ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
PHẠM THANH TÙNG
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA
HẬU HIỆN ĐẠI QUA HAI TRIẾT GIA TIÊU BIỂU
LYOTARD VÀ DERRIDA
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ MINH HỢP
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI 9
1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và tiền đề tư tưởng cho sự ra
đời của chủ nghĩa hậu hiện đại 9
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 9
1.1.2. Khủng hoảng tinh thần thời hiện đại như tiền đề văn hóa của chủ
nghĩa hậu hiện đại 13
1.1.3. Tiền đề tư tưởng 21
1.2. Khái niệm chung về chủ nghĩa hậu hiện đại 30
Chương 2. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA LYOTARD VÀ
DERRIDA 40
2.1. Triết học đạo đức Lyotard (1924 - 1998) 40
2.1.1. Cơ sở của triết học đạo đức Lyotard 40
2.1.2. Tư tưởng triết học đạo đức của Lyotard 45
2.2. Triết học đạo đức Derrida (1930 - 2004) 54
2.2.1. Cơ sở của triết học đạo đức Derrida 54
2.2.2. Triết học đạo đức Derrida 61
2.3. Giá trị và hạn chế của triết học đạo đức hậu hiện đại chủ nghĩa 70
2.3.1. Giá trị của triết học đạo đức hậu hiện đại chủ nghĩa 70
2.3.2. Hạn chế của triết học đạo đức hậu hiện đại chủ nghĩa 74
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta
không thể không tiếp thu những thành tựu của xã hội hiện đại, song chúng ta
cũng không thể không biết đến những mặt trái của xã hội hiện đại, đặc biệt là
xét trên phương diện những giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn, nhằm có được
những biện pháp kịp thời để phòng ngừa và né tránh những hệ quả mà nó
mang lại, đồng thời đưa chúng ta đạt tới mục tiêu cao cả của phát triển xã hội
“dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Tư tưởng triết học đạo
đức của chủ nghĩa hậu hiện đại cung cấp cho chúng ta chính nhãn quan như
vậy về xã hội hiện đại.
Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) là một trào lưu văn hóa có nội
dung rất phong phú, ra đời vào những năm 70 thế kỷ XX ở Tây Âu và Bắc
Mỹ, sau đó được phổ biến vào các khu vực khác trên thế giới. Một điều đáng
lưu ý là chủ nghĩa hậu hiện đại có ảnh hưởng, bọc lộ ra ở nhiều lĩnh vực, như
triết học, khoa học, nghệ thuật, thực tiễn xã hội, v.v Nếu tra từ khóa
“postmodernism” trên trang Google, thì sau khoảng 0,05 giây, chúng ta sẽ
thấy khoảng 2.670.000 địa chỉ có liên quan được tìm thấy. Điều này cho thấy
sự quan tâm tới chủ nghĩa hậu hiện đại là rất đáng kể và rất đa dạng.
Trong lĩnh vực triết học, ngay từ khi xuất hiện cho tới nay, chủ nghĩa
hậu hiện đại được quan tâm như một “bước ngoặt” chính từ góc độ tác động
của nó đến các khoa học xã hội và nhân văn, đến lối sống và thực tiễn xã hội
ở nhiều quốc gia. Một minh họa sinh động là Viện phát triển hậu hiện đại của
Trung Quốc (Institute for Postmodern Development of China) đã được thành
lập vào năm 2006, nó có nhiệm vụ nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa hậu
hiện đại vào việc phát triển Trung Quốc [37]. Những công trình nghiên cứu
tương tự cũng được tiến hành sâu rộng ở Nhật Bản, ấn Độ, Úc, Hàn Quốc,
2
Singapore, v.v Chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một chủ đề gây ra các cuộc
tranh luận gay gắt trong triết học và khoa học những năm gần đây. Một trong
các chủ đề được quan tâm sâu sắc trong các cuộc tranh luận như vậy là vấn đề
cách tân định hướng giá trị đạo đức nhân bước chuyển của xã hội loài người
từ thời hậu hiện đại sang thời hậu hiện đại [18, tr.12-13]. Đề tài này thực sự
gây được quan tâm rộng lớn từ phía đại diện của nhiều lĩnh vực nhận thức xã
hội và nhân văn vì nó động chạm tới khủng hoảng giá trị của xã hội hiện đại
được triết học phương Tây đề cập tới từ đầu thế kỷ XX cho tới nay và có liên
hệ mật thiết với cuộc tìm kiếm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng ấy. Điều
này càng cho thấy rõ tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn của việc nghiên
cứu triết học hậu hiện đại nói chung và quan điểm đạo đức học của nó nói
riêng đối với giới lý luận chúng ta nhằm nhận diện rõ những vấn đề gắn liền
với xã hội hiện đại và vận động tiếp theo của nó.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết 01 ngày 28 tháng 03 năm 1992 của Bộ
Chính trị: "Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu
như chỉ bó hẹp trong các bộ môn Mác-Lênin, chưa coi trọng các trào lưu khác
và tiếp cận những tư tưởng khoa học của thế giới. Hậu quả là số đông cán bộ
lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài người, do đó khả
năng phát hiện bị hạn chế". Gần đây, để khắc phục hạn chế này, đưa Việt Nam
hội nhập với thế giới về mọi mặt, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu lý
luận của các trào lưu triết học mới.
Trong buổi làm việc với Hội đồng Lý luận Trung ương ngày 29 tháng 2
năm 2002, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ rõ: “Đổi mới công tác lý luận,
công tác giảng dạy lý luận là đòi hỏi bức xúc của Đảng. Công tác lý luận phải
gắn với sự hiểu biết lý luận Việt Nam và những vấn đề mới của thế giới, tổng
kết những kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu khoa học của ta và tiếp thu có
chọn lọc những thành tựu nghiên cứu khoa học của nhân loại; nhận thức đúng
3
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời nghiên cứu để hiểu
biết thực chất các học thuyết ngoài mác xít”.
Có thể khẳng định rằng, đạo đức học hậu hiện đại đã và đang có những
tác động rất lớn đến tới nhân sinh quan, lối sống của nhiều người tại các xã
hội phát triển và các xã hội đang phát triển, nó có những biểu hiện phong phú
trong hoạt động thực tiễn, như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ
thuật, giải trí, và trên các phương tiện thông tin đại chúng v.v Trong điều
kiện tiếp biến văn hóa toàn cầu, hội nhập ngày một sâu rộng vào đời sống văn
hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị toàn cầu như vậy thì quan điểm đạo đức của
chủ nghĩa hậu hiện đại tất yếu có ảnh hưởng ở một chừng mực nhất định đến
nếp sống của không ít người Việt .
Triết học hậu hiện đại nói chung và đặc biệt là tư tưởng đạo đức học
của nó nói riêng chưa được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc ở ta, do vậy việc tìm
hiểu nó trở thành một nhiệm vụ tất yếu và quan trọng đối với những người
nghiên cứu và giảng dạy triết học.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng triết
học đạo đức của chủ nghĩa hậu hiện đại qua hai triết gia tiêu biểu Lyotard
và Derrida” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và
quan điểm đạo đức học của nó được xuất bản ở trong nước:
Có thể khẳng định, triết học của chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và tư
tưởng đạo đức học của nó nói riêng dường như chưa được giới nghiên cứu ở
nước ta quan tâm nghiên cứu. Chúng ta chỉ có thể nêu ra một số công trình
giới thiệu rất sơ lược trong lĩnh vực này như sau:
Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó ở nước ta của Đông la
() giới thiệu đôi nét về tư duy hậu hiện đại, như
định hướng chống thuyết phổ biến, đề cao ngộ biện, đấu tranh, phi đòng thuận
về ngôn ngữ, chống lại quyền uy và hệ chuẩn “đúng hoặc sai”, định hướng
4
vào tự do và năng lực tưởng tượng, chỉ ra biểu hiện của nó trong sáng tác văn
học.
Chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây và phương Đông, Hậu hiện đại vũ
khí chống Hiện đại của S. Korrnev (Ngân Xuyên dịch, Tạp chí “Tia sáng”, số
6 năm 2009) giới thiệu lịch sử xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại ở phương
Tây và nhấn mạnh sự hiện diện của não trạng, tâm thế hậu hiện đại ở trong
truyền thống văn hóa phương Đông, đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa hậu
hiện đại phương Đông trong việc giải quyết những thách thức xã hội.
Diện mạo triết học phương Tây hiện đại của Đỗ Minh Hợp (Nxb Hà
Nội, Hà Nội, 2006) nhấn mạnh tính đa dạng về văn minh như tiền đề cho sự
ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại. Tác giả đưa ra quan niệm chung về chủ
nghĩa hậu hiện đại "Chủ nghĩa hậu hiện đại thường được hiểu là lối sống, lối
suy nghĩ, tâm trạng đặc trưng cho các xã hội đã kết thúc giai đoạn hiện đại
hoá. Đây là xã hội hậu công nghiệp” [14, tr.139]. Tiếp theo, tác giả nêu bật
những định hướng giá trị đạo đức cơ bản của tư duy hậu hiện đại và nhấn
mạnh những khác biệt cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại so với chủ nghĩa
hiện đại xét trên phương diện xã hội tính: “Xã hội hậu hiện đại dường như
hợp nhất các đặc điểm của xã hội hiện đại và của xã hội truyền thống, là một
sự tổng hợp độc đáo của chúng. Xã hội hậu hiện đại thay đổi triệt để thái độ
đối với quá khứ, đối với truyền thống, đối với cái "không hiện đại" - chúng
không bị bác bỏ mà lại tích cực tham gia vào thành phần thời hiện đại, giữ
một vị trí xứng đáng trong đó Xã hội hậu hiện đại bao gồm định hướng vào
cái mới khi có tính đến truyền thống; sử dụng truyền thống như tiền đề cho
hiện đại hóa; tổ chức đời sống xã hội theo lối thế tục nhưng lại coi trọng vai
trò của tôn giáo và thần thoại trong lĩnh vực tinh thần; vai trò của cá nhân nổi
bật và đồng thời cũng bằng lòng và sử dụng các hình thức sinh hoạt hiện có;
kết hợp giữa các giá trị thế giới quan và các giá trị công cụ; tính chất dân chủ
của quyền lực nhưng thừa nhận quyền uy trong chính trị; sản xuất có hiệu quả
nhưng hạn chế giới hạn tăng trưởng; dung hợp giữa các đặc trưng tâm lý của
con người truyền thống và con người hiện đại; sử dụng có hiệu quả khoa học
5
khi thực hiện thể chế hoá các tính quy định về mặt giá trị truyền thống cuả sự
lựa chọn xã hội. Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại đối lập với chủ nghĩa hiện
đại trong thái độ của mình đối với xã hội truyền thống, chưa hiện đại hóa
Phương thức tư duy hậu hiện đại không chấp nhận nhiều khuôn mẫu đã hình
thành ở thời đại Khai sáng và trở thành chỗ dựa cho chủ nghĩa hiện đại Chủ
nghĩa hậu hiện đại né tránh thái độ phủ định dữ dội đối với thời trung cổ, tôn
giáo, quyền uy, các nền văn hóa không căn cứ trên những thành tựu phương
Tây, lối sống nông thôn, v.v ” [14, tr.140-141].
Về quan điểm đạo đức học của chủ nghĩa hậu hiện đại của Nguyễn
Hồng Thúy (tạp chí Triết học, số 7 năm 2009) là một công trình nghiên duy
nhất ở trong nước đề cập tới quan điểm đạo đức học của chủ nghĩa hậu hiện
đại. Tác giả vạch ra định hướng cơ bản của đạo đức hậu hiện đại là tính chất
ngắn hạn của các giá trị, cảm hứng sáng tạo. Khác biệt cơ bản của đạo đức hậu
hiện đại là nó không do lương tâm hay bổn phận định trước, mà bắt nguồn từ
hành động cụ thể, thể hiện là phương thức hành động trong xã hội tri thức.
Những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và
quan điểm đạo đức học của nó được xuất bản ở nước ngoài:
Triết học lục địa thế kỷ XX (Continental Philosophy in the 20
th
century)
của Richard Kearney (Nxb. Routledge, 1993) làm sáng tỏ quá trình ra đời của
chủ nghĩa hậu hiện đại trong lịch sử triết học phương Tây. Tác giả dành nhiều
dung lượng của cuốn sách để giới thiệu cụ thể và đầy đủ tư tưởng của ba triết
gia tiêu biểu cho chủ nghĩa hậu hiện đại là Lyotard, Derrida và Baudrillard.
Khái luận về chủ nghĩa hậu hiện đại (A Primer on Postmodernism) của
Stanley Grenz (Nxb. Cambridge University Press, 1995) tập trung phân tích
những điều kiện lịch sử dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại như là
những điều kiện gắn liền với bước chuyển từ thời hiện đại sang thời hậu hiện
đại, qua đó tác giả nêu bật các đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại như sự
đối lập với chủ nghĩa hiện đại.
Bước ngoặt hậu hiện đại (The postmodern turn) của Duoglass Kellner
và Steve Best (Nxb. Guilford Press, 1997) nghiên cứu quá trình xuất hiện của
6
hệ chuẩn (paradigme) hậu hiện đại trong triết học, nghệ thuật, khoa học, văn
hóa và chính trị, phác họa chân dung các triết gia tiêu biểu và các chủ đề chủ
yếu của chủ nghĩa hậu hiện đại, nhấn mạnh bước ngoặt diễn ra ở từ thời hiện
đại sang thời hậu hiện đại.
Đạo đức học hậu hiện đại (Postmodern Ethics) của Zygmunt Bauman
(Nxb. Blackwell, 1993) làm sáng tỏ ảnh hưởng của nhận thức luận hậu hiện
đại đến đạo đức học, nhấn mạnh việc xây dựng các chuẩn tắc đạo đức được
chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, với thái độ tôn trọng
những sự khác biệt về giá trị đạo giữa các xã hội khác nhau, chú trọng tới tính
cởi mở, thường xuyên cách tân của các chuẩn tắc đạo đức.
Ngoài ra, một lượng tài liệu đáng kể được dành để nghiên cứu nhận
thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại. Đó là các công trình nghiên cứu về lập
trường nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại, như Cuộc sống thí nghiệm:
Kiến tạo xã hội trong các sự kiện khoa học (Laboratory Life: the Social
Construction of Scientific Facts) của Bruno Latour và Steve Woolgar (Nxb.
Princeton University Press, 1986) mô tả phương thức thực hiện công trình
nghiên cứu khoa học, Khoa học như tri thức xã hội: các giá trị và tính khách
quan trong điều tra khoa học (Science as Social Knowledge: Values and
Objectivity in Scientific Inquiry) của Helen Longino (Nxb. Princeton
University Press, 1990) phân tích quan hệ giữa các giá trị xã hội như một bộ
phận của điều kiện nghiên cứu khoa học với tính khách quan của tri thức khoa
học, Kiến tạo hiện thực xã hội (The Construction of Social Reality) của John
Searle (Nxb. The Free Press, 1995) phân biệt các loại kiến tạo xã hội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung làm sáng
tỏ diện mạo chung của chủ nghĩa hậu hiện đại như một trào lưu triết học có
ảnh hưởng trên thế giới, tuy nhiên tư tưởng triết học đạo đức của nó chưa
được phân tích có hệ thống và chuyên sâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có mục đích trình bày và phân tích những nội dung cơ bản
trong tư tưởng triết học đạo đức của chủ nghĩa hậu hiện đại.
7
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ
sau đây:
- Làm sáng tỏ điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và tiền đề lý luận cho
sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại;
- Giới thiệu khái quát diện mạo triết học của chủ nghĩa hậu hiện đại;
- Trình bày và phân tích tư tưởng triết học đạo đức của chủ nghĩa hậu
hiện đại thông qua quan điểm của đại diện cho hai biến thể cơ bản trong chủ
nghĩa hậu hiện đại - chủ nghĩa hậu hiện đại kiến tạo của Lyotard và chủ nghĩa
hậu hiện đại giải kiến tạo của Derrida.
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng triết học đạo đức của
chủ nghĩa hậu hiện đại được trình bày tản mạn trong các tác phẩm của
Lyotard và Derrida.
Vì chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu tư tưởng biểu hiện trong
nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, nội dung triết học đạo đức của nó
được trình bày đồng thời, dưới dạng “ẩn náu”, bị “che khuất” trong những
luận điểm bản thể luận và nhận thức luận tản mạn, thêm vào đó là chủ nghĩa
hậu hiện đại vẫn còn ít được biết đến ở nước ta, nên luận văn dành chương
đầu để giới thiệu khái quát về chủ nghĩa hậu hiện đại và, về thực chất, điều đó
cũng có liên quan trực tiếp đến sự ra đời của triết học đạo đức hậu hiện đại.
Thêm vào đó, tư tưởng triết học đạo đức hậu hiện đại được trình bày tản mạn
trong nhiều tác phẩm thuộc các thể loại văn học đa dạng, nên luận văn chỉ tập
trung vào tư tưởng triết học đạo đức hậu hiện đại được thể hiện rõ và tập
trung nhất trong các công trình nghiên cứu của hai triết gia tiêu biểu cho chủ
nghĩa hậu hiện đại là Lyotard và Derrida.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của luận văn
Luận văn có cơ sở lý luận của mình là chủ nghĩa Mác-Lênin, các
nguyên lý chung của khoa lịch sử triết học mác xít.
8
Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn là hệ thống phương pháp
nghiên cứu lịch sử triết học, như văn bản học, phân tích và tổng hợp, thống
nhất giữa lôgíc và lịch sử, nguyên tắc lịch sử, v.v…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn khái quát những nội dung cơ bản của triết học hậu hiện đại
dựa trên việc phân tích những luận điểm tản mạn của các đại diện triết học
hậu hiện đại.
- Luận văn phân tích và trình bày dưới hình thức cô đọng những nội
dung cơ bản và thực chất của quan điểm đạo đức học hậu hiện đại thông qua
hai đại diện tiêu biểu của nó là Lyotard và Derrida.
- Luận văn đưa ra đánh giá chung về quan điểm đạo đức học của chủ
nghĩa hậu hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa hậu hiện đại.
Chương 2: Tư tưởng triết học đạo đức của Lyotar và Derrida.
9
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và tiền đề tư tưởng cho sự
ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã hội Tây Âu từ sau thế chiến hai cho tới những năm 70 thế kỷ XX
được đặc trưng bởi quá trình phục hồi và phát triển nhanh của xã hội công
nghiệp nhờ ứng dụng hữu hiệu những thành tựu khoa học, công nghệ tiên
tiến, trước hết là điều khiển học, tin học, công nghệ truyền thông, sản xuất tự
động hóa, v.v Có thể nhận thấy tác động song phương giữa sản xuất kinh tế
và chính trị của xã hội công nghiệp với phát triển khoa học, công nghệ. Khoa
học công nghệ trở thành giá trị lớn nhất của xã hội. Như nhận xét xác đáng
của Đỗ Minh Hợp, trong thế giới hiện đại, “ai làm chủ công nghệ tiên tiến
nhất thì người đó làm chủ tất cả” [14, tr.16].
Sản xuất công nghiệp phát triển cùng với quá trình mở rộng của nó
sang tất cả các khu vực khác trên thế giới tạo ra hàng những hóa phong phú,
đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từng bị trì hoãn do thế chiến hai và ảnh
hưởng tiêu cực của nó. Thực tế này tạo ra một lối sống mới là lối sống tiêu
dùng. Lối sống này, đến lượt mình, lại trở thành động lực cho phát triển sản
xuất, do vậy nó được kích thích nhờ quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Cá nhân trở thành “Thượng đế”
của hệ thống kinh tế công nghiệp.
Lợi nhuận kếch xù của giới tư sản cũng làm gia tăng và trầm trọng hơn
nữa những mâu thuẫn và bất công xã hội. Phong trào đấu tranh cho nhân
quyền, nữ quyền, chống phân biệt chủng tộc, bảo vệ môi trường phát triển
mạnh mẽ. Tâm thế phản kháng, thất vọng của đa số xã hội đối với các thiết
chế chính trị - xã hội hiện đại vốn được ngụy trang bằng những khấu hiệu lý
tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” đã xuất hiện.
10
Như vậy, phát triển của sản xuất công nghiệp căn cứ trên khoa học,
công nghệ hiện đại và các thiết chế xã hội - chính trị hiện đại rốt cuộc đã tạo
ra tinh thần phản kháng, phê phán như nền tảng chủ yếu, đã đưa tới chỗ mọi
hình thức sinh hoạt xã hội đều bị “phán xét” dưới ánh sáng của lý tính. Sự liên
kết giữa khoa học với công nghệ đã trở thành công cụ hữu hiệu cho việc nhận
thức và cải tạo thế giới. Song, chính thực tế này đã chia cắt hoàn toàn ba cái
“Đế” (Chân, Thiện, Mỹ) của tồn tại người. Khoa học, chân lý khoa học thay
thế cho chúng (chủ nghĩa duy khoa học).
Thời hiện đại công nghiệp đã làm cho các quan hệ xã hội của cá nhân
trong phạm vi nhà nước dân tộc có được tính chất toàn cầu nhờ quá trình trao
đổi hàng hóa - tiền tệ. Vốn được tạo dựng trên cơ sỏ nhà nước dân tộc, văn
minh phương Tây tạo ra các hình thức mới của thuyết phổ độ toàn thể
(universalism), triển khai “văn minh hóa” (khai hóa), thuộc địa hóa các nền
văn minh khác. Văn hóa thời hiện đại mang đậm tinh thần cách tân, khát vọng
liên tục tạo ra những kết quả mới trong mọi lĩnh vực đời sống của con người.
Các tư tưởng nhân văn, duy lý và tiến bộ lịch sử được đề cao. Thời hiện đại
kế tục tư tưởng Phục hưng về phẩm giá con người, về năng lực tự quyết định
số phận của nó. Lý tính có sứ mệnh nhận thức cấu trúc và trật tự của thế giới
và tạo dựng một trật tự xã hội hợp lý. Xã hội được tổ chức dựa trên tự chủ cá
nhân và các quy tắc hợp lý ở mọi tiểu hệ thống của nó, có định hướng cách
tân không ngừng. Những thành tựu của lý tính trở thành động lực thúc đẩy
tiến bộ của loài người.
Trong hơn 3 thế kỷ tồn tại, thời hiện đại công nghiệp đã đạt được
những thành tựu to lớn, nhân gấp bội lực lượng sản xuất, đáp ứng những nhu
cầu vật chất và tinh thần ngày một đa dạng hơn của con người, góp phần tạo
dựng diện mạo của văn minh nhân loại hiện đại, khẳng định sức mạnh của lý
tính con người như chủ nhân của thế giới tự nhiên và xã hội. Khoa học và
công nghệ căn cứ trên nó đã tạo ra xã hội công nghiệp (hiện đại) cùng với các
xu hướng chủ đạo là chuyên môn hóa, vật chất hóa, cá nhân hóa và hợp lý
(duy lý) hóa. Xã hội công nghiệp đặt niềm tin vào tiến bộ xã hội thể hiện ở tự
11
do, bình đẳng và bác ái của mỗi người, vào năng lực lý tính của con người và
các giải pháp phát triển của chủ nghĩa công nghiệp.
Tuy nhiên, theo các triết gia hậu hiện đại, bên cạnh những thành tựu to
lớn ấy, thời hiện đại cũng ẩn chứa nhiều mặt tiêu cực. Đó là việc chà đạp lên
chủ quyền của các quốc gia thông qua chủ nghĩa đế quốc thực dân, là việc sát
hại lẫn nhau vì lợi ích kinh tế và chính trị (tiêu biểu là hai cuộc thế chiến và
hàng trăm cuộc chiến tranh khu vực và nội chiến khác), là việc xâm phạm
nhân quyền nghiêm trọng (nạn diệt chủng, phân biệt chủng tộc), là việc bóc
lột kinh tế gây ra tình trạng nghèo đói và bệnh tật ở thế giới thứ ba, là việc
khai thác vô độ tài nguyên thiên nhiên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường,
là việc đàn áp dân thường được ngụy trang khéo léo bằng những khẩu hiệu
đầy tính nhân văn nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, v.v
Tất cả những điều đó đã làm cho niềm tin vào lý tưởng cao đẹp của thời hiện
đại trở nên mâu thuẫn với chính mình và bị lâm vào khủng hoảng, mở đầu
cho một thời đại lịch sử mới thời hậu hiện đại (hậu công nghiệp).
Như vậy, có thể nói, thời hậu hiện đại là thời kỳ nối tiếp thời hiện đại
cùng với những đặc trưng về xã hội, triết học, khoa học, văn hóa, nghệ thuật
tương phản gần như tuyệt đối với thời hiện đại. Xã hội hậu hiện đại bao gồm
định hướng vào cái mới khi có tính đến truyền thống; sử dụng truyền thống
như tiền đề cho hiện đại hóa; tổ chức đời sống xã hội theo lối thế tục nhưng
lại coi trọng vai trò của tôn giáo và thần thoại trong lĩnh vực tinh thần; vai trò
của cá nhân nổi bật và đồng thời cũng bằng lòng và sử dụng các hình thức
sinh hoạt hiện có; kết hợp giữa các giá trị thế giới quan và các giá trị công cụ;
tính chất dân chủ của quyền lực nhưng thừa nhận quyền uy trong chính trị;
sản xuất có hiệu quả nhưng hạn chế giới hạn tăng trưởng; dung hợp giữa các
đặc trưng tâm lý của con người truyền thống và con người hiện đại; sử dụng
có hiệu quả khoa học khi thực hiện thể chế hoá các tính quy định về mặt giá
trị truyền thống cuả sự lựa chọn xã hội. Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại đối
lập với chủ nghĩa hiện đại trong thái độ của mình đối với xã hội truyền thống,
chưa hiện đại hóa. Nhân đây phương thức tư duy hậu hiện đại không chấp
12
nhận nhiều khuôn mẫu đã hình thành ở thời đại Khai sáng và trở thành chỗ
dựa cho chủ nghĩa hiện đại. Thời đại hậu hiện đại cố gắng né tránh cái mà các
đại diện của chủ nghĩa hậu hiện đại coi là "chủ nghĩa cực đoan của thời Khai
sáng", cụ thể là những kỳ vọng cải tạo của phong trào Khai sáng và gắn liền
với chúng là "lôgíc thiết kế". Chủ nghĩa hậu hiện đại né tránh thái độ phủ định
dữ dội đối với thời trung cổ, tôn giáo, quyền uy, các nền văn hóa không căn
cứ trên những thành tựu phương Tây, lối sống nông thôn, v.v
Thời hậu hiện đại xuất hiện đã hình thành một khuôn mẫu phản tư mới,
khuôn mẫu này được xem là công cụ hữu hiệu cho việc phê phán những cơ sở
của tư duy duy lý cổ điển. Thời hậu hiện đại phủ định việc sử dụng lý tính
như công cụ trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, v.v , vì
cho rằng, điều đó sẽ đưa tới việc chia cắt hoàn toàn giữa thế giới văn hóa và
thế giới kỹ thuật. Dựa vào các thành tựu của điều khiển học, nó chủ trương
thiết lập mạng lưới giao tiếp ngôn ngữ giữa con người với thế giới và loại bỏ
hệ chuẩn “khách - chủ thể”. Thời hậu hiện đại phê phán dữ dội các lý thuyết
đại tự sự (meta-narratives) muốn đưa ra nhãn quan bao quát về thực tại.
Sự phản tư của thời hậu hiện đại đã triệt tiêu nhiều khuân mẫu của ý
thức hiện đại và đồng thời mở ra hướng tìm kiếm nhãn quan tích cực. Sự phản
tư về việc xóa bỏ mọi thiết kế “đại tự sự” cùng với tương lai không tưởng đặt
ra vấn đề về năng lực của lý tính trong việc tạo điều kiện cho đối thoại giữa
các nền văn hóa khác nhau, giữa các chiến lược diễn ngôn ở các nền văn minh
khác nhau. Đứng trước khủng hoảng của những quan điểm đơn tuyến cổ điển
về tiến bộ lịch sử, đối thoại giữa các nền văn minh khác nhau về không gian
và thời gian trở thành một vấn đề lý luận quan trọng, vì nó động chạm tới vấn
đề về những giá trị phổ quát của các nền văn hóa khác nhau.
Thời hậu hiện đại là kết quả của việc áp dụng những phản kháng chống
lại thời hiện đại vào cuộc sống thường nhật, là việc mở rộng lối sống phản
loạn, hưởng thụ. Sự phát triển thịnh vượng của văn hóa hậu hiện đại là sự
thâm nhập sâu rộng vào truyền thống cùng với những mâu thuẫn gay gắt giữa
13
chứng tự si mê hung hăng với các mệnh lệnh quan liêu, kĩ trị của cấu trúc
kinh tế tư sản và chính thể dân chủ.
Những điều kiện kinh tế - xã hội của thời hiện đại là điều kiện thuận lợi
cho sự bùng phát, phát triển mạnh mẽ của tâm thức, tinh thần hậu hiện đại.
Tinh thần này bộc lộ ra trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, như lối
sống, văn hóa, chính trị, thẩm mỹ, giáo dục, trên các lĩnh vực văn học nghệ
thuật, như thi ca, tiểu thuyết, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, điện ảnh, giải trí,
trong các khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là trong triết học, trong đó có
đạo đức học.
1.1.2. Khủng hoảng tinh thần thời hiện đại như tiền đề văn hóa của
chủ nghĩa hậu hiện đại
Cùng với thời gian, chúng ta ngày càng nhận thấy rõ hơn rằng, thế kỷ
XXI sẽ trở thành một cái mốc quan trọng trong lịch sử loài người. Cái mốc
này đánh dấu sự cáo chung thời đại “chinh phục tự nhiên” của con người. Nền
văn minh mà con người đã tạo dựng nên là hùng mạnh, khả năng tác động của
con người đến sinh quyển đã sâu rộng tới mức đe dọa bản thân môi sinh của
Homo Sapiens và do vậy, đến cả sự tồn tại của loài sinh vật này với tư cách
một trong các hệ thống sinh quyển. Thực chất của vấn đề là giờ đây quan hệ
qua lại giữa con người và tự nhiên không thể tổ chức như trước kia được nữa,
không thể dựa trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách không suy
nghĩ, không có giới hạn và thường xuyên làm hại tự nhiên. Đã đến lúc loài
người cần phải ý thức đầy đủ phụ thuộc của mình vào khả năng của sinh
quyển trong việc duy trì sự ổn định và tiếp tục xây dựng cuộc sống theo
nguyên tắc đồng tiến hóa (coevolution). Đó là nội dung chủ yếu của những
chuyển biến đang bắt đầu diễn ra.
Cơ hội khắc phục khủng hoảng toàn cầu của loài người, trước hết, phụ
thuộc không hẳn vào khả năng tổ chức công nghệ của nền văn minh nhân loại,
mà chủ yếu vào diện mạo tinh thần, đạo đức của bản thân con người. Và,
dường như mọi cái đều phụ thuộc vào trình độ phát triển đạo đức của con
người - trình độ mà con người ý thức được thực chất của mệnh lệnh sinh thái
14
đó với tư cách một thành tố của hệ thống đạo đức chung. Nếu lĩnh vực đạo
đức trước kia chỉ bao quát những quan hệ ở bên trong hệ thống “xã hội loài
người”, thì hiện nay, nó đã được mở rộng ra cả những quan hệ “xã hội loài
người - tự nhiên”. Lời răn “Không được sát sinh” đã trực tiếp chuyển sang
những quan hệ ấy, bởi những quan hệ này, khi bối cảnh hình thành là bất lợi,
chúng có thể dẫn đến sự huỷ diệt của loài người trên trái Đất theo đúng nghĩa
của từ này.
Điều nói trên trở thành tâm điểm trong công trình nghiên cứu của
N.I.Moiseev. N.I.Moiseev đặt niềm tin vào con người và ông hy vọng rằng,
con người có khả năng tránh được thảm họa. Theo ông, “để nhận thức sâu sắc
hơn về tương lai của loài người, chúng ta cần phải chuyển từ những vấn đề
sinh thái học và chính trị học sang vấn đề tiến hóa trong thế giới nội tâm của
con người. Đây chính là chiếc chìa khóa để mở ra điều quan trọng nhất - bảo
tồn loài Homo Sapiens trên hành tinh” [9, tr.14]. Điều đó thực sự là như vậy,
bởi chúng ta đang phải trả lời cho một vấn đề nan giải: xét về phương diện
đạo đức, con người ở đầu thế kỷ XXI là gì, con người đó có khả năng nhận
thức được sự bắt đầu của khủng hoảng toàn cầu và tính cấp bách của mệnh
lệnh sinh thái ở chừng mực nào? Đến lượt mình, nhiệm vụ này lại đòi hỏi phải
làm sáng tỏ bối cảnh đạo đức cụ thể với tư cách phương diện quan trọng bậc
nhất của tồn tại người hiện đại. Nói cách khác, chúng ta cần phải xác định
những nhân tố cản trở con người làm Người hay, nói chính xác hơn, cản trở
con người tự hoàn thiện mình với tư cách Người, cũng như cản trở con người
đánh giá những khả năng khắc phục các nhân tố ấy.
Con người sống ở thời đại nào cũng đều có thiên hướng phóng đại ý
nghĩa của thời đại đó. Chúng ta cũng đi đến thiên hướng ấy khi quan niệm
thời hiện đại như là kết quả của toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.
Mặc dù vậy, bên cạnh những nhân tố mà chúng ta đã biết, trong lịch sử nhân
loại. vẫn có những nhân tố buộc chúng ta phải tách biệt thời đại thay thế cho
thời Trung đại ở châu Âu và nhận được tên gọi là “modern” (thời Hiện đại)
hay thời đại công nghiệp, tức là giai đoạn đang đi đến hồi kết ở trước mắt
15
chúng ta. Vấn đề là ở chỗ, đây chính là thời đại đầu tiên mà những đặc điểm
quyết định của nó là việc giải phóng con người khỏi thế giới quan tôn giáo
từng thống trị, là việc từ bỏ chủ nghĩa thần là trung tâm (theocentrisme) để
chuyển sang chủ nghĩa con người là trung tâm (anthropocentrisme) và kết quả
tất yếu của nó là việc thế tục hóa (secularisation) xã hội. Khủng hoảng xã hội
bắt đầu bộc lộ rõ ở thời đại này và đó chính là khủng hoảng của lối sống coi
con người là trung tâm (vô thần theo nghĩa này). Đến lượt mình, chính sự
khủng hoảng này đã quyết định bối cảnh đạo đức của con người hiện đại.
Từ giữa thế kỷ XX, người ta đã bắt đầu nói tới khởi điểm của thời đại
Hậu công nghiệp. Những thuật ngữ, như “thời đại cách mạng khoa học - kỹ
thuật” hay “xã hội thông tin”, đã xuất hiện. Nhưng, nhìn chung, những đánh
giá ngược lại - postmodern - vẫn chiếm ưu thế. Điều này chứng tỏ rằng, nội
dung của thời hiện đại vẫn chưa được khảo cứu một cách ít nhiều thỏa đáng;
rằng thời hiện đại cùng với tất cả mọi cách tân của mình vẫn là sự kế tục hợp
lôgíc của lịch sử hiện đại. Trên thực tế, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
hiện đại đang chia tay với quá khứ theo những mức độ khác nhau. Chẳng hạn,
nếu các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội biến đổi đã ít nhiều cho thấy sự
xuất hiện của một chất lượng mới, thì quan niệm phi tôn giáo về thế giới vẫn
đang chứng tỏ mức độ khủng hoảng sâu sắc của thời hiện đại. Khủng hoảng
này đã được thể hiện ra như thế nào?
Người ta cho rằng, sự khủng hoảng của thời hiện đại đầu tiên xuất hiện
ở cuối thời Phục hưng. Nhà triết học người Pháp, B.Pascal (1623-1662) đã
đưa ra lời cảnh báo về các mối nguy hiểm của việc đề cao con người một cách
quá mức. Muộn hơn, nhà triết học người Đức, I.Kant (1724-1804) đã chĩa mũi
nhọn của chủ nghĩa phê phán của ông vào việc chống lại sự tự hoài nghi của
lý tính. Vào thế kỷ XIX, nhà triết học người Đan Mạch, S.Kierkegaard (1813-
1855) đã lên tiếng chống lại lôgíc học mang tính phi nhân cách hóa trong học
thuyết Hegel. Còn nhà văn, nhà triết học người Nga, M.Dostoesky (1821-
1882) đã đưa ra tư tưởng về mâu thuẫn của bản tính người, về những miền
sâu bí ẩn của nhân cách. Tư tưởng này của ông được coi là thù địch sâu sắc
16
với quan niệm thế tục về con người vốn đặc trưng cho thời hiện đại. Và, C.
Mác đưa ra tư tưởng về sự tha hóa của con người đối với bản chất xã hội của
nó mà theo đó, con người đứng đối lập với lực lượng thù địch - kết quả hoạt
động lao động của bản thân nó (tư bản). Nhà triết học người Đức, F.Nietzsche
(1844-1900) đã nói một cách khinh miệt về sự “hèn hạ” trên phương diện tinh
thần của con người hiện đại và kêu gọi khắc phục tình trạng này. Vào đầu thế
kỷ XX, xã hội Công nghiệp hậu kỳ đã bị phê phán một cách toàn diện. Về sự
phê phán này, chúng ta có thể kể đến sự phê phán của các nhà triết học lớn,
như Ortega y Gasset, Nietzsche, Spengler, v.v
Chẳng hạn, Ortega y Gasset đã chỉ ra xu hướng man rợ hóa xã hội như
là kết quả của quá trình “nổi dậy của đại chúng” và như là kết quả thống trị
của con người đại chúng trong xã hội [16, tr.31].
Gvardini vạch ra sự đối lập giữa các kết quả hoạt động của con người
hiện đại với những mục đích thực sự nhân văn của nó. Theo ông, nền văn
minh nhân loại (cụ thể là quyền lực) đã “nổi loạn” chống lại con người và dẫn
đến nền “văn hóa phi - văn hóa” [9, tr.21].
Berdyaev nhận thấy “cái bi đát” của toàn bộ thời hiện đại là ở sự “chối
bỏ Kitô giáo”. Với thời hiện đại, theo ông, điều quan ngại nhất là niềm tin thái
quá vào kỹ thuật, tức quyền lực vô hạn đối với tự nhiên và con người từ phía
các lực lượng xã hội vô danh tính, duy lý hóa một cách bất cẩn ý thức con
người và do vậy, làm tiêu tan mục đích của tồn tại người. Ông cho rằng, đại
bộ phận người phương Tây đã từng là những người đa thần giáo, họ được sinh
ra từ nền một văn hóa thấm đượm tư duy Kitô giáo. Họ đi đến giai đoạn được
gọi là “trưởng thành”, “độc lập”, song về thực chất, đã đánh mất quá khứ của
mình mà lại chưa đạt tới hiện tại, tức một nền văn hóa khác. Họ đánh mất cội
nguồn Kitô giáo, song lại chưa sống một nếp sống mới theo Phúc âm. Do vậy,
theo ông, điều lo ngại nhất là sự thống trị hoàn toàn của văn minh đối với văn
hóa [23, tr.46].
17
Sorokin cho rằng, nền văn hóa duy cảm của thời đại Công nghiệp tất
yếu phải bị diệt vong bởi chủ nghĩa tương đối về giá trị đang chuyển hóa
thành chủ nghĩa hư vô [14, tr.32].
Fromm và Vycheslavsev lưu ý rằng, trong xã hội Công nghiệp hậu kỳ,
con người đứng đối lập với một hệ thống tổ chức khổng lồ - nhà nước cùng
với nền công nghiệp hiện đại mà, khi hoạt động vì những lợi ích riêng của
mình, thường trở nên rất xa lạ đối với con người, thậm chí còn thù địch với
con người và biến con người hoàn toàn thành khách thể, - “vật hóa” con
người. Theo Fromm, “con người bị xâm chiếm bởi tâm trạng bất an và mong
muốn cống hiến toàn bộ tự do của mình cho mọi kẻ độc tài đủ loại; hay con
người đánh mất tự do, biến mình thành cái đinh vít của cỗ máy: không phải là
con người tự do, mà là người máy được nuôi dưỡng tốt, được ăn mặc đẹp”
[12, tr.210].
Tillich nhận xét rằng, “những bảo đảm được đem lại nhờ các cơ chế
giám sát kỹ thuật một cách có hiệu quả đối với tự nhiên, những phương pháp
giám sát tâm lý đối với cá nhân và việc giám sát sự phát triển nhanh về mặt tổ
chức đối với xã hội, - tất cả những bảo đảm như vậy đều phải trả một giá đắt:
bản thân con người mà tất cả những bảo đảm đó được tạo ra như là những
phương tiện lại trở thành phương tiện bổ trợ cho những bảo đảm ấy” [10,
tr.24].
Từ những quan niệm đó, người ta cho rằng, cái đặc trưng cho nền văn
minh đang “nổi loạn” chống lại văn hóa là những hệ quả xã hội và tinh thần
sau đây: khi bị chuyển hóa thành một thành tố của hệ thống tổ chức phức tạp,
“con người đại chúng” tự thấy mình bất lực và cô độc. Con người đó hướng
đến những giải pháp đơn giản và thái quá, đến bạo lực và “tôn thờ thần
tượng”, khi mà những giá trị đích thực của nó (nhân văn) bị thay thế bằng
những hiện tượng xã hội, như nhà nước, dân tộc, kỹ thuật và thậm chí là thần
thoại (về chủng tộc, dòng họ, v.v ).
18
Với tư cách là cái trực tiếp thù địch với bản nguyên tinh thần trong con
người, “văn hóa đại chúng” đã khuôn mẫu hóa ý thức của con người đại chúng,
khuôn mẫu hóa lối sống, những nhu cầu và lối ứng xử của con người này.
Theo Ortega y Gasset, quá trình “chuyên môn hóa thái quá” đã diễn ra:
người lao động buộc phải trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực rất hẹp, xu
hướng này tất yếu dẫn đến sự hạn về chế trình độ phát triển trí tuệ và tinh thần
của con người, đồng thời làm tăng sự phụ thuộc của họ vào những tổ chức
phức tạp. Xu hướng này lại càng tăng lên trong thời đại mà quyền thống trị
thuộc về các lực lượng sản xuất vô hình. Nét đặc trưng của khoa học hiện đại
là sự hiểu biết ngày một nhiều hơn về những cái ngày một nhỏ hơn. Từ đó,
theo Sorrokin, con người thường hướng đến tri thức kinh nghiệm, phản lý
thuyết - thứ chủ nghĩa thực chứng đê tiện nhất [22, tr.24].
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật đem lại một sức mạnh chưa từng thấy cho
những con người thực chất chưa trưởng thành về phương diện đạo đức. Đó là một
hiểm họa đối với sự sống trên trái đất (vũ khí huỷ diệt hàng loạt, nạn ô nhiễm môi
trường). Cái gọi là cách mạng thông tin đưa tới chỗ “con người tự nhận thấy mình
ngày càng trở nên hèn mọn hơn, khi họ phải đối mặt không những với một hệ
thống những xí nghiệp khổng lồ, mà với cả một thế giới vi tính tự quản, suy nghĩ
nhanh hơn và thường đúng hơn con người” [12, tr.32].
Đúng như nhận xét xác đáng của Đỗ Minh Hợp:
Những hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp là hết sức đa dạng.
Sức mạnh kỹ thuật có thể mở ra những khả năng to lớn cho sự phát triển tinh
thần theo các phương hướng khác nhau nhất. Song, kỹ thuật tự thân nó
không những không tự động kéo theo sự tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa và
tinh thần - đạo đức, mà còn trở thành nhân tố làm phức tạp hơn nữa bối
cảnh tinh thần vốn đang ngày càng trở nên phong phú và rối rắm hơn rất
nhiều so với trước kia. Niềm tin mù quáng vào sức mạnh toàn năng của kỹ
thuật có thể làm cho con người đánh mất những giá trị nhân văn, như năng lực
thấu hiểu và đồng cảm với người thân, quan niệm về cái thiện và cái ác. Điều
19
này có thể dẫn đến sự phi nhân văn hóa các quan hệ xã hội và quan hệ giữa
các cá nhân với nhau [14, tr.22].
Đánh giá chung về thời đại công nghiệp, chúng ta dễ dàng nhận thấy xã
hội hiện đại đang làm nảy sinh các lực lượng thù địch với bản thân nhân cách
con người. Do vậy, hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ giải phóng con người khỏi
sự áp bức bên ngoài, thực tiễn xã hội hiện đại còn đặt ra một cách gay gắt vấn
đề tự do nội tâm của con người. Sự giải phóng con người khỏi áp bức xã hội
chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề tự do nội tâm của con người cùng với
toàn bộ dung lượng của nó. Sau khi được giải phóng khỏi xiềng xích của chế
độ áp bức, "con người nhỏ bé" lại bộc lộ khát vọng được giải phóng về mặt
tinh thần ngày một lớn hơn. Khi đó, các mặt đen tối của bản tính người bắt
đầu được xem xét không hẳn từ góc độ nhận thức, mà chủ yếu là từ góc độ
hiệu quả tẩy rửa, làm trong sạch bản tính ấy. Việc im lặng và che đậy sẽ sinh
ra tính hiếu chiến. Ngược lại, việc lôi con người đen tối ra ánh sáng sẽ có khả
năng loại bỏ được sự căng thẳng nội tâm. Thực tế này gắn liền với quá trình
phi thần thánh hoá văn hóa.
Nhận định này cần được làm sáng tỏ. Với những câu hỏi, như “con
người hiện đại là gì?”, “cái gì đang chờ đợi nó?”, trước hết cần phải thừa
nhận rằng, trả lời cho các câu hỏi như vậy không hề đơn giản. Sự nan giải ở
đây không chỉ vì dự báo tương lai bao giờ cũng khó, mà còn vì tính hợp lý
của bản thân các câu hỏi này luôn dẫn đến sự hoài nghi. Theo Chaadaev,
khi một nhà triết học nói ra danh từ “con người”, thì không phải bao giờ
ông ta cũng hiểu mình định nói gì. Sự hoài nghi đó của Chaadaev rất đáng
phải suy ngẫm. Tất nhiên, nếu cho rằng, con người hoàn toàn thuộc về thế
giới xã hội, thì có thể hạn chế số phận của họ một cách tuyệt đối ở bản thân
tính xã hội này. Khi đó, theo F.Fukuyama, thậm chí còn có thể nói đến “sự
cáo chung của lịch sử”.
Theo quan điểm nhân học triết học, những quan niệm như vậy là rất hời
hợt. Thực ra, sau hơn hai thế kỷ tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “con người
là gì?”, tư tưởng triết học phương Tây, mặc dù mắc phải những hạn chế mang
20
tính thực chứng chủ nghĩa, nó luôn giữ quan điểm cho rằng, không thể quy
con người chỉ về thế giới xã hội. Nếu nhìn nhận mục đích sống của con người
chỉ là khát vọng được giải phóng về phương diện xã hội, thì tư tưởng về các
cội nguồn nào đó của lịch sử sẽ trở nên vô nghĩa. Không nên hiểu số phận của
con người chỉ là số phận mang bản tính xã hội (bản thân nó cần phải được
nghiên cứu một cách sâu sắc hơn nữa). Không thể hình dung nổi tương lai của
nhân loại sẽ ra sao nếu không tính đến số phận của con người với tư cách một
thực thể tinh thần, một nhân cách. Mục đích và triển vọng tồn tại trong xã hội
hiện đại như một thực thể tinh thần của con người là gì? Triết học hậu hiện
đại cùng với quan điểm đạo đức học của mình sẽ đưa ra câu trả lời cho chính
vấn đề then chốt này của loài người đang chia tay với thời hiện đại để bước
vào thời hậu hiện đại.
1.1.3. Tiền đề tư tưởng
Triết học phương Tây cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX phát triển rất
phong phú và đa dạng. Triết học thực dụng và triết học phân tích chiếm ưu thế
ở các nước Bắc Mỹ, chủ nghĩa cấu trúc, triết học hiện sinh, hiện tượng học,
chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa Mác có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống
tinh thần ở xã hội phương Tây Cựu lục địa. Tất cả các trào lưu triết học này
đều căn cứ trên cái gọi là “lý tính khách quan, phổ biến” như sức mạnh tinh
thần của thời đại, chi phối hoạt động thực tiễn, góp phần thúc đẩy xã hội công
nghiệp phát triển từ cạnh tranh tự do đến độc quyền.
Song, sự phát triển và bành trướng của chủ nghĩa duy lý về triết học
cũng kéo theo những hậu quả văn hóa xã hội khôn lường. Sự chiếm ưu thế
dường như tuyệt đối của “lý tính khách quan” làm lu mờ chủ thể tính, cái Tôi,
bản Ngã, triết học duy lý bị sa vào những cuộc tranh luận tư biện, trống rỗng
triền miên, xa rời cuộc sống hiện thực của con người; xu hướng độc quyền
chân lý phổ biến trong khoa học, định hướng duy lý hóa mọi tri thức gạt bỏ
các hình thức tri thức phi duy lý. Trong bối cảnh như vậy, nhiều nhà triết học
đã lên tiếng chống lại triết học duy lý truyền thống, chống lại xu hướng thống
trị của lý tính, thực chứng, mở ra các hướng mới trong nghiên cứu triết học.
21
Đó là các nhà triết học nổi tiếng như Nietzsche, Wittgenstein, Dewey, Kuhn,
v.v Học thuyết của họ ngay lập tức ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
phát triển của triết học hậu hiện đại, đặc biệt là nội dung đạo đức của nó.
Không có điều kiện và khuôn khổ của luận văn không cho phép tìm hiểu tư
tưởng của tất cả các triết gia có ảnh hưởng tới chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng
ta dừng lại ở hai triết gia quan trọng nhất trên phương diện này là Nietzsche
và Wittgenstein.
Fridrich Nietzsche (1844 - 1900) là nhà triết học khuấy đảo triết học
hiện đại nhờ định hướng chống chủ nghĩa nguyên giáo (foudamentalism). Tác
phẩm "Tính người, quá có tính người" (1878-1880) của Nietzsche đánh dấu
sự đoạn tuyệt của ông với nhiều ảnh hưởng trước đó và nó kêu gọi đánh giá
lại những giá trị một cách sâu sắc hơn, căn bản hơn đối với toàn bộ thời đại.
Nietzsche đã có đánh giá tiêu cực đối với quan điểm "hai thế giới" đặc
trưng cho nhiều trào lưu triết học, theo đó thì thế giới cuộc sống hiện thực
không dung hợp được với "thế giới cho chúng ta" là thế giới nhận được nhờ
những kết cấu khoa học và triết học. Trên thực tế, theo Nietzsche, thế giới
cuộc sống là một, là toàn vẹn, hơn nữa là nó vĩnh hằng, điều này không biểu
thị tính ổn định của nó mà, ngược lại, giả định dòng chảy, sự sinh thành, sự
quay lại vĩnh cửu. Ông coi cần phải bổ sung quan niệm về nhận thức, về chân
lý, về khoa học cho quan niệm xuất phát này về thế giới.
Theo Nietzsche, cần phải hiểu chân lý là công cụ của cuộc sống, là sự
thích nghi với hiện thực, còn nhận thức là công cụ của quyền lực. Chân lý
được chứng minh bằng bằng tính hữu ích, nhu cầu được đáp ứng, tức bằng
quyền lực tăng lên đối với tự nhiên và đối với người khác. Từ đó, ông rút ra
kết luận: khi không coi nhẹ các ích lợi của nhận thức và của khoa học, cần
phải khước từ tệ sùng bái khoa học và chân lý khoa học được triết học hiện
đại tạo dựng, một tệ sùng bái đã trở nên phổ biến đối với triết học và văn hóa.
Tai hoạ là ở chỗ, do đề cao khoa học, nhận thức, lôgíc học, sự thống trị của
chúng đối với cuộc sống, nên nhân loại đã nhận được không chỉ có những lợi
thế. Có cảm tưởng trở nên mạnh mẽ hơn, loài người lại thực sự trở nên yếu
22
đuối hơn và bất lực hơn về nhiều phương diện. Do sự tiến bộ kiên trì của khoa
học, thế giới hiện ra với chúng ta như là kết quả của vô số những sai lầm và
ảo tưởng đã xuất hiện dần dần trong sự phát triển chung của sinh vật, bây giờ
được chúng ta kế thừa như một kho báu của quá khứ, vì giá trị của cái có tính
người trong con người căn cứ trên đó [58, tr.19].
Sự không trùng hợp giữa hai thế giới - thế giới cuộc sống hiện thực và
thế giới có tính người - chỉ là một trong những biểu hiện về sự bạo chính của
nhận thức và của khoa học. Nhưng, theo Nietzsche, từ đó sinh ra nhiều thứ tai
hại đối với con người và bản thân thế giới. Con người lý giải thế giới như là
cái phục tùng các quy luật con số, và con người đã sai lầm, vì các quy luật
này do bản thân họ tạo ra và do vậy, chỉ có hiệu lực đối với hành động của
con người. Con người lý giải bản thân mình, bản chất của mình như cái phục
tùng các quy luật lôgíc học, và nó lại sai lầm một cách sâu sắc, vì không thể
biến bản chất con người thành một cái có lôgíc thuần túy [58, tr.38]. Tất cả
những lời buộc tội đó không phải dành cho con người bình thường, sống cuộc
sống bình thường cùng với những quan tâm đời thường, mà dành cho những
người tạo ra, phổ biến những giá trị tương ứng đối với văn hóa và nhân loại.
Đó trước hết là các nhà triết học, các nhà văn, các nhà hoạt động tôn giáo và
các nhà tư tưởng "giới tinh hoa cũ" mà những giá trị, những quy tắc, đạo đức
và tôn giáo của họ là hết sức giả dối, thù địch với cuộc sống và cần được dọn
sạch khỏi con đường sinh thành liên tục của loài người. Cho tới nay, con
đường mà loài người đã trải qua với một chỉnh thể đặc thù, không thuần túy
tự nhiên, là rất ngắn ngủi xét trên quy mô lịch sử. Do vậy, một điều không
đáng ngạc nhiên là loài người đã mắc phải nhiều sai lầm tới mức con người và
loài người không tiến gần tới sự tự nhận thức về bản thân mình, về sứ mệnh
của mình trong quá trình sinh thành vĩ đại, trong vòng luân chuyển vĩnh hằng
của vũ trụ.
Nội dung tư tưởng triết học quan trọng tiếp theo của Nietzsche là chủ
nghĩa hư vô và là việc đánh giá lại giá trị. Nietszche thể hiện là một người
theo chủ nghĩa hư vô cấp tiến và đòi hỏi đánh giá lại một cách triệt để những
23
giá trị văn hóa, triết học, tôn giáo. Nietzsche quy chủ nghĩa hư vô châu Âu về
một số định đề cơ bản mà ông coi việc tuyên bố chúng một cách dữ dội,
không sợ hãi và không giả nhân giả nghĩa là bổn phận của mình. Đó là các
luận điểm sau đây: không còn cái gì là chân thực nữa; Chúa đã chết; không
có đạo đức; mọi thứ đều được cho phép. Nietzsche ông cố gắng quan tâm
không phải tới những lời giáo huấn và những mong muốn mang tính giáo lý
hoá, mà là mô tả tương lai không thể không xuất hiện. Theo niềm tin sâu sắc
nhất của ông, chủ nghĩa hư vô trở thành hiện thực ít nhất là đối với hai thế kỷ
sắp tới. Nền văn hóa châu Âu từ lâu đã phát triển dưới ách thống trị của tình
trạng căng thẳng tăng lên không ngừng, đang đưa nhân loại và thế giới đến
thảm họa. Chủ nghĩa hư vô trở thành dấu hiệu về sự suy thoái hoàn toàn của ý
chí đang chống lại tồn tại. Đây là "chủ nghĩa hư vô của những kẻ yếu đuối".
"Vậy cái gì là xấu xa? - tất cả những gì sinh ra từ sự yếu đuối" [58, tr.42]. Còn
"chủ nghĩa hư vô của những người mạnh mẽ có thể và cần phải trở thành dấu
hiệu về sự lành mạnh hóa, của sự thức tỉnh ý chí mới đến với tồn tại". Nitsê
tuyên bố thật thà rằng, ông có một sự nhạy cảm đặc biệt, lớn nhất đối với dấu
hiệu suy thoái và sự khởi xướng. Ông có thể trở thành thày giáo đối với nhiều
người, vì ông biết hai cực mâu thuẫn của cuộc sống; ông là bản thân mâu
thuẫn đó. Còn triết học của ông không được thời đại thấu hiểu, nằm trong số
những suy ngẫm không hợp thời, thì điều này cũng không nên làm cho một ai
phải băn khoăn, vì không có gì hợp thời hơn là khả năng của nhà tư tưởng
khắc phục được thời đại của mình, sự thống trị của những giá trị của nó. Suy
luận như vậy, Nietzsche đã mở toang cánh cửa dẫn tới chủ nghĩa hậu hiện đại
như đối cực, phản đề của triết học duy lý hiện đại.
L.Wittgenstein (1889 - 1951) là một trong các nhà tư tưởng có ảnh
hưởng và độc đáo thế kỷ XX, sự nghiệp sáng tạo của ông hợp nhất các tư
tưởng của triết học phân tích ra đời ở Anh với tư tưởng triết học đại lục, trước
hết là triết học Đức (Kant, Schopenhauer, v.v ). Các tác phẩm của ông chịu
ảnh hưởng đáng kể của triết học cổ đại (Platon, phái ngụy biện), của triết học
cuộc sống (Nietzsche), của chủ nghĩa duy thực hiệu Jemes chúng tôi đề nghị