Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.1 KB, 122 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ HỒNG






TƯ TƯỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Triết học





Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ HỒNG



TƯ TƯỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Lan



Hà Nội – 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ BÌNH ĐẲNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN,
TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG
PHẬT GIÁO 12

1.1. Khái lƣợc về tƣ tƣởng bình đẳng 12
1.1.1. Khái niệm bình đẳng 12
1.1.2. Tính lịch sử của khái niệm “bình đẳng” 14
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Ấn Độ cổ đại – cơ sở hình thành
tƣ tƣởng bình đẳng trong Phật giáo 20
1.2.1. Vị trí địa lý và hoàn cảnh tự nhiên 20
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ đại 22
1.3. Quá trình hình thành tƣ tƣởng bình đẳng của Đức Phật Thích Ca
26
1.3.1. Con đường tìm đạo của Đức Phật Thích Ca 26
1.3.2. Gương bình đẳng của Đức Phật Thích Ca 33
1.4. Quan niệm của Phật giáo về vũ trụ và nhân sinh – nền tảng của tƣ
tƣởng bình đẳng 36
1.4.1. Quan niệm của Phật giáo về vũ trụ 36
1.4.2 Quan niệm của Phật giáo về nhân sinh 41
Kết luận chƣơng 1 47
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT
GIÁO VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VIỆT
NAM HIỆN NAY 49
2.1. Thực tƣớng bình đẳng của Vạn pháp 49
2.2. Tƣ tƣởng bình đẳng dƣới góc độ đạo đức 54


2.2.1. Bình đẳng – cội nguồn của từ bi 55
2.2.2. Bình đẳng trước nhân quả, nghiệp báo 60
2.2.3 Bình đẳng trước cơ hội giải thoát 66
2.2.4 Phương pháp thực hành bình đẳng 70
2.3 Một số khía cạnh xã hội của tƣ tƣởng bình đẳng trong phật giáo 77
2.3.1 Bình đẳng tôn giáo giữa người và người 77
2.3.2 Vấn đề bình đẳng nam nữ trong Phật giáo 81

2.3.3 Vấn đề bình đẳng giữa tăng và ni 86
2.4. Vài nét về thực trạng đạo đức và ý nghĩa của tƣ tƣởng bình đẳng
trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay 90
2.4.1. Khái niệm đời sống đạo đức 90
2.4.2 Vài nét về thực trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay 93
2.4.3. Ý nghĩa của tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời sống
đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. 97
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ra đời tại quê hương Ấn Độ trên 2.500 năm qua, Phật giáo đã lan tỏa
rộng rãi trên thế giới, hấp dẫn nhân loại bằng tư tưởng triết học sâu sắc và tính
nhân văn trong hệ thống giáo lý của mình. Tại Việt Nam, Phật giáo đã được
du nhập vào rất sớm và đã trở thành một thành tố tạo nên bản sắc văn hóa
Việt Nam. Từ trong lịch sử, những giá trị nhân văn của Phật giáo mang tính
phổ quát như từ bi, bình đẳng, nhân ái, khoan dung…đã thẩm thấu vào trong
đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt.
Nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, Phật giáo đã sát cánh cùng dân tộc trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Triết lý của đạo Phật về Phật tính bình đẳng nơi chúng sinh, về chủ
trương xóa bỏ hàng rào vô nhân đạo giữa con người với con người mang giá
trị nhân bản sâu sắc. Đức Phật Thích Ca đã từng nói “Không có đẳng cấp
trong dòng máu cùng đỏ. Không có đẳng cấp trong nước mắt cùng mặn”.
Cách đây hơn 2.500 năm, tư tưởng đó thật sự tiến bộ, mới mẻ, đáp ứng được
khát vọng của người dân Ấn Độ đang phải sống trong chế độ phân biệt đẳng

cấp nghiệt ngã. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến Tuyên Ngôn Độc lập
của nước Mỹ ngày 4/7/1776, trong đó có viết: mọi người sinh ra đều có quyền
được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc. Trong Tuyên ngôn độc lập
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu
những tư tưởng nhân văn từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, khẳng
định lại những quyền tự nhiên, căn bản của con người. “Tất cả mọi người sinh
ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc” [trích theo 54, tr. 521]. Một sự liên tưởng như vậy


2
để thấy rằng, những tư tưởng nhân văn Đức Phật Thích Ca khởi xướng từ thời
cổ đại, song trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay, tư tưởng đó vẫn còn
nguyên giá trị.
Hàng ngàn đời nay, nhân loại vẫn khao khát về một xã hội thật sự bình
đẳng, một cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người, song điều đó vẫn chưa
trở thành hiện thực. Trên bình diện toàn cầu, chiến tranh tại một số khu vực
vẫn đang xảy ra, là sự áp đặt và đe dọa của những nước mạnh đối với những
nước yếu. Bên cạnh đó, sự giao lưu và va chạm giữa các nền văn hóa, các dân
tộc trên toàn thế giới đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột, hận thù, khủng
bố…Mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo đang rất phổ biến dẫn đến nguy cơ chiến
tranh, đe dọa nền hòa bình của nhân loại. Về phương diện kinh tế, nếu như
một bộ phận nhỏ của nhân loại nắm giữ một lượng tài sản khổng lồ thì trên
khắp hành tinh, vẫn còn bao người đói ăn, rách mặc, bao nhiêu trẻ em suy
dinh dưỡng và không được chăm sóc y tế…
Ở nước ta hiện nay, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đã dẫn
đến một hệ quả tất yếu là sự phân biệt giàu nghèo diễn ra nhanh chóng với hố
ngăn cách ngày càng sâu. Chúng ta đã thoát ra những nước nghèo, có thu
nhập trung bình (Theo số liệu của Bộ Công thương, thu nhập bình quân của

người Việt Nam năm 2011 là 1.300 USD). Song trên thực tế, vẫn còn sự cách
biệt rất lớn về mức sống, về cơ hội học tập, cơ hội việc làm, chăm sóc y tế,
đời sống văn hóa tinh thần… giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa,
giữa các nhóm dân cư trong xã hội…
Mặt trái của kinh tế thị trường đã khiến đạo đức xã hội có sự xuống cấp
nghiêm trọng. Trong xã hội, tình trạng bạo lực gia tăng, tệ tham nhũng đang
hoành hành từ lâu đã được xem là quốc nạn, xong việc phòng và chống nó
không đơn giản. Tình trạng vô cảm, xem nhẹ hoặc quay lưng lại các giá trị
truyền thống là khá phổ biến. Nhiều tội phạm nguy hiểm, nhiều vụ trọng án


3
xảy và tội phạm ngày càng trẻ hóa, trong đó có nhiều tội phạm là trẻ vị thành
niên. Đặc biệt, có nhiều vụ trọng án xảy ra mà kẻ gây tội ác đã ra tay với
chính người thân trong gia đình mình, họ hàng của mình. Luân thường đạo lý
bị đảo lộn. Nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với tính chất dã man chưa từng
thấy…Để chấn hưng nền đạo đức xã hội cần có nhiều biện pháp khác nhau,
trong đó khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đóng một vai
trò vô cùng quan trọng.
Từ trong lịch sử, triết lý, đạo đức Phật giáo đã hòa quyện với đạo đức,
văn hóa truyền thống Việt Nam. Những tư tưởng của Phật giáo về thế giới,
nhân sinh, tinh thần từ bi, bình đẳng… đã trở thành nhân sinh quan, triết lý
sống của người Việt. Việc chuyển tải những giá trị đó vào trong cuộc sống sẽ
đóng góp một phần đáng kể vào việc xây dựng một nền đạo đức mới lành
mạnh, tiến bộ. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển đạo Phật như là một di sản
văn hóa là điều cần thiết. Trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta,
không có lý do gì mà chúng ta lại không tận dụng những giá trị đạo đức, văn
hóa của đạo Phật vào cuộc sống. Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo có giá
trị nhân văn sâu sắc, hướng đến những người lao động, là cơ sở để chúng ta

xây dựng một nền đạo đức lành mạnh và một xã hội công bằng.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, chính sách tự do tín ngưỡng của
Đảng và Nhà nước ta đã và đang giúp cho Phật giáo Việt Nam phát triển đúng
hướng, lấy đạo pháp phục vụ dân tộc. Hiện tại, Phật giáo ở Việt Nam đang
phát triển một cách đa dạng và phong phú với xu hướng nhập thế, cứu đời
bằng những công việc rất cụ thể. Nghiên cứu tư tưởng bình đẳng – một giá trị
căn bản của đạo Phật để hiểu Phật giáo một cách sâu sắc hơn, nhằm phát huy
những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của Phật giáo vào việc
kiến tạo đời sống đạo đức xã hội là một điều cần thiết.


4
Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Tư tưởng bình đẳng
trong Phật giáo” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phật giáo là một hệ thống tôn giáo – triết học đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Có một khối lượng khá đồ
sộ các công trình nghiên cứu tổng quan về Phật giáo hay các khía cạnh khác
nhau về Phật giáo. Riêng về tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo cho đến nay
chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu trọn vẹn về vấn đề này.
Nghiên cứu tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo không thể tách rời việc khảo
cứu những công trình nghiên cứu cơ bản về đạo Phật, bởi vì trong hệ thống
giáo lý Phật giáo, các tư tưởng đều có liên quan mật thiết với nhau. Chúng tôi
phân chia các tư liệu thành hai nhóm chính sau đây:
2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Phật giáo nói chung:
Hòa Thượng Thích Trí Quảng với tác phẩm bộ ba: “Tư tưởng phật giáo”,
Nguyễn Duy Hinh với tác phẩm: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam”, Thích Hạnh
Bình với “Đức Phật và những vấn đề thời đại”, Thích Minh Châu với “Lịch
sử Đức Phật Thích Ca”, “Lời Phật dạy về hòa bình hòa hợp và giá trị con
người”, Lưu Vô Tâm với “Phật học khái lược”, Nguyễn Lang với ba tập

“Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nguyễn Hùng Hậu với tác phẩm “Đại cương
Triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1 (Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV), Nguyễn
Đăng Thục với “Thiền học”, cuốn sách tập hợp nhiều bài tham luận tại Hội
thảo”: Mối quan hệ giữa Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” do Viện
Triết học tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 1984 và 1985
Trong số những cuốn sách viết về phật giáo nói chung có ba cuốn ảnh
hưởng lớn nhất đến sự hình thành ý tưởng cho tác giả là cuốn “Những hạt
ngọc trí tuệ Phật giáo” của Thích Tâm Quang, “Đường xưa mây trắng” của
Thích Nhất Hạnh và “Phật học khái lược” của Lưu Vô Tâm.


5
Cuốn sách “Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo” do tác giả Thích Tâm
Quang đã tập hợp và dịch các bài phát biểu của các Đại Hòa Thượng và các
nhà Phật học nổi tiếng khắp thế giới về Phật giáo và ý nghĩa của tôn giáo này
với thế giới hiện đại. Tác phẩm “Đường xưa mây trắng” của Hòa thượng
Thích Nhất Hạnh đã viết một cách rất xúc động, tỉ mỉ và xuyên suốt về cuộc
đời tu hành của Đức Phật. Tác giả cũng đã trình bày những tư tưởng chủ đạo
trong hệ thống triết học Phật giáo thông qua những lời giảng giải của Đức
Phật Thích Ca cho tăng chúng khi Ngài còn tại thế. Đây là những căn cứ mà
chúng tôi đã sử dụng để khẳng định tư tưởng bình đẳng của Phật giáo đã có từ
thời sáng lập. Cuốn Phật học khái lược của Lưu Vô Tâm, tác giả đã chỉ ra
những dẫn chứng hết sức quý báu về những lời dạy của Đức Phật về vai trò
của người phụ nữ trong xã hội, làm căn cứ khi chúng tôi trình bày vấn đề bình
đẳng nam nữ trong Phật giáo.
Ở nước ngoài, có các chuyên gia nghiên cứu về Phật giáo như Bác sĩ
Kimura Taiken với tác phẩm bộ ba: “Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận”,
“Tiếu thừa Phật giáo tư tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận”.
D.T.Suzuki với ba tập “Thiền luận”, “Cốt tủy đạo Phật”, “Huyền học đạo
Phật và Thiên chúa”, K.S.Dhamananda với “Nhìn Phật giáo qua khoa học”,

“Đạo Phật và cuộc sống hiện đại”, “Đạo Phật dưới con mắt các nhà trí
thức”, Buckkỹo Đennõ Kỹokai với “Lời Phật dạy”, Walpola Rahula với tác
phẩm “Lời giáo huấn của Phật Đà”…
Những tác phẩm nói trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản và sâu
sắc về Phật giáo, là nền tảng để tác giả có thể triển khai nghiên cứu tư tưởng
bình đẳng trong đạo Phật.
Trong số những luận văn, luận án nghiên cứu về Phật giáo theo các khía
cạnh khác nhau có luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Toan“Quan niệm về giải
thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam


6
hiện nay”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Tác giả đã trình bầy khá sâu sắc
về phạm trù giải thoát trong Phật giáo nguyên thủy, quan niệm về giải thoát
trong Phật giáo Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống người
Việt Nam hiện nay. Vấn đề nhân sinh quan của Phật giáo được tác giả đề cập
theo hướng xoáy vào những nguyên nhân của sự giải thoát đó chính là nỗi
khổ của đời người. Vì vậy, “Giải thoát” mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc
và đây là cơ hội cho tất cả mọi người, mọi loài. Từ luận án này chúng tôi cũng
tìm thấy những gợi mở nhất định cho việc tìm hướng nghiên cứu cho luận văn
của mình.
Ngoài ra còn có luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Ngô Thị Lan Anh
với đề tài“Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo với đời sống đạo đức ở
nước ta hiện nay”. Tác giả đã giải thích một cách cặn kẽ những ý nghĩa của
chữ “Tâm” trong Phật giáo và chỉ ra những ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật
giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay. Tác giả đã vạch ra những
thực trạng và giải pháp của sự ảnh hưởng đó trên các khía cạnh như: Ý thức
đạo đức, thực tiễn đạo đức, quan hệ đạo đức. Cuối cùng tác giả đi đến khẳng
định những đóng góp mà đạo đức Phật giáo nói chung và phạm trù “Tâm” nói
riêng tới việc xây dựng một đời sống đạo đức tốt đẹp cho con người Việt Nam

trong thời đại ngày nay.
Một số các công trình khác như: “Quan niệm về Nghiệp của Phật
giáo và ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam
hiện nay” của Nguyễn Thị Điệp,“Thuyết nhân quả qua lăng kính duy
thức” của Huỳnh Thị Hà; Vũ Ngọc Hà với “Tư tưởng Phật giáo về nhân
quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó”. Những đề tài trên đã khảo sát một
cách có hệ thống về nội dung thuyết nhân quả, thuyết nghiệp báo. Đồng
thời nói lên ý nghĩa cũng như tính cấp thiết của việc triển khai những phạm
trù này trong cuộc sống hiện đại.


7
2.2 Nhóm các công trình đề cập đến tư tưởng bình đẳng ở các góc độ khác
nhau:
- Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo:
Tác giả Thu Giang và Nguyễn Duy Cần với tác phẩm “Phật học tinh
hoa” đã trình bày một cách bao quát hệ thống tư tưởng Phật giáo, giải thích rõ
ràng và tiến vào mức độ cao của Phật học. Đặc biệt trong chương về thuyết
“Nhân quả” và “Bình đẳng” đã gợi mở nhiều điều bí ẩn và sâu sắc trong hệ
thống tư tưởng Phật giáo.
Cuốn sách gồm 5 chương của tác giả Đặng Thị Lan “Đạo đức Phật
giáo và đạo đức con người Việt Nam”. Trong chương hai của cuốn sách tác
giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của đạo đức Phật giáo như từ bi, ngũ
giới, nhân quả, nghiệp báo và luân hồi. Trong chương này, tư tưởng bình
đẳng trong Phật giáo được tác giả trình bày như một khía cạnh của lòng Từ bi
với một khẳng định rằng: Phật giáo chủ trương bình đẳng, đem tình yêu
thương đến với muôn loài, hướng đến giải thoát con người. Trong chương
bốn, tác giả đã trình bày rất sâu sắc ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc
xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay bằng cách chỉ
ra những thực trạng về đạo đức ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó tới

việc hình thành ý thức đạo đức, điều chỉnh hành vi đạo đức của con người.
Những nội dung được trình bày ở đây cũng là những gợi mở quan trọng để
chúng tôi triển khai các nội dung trong luận văn của mình.
Trong cuốn “Tâm lý đạo đức”, tác giả Thích Chân Quang đã chỉ ra và
phân tích mười xu hướng tâm lý đạo đức nền tảng mà một người mới bước
vào con đường tu học phải thực hành. “Bình đẳng” là một trong mười yêu cầu
về đạo đức mà các phật tử phải tuân theo. Trong cuốn sách này, tác giả đã giải
thích bình đẳng là một biểu hiện đạo đức trong cách ứng xử hàng ngày và chỉ
ra cách thực hành bình đẳng cho các phật tử xuất gia là nên chia sẻ những gì


8
mình được cúng dường mà phật tử khác không có. Tuy nhiên, bình đẳng theo
nghĩa này quá giản đơn, nó phù hợp với những Phật tử muốn tìm hiểu về Phật
giáo hơn là đi sâu nghiên cứu nghiên cứu về tư tưởng này.
Cuốn sách “Nghiệp và kết quả” của tác giả Thích Chân Quang đã minh
chứng một cách thuyết phục cho sự hiện hữu của luật nghiệp báo cũng như
đường đi của nghiệp để dẫn đến những kết quả tương thích trong tương lai.
Với đường đi của Nghiệp thì tất cả mọi hành động sẽ tạo thành quả báo,
người nào làm điều tốt sẽ được quả báo tốt đẹp, người nào gây tội ác sẽ tự
mình gánh chịu hậu quả trong tương lai. Đặc biệt, trong chương bốn của cuốn
sách tác giả đã trình bầy về khái niệm “Bản thể tuyệt đối” được gợi mở như
một thế giới, một sức mạnh và một chân lý sâu sắc nhiệm màu – kết quả của
sự Giác ngộ mà Phật giáo đã chủ trương.
- Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Tác giả Hoàng Thị Thơ với bài viết: “Đạo đức Phật giáo với vấn đề
xây dựng nhân cách con người Việt Nam” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo. Số
1/2002) đã chỉ ra nội dung cốt lõi của đạo đức Phật giáo là Giới, Định, Tuệ.
Bài viết không đề cập một cách trực tiếp đến tư tưởng bình đẳng nhưng đưa ra
những đánh giá sâu sắc và khách quan về những nội dung ấy.

Cùng tác giả Hoàng Thị Thơ trong Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 2 –
2007 với bài viết: “Vài suy ngẫm về khoan dung tôn giáo trong lịch sử Phật
giáo Ấn Độ và Phật giáo Việt Nam”, tác giả đã đưa ra một nhận định rất có
giá trị rằng chính mục tiêu giải thoát chúng sinh khỏi cái khổ nội tâm và con
đường giải thoát bình đẳng giải thần quyền – mọi người đều bình đẳng trên
con đường giải thoát và khả năng giải thoát, mỗi người tự quyết định sự giải
thoát cho mình chứ không phải Đức Phật hay Đấng Siêu Nhiên quyết định –
là tiền đề lập thuyết có tính nhân văn bền vững để Phật giáo có thể dễ dàng
được tiếp nhận ở nhiều nơi trên thế giới.


9
Tác giả Thích Thọ Lạc với: “Tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật và
những bài học cho việc tổ chức Giáo hội hôm nay”, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo số 5/2008), đã đưa ra những nguyên tắc ứng xử mà các vị Tỳ Kheo thời
Đức Phật phải tuân theo. Tư tưởng bình đẳng được thể hiện khá rõ với việc tất
cả mọi người trong tăng đoàn đều phải tuân theo những nguyên tắc này,
không phân biệt bất cứ một ai.
Tác giả Hoàng Liên Tâm với: “Có phải Phật giáo đại thừa là Bà la
môn giáo?” (Tạp chí nghiên cứu Phật học. Số 3/ 2004) đã chỉ ra những bất
công to lớn trong xã hội Ấn Độ cổ đại và khẳng định sự ra đời của Đạo Phật
cùng tư tưởng bình đẳng thực sự như một luồng gió mới, một cuộc cách mạng
giải phóng con người ra khỏi tình trạng bất công hà khắc về đẳng cấp xã
hội… Ngoài ra, trong bài viết này tác giả cũng đề cập đến một số khía cạnh
của khái niệm Bản thể tuyệt đối – một trong những nội dung được nói đến
trong luận văn.
Tác giả Đặng Thị Lan với bài viết: Phát huy giá trị Phật giáo trong
điều kiện kinh tế thị trường, Hội thảo khoa học quốc tế “Quốc sư Khuông Việt
và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập” đã khẳng định những giá trị
tiến bộ của tư tưởng bình đẳng mà Đức Phật đã đề xướng cách ngày nay hơn

2.500 năm. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến những đóng góp tích cực của
Phật giáo trong xã hội hiện nay và ý nghĩa của việc phát huy những giá trị
của Phật giáo trong việc xây dựng một nền đạo đức mới trong điều kiện kinh
tế thị trường.
- Luận văn và luận án
Trong luận văn thạc sỹ triết học (2009) của tác giả Nguyễn Thị Hồng
Hải tìm hiểu về“Đạo đức Phật giáo qua Trung Bộ kinh” cũng đã khẳng định
tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo nguyên thủy trên các phương diện như:
bình đẳng tôn giáo giữa người và người, bình đẳng Phật tính nơi chúng sinh.


10
Tư tưởng và hành động bình đẳng của đức Phật đã làm suy yếu chế độ phân
biệt đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ đại…
Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu về Phật giáo đều đề cập đến
những bất công xã hội và sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt trong xã hội Ấn
Độ cổ đại và đi đến khẳng định Phật giáo đề xướng một xã hội bình đẳng và
dùng tinh thần bình đẳng để đối xử với con người cũng như thế giới xung
quanh. Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó. Chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách trực tiếp về tư tưởng bình đẳng như là một nội dung cấu
thành hệ thống Tôn giáo – Triết học Phật giáo. Nhận thấy đây chính là khoảng
trống trong nghiên cứu để tác giả khai thác và đào sâu. Vì vậy mà chúng tôi
quyết định chọn “Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo” làm đề tài cho luận
văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở trình bày những điều kiện, tiền đề ra đời và nền
tảng của tư tưởng bình đẳng trong đạo Phật, luận văn làm rõ nội dung tư
tưởng bình đẳng trong Phật giáo và ý nghĩa của nó đối với đời sống đạo đức
xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ:

+ Làm rõ các tiền đề khách quan cũng như chủ quan cho sự ra đời của
tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo
+ Phân tích làm nổi bật những nội dung cơ bản của tư tưởng bình đẳng
trong Phật giáo.
+ Nêu một số ý nghĩa tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời
sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay.


11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng bình đẳng
trong giáo lý Phật giáo nguyên thủy.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên nền tảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, quan điểm của Đảng cộng
sản Việt Nam về tôn giáo và vấn đề phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa,
đạo đức của tôn giáo.
- Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa, phương pháp logic, lịch sử, đối chiếu, so sánh…để thực hiện các nhiệm
vụ đã nêu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn bước đầu trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ
bản tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo.
- Luận văn có ý nghĩa nhất định đối với việc giáo dục nhân sinh quan,
đạo đức, lối sống của người Việt Nam hiện nay.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập Phật giáo
và đạo đức Phật giáo.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm có 2 chương, 8 tiết.




12
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ BÌNH ĐẲNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN,
TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG
PHẬT GIÁO
1.1. Khái lƣợc về tƣ tƣởng bình đẳng
1.1.1. Khái niệm bình đẳng
“Bình đẳng”, theo từ điển tiếng Việt, (bình: đều nhau, đẳng: thứ bậc).
Bình đẳng là ngang nhau về địa vị, quyền lợi.
Bình đẳng (e‟galite‟ trong tiếng Pháp và equality trong tiếng Anh) có
nghĩa là sự bằng nhau.
Bình đẳng là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội về
một hay một số phương diện xã hội nào đó. Thí dụ, sự ngang bằng nhau về
những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội, về khả năng, cơ hội, mức
độ thỏa mãn những nhu cầu cụ thể nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa và tinh thần.
Bình đẳng không loại trừ sự khác nhau về giới tính, lứa tuổi, chủng tộc,
màu da .v.v… Đó là sự khác nhau về mặt sinh học, tự nhiên chứ không phải
là sự khác nhau về mặt xã hội.
Như vậy, mặc dù xã hội luôn tồn tại những sự chênh lệch và khác biệt
giữa người với người, giữa nhóm người này với nhóm người khác, giữa dân
tộc này với dân tộc khác… nhưng tất cả đều được tôn trọng, được thể hiện tài
năng, có quyền mưu cầu hạnh phúc và vươn tới những giá trị cao đẹp của
cuộc sống.
Khái niệm bình đẳng có liên quan đến khái niệm “công bằng”.

Công bằng là khái niệm đạo đức – pháp quyền, đồng thời cũng là khái
niệm chính trị xã hội. Khái niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự
phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ
trong đời sống xã hội, giữa những quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và


13
hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa
công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong những quan hệ
đó được đánh giá là bất công.
Như vậy, bản chất của công bằng xã hội chính là sự phù hợp giữa một
loạt khía cạnh thể hiện các phương diện khác nhau trong mối quan hệ giữa cái
mà cá nhân làm và cái mà họ được hưởng từ xã hội. Cái mà cá nhân làm cho
xã hội có thể là điều tốt lành, hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội.
Còn cái mà cá nhân được hưởng có thể là địa vị xã hội, quyền lợi, tiền công,
phần thưởng, sự đánh giá, ghi công của xã hội…, cũng có thể là sự trừng phạt
thấp hoặc cao.
Công bằng xã hội không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân
với xã hội mà còn thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa
các nhóm xã hội khác nhau.
Từ xưa đến nay, nhân loại luôn kêu gọi công bằng giữa người và người
nhưng trong cuộc sống luôn tồn tại sự chênh lệch: chênh lệch về mức sống,
chênh lệch về mức độ hưởng thụ các phúc lợi xã hội, chênh lệch về tài sản,
địa vị… giữa mọi người trong cùng một cộng đồng, giữa các cộng đồng với
nhau, giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Nhìn từ góc độ khách quan, sự chênh lệch này là do lịch sử, điều kiện
tự nhiên và xã hội mỗi vùng miền hay quốc gia là khác nhau, quy định nên
những phương thức sản xuất khác nhau, năng suất lao động khác nhau và mức
độ sống cũng khác nhau. Nhìn từ góc độ chủ quan, mỗi cá nhân riêng biệt rất
khác nhau về khả năng, trình độ, năng lực đánh giá sự việc và tổ chức công

việc, tâm tư tình cảm cũng như sở thích khác nhau. Vì vậy, thành tựu mỗi cá
nhân đạt được không thể giống nhau. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta
hoàn toàn ủng hộ sự chênh lệch, nếu hoàn toàn chấp nhận sẽ xảy ra tình trạng
có một số giai cấp nào đó lạm dụng quyền lực, địa vị, mặc nhiên công nhận


14
đặc quyền thuộc về mình để nhũng nhiễu gây nên nỗi thống khổ cho nhân
dân. Sự bất công này cần phải được đấu tranh loại bỏ khỏi đời sống xã hội.
1.1.2. Tính lịch sử của khái niệm “bình đẳng”
Bình đẳng là khái niệm có tính lịch sử. Khái niệm này có những nội
dung khác nhau trong những thời đại lịch sử khác nhau. Bình đẳng là khát
vọng tự nhiên của con người. Nó cũng là đề tài bàn luận của nhiều hệ thống
triết học và tôn giáo khác nhau trên thế giới. Mỗi hệ thống triết học và tôn
giáo đều đưa ra những quan niệm về bình đẳng cũng như các chuẩn mực của
sự bình đẳng đựa trên quan điểm của mình và thời đại lịch sử mà các hệ thống
tôn giáo hay triết học ấy ra đời.
Trung Quốc cổ đại với hệ thống triết học Nho giáo nổi tiếng mà người
sáng lập là Đức Khổng Tử lỗi lạc xây dựng hệ tư tưởng của mình trên mối
quan hệ bất bình đẳng trong xã hội. Ông chia con người thành ba cấp: quân –
thần, phụ - tử, phu – phụ và đề cao trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong xã hội mọi
người được chia thành người quân tử và kẻ tiểu nhân. Những phẩm chất cao
đẹp thì có ở người quân tử còn những tính cách hèn hạ thì ở kẻ tiểu nhân.
Không thể có sự bình đẳng giữa người dân thường và tầng lớp thống trị cũng
như không tìm thấy sự hòa đồng giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử. Về sau,
tư tưởng này còn được đẩy lên cao hơn với sự phát triển cực thịnh của Nho
giáo. Thuyết Tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ) của Đổng Trọng Thư
chỉ xác định mối quan hệ một chiều, đòi hỏi trách nhiệm tuyệt đối của kẻ dưới
đối với người trên và uy quyền tuyệt đối của người trên đối với kẻ dưới: “Vua
xử thần tử, thần bất tử bất trung”.

Đặc biệt, vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc
rất bị xem nhẹ, họ bị buộc chặt vào những khuôn phép của xã hội và chỉ tồn
tại với tư cách là một yếu tố cần và đủ cho trật tự gia đình. Một trong những
chuẩn mực mà người phụ nữ phải nhất nhất tuân theo đó là “Tam tòng”, “Tứ


15
đức” (Ở nhà phục tùng cha, đi lấy chồng thì phải phục tùng chồng, chồng
chẳng may chết sớm thì phải ở lại theo người con trai trưởng “Tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”; và công, dung, ngôn, hạnh đòi hỏi
người phụ nữ phải khéo léo, dung mạo đoan trang, cử chỉ và lời nói phải nết
na, đức hạnh, luôn phải ở vào vị trí bị phụ thuộc vào nam giới. Tóm lại, xã hội
phong kiến Trung Quốc đề cao tư tưởng trọng nam khinh nữ, bắt người phụ
nữ phải tuân theo những khuôn phép mà xã hội đã đề ra, họ không được
quyền nói lên tiếng nói và sự khao khát của mình.
Trong xã hội phương Tây cổ đại, vào thế kỷ I, đạo Ki Tô ra đời đã đem
đến cho xã hội phương Tây một luồng gió mới, bởi vì ngài Jesu đã tuyên bố
quyền bình đẳng cho con người. “Mọi người đều bình đẳng với nhau trước
Chúa”, rằng: “Tại đây không còn chia ra người Do Thái hoặc người Hy Lạp,
không còn nô lệ hay chủ nhân, không còn đàn ông hay đàn bà, vì trong Đức
Chúa Jesu Christ, anh em tất thảy đều là một”. Tuy nhiên, xã hội phương Tây
lại diễn ra sự phân biệt giai cấp nghiệt ngã giữa kẻ chủ nô và người nô lệ.
Trong đó những người nô lệ bị coi như một món hàng mà các ông chủ có
quyền rao bán. Augustino (354 – 430) là người đã cố chứng minh cho sự
trường tồn vĩnh cửu của chế độ chiếm hữu nô lệ. Theo ông, mặc dù bình đẳng
giữa mọi người là quyền tự nhiên vốn có, tuy nhiên “kẻ nô lệ phải là nô lệ vì
những tội lỗi của mình trước Chúa”. Bởi vậy, nô lệ phải hoàn toàn cam chịu
phục vụ chủ nô của mình. Ông tuyên bố sự tồn tại kẻ giàu và người nghèo là
lý do “ý Chúa”. “Sinh ra người giàu là để giúp người nghèo, sinh ra người
nghèo là để thử thách người giàu” [89, tr.109].

Từ triết học Khai sáng Pháp, tư tưởng bình đẳng được nghiên cứu một
cách trực tiếp với những học thuyết mang đậm màu sắc chính trị.


16
Nhà triết học Pháp J.Rousseau khẳng định con người không phải do
Chúa, Thượng Đế, hay đấng siêu nhiên nào đó sinh ra mà con người là sản
phẩm đích thực của giới tự nhiên và thuộc về tự nhiên. Do vậy, bản chất con
người chính là bản chất tự nhiên của nó. Cũng chính vì nguồn gốc đó mà triết
học khai sáng Pháp phân biệt hai loại bình đẳng là bình đẳng tự nhiên và bình
đẳng dân sự.
Bình đẳng tự nhiên là những quyền tự nhiên của con người. Đó là
những quyền có mầm mống ngay từ trong bản chất con người, những quyền
mà con người có được chỉ vì là con người. Chính vì vậy, tự do, bình đẳng
được xét trong trạng thái tự nhiên là: quyền tự nhiên (natural right), quyền
bẩm sinh (birth right), chủ thể đích thực của hai quyền này là con người. Tự
do, bình đẳng là từ bản chất con người mà có. Đã là quyền tự nhiên, quyền
bẩm sinh và thuộc về bản chất con người rồi thì dù con người có khác nhau
như thế nào thì những quyền đó không thể thay đổi được. Đó là những quyền
phổ biến, vĩnh hằng, phi biên giới, phi lịch sử, phi giai cấp. Có thể gọi tự do,
bình đẳng với tính chất như vậy là tự do tự nhiên, bình đẳng tự nhiên để phân
biệt với bình đẳng trong xã hội dân sự. Tuy nhiên, quyền bình đẳng tự nhiên
chưa chỉ ra rằng người ta có thể làm gì trong phạm vi được bình đẳng tự nhiên
ấy. Chính vì vậy mà bình đẳng tự nhiên mang tính chất của một “khẩu hiệu”
hơn là chỉ ra một biện pháp thực hành.
Quyền bình đẳng dân sự theo quan điểm của J.Rousseau là: sự ngang
nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trên cơ sở pháp luật. Theo J.Rousseau: “công
ước xã hội quy định sự bình đẳng giữa các công dân; mọi người đều phải cam
kết những những điều kiện như nhau và được hưởng quyền ngang nhau” [76,
tr.89]. Tuy nhiên, nhà triết học Montesquieu lại phân biệt giữa bình đẳng cực

đoan và bình đẳng chân chính. Ông cho rằng: bình đẳng cực đoan là mọi
người đều muốn ngang bằng với các vị mà họ đã bầu ra làm người điều khiển


17
xã hội. Tức là thứ bình đẳng mà “dân chúng muốn tự mình làm tất cả, bàn cãi
thay cho viện nguyên lão, hành pháp thay cho quan chấp chính và xét sử thay
cho các vị thẩm phán” [62, tr.88]. Tinh thần bình đẳng chân chính khác xa với
tinh thần bình đẳng cực đoan. Bình đẳng chân chính không phải là làm cho
mọi người đều chỉ huy hay không ai bị chỉ huy, mà là chỉ huy những người
bình đẳng với mình và phục tùng con người bình đẳng với mình. Và nền dân
chủ ấy do những người bình đẳng làm chủ [62, tr.91]. Tóm lại, trong dân chủ
mức độ, mọi người đều bình đẳng với tư cách công dân.
Như vậy, đằng sau những ngôn từ bình đẳng ấy là sự bênh vực cho giai
cấp cầm quyền và bảo vệ giai cấp tư sản. Theo quan niệm tư sản, sự bình
đẳng chỉ có nghĩa là sự bình đẳng của các công dân trước pháp luật, trong khi
vẫn duy trì tệ người bóc lột người, sự bất bình đẳng về tài sản, chính trị và
tình trạng vô quyền trên thực tế của mỗi người dân. Những học thuyết về bình
đẳng của giai cấp tư sản đã bỏ qua điều chủ yếu – đó là quan hệ với tư liệu
sản xuất. Điều này đã được chủ nghĩa Mác khắc phục.
Chủ nghĩa Mác xuất phát từ chỗ cho rằng không thể có sự bình đẳng
kinh tế (lĩnh vực sản xuất, phân phối, tiêu dùng những của cải vật chất), bình
đẳng chính trị (lĩnh vực quan hệ giai cấp, dân tộc và giữa các quốc gia), bình
đẳng văn hóa (lĩnh vực sản xuất, phân phối, tiêu dùng những của cải tinh
thần), nếu không thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xóa bỏ các giai
cấp bóc lột. Chính vì vậy, trong thư gửi August Bebel ngày 18-28/3/1875
Ăngghen phê phán Látxan đã thay thế khẩu hiệu “xóa bỏ tất cả sự phân biệt
giai cấp” bằng khẩu hiệu “xóa bỏ mọi bất bình đẳng về xã hội và chính trị”.
Ph.Ăngghen viết: “Như vậy, bản thân khái niệm về bình đẳng là một sản
phẩm lịch sử, để chế tạo ra sản phẩm đó, cần phải có toàn bộ lịch sử trước

đây; như vậy, khái niệm đó không phải đã tồn tại từ xưa đến nay như một
chân lý vĩnh cửu. Nếu như hiện nay, khái niệm đó đối với đa số người là cái


18
gì đó hiển nhiên, thì đó không phải là do tính chất tiền đề của nó, mà do việc
truyền bá những tư tưởng của thế kỷ XVIII” [60, tr.842].
Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, khi phê phán “ảo tưởng của ông
Đuyrinh về tương lai”, Ăng ghen viết “Nội dung thật sự của yêu sách bình
đẳng vô sản là xóa bỏ giai cấp. Mọi yêu sách bình đẳng vượt ra ngoài phạm vi
đó, nhất định sẽ dẫn đến một điều kiện vô lý” [60, tr.154] và “các yêu cầu về
bình đẳng đi xa hơn bình đẳng vô sản đó, tức là được quan niệm một cách trìu
tượng, đang trở thành một điều ngu xuẩn” [60,tr.842].
Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản gắn liền với yêu sách đòi
bình đẳng xã hội. Nội dung của yêu sách bình đẳng vô sản cao hơn yêu sách
bình đẳng tư sản một bậc. “Bình đẳng tư sản” (xóa bỏ đặc quyền giai cấp) rất
khác với “bình đẳng vô sản” (xóa bỏ bản thân giai cấp).
Xóa bỏ giai cấp là xóa bỏ sự bất bình đẳng và bất công lớn nhất đã từng
tồn tại hàng nghìn năm lịch sử, tạo điều kiện để phát triển công bằng và bình
đẳng xã hội lên một bước mới.
Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” Mác và Ăngghen luôn đấu
tranh chống lại quan điểm bình đẳng trìu tượng của Látxan. Các ông luôn
luôn nói rằng công bằng và bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội gắn liền với việc
xóa bỏ giai cấp bóc lột. Tuy nhiên sau khi xóa bỏ giai cấp bóc lột không có
nghĩa là xã hội sẽ có bình đẳng hoàn toàn. Mác và Ăngghen viết; “Quyền
ngang nhau ấy là một quyền không ngang nhau đối với một lao động không
ngang nhau. Nó không thừa nhận một sự phân biệt giai cấp nào cả, vì bất cứ
người nào cũng chỉ là một người lao động như người khác; nhưng nó lại mặc
nhiên thừa nhận sự không ngang nhau về năng khiếu cá nhân và do đó, về
năng lực lao động của những người lao động, coi đó là những đặc quyền tự

nhiên. Vậy theo nội dung của nó, đó là một thứ quyền không ngang nhau,
cũng như bất cứ quyền nào” [59, tr.497].


19
Sự bình đẳng thật sự trong quan hệ đối với tư liệu sản xuất chỉ xuất
hiện do kết quả thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng dưới chủ nghĩa xã
hội cũng vẫn còn duy trì những tàn tích của bất bình đẳng xã hội, đó là vì
trình độ phát triển chưa đầy đủ của nền sản xuất vật chất, vì còn nhiều sự
khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông
thôn, vì nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, vv…
sự bình đẳng chỉ được hoàn toàn tạo ra dưới chủ nghĩa cộng sản. Nhưng sự
bình đẳng cộng sản không có nghĩa là sự san bằng nào đó đối với tất cả mọi
người, mà ngược lại, nó mở ra những khả năng vô hạn cho mỗi người tự do
phát triển những năng lực và nhu cầu của mình, tương ứng với phẩm chất
và năng khiếu cá nhân.
Tóm lại, bình đẳng theo quan niệm của triết học Mác là xóa bỏ giai cấp,
xóa bỏ sự bất bình đẳng và bất công lớn nhất đã từng tồn trong lịch sử, tạo
điều kiện để phát triển công bằng và bình đẳng xã hội lên một bước mới. Bình
đẳng theo tinh thần của chủ nghĩa Mác là tiếng nói bênh vực cho người lao
động, là những nỗ lực giải phóng người lao động thoát khỏi chế độ bóc tư bản
chủ nghĩa. Nó giành lại tư liệu sản xuất về tay những người lao động, trả lại
những giá trị về đúng với chủ nhân sáng tạo ra nó. Đó là bình đẳng hiện thực.
Những tư tưởng và những cuộc đấu tranh không mệt mỏi của Mác và Ph.Ăng
ghen giải phóng giai cấp công nhân thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại của
lịch sử. Có thể khẳng định rằng cuộc cách mạng đó là một sự lựa chọn “duy
nhất” trong bối cảnh lịch sử lúc đó. Giải phóng người lao động khỏi sự „tha
hóa lao động” đã tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại, đã giáng một đòn mạnh mẽ
vào chủ nghĩa tư bản, buộc nó phải thay đổi hình thức cũng như cách thức
quản lý và sản xuất theo hướng có lợi hơn cho người lao động trong những

thế kỷ tiếp theo.


20
Như vậy, cùng với sự phát triển của lịch sử, tư tưởng bình đẳng đã
không ngừng được phát triển, bổ sung, mang dấu ấn của mỗi thời đại. Tuy
nhiên, khái niệm “Bình đẳng” không chỉ là một khái niệm thuộc về lĩnh vực
chính trị - xã hội. “Bình đẳng” còn mang ý nghĩa của một khái niệm thuộc về
đạo đức – tôn giáo. Phật giáo, từ thế kỷ VI tr. CN, đã dương cao ngọn cờ bình
đẳng, phản đối sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ đại.
Tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho toàn bộ đạo đức Phật giáo về sau.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Ấn Độ cổ đại – cơ sở hình
thành tƣ tƣởng bình đẳng trong Phật giáo
1.2.1. Vị trí địa lý và hoàn cảnh tự nhiên
Ấn Độ cổ đại là một trong những nước ở Phương Đông có điều kiện tự
nhiên, điều kiện địa lý, khí hậu đa dạng, phức tạp và vô cùng khắc nghiệt.
Đối với đời sống nhân dân Ấn Độ cổ, nó luôn đầy vẻ huyền bí, linh thiêng
và chứa đầy uy lực. Chính điều kiện sống như thế đã tác động thường
xuyên, lâu dài đến sinh hoạt vật chất và tinh thần, đến phong tục tập quán,
tâm lý, quan điểm tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo và đặc biệt là phong cách
tư duy của người Ấn Độ cổ.
Ấn Độ là một bán đảo lớn – một tiểu lục địa vừa cách biệt với bên
ngoài vừa chia cắt ở bên trong. Bán đảo hình tam giác này mặc dù nằm ở
châu Á nhưng lại bị ngăn cách với châu lục này bởi dãy núi Hymalaya theo
một vòng cung dài 2.600 km, trong đó có tới hơn bốn mươi ngọn núi cao
trên 7000 mét so với mực nước biển, quanh năm tuyết phủ. Sự hiểm trở của
núi non ở đây đã ngăn cách mối liên hệ của đất nước Ấn Độ cổ với thế giới
bên ngoài. Theo tiếng Phạn chữ Himalaya có nghĩa là “xứ sở của tuyết”.
Từ xa xưa nơi đây đã từng là chốn tu hành khổ luyện của những đạo sĩ
muốn xa lánh sự quay cuồng náo nhiệt của thế gian, tĩnh tâm thiền định tìm

đạo “cứu nhân độ thế”.


21
Giữa miền bắc Ấn và miền Nam Ấn được cách biệt nhau bởi dãy núi
Vindhya. Nửa phía bắc, đồng bằng lưu vực sông Indus (sông Ấn) và đồng
bằng lưu vực sông Ganga (sông Hằng) bị chia thành hai phần đông và tây bởi
dãy núi Aryavarta và vùng sa mạc Thar nóng lực như thiêu như đốt. Miền
Nam Ấn là cao nguyên Dekkan rộng lớn có nhiều rừng núi và khoáng sản.
Nói một cách khái quát, Ấn Độ là một đất nước có điều kiện địa lý và
điều kiện tự nhiên hết sức phong phú nhưng cũng rất phức tạp. Đó là một bán
đảo mênh mông vừa có những miền núi cao đầy băng giá ẩm ướt và những
rừng rậm thâm u, nhưng cũng lại vừa có cả những miền đại dương chói chang
ánh nắng; vừa có những vùng đồng bằng trù phú lại vừa có những cao nguyên
và sa mạc khô khan, nóng nực. Chính nơi đó đã nảy sinh ra biết bao những
câu chuyện thần thoại, truyền thuyết thần kỳ, những tín ngưỡng tôn giáo và
những tư tưởng triết lý đặc sắc với lối tư duy trìu tượng vừa thâm trầm vừa
cao siêu, bay bổng trí tưởng tượng thanh thoát như huyền thoại, để người Ấn
Độ cố gửi gắm vào đó những ước mơ và lẽ sống của mình.
Vị trí địa lý cũng tạo nên tính chất khắc nghiệt của khí hậu Ấn Độ. Ở
miền Nam Ấn, dãy Hymalaya quanh năm tuyết phủ, sương mù dày đặc; mùa
hè, nắng nóng làm tan băng, tạo thành những cơn lũ cuồn cuộn chảy xiết, có
khi cuốn trôi cả một khu dân cư, để lại những tổn thất lớn về mặt vật chất và
tinh thần. Miền Bắc Ấn, nắng chói chang với cái nắng như thiêu như đốt, làm
cho đất đai khô cằn và con người trở nên chai sạn, lam lũ. Bão cát từ sa mạc
Thar thổi về hun nóng và vùi lấp cả một vùng rộng lớn.
Tóm lại, thiên nhiên bao la, hùng vĩ, huyền bí và đầy uy lực của đất
nước Ấn Độ vốn là cái nôi của con người từ thuở ban sơ nhưng cũng lại
thường gây ra cho cuộc sống của con người biết bao những bất trắc và hiểm
họa khôn lường, đã khiến người dân Ấn Độ cảm thấy sức lực con người nhỏ

bé mong manh, cuộc đời mau chóng hợp tan như phù du ảo ảnh; họ sớm nhận

×