Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hoàn thiện pháp luật vềquản lý các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.62 KB, 24 trang )


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà khẳng định: “Nền sơ học cưỡng bách và không học
phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng
tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ trợ giúp. Trường tư được mở
tự do và phải dạ
y theo chương trình Nhà nước”. Bước vào thời kỳ xây dựng
Chủ nghĩa xã hội, đồng thời thực hiện thống nhất nước nhà, đặc biệt trong
thời kỳ mới, giáo dục và đào tạo nước ta đã phát triển với những thành tựu to
lớn, sự quan tâm của Đảng, của toàn xã hội đối với giáo dục và đào tạo ngày
càng lớn.
Cùng với sự phát triển của giáo dục nói chung, giáo dụ
c đại học nói
riêng, theo chủ trương của Đảng “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không
chỉ bằng đạo lý”, pháp luật về giáo dục đã được xây dựng và ngày càng hoàn
thiện. Luật Giáo dục năm 1998 đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu, quy định một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn
chỉnh, đa dạng về loại hình, với đầ
y đủ bậc học, cấp học và trình độ đào tạo từ
giáo dục mầm non đến giáo dục đại học; quy định quản lý nhà nước về giáo
dục. Qua 11 năm thực hiện Luật Giáo dục, ngành Giáo dục và đào tạo đã có
bước phát triển đáng kể.Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
giáo dục đại học còn nhiều bất cập, thiếu về s
ố lượng, chất lượng, tính khả thi
chưa cao, chưa thực sự tạo được hành lang pháp lý cho các trường đại học,
cao đẳng thực hiện được các quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc
triển khai các chức năng, nhiệm vụ của mình; chưa phát huy được tối đa tiềm
năng của đội ngũ trí thức của các trường đại học, cao đẳng trong sự nghiệp
xây d


ựng đất nước.
Việc hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng
càng trở lên cấp bách, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện hơn, để góp

1
phần đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục, thực hiện đổi mới về
cơ bản giáo dục đại học và triển khai thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 tại Nghị
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương (Khoá IX), thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2006
c
ủa Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020. Kinh tế thế giới đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, trong đó
vốn tri thức đang thay thế dần vốn vật chất, vốn trí thức trở thành nguồn gốc
của sự thịnh vượng, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó khiến cho giáo
dục đại học đ
ang trở thành một lĩnh vực thiết yếu hơn bao giờ hết. Đáp ứng
yêu cầu trên thì việc hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao
đẳng ở Việt Nam đóng vai trò quyết định.
Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện pháp luật về quản
lý các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học ở
Vi
ệt Nam hiện nay” để thực hiện Luận án Tiến sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Giáo dục đại học và pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng
ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề đang được nhiều nhà khoa học, nhà quản
lý giáo dục quan tâm, nghiên cứu. Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu nhưng phần lớn đều tập trung vào nội dung chuyên môn giáo dục đại học,
nh
ư quan điểm phát triển giáo dục đại học, chiến lược phát triển giáo dục đại

học, chất lượng giáo dục đại học; nội dung, chương trình, cơ chế quản lý, đội
ngũ giảng viên, đào tạo học viên, sinh viên…
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý
luận và thực tiễn về chính sách hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, cải
cách hệ thống thi cử,
đào tạo, cấp phát văn bằng của giáo dục đại học, chính
sách nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương
pháp quản lý giáo dục đại học, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục, hoặc cả pháp luật về giáo dục …chưa có công trình nghiên cứu nào

2
một cách toàn diện, có hệ thống về hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường
đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.
Khi Việt nam đã gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì
vấn đề mở của hội nhập, đưa hệ thống giáo dục đại học nước nhà cạnh tranh,
hội nhập với hệ thống các cơ sở giáo dục đạ
i học khu vực và thế giới là tất
yếu. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao
đẳng ở nước ta hiện nay là một vấn đề bức thiết. Luận án là công trình nghiên
cứu mới, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đại học, hoàn
thiện pháp luật tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng phát huy quyền
tự ch
ủ và tự chịu trách nhiệm của mình; góp phần đưa giáo dục đại học sớm
bắt nhập với nền giáo dục đại học khu vực và thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là pháp luật hiện hành về quản lý
các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực trạng pháp luật về qu
ản lý các trường đại học, cao đẳng, Luận án đề xuất
hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại

học, cao đẳng.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật trong Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác trực
tiếp điều chỉnh các trường đại học, cao đẳng. Luận án phân tích và khái quát
hoá các yêu cầu thực tế củ
a các lĩnh vực cụ thể liên quan đến giáo dục đại học
để làm nổi bật vấn đề quan tâm chủ yếu: hoàn thiện pháp luật về quản lý các
trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
- Về mục đích: Trên cơ s
ở phân tích những vấn đề về lý luận và thực
tiễn để Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quản lý các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.

3
- Về nhiệm vụ: Phù hợp với mục đích trên, Luận án giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Một: Phân tích cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về quản lý
các trường đại học, cao đẳng; đề xuất các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về
quản lý các trường đại học, cao đẳng trên cơ sở đó luận chứng các giải pháp
hoàn thiện pháp luật này ở Việt Nam;
Hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý các trường
đại học, cao đẳng và thực tiễn thực hiện pháp luật đó trong thời gian qua;
Ba: Trên cơ sở những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về quản lý
các trường đại học, cao đẳng; thực tiễn thi hành pháp luật thời gian qua và
tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng của
m
ột số quốc gia trên thế giới; đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện nội
dung, hình thức pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam

hiện nay, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về
quản lý các trường đại học, cao đẳng nhằm bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của các trường đại họ
c đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã vận dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, phương pháp xã hội học để làm rõ sự vận động, phát triển của
pháp luật về giáo d
ục đại học nước ta trong đó tập trung vào pháp luật về
quản lý các trường đại học, cao đẳng; phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh,
kết hợp giữa phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp
phân tích mô tả để nêu lên thực trạng pháp luật về quản lý các trường đại học,
cao đẳng hiện nay, từ đó có thể đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện
pháp luật
đó; đặc biệt là so sánh luật học để phân tích bức tranh pháp luật qua
các giai đoạn cũng như kinh nghiệm của luật pháp quốc tế, từ đó giải quyết
các vấn đề về lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra.

4
6. Những điểm mới và đóng góp của Luận án
- Luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản
lý các trường đại học, cao đẳng như: pháp luật về quản lý giáo dục đại học,
các chủ thể, khách thể tham gia quan hệ pháp luật;
- Xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với các trường đại
học, cao đẳ
ng; mức độ can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước đối với
các trường đại học, cao đẳng; đưa ra các tiêu chí hoàn thiện pháp luật đó đối
với các trường đại học, cao đẳng;

- Khái quát, hệ thống hóa thực trạng pháp luật về quản lý các trường
đại học, cao đẳng ở Việt Nam trong các giai đoạn (khái quát giai đoạn trước
1998) và tập trung vào giai đoạn từ 1998 đến nay, từ đó
đánh giá những bất
cập, tồn tại cũng như những mặt được trong hệ thống văn bản hiện hành về
quản lý các trường đại học, cao đẳng; đề xuất các quy định cần chỉnh sửa, bổ
sung, ban hành mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt
Nam, yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội
nh
ập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý các
trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam thời gian qua và kinh nghiệm quốc tế
về quản lý các trường đại học, cao đẳng của một số quốc gia đại diện cho các
khu vực và gần với điều kiện của Việt Nam để vận dụng có chọ
n lọc kinh
nghiệm đó vào thực tiễn của nước nhà, Luận án đã đề xuất các quan điểm và
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý đối với các trường đại học,
cao đẳng; trong đó xác định và đề xuất từng nội dung cụ thể trong quản lý
giáo dục đại học; nêu và phân tích cụ thể về hình thức và nội dung của từng
mặt đó trong các lĩnh vự
c: quản lý quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ
chức nhân sự, tài chính, hợp tác quốc tế...đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, đặc biệt là tập trung vào việc hoàn thiện
các quy định của pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng nhằm bảo

5
đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
- Thông qua việc làm rõ các vấn đề lý luận về pháp luật về quản lý các

trường đại học, cao đẳng, Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về
pháp luật quản lý các trường đại h
ọc, cao đẳng hiện hành. Phần lý luận này là
tiền đề quan trọng cho việc thực hiện hoàn thiện pháp luật về quản lý các
trường đại học, cao đẳng một bộ phận pháp luật trong pháp luật của Việt Nam
hiện nay.
- Luận án góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại
học, cao đẳng nhằm phát huy vai trò, vị trí của các trường đại học, cao đẳng,
đồng thời giúp cho việc hoàn thiện pháp lu
ật ngày càng toàn diện, tạo hành
lang pháp lý cho các trường hoạt động một cách hiệu quả góp phần thực hiện
Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2010, thực hiện Đề
án Đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-
2020, chuẩn bị cho hệ thống giáo dục đại học nước ta hoà nhập với hệ thống
giáo dục đại h
ọc khu vực và thế giới .
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho các cơ quan ban
hành chính sách, pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; các cơ quan quản lý
nhà nước; các trường đại học, cao đẳng nghiên cứu áp dụng, để nghiên cứu,
giảng dạy về pháp luật giáo dục đại học nói riêng và pháp luật giáo dục nói
chung ở Việt Nam hiện nay theo hướng ngày càng chuẩn hoá, xây dựng và
hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo Nghị quyế
t số 48-NQ/TW của Bộ Chính
trị Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa qua.
8. Bố cục của Luận án:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung của Luận án được kết cấu làm 3 chương, 9 mục:




6
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN:
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1.1. Quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng và vai trò của
pháp luật
1.1.1. Giáo dục đại học Việt nam trong tiến trình đổi mới
Để làm cơ sở thực tiễn cho các nội dung ở phần sau, Luậ
n án đã phác
học bức tranh về giáo dục đại học Việt Nam trong tiến trình đổi mới, với số
trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc là 369 trường; quy mô đào tạo đại
học, cao đẳng là 1.603.484; số giảng viên đại học là 56.120 người.
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng
Quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng được hiể
u là
sự tác động của Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý đến các khách thể
quản lý trong các hoạt động giáo dục đại học. Nói một cách đầy đủ hơn, quản
lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống
giáo dục, là sự đ
iều hành hệ thống các cơ sở giáo dục đại học nhằm thực hiện
mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quản lý nhà
nước đối với giáo dục đại học là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng
xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.
1.1.3. Vai trò của pháp luật trong quản lý các trường đại học, cao
đẳng
Hoàn thiệ
n pháp luật trong quản lý các trường đại học, cao đẳng là

một trong những cơ sở để góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước
Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam thời gian qua chứng tỏ chúng ta chưa có một
hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình vận hành các trường đại học, cao đẳng một cách đầy đủ, đồng
bộ, phù hợp, điều này đ
ã làm cho bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đào

7
tạo kém hiệu quả, các cơ sở có chức năng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện
không đúng chức năng, thẩm quyền, bộ máy cồng kềnh và kém hiệu quả.
Pháp luật trong quản lý các trường đại học, cao đẳng bảo đảm cho
việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ
sở vật chất hệ thống các tr
ường đại học, cao đẳng. Pháp luật tạo hành lang
pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách, xác định các
tiêu chí, quy trình nhằm tạo ra một có chế đồng bộ, thúc đầy quá trình phát
triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực.
1.2. Pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng
1.2.1.Khái niệm pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng
Pháp luật về
quản lý các trường đại học, cao đẳng nếu được xem xét
dưới các chuyên ngành khác nhau thì có phạm vi, đối tượng và đặc điểm khác
nhau. Dưới góc độ Lý luận nhà nước và pháp luật thì đó là một mảng pháp
luật trong hệ thống pháp luật nói chung; dưới góc dộ Luật Hành chính thì đó
là một chế định pháp luật về quản lý hành chính đối với các trường đại học,
cao đẳng. Trong phạm vi của Luận án này, xét dưới góc độ củ
a chuyên ngành
luật Hiến pháp có thể nêu ra một quan niệm chung về pháp luật quản lý các
trường đại học, cao đẳng như sau :
Pháp luật về quản lý các trường đại học cao đẳng là hệ thống các quy

phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, điều hành
các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các đại học, h
ọc viện, trường đại học,
trường cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác có tổ chức đào tạo để cấp văn
bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Luận án đã làm rõ các nội dung về đối tượng điều chỉnh; nội dung
điều chỉnh của pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng bao gồm: tổ
chức, nhân sự
; quản lý tài chính; đào tạo và nghiên cứu khoa học; hợp tác
quốc tế; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật.

8
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về quản lý các trường đại học, cao
đẳng
Pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng với vị trí là một
mảng pháp luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể gia hoạt
động giáo dục đại học, cao đẳng và quản lý hoạt động đó có những đặc điểm
đặc thù so với pháp lu
ật khác, đó là: sự hình thành các quy định của pháp luật
về quản lý các trường đại học, cao đẳng gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ
chế quản lý nhà nước về giáo dục; thể hiện chính sách của Nhà nước được
Hiến pháp ghi nhận: giáo dục là quốc sách hàng đầu; thể quyền tự chủ cao
đồng thời tính chịu trách nhiệm xã hội lớn của các cơ sở giáo dục đại h
ọc: tạo
hành lang pháp lý để thực hiện chủ trường đổi mới giáo dục đại học.
1.2.3. Nội dung của pháp luật về quản lý các trường đại học, cao
đẳng
a. Các quy định của pháp luật trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
Các quy định của pháp luật phải đặt ra các chuẩn mực về tiêu chuẩn,

điều kiện, trình tự và thủ tục tuyển sinh; quy định chuẩn kiến thức, kỹ
năng,
phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào
tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình
độ đào tạo của giáo dục đại học; quyền và nghĩa vụ thực hiện quá trình đào
tạo, nghiên cứu khoa học của các trường.
b. Các quy định của pháp luật trong quản lý tài chính
Quy định về việc tạ
o nguồn thu, quản, lý sử dụng các tài chính nhằm
mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, khuyến khích và tạo
điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu
nhập gắn với hiệu quả cộng tác của đội ngũ cán bộ, viên chức, phù hợp với
khả năng chi phí trong đào tạo.
c. Các quy định của pháp luật trong tổ chức và nhân sự
Quy định về quyền quyết định cơ cấu tổ chức bên trong của nhà
trường cũng như có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo

×