ ra cho người tiểu nông biết những cái lợi, mà lẽ ra
hôm nay họ cần phải thấy rõ” [40, 518]
Phải có các hình thức hợp tác xã đa dạng, các loại hình hợp tác xã cần
mở rộng dần từng bước từ thấp lên cao. c . Mác nhận thấy, hợp tác là hợp tác
sản xuất, nhưng hình thức của nó rất đa dạng: công xưởng hợp tác, hợp tác xã
sản xuất công nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Còn Ph. Ảngghen
nói: “cần bảo đảm chõ bộ máy lãnh đạo chung của xã hội có uy tín cần thiết
để dần dần chuyển hợp tác xã nôna dân thành hình thức bậc cao hơn, khiến
cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể hợp tác xã và xã viên cá biệt với quyền
lợi và nghĩa vụ của các bộ phận khác trong xã hội đều có địa vị bình đẳng”[42,

310]. Đây là tư tưởng vê' chuyển đổi hợp tác xã. Thực chất của tư tưởng này là:
sự phát triển của hợp tác xã (Với tính cách là loại hình hoạt động kinh tế) là
một quá trình tuân theo các quy luật khách quan, đòi hỏi việc xây dựng hợp
tác xã phải được tiến hành theo tính tuần tự từ thấp lên cao tuân theo nguyên
lý về sự phát triển. Ph. Ảngghen đã nêu ra: “Ở những nơi trung nông và phú
nông chiếm ưu thế, kinh doanh nông nghiệp mọi nơi đều cần những công nhân
nam nữ, ở nơi đó chúng tôi chỉ có thể kiến nghị đem các nông hộ liên hợp
thành hợp tác xã để tiện cho hợp tác xã này ngày càng thủ tiêu bóc lột đối với
lao động làm thuê, hơn nữa dần dần chuyển biến các hợp tác xã này thành bộ
phận hợp thành có quyền lợi và nghĩa vụ bằng nhau của các hợp tác xã lớn
10
toàn quốc” [40, 622]. Trong lời nói đầu cuốn “Nội chiến ở Pháp” Người khẳng
định: “Qui định pháp lệnh quan trọng nhất của công xã là cần tổ chức công
nghiệp lớn và công xưởng thủ công nghiệp, tổ chức này không những cần trên
cơ sở liên hợp của công nhân trong mỗi công xưởng, hơn nữa cần phải đem tất
cả các liên hợp kết thành một đại liên minh” [40, 255],
Nhà nước vô sản cần phải hỗ trợ hợp tác xã cả về các mặt kinh tế và
chính trị. Ph. Ảngghen cho rằng, có khả năng lúc đó chúng ta sẽ có năng lực
cung cấp cho các hợp tác xã này nhiều thuận lợi hơn: ngán hàng nhà nước
chấp thuận tất cả các khoản vay của họ. Nhà nước dành những ưu đãi thuận lợi
cho hợp tác xã. Trong các điều kiện bằng nhau, thì trường hợp có đơn đặt
hàng, Nhà nước cần ưu tiên cho các hợp tác xã hơn so với nhà tư bản và các
hiệp hội khác. Quét sạch những trở ngại và khó khăn về luật pháp còn gây khó
dễ trên con đường tồn tại của hợp tác xã tự do. Chính quyền phải tiến hành
những công việc hết sức tỉ mỉ với “những nông dân lớn và trung”, bằng mọi
cách khuyến khích họ " hợp nhất kinh tế của họ với hiệp hội để có thể giảm
dần đi sự bóc lột lao động làm thuê của họ trong hiệp hội và dần dần từng
bước chuyển các hiệp hội thành những bộ phận cấu thành với số lượng áp đảo
và với những quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng trong liên hiệp sản xuất vĩ đại
của toàn xã hội” [40, 522-523]

Kinh tế hợp tác là hình thức tốt để tiến hành tổ chức hoạt động kinh tế
xã hội theo kế hoạch. Trong cuốn “Nội chiến ở Pháp” Ph. Ảngghen cho rằng,
sản xuất của chế độ hợp tác không phải là một lời nói suông hoặc một sự lừa
dối, nếu nó có thể loại trừ chế độ tư hữu chủ nghĩa tư bản, nếu sự liên hợp lại
của hợp tác xã căn cứ vào kế hoạch chung để tổ chức sản xuất cả nước, loại trừ
hiện tượng thường xuyên của trạng thái vô chính phủ và những chấn động chu
kỳ không tránh khỏi trong sản xuất của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy có thể thấy, c . Mác và Ph. Ảngghen rất quan tâm đến sự phát
tiển của hợp tác xã. Các ông đã nêu ra những luận điểm có tính quy luật đối
với sự phát triển của hợp tác xã là: kinh tế hợp tác chỉ ra đời ở một trình độ
phát triển nhất định của lực lượng sản xuất; nó khắc phục hạn chế của sở hữu
11
tư nhân, là khâu trung gian quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
sang phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, là con đường duy nhất để hướng
dẫn nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội; khẳng định công nhân và nông dân có
đủ khả năng để quản lí tốt các hợp tác xã; chỉ ra các nguyên tắc cơ bản để xây
dựng hợp tác xã; hình thức hợp tác phải đa dạng; Nhà nước phải hỗ trợ các
điều kiện thuận lợi về kinh tế chính trị cho hợp tác xã. Đây là những chỉ dẫn lí
luận quý bắu làm cơ sở cho phong trào xây dựng hợp tác xã ở các nước xã hội
chủ nghĩa sau này.
1.1.2 Quan niệm của V. I. Lênin
V. I. Lênin đã kế thừa và phát triển tư tưởng của c . Mác và Ph.
Àngghen về kinh tế hợp tác và những nguyên tắc xây dựng, tổ chức hợp tác
xã. Ông không những quan tâm nghiên cứu lý luận, mà còn trực tiếp lãnh đạo
phong trào hợp tác xã ở nước Nga sau cách mạng tháng Mười. Để hiểu rõ
những quan điểm của Lênin về hợp tác xã, cần phải đặt chúng trong điều kiện
lịch sử cụ thể của nước Nga từ 1918-1923. Trong thời gian này, nước Nga đã
lần lượt thực hiện hai chính sách kinh tế kế tiếp nhau là: Chính sách Cộng sản
thời chiến và Chính sách Kinh tế mới (gọị tắt là NEP).
* Thời kỳ trước Chính sách Kinh tế mới

Trước cách mạng V. I. Lênin đã thấy được vai trò và khả năng của
phong trào hợp tác xã đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong giai
đoạn này, ông đặc biệt coi trọng hợp tác xã tiêu dùng và cho rằng, trong điều
kiện của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn “hợp tác xã sản xuất không đứng vững
được trước sự cạnh tranh cho nên không tránh khỏi phá sản, còn hợp tác xã
tiêu dùng lại có thể thu hút đông đảo công nhân để trở thành tổ chức kinh tế
rộng rãi của quần chúng có thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt” [25,
240] trong nền kinh tế chủ nghĩa tư bản. V. I. Lênin nhận định: “Không có
phong trào công nhân mạnh mẽ và nhiều mặt thì chủ nghĩa xã hội không thể
thực hiện được, mà hợp tác xã tiêu dùng là một trong nhiều mặt đó” [30, 463],
Theo V. I. Lênin, hợp tác xã tiêu dùng là nhân tố xã hội mới, bởi lẽ nó là
“nhân tố vật chất của xã hội chủ nghĩa xã hội tương lai” [25, 405],
12
Phong trào hợp tác xã còn có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong cuộc
đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Với tư cách là tổ chức liên hiệp của
giai cấp công nhân, “Các hợp tác xã vô sản có một ý nghĩa ngày càng quan
trọng trong cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị của quần chúng, giúp đỡ họ
trong cuộc bãi công, trong các cuộc giảm thợ hàng loạt, khi bị khủng bố ”
[25, 4Ọ3 - 404]. Theo V. I. Lênin, hợp tác xã là cơ sở kinh tế để tạo ra sự liên
kết tự nhiên giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Tư tưởng này được
V. I. Lênin tiếp tục phát triển sau này.
Như vậy, trước cách mạng tháng Mười khi phát triển tư tưởng về hợp
tác xã dựa trên cơ sở lý luận hợp tác của những nhà sáng lặp chủ nghĩa Mác và
hiện thực xã hội dưới thời chủ nghĩa tư bản chuyển sang đế quốc, V. I. Lênin
đã đề cao phong trào hợp tác xã như một ngọn cờ mới trong, công cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô-viết đứng trước
những khó khăn thử thách chưa từng thấy: nền kinh tế bị tàn phá nghiêm
trọng; nội chiến xảy ra ở nhiều nơi; thêm vào đó là sự can thiệp quân sự thô
bạo của các nước đế quốc. Trong bối cảnh đó V. I. Lênin đã đặt ra nhiệm vụ

sử dụng các hợp tác xã tiêu dùng, các hội tiêu dùng; các hợp tác xã công nhân
đã có từ trước cách mạng để thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát, phân phối sản
phẩm và để tổ chức thi đua phát huy sức sáng tạo của quần chúng. Theo V. I.
Lênin nếu: “Không có chế độ kế toán, kiểm soát trong sản xuất và phân phối
sản phẩm thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt” [26, 226].
Đó là những việc mà hợp tác xã là hình thức tổ chức khá thích hợp có thể thực
hiện tốt. V. I. Lênin yêu cầu phải có sự thoả thuận với các hợp tác xã tư sản,
hoặc có tính chất tư sản. V. I. Lênin viết: “Chúng ta phải có sự thoả thuận với
các hợp tác xã tư sản cũng như các hợp tác xã vô sản (có khuynh hướng tư
sản); chúng ta cần có một sự thoả thuận như vậy để tìm được những hình thức
thực tế có thể áp dụng được, những hình thức thuận tiện, thích hợp với chúng
ta, nhằm chuyển từ hợp tác xã phân tán và cục bộ tiến lên một hợp tác xã của
13
toàn dân” [26,198]. Nếu làm được như vậy, thì đó thực sự là một bước chuyển
lớn lao của qua trình phát triển các hợp tác xã trên quy mô toàn xã hội.
V. I. Lênin hết sức lưu ý đến việc sử dụng các hợp tác xã do xã hội tư
bản để lại, nó có ý nghĩa to lớn với công cuộc kiến tạo chế độ chủ nghĩa xã
hội. Ông nhấn mạnh: “Việc sử dụng hợp tác xã là một vấn đề cũng giống như
việc sử dụng các chuyên gia tư sản” [28, 123], Nếu không làm được điều đó
thì không thể gặt hái được bất kỳ một thắng lợi nào trong công cuộc xây dựng
xã hội mới. Tuy nhiên, do điều kiện nội chiến ác liệt và bản thân V. I. Lênin
cũng có ít thời gian để thấy xã hội mới được xây dựng cần phải trải qua những
bước phức tạp như thế nào, mà ông chưa đưa ra những chỉ dẫn cụ thể và chi
tiết cho việc sử đụng các hợp tác xã tư sản vốn có.
Trong giai đoạn-này V. I. Lênin đã chú trọng đến các vấn đề sau:
Thứ nhất, hợp tác xã có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa. V. I. Lênin nhấn mạnh: “Nếu không có màng lưới
hợp tác xã thì không sao tổ chức được nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” [27, 246],
đồng thời về mặt chính trị, theo ông: “hợp tác xã là tổ chức có thể phát huy tốt
dân chủ sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, đi vào xây dựng xã

hội mới. Vì thông qua hợp tác xã có thể sử dung sáng kiến của nhản dân đã
lập ra các tổ chức đó” [27, 247]. Như vậy các hợp tác xã có ý nghĩa to lớn cả
về phương diện kinh tế lẫn chính trị.
Thứ hai, nhiệm vụ trước mắt trong thời kỳ này là tập hợp nhân dân cả
nước tham gia vào các hợp tác xã tiêu dùng, vì chỉ có làm như vậy mới đảm
bảo phần nào việc cung cấp có kế hoạch cho nhân dân trong hoàn cảnh thiếu
lương thực và nạn đói, đồng thời tiến lên loại trừ quan hệ tiền - hàng, dùng
hình thức phân phối sản phẩm thay thế mậu dịch. V. I. Lênin khẳng định:
“Nhiệm vụ hiện nay của chính quyền Xô-viết là phải kiên quyết, tiếp tục thay
thế việc buôn bán bằng chế độ phàn phối sản phẩm một cách có kế hoạch và
có tổ chức trên quy mỏ toàn quốc. Mục đích là tổ chức toàn dân vào các công
xã sản xuất và tiêu dùng hợp tác xã là một phương tiện quá độ để đạt tới
mục đích đó” [28, 122],
14
Thứ ba, coi hợp tác xã là tổ chức tốt nhất để động viên đông đảo quần
chúng lao động tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đầu năm 1918, V. I.
Lênin viết: “Hợp tác xã công nhân phải dẫn đầu phong trào chuyển hợp tác xã
riêng lẻ thành phong trào hợp tác xã toàn dân thống nhất, giai cấp công nhân,
cần phải lãnh đạo các tầng lớp nhân dân không, đưa toàn bộ họ liên hiệp vào
hợp tác m toàn dân thống nhất” [26, 277].
Thứ tư, mục đích của hợp tác xã là phục vụ quần chúng lao động. V. I.
Lênin nói: “Nếu những người tổ chức hợp tác xã coi trọng di huấn của những
người sáng lập phong trào hợp tác (nhiệm vụ vốn có của hợp tác xã là thoả
mãn lợi ích của người lao động) , thì hợp tác xã cần phải thực sự vì quần
chúng lao động phục vụ” [30, 117].
Thứ năm, hợp tác xã hoạt động dựa trên chế độ trưng thu lương thực
thực phẩm thừa, biện pháp mà sau này V. I. Lênin thừa nhận là “bất đắc dĩ”
phải thực hiện trong thời kỳ cộng sản thời chiến. Khi đó Lênin đã chủ trương
áp dụng các biện pháp cải tạo các hợp tác xã tư sản thành hợp tác xã mang
tính chất cộng sản, xây dựng những công xã tiêu dùng kiểu mẫu; sử dụng hợp

tác xã để kiểm kê, kiểm soát, phân phối sản phẩm và trưng thu lương thực
thừa. Dựa vào vô sản và nửa vô sản nông thôn để xây dựng hợp tác xã (họ
được xem là nòng cốt trong ban quản lý hợp tác xã); hợp nhất các hợp tác xã
với các tổ chức chính quyền hình thành nên kiểu hợp tác xã nhà nước.
Có thể nói, hợp tác xã trong giai đoạn “Cộng sản thời chiến” mang tính
chất quân sự và ít nhiều mang tính cưỡng chế, phi kinh tế. V. I. Lênin đã phải
thừa nhận một thực tế là: “Cho đến nay chúng ta vẫn phải sống trong điều kiện
chiến tranh ác liệt gay go chưa từng thấy; đến nỗi cả trong lĩnh vực kinh tế
chúng ta không còn cách nào khác ngoài cách hành động theo lối quân sự”
[33, 76]. Một tổ chức kinh tế mang tính quân sự ắt sẽ nảy sinh quan liêu, cửa
quyền, tham ô, thoái hoá Trong bài viết để kỷ niệm lần thứ tư Cách mạng
tháng Mười Nga (14/10/1921), V. I. Lênin đã thừa nhận: “Chúng ta chưa tính
toần đầy đủ mà đã tưởng là có thể trực tiếp dùng pháp lệnh của Nhà nước vô
sản để tổ chức theo kiểu cộng sản chủ nghĩa, trong một nước tiểu nông, việc
15
Nhà nước sản xuất và phân phối sản phẩm. Đời sống thực tế đã vạch rõ những
sai lầm của chúng ta” [34, 189]. Nhìn chung, hợp tác xã trong thời kỳ cộng
sản thời chiến là một thử nghiệm thực tế, và đã là thử nghiệm thì có thể thành
công hoặc thất bại. V. I. Lênin đã nhận thấy, sự thử nghiệm đó đã không đem
lại kết quả như mong muốn.
* Thời kỳ Chính sách Kinh tế mới.
Thực tế cho thấy chính sách “Cộng sản thời chiến” không phải là chính
sách có thể đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội mà giai cấp vô sản Nga có sứ mệnh thực hiện. Nó là một giải pháp tạm
thời, bắt buộc phải thực hiện trong bối cảnh nước Nga có nội chiến. Bản thán
Lênin phải thừa nhận: “chiến tranh và tình trạng tàn phá đã buộc chúng ta phải
thi hành “Chế độ Cộng sản thời chiến”. Song nó không phải và không thể là
một chính sách phù hợp với nhiệm vụ kinh tế của giai cấp vô sản [33, 125].
“Chính sách Kinh tế mới” (NEP) đã ra đời trong bối cảnh hết sức phức tạp:
nước Nga đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị-xã hội nặng

nề, do hậu quả của chiến tranh để lại và cũng do việc thực hiện chính sách
“Cộng Sản thời chiến” mà khi đó không còn phù hợp nữa. Sự thay thế chính
sách “Cộng Sản thời chiến” bằng “Chính sách Kinh tế mới” là một giải pháp
mang tính chiến lược cả về mặt kinh tế lẫn chính trị để đưa nước Nga ra khỏi
tình trạng khủng hoảng trầm trọng đến mức không thể chịu đựng được. Tại
Đại hội n i Quốc tế Cộng sản, V. I. Lênin đã nói: “Chúng tôi thay đổi chính
sách kinh tế là hoàn toàn căn cứ vào những điều kiện thực tế và sự tất yếu do
hoàn cảnh thực tế đề ra” [34, 54].
Những nội dung cơ bản được NEP đề cập là: thay thế trưng thu lương
thực thừa bằng thuế lương thực, tự do buôn bán, chủ nghĩa tư bản nhà nước, và
dĩ nhiên hợp tác xã trong giai đoạn này tồn tại và hoạt động theo những nội
dung cơ bản của NEP. V. I. Lênin coi hợp tác xã là con đường, là phương tiện
hữu hiệu để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội nói
chung, về hợp tác xã nói riêng “đã thay'đổi căn bản”, ý định muốn sử dụng
16
hợp tác xã để “xung kích tiến thẳng” lên chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp
nữa.
Khi thực hiện chính sách kinh tế mới, V. I. Lênin đã không chỉ không
coi hợp tác xã là sự chối bỏ kinh tế hàng hoá, mà còn cho rằng, cần phải
tliông qua nó để phát triển kinh té'hàng hoá, phát triển sức sản xuất, từ đó mà
hướng nông dân và những người tiểu sản xuất theo con đường quá độ lên sản
xuất lớn chủ nghĩa xã hội - con đường thắng lợi của sự kết hợp tự nguyện. V.
I. Lênin cho rằng, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội là ở "Việc trao đổi hàng
hoá với nông dân” [33, 462], Trong điều kiện sản xuất nhỏ còn là phổ biến thì
tư do thương mại, tự do buôn bán là tất yếu. Bởi vì nó có tác dụng khơi dậy
được động lực của nền sản xuất, để từ đó tiến hành hợp tác ở những bước cao
hơn.
Việc cho phép tự do buôn bán (nghĩa là trở về với quan hệ tiền - hàng)
đòi hỏi phải có sự thay đổi quan điểm tương ứng trong các vấn đề liên quan
đến hợp tác xã nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Liên Xô

đã được xây dựng trên cơ sở thừa nhận thay thế trưng thu lương thực thừa bằng
thuế lương thực. Trong bản “Dự thảo những vấn đề thuộc Chính sách kinh tế
mới”, V. I. Lênin chỉ rõ: “Việc trao đổi hàng hoá, tức là đòn xeo chủ yếu của
NEP, được đặt lên hàng đầu” [33, 400], Do đó cơ cấu hoạt động và bộ máy
của hợp tác xã không còn là tổ chức để trưng thu lương thực thừa, mà là một
tổ chức chủ yếu để tiến hành trao đổi hàng hoá, ký kết hợp đồng với các tổ
chức nhà nước và các đơn vị kinh tế khác.
Việc trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp và công nghiệp có một ý nghĩa
quan trọng. Nó tạo cơ sở kinh tế cho việc thiết lập và tăng cường liên minh
giữa giai cấp nông dân và giai cấp công nhân. V. I. Lênin nói: “Cần cố gắng
hướng dẫn hợp tác xã, giúp đỡ tiểu nông nghiệp, phát huy tính chủ động và
tính sáng tạo ở cơ sở để tăng cường và củng cố sự trao đổi giữa nông nghiệp
và công nghiệp” [33, 280]. Hơn nữa “Việc thực hành chính sách trao đổi hàng
hoá là cần thiết thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích gieo trồng và cải thiện
nông nghiệp của mình” [33, 400].
17
Hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ gắn với tự do trao đổi hàng
hoá, tự do buôn bán, kinh doanh tất yếu làm nảy sinh quan hệ chủ nghĩa tư
bản. V. I. Lênin nói: “Hợp tác xã của những người sản xuất hàng hoá nhỏ tất
sẽ sản sinh ra giai cấp tư sản và quan hệ chủ nghĩa tư bản” [33, 271]. Tuy
nhiên, theo V. I. Lênin, điều đó không có gì đáng sợ, thậm chí nó còn có lợi,
nó đặc biệt có ífh cho việc chống lại tình trạng phân tán của những người sản
xuất nhỏ. Trong điều kiện giai cấp vô sản đã nắm chính quyền thì “không việc
gì phải sợ điều đó”.
Hợp tác xã nông nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và phát
triển nông thôn, cải tạo người sản xuất nhỏ. Tuy nhiên đây là một vấn đề lâu
dài, khó khăn và rất phức tạp. Do vậy, V. I. Lênin cho rằng: “Cải tạo người
tiểu nông, cải tạo toàn bộ tâm lý tập quán của họ là một công việc phải làm
nhiều thế hệ mới xong” [33, 72]. V. I. Lênin còn nói rõ thêm: “Chuyển từ chế
độ hợp tác xã của những nhà sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội là chuyển từ

tiểu sản xuất sang đại sản xuất, nghĩa là một bước quá độ phức tạp hơn nhưng
nếu thành công lại có thể bao gồm những khối quần chúna nhân dân đông đảo
hơn, nhổ được những gốc rễ sâu xa hơn và dai dẳng hơn của những quan hệ
sản xuất cũ tiền xã hội chủ nghĩa, thậm chí tiền tư bản” [33, 273]. Rõ ràng V.
I. Lênin đã thấy được tính chất phức tạp và khó khăn tron2 bước quá độ từ chế
độ hợp tác xã lên chủ nghĩa xã hội. Song cái được là ở chỗ, sự phát triển của
chế độ hợp tác xã trong thời kỳ quá độ tự nó có khả năng xoá bỏ một cách
triệt để những tàn dư của nền sản xuất cũ, tiến lên nền sản xuất hiện đại mang
tính chất xã hội hoá cao. Hơn nữa chính sách hợp tác xã một khi thành
công sẽ giúp nền kinh tế nhỏ phát triển và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền
kinh tế nhỏ quá độ” [33, 273].
Hợp tác xã là một hình thức đặc thù của chủ nghĩa tư bản Nhà nước. V.
I. Lênin nói: “Các hợp tác xã cũng là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà
nước nhưng ít đơn giản hơn, có hình thù rõ rệt phức tạp hơn, và vì thế, trong
thực tế, nó đặt chính quyền Xô-viết trước những khó khăn lớn hơn” [33, 271].
V. I. Lênin nói rõ hơn: “chủ nghĩa tư bản hợp tác xã giống như chủ nghĩa tư
18
bản nhà nước ở chỗ nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm kê, kiểm soát, theo
dõi những quan hệ trong hợp đồng giữa Nhà nước với nhà tư bản” [33, 272]
Trong tác phẩm “Bàn vê chế độ hợp tác” (viết xong ngày 6 tháng giêng
năm 1923), V. I. Lênin đã khẳng định một lần nữa vị trí và vai trò to lớn của
hợp tác xã. Trong tác phẩm này, V. I. Lênin tập trung phân tích những nội
dung chủ yếu sau: 1 i-
Thứ nhất, V. I. Lênin coi chế độ hợp tác xã gắn với chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất đã được thiết lập chính là chủ nghĩa xã hội trong điều kiện giai
cấp vô sản nắm quyền điều hành xây dựng đất nước. Ông viết: “ở nước ta, vì
chính quyền nhà nước đã do giai cấp công nhân nắm, vì mọi tư liệu sản xuất
đều do chính quyền nhà nước nắm, trên thực tế chúng ta chỉ còn có việc đưa
nhân dân vào các hợp tác xã. Khi nhân dân đã vào hợp tác xã đến một mức
đông nhất, thì chủ nghĩa xã hội tự nó sẽ được thực hiện” [35, 421], V. I. Lênin

thấy rằng, việc xây dựng hợp tác xã là chủ trương nghiêm túc, dài lâu có tính
chất cương lĩnh và đề ra kế hoạch hoàn chỉnh chế độ hợp tác. V. I. Lênin đã đề
cập đến con đường xây dựng hợp tác xã và tập trung vào các biện pháp thực
hiện cụ thể. Ông cho rằng: “Qua chính sách kinh tế mới, chúng ta đã nhượng
bộ người nông dân được coi là thương nhân, nhượng bộ nguyên tắc thương
nghiệp tư nhân; chính do đó mà chế độ hợp tác xã có (trái với ý nghĩ của một
sô' người) ý nghĩa lớn lao” [35, 422]. Từ đây V. I. Lênin đề ra nhiệm vụ phải
bằng mọi cách tập hợp những tầng lớp nhân dán Nga sâu rộng vào các hợp
tác xã”. Thông qua việc thực hiện NEP, Ông đã tìm ra được mức độ kết
hợp lợi ích tư nhân, với việc nhà nước kiểm soát và kiểm tra lợi ích đó, mức
độ làm cho lợi ích tư phục tùng lợi ích chung” [35, 422]. Điều này là phù hợp
vớp mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, do đó hợp tác xã là con đường “dễ tiếp thu
nhất” đối với nông dân, có khả năng đem lại “bước quá độ sang một chế độ
mới”. V. I. Lênin khẳng định: “Nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân
vào hợp tác xã thì chúng ta đứng vững được hai chân trên miếng đất chủ nghĩa
xã hội” [35, 428].
<
19
Thứ hai, V. I. Lênin đã luận chứng cho việc trong điều kiện giai cấp vô
sản nắm chính quyền và tư liệu sản xuất chính thuộc về sở hữu nhà nước thì
tính chất của hợp tác xã là xã hội chủ nghĩa. V. I. Lênin nói: “Dưới chế độ
hiện nay của chúng ta, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản tư nhân
ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể, nhưng nó không khác xí nghiệp chủ nghĩa xã hội
nếu miếng đất trên đó ^ược xây dựng và những tư liệu sản xuất đều thuộc về
nhà nước, nghĩa là về giai cấp công nhân” [35, 427], Chủ nghĩa tư bản hợp tác
xã, theo V. I. Lênin, là cái cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,
vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hiệp và tổ chức hàng triệu người,
sau đó là toàn thể nhân dân và là một điều lợi rất lớn cho bước quá độ tương
lai từ chủ nghĩa tư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, V. I. Lênin nhấn mạnh học tập văn minh thương nghiệp, xây

dựng chế độ hợp tác xã văn minh. V. I. Lênin viết: “Chế độ của những xã viên
hợp tác xã văn minh chính là chế độ chủ nghĩa xã hội” [35, 425] và chế độ
hợp tác xã văn minh chỉ đạt được khi các tư liệu sản xuất thuộc về xã hội, khi
giai cấp vô sản với tính cách là một giai cấp đã thắns giai cấp tư sản, khi mà
cuộc cách mạng văn hoá và công tác giáo dục đã được thực hiện sâu rộng
trong nông dân. Để thực hiện được điều đó thì cần có cả một thời kỳ lịch sử,
nghĩa là phải làm nhiều thế hệ mới xong. Đây thực sự là một quá trình vận
động từ thấp lên cao, mà việc thực hiện nó phải chú trọng đến các nguyên tắc
sau:
- Sự giúp đỡ của Nhà nước vô sản và của nền sản xuất công nghiệp lớn
xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của hợp tác xã trong nông nghiệp.
- Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự giác khi tập hợp nông dân vào các
hợp tác xã và các bước phát triển tiếp theo của nó.
- Từng bước chuyển đổi hợp tác xã iên những dạng cao hơn phù hợp với
trình độ nhận thức của nông dân và thích hợp với điều kiện thực tế phát triển
của lực lượng sản xuất.
- Các hình thức của hợp tác xã phải hết sức đa dạng phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng địa phương.
20
- Kết hợp giữa cải tạo xã hội chủ nghĩa với việc nâng cao liên tục và cơ
bản trình độ văn hoá và giáo dục ở nông thôn.
Như vậy, trong thời kỳ NEP, quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã
(trọng tâm là hợp tác xã nông nghiệp) dựa trên cơ sở sản xuất và lưu thông
hàng hoá, trên cơ sở xã hội hoá và phán công lao động xã hội.
Tóm lại, quan điểm của V. I. Lênin về hợp tác xã nhìn chung là phù hợp
với phong trào hợp tác xã ở những nước tiểu nông chiếm đa số có lực lượng
sản xuất thấp kém. Cũng như c. Mác và Ph. Ảngghen, V. I. Lênin cho rằng,
chế độ hợp tác xã có khả năng đem lại “Bước quá độ sang một chế độ xã hội
mới bằng con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với
nông dân” là con đường tất yếu để đưa nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kỳ NEP, V. I. Lênin nhận thấy một thực tế là: hợp tác hoá nông
nghiệp trước hết từ khâu lưu thông, từng bước liên hiệp và hợp tác trong sản
xuất, đó là bước chuyển đổi phù hợp của quá trình hợp tác hoá nông nghiệp
gắn với những thay đổi tự nhiên của kinh tế, xã hội nông thôn. Ông cũng cho
rằng, lợi ích là động lực thúc đẩy nông dân tham gia vào các hợp tác xã:
“ khi thấy có lợi cho bản thân họ, họ sẽ tìm cách mau chóng tham gia vào
hợp tác xã đó” [35, 424]. Nếu như các nhà lãnh đạo phong trào hợp tác xã
không để ý đến lợi ích thiết thực của người nông dân, thì sẽ chẳng thu được
một kết quả gì hết.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan niệm Đảng ta về hợp tác xã nông
nghiệp
1.2.1 Hồ Chí Minh về vai trò và tính chất của hợp tác xã nông nghiệp
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, trong đó
có tư tưởng về hợp tác xã. Cũng như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Hồ Chí Minh nhận thấy vai trò to lớn của phong trào hợp tác xã trong
công cuộc xây dựng xã hội mới (xã hội xã hội chủ nghĩa), trong việc đưa nông
dân quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
21
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến loại
hình kinh tế quan trọng này. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (viết năm
1927), Người đã tán thành với mục đích trong tuyên ngôn của hợp tác xã Anh
là: “Cốt làm cho người vô sản giai cấp hoá ra anh em. Anh em thì làm giùm
nhau, nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói cạnh tranh. Làm cho ai trồng cây thì được ăn
trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồngtsây” [14, 314]. Như thế hợp tác xã có
một vai trò quan trọng trong việc tương trợ, giúp đỡ lần nhau, trong đó các
thành viên quan hệ thân ái và bình đẳng. Nó cũng là nơi tập hợp, đoàn kết giai
cấp vô sản cùng những người lao động trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi
kinh tế, chính trị.
Lý luận của Hồ Chí Minh về hợp tác xã rất giản dị, dễ hiểu nhưng lại rất

sâu sắc và thấm đậm tính nhân văn của một người cộng sản chân chính. Người
nói: “Tục ngữ An Nam có những câu: “Nhóm lại thành giầu, chia nhau thành
khó” và “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao”.
Lý luận hợp tác xã đều ở trons những điều ấy” [14, 314], Hồ Chí Minh hiểu rõ
bản chất, tâm lý của người nôna dân. Họ vốn là những người có đầu óc hết sức
thực tế. Do đó chỉ chừng nào họ nhận thấy những lợi ích thiết thân thì họ mới
hưởng ứng và ra nhập hợp tác xã.
Về tính chất, Người cho rằng, hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội, nó
khác hội buôn vì không thuần tuý kinh tế; nhưng lại khác hội từ thiện vì không
thuần tuý xã hội. Nó là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt đối lập ấy.
Trong tác phẩm nêu trên, Người cũng đã nói đến các loại hình hợp tác
xã: “Hợp tác xã tiền bạc; hợp tác xã mua; hợp tác xã bán, hợp tác xã sinh
sản1” [14, 314]. Tuy vậy, không nhất thiết là phải xây dựng hết các loại hợp
tác xã trong một địa phương, mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn
loại hĩnh hợp tác xã phù hợp. Người đã khuyên nghị về cách thức tổ chức hợp
tác xã rằng: “Hợp tác xã chỉ có hội viên mới được hưởng lợi, chỉ có hội viên
mới có quyền, nhưng những việc kỹ thuật như tính toán, xem hàng hoá, cầm
1 Hợp tác xã tiền bạc là hợp tác xã tín dụng, còn hợp tác xã sinh sản là hợp tác xã sản xuất - tác giả
22

×