Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

TƯ TƯỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.76 KB, 24 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ HỒNG






TƯ TƯỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Triết học





Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  
PHẠM THỊ HỒNG
TƯ TƯỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Lan
Hà Nội – 2012

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ BÌNH ĐẲNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN,
TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG
PHẬT GIÁO 12
1.1. Khái lƣợc về tƣ tƣởng bình đẳng 12
1.1.1. Khái niệm bình đẳng 12
1.1.2. Tính lịch sử của khái niệm “bình đẳng” 14
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Ấn Độ cổ đại – cơ sở hình thành
tƣ tƣởng bình đẳng trong Phật giáo 20
1.2.1. Vị trí địa lý và hoàn cảnh tự nhiên 20
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ đại 22
1.3. Quá trình hình thành tƣ tƣởng bình đẳng của Đức Phật Thích Ca
26
1.3.1. Con đường tìm đạo của Đức Phật Thích Ca 26
1.3.2. Gương bình đẳng của Đức Phật Thích Ca 33
1.4. Quan niệm của Phật giáo về vũ trụ và nhân sinh – nền tảng của tƣ
tƣởng bình đẳng 36
1.4.1. Quan niệm của Phật giáo về vũ trụ 36
1.4.2 Quan niệm của Phật giáo về nhân sinh 41
Kết luận chƣơng 1 47
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT
GIÁO VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VIỆT
NAM HIỆN NAY 49
2.1. Thực tƣớng bình đẳng của Vạn pháp 49

2.2. Tƣ tƣởng bình đẳng dƣới góc độ đạo đức 54

2.2.1. Bình đẳng – cội nguồn của từ bi 55
2.2.2. Bình đẳng trước nhân quả, nghiệp báo 60
2.2.3 Bình đẳng trước cơ hội giải thoát 66
2.2.4 Phương pháp thực hành bình đẳng 70
2.3 Một số khía cạnh xã hội của tƣ tƣởng bình đẳng trong phật giáo 77
2.3.1 Bình đẳng tôn giáo giữa người và người 77
2.3.2 Vấn đề bình đẳng nam nữ trong Phật giáo 81
2.3.3 Vấn đề bình đẳng giữa tăng và ni 86
2.4. Vài nét về thực trạng đạo đức và ý nghĩa của tƣ tƣởng bình đẳng
trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay 90
2.4.1. Khái niệm đời sống đạo đức 90
2.4.2 Vài nét về thực trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay 93
2.4.3. Ý nghĩa của tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời sống
đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. 97
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ra đời tại quê hương Ấn Độ trên 2.500 năm qua, Phật giáo đã lan tỏa rộng rãi trên thế giới, hấp
dẫn nhân loại bằng tư tưởng triết học sâu sắc và tính nhân văn trong hệ thống giáo lý của mình. Tại Việt
Nam, Phật giáo đã được du nhập vào rất sớm và đã trở thành một thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt
Nam. Từ trong lịch sử, những giá trị nhân văn của Phật giáo mang tính phổ quát như từ bi, bình đẳng,
nhân ái, khoan dung…đã thẩm thấu vào trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh
thần của người Việt. Nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, Phật giáo đã sát cánh cùng dân tộc trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước.
Triết lý của đạo Phật về Phật tính bình đẳng nơi chúng sinh, về chủ trương xóa bỏ hàng rào vô nhân

đạo giữa con người với con người mang giá trị nhân bản sâu sắc. Đức Phật Thích Ca đã từng nói “Không có
đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ. Không có đẳng cấp trong nước mắt cùng mặn”. Cách đây hơn 2.500 năm,
tư tưởng đó thật sự tiến bộ, mới mẻ, đáp ứng được khát vọng của người dân Ấn Độ đang phải sống trong chế
độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến Tuyên Ngôn Độc lập của nước Mỹ
ngày 4/7/1776 và Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.
Hàng ngàn đời nay, nhân loại vẫn khao khát về một xã hội thật sự bình đẳng, một cuộc sống hạnh
phúc cho tất cả mọi người, song điều đó vẫn chưa trở thành hiện thực. Trên bình diện toàn cầu, chiến tranh
tại một số khu vực vẫn đang xảy ra.
Ở nước ta hiện nay, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự
phân biệt giàu nghèo diễn ra nhanh chóng với hố ngăn cách ngày càng sâu.
Mặt trái của kinh tế thị trường đã khiến đạo đức xã hội có sự xuống cấp nghiêm trọng. Để chấn hưng
nền đạo đức xã hội cần có nhiều biện pháp khác nhau, trong đó khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện tại, Phật giáo ở Việt Nam đang phát triển một cách
đa dạng và phong phú với xu hướng nhập thế, cứu đời bằng những công việc rất cụ thể. Nghiên cứu tư tưởng
bình đẳng – một giá trị căn bản của đạo Phật để hiểu Phật giáo một cách sâu sắc hơn, nhằm phát huy những
giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của Phật giáo vào việc kiến tạo đời sống đạo đức xã hội là một
điều cần thiết.
Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phật giáo là một hệ thống tôn giáo – triết học đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong
và ngoài nước. Có một khối lượng khá đồ sộ các công trình nghiên cứu tổng quan về Phật giáo hay các khía
cạnh khác nhau về Phật giáo. Riêng về tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo cho đến nay chưa có công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu trọn vẹn về vấn đề này. Nghiên cứu tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo
không thể tách rời việc khảo cứu những công trình nghiên cứu cơ bản về đạo Phật, bởi vì trong hệ thống giáo
lý Phật giáo, các tư tưởng đều có liên quan mật thiết với nhau. Chúng tôi phân chia các tư liệu thành hai
nhóm chính sau đây:

2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Phật giáo nói chung:
Nguyễn Lang với ba tập “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nguyễn Hùng Hậu với tác phẩm “Đại

cương Triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1 (Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV).
Trong số những cuốn sách viết về phật giáo nói chung có ba cuốn ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình
thành ý tưởng cho tác giả là cuốn “Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo” của Thích Tâm Quang, “Đường xưa
mây trắng” của Thích Nhất Hạnh và “Phật học khái lược” của Lưu Vô Tâm.
Ở nước ngoài, có các chuyên gia nghiên cứu về Phật giáo như Bác sĩ Kimura Taiken với tác phẩm bộ
ba: “Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận”, “Tiếu thừa Phật giáo tư tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tư
tưởng luận”. Buckkỹo Đennõ Kỹokai với “Lời Phật dạy”, Walpola Rahula với tác phẩm “Lời giáo huấn
của Phật Đà”…
Những tác phẩm nói trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản và sâu sắc về Phật giáo, là nền tảng để
tác giả có thể triển khai nghiên cứu tư tưởng bình đẳng trong đạo Phật.
Trong số những luận văn, luận án nghiên cứu về Phật giáo theo các khía cạnh khác nhau có luận án tiến
sĩ của Nguyễn Thị Toan“Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống
người Việt Nam hiện nay”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Tác giả đã trình bầy khá sâu sắc về phạm trù
giải thoát trong Phật giáo nguyên thủy, quan niệm về giải thoát trong Phật giáo Việt Nam và những ảnh
hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện nay. Vấn đề nhân sinh quan của Phật giáo được tác giả
đề cập theo hướng xoáy vào những nguyên nhân của sự giải thoát đó chính là nỗi khổ của đời người. Vì vậy,
“Giải thoát” mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đây là cơ hội cho tất cả mọi người, mọi loài. Từ luận án
này chúng tôi cũng tìm thấy những gợi mở nhất định cho việc tìm hướng nghiên cứu cho luận văn của mình.
Ngoài ra còn có luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Ngô Thị Lan Anh với đề tài“Ảnh hưởng của
“Tâm” trong Phật giáo với đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay”. Tác giả đã giải thích một cách cặn kẽ
những ý nghĩa của chữ “Tâm” trong Phật giáo và chỉ ra những ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với
đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay. Tác giả đã vạch ra những thực trạng và giải pháp của sự ảnh hưởng đó
trên các khía cạnh như: Ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức, quan hệ đạo đức. Cuối cùng tác giả đi đến khẳng
định những đóng góp mà đạo đức Phật giáo nói chung và phạm trù “Tâm” nói riêng tới việc xây dựng một
đời sống đạo đức tốt đẹp cho con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Một số các công trình khác như: “Quan niệm về Nghiệp của Phật giáo và ý nghĩa của nó trong
việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Điệp,“Thuyết nhân quả qua lăng
kính duy thức” của Huỳnh Thị Hà; Vũ Ngọc Hà với “Tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa
nhân văn của nó”. Những đề tài trên đã khảo sát một cách có hệ thống về nội dung thuyết nhân quả,
thuyết nghiệp báo. Đồng thời nói lên ý nghĩa cũng như tính cấp thiết của việc triển khai những phạm trù

này trong cuộc sống hiện đại.
2.2 Nhóm các công trình đề cập đến tư tưởng bình đẳng ở các góc độ khác nhau:
- Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo:
Tác giả Thu Giang và Nguyễn Duy Cần với tác phẩm “Phật học tinh hoa” đã trình bày một cách bao
quát hệ thống tư tưởng Phật giáo, giải thích rõ ràng và tiến vào mức độ cao của Phật học. Đặc biệt trong

chương về thuyết “Nhân quả” và “Bình đẳng” đã gợi mở nhiều điều bí ẩn và sâu sắc trong hệ thống tư
tưởng Phật giáo.
Cuốn sách gồm 5 chương của tác giả Đặng Thị Lan “Đạo đức Phật giáo và đạo đức con người Việt
Nam”. Trong chương hai của cuốn sách tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của đạo đức Phật giáo
như từ bi, ngũ giới, nhân quả, nghiệp báo và luân hồi. Trong chương này, tư tưởng bình đẳng trong Phật
giáo được tác giả trình bày như một khía cạnh của lòng Từ bi với một khẳng định rằng: Phật giáo chủ trương
bình đẳng, đem tình yêu thương đến với muôn loài, hướng đến giải thoát con người. Trong chương bốn, tác
giả đã trình bày rất sâu sắc ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con
người Việt Nam hiện nay bằng cách chỉ ra những thực trạng về đạo đức ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của
nó tới việc hình thành ý thức đạo đức, điều chỉnh hành vi đạo đức của con người. Những nội dung được trình
bày ở đây cũng là những gợi mở quan trọng để chúng tôi triển khai các nội dung trong luận văn của mình.
Cuốn sách “Nghiệp và kết quả” của tác giả Thích Chân Quang đã minh chứng một cách thuyết
phục cho sự hiện hữu của luật nghiệp báo cũng như đường đi của nghiệp để dẫn đến những kết quả
tương thích trong tương lai. Với đường đi của Nghiệp thì tất cả mọi hành động sẽ tạo thành quả báo,
người nào làm điều tốt sẽ được quả báo tốt đẹp, người nào gây tội ác sẽ tự mình gánh chịu hậu quả trong
tương lai. Đặc biệt, trong chương bốn của cuốn sách tác giả đã trình bầy về khái niệm “Bản thể tuyệt
đối” được gợi mở như một thế giới, một sức mạnh và một chân lý sâu sắc nhiệm màu – kết quả của sự
Giác ngộ mà Phật giáo đã chủ trương.
- Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Cùng tác giả Hoàng Thị Thơ trong Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 2 – 2007 với bài viết: “Vài suy ngẫm về
khoan dung tôn giáo trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Việt Nam”, tác giả đã đưa ra một nhận định
rất có giá trị rằng chính mục tiêu giải thoát chúng sinh khỏi cái khổ nội tâm và con đường giải thoát bình
đẳng giải thần quyền – mọi người đều bình đẳng trên con đường giải thoát và khả năng giải thoát, mỗi người
tự quyết định sự giải thoát cho mình chứ không phải Đức Phật hay Đấng Siêu Nhiên quyết định – là tiền đề

lập thuyết có tính nhân văn bền vững để Phật giáo có thể dễ dàng được tiếp nhận ở nhiều nơi trên thế giới.
Tác giả Thích Thọ Lạc với: “Tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật và những bài học cho việc tổ chức
Giáo hội hôm nay”, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008), đã đưa ra những nguyên tắc ứng xử mà các vị
Tỳ Kheo thời Đức Phật phải tuân theo. Tư tưởng bình đẳng được thể hiện khá rõ với việc tất cả mọi người
trong tăng đoàn đều phải tuân theo những nguyên tắc này, không phân biệt bất cứ một ai.
Tác giả Hoàng Liên Tâm với: “Có phải Phật giáo đại thừa là Bà la môn giáo?” (Tạp chí nghiên cứu
Phật học. Số 3/ 2004) đã chỉ ra những bất công to lớn trong xã hội Ấn Độ cổ đại và khẳng định sự ra đời của
Đạo Phật cùng tư tưởng bình đẳng thực sự như một luồng gió mới, một cuộc cách mạng giải phóng con
người ra khỏi tình trạng bất công hà khắc về đẳng cấp xã hội… Ngoài ra, trong bài viết này tác giả cũng đề
cập đến một số khía cạnh của khái niệm Bản thể tuyệt đối – một trong những nội dung được nói đến trong
luận văn.
Tác giả Đặng Thị Lan với bài viết: Phát huy giá trị Phật giáo trong điều kiện kinh tế thị trường, Hội
thảo khoa học quốc tế “Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập” đã khẳng định
những giá trị tiến bộ của tư tưởng bình đẳng mà Đức Phật đã đề xướng cách ngày nay hơn 2.500 năm. Trong

bài viết, tác giả đã đề cập đến những đóng góp tích cực của Phật giáo trong xã hội hiện nay và ý nghĩa của
việc phát huy những giá trị của Phật giáo trong việc xây dựng một nền đạo đức mới trong điều kiện kinh tế
thị trường.
- Luận văn và luận án
Trong luận văn thạc sỹ triết học (2009) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải tìm hiểu về“Đạo đức Phật
giáo qua Trung Bộ kinh” cũng đã khẳng định tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo nguyên thủy trên các
phương diện như: bình đẳng tôn giáo giữa người và người, bình đẳng Phật tính nơi chúng sinh. Tư tưởng và
hành động bình đẳng của đức Phật đã làm suy yếu chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ
cổ đại…
Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu về Phật giáo đều đề cập đến những bất công xã hội và sự
phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt trong xã hội Ấn Độ cổ đại và đi đến khẳng định Phật giáo đề xướng một xã
hội bình đẳng và dùng tinh thần bình đẳng để đối xử với con người cũng như thế giới xung quanh. Nhưng tất
cả cũng chỉ dừng lại ở đó. Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp về tư tưởng bình đẳng
như là một nội dung cấu thành hệ thống Tôn giáo – Triết học Phật giáo. Nhận thấy đây chính là khoảng trống
trong nghiên cứu để tác giả khai thác và đào sâu. Vì vậy mà chúng tôi quyết định chọn “Tư tưởng bình đẳng

trong Phật giáo” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở trình bày những điều kiện, tiền đề ra đời và nền tảng của tư tưởng bình đẳng
trong đạo Phật, luận văn làm rõ nội dung tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo và ý nghĩa của nó đối với đời
sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ:
+ Làm rõ các tiền đề khách quan cũng như chủ quan cho sự ra đời của tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo
+ Phân tích làm nổi bật những nội dung cơ bản của tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo.
+ Nêu một số ý nghĩa tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng bình đẳng trong giáo lý Phật giáo
nguyên thủy.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên nền tảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo và vấn đề phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức
của tôn giáo.
- Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, phương pháp logic, lịch sử,
đối chiếu, so sánh…để thực hiện các nhiệm vụ đã nêu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn bước đầu trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản tư tưởng bình đẳng
trong Phật giáo.
- Luận văn có ý nghĩa nhất định đối với việc giáo dục nhân sinh quan,
đạo đức, lối sống của người Việt Nam hiện nay.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập Phật giáo và đạo đức Phật giáo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có 2 chương, 8 tiết.




CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ BÌNH ĐẲNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH
THÀNH TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG
PHẬT GIÁO

1.1. Khái lƣợc về tƣ tƣởng bình đẳng
1.1.1. Khái niệm bình đẳng
“Bình đẳng”, theo từ điển tiếng Việt, (bình: đều nhau, đẳng: thứ bậc). Bình đẳng là ngang nhau về
địa vị, quyền lợi.
Bình đẳng (e‟galite‟ trong tiếng Pháp và equality trong tiếng Anh) có nghĩa là sự bằng nhau.
Bình đẳng là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội về một hay một số phương diện
xã hội nào đó. Thí dụ, sự ngang bằng nhau về những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội, về khả
năng, cơ hội, mức độ thỏa mãn những nhu cầu cụ thể nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa
và tinh thần.
Bình đẳng không loại trừ sự khác nhau về giới tính, lứa tuổi, chủng tộc, màu da .v.v… Đó là sự khác
nhau về mặt sinh học, tự nhiên chứ không phải là sự khác nhau về mặt xã hội.
Khái niệm bình đẳng có liên quan đến khái niệm “công bằng”.
Công bằng là khái niệm đạo đức – pháp quyền, đồng thời cũng là khái niệm chính trị xã hội. Khái
niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội)
với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao
động và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù
hợp trong những quan hệ đó được đánh giá là bất công.
Như vậy, bản chất của công bằng xã hội chính là sự phù hợp giữa một loạt khía cạnh thể hiện các
phương diện khác nhau trong mối quan hệ giữa cái mà cá nhân làm và cái mà họ được hưởng từ xã hội. Cái
mà cá nhân làm cho xã hội có thể là điều tốt lành, hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội. Còn cái
mà cá nhân được hưởng có thể là địa vị xã hội, quyền lợi, tiền công, phần thưởng, sự đánh giá, ghi công của
xã hội…, cũng có thể là sự trừng phạt thấp hoặc cao.
Công bằng xã hội không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội mà còn thể hiện

trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa các nhóm xã hội khác nhau.
1.1.2. Tính lịch sử của khái niệm “bình đẳng”
Bình đẳng là khái niệm có tính lịch sử. Khái niệm này có những nội dung khác nhau trong những
thời đại lịch sử khác nhau. Bình đẳng là khát vọng tự nhiên của con người. Nó cũng là đề tài bàn luận của
nhiều hệ thống triết học và tôn giáo khác nhau trên thế giới. Mỗi hệ thống triết học và tôn giáo đều đưa ra
những quan niệm về bình đẳng cũng như các chuẩn mực của sự bình đẳng đựa trên quan điểm của mình và
thời đại lịch sử mà các hệ thống tôn giáo hay triết học ấy ra đời.
Trung Quốc cổ đại với hệ thống triết học Nho giáo nổi tiếng mà người sáng lập là Đức Khổng Tử lỗi
lạc xây dựng hệ tư tưởng của mình trên mối quan hệ bất bình đẳng trong xã hội. Ông chia con người thành
ba cấp: quân – thần, phụ - tử, phu – phụ và đề cao trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong xã hội mọi người được chia
thành người quân tử và kẻ tiểu nhân. Những phẩm chất cao đẹp thì có ở người quân tử còn những tính cách

hèn hạ thì ở kẻ tiểu nhân. Không thể có sự bình đẳng giữa người dân thường và tầng lớp thống trị cũng như
không tìm thấy sự hòa đồng giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử. Về sau, tư tưởng này còn được đẩy lên cao
hơn với sự phát triển cực thịnh của Nho giáo. Thuyết Tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ) của Đổng
Trọng Thư chỉ xác định mối quan hệ một chiều, đòi hỏi trách nhiệm tuyệt đối của kẻ dưới đối với người trên
và uy quyền tuyệt đối của người trên đối với kẻ dưới: “Vua xử thần tử, thần bất tử bất trung”.
Trong xã hội phương Tây cổ đại, vào thế kỷ I, đạo Ki Tô ra đời đã đem đến cho xã hội phương Tây
một luồng gió mới, bởi vì ngài Jesu đã tuyên bố quyền bình đẳng cho con người. “Mọi người đều bình đẳng
với nhau trước Chúa”, rằng: “Tại đây không còn chia ra người Do Thái hoặc người Hy Lạp, không còn nô lệ
hay chủ nhân, không còn đàn ông hay đàn bà, vì trong Đức Chúa Jesu Christ, anh em tất thảy đều là một”.
Tuy nhiên, xã hội phương Tây lại diễn ra sự phân biệt giai cấp nghiệt ngã giữa kẻ chủ nô và người nô lệ.
Trong đó những người nô lệ bị coi như một món hàng mà các ông chủ có quyền rao bán. Augustino (354 –
430) là người đã cố chứng minh cho sự trường tồn vĩnh cửu của chế độ chiếm hữu nô lệ. Theo ông, mặc dù
bình đẳng giữa mọi người là quyền tự nhiên vốn có, tuy nhiên “kẻ nô lệ phải là nô lệ vì những tội lỗi của
mình trước Chúa”. Bởi vậy, nô lệ phải hoàn toàn cam chịu phục vụ chủ nô của mình. Ông tuyên bố sự tồn tại
kẻ giàu và người nghèo là lý do “ý Chúa”. “Sinh ra người giàu là để giúp người nghèo, sinh ra người nghèo
là để thử thách người giàu” [89, tr.109].
Từ triết học Khai sáng Pháp, tư tưởng bình đẳng được nghiên cứu một cách trực tiếp với những học
thuyết mang đậm màu sắc chính trị.

Nhà triết học Pháp J.Rousseau khẳng định con người không phải do Chúa, Thượng Đế, hay đấng
siêu nhiên nào đó sinh ra mà con người là sản phẩm đích thực của giới tự nhiên và thuộc về tự nhiên. Do
vậy, bản chất con người chính là bản chất tự nhiên của nó. Cũng chính vì nguồn gốc đó mà triết học khai
sáng Pháp phân biệt hai loại bình đẳng là bình đẳng tự nhiên và bình đẳng dân sự.
Chủ nghĩa Mác xuất phát từ chỗ cho rằng không thể có sự bình đẳng kinh tế (lĩnh vực sản xuất, phân
phối, tiêu dùng những của cải vật chất), bình đẳng chính trị (lĩnh vực quan hệ giai cấp, dân tộc và giữa các
quốc gia), bình đẳng văn hóa (lĩnh vực sản xuất, phân phối, tiêu dùng những của cải tinh thần), nếu không
thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xóa bỏ các giai cấp bóc lột. Chính vì vậy, trong thư gửi August
Bebel ngày 18-28/3/1875 Ăngghen phê phán Látxan đã thay thế khẩu hiệu “xóa bỏ tất cả sự phân biệt giai
cấp” bằng khẩu hiệu “xóa bỏ mọi bất bình đẳng về xã hội và chính trị”. Ph.Ăngghen viết: “Như vậy, bản thân
khái niệm về bình đẳng là một sản phẩm lịch sử, để chế tạo ra sản phẩm đó, cần phải có toàn bộ lịch sử trước
đây; như vậy, khái niệm đó không phải đã tồn tại từ xưa đến nay như một chân lý vĩnh cửu. Nếu như hiện
nay, khái niệm đó đối với đa số người là cái gì đó hiển nhiên, thì đó không phải là do tính chất tiền đề của
nó, mà do việc truyền bá những tư tưởng của thế kỷ XVIII” [56, tr.842].
Tóm lại, bình đẳng theo quan niệm của triết học Mác là xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ sự bất bình đẳng và
bất công lớn nhất đã từng tồn trong lịch sử, tạo điều kiện để phát triển công bằng và bình đẳng xã hội lên một
bước mới. Bình đẳng theo tinh thần của chủ nghĩa Mác là tiếng nói bênh vực cho người lao động, là những
nỗ lực giải phóng người lao động thoát khỏi chế độ bóc tư bản chủ nghĩa. Nó giành lại tư liệu sản xuất về tay
những người lao động, trả lại những giá trị về đúng với chủ nhân sáng tạo ra nó. Đó là bình đẳng hiện thực.
Những tư tưởng và những cuộc đấu tranh không mệt mỏi của Mác và Ph.Ăng ghen giải phóng giai cấp công

nhân thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử. Có thể khẳng định rằng cuộc cách mạng đó là một sự
lựa chọn “duy nhất” trong bối cảnh lịch sử lúc đó. Giải phóng người lao động khỏi sự „tha hóa lao động” đã
tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại, đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa tư bản, buộc nó phải thay đổi hình
thức cũng như cách thức quản lý và sản xuất theo hướng có lợi hơn cho người lao động trong những thế kỷ
tiếp theo.
Như vậy, cùng với sự phát triển của lịch sử, tư tưởng bình đẳng đã không ngừng được phát triển, bổ
sung, mang dấu ấn của mỗi thời đại. Tuy nhiên, khái niệm “Bình đẳng” không chỉ là một khái niệm thuộc về
lĩnh vực chính trị - xã hội. “Bình đẳng” còn mang ý nghĩa của một khái niệm thuộc về đạo đức – tôn giáo.
Phật giáo, từ thế kỷ VI tr. CN, đã dương cao ngọn cờ bình đẳng, phản đối sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt

của xã hội Ấn Độ cổ đại. Tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho toàn bộ đạo đức Phật giáo về sau.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Ấn Độ cổ đại – cơ sở hình thành tƣ tƣởng bình đẳng
trong Phật giáo
1.2.1. Vị trí địa lý và hoàn cảnh tự nhiên
Tóm lại, thiên nhiên bao la, hùng vĩ, huyền bí và đầy uy lực của đất nước Ấn Độ vốn là cái nôi của
con người từ thuở ban sơ nhưng cũng lại thường gây ra cho cuộc sống của con người biết bao những bất trắc
và hiểm họa khôn lường, đã khiến người dân Ấn Độ cảm thấy sức lực con người nhỏ bé mong manh, cuộc
đời mau chóng hợp tan như phù du ảo ảnh; họ sớm nhận ra cuộc sống là vô thường mau chóng đổi thay,
không có gì là vĩnh viễn để mà bám trụ. Thiên nhiên khắc nghiệt đã đè nặng lên cuộc sống của người Ấn Độ
cổ đại, nên họ luôn khao khát được sống cuộc sống bình đẳng để không phải nhận thêm một gắng nặng cuộc
đời nào nữa. Phật giáo đã sớm nhận ra những mong muốn khắc khoải ấy của con người dân tộc mình và đã
lên tiếng bảo vệ những người bình dân – vốn là những người phải gánh chịu nhiều nhất những tổn thất mà
thiên nhiên mang lại. Mặt khác, thiên nhiên bao la cũng là cái nôi nuôi dưỡng, đùm bọc con người. Bởi thế
tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo cũng là tư tưởng hòa đồng với thế giới tự nhiên, nuôi dưỡng mối thâm
tình với muôn loài.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ đại
Tư tưởng bình đẳng của Đạo Phật bắt nguồn từ đời sống của người dân Ấn Độ, nó chính là sự phản
ánh những đặc điểm của sinh hoạt xã hội và những mâu thuẫn, những xu thế, yêu cầu tất yếu của đời sống xã
hội Ấn Độ đương thời. Bằng cách xem xét như vậy mới có thể vạch ra một cách đúng đắn căn nguyên đích
thực của tư tưởng bình đẳng trong hệ thống triết lý, tư tưởng, tôn giáo của Đạo Phật. Về quan điểm này,
chính Jawaharlal Nehru cũng đã nhấn mạnh: “Không thể không đồng ý rằng một nền văn hóa hay một nhân
sinh quan dựa trên thuyết thế giới bên kia hay sự vô giá trị của thế giới lại có thể sản sinh ra tất cả những
biểu hiện về cuộc sống mạnh mẽ và muôn vẻ như thế …, thông thường thì mỗi tư tưởng đều liên quan đến cơ
cấu đời sống đang thay đổi” [13, tr.43]. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm mà C.Mác đã khẳng định:
“Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là quá
trình đời sống hiện thực của con người”; và không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết
định ý thức” [54, tr.37-38]. Tuy nhiên, ý thức xã hội không bao giờ phản ánh tồn tại xã hội một cách cứng
nhắc, giản đơn, trực tiếp mà nó trải qua nhiều khâu trung gian, hết sức tinh tế và linh hoạt. Tư tưởng bình
đẳng trong Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật ấy.


Về mặt kinh tế: môi trường tự nhiên quy định nền sản xuất của Ấn Độ cổ đại là nền sản xuất nông
nghiệp. Đặc trưng của nền kinh tế thời kỳ này là nền kinh tế tiểu nông kết hợp với tiểu thủ công nghiệp gia
đình, công cụ lao động thô sơ, năng suất thấp, sản xuất tự cấp, tự túc là chủ yếu, quan hệ trao đổi giữa các địa
phương rất hạn chế (một phần do địa hình hiểm trở). Quan hệ sản xuất của thời kỳ này có hai đặc điểm lớn,
đó là sự tồn tại dai dẳng của chế độ công xã nông thôn và chế độ quốc hữu về ruộng đất (ruộng đất thuộc
quyền sở hữu của nhà vua). C.Mác gọi đó là “Phương thức sản xuất Châu Á”. Hình thức kinh tế này cộng
với tính chất phức tạp của môi trường tự nhiên đã khiến cho sản xuất phát triển rất chậm chạp.
Về mặt văn hóa – xã hội: Ấn Độ là một trong những nước có nền văn minh lâu đời. Trước công
nguyên 1500 năm, người Ariyan từ Hy Lạp tràn sang Ấn Độ chiếm vùng ngũ hà hình thành nền văn minh cổ
Ấn Độ, đại biểu cho nền văn minh này là các thánh điển Veda. Trong quá trình chú giải thánh điển này, dần
dần hình thành tư tưởng Phạm Thiên, là đấng tối cao chúa tể vạn vật, sáng tạo ra thế giới và cả loài người.
Phạm Thiên có quyền năng tối thượng, định đoạt đời sống của con người, nói cách khác con người bị chi
phối bởi Phạm Thiên, không có quyền quyết định đời sống của chính mình. Xã hội Ấn Độ được phân chia
thành bốn giai cấp là:
- Bà la môn (Brahmana)
- Sát đế lợi (Ksatriya)
- Phệ xà (Vaisya)
- Thủ đà (Sudra)
Giai cấp Bà la môn (Brahmana) là giai cấp cao quý nhất trong xã hội. Những người trong giai cấp
này phần lớn là những giáo sĩ thông hiểu kinh điển Veda, biết đọc kinh, biết cúng tế, có thể tiếp xúc với thần
linh. Khi Phạm Thiên tạo ra loài người thì người Bà la môn được sinh ra từ miệng ngài. Những người thuộc
giai cấp Sát đế lợi (Ksatriya) là những người có quyền bính chính trị và quân sự, họ đã được sinh ra từ hai
tay của Phạm Thiên. Những người thuộc giai cấp Phệ xà (Vaisya) là những người trong giới buôn bán, trồng
tỉa, chăn nuôi và tiểu công nghệ, họ đã được sinh ra từ bắp đùi của Phạm Thiên. Còn những người thuộc giai
cấp Thủ đà (Sudra) là những người được sinh ra từ hai bàn chân của Phạm Thiên. Họ thuộc về giai cấp
nghèo nhất, phải làm những nghề cực nhọc mà những người trong ba giai cấp trên không làm. Sự hình thành
bốn giai cấp là sự xếp đặt của Phạm Thiên, không ai có quyền thay đổi số phận của mình.
1.3. Quá trình hình thành tƣ tƣởng bình đẳng của Đức Phật Thích Ca
Sự ra đời tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo gắn liền với sự ra đời của đạo Phật nói chung. Người
sáng lập ra tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatta). Ông sinh vào ngày trăng tròn tháng tư năm 623 tr.CN, là

con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) trị vì vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích ca (Sakya) và mẹ là hoàng hậu Ma
gia (Maya) người nước Koliya. Ngài có vợ là công nương Yasodhara và con trai Lahula.
Như vậy, người sáng lập nên Phật giáo không phải là một huyền thoại mà là một đạo sư vĩ đại đã
sống thực sự trên thế giới này. Ngài không bao giờ cho mình là một đấng siêu nhiên mà là một con người
nhận thức được chân lý tuyệt đối, sự bí mật của đời sống, nguyên nhân thực sự của khổ đau và hạnh phúc và
truyền lại chân lý ấy cho mọi người.

1.3.1. Con đường tìm đạo của Đức Phật Thích Ca
Ngay từ nhỏ, Siddhatta được học rằng vũ trụ là một cái Ta lớn gọi là Phạm Thiên, và các giai cấp
của con người trong xã hội đều được xuất phát từ những phần khác nhau của thân thể vũ trụ này. Mỗi con
người đều mang theo một cái ta cũng xuất phát từ cái Ta siêu việt ấy và cùng tính chất với cái Ta siêu việt
ấy. Cái Ta này là bản chất thường tại trong mỗi con người. Nhưng Siddhatta âm thầm không chấp nhận ba
giáo điều căn bản của đạo Bà la môn: Kinh Vệ Đà là thiên khải cho riêng người Bà la môn, Phạm Thiên là
đấng tối cao ngự trị, và tế lễ có công hiệu vạn năng. Siddhatta thấy có cảm tình với những vị Sa môn và Bà la
môn nào có tư tưởng cấp tiến dám thẳng thắn phủ nhận giá trị của ba thứ quyền uy ấy.
Nhưng Ngài đã không lựa chọn một cuộc sống vương giả, sung túc, đủ đầy ấy. Vào năm 29 tuổi,
Siddhatta đã từ bỏ tất cả: phụ vương, ngai vàng, vợ, con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử
đang tuổi thanh xuân, đang sống trong nhung lụa để xuất gia tìm đạo. Đây quả thật là một cuộc từ bỏ vĩ đại,
có một không hai trong lịch sử loài người.
Sau sáu năm gian khổ, kiên trì không mệt mỏi, vào năm 35 tuổi, Siddhatta đã chứng ngộ chân lý vô
thượng và trở thành bậc Toàn Giác. Siddhatta đã tìm ra chân lý của cuộc đời đó là Tứ diệu đế, đồng thời tìm ra
phương pháp để vượt thoát được nỗi khổ nhân sinh, tu luyện để được giải thoát.
Ngài khuyên giải kẻ bất hạnh bằng những lời an ủi. Ngài giúp đỡ người nghèo khổ bị bỏ rơi. Ngài biến
đổi đời sống kẻ lừa dối thành cao thượng, làm trong sạch đời sống đồi bại của kẻ phạm tội. Ngài khuyến
khích kẻ yếu đuối, đoàn kết kẻ chia rẽ, giác ngộ người ngu muội, khai sáng kẻ hoang mang, nâng đỡ kẻ hạ
tiện và đề cao người cao thượng, người giàu lẫn người nghèo, thánh nhân hay phạm tội đều tôn kính Ngài.
1.3.2. Gương bình đẳng của Đức Phật Thích Ca
Thích ca là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã phản kháng chế độ giai cấp và đã phá đổ thành
trì chia cách dân tộc Ấn Độ ra làm bốn giai cấp, xây dựng một xã hội bình đẳng. Ngài đã tự nguyện đem thân
phận Thái tử thuộc giai cấp quý tộc “giáng xuống” giai cấp bình dân. Thích Ca đã áp dụng sự bình đẳng

trong tăng đoàn, những người theo Ngài, không phân biệt thuộc giai cấp nào trong xã hội đều được xuất gia,
cùng chung sống trong một cộng đồng, cùng lãnh thọ một quy chế, lợi hòa đồng quân. Có thể nói, đó là cộng
đồng sống trong sự bình đẳng đầu tiên của xã hội Ấn Độ. Chính Đức Phật Thích Ca trong khi đi tìm đạo, đã
nói với một người chăn cừu như thế này: “Mỗi người sinh ra không mang sẵn dấu Tinca trên trán, không
mang sẵn giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và trong nước mắt cùng mặn như nhau”.
Tóm lại, cuộc đời của Đức Phật Thích Ca có thể gọi là cuộc đời điển hình của những người đi tìm
giải thoát. Nó minh chứng một cách sinh động hùng hồn cho tất cả giáo lý của Ngài, đồng thời khẳng định
rằng Ngài là một bậc Đại hùng, Đại lực, Đại bi. Đại hùng trong việc dám dứt bỏ ngôi vị cao sang tột bậc, dứt
bỏ tất cả những vinh hoa phú quý, sự quyến rũ xác thịt để tìm con đường giải thoát; Đại lực trong việc không
ỷ lại vào bất cứ một thế lực nào, một bậc chân sư nào để cầu chỉ dẫn, mà tự lực đi tìm giải thoát; Đại bi là
suốt đời chỉ cầu giải thoát khổ đau cho toàn nhân loại, cho đến hơi thở cuối cùng.
1.4. Quan niệm của Phật giáo về vũ trụ và nhân sinh – nền tảng của tƣ tƣởng bình đẳng
1.4.1. Quan niệm của Phật giáo về vũ trụ
Trong Phật giáo, đặc biệt là đối với Phật giáo nguyên thủy, khía cạnh vũ trụ quan, thế giới quan có
phần hơi mờ nhạt, trong khi đó khía cạnh nhân sinh quan lại rất đậm nét. Một số nhà nghiên cứu cho rằng

Phật giáo nguyên thủy không lấy bản thể luận làm chủ ý, mà vũ trụ quan lấy nhân sinh quan làm trung tâm.
Tức là thế giới quan không tách rời nhân sinh quan, bởi lẽ khảo sát thế giới, nghiên cứu vũ trụ mà tách khỏi
đời sống con người thì Đức Phật không chấp nhận.
Với tuệ giác của Đức Phật thì sự sinh thành và biến dịch của vạn hữu trong vũ trụ được gọi là thế
giới quan “Duyên khởi” hay “Duyên sinh”. Đây chính là nguyên lý nền tảng của toàn bộ giáo lý Phật giáo,
xuyên suốt từ kinh tạng nguyên thủy cho đến kinh điển Đại thừa. Và chính nguyên lý này là cơ sở để hình
thành thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo, là điểm khác biệt căn bản giữa giáo lý Phật giáo so với
tất cả các học thuyết khác.
Trong kinh Phật Tự Thuyết (Udàna), thuộc Tiểu Bộ Kinh I, Đức Phật đã đúc kết nguyên lý này bằng
một định nghĩa như sau:
“Cái này có nên cái kia có
Cái này không nên cái kia không
Cái này sinh nên cái kia sinh
Cái này diệt nên cái kia diệt” [1, tr.61].

“Duyên” là một động từ chỉ sự dính líu, vướng mắc hay ràng buộc, ý muốn nói đến sự vật này tồn
tại được là nương nhờ, vướng mắc hay ràng buộc bởi sự vật khác, và sự vật khác sinh thành hay hoại diệt lại
tiếp tục phụ thuộc, nương nhờ và ràng buộc vào sự vật khác nữa, cứ như thế mà sự vật, hiện tượng được tồn
tại. Khái niệm Duyên khởi muốn chỉ cho chúng ta thấy rằng: tất cả mọi sự vật hiện tượng được sinh thành,
biến hoại trong vũ trụ, dù là thực thể hữu tính hay vô tính, đều nằm trong một trường tương tác của vô số
những mối liên hệ nhân quả chằng chịt, vô số những điều kiện chế ngự lẫn nhau. Sự hiện hữu hay không hiện
hữu của bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng đều chịu sự chi phối của nguyên lý này; khi hội đủ nhân duyên thì
phát sinh, khi không hội đủ nhân duyên thì hoại diệt. Theo quan niệm của đạo Phật, mọi sự vật hiện tượng
trong vũ trụ “không có cái nào được tạo độc nhất và riêng lẻ. Vạn hữu trong vũ trụ nương tựa lẫn nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau, và do đó tạo ra một bản đại hòa tấu vũ trụ của tổng thể hòa điệu. Nếu thiếu một, vũ trụ sẽ
không toàn vẹn; nếu không có tất cả cái một cũng không” [1, tr.61].
Chính từ tinh thần này, Phật giáo không thừa nhận vai trò của một đấng quyền năng hay chủ thể
sáng tạo nào, tất cả mọi sự vật hiện tượng, kể cả “nhân loại và các loài sinh động đều tự tạo, hoặc chủ
động hoặc thụ động. Vũ trụ không phải là đồng tâm, nó là môi trường cộng tác của vạn hữu. Phật giáo
không tin rằng vạn hữu đến từ một nguyên nhân độc nhất, nhưng cho rằng mọi vật chất nhất định phải
được tạo thành ít nhất từ hai ngyên nhân” [1, tr.63]. Vì vạn hữu trong vũ trụ đều là pháp duyên khởi, do
vậy chúng không có một thực thể độc lập, không có một ngã tính thường hằng bất biến (vô ngã); tùy vào
các nhân và các duyên tác động mà chúng luôn vận động và biến đổi không ngừng, tạo thành một dòng
chảy tương tục (vô thường). Do vậy, “vô ngã” và “vô thường” chính là hai thuộc tính căn bản của mọi
hiện hữu.
1.4.2 Quan niệm của Phật giáo về nhân sinh
Trong quan niệm về con người và đời người, Phật giáo có cái nhìn nhân văn và hiện thực bậc nhất
trong tất cả các hệ thống triết học Đông Tây từ xưa đến nay, đó là nhìn trực diện vào nỗi khổ của cuộc đời,
cho rằng đời là bể khổ. “Nước mắt chúng sinh trong ba ngàn thế giới chứa tích lại còn nhiều hơn nước ngoài

bốn bể” [90, tr.207]. Nỗi khổ nhiều hơn cát sông Hằng. Áo cà sa tượng trưng cho vô lượng nỗi khổ. Khổ
(Dukkha) chỉ trạng thái bức bách thân tâm, là sự bất hạnh, đau khổ, buồn bã, khó chịu. Hiểu theo nghĩa rộng,
dukkha còn có nghĩa là vô thường, giả tạm và trống rỗng.
Hiểu được bản chất của cuộc đời là đau khổ, Phật giáo phân tích những nguyên nhân dẫn tới sự khổ.
Đạo Phật đưa ra Thập nhị nhân duyên, đó là mười hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ cho con người. Đó là:

Già chết (Jaramarama) – khâu cuối cùng của sinh mệnh; già do Sinh (Jati); sinh do Hữu (Brava) tức ý muốn
sinh tồn; hữu do Thủ (Upada) hay sức bám víu, níu kéo sự sống; thủ do Ái (Trishna) hay lòng khao khát, ham
muốn, dục vọng; ái do Thụ (Vedana) hay cảm giác, tình cảm nảy sinh do thân tâm tiếp xúc với ngoại cảnh;
thụ do Xúc (Sparsha) hay do sự tiếp xúc của sáu căn (các giác quan của con người) với sáu trần (những thuộc
tính của ngoại giới); xúc do Lục nhập (Sadayatara) – tên gọi khác của sáu căn, sáu căn tiếp xúc với sáu trần
khiến cho ngoại cảnh trôi vào trong tâm thức; sáu căn có được là do Danh sắc (Namarupa) là cơ chế tâm
linh, hình hài hay sự hội họp của các yếu tố vật chất và tinh thần; danh sắc lại do Thức (Vijinana) ý thức ban
sơ của thai nhi; thức do Hành (Samskara) là hoạt động mù quáng hướng tới sự sống; hành do Vô minh
(Vidya) hay sự mê lầm, không sáng suốt.
Trong mười hai nhân duyên vô minh và ái dục là hai nguyên nhân chủ yếu đưa đến đau khổ cho con
người. Vô minh – sự mê lầm, không sáng suốt, lẫn lộn thật giả, thực hư, không hiểu lẽ vô thường, vô ngã và
Tứ diệu đế; Ái – chính lòng đam mê đã khiến con người bám víu vào sự sống dưới mọi hình thức. Hợp cả vô
minh và ái dục lại sẽ tạo thành ý chí sinh tồn hay bản năng sinh tồn mù quáng – động lực căn bản đẩy con
người tái sinh qua các kiếp luân hồi để gánh chịu sự trầm luân vô cùng của nghiệp báo.
Khi nhìn cuộc đời là bể khổ, Thích Ca không khuyên con người chấp nhận đau khổ mà phải tìm cách
diệt khổ để đạt tới một trạng thái thanh tịnh tuyệt đối đó là giải thoát, Niết bàn (Nirvana).
Thích Ca đã tránh hai cực đoan, đề xướng một con đường giữa – trung đạo để giải thoát. Đạo đế là
luận đề về con đường diệt khổ gồm Bát chính đạo hay tám con đường chính cần phải thực hiện đối với người
tìm giải thoát

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực tƣớng bình đẳng của Vạn pháp
“Thực tướng” là cái chân tướng của vũ trụ vạn vật. “Vạn pháp” ám chỉ tất cả những gì có thể ý niệm
được, hay dùng đến ngôn ngữ để luận đàm, tức là vạn sự, vạn vật. Thực tướng của vạn pháp tức là vạn sự, vạn vật
mà ta đã nhận thức được có phải là “thực tướng” của nó chăng? Hay cái mà ta thấy chỉ là “giả tướng”?
Nhà Phật cho rằng “Vạn cảnh giai không” hay là “Sắc tức thị không”. “Không” đây, chẳng phải là
“không có” mà là “không có thật như ta nhận thức”. Theo Phật giáo, chúng ta đều có cái Tâm thường trụ
bất biến và bao hàm vũ trụ, nên có tính bất nhị, không thấy có gì riêng của ta hay của người…. Đó là cái

Tâm bình đẳng mà Phật giáo gọi là Tâm Bát Nhã hay Tâm Chân Như hay Phật tính. Muốn thực hiện cái Tâm
bình đẳng (Phật tính) ấy, đầu tiên phải phá trừ nhãn kiến Nhị nguyên do cái tâm sai biệt đã phân chia sự vật
làm thành hai phần khác nhau như tâm – vật, hữu – vô, nội – ngoại, sinh – tử, thiện – ác, sinh – tử .v.v thì
mới mong thành Phật. Đó là bình đẳng luận (hay trung đạo luận) là phương pháp vượt thế giới hiện tượng đi
vào Bản thể tuyệt đối và giải thoát. Tâm bình đẳng và vô sai biệt chỉ đạt được khi chứng nhập Bản thể tuyệt
đối. Nơi bản thể này mới là con đường tận cùng của chân lý và giải thoát. Đây cũng là tinh hoa cao độ của
Phật giáo đại thừa.
Khái niệm Bản thể tuyệt đối được bắt nguồn từ Upanisad nói về tự ngã của con người và mối liên hệ
của chúng với bản thể tuyệt đối của vũ trụ vạn vật. Nội dung căn bản của của Upanisad cho rằng, con người
cũng như mọi chúng sinh, đều có một tự thể bất sinh, bất diệt, thường tịch và vô trụ như Bản thể tuyệt đối,
thường được gọi là Atman hay Tiểu ngã (một linh hồn bất diệt). Khi tự ngã của con người hay của
chúng sinh chưa hòa nhập với Bản thể tuyệt đối (Brahman, Đấng Phạm Thiên hay Đại ngã), thì tự ngã
của con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. Họ chủ trương Brahman – Atman đồng nhất và
con người giải thoát là con người hòa đồng vào bản thể của vũ trụ. Tiểu ngã hòa đồng với Đại ngã vô
biên trong một trạng thái bằng hữu vĩnh cửu.
Song Phật giáo lại chủ trương Vô ngã và cho rằng phải phá bỏ ngã chấp, vì chấp ngã là nguồn gốc
sinh ra vô minh, mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử và khổ đau của con người. Phật giáo khẳng
định: “Nhất thiết pháp Không”, tức “Hết thảy các pháp là Không” nhằm phá hủy tất cả kiến chấp sai lầm
hay mọi định kiến về có, không, sinh, diệt, v.v… “Không” ở đây không có nghĩa là “không có gì hết” hay
“hư vô” mà là không có thật như ta đã nhận thức hay không có thật theo cái thực tướng của nó. “Không” ở
đây cũng là trung đạo, nó không dẫn tới có hay không, không dẫn tới cái chấp nhận hay phủ nhận. Niết Bàn
là Chân Không, là Bản thể tuyệt đối bất sinh bất diệt như trong Bát Nhã tâm Kinh nói: “Thị chư pháp không
tướng, bất sinh, bất diệt” nghĩa là tướng Chân không của các Pháp không sinh không diệt. [76, tr. 61].
2.2. Tƣ tƣởng bình đẳng dƣới góc độ đạo đức
2.2.1. Bình đẳng – cội nguồn của từ bi
Nếu như Kitô giáo cho rằng, Thiên Chúa là một vị toàn năng, Ngài đã sáng tạo ra vũ trụ, con người
và muôn loài từ hư vô, trong đó con người được Thiên Chúa ưu ái nhất. Thiên Chúa sáng tạo ra con người
theo hình hài của mình nên con người xinh đẹp nhất trong tất cả các loài và tất cả các loài khác được sinh ra

là để phục vụ cho con người. Bởi thế, con người là chúa tể của muôn loài, là sinh vật được Chúa ban cho trí

tuệ nên con người sẵn sàng chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải tuân theo ý muốn của mình. Tư tưởng này
đã thống trị xã hội phương Tây trong nhiều thế kỷ. Sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để phục vụ
cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến rất nhiều những hệ lụy mà bất cứ ai trong chúng ta đều dễ dàng
nhận ra.
Đây là điểm khác biệt căn bản của trong tư tưởng bình đẳng của Thiên chúa giáo và Phật giáo. Giáo
lý của Đạo Phật nhấn mạnh hai chữ Từ và Bi khuyên con người sống có đạo đức, có tình thương đối với
muôn loài.
“Từ” có nghĩa là hiền hòa, ban cho sự vui, thể hiện lòng khoan dung độ lượng. “Bi” là thương xót,
cứu giúp cho hết khổ. Từ bi là đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi loài, cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh
và quên những lợi ích của bản thân.
Từ bi của đạo Phật thể hiện một tình thương bao la không giới hạn, hoàn toàn vị tha không gợn chút
vị kỷ đối với muôn loài. Điều đó được bắt đầu bằng sự chứng giải nguyên lý nguyên sơ “nhất thiết chúng
sinh giai hữu Phật tính” (tất cả chúng sinh đều có Phật tính). Câu nói này của Đức Phật thể hiện tinh thần
bình đẳng triệt để của Phật giáo và là một sự tiến bộ của Phật giáo so với các tôn giáo khác.
2.2.2. Bình đẳng trước nhân quả, nghiệp báo
* Bình đẳng trước nhân quả
Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều chịu sự tác động của luật nhân quả, không có gì có thể
tồn tại độc lập với sự vật khác. Vì vậy, thuyết nhân quả được nhắc đến như là mối liên hệ mật thiết của
mọi sự vật. Luật nhân quả được giải thích cặn kẽ qua “Thập nhị nhân duyên” (đã được trình bày trong
chương 1).
Luật nhân quả là một chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ được và dạy cho chúng sinh: Muốn biết cái
nhân đời trước của mình thế nào thì xem xét kết quả của cuộc đời ngày hôm nay, muốn biết ngày mai của
mình thế nào thì phải xem việc làm của mình ngày hôm nay. Với thuyết nhân quả, Phật giáo khẳng định
rằng: Không có vị thánh nào phán xét, ban thưởng hay trừng phạt các hành động tốt xấu của con người, mà
chính con người quyết định lấy số phận của mình.
* Bình đẳng trước nghiệp báo
Nghiệp (Karma) là sự hoạt động của ý nghĩ, lời nói và hành động của mỗi người tạo thành quả về sau.
Những kết quả do hành động của con người gây ra gọi là nghiệp báo. Nếu tạo nghiệp thiện, con người sẽ được
hưởng hạnh phúc về sau và ngược lại. Nghiệp báo được hiểu tương tự như luật nhân quả báo ứng trong lĩnh vực
xã hội. Luân hồi (Samsara) là sự chuyển sinh, sự tái tạo, sự đi đến. Tiếng Sanskrit có một từ gần tương tự là

Samscarakka, nghĩa là bánh xe sinh tử. Nghĩa ban đầu của luân hồi là sự lưu chuyển của linh hồn bất tử từ thể xác
này sang thể xác khác. Phật không thừa nhận có linh hồn bất tử nên dùng từ luân hồi theo nghĩa bánh xe sinh tử.
Như vậy, nghiệp báo luân hồi trong Phật giáo là khái niệm dùng để chỉ sự chuyển sinh vô tận của đời sống. Trong
vòng bánh xe sinh tử đó, kiếp sau sẽ gặt hái những hậu quả của kiếp trước để rồi lại gieo nhân cho những kiếp
sống kế tiếp. Bức tranh hậu kiếp đã được hình thành bởi những nét vẽ của tiền kiếp.
Nghiệp gắn bó với đời sống, chi phối đời sống, nghiệp theo con người như bóng với hình: “Người ta gieo
nhân nào thì hưởng quả ấy; làm lành được quả tốt, làm ác chịu quả xấu, người trồng thì người hưởng” [51, tr.135].

Nghiệp mang tính chất công bằng tuyệt đối vì nó không chừa một ai, không phân biệt kẻ phàm phu hay bậc thánh.
Câu chuyện “Ông già Chồn” phản ánh khá rõ quan niệm này. Năm trăm đời trước, ông già Chồn là người tu hành.
Khi có người hỏi ông: “Bậc đạt đạo có còn ở trong nhân quả không? ”, ông trả lời là “không”. Từ đó ông hóa
thành kiếp chồn mà không hiểu mình sai ở chỗ nào. Vì vậy, ông tìm đến một vị thiền sư để hỏi chỗ hiểu sai mong
thoát được thân chồn. Vị thiền sư trả lời: “Bậc đạt đạo không còn lẫn nhân quả”. Ông thoát khỏi kiếp chồn bởi đã
hiểu ra một điều: ai cũng bị luật nhân quả chi phối dù là bậc thánh hay một kẻ phàm phu, nhưng bậc đạt đạo hiểu
được đường đi ngoằn nghèo của nghiệp nên có thể chi phối được nghiệp.
Bằng thuyết nhân quả, nghiệp báo, Đức Phật đã mở ra một lối thoát cho con người, phục hồi quyền
làm chủ của con người, chỉ cho họ thấy Thượng Đế tối cao quyết định họa phúc của mỗi người chính là bản
thân nghiệp nhân của họ. Con người nếu gieo nhân lành sẽ được quả lành, gieo nhân ác sẽ được quả ác.
Chính vì vậy, nó góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân khi sống trong môi trường xã hội. Thuyết
nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật đã chỉ cho con người thấy rằng: Con người chịu trách nhiệm về hành
động của mình kể cả sau khi chết, vì chết chưa phải là hết. Sự kết thúc của một sinh mạng này là sự kế tiếp
một sinh mạng khác. Như vậy, sẽ hạn chế được lối sống buông thả, ích kỷ, đề cao cái tôi, dẫn đến tham lam,
tàn bạo, bất chấp công bằng đạo lý và lẽ phải để thỏa mãn dục vọng cá nhân.
2.2.3 Bình đẳng trước cơ hội giải thoát
Giải thích cho sự lan tỏa thành công của Phật giáo tác giả Hoàng Thị Thơ cho rằng: “Chính mục tiêu
giải thoát chúng sinh khỏi cái khổ nội tâm và con đường giải thoát bình đẳng giải thần quyền - mọi người
bình đẳng trên con đường giải thoát và khả năng giải thoát, mỗi người tự quyết định giải thoát của chính
mình chứ không phải do Đức Phật hay đấng Siêu Nhiên quyết định – là tiền đề lập thuyết có tính nhân văn
bền vững để Phật giáo có thể dễ dàng được tiếp nhận ở nhiều nơi trên thế giới” [87, tr. 11].
“Giải thoát”, tiếng Sanscrit là moksha. Giải thích theo lối triết tự: “Giải” nghĩa là gỡ ra, cởi ra, chia

tách. “Thoát” là vượt lên trên mọi sự ràng buộc. “Giải thoát” là cởi bỏ, vượt lên trên mọi sự ràng buộc.
“Giải thoát” trong Phật giáo nguyên thủy được giải thích là xóa bỏ vô minh, thấu hiểu được lý duyên
sinh, vô ngã, vô thường của đời sống để luôn sống trong tỉnh thức và có một cách nhìn nhận đúng bản chất
của sự vật.
Không giống như Kitô giáo tìm con đường giải thoát bằng hướng ngoại qua Đấng Cứu rỗi ở trên
trời, Phật giáo được gọi là đạo Giác ngộ tìm giải thoát bằng hướng nội qua con đường giác ngộ của chính
mỗi cá nhân.
Niềm tin vào con người và lời nhắc nhở “hãy tự thắp đuốc lên mà đi” đã tiếp thêm luồng sinh lực cho con
người giữa một xã hội phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, đầy đau khổ. Niềm tin ấy nhắc nhở con người phải tự chịu
trách nhiệm với những hành vi của bản thân, điều chỉnh mình để cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày một tốt
đẹp hơn. Khẳng định sức mạnh tự giải thoát có ở mỗi con người, Phật cũng tiếp thêm cho con người niềm tin vào
chính bản thân mình, khuyến khích, động viên con người vươn tới hạnh phúc và tự do.
2.2.4 Phương pháp thực hành bình đẳng
Bố thí là phép thực hành để đem lại ích lợi, đem lại an lạc cho tất cả chúng sinh ngay trên thế giới
hiện tại. Bố thí là hạnh tu hàng đầu trong "Lục Độ Ba La Mật", gồm có: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn,
thiền định và trí tuệ. Bố thí cũng là hạnh tu hàng đầu trong "Tứ Nhiếp Pháp", gồm: bố thí, ái ngữ, lợi hành và

đồng sự. Đạo Phật khuyên mỗi người cần nên biết một cách rõ ràng về hạnh bố thí, để thực hành đúng theo
Chánh Pháp, để thực hành một cách liên tục, một cách hoan hỷ, để đem an lạc và hạnh phúc cho mình và cho
mọi người.
Trước hết, bố thí có nghĩa là cho một cách rộng rãi. Cho một cách rộng rãi có hai nghĩa: một là, cho
tất cả mọi thứ, đến tất cả mọi người; và hai là, cho với tất cả tấm lòng rộng rãi, không kỳ thị, gọi là "bất tùy
phân biệt". Con người trong cuộc sống sẽ phải gặp nhiều phiền não và khổ đau, từ nhiều nguyên do, trong đó
lòng tham lam là yếu tố hàng đầu, trong đó có hai cái tham mà nhân loại khó lòng vượt qua được chính là
tham của cải và tham địa vị. Lòng tham lam luôn luôn thúc đẩy con người đấu tranh, giành giật, bất chấp thủ
đoạn. Đây là nguyên nhân khiến con người luôn cảm thấy bất an. Phật giáo khuyên con người "tri túc", biết
bằng lòng với những gì đang có, biết cần kiệm, biết sống một cuộc sống đơn giản, an nhàn, trong sạch, thanh
bạch. Như vậy cuộc sống con người sẽ được an lạc và hạnh phúc một cách thực sự. Bởi vậy cho nên, Đức
Phật dạy pháp bố thí, để dẹp bớt, để dứt trừ lòng tham lam, ích kỷ, đòi hỏi của con người. Hạnh bố thí gồm
có ba thứ: tài thí, pháp thí và vô úy thí.

2.3 Một số khía cạnh xã hội của tƣ tƣởng bình đẳng trong phật giáo
2.3.1 Bình đẳng tôn giáo giữa người và người
Đạo Phật ra đời như một luồng gió mới, một cuộc cách mạng giải phóng con người ra khỏi tình
trạng bất công hà khắc về đẳng cấp xã hội, thoát khỏi ngục tù nô lệ tư tưởng, khỏi những nghi lễ tế tự phiền
toái của hàng giáo sĩ độc tôn Bà la môn. Tất cả mọi người thuộc các đẳng cấp khác nhau khi đã xuất gia tu
đạo thì không còn sự phân biệt nữa mà đều được gọi là Sa môn mang dòng họ Thích, giống như trăm sông
đổ về một biển thì không còn tên sông nữa mà chỉ còn một vị mặn:
`“Ví như này, Pàhàràda, phàm các con sông lớn nào, ví như sông Ganga, sông Yamurà, sông
Aciravati, sông Mahì, các con sông ấy chảy đến biển, liền bỏ tên họ trước, trở thành biển lớn. Cũng vậy, này
Pàhàràda, có bốn giai cấp: Sát đế lỵ, Bà la môn, Phệ xá, Thủ đà, sau khi từ bỏ gia đình, xuất gia trong Pháp
và Luật được Như Lai tuyên bố này, họ từ bỏ tên và họ của họ trước, họ trở thành những Sa môn Thích tử
[66, tr. 51].
Đức Phật ví Pháp của mình như một trận mưa lớn, mưa xuống, mọi loài đều được hưởng, không
phân biệt cây cỏ làm thuốc hay cây cỏ dại. Với chủ trương bình đẳng, Phật giáo, khuyên nhủ chúng ta nhìn
thế giới xung quanh bằng ánh mắt vị tha hơn, bao dung hơn. Với tâm từ bi, với lòng yêu thương con người,
Phật giáo đã phá đi hàng rào ngăn cách vô nhân đạo giữa con người với con người. Đạo Phật đã mở ra cơ hội
cho tất cả mọi giai cấp và tầng lớp hạ tiện trong xã hội có dịp ngẩng cao đầu, có cơ hội được hưởng các giá
trị tinh thần cao quý như bất cứ giai cấp hay tằng lớp nào trong xã hội. J.Nehru trong cuốn Phát hiện Ấn Độ
đã đánh giá tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo như sau: “Phật tổ không trực tiếp đả kích đẳng cấp, song
trong cách sắp xếp của mình, Người không thừa nhận nó. Và chắc chắn là toàn bộ thái độ, hành động của
Người đã làm suy yếu chế độ đẳng cấp” [31, tr. 49].
Với tinh thần bình đẳng và niềm tin vào khả năng tự giải thoát của mọi chúng sinh, trong giáo đoàn
của Thích Ca thu nạp đủ mọi loại người: từ vua chúa đến bình dân, từ nam đến nữ, thậm chí có cả kẻ giết
người, tướng cướp, kỹ nữ, hành khất…, cùng sống với nhau trong một Tăng đoàn và đối xử với nhau theo
chế độ Lục hòa. Lục hòa bao gồm:

2.3.2 Vấn đề bình đẳng nam nữ trong Phật giáo
Thời Đức Phật còn tại thế, người phụ nữ trong xã hội chỉ được coi như là những món đồ tiêu khiển
của đàn ông thuộc giới quyền quý. Tình trạng bắt cóc, cưỡng ép, cũng như sự buôn bán phụ nữ thường xuyên
xảy ra. Trong đời sống thường nhật, người phụ nữ phải chịu khá nhiều thiệt thòi: họ không được ra khỏi nhà

nếu không che mặt, họ không có quyền trong các sinh hoạt xã hội, không có mặt trong các lĩnh vực tôn
giáo…Những ngày vô tận của họ chỉ là sự đợi chờ trong thầm lặng cuộc viếng thăm của người đàn ông.
Thậm chí theo tục lệ Sati, người phụ nữ phải chịu sự thiêu sống nếu như người đàn ông của họ không may
chết sớm.
Trong bối cảnh này, Thích Ca đã sáng lập nên một tôn giáo bình đẳng. Ngài phủ nhận giai cấp bất
công, đem chế độ bình đẳng để đãi ngộ với mọi hạng người trong xã hội. Ngài đã mở ra cho nữ giới con
đường giải phóng không những ra khỏi thân phận đen tối thấp hèn, lệ thuộc vào nam giới, mà còn ra khỏi
ngục tù bản ngã nhỏ hẹp để vươn lên Giải thoát, Niết bàn. Địa vị người phụ nữ được Phật giáo khẳng định ở
hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, đề cao phẩm hạnh người phụ nữ:
Phật giáo cho rằng nơi người nữ vốn tiềm ẩn nhiều đức tính tốt như thông minh, nhẫn nhục, ôn hòa,
bao dung, độ lượng,…Thời Phật tại thế, vua Pasenadi nước Kosala muộn phiền vì nghe tin hoàng hậu
Mallika hạ sinh công chúa, Thích Ca đã khuyên rằng:
“Này Nhân chủ ở đời/Có một số thiếu nữ/Có thể tốt đẹp hơn/So sánh với con trai/Có trí tuệ, giới đức/Khiến
nhạc mẫu thán phục/Rồi sinh được con trai/Là anh hùng, quốc chủ/Người con trai như vậy/Của người vợ
hiền đức/Thật xứng là Đạo sư/ Giáo giới cho toàn quốc” [101, tr.6].
Thứ hai, khẳng định quyền bình đẳng của người phụ nữ trên 3 phương diện là bình đẳng về mặt xã
hội; bình đẳng về mặt giáo đoàn và bình đẳng về mặt chứng đắc
Qua một số nét về địa vị người phụ nữ trong giáo lý Phật giáo đã được đề cập trên, chúng ta có thể
khẳng định rằng, trong đạo Phật không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tất cả mọi người đều cùng sống bình
đẳng trong Pháp và Luật của Như Lai. Không có sự phân biệt giai cấp, chủng tộc, màu da hay giới tính đều
có thể thành đạt mức độ cao thượng nhất, miễn là biết sống đời phạm hạnh, thanh tịnh và giải thoát.
2.3.3 Vấn đề bình đẳng giữa tăng và ni
Nội dung của Bát kỉnh pháp là:
1. Dầu cho thọ đại tới 100 năm, một Tỳ kheo ni đối với một Tỳ kheo tăng mới thọ giới một ngày cũng phải
đảnh lễ, chấp tay, xử sự đúng pháp.
2. Tỳ kheo Ni không thể an cư tại nơi không có Tỳ kheo tăng.
3. Nửa tháng một lần, Tỳ kheo ni cần phải thỉnh cúng Tỳ kheo tăng hỏi ngày đến giáo giới.
4. Sau khi an cư xong, Tỳ Kheo Ni cần phải làm lễ Tự - tứ trước hai bộ chúng về ba vấn đề thấy, nghe và nghi.
5. Tỳ kheo ni phạm trọng tội, nửa tháng phải hành pháp sám Ma – na – đọa.

6. Sau khi học tập sáu giới trong hai năm, Tỳ kheo ni phải đến xin thọ Cụ túc giới trước hai bộ chúng.
7. Không vì cớ gì, một Tỳ kheo ni có thể mắng nhiếc hoặc chỉ trích một Tỳ kheo tăng.
8. Không có sự phê bình của Tỳ kheo ni với Tỳ kheo tăng mà Tỳ kheo tăng có quyền phê bình Tỳ kheo ni.

Với những nội dung trên của Bát kỉnh pháp thì phải chăng Phật đã đặt vị trí Ni thấp hơn vị trí của
Tăng? Phải chăng có sự bất bình đẳng giữa tăng và ni ngay từ thời Phật tại thế?
Đánh giá một tư tưởng nào ta phải đặt vào bối cảnh lịch sử mà tư tưởng đó ra đời. Bối cảnh lúc đó
người Ni đầu tiên lại là dì của Đức Phật. Nếu để bà vào Tăng đoàn một cách bình thường thì những Tỳ kheo
khác sẽ rất sợ bà bởi vì bà là dì của Thế Tôn, người đã nâng niu, bú mớm cho Thế Tôn từ khi ngài mới 7
ngày tuổi. Công lao của bà với Thích Ca là rất lớn. Hơn nữa bà thuộc dòng dõi Hoàng tộc, lại xuất gia khi đã
lớn tuổi. Những Tỳ kheo tăng nhỏ tuổi, những người thuộc giai cấp khác gặp bà chỉ dám gọi bà là Lệnh bà.
Như vậy, đối với những Tỳ kheo ni khác xuất gia theo bà, các Tỳ kheo tăng phải đối xử như thế nào? Họ
cũng phải một mực kính trọng? Từ đó sẽ nảy sinh tình trạng các Tỳ kheo ni coi thường các Tỳ kheo tăng,
làm mất tôn ti trật tự, không còn bình đẳng nữa. Như vậy, thực tế lúc đó nếu Phật để mọi người bình đẳng thì
sẽ sinh ra mất bình đẳng. Nghĩa là từ chỗ sợ dì của Phật, mọi người sẽ có truyền thống cung kính với người
Ni. Phật sợ tình trạng đó xảy ra nên đã đặt ngược vấn đề, dù lớn tuổi, Tỳ kheo ni vẫn phải tôn kính Tỳ kheo
tăng. Do đó mà ta thấy một trong tám điều cung kính rất có ý nghĩa và chỉ có thể nhắm vào Kiều Đàm Di
Mẫu là: “Dù cho thọ đại giới một trăm năm, một Tỳ Kheo Ni đối với một Tỳ Kheo Tăng thọ giới một ngày,
cũng phải đảnh lễ đứng dậy, chấp tay, xử sự đúng pháp”.
Bên cạnh ý nghĩa đã giải thích trên, một lý do nữa đã được đặt ra. Đức Phật lưỡng lự, từ chối đến ba
lần mới cho nữ giới xuất gia, đâu phải ngài trọng nam khinh nữ. Đó là Ngài đang tìm một giải pháp thích hợp
cho hàng nữ giới sau khi xuất gia sống đời phạm hạnh trong Tăng đoàn.
Vào thời Phật tại thế, xã hội Ấn Độ đang trong thời kỳ bán khai, người xuất gia phải rời bỏ gia đình,
sống trong rừng rú. Người Nam tu sĩ có thể tự vệ chống bọn cướp, thú dữ, rắn rết…, nhưng người tu nữ hoàn
toàn không thể tự bảo vệ được mình, nên Phật đã dạy: “Tỳ kheo ni không thể an cư tại chỗ không có Tỳ kheo
tăng”. Và một lý do sâu xa khác của việc chế Bát kỉnh pháp là Đức Phật muốn có sự cách biệt trong hòa khí
giữa Tăng bộ và Ni bộ. Nữ giới hay thiên về sự quá đà; hoặc quá thân mật thì mất sự cung kính, hoặc quá sơ
thì đi đến chỗ kiêu căng tự phụ cho rằng ta đây có thể tự lập không cần ai dẫn dắt. Do đó một điều cung kính
khác trong tám cung kính bắt buộc Ni chúng phải thỉnh thoảng đi đến chỗ Tỳ kheo Tăng để xin chỉ giáo, để
luôn luôn nhớ đến địa vị khất sĩ của mình, nghĩa là phải tầm cầu chánh pháp.

2.4. Vài nét về thực trạng đạo đức và ý nghĩa của tƣ tƣởng bình đẳng trong Phật giáo đối với
đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay
2.4.1. Khái niệm đời sống đạo đức
Đời sống đạo đức là một lĩnh vực của đời sống tinh thần, bao gồm ý thức đạo đức, những quan hệ
đạo đức… của con người nảy sinh từ đời sống vật chất, phản ánh đời sống vật chất và bị quy định bởi đời
sống vật chất trong từng giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.
2.4.2 Vài nét về thực trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay
Nền kinh tế thị trường đã và đang là nhân tố tác động một cách mạnh mẽ tới đời sống đạo đức của
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chính sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự biến đổi
của đời sống xã hội, góp phần làm cho nền kinh tế của các quốc gia phát triển mạnh mẽ. Nhưng đồng thời,
nó cũng có những ảnh hưởng nhất định tới các quan hệ xã hội, các chuẩn mực đạo đức cả theo chiều hướng
tích cực lẫn tiêu cực.

Nước ta đang trên con đường phát triển, hiện đại hóa xã hội, không thể không phát triển nền kinh tế
thị trường, đẩy nhanh những nghiên cứu khoa học, áp dụng những thành tựu công nghệ vào trong quá trình
sản xuất cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng để
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực như: sự tăng trưởng về kinh
tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Quá trình hội nhập quốc tế là cơ
hội lớn để nhân dân ta tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật, văn hóa và văn minh nhân loại và phát
huy các giá trị của mình, tạo động lực để chúng ta có thể phát triển nhanh chóng.
Song, sự phát triển của khoa học công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ
đến nhân cách con người. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng
hiện đại đã mở ra khả năng to lớn cho con người nhận thức thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho sự hiểu biết,
hợp tác và xích lại gần nhau giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Mặt khác, nó làm cho sự giao cảm
giữa cá nhân với thế giới bên ngoài trở nên nghèo nàn, quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng trở nên lỏng lẻo,
suy yếu. Khi mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng có phần bị lu mờ, con người sẽ cảm thấy cô đơn, dần
dần sinh ra thái độ thờ ơ, dửng dưng trước những đau khổ hay hạnh phúc của người khác.
2.4.3. Ý nghĩa của tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức xã hội Việt Nam
hiện nay.
Thứ nhất, khuyến khích lòng yêu thương con người, tôn trọng sự sống, coi mọi cuộc sống đều được

tôn trọng và được bảo vệ ngang nhau.
Như trên đã phân tích, tư tưởng bình đẳng của Phật giáo đã như một luồng gió mới thổi vào xã hội
Ấn Độ cổ đại đầy nghiệt ngã. Trong thời đại ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bất công xã hội
còn nhiều, cảnh khổ còn nhiều. Từ quan điểm bình đẳng, từ việc thừa nhận những quyền tự nhiên của con
người như quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc sẽ cho chúng ta một cái nhìn nhân ái hơn đối với những
người kém may mắn trong xã hội. Từ những thay đổi trong nhận thức sẽ chuyển hóa thành hành vi đạo đức
trong thực tiễn để mỗi người có tâm thực hành bình đẳng.
Thứ hai, trên cơ sở tôn trọng sự sống, tư tưởng bình đẳng của Phật giáo có ý nghĩa to lớn đối với vấn đề
bảo vệ môi trường
Hơn bao giờ hết, nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây đã đứng trước
nhiều thảm họa thiên tai: sự nóng lên của đại cầu, động đất, sóng thần, sụt lở đất, môi trường ô nhiễm…xảy
ra liên tục ở khắp các châu lục, hàng ngàn người bị cướp đi sinh mạng, cảnh tang thương không nhà cửa, để
lại một hậu quả khôn lường. Những thảm họa này không chỉ do thiên tai mà còn bởi con người. Trước thực
trạng đó, con người buộc phải thay đổi nhận thức và quan điểm về vấn đề môi trường.
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời. Quan điểm
này đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi con người và môi trường là gần gũi, thân
thiện, chứ không phải thiên nhiên là đối tượng để con người lợi dụng. Phật giáo chia thế giới sự vật, kể cả
con người thành hữu tình và vô tình, nhưng khi tu hành đến giác ngộ thì hữu tình và vô tình không còn ranh
giới, chỉ còn một bản thể tuyệt đối, như nhất.



KẾT LUẬN

Phật giáo là một tôn giáo từ bi, nhân bản. Đức Phật đã đề xướng một cuộc cách mạng về
đẳng cấp tôn giáo, phản kháng lại uy quyền thần thánh của Bà la môn giáo, chủ trương một tôn giáo
bình đẳng, khẳng định mọi người đều bình đẳng về nỗi khổ và khả năng giải thoát trên con đường
tu tập. Phật giáo ra đời đã khắc phục hạn chế lớn nhất của Bà la môn giáo là sự phân biệt đẳng cấp
tôn giáo khắc nghiệt, cái đang trở thành lực cản kiềm chế sự phát triển xã hội Ấn Độ trong quá trình
chuyển từ chế độ nô lệ gia trưởng sang chế độ nông nô.

Tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo là vô thần và có tính nhân đạo cao siêu, song vẫn bị hạn chế bởi
lập trường tôn giáo. Đó là thái độ chấp nhận chứ không phải là thái độ cải tạo thế giới. Vì vậy tư tưởng bình
đẳng trong Phật giáo còn mang tính chất đơn giản, chủ yếu nhấn mạnh vào sự tự ý thức, tự rèn luyện đạo đức
của con người hướng nội, nghiêng về nhân sinh quan, đạo đức, tâm lý. Bình đẳng trong quan niệm của Phật
giáo đã bỏ qua khía cạnh kinh tế quan, chính trị quan. Quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội có thực
hiện một cách triệt để thì con người mới thực sự được giải phóng. Tuy vậy, chuẩn mực nhân cách cần và đủ
để bước vào thế kỷ XXI đòi hỏi phải hoàn thiện cả thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả
thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo đức thế kỷ XXI sẽ phải khai thác cả sự đóng góp tích cực của
Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn hoàn thiện hơn, tự giác cao hơn để hướng tới một xã hội nhân văn,
tốt đẹp.














×