Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tìm hiểu phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.68 KB, 95 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
=======
nguyễn thị hoa

tìm hiểu ph-ơng pháp biện chứng
Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: CNDVBC& CNDVS
Mã số: 60.22.80

Luận văn thạc sỹ triết học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: Giáo s-, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo







Hà Nội - 2007
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Phần nội dung 7
Chương 1. Khái niệm và cơ sở của phương pháp biện chứng
Hồ Chí Minh 7
1.1. Khái niệm phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh 7

1.1.1. Phương pháp và phương pháp biện chứng 7
1.1.2. Tư tưởng và phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh 8
1.2. Cơ sở thực tiễn và lí luận của phương pháp biện chứng
Hồ Chí Minh 13
1.2.1. Cơ sở thực tiễn của phương pháp biện chứng
Hồ Chí Minh 13
1.2.2. Cơ sở lí luận của phương pháp biện chứng
Hồ Chí Minh 17
Chương 2. Một số nội dung cơ bản của phương pháp biện chứng
Hồ Chí Minh vàSự vận dụng phương pháp biện chứng
Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi Mới hiện nay 33
2.1. Biện chứng trong việc giải quyết các mối quan hệ:

bất biến- vạn biến, lí luận- thực tế, thống nhất- đấu tranh 33
2.1.1. Mối quan hệ giữa cái bất biến và vạn biến 33
2.1.2. Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn 41
2.1.3. Biện chứng trong xử lí mối quan hệ giữa thống nhất
và đấu tranh 50
2.2. Quan điểm toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm 57
2.3. Quan điểm đổi mới và phát triển 63
2.4. Vận dụng phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh vào
công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay 74
Phần kết luận 83
Danh mục Tài liệu tham khảo 85



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh đƣợc cả thế giới tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc,
Danh nhân văn hoá thế giới. Lịch sử cách mạng nƣớc ta trên 3/4 thế kỉ gắn
liền với tên tuổi và sự nghiệp, tƣ tƣởng và đạo đức của Nguyễn ái Quốc - Hồ
Chí Minh. Ngƣời đã tìm ra đƣờng lối cứu nƣớc, giải phóng dân tộc theo con
đƣờng cách mạng vô sản, dày công xây đắp nên khối đại đoàn kết dân tộc, là
ngƣời Cha thân yêu của các lực lƣợng vũ trang cách mạng Việt Nam và cũng
là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc.
Từ lâu, nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng ta đã khẳng định Chủ

tịch Hồ Chí Minh là “nhà tƣ tƣởng vĩ đại, nhà lí luận kiệt xuất”, “tƣ tƣởng và
đạo đức cao cả của Ngƣời mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta”.
Đặc biệt, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII ( 1991) của Đảng đã trân
trọng ghi vào Cƣơng lĩnh và Điều lệ của mình: “ Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho
hành động”.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX lần đầu tiên đã đƣa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết
quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp

của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội,…
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

2
Đại hội lần thứ X của Đảng đã tiến hành tổng kết 20 năm đổi mới,
trong đó, đã nhấn mạnh một luận điểm quan trọng: coi hệ mục tiêu của đổi
mới – “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”- là đặc
trƣng tổng quát của chủ nghĩa xã hội. Đây chính là sự trùng hợp với điều
mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh trong “Di chúc”. Nhƣ vậy, Đảng ta

tiến hành đổi mới chính là trở về với Hồ Chí Minh, với phƣơng pháp, phong
cách, tƣ tƣởng của Ngƣời.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động sâu
rộng: “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”- đạo đức cách
mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ… Tƣ tƣởng đạo đức của Bác
thống nhất sâu sắc với đời sống đạo đức của Bác nhƣ một tấm gƣơng mẫu
mực cho toàn Đảng, toàn dân noi theo và bạn bè quốc tế rất ngƣỡng mộ
Ngƣời không chỉ về tƣ tƣởng, đạo đức và nhân cách… Vì vậy, hiện nay, việc
nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa tƣ tƣởng và phƣơng
pháp của Ngƣời, trong đó có phƣơng pháp tƣ duy biện chứng ngày càng trở
nên cần thiết và quan trọng. Đặc biệt là trong thời kì phát triển mới có tính
chất bƣớc ngoặt của cách mạng Việt Nam, việc thấm nhuần sâu sắc tƣ tƣởng,

phƣơng pháp, phong cách Hồ Chí Minh- hạt nhân là phƣơng pháp biện chứng
sẽ giúp chúng ta có niềm tin khoa học đối với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Tuy nhiên, hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không dừng lại ở mục đích lí
luận mà lí luận của Ngƣời là lí luận để thực hành, tư tưởng đồng thời là
phương pháp, là phương pháp ở trình độ tư tưởng, lí luận trở thành phương
pháp luận.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với ý nghĩa nhƣ là phƣơng pháp Hồ
Chí Minh là một vấn đề còn tƣơng đối mới mẻ, nhƣng nó lại thực sự có giá trị

3
lí luận và thực tiễn, đặc biệt là trong thời kì đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nƣớc ở nƣớc ta hiện nay.
Tiêu biểu cho việc tìm hiểu phƣơng pháp thông qua tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh là công trình Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt
nam do Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp chủ biên (NXB Chính trị Quốc gia,
1997). Bên cạnh trình bày một cách khái quát những nội dung cơ bản trong tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, các tác
giả còn nhận xét rằng, phƣơng pháp luận Hồ Chí Minh, về cơ bản là phƣơng
pháp luận Mác- Lênin. Nhƣng, nó đã đƣợc Hồ Chí Minh tiếp thu, bổ sung và
phát triển mang những đặc trƣng mới, độc đáo của Hồ Chí Minh trên cơ sở
kết hợp những nguyên tắc phƣơng pháp luận Mác- Lênin với những nhân tố
duy vật biện chứng của triết học phƣơng Đông, của tƣ duy truyền thống Việt
nam và rút ra từ cuộc đời hoạt động phong phú, đầy biến cố và những kinh

nghiệm ứng nhân xử thế của Ngƣời. Các tác giả của công trình trên cũng đã
đề cập tới một số quan điểm có tính phƣơng pháp luận của Hồ Chí Minh, hệ
thống hoá lại thành bảy quan điểm. Đây là một công trình có giá trị lí luận và
thực tiễn hết sức to lớn trên phƣơng diện nghiên cứu tƣ tƣởng cũng nhƣ
phƣơng pháp Hồ Chí Minh.
Khai thác từ việc đặt phƣơng pháp và phong cách Hồ Chí Minh nhƣ
một đối tƣợng nghiên cứu độc lập, Giáo sƣ Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) và các
tác giả trong công trình cấp nhà nƣớc Phƣơng pháp và phong cách Hồ Chí
Minh (NXB Chính trị Quốc gia, 1997) đã trình bày có hệ thống các kết quả
nghiên cứu lí luận chung về phƣơng pháp, về phong cách và từ đó phân tích
khá cặn kẽ nội dung, ý nghĩa của phƣơng pháp Hồ Chí Minh, của phong cách
Hồ Chí Minh. Trong công trình này, các tác giả đã tiếp tục khẳng định những

vấn đề có tính phƣơng pháp luận của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và trình bày một

4
cách rõ ràng, có hệ thống phƣơng pháp cách mạng của Ngƣời, mối liên hệ
giữa phƣơng pháp và phong cách…
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu di sản tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở tầm học
thuyết, Giáo sƣ Song Thành trong với cuốn Hồ Chí Minh- nhà tƣ tƣởng lỗi
lạc (NXB Lý luận Chính trị) muốn làm rõ hơn nữa cả cơ sở lí luận và thực
tiễn, cả nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu ứng dụng vào cuộc sống của tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, xứng đáng với tầm vóc của nhà tƣ tƣởng lỗi lạc, xứng
đáng với vị trí nền tảng tƣ tƣởng của Đảng ta và cách mạng Việt nam. Trong
công trình này, bên cạnh việc tập trung làm rõ quan niệm và tiêu chí để xem

xét một nhà tƣ tƣởng, những tiền đề lí luận và thực tiễn góp phần hình thành
nên nhà tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đi sâu phân tích những nội dung lớn trong tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, tác giả còn phân tích về tƣ tƣởng triết học Hồ Chí Minh,
vừa trên phƣơng diện tƣ tƣởng, vừa trên phƣơng diện phƣơng pháp luận.
Nghiên cứu tập trung trên phƣơng diện phƣơng pháp, GS. TS Hoàng
Chí Bảo trong cuốn Tìm hiểu phƣơng pháp Hồ Chí Minh (NXB Lí luận
Chính trị-2002) đã đặt việc nghiên cứu phƣơng pháp trên cơ sở mối quan hệ
không thể tách rời với tƣ tƣởng và phong cách của Ngƣời, cũng nhƣ không
thể tách rời đạo đức, lối sống và nhân cách của Ngƣời; bởi vì, phƣơng pháp
Hồ Chí Minh là phƣơng pháp ở tầm tƣ tƣởng, ở triết lí nhân sinh và hành
động của Ngƣời, ở sự gắn liền khoa học, cách mạng và nhân văn trong con
ngƣời và hoạt động của Ngƣời.

Tiếp cận phƣơng pháp Hồ Chí Minh từ những quan điểm cụ thể là điểm
chung của tác giả Nguyễn Tài Thƣ với bài Về mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn
dân tộc và cách giải quyết chúng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (Tạp chí
Triết học, số 1-1994), tác giả Đinh Việt Hải với bài viết Hồ Chí Minh với
nguyên tắc lí luận liên hệ với thực tiễn trong nghiên cứu, học tập lí luận
Mác- Lênin (Tạp chí Cộng sản, số 22+23, tháng 8 năm 2003) và tác giả

5
Nguyễn Văn Vinh với bài Để góp phần giải quyết có hiệu quả mâu thuẫn
chủ yếu ở nƣớc ta hiện nay (Tạp chí Triết học, số 131, tháng 4- 2002)
Những công trình này mang giá trị lí luận và thực tiễn rất lớn trong hệ
thống công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở khai thác

những giá trị đó, nhƣng theo một khía cạnh khai thác khác,tác giả luận văn
này có tham vọng trình bày một cách khái quát những quan điểm cơ bản của
phƣơng pháp Hồ Chí Minh nhƣ là phƣơng pháp biện chứng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích:
Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn của phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí
Minh và những nội dung cơ bản trong phƣơng pháp biện chứng của
Ngƣời. Từ đó, vận dụng những phƣơng pháp mang tính nguyên tắc đó vào
công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
b. Nhiệm vụ.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau:

Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở của phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh
Thứ hai, xác định những nội dung cơ bản trong phƣơng pháp biện chứng
Hồ Chí Minh
Thứ ba, tìm hiểu sự vận dụng phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tƣ tƣởng và phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh trên cơ
sở những yếu tố ảnh hƣởng của nó
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh ở
các lĩnh vực và quá trình hoạt động cách mạng của Ngƣời.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu


6
a. Cơ sở lí luận.
- Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc kế thừa và phát triển từ những giá trị của
lí luận mác xít, đặc biệt là phép biện chứng duy vật với nội dung cơ bản
của nó là ba quy luật, hai nguyên lí và sáu cặp phạm trù…
- Đƣờng lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cũng là cơ sở lí
luận khẳng định tính sáng tạo, khoa học và đúng đắn của phƣơng pháp
biện chứng Hồ Chí Minh
b. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Từ cơ sở lí luận trên, phƣơng pháp nghiên cứu chung của luận văn là
phép biện chứng duy vật.
- Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu

khoa học khác: logic và lịch sử, nghiên cứu tài liệu, so sánh, phân tích
tổng hợp…, đặc biệt là tìm hiểu tƣ tƣởng thông qua lối sống, ứng xử,
hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Hệ thống đƣợc những cơ sở lí luận và thực tiễn cơ bản của phƣơng
pháp biện chứng Hồ Chí Minh.
- Đặc biệt, chứng minh đƣợc sự thống nhất trong tƣ tƣởng và phƣơng
pháp biện chứng Hồ Chí Minh thông qua những nội dung cơ bản. Từ
đó vạch ra những giá trị lí luận của những quan điểm, đƣờng lối đúng
đắn của Đảng trong quá trình đổi mới.
7. Cấu trúc của luận văn.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm có 02 chƣơng và 06 tiết.




7
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I.
KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA PHƢƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh
1.1.1. Phương pháp và phương pháp biện chứng.

Con ngƣời trong quá trình hoạt động sáng tạo ra lịch sử của mình luôn
phải sử dụng đến hệ thống các phƣơng pháp để đạt đƣợc kết quả.
Đã có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về phƣơng pháp.
Theo nghĩa chung nhất, phƣơng pháp là cách thức đạt đến mục tiêu, là
hoạt động đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định. Theo nghĩa triết học,
với tính cách là phƣơng tiện nhận thức, phƣơng pháp là cách thức tái hiện
lại đối tƣợng nghiên cứu trong tƣ duy.
Việc áp dụng một cách có ý thức những phƣơng pháp đã đƣợc luận chứng
một cách khoa học là điều kiện quan trọng nhất để nhận đƣợc tri thức mới.
Trong quá trình phát triển của nhận thức, con ngƣời với tƣ cách là chủ thể
tƣ duy đã vạch ra đƣợc những nguyên tắc chung của tƣ duy khoa học nhƣ:
quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp…

Hoạt động của con ngƣời không thể không dùng đến một hay một số
phƣơng pháp nào đó. Trình độ sử dụng thành thạo phƣơng pháp , năng lực
sáng tạo về phƣơng pháp nói lên trình độ phát triển của con ngƣời về văn
hoá, đó là một trong những thƣớc đo về tiềm lực tƣ tƣởng và khoa học của
con ngƣời.
Hêghen đã nhấn mạnh rằng, toàn bộ tri thức của nhân loại trong lịch sử
tƣ tƣởng triết học, suy đến cùng là vấn đề phƣơng pháp. Phƣơng pháp bao
gồm cả phƣơng pháp nhận thức ( tƣ duy) và phƣơng pháp hành động (
dùng lí luận để chỉ đạo hoạt động thực tiễn).

8
Đối tƣợng nào thì phƣơng pháp ấy. Đối tƣợng quy định phƣơng pháp.

Phƣơng pháp phản ánh đối tƣợng và tƣơng dung với đối tƣợng. Trình độ
tƣ tƣởng, lí luận của chủ thể sẽ quy định và tác động trực tiếp tới sự chọn
lọc, xác định phƣơng pháp của chủ thể đó.
Phƣơng pháp có nguồn gốc và nội dung từ thực tiễn, đồng thời, nó lại
đƣợc xây dựng dựa trên một cơ sở lí luận nhất định. Vì vậy, phƣơng pháp
luôn gắn bó chặt chẽ với lí luận, cơ sở của mọi phƣơng pháp nhận thức là
những quy luật khách quan của thực tại. Mỗi ngành khoa học cụ thể đều có
phƣơng pháp riêng của từng ngành, vì mỗi ngành khoa học cụ thể đều
nghiên cứu các đối tƣợng đặc thù của mình.
Phƣơng pháp biện chứng là phƣơng pháp nhận thức đối tƣợng ở trong
các mối liên hệ với nhau, ảnh hƣởng, tác động và ràng buộc lẫn nhau. Với
phƣơng pháp biện chứng, đối tƣợng đƣợc nhận thức luôn ở trạng thái vận

động, biến đổi, nằm trong khuynh hƣớng chung là phát triển. Nó động chứ
không tĩnh, các mối quan hệ, liên hệ là một hệ thống mở chứ không đóng
kín
Đối lập với phƣơng pháp biện chứng là phƣơng pháp siêu hình- nhận
thức đối tƣợng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tƣợng ra khỏi các chỉnh thể
khác và nhận thức đối tƣợng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biến đổi thì
đấy chỉ là sự thay đổi về số lƣợng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở
ngoài sự vật.
Phƣơng pháp biện chứng có cơ sở khách quan là những quy luật phát
triển chung nhất của thế giới vật chất. Đặc biệt là phƣơng pháp biện chứng
duy vật, nó không thay thế những phƣơng pháp của các ngành khoa học
khác mà là cơ sở triết học chung của chúng và đƣợc dùng làm công cụ

nhận thức trong mọi lĩnh vực.

9
Cơ sở lí luận của phƣơng pháp biện chứng- phép biện chứng- đã có một
lịch sử lâu dài trƣớc khi đạt đến quan niệm khoa học. Nhƣng phải đến C.
Mác và Ph. Ăngen, một quan niệm thực sự khoa học về phép biện chứng
mới đƣợc xây dựng.
Chỉ theo quan điểm của phép biện chứng mới có thể hiểu đƣợc con
đƣờng hình thành phức tạp, đầy mâu thuẫn của chân lí khách quan, mối
quan hệ của những yếu tố tuyệt đối và tƣơng đối, ổn định và biến đổi…
Thực chất cách mạng của phép biện chứng duy vật, không dung hoà với
bất cứ sự trì trệ và bất động nào, làm cho phép biện chứng duy vật trở

thành công cụ cải tạo thực tiễn xã hội.
1.1.2. Tư tưởng và phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nƣớc
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa nhân loại…
Hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời;
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại;
- Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;

- Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nƣớc thật sự của dân, do
dân, vì dân;
- Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân;
- phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân;
- Đạo đức cách mạng

10
- Chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh…
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thống nhất và nhất quán một cách chặt chẽ, triệt
để, sáng tỏ và rành mạch từ lịch sử đến logic, bởi ham muốn, ham muốn

duy nhất và tột bậc của Ngƣời là làm sao cho nƣớc nhà đƣợc độc lập, dân
ta đƣợc tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, đƣợc học hành, đƣợc
hƣởng những quyền tự do, hạnh phúc mà mọi ngƣời xứng đáng đƣợc
hƣởng.
Vì vậy, dòng chủ đạo, xuyên suốt nhƣ một sợi chỉ đỏ trong hệ thống tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng gắn
liền với phát triển, sức mạnh dân tộc hoà trong sức mạnh thời đại.
Nắm bắt đƣợc xu thế phát triển của lịch sử, Ngƣời đã phát hiện ra quy
luật phát triển khách quan, tất yếu của cách mạng Việt Nam. Nhờ đó, tƣ
tƣởng, luận thuyết của Ngƣời có cơ sở khoa học và thấm nhuần một bản
chất cách mạng. Tƣ tƣởng đó thuộc về tƣ tƣởng chính trị mác xít hiện đại.
Hồ Chí Minh học, tức khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh là khoa học

chính trị và giá trị cốt lõi của khoa học ấy thể hiện trong tƣ tƣởng của
Ngƣời là tƣ tƣởng chính trị, là triết học- triết lí về chính trị.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nảy nở và phát triển từ thực tiễn, sống động và
chân thực trong đời sống thực tiễn; đổi mới, cách tân và hiện đại cũng ở
trong lòng thực tiễn, lại do thực tiễn chứng thực và khẳng định. Tƣ tƣởng
ấy thể hiện, phản ánh đúng đắn nhất ý nguyện của lòng dân.
Đặc biệt, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không chỉ là hệ thống quan điểm lí
luận, hệ thống các luận điểm khoa học về cách mạng Việt Nam, về quan
hệ giữa cách mạng với phong trào cách mạng thế giới, về chiến lƣợc và
sách lƣợc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, giành
chính quyền vào tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tiến dần


11
từng bƣớc tới chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ XHCN về mọi mặt, về
biện pháp, cách làm, bƣớc đi trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt
Nam… Hệ thống tƣ tƣởng đó đồng thời còn là hệ thống phƣơng pháp,
phƣơng pháp cách mạng, phƣơng pháp tƣ duy, phƣơng pháp ứng xử, giao
tiếp, đối thoại với con ngƣời. Tƣ tƣởng và phƣơng pháp ấy quyện chặt vào
nhau, thể hiện thành phong cách của Ngƣời, chứng minh cho một trí tuệ,
tƣ tƣởng, đạo đức, nhân cách, lối sống và văn hoá Hồ Chí Minh.
Phƣơng pháp Hồ Chí Minh là phƣơng pháp biện chứng mác xít đƣợc
vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đặc trƣng
cơ bản nhất, bản chất nhất và xuyên suốt nhất trong phƣơng pháp Hồ Chí
Minh chính là tính biện chứng. Vì vậy, phƣơng pháp Hồ Chí Minh và

phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh là thống nhất từ bản chất.
Phƣơng pháp Hồ Chí Minh hay phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh
là phƣơng pháp của một nhà mác xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam
trong thế kỉ 20. Đó là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo
giữa tính phổ biến với tính đặc thù của cách mạng Việt Nam trong thời đại
mới, là sự phát triển mới về chất. Phƣơng pháp Hồ Chí Minh là sự thể hiện
sinh động những năng lực và phẩm chất của thiên tài sáng tạo Hồ Chí
Minh. Đó là phƣơng pháp cách mạng Hồ Chí Minh cùng với những
nguyên tắc có ý nghĩa phƣơng pháp luận định hƣớng cho mọi hoạt động
cách mạng, những cách thức để thực hiện đƣờng lối cách mạng đƣợc đặt
trong một chỉnh thể thống nhất.
Ở Hồ Chí Minh, phƣơng pháp và tƣ tƣởng, lí luận là thống nhất. Với tƣ

cách là quan điểm, nguyên tắc lí luận, phƣơng pháp Hồ Chí Minh có mặt
trong tƣ tƣởng của Ngƣời; với tƣ cách là biện pháp, cách làm, bƣớc đi để
hƣớng vào giải quyết các mối quan hệ, các nhiệm vụ thực tiễn… thì
phƣơng pháp đó lại hàm nghĩa thực hành tƣ tƣởng.

12
Với Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng là phƣơng pháp đƣợc khái quát hoá và
phƣơng pháp là nơi thực tiễn hoá của tƣ tƣởng. Phƣơng pháp Hồ Chí Minh
vừa ở bên trong tƣ tƣởng để xác lập cơ sở lí thuyết của bản thân nó lại vừa
vƣợt ra khỏi tƣ tƣởng để biến thành hành động thực tiễn. Nó ở bên ngoài
tƣ tƣởng không phải với nghĩa là thoát ly tƣ tƣởng lí luận của nó mà chính
là nó đã đạt tới sự thuần thục của bản thân nó với tƣ cách là một phƣơng

pháp lí luận để trở về với thực tiễn.
Ở Hồ Chí Minh, thực tiễn hoá lí luận gắn liền với lí luận hoá thực tiễn
một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, thành thục. Bởi vậy, Ngƣời căn dặn
những ngƣời cách mạng: Học chủ nghĩa Mác- Lênin không phải là thuộc
lòng câu chữ mà điều cốt yếu là nắm lấy tinh thần và phương pháp của nó,
để ứng xử với công việc và con ngƣời.
Nói tóm lại, sự thống nhất giữa lí luận với phƣơng pháp, thống nhất
giữa tƣ tƣởng với phƣơng pháp và phong cách, giữa lí luận và thực tiễn,
đem lí luận ứng dụng vào thực tiễn, từ thực tiễn tổng kết và khái quát hoá
thành lí luận- đó là đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa tƣ tƣởng và
phƣơng pháp Hồ Chí Minh. Đặc điểm ấy đã tỏ rõ tƣ duy biện chứng và
năng lực thực hành phép biện chứng vào đời sống xã hội và hoạt động

thực tiễn của Ngƣời. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một nhà biện chứng thực
hành bởi sự nổi trội ở Ngƣời là thực hành phép biện chứng. Phƣơng pháp
biện chứng ấy, về cơ bản là phƣơng pháp luận Mác- Lênin, là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
điều quan trọng nhất, nổi bật nhất trong tiếp thu chủ nghĩa Mác là “ phép
biện chứng”, là “ cách làm việc biện chứng”. Nhƣng phƣơng pháp luận
Mác- Lênin, đƣợc Hồ Chí Minh tiếp thu, đã có sự bổ sung, phát triển mang
những đặc trƣng mới, độc đáo của Hồ Chí Minh trên cơ sở kết hợp những
nguyên tắc phƣơng pháp luận Mác- Lênin, với những nhân tố duy vật biện

13
chứng của triết học phƣơng Đông, của tƣ duy truyền thống Việt Nam và

rút ra từ cuộc đời hoạt động phong phú, đầy biến cố và những kinh nghiệm
ứng nhân xử thế của Ngƣời.
Với ý nghĩa này, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và các đồng tác giả của
công trình “ Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”
đã đề cập tới một số quan điểm có tính phƣơng pháp luận của Hồ Chí
Minh, hệ thống hoá lại thành 7 điểm sau đây:
Thứ nhất: Nguyên tắc phƣơng pháp luận cơ bản, xuyên suốt có ý nghĩa
cơ sở xuất phát và quyết định mọi nhận thức, tƣ duy của Hồ Chí Minh là
quan điểm thực tiễn và nguyên tắc thống nhất lí luận với thực tiễn.
Thứ hai: Nguyên tắc toàn diện, hệ thống, trọng điểm và thiết thực.
Thứ ba: Phát hiện mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn với phƣơng thức,
phƣơng pháp phù hợp, có hiệu quả nhất.

Thứ tư: Quan điểm phát triển, đổi mới và hƣớng về cái mới.
Thứ năm: Quan điểm về con ngƣời, về nhân dân.
Thứ sáu: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và
giai cấp.
Thứ bảy: “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng với phƣơng pháp của Ngƣời- phƣơng
pháp biện chứng Hồ Chí Minh vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đồng
thời lại là đạo đức, là văn hoá. Tất cả hợp thành những chỉ dẫn của nhận
thức và hành động, thực sự đóng vai trò kim chỉ nam hoạt động của những
ngƣời cách mạng, của cách mạng Việt Nam.
1.2. Cơ sở thực tiễn và lí luận của phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí
Minh

1.2.1. Cơ sở thực tiễn của phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh

14
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin, lí luận đƣợc sinh ra trên
nền tảng thực tiễn, là kết quả của sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn. Con
ngƣời làm ra lịch sử của chính mình, nhƣng không phải làm theo ý muốn
tuỳ tiện của mình, trong những điều kiện do mình chọn lấy, mà là trong
những điều kiện trực tiếp, có trƣớc mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại.
Hồ Chí Minh , hơn ai hết, là ngƣời đã thể hiện hết sức sâu sắc và sáng
tạo nguyên lí trên trong hệ thống tƣ tƣởng, phƣơng pháp và trong hoạt
động thực tiễn của mình. Chính vì vậy, muốn tìm hiểu tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh hay phƣơng pháp Hồ Chí Minh một cách thấu đáo, chúng ta không

thể không xuất phát từ thực tiễn đất nƣớc, từ nhu cầu hiện thực- cái vừa là
cơ sở, nhưng cũng chính là cái đích phấn đấu của cả cuộc đời Người, của
cả dân tộc Việt Nam, nhƣ Ngƣời đã nói rõ : “Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc là làm sao cho nƣớc nhà đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta
đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc
học hành…”[8;161].
Cơ sở thực tiễn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng chính là cơ sở thực tiễn
của phƣơng pháp Hồ Chí Minh, của phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí
Minh. Tất cả đều xuất phát từ những nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt
Nam và xu thế phát triển của thời đại. Đó là:
- Làm thế nào để giải phóng dân tộc khỏi ách thuộc địa cuả thực dân
Pháp trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế

giới?
- Làm thế nào để xây dựng được chính đảng mác xít- lêninnít của giai
cấp công nhân ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, công nghiệp
chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé?

15
- Làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc
hậu chưa trải qua trình độ phát triển của chủ nghĩa tư bản, lại bị mấy
chục năm chiến tranh tàn phá?
Lịch sử Việt Nam ở đầu thế kỉ 20 đã đặt ra cho dân tộc hai nhiệm vụ
cấp bách cần giải quyết: đánh đuổi đế quốc Pháp, giành lại độc lập dân tộc
và canh tân đất nƣớc, đƣa Việt Nam tiến kịp các nƣớc văn minh trên thế

giới. Hai nhiệm vụ này gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, không
thể tách rời.
Hai nhiệm vụ này cũng đã đƣợc lịch sử đặt ra từ cuối thế kỉ 19, song
chƣa kết hợp đƣợc với nhau. Những ngƣời Cần Vƣơng thì hầu nhƣ chỉ
biết tập trung ý chí và sức mạnh cho việc đánh đuổi ngoại xâm. Đến khi
phong trào thất bại, bài học thực tế rút ra là: với một kẻ thù có trình độ
khoa học kĩ thuật tiên tiến, đƣợc trang bị vũ khí tối tân, nếu chỉ với nhiệt
tình yêu nƣớc và vũ khí thô sơ, thì không thể chiến thắng đƣợc. Vì vậy,
muốn đánh thắng thực dân xâm lƣợc, phải canh tân đất nƣớc, làm cho
nƣớc giàu, dân mạnh.
Thời đại mới, nhiệm vụ lịch sử mới đòi hỏi phải có giai cấp mới.
Nhƣng xã hội Việt Nam đầu thế kỉ 20 mới đang trong quá trình phân hoá

giai cấp,nó chƣa đạt tới sự phân hoá sâu sắc. Giai cấp nông dân là lực
lƣợng đông đảo, bị áp bức nặng nề…, nhƣng không đại diện cho một
phƣơng thức sản xuất tiên tiến nên không có đƣợc một hệ tƣ tƣởng độc
lập. Giai cấp tiểu tƣ sản còn yếu ớt nên dễ thoả hiệp để mƣu sự sống còn.
Giai cấp công nhân số lƣợng chƣa nhiều, chƣa trở thành một giai cấp đấu
tranh tự giác, chƣa có đảng tiên phong lãnh đạo.
Với một hệ tƣ tƣởng đã lỗi thời, lại đƣợc vận dụng bởi tầng lớp sĩ phu
phong kiến cũng đã hết vai trò lịch sử, hệ tƣ tƣởng tƣ sản cũng không thể
giải quyết đƣợc những vấn đề bức xúc đặt ra cho cách mạng Việt Nam…

16
Tóm lại, sự thất bại của các phong trào yêu nƣớc đầu thế kỉ 20 đã đặt ra

nhu cầu khách quan phải đi tìm một ý thức hệ mới đủ sức vạch ra một
đƣờng lối và phƣơng pháp cách mạng đúng đắn, chẳng những đem lại
thắng lợi cho sự nghiệp cứu nƣớc, giải phóng dân tộc mà còn mở ra con
đƣờng phát triển của đất nƣớc trong tƣơng lai.
Trong bối cảnh đó, ở tuổi 20, với sự trang bị một vốn học vấn chắc
chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, tƣ duy độc lập với tinh thần phê phán từ
quê hƣơng và gia đình, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc.
Trong thời gian đầu, Ngƣời đã bôn ba qua nhiều nƣớc đế quốc và thuộc
địa khắp Âu, Á, Mĩ, Phi; vừa hoạt động, vừa nghiên cứu, học tập ở những
trung tâm văn hoá, khoa học của phƣơng Tây, đã gần gũi và kết bạn với
nhiều nhà văn hoá và hoạt động cách mạng nổi tiếng, những đại diện xuất
sắc của trí tuệ thời đại, qua đó tự trang bị cho mình một trình độ học vấn

uyên bác về mọi mặt, chẳng những bắt kịp nhịp sống của thời đại mà còn
dự kiến đƣợc bƣớc phát triển mới của lịch sử trong tƣơng lai.
Trong cuộc hành trình đi đến chân lí, Ngƣời đã đƣợc Quốc tế 3, Lênin
và cách mạng Nga chìa bàn tay thân ái. “ Cách mạng tháng Mƣời Nga đã
chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc… Cách mạng tháng Mƣời nhƣ
tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Cách
mạng tháng Mƣời đã mở ra trƣớc mắt họ thời đại cách mạng chống đế
quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.[8;562]
Cũng từ đấy, Sơ thảo Luận cƣơng của Lênin đã đƣa Ngƣời đến với chủ
nghĩa Mác- Lênin, và con đƣờng cứu nứơc đã hiện hình, “ tựa nhƣ ngƣời
đi đƣờng đang khát nứơc mà có nƣớc uống, đang đói mà có cơm ăn”.
Ngƣời phấn khởi reo lên: “ Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con

đƣờng giải phóng chúng ta”. Và chủ nghĩa Mác- Lênin đƣợc Hồ Chí Minh
xác định là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất

17
Điều đặc biệt quan trọng là, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ giá trị nổi bật nhất
cần tiếp thu trong chủ nghĩa Mác là “ phép biện chứng”, là cách làm việc
biện chứng. Phƣơng pháp luận Mác- Lênin đƣợc Hồ Chí Minh tiếp thu, đã
có sự bổ sung, phát triển, mang những đặc trƣng mới, độc đáo của Hồ Chí
Minh trên cơ sở kết hợp những nguyên tắc phƣơng pháp luận Mác- Lênin
với những nhân tố duy vật biện chứng của triết học phƣơng Đông, của tƣ
duy truyền thống Việt Nam và rút ra từ cuộc đời hoạt động phong phú, đầy
biến cố và những kinh nghiệm ứng nhân xử thế của Ngƣời.

Nhƣ vậy, quá trình hình thành và phát triển của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
nói chung và phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh nói riêng chịu sự tác
động sâu sắc của thực tiễn dân tộc và thời đại mà Ngƣời đã sống và hoạt
động. Chính quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ở trong nƣớc
và khi bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu và hoạt động đã làm
cho Ngƣời có một hiểu biết sâu sắc về thực tiễn dân tộc và thời đại, nhất là
thực tiễn phƣơng Đông để xem xét, đánh giá và bổ sung cơ sở triết lí
phƣơng Đông cho học thuyết Mác- Lênin.
1.2.2. Cơ sở lí luận của phƣơng pháp biện chứng Hồ Chí Minh
a. Phép biện chứng tuần hoàn của phương Đông.
Yếu tố biện chứng trong triết học phƣơng Đông đƣợc thể hiện trƣớc hết
ở thuyết Âm - Dƣơng, Ngũ hành.

Âm – Dƣơng và Ngũ hành là những phạm trù quan trọng trong tƣ
tƣởng triết học Trung Hoa, là những khái niệm trừu tƣợng đầu tiên của ngƣời
xƣa đối với sự sản sinh biến hoá của vũ trụ. Đó là cội nguồn của quan điểm
duy vật và biện chứng trong tƣ tƣởng triết học của ngƣời Trung Hoa.
Âm – Dƣơng đƣợc coi nhƣ hai khí, hai nguyên lí hay hai thế lực vũ trụ,
trong đó, “Dƣơng” biểu thị cho hơi nóng, ánh sáng, rắn rỏi, giống đực…,

18
“Âm” biểu thị cho khí lạnh, bóng tối, mềm mỏng, giống cái… Chính do sự
tác động qua lại giữa chúng mà sinh ra mọi sự vật, hiện tƣợng trong trời đất.
Sự thống nhất, chế ƣớc lẫn nhau của hai thế lực này tuân theo các
nguyên lí sau:

+ Âm Dƣơng thống nhất thành thái cực. Nguyên lí này nói lên tính toàn
vẹn, tính chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tƣ
tƣởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.
+ Trong Âm có Dƣơng, trong Dƣơng có Âm. Nguyên lí này nói lên khả
năng biến đổi Âm Dƣơng đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của thái cực.
+ Những nguyên lí trên là cơ sở để hình thành nên các quy luật cơ bản:
quy luật biến dịch (quy luật vận động và biến hoá do tác động, chuyển hoá
giữa âm và dƣơng mà biến chuyển khôn cùng); quy luật quân bình (quy luật
âm dƣơng cân đối, thăng bằng một cách tƣơng đối, tạo nên sự ổn định của sự
vật và hiện tƣợng); quy luật phản phục (âm dƣơng tiêu trƣởng: âm thịnh thì
Dƣơng suy, Dƣơng thịnh thì Âm suy, Âm cực thì Dƣơng hồi… Cứ thế tạo nên
chu kì tuần hoàn vận động, biến đổi của vạn vật).

Để giải thích lịch trình biến hoá trong vũ trụ, ngƣời Trung Hoa đã khái
quát cái logic tất định: Thái cực sinh Lƣỡng nghi ( Âm- Dƣơng), Lƣỡng nghi
sinh Tứ tƣợng (Thái Dƣơng- Thiếu Âm- Thiếu Dƣơng- Thái Âm) và Tứ
tƣợng sinh Bát quái ( Càn, Khảm, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài), Bát quái sinh
vạn vật
(vô cùng vô tận).
Tƣ tƣởng triết học về Âm Dƣơng đạt tới mức một hệ thống hoàn chỉnh
trong tác phẩm Kinh Dịch.
Còn Ngũ hành đƣợc dịch là 5 yếu tố, nhƣng 5 yếu tố này không tồn tại
biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hƣởng sinh- khắc với nhau theo
hai nguyên tắc sau:


19
+ Tƣơng sinh (sinh hoá cho nhau)
+ Tƣơng khắc (chế ƣớc lẫn nhau).
Nhƣ vậy, các nhà tƣ tƣởng Trung Hoa đã dùng hệ thống lí luận Âm
Dƣơng, Ngũ hành “ tƣơng sinh, tƣơng khắc” để giải thích mọi vật trong trời
đất, nhân gian, ở đó chứa đựng những tƣ tƣởng biện chứng sâu sắc thời cổ
đại.
Tính biện chứng sơ khai không chỉ đựơc thể hiện trong thuyết Âm -
Dƣơng Ngũ hành của ngƣời Trung Hoa, mà ngay ở Phật giáo, tƣ tƣởng biện
chứng cũng đƣợc thể hiện rất rõ ở quan điểm “vô thƣờng”, tức là vạn vật biến
đổi vô cùng theo chu trình bất tận: sinh- trụ- dị- diệt; “Có có”- “không không”
luân hồi bất tận; “thoáng có”, “thoáng không”…

Những phạm trù và quy luật đánh dấu bƣớc tiến bộ tƣ duy khoa học
đầu tiên này của triết học phƣơng Đông đã đƣợc Hồ Chí Minh lĩnh hội từ thời
niên thiếu. Tuy không nêu lên đƣợc những điều kiện thực tế của sự chuyển
hoá, nhƣng các luận điểm của nó đã gieo vào lòng Ngƣời một niềm tin có thể
thay đổi đựơc thực trạng đất nƣớc:
“ Sự vật xoay vần đà định sẵn
Hết mƣa là nắng hửng lên thôi
Hết khổ là vui vốn lẽ đời”
( Trời hửng- Nhật kí trong tù)
b. Tư tưởng “ hoà mục” trong triết học phương Đông và dân tộc.
Có lẽ cũng chẳng có gì phải hoài nghi về ảnh hƣởng của Nho giáo đối
với tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Ngƣời đã luôn nhận xét một cách khách quan:

Tuy trong học thuyết của Khổng tử có nhiều điều không đúng, song những
điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách mạng chân
chính thì mới thâu thái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước
để lại. Lênin dạy chúng ta như vậy.

20
Nhƣ vậy, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, trong học
thuyết của Khổng Tử có nhiều “ điều hay”. Nhận xét tƣởng chừng quá bình dị
nhƣng vĩ đại này không phải ai cũng làm đƣợc.
“Điều hay” đầu tiên mà Hồ Chí Minh phát hiện ở học thuyết của Khổng
Tử, đó là “ hoà mục xã hội”, đó cũng là tinh thần “đại đoàn kết” dân tộc quán
xuyến trong suốt các chặng đƣờng lịch sử và không một phút nào xa rời trong

tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Ngƣời đã từng nhận xét: Đạo Khổng không phải là
một tôn giáo, nói cho đúng hơn thì đó là một môn dạy đạo đức và phép xử
thế. Và xét về căn bản, thì đạo Khổng cũng thuyết giáo về sự hoà mục xã hội.
Theo tác giả Hà Thúc Minh thì trong sách “Luận ngữ” có 8 chữ “hoà”.
Hoà có 4 nghĩa khác nhau nhƣng chủ yếu có nghĩa là “hoà mục”, ngày nay
gọi là “đoàn kết”.[ 36;10 ]
Hoà mục hay đoàn kết là vấn đề sống còn của nhân loại, bất cứ ở đâu
và bất cứ lúc nào. Nó lại càng là vấn đề quan trọng đối với một dân tộc nhỏ
đấu tranh chống ngoại xâm hùng mạnh.
Chúng ta đều biết, học thuyết của Khổng Tử tập trung ở chữ “Nhân”.
Nhƣng Nhân cũng chỉ để thực hiện chữ Hoà mà thôi. Hoà và Nhân vừa là
nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau. Nhân là nhân ái, là tình thƣơng. Có

thƣơng yêu nhau mới có thể “hoà” với nhau đƣợc; đồng thời “hoà” cũng là để
thƣơng yêu nhau.
Đối với truyền thống ngƣời Việt thì tình yêu thƣơng con ngƣời là một
giá trị cao quý, thể hiện tƣ tƣởng nhân đạo và nhân văn của dân tộc ta. Ngƣời
dân Việt Nam thiếu gì chứ không thể thiếu tình thƣơng. Không có tình thƣơng
thì ngƣời Việt Nam không thể tồn tại trong quá trình chống chọi gian khổ với
thiên nhiên cũng nhƣ chiến đấu anh dũng với kẻ thù xâm lƣợc. Lòng nhân ái
đã trở thành máu thịt của ngƣời Việt Nam từ lâu đời.

21
Đó cũng là cơ sở cho văn hoá Việt Nam - văn hoá khoan dung, hoà
mục. Văn hóa Việt Nam hình thành và phát triển trên cơ tầng văn hoá bản địa

- văn hoá Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Hơn 50 dân tộc trên
đất nƣớc ta đều có tầng văn hoá nguyên thuỷ giống nhau: đó là huyền thoại về
cái bọc trăm trứng - một hình ảnh văn hoá tạo ra sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc ngay từ buổi lập quốc. “Đồng bào” đã trở thành tiếng gọi sâu lắng và
thiêng liêng trong mỗi con ngƣời Việt Nam.
Trong quá trình giao lƣu với văn hoá khu vực và thế giới, văn hoá Việt
Nam không ngừng chắt lọc, tiếp thu, làm giàu cho mình bằng những nhân tố
mới, giá trị mới phù hợp với đạo lí nhân nghĩa Việt Nam.
Nhờ có tƣ duy khoan dung, hoà nhập, không hẹp hòi, không kì thị, văn
hoá Việt Nam đã không ngừng thâu hoá, Việt hoá những giá trị văn hoá từ
bên ngoài để thăng hoa lên thành một nền văn hoá phong phú, đa dạng, độc
đáo. Những yếu tố tích cực, hợp lí của Nho, Phật, Lão… vào Việt Nam đều

đƣợc ngƣời Việt Nam tiếp nhận cùng tồn tại và bổ sung cho nhau. Nho cần
thiết cho an dân, trị quốc; Phật thoả mãn nhu cầu tâm linh của con ngƣời, giải
thoát cho con ngƣời khỏi tham, sân si, vƣơn tới cái tâm trong sạch; Lão đƣa
con ngƣời trở về với thiên nhiên, giao hoà cùng cảnh vật…Tam giáo đồng
nguyên đã chứng minh cho một sự tiếp biến văn hoá để phát triển.
Nếp tƣ duy trung hoà đó tạo cho con ngƣời Việt Nam biết kết hợp cá
nhân - xã hội - tự nhiên để có đƣợc hành vi ứng xử hài hoà… Nhờ có văn hoá
khoan dung, hoà mục nên con ngƣời Việt Nam không cực đoan mà kết hợp
đƣợc cái chung với cái riêng, gia đình với Tổ quốc, dân tộc và nhân loại.
Việt Nam không có truyền thống triết học ở phƣơng diện lí thuyết trừu
tƣợng, nhƣng cha ông ta đã có những khái quát triết lí, mang tính triết học,
đƣợc thể hiện sự phong phú và sâu sắc trong tƣ duy văn hoá dân gian, trong

thơ văn các thời đại.

22
Trần Quốc Tuấn đã từng viết: “Hoà mục là đạo rất hay cho việc trị
nƣớc, hành binh. Hoà ở trong nƣớc thì ít phải dùng binh, hoà ở ngoài biên thì
không sợ bạo động”. ( Binh thư yếu lược) [39; 319 ].
Hai chữ “yên dân” xuyên suốt trong mục tiêu chính trị và giá trị văn
học của các triều đại phong kiến yêu nứơc, là lí tƣởng hàng đầu, đã đƣợc
Nguyễn Trãi khẳng định trong câu thơ đầu tiên của áng văn bất hủ “Bình Ngô
đại cáo”:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
Là một nhà mác xít phƣơng Đông, Hồ Chí Minh luôn chú ý khai thác

mặt “đồng nhất”, tạm để sang một bên mặt “ khác biệt”. Theo Hồ Chí Minh,
thì Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên… đều có những điểm chung giống
nhau là mƣu cầu hoà bình, hạnh phúc, công lí… cho con ngƣời.
Nói nhƣ vậy, không phải Hồ Chí Minh chủ trƣơng xoá nhoà mâu
thuẫn. Là nhà duy vật mác xít, Ngƣời từng nói : “cái gì cũng có mâu thuẫn”.
Tuy nhiên, trong tập hợp lực lƣợng đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội, Ngƣời lại nhấn mạnh chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức,
đồng lòng, đồng minh) để đi tới đại đoàn kết dân tộc.
Nhƣ vậy, từ triết lí “hoà mục” phƣơng Đông, bắt gặp truyền thống cố
kết cộng đồng và đƣợc chứng minh sức mạnh ở tính khoa học mác xít, Hồ Chí
Minh đã hình thành một phƣơng pháp riêng mà thống nhất. Phƣơng pháp ấy
của Ngƣời cũng là triết lí của dân tộc Việt Nam hiện đại: “ Hiểu chủ nghĩa

Mác- Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách
mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là ngƣời hiểu chủ nghĩa Mác-
Lênin đƣợc” [16;554 ] . Một sự kết hợp hài hoà giữa khoa học và đạo đức,
giữa lí và tình, thấu lí đạt tình.
c. Tư tưởng về mối quan hệ giữa Trời - Đất - Con người trong Nho giáo và
các nhà Nho yêu nước Việt Nam.

×