Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.41 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TẠ THỊ VÂN HÀ


CON NGƯỜI VÀ VĂN HOÁ
TRONG PHÂN TÂM HỌC FREUD





LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC












HÀ NỘI - 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TẠ THỊ VÂN HÀ


CON NGƯỜI VÀ VĂN HOÁ
TRONG PHÂN TÂM HỌC FREUD


LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 60.22.80


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN SANH





HÀ NỘI - 2009

1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong xã hội hiện đại vô cùng phức tạp, con ngƣời
vẫn phải đối mặt với vô vàn vấn đề nan giải. Việc tìm ra định hƣớng sống phù
hợp với bản chất văn hóa, nhân văn của mình là một nhiệm vụ thực sự cấp
bách của con ngƣời hiện đại. Lịch sử văn minh nhân loại cho thấy, phần lớn
thành tựu loài ngƣời đạt đƣợc cho tới nay đều dựa trên Khoa học, tƣ duy duy
lý vốn chủ yếu đã hình thành vào thời Cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, định
hƣớng tƣ duy và lối sống duy khoa học, duy kỹ thuật, kỹ trị và việc đề cao
thái quá những giá trị vật chất do văn minh duy lý đem lại đã đƣa loài ngƣời
đến những thảm họa ở thời hiện đại, mà biểu hiện rõ nhất là hai cuộc thế
chiến ở thế kỷ XX. Nguy hiểm hơn, cách tiếp cận duy lý cực đoan tới bản
thân con ngƣời, tới bản tính ngƣời đã đơn giản hóa bản tính ngƣời, tƣớc bỏ ở
nó hàng loạt những đặc điểm quan trọng khiến cho con ngƣời bị đẩy vào tình
trạng bế tắc dù cố vùng vẫy thoát ra khỏi những tình huống sinh hoạt nan giải.
Bối cảnh sinh tồn của con ngƣời phƣơng Tây hiện đại đã làm cho họ lâm vào
khủng hoảng tinh thần sâu sắc, nó đòi hỏi ngƣời ta phải tìm hiểu kỹ lƣỡng và
toàn diện hơn “thế giới nội tâm”, bản tính ngƣời của mình nhƣ con đƣờng,
tiền đề lý luận để có đƣợc định hƣớng giá trị đáng tin cậy. Phân tâm học gắn
liền với tên tuổi Sigmud Freud ra đời chính trong điều kiện đó và nhằm đáp
ứng chính nhu cầu đó của con ngƣời phƣơng Tây hiện đại.
Cho đến nay, các quan điểm phân tâm học cơ bản của Freud không
những vẫn bảo toàn giá trị mà còn đƣợc các thế hệ kế tục ông làm cho phong
phú và phát triển toàn diện hơn. Hiệp hội phân tâm học đã đƣợc thành lập ở
nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó đáng kể hơn cả là Hiệp hội Phân tâm học
quốc tế. Tại nhiều trƣờng đại học trên thế giới, phân tâm học đã trở thành
môn học chính thức. Phân tâm học Freud không chỉ là một lý thuyết về y học
2

mà còn đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu văn học, nghệ thuật, trong nhân học,
trong xã hội học, điều này càng làm cho học thuyết này có đƣợc nội dung, sắc

thái triết học. Có thể nói, phân tâm học bao hàm một sự hiểu biết triết học sâu
sắc về tồn tại ngƣời trong thế giới hiện đại. Sự hình thành phân tâm học gắn
liền với thử nghiệm tìm ra lối thoát khỏi những bế tắc triết học sinh ra từ tính
cực đoan của chủ nghĩa thực chứng định hƣớng triết học vào tri thức khoa học
tự nhiên và từ chủ nghĩa phi duy lý luôn truyền bá những phỏng đoán theo
linh cảm và khả năng nhận thức tồn tại ngƣời theo tâm tính bằng cách mô tả
và giải thích nó.
Việt Nam đang tiến hành công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc trong điều
kiện tiếp biến văn hóa toàn cầu. Trong bối cảnh đó chúng ta không thể không
vấp phải những vấn đề của con ngƣời sống trong xã hội hiện đại. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu phân tâm học nhƣ sự phản tƣ triết học đối với những vấn
đề sinh tồn của con ngƣời trong xã hội hiện đại là một việc làm vừa có ý
nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Hơn nữa, phân tâm học của
Freud quan tâm đến việc xem xét con ngƣời và văn hóa không ở tƣ cách là
một thực thể duy lý, mà thực chất là điểm giao của hai thế giới - thế giới tâm
linh cao thƣợng và thế giới tự nhiên thấp hèn, do vậy nó liên quan đến từng cá
nhân, từng số phận và nhất là nó đụng chạm đến nhiều lý thuyết xã hội, cũng
nhƣ nhiều ngành khoa học khác. Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn quan
niệm về Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud làm đề tài luận văn
nhằm góp phần hiểu biết sâu rộng hơn nữa về phân tâm học Freud với tƣ cách
là một trào lƣu triết học phƣơng Tây hiện đại, cũng nhƣ khắc phục những
cách nhìn nhận thiếu khách quan về phân tâm học. Thông qua đó, tôi cũng
mong muốn vận dụng mô hình cấu trúc về tồn tại ngƣời của phân tâm học vào
việc giáo dục trẻ em trong gia đình và nhà trƣờng để hình thành những nhân
cách phát triển toàn diện, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
2. Tình hình nghiên cứu
3

Phân tâm học ra đời đã đƣợc hơn 100 năm. Trong khoảng thời gian ấy,
ở nhiều nƣớc đã diễn ra những tranh luận gay gắt hoặc về toàn bộ nội dung

học thuyết, hoặc về điểm này hay điểm khác, đến nay vẫn chƣa ngã ngũ. Có
thể nói trong khoảng 50 - 60 năm đầu, cuộc tranh luận gần nhƣ là bất phân
thắng bại. Có nhiều ngƣời đe doạ bắt ông bỏ tù, có ngƣời kết án Freud là kẻ
tội phạm lớn nhất đe doạ nền văn minh châu Âu. Phát xít Đức đốt sách của
ông, và trong nhiều thập kỷ một số ngƣời mac-xit cũng lên án ông gay gắt. Từ
những năm 1960 của thế kỷ trƣớc, cuộc tranh luận về Freud giữa hai phe đối
lập, một bên là tín đồ của Freud cho rằng phân tâm học là chìa khoá vạn năng
giả quyết tất cả các vấn đề nhân sinh và xã hội, một bên chỉ cần nghe đến
Freud hay phân tâm học, mà không cần đọc tác phẩm của ông vẫn phê phán
phản bác kịch liệt, vẫn tiếp diễn nhƣng đỡ gay gắt hơn. Thật ra trên thế giới, ý
kiến đánh giá về Freud rất phức tạp. Riêng ở Liên Xô trƣớc đây, việc nghiên
cứu phân tâm học cũng đƣợc tiến hành từ rất sớm. Lúc đầu, nhiều nghiên cứu
có xu hƣớng phủ nhận hoàn toàn phân tâm học. Tuy nhiên, về sau những
nghiên cứu của A.V. Xôcôlôp, V.M. Lâybin, M. Phrilenđe đã có sự đánh giá
thoả đáng hơn, khi họ cho rằng “sẽ là sai lầm nếu coi nhẹ ảnh hƣởng của phân
tâm học đến đời sống tinh thần của thế giới phƣơng Tây” [34, 391]
1
. Các học
giả cũng nhất trí đƣợc rằng, không nên có định kiến chống phân tâm học, mà
phải nghiên cứu nó để chỉ ra những hạn chế và thực tiễn không có triển vọng
của nó [xem 34, 390 – 391].
Nói chung, ngày nay phân tâm học Freud đã thu hút đƣợc sự quan tâm
của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, điều đó chứng tỏ Freud và học thuyết
của ông đã và đang có những ảnh hƣởng sâu rộng trên thế giới và trên nhiều
lĩnh vực. Tuy vậy, do sự hạn chế ngoại ngữ của bản thân và nguồn tài liệu ít


1
Từ đây trở đi: trong ngoặc, số thứ nhất là chỉ số thứ tự của tài liệu trong Danh mục tài liệu tham khảo; số thứ
hai chỉ trang trích dẫn của tài liệu

4

ỏi ở Việt Nam, nên ở đây, chúng tôi chỉ xin khái quát một số tƣ liệu nghiên
cứu cơ bản về phân tâm học Freud.
Trƣớc tiên phải kể đến cuốn sách của David Stafford - Clark, Freud đã
thực sự nói gì (của Nxb Thế giới, 1998). Theo từng vấn đề tác giả đã tóm tắt
toàn bộ những công trình và cống hiến của Freud dành cho ngƣời đọc không
chuyên, giúp họ có thể tiếp cận với phân tâm học. Đây đƣợc coi là cuốn sách
nhập môn về tƣ tƣởng của Freud, tác giả chú giải khá rõ bằng nhiều trích dẫn
những tƣ tƣởng trong các tác phẩm của Freud theo từng nhóm vấn đề và đã
từng đƣợc độc giả nƣớc ngoài rất hoan nghênh. Các khái niệm căn bản của
phân tâm học nhƣ: vô thức, sự dồn nén, cấu trúc bộ máy tâm thần, libido…
đƣợc tác giả phân tích khá tỉ mỉ, chi tiết. Trong chƣơng VI của cuốn sách:
Khái niệm về cấu trúc và chức năng tâm thần, thông qua việc phân tích, mô tả
cấu trúc bộ máy tâm thần với ba yếu tố: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi và quan
hệ giữa ba yếu tố Clark đã đề cập đến quan niệm về con ngƣời của Freud, và
ở đây ông cũng đồng ý với quan niệm của Freud khi cho rằng: “Freud chỉ coi
ý thức nhƣ một phần tƣơng đối nhỏ và tạm thời trong toàn bộ đời sống tinh
thần của cá nhân. Chúng ta có thể cùng với Freud chấp nhận rằng đây là một
phản ảnh trực tiếp thƣờng xuyên thay đổi, của những gì chúng ta biết đƣợc
vào thời điểm nào đó, mà phạm vi của sự hiểu biết ấy bị giới hạn bởi năng lực
của con ngƣời chúng ta…” [38; 155]. Tuy nhiên, mô hình bản tính ngƣời theo
Freud chƣa đƣợc Clark trình bày một cách có hệ thống. Trong chƣơng XI:
Những nghiên cứu về bản chất con người và niềm tin của nó, Clark bàn đến
quan niệm của Freud về quá khứ và tƣơng lai của loài ngƣời, “những ý kiến
tuy tạo thành cái cớ cho các cuộc tranh cãi nhƣng dựa vào sự quan tâm của
chính tác giả về thân phận con ngƣời…” [38; 235]. Trong chƣơng này Clark
tập trung vào phân tích các tác phẩm nhƣ: Tương lai của một ảo tưởng, Sự bất
ổn của nền văn minh chúng ta, Moise và tôn giáo độc thần… quan niệm của
Freud về văn hoá cũng đƣợc tác giả đề cập, ông cho rằng đa số các tác phẩm

của Freud chƣa có những kết luận vững chắc, và điều đó cũng thật dễ hiểu vì
5

“Freud cũng chỉ là con ngƣời, nghĩa là không phải bao giờ cũng nhất quán”
[38; 25].
Barry D.Smith và Harold J.Vetter trong công trình Các học thuyết về nhân
cách (Nxb Văn hoá thông tin, 2005) đã nhấn mạnh vai trò của Freud, mà quan
trọng nhất là hai phát hiện của ông về cái vô thức và bản năng tính dục của con
ngƣời đã thực sự “định dạng lại nhiều khía cạnh trong xu thế xã hội, văn hoá và
tri thức của thế kỷ XX” [41; 48]. Các tác giả còn cho rằng “Những ảnh hƣởng
của Freud ăn sâu vào trong văn hoá, ngôn ngữ của chúng ta đến mức không dễ gì
nhận ra đƣợc chúng bắt nguồn từ đâu” [41; 49]. Khi tìm hiểu học thuyết nhân
cách (quan niệm về con ngƣời của Freud), các tác giả cũng gặp không ít khó
khăn vì tƣ tƣởng ấy đƣợc phân bố rải rác trong tất cả các tác phẩm của ông. Khi
đƣa ra mô hình nhân cách, các tác giả cũng chia làm ba phần: xung động bản
năng; bản Ngã; siêu Ngã và sự tƣơng tác giữa ba yếu tố ấy bị chi phối bởi xung
đột nội tâm; tuy nhiên cấu trúc này đƣợc trình bày dựa trên nền tảng tâm lý học.
Diệp Mạnh Lý - Sigmund Freud (Nxb Thuận Hoá 2002). Đây là tác
phẩm cung cấp nhiều chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp cống hiến của ông,
những vấn đề mà Freud phải đối mặt khi công bố học thuyết của mình. Tác
giả cho thấy cuộc đời của Freud nếm đủ bao phen chua cay và giày vò, nhƣng
ông vẫn kiên cƣờng, giữ vững ý chí, trƣớc sau trung thành với lý tƣởng của
mình. Phân tâm học của ông nhiều lúc cũng bị những ngƣời có quyền uy
trong giới học thuật rẻ rúng và một số ngƣời trong xã hội đối xử lạnh nhạt;
khi gặp khó khăn nhất, thì ông bị thầy dạy và bạn đồng nghiệp xa lánh. Nội
bộ tổ chức học thuật quốc tế phát triển phân tâm học do ông sáng lập luôn bị
phân hoá, mâu thuẫn chồng chất; những năm cuối đời, ông bị bệnh nặng…
chƣa bao giờ ông rời bỏ lý tƣởng và niềm tin của mình. Tác giả cũng đã bàn
đến các tƣ tƣởng cơ bản của Freud về quá trình ra đời của phân tâm học; lý
luận về bản năng; bí mật của kết cấu nhân cách; lý luận văn hoá hiện đại và

ảnh hƣởng của nó Trong chƣơng Vạch rõ bí mật của tâm lý nhân cách tác
6

giả chia kết cấu nhân cách làm ba phần: bản Ngã, tự Ngã và siêu Ngã. Ba yếu
tố này có quan hệ mật thiết với nhau: “… khi ba cái bản Ngã, tự Ngã và siêu
Ngã điều hoà thống nhất, tâm lý con ngƣời có trạng thái cân bằng, nhân cách
là bình thƣờng; khi ba cái này mất cân bằng, có trạng thái rối loạn, tâm lý con
ngƣời không thể tự động tiến hành điều tiết khống chế, gây cho tinh thần
không bình thƣờng” [37; 213]. Tác giả cho rằng: “Nhân cách là một hệ thống
năng lƣợng phức tạp, năng lƣợng tâm lý là cái điều khiển vận hành ba bộ
phận nhân cách… năng lƣợng tâm lý đƣợc phân bổ và di chuyển trong ba bộ
phận nhân cách và tạo nên hệ thống động lực nhân cách, nó quyết định
phƣơng hƣớng phát triển của nhân cách” [xem 37; 231- 232]. Cũng ở đây, tác
giả đánh giá: “lý luận nhân cách của Freud đã giới thiệu với chúng ta một
trình tự phát triển hợp lôgic, vạch ra bí mật của nhân cách tâm lý. Lý luận này
trong lịch sử tâm lý học là sáng tạo hàng đầu, có ảnh hƣởng quan trọng trong
các lĩnh vực khoa học nhƣ văn học nghệ thuật, mỹ học, tôn giáo lý luận” [37;
244].
Lƣu Phóng Đồng trong Lịch sử Triết học phương Tây hiện đại (Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội,1994) cũng đã đƣa ra những nhận định về tƣ tƣởng
con ngƣời và văn hoá, song nó chủ yếu đƣợc các tác giả lồng ghép trong khi nêu
những đóng góp chính của Freud và phân tâm học.
Trong những năm gần đây, phân tâm học ở nƣớc ta đã bắt đầu đƣợc chú ý
nghiên cứu khách quan và công bằng hơn. Một công trình nghiên cứu về phân
tâm học đƣợc coi là bài bản và có hệ thống đầu tiên ở Việt Nam, theo mức độ
hiểu biết có hạn của cá nhân tôi, là Freud và Tâm phân học (Nxb Văn hoá
thông tin, 2000) của Phạm Minh Lăng. Tác giả đã đề cập tƣơng đối có hệ
thống các ý tƣởng cơ bản và nội dung chủ yếu và bao quát của phân tâm học.
Tuy những tìm hiểu về Freud và phân tâm học trong chuyên khảo này chỉ có
tính chất sơ khảo; nhƣng bƣớc mở đầu này lại vô cùng quan trọng vì nó thực

sự giúp cho ngƣời đọc hiểu diện mạo của phân tâm học cũng nhƣ tƣ tƣởng
7

của Freud đúng đắn hơn. Từ việc đƣa ra lý thuyết về cái vô thức và lý thuyết
về tình dục nhƣ là trình bày sự khởi đầu cho những đóng góp của Freud, tác
giả đã lý giải về hai đóng góp của Freud tƣơng đối khách quan giúp ngƣời đọc
có thể nhìn nhận phân tâm học thoải mái và tự nhiên hơn. Phạm Minh Lăng
khuyên mọi ngƣời cách tìm hiểu phân tâm học Freud: “Việc cần thiết lúc này
là hãy nhìn thẳng, không kiêng kỵ và đối xử với nó bằng một thái độ trong
sáng, lành mạnh giữa những con ngƣời, một thái độ đạt tình thấu lý…” [19;
156-157]. Nội dung chính của phân tâm học và cũng là đóng góp của Freud
đƣợc Phạm Minh Lăng chia làm ba bộ phận. Đó là:
- Lý thuyết về cái vô thức.
- Lý thuyết về tình dục (hiểu theo nghĩa của phân tâm học).
- Lý thuyết về cơ cấu toàn diện nhân cách hay còn gọi là tâm lý học về
cái Tôi.
Trong ba bộ phận này thì lý thuyết về cái vô thức giữ vai trò nền tảng.
Cùng với ba bộ phận chủ yếu trên, tác giả còn đề cập đến nhiều vấn đề đƣợc
coi là những đóng góp có giá trị của Freud nhƣ: giấc mơ, mặc cảm Ơdip…
Tác giả kết luận: “Tâm phân học không muốn thi vị hoá cuộc đời và luôn
chấp nhận sự đối nghịch: thiên thần và quỷ dữ trong một kiếp ngƣời. Chấp
nhận nó không phải để chiêm ngƣỡng nó, không phải để bó tay mà để có đối
sách phù hợp mà không hề có sự ảo tƣởng hay huyễn hoặc nào” [19; 286] và
„tâm phân học là một hệ thống vô cùng phong phú với rất nhiều vấn đề đáng
để chúng ta quan tâm” [19;18].
Có lẽ, ở nƣớc ta phân tâm học đƣợc giới thiệu rộng rãi hơn cả thông qua
chùm tác phẩm về phân tâm học do Đỗ Lai Thuý biên soạn. Đây là tập hợp các
tác phẩm gốc của các nhà phân tâm học nhƣ;: Freud, Jung, Fromm giúp cho
ngƣời đọc dễ dàng làm quen từng nhóm vấn đề mà phân tâm học quan tâm. Nhƣ
vậy, nhận thức về phân tâm học chỉ có đƣợc thông qua sự tự cảm nhận của ngƣời

đọc. Còn trong Theo vết chân những người khổng lồ (Nxb Văn hoá thông tin
8

2006) , thông qua việc sƣu tầm các lý thuyết văn hoá, Đỗ Lai Thuý có đề cập
đến cách tiếp cận tới văn hoá và cái tôi. Nó đƣợc đánh giá là “đã đánh dấu một
trong những thành tựu quan trọng của lý thuyết văn hoá thế kỷ XX” [xem 31;
423 - 446]. Trong đó Freud đƣợc coi là ngƣời đặt nền móng mở đầu cho cách
tiếp cận ấy. “Trong Văn minh và những bất ổn của nó là nỗ lực quan trọng nhất
của ông để tìm hiểu văn hoá theo một cách thức mang chủ nghĩa tập thể hơn”
[xem 31; 425 - 426]. Cách tiếp cận này về sau đƣợc các học trò của ông bổ xung
và làm phong phú hơn.
Cuối cùng, Nguyễn Hào Hải trong Một số học thuyết triết học phương
Tây hiện đại (Nxb văn hoá thông tin 2003) và Đỗ Minh Hợp trong Diện mạo
triết học phương Tây hiện đại (Nxb Hà nội, 2006) cũng đều đề cập đến vấn đề
con ngƣời trong phân tâm học Freud: “Học thuyết Freud về cái vô thức chỉ ra
rằng con ngƣời là rất phức tạp và sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ xem nó nhƣ
là một thực thể có ý thức và hoàn toàn duy lý Học thuyết Freud đã trở thành
một trong các nhân tố giáng một đòn nặng nề nhất vào quan niệm hời hợt – duy
lý chủ nghĩa về con ngƣời” [11; 232]. Để từ đó chúng ta “cần xem xét con ngƣời
một cách chăm chú và sâu sắc hơn trƣớc đây ” [11; 233].
Tóm lại, vấn đề Con người và văn hoá trong phân tâm học Freud đã
đƣợc ít nhiều bàn thảo trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trên.
Song, nó chƣa đƣợc trình bày một cách hệ thống và mối quan hệ giữa con
người và văn hoá - một nội dung triết học độc đáo của Freud - lại chƣa đƣợc
nghiên cứu thấu đáo. Đây là điều thực sự cần thiết đối với việc tìm hiểu lịch
sử triết học. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi cố gắng xâu chuỗi quan
niệm của Freud về con ngƣời và về văn hóa với nhau từ góc độ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: trình bày và phân tích quan niệm triết học về con ngƣời, văn
hóa trong phân tâm học Freud, từ đó chỉ ra những giá trị, cũng nhƣ những hạn

chế của nó.
9

Nhiệm vụ:
- Trình bày tiền đề lý luận, bối cảnh hình thành và phát triển quan niệm
triết học về con ngƣời và văn hóa trong phân tâm học Freud.
- Làm rõ quan niệm siêu tâm lý học với tƣ cách là quan niệm triết học
về con ngƣời và văn hóa trong phân tâm học Freud.
- Bƣớc đầu đƣa ra những nhận xét, đánh giá về những mặt tích cực và
những hạn chế trong quan niệm triết học về con ngƣời và văn hóa của Freud.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quan niệm của Freud về con
ngƣời và văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là một số tác phẩm tiêu biểu của
Freud nhƣ: Vật tổ cấm kỵ; Bệnh lý học tinh thần về sinh hoạt đời thường; Các
bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ; Ba luận văn về lý thuyết tính dục,
Bản ngã và tự ngã, Bất mãn với văn hoá, Phân tâm học nhập môn, Tương lai
của một ảo tưởng… và một số tác phẩm khác có liên quan.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của các nhà kinh điển mác xít về
mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về qúa trình lịch sử triết học.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là:
- Phân tích, đối chiếu so sánh tài liệu, tổng hợp.
- Thống nhất logic và lịch sử.
- Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc…
6. Đóng góp của luận văn
- Chỉ rõ cội nguồn triết học và những nội dung cơ bản của quan niệm
về con ngƣời và văn hóa trong phân tâm học của Freud. Bƣớc đầu đƣa ra
những nhận xét đánh giá về những đóng góp của Freud đối với sự phát triển
quan niệm hiện đại về con ngƣời và văn hoá.

10

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu và
nghiên cứu về phân tâm học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 2 chƣơng 7 tiết
























11

CHƢƠNG 1
SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ CON NGƢỜI VÀ VĂN HOÁ
TRONG PHÂN TÂM HỌC FREUD

Ph. Ăngghen nói: "Tƣ duy lý luận của mọi thời đại, cũng có nghĩa là cả
thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác
nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau”
[23;tr.487]. Do vậy, trƣớc khi đi vào nghiên cứu học thuyết phân tâm học
Freud và cụ thể là quan niệm về con ngƣời và văn hoá của ông, chúng ta
không thể không khảo sát bối cảnh và những cội nguồn xuất hiện của nó. Sự
hình thành và phát triển của một hệ tƣ tƣởng bao giờ cũng đƣợc quy định bởi
các điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa và đời sống của bản thân nhà
tƣ tƣởng, bởi sự kế thừa tƣ tƣởng của các bậc tiền bối. Phân tâm học Freud
không phải là ngoại lệ.
1.1. Freud: cuộc đời và sự nghiệp
Sigmund Freud sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 tại Freiburg, một thành
phố nhỏ thuộc tỉnh Moravia, trƣớc đây thuộc nƣớc Áo, nay là Fribor thuộc
Cộng hoà Séc. Trong Tự truyện, Freud kể: "Bố mẹ tôi đều là ngƣời Do Thái,
tôi cũng mang trong mình dòng máu đó. Tôi có lí do để tin rằng, tổ tiên tôi từ
rất sớm đã định cƣ và sinh sống trên bờ sông Ranh; trong thế kỉ XIV - XV rất
nhiều ngƣời Do Thái ở đây bị bức hại, họ phải rời quê hƣơng, chạy về hƣớng
Đông, đầu thế kỉ XIX lại rời Litva, xuyên qua Kaxilia rồi trở về chốn cũ Đức
- Áo". [Freud: Tự truyện t. 4, trích theo 41;14].
Vì truyền thống gia đình không trọng tín ngƣỡng nên ngay từ thời trẻ,
Freud đã là ngƣời vô thần nhiệt thành. Chỉ khi ở Đức dấy lên phong trào bài
Do Thái vào năm 1926 ông mới tuyên bố: “Ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục của
tôi đều là Đức, tôi luôn coi mình là ngƣời Đức, chỉ có điều bây giờ ở Đức có
12


phong trào bài Do Thái, tôi mới tự nhận mình là ngƣời Do Thái mà thôi”. Bản
lĩnh của ngƣời Do Thái trƣớc sự rẻ rúng, sỉ nhục ở châu Âu lúc bấy giờ đã
giúp Freud vƣợt qua đƣợc những định kiến của thời đại để cống hiến cho
nhân loại một học thuyết mang tính bƣớc ngoặt.
Bố của Freud là Yacob, một thƣơng gia Do Thái không thành đạt
nhƣng lƣơng thiện và thích giúp đỡ ngƣời khác. Với các con cha Freud rất
nghiêm khắc và gia trƣởng. Thủa nhỏ, Freud luôn có cảm xúc trái ngƣợc với
cha, vừa thƣơng yêu, vừa sợ hãi. Cha ông thực sự đã giành trọn tình cảm của
mình cho ngƣời mẹ luôn yêu thƣơng và bảo vệ Freud. Sự gắn bó này có lẽ là
điều báo trƣớc cho sự phát triển mặc cảm Ơdip (Freud đã lấy tên của một
nhân vật trong thần thoại Hi Lạp giết bố và lấy chính mẹ đẻ của mình và cũng
chính là sự kết tình của đứa trẻ đối với ngƣời mẹ khác giới tính với nó) là một
phần tạo nên hệ thống phân tâm học của ông sau này. Trái ngƣợc với cha, mẹ
của Freud là Amini Nadansen, ít hơn chồng 20 tuổi, là ngƣời phụ nữ dịu dàng
chu đáo, rất yêu thƣơng và có ảnh hƣởng sâu sắc đối với Freud. Freud từng
thổ lộ rằng: ông đã tiếp nhận tính đa cảm từ mẹ mình. Niềm kiêu hãnh và tình
yêu ông dành cho mẹ đã để lại những dấu ấn rất sâu đậm không phai mờ trong
tâm trí của mình. Sau này Freud nhận xét về mối quan hệ đó nhƣ sau: "Một
ngƣời đàn ông đƣợc mẹ mình yêu thƣơng nhất và không có gì thay đổi đƣợc
tình yêu thƣơng đó, sẽ giữ cho cuộc sống của mình cảm giác của ngƣời chiến
thắng, tự tin với thành công đó sẽ luôn đƣa tới thành công thực sự” [40;52].
Lúc Freud 4 tuổi, ở Freiberg lại nổi lên làn sóng chống Do Thái dữ dội,
phá vỡ cuộc sống yên tĩnh hạnh phúc của gia đình. Gia đình ông phải chạy
đến vùng Laizic (nƣớc Đức). Tài sản của gia đình bị phá huỷ, hàng hoá buôn
bán bị mất sạch. Freud cùng với bố mẹ chạy sang Viên (nƣớc Áo). Đây là
một khu vực có rất nhiều ngƣời Do Thái sinh sống, đƣờng phố chật hẹp, nhà
cửa san sát, không khí ô nhiễm. Hoàn cảnh này trái ngƣợc với phong cảnh
thiên nhiên đẹp, rộng rãi của thành Viên. Nhƣng ở thủ đô đế quốc, tầng lớp
13


dân chúng nghèo khổ thƣờng ít bị hành hạ hơn ở những thành phố nhỏ tỉnh lẻ.
Cho nên bố ông cũng yên phận, thậm chí còn cảm thấy “cuộc sống khá hơn
nhiều” so với những ngày lƣu vong trƣớc đây. Nhƣng Freud lúc ấy lại không
thấy những uất ức, nhục nhã mà bố đã chịu đựng, mà lại so sánh với cuộc
sống hạnh phúc trƣớc đây. Mặc dù ngƣời Do Thái đƣợc phép sống ở đây
nhƣng vẫn có thể bị đe dọa và tập kích bất cứ lúc nào. Định kiến xã hội đã
gây nhiều sức ép, đời sống gia đình xáo trộn và nghèo khổ, hoàn cảnh ngột
ngạt đó không ngừng kích động tâm hồn thơ ngây của Freud, khiến ông từng
bƣớc hình thành tinh thần phản kháng kiên cƣờng, bất khuất. Thêm 6 đứa em
của Freud ra đời, hai ngƣời anh khác mẹ của Freud sang Anh lập nghiệp và
rất thành đạt, Freud đã rất khâm phục họ, sớm tỏ lòng ngƣỡng mộ nƣớc Anh
và có khát vọng định cƣ ở đó. Ông coi nƣớc Anh là nƣớc tự do, đi đúng
hƣớng, thậm chí ông luôn tỏ ra bực tức khi so sánh giữa nơi tốt đẹp đó với
cuộc sống cơ cực ở Viên. Có thể thấy ngay từ bé, Freud đã bất mãn với hiện
thực, luôn có nguyện vọng hƣớng tới tƣơng lai tƣơi sáng. Ông rất tự tin, khó
chịu trƣớc sự phê bình, từ bé đã có ‎? thức chinh phục đối thủ, chống lại quyền
uy.
Thông minh, học giỏi, đẹp trai nhƣng Freud luôn bị ám ảnh bởi bệnh
đau tim, lo sợ chết sớm và đã trải qua nhiều cơn suy nhƣợc thần kinh. Freud
rất sợ đi tàu, hai lần muốn đến Roma để nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật
nhƣng đến cửa rồi ông lại không có can đảm bƣớc vào. Sau này nhớ lại, đó là
do những lời cha kể về sự tàn tệ của Công giáo đối với ngƣời Do Thái đã làm
ông sợ hãi.
Cha mẹ ông luôn quan tâm và cổ vũ sự phát triển trí tuệ của con mình
bằng mọi cách có thể, kể cả việc không cho các em gái Freud học Piano (môn
học khá phổ biến của phụ nữ thời đó) vì sợ họ luyện tập ồn ào, làm ảnh hƣởng
đến sự tập trung của Freud. Khi học trung học, Freud rất ham hiểu biết, rất
chịu khó học tập với mong muốn có đƣợc nền tảng kiến thức vững chắc cho
14


nghiên cứu khoa học sau này. Freud không chỉ học kiến thức trên lớp, ông
còn đọc nhiều sách tham khảo liên quan đến nội dung bài học. Khi đọc sách,
Freud thƣờng suy nghĩ phân tích để hiểu rõ, hy vọng giải quyết tốt những vấn
đề khó. Ngay từ bé, Freud đã biết rèn luyện và bồi dƣỡng tƣ duy sáng tạo.
Freud coi việc đọc sách và học tập là một nhu cầu quan trọng của cuộc sống,
ông rất cần cù học ngôn ngữ và tinh thông nhiều thứ tiếng nhƣ Anh, Pháp,
Tây Ban Nha, Ý và cả tiếng Do Thái cổ. Ngay từ nhỏ, "tinh thần Do Thái" đã
đƣợc định hình ở Freud - đó là vừa tôn trọng các nền văn hoá của loài ngƣời,
kể cả đạo lí và không giữ thiên kiến về tôn giáo và dân tộc, sẵn sàng liên kết
với phái đối lập nhƣng cũng kiên quyết không khuất phục thỏa hiệp với “số
đông áp đảo”. Thực tiễn hoạt động khoa học và quá trình sáng lập phân tâm
học của Freud đã thể hiện đầy đủ đặc trƣng tính cách tinh thần này. Đến lúc
phải lựa chọn cho mình một nghề nghiệp, Freud quyết định theo học ngành Y
với mong muốn sẽ giúp mình theo đuổi con đƣờng nghiên cứu khoa học và ổn
định cuộc sống.
Năm 1873, ông vào trƣờng Đại học Y khoa Viên, mặc dù lịch học xếp
kín nhƣng Freud vẫn đam mê đọc tất cả các thể loại sách. Năm thứ 2 đại học,
Freud còn dồn nhiều công sức học môn sinh lí học, giải phẫu học và đi nghe
giáo sƣ Brentano giảng triết học.
Trƣớc khi tốt nghiệp (1881), Freud đã trở thành nghiên cứu viên tâm lí
dƣới sự hƣớng dẫn của Clous và Brueke. Khi Freud gặp Brueke, nhiệt tình
tìm tòi chân lí khoa học bắt đầu sục sôi. Những bài giảng sinh lí học của
Brueke không những ảnh hƣởng đến sự nghiên cứu sinh lí học mà còn có ảnh
hƣởng rất lớn đến phân tâm học của Freud sau này.
Năm 1881, Freud tốt nghiệp Đại học Y với thành tích xuất sắc và tiếp
tục làm việc trong phòng thí nghiệm của Giáo sƣ Brueke, sau đó Brueke
khuyên Freud không nên tiếp tục nghiên cứu khoa học và nên làm Bác sỹ thực
tập để đảm bảo cuộc sống trƣớc mắt.
15


Năm 1882, Freud chính thức đến làm việc tại Tổng Y viện Viên. Đây là
bệnh viện lớn và là trung tâm nghiên cứu y học hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Ông làm việc rất xuất sắc và đƣợc bổ nhiệm phụ trách khoa Tâm thần rồi
đƣợc phong làm giảng viên vì có thành tích đặc biệt trong nghiên cứu khoa
học.
Đƣợc Brueke bảo trợ, Freud đƣợc cấp một khoản tiền lớn để đi du học
tại Pháp. Freud đã đến học tại bệnh viện ở Pari dƣới sự hƣớng dẫn của Giáo
sƣ T.Charcot - một chuyên gia hàng đầu về chữa bệnh tâm thần ở Pháp thời
đó. Theo Freud, Charcot quả thực có ma lực của vị Giáo sƣ; cơ cấu và nội
dung bài giảng của ông rất cô đọng, mỗi bài giảng là một kiệt tác. Dƣới sự
hƣớng dẫn của Charcot, Freud ngày đêm không ngừng nghiên cứu các bệnh
án điển hình. Tuy nhiên, cuộc sống ở Pari làm Freud quá mệt mỏi và khổ sở.
Sau đó, ông rời Pari về nƣớc lập gia đình và mở phòng khám riêng. Thời gian
học tập Charcot đã trang bị cho ông kiến thức sâu hơn về thuật thôi miên
trong việc điều trị bệnh thần kinh. Tuy nhiên Freud nhận thức sâu sắc rằng
thuật thôi miên rất hạn chế trong việc chữa bệnh tâm thần vì nó không mang
tính phổ biến và kết quả thƣờng không chắc chắn, hơn nữa nó không đi sâu lí
giải đƣợc nguồn gốc thật sự của bệnh tâm thần. Freud tiếp tục tìm hiểu thực
tiễn, thăm dò, suy nghĩ từng bƣớc tìm tòi, tổng kết một số phƣơng pháp
chữa bệnh mới. Từ đó, ông đã đƣa ra phƣơng pháp liên tƣởng tự do, thay thế
cho phƣơng pháp thôi miên, đánh dấu sự mở đầu của phân tâm học.
Từ năm 1890 đến 1900, Freud rất cô độc. Brueke xa lánh và không
chấp nhận quan điểm của Freud về tầm quan trọng của nhân tố giới tính trong
bệnh lý học về những rối loạn cảm xúc nhƣ hiện tƣợng cuồng loạn trong
Nghiên cứu Hystêri. Năm 1900 Lý giải giấc mơ đƣợc xuất bản nhƣng không
gây đƣợc tiếng vang lớn, nhƣng mƣời năm sau nó đƣợc phát hành rộng rãi và
gây nhiều tranh cãi. Cùng với Bệnh lý học trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày, Lý giải giấc mơ đã đặt nền móng cho phân tâm học. Tác phẩm Ba luận
16


thuyết tính dục của Freud ra đời năm 1906 đã đƣợc đón nhận nồng nhiệt.
Nhƣng tình trạng của ông trở nên xấu hơn khi năm 1907 Freud trình bày bản
báo cáo tại Hiệp hội phân tâm học, trong đó ông đã diễn giải học thuyết của
mình dựa trên vai trò sự cám dỗ mang tính cha mẹ trong chứng loạn thần kinh
chức năng. Chủ tịch Hội đoàn tâm thần và thần kinh học Krallt - Ebinh, bác
bỏ học thuyết và gọi nó là "một câu chuyện cổ tích tinh thần tiền khoa học"
[41;54]. Các tổ chức y khoa và khoa học phê phán ông ngày càng kịch liệt.
Báo chí bôi nhọ thanh danh của ông. Học thuyết của ông bị đặt ngang hàng
với sách báo khiêu dâm và đƣợc xem là cuộc tấn công vào đạo đức của nền
văn minh phƣơng Tây.
Trên con đƣờng phát triển của phân tâm học, do có những bất đồng về
quan điểm lí luận, Freud đã phải chia tay với những ngƣời thầy, ngƣời bạn
nhƣ: Brurke, Phrenxơ, Alder và Jung. Freud rất đau khổ và buồn rầu. Nhƣng
ông vốn là con ngƣời kiên cƣờng, tự tôn kiên định nên không vì thế nản lòng
nhụt chí, mà lại tìm mọi cách duy trì và phát triển sự nghiệp của mình.
Freud kiên cƣờng chịu đựng việc buộc tội mình. Ông cũng nhận đƣợc
sự hỗ trợ từ một nhóm nhỏ các bác sỹ nội khoa trẻ là những ngƣời ngoại đạo.
Họ lắng nghe những quan điểm của ông và ngày càng ngƣỡng mộ ông. Năm
1909, Freud đƣợc mời sang giảng dạy tại Đại học Clark bang Masschusetts
của Mĩ. Frued viết: "Khi tôi bƣớc lên diễn đàn để thuyết trình năm bài giảng
về phân tâm học có vẻ nhƣ tôi đang mơ giữa ban ngày, một giấc mơ không
thể nào tin đƣợc: phân tích tâm lí không còn là một sản phẩm của ảo tƣởng
nữa và nó đã trở thành một phần vô giá của thực tại" [41;55]. Trong những
năm tiếp theo, hiệp hội phân tâm học quốc tế đƣợc thành lập, đó là sự công
nhận xa hơn cho học thuyết của ông.
Khi bùng nổ cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất thì toàn bộ các thành
viên uỷ ban và Hiệp hội phân tâm học Viên đều tham gia chiến tranh. Freud
lần lƣợt nghe tin con cái của bạn bè và đồng nghiệp chết trận. Ba ngƣời con
17


ông thƣờng xuyên ra vào tuyến lửa, vợ ông hàng ngày thức dậy rất sớm đầy lo
âu, sợ nhận tin không lành. Lúc này, Freud nhƣ bừng tỉnh lại, ông nhận ra
mình là thằng ngốc đã tuyên truyền rất mù quáng cho chiến tranh, và ông đau
khổ vì chiến tranh gây tật nguyền và chết chóc cho nhân dân. Năm 1916,
chiến tranh đã làm cho thực phẩm thiếu hụt nghiêm trọng, đời sống nhân dân
rất khó khăn, nạn đói đe doạ. Freud sụt cân, thiếu than không thể đốt lò, ông
đành cuốn áo khoác, khăn, đội mũ viết và chữa bài với bàn tay lạnh cóng.
Trong tình hình ấy, Freud vẫn đến đại học Viên nhiều lần để giảng bài.
Nhƣng bài giảng ấy đã đƣợc in thành Nhập môn phân tâm học vào năm 1917.
Trong sách này, Freud đã giới thiệu rất rõ toàn bộ nội dung của phân tâm học.
Sách đã trình bày có hệ thống về nguyên nhân của sự nhầm lẫn, về giấc mơ,
khái niệm vô thức và lý thuyết tính dục. Có thể nói, đây là tác phẩm tổng kết
thời kỳ đầu của ông.
Năm 1930, Freud vinh dự đƣợc nhận giải thƣởng Gothe mà ông
hằng ao ƣớc với tác phẩm Bất mãn với văn hoá - giải thƣởng vinh dự nhất
cuộc đời ông với tƣ cách là một công dân. Nhà tiểu thuyết Thomas Mann
đã bày tỏ sự thán phục và coi ông nhƣ là một ảnh hƣởng chủ đạo trong lịch
sử tƣ duy hiện đại.
Một số tác phẩm quan trọng đƣợc ông viết trong thời kì này: Vật tổ -
cấm kị (1913); Nhập môn phân tâm học (1917); Ở phía bên kia nguyên tắc
khoái lạc (1920); Nguyên tắc siêu việt và khoái lạc (1920); Bất mãn với văn
hoá (1920); Tâm lí học tập thể và phân tích bản ngã (1921); Tự ngã, bản ngã
(1923); Tương lai của một ảo tưởng (1924); Sự bất ổn của nền văn minh
(1930). Đây là những tác phẩm chính của Freud bàn về con ngƣời và mối
quan hệ con ngƣời và văn hoá trong xã hội hiện đại.
Vào những năm 30 thế kỷ XX Đảng Quốc xã và Hitle - kẻ thù không
đội trời chung cho những gì Freud đại diện, đã bành trƣớng thế lực ở Đức.
Những bài diễn thuyết của chúng về sự thấp kém chủng tộc là khúc dạo đầu
18


cho cuộc tàn sát hàng loạt ngƣời Do Thái dƣới thời Hitle. Trong một thời gian
ngắn, Freud ra nhập hàng ngũ những ngƣời tri thức Do Thái và bị kết tội là
"kẻ thù của liên minh". Những quan niệm và ý tƣởng của ông bị chính thức
cấm vì nó đề cập đến những vấn đề tục tĩu, hạ đẳng trong con ngƣời, chính
phủ Quốc xã buộc ông phải thiêu huỷ toàn bộ sách của mình ở nơi công cộng.
Trong những năm cuối đời, Freud ngoan cƣờng đấu tranh với bệnh tật,
tiếp tục nghiên cứu, sáng tác, công bố nhiều tác phẩm quan trọng, đặc biệt
trong tình trạng bị phát xít Đức bức hại điên cuồng, ông vẫn kiên định niềm
tin của mình phấn đấu đến hơi thở cuối cùng. Ban ngày chữa bệnh, ban đêm
tiếp tục nghiên cứu, sáng tác và viết Tự truyện. Trong Tự truyện, Freud khái
quát có hệ thống lịch sử ra đời và phát triển của phân tâm học, trình bày cốt
lõi hệ thống lí luận phân tâm học và giá trị quan trọng của nó. Đồng thời ông
còn viết một số luận văn ngắn nhƣ Dồn nén, chứng bệnh và lo âu, Sự chống
lại đối với phân tâm học.
Freud định tận dụng thời gian bệnh tật cuối cùng viết nhiều tác phẩm
mới. Nhƣng lúc này ở phƣơng Tây, kinh tế khủng hoảng, lạm phát phi mã,
tình hình chính trị căng thẳng khiến hoàn cảnh của Freud ngày càng tồi tệ.
Hiệp hội phân tâm học giải tán, Freud chạy chốn khỏi nƣớc Áo, sang Anh
sống lƣu vong. Ông đƣợc nƣớc Anh chào đón nồng nhiệt và đƣợc đích thân
Quốc vƣơng tới thăm. Lúc này bệnh tình của Freud ngày càng xấu, ông vẫn
tiếp tục viết Mosiel và tôn giáo độc thần. Khắc kỉ, nhẫn nhục, Freud đã duyệt
đi duyệt lại học thuyết của mình cho đến phút cuối cùng.
Ông mất ngày 23 tháng 9 năm 1939 và đƣợc hoả táng tại Luân Đôn.
Freud là nhân vật lịch sử, sự cống hiến và hạn chế của ông đều mang
tính thời đại. Về địa vị và ảnh hƣởng của ông, chúng tôi mƣợn lời nói của nhà
tâm lí học Mĩ Bôring để diễn đạt "Nếu Freud bị chết ngạt trong nôi, thời đại
sẽ không thể sinh ra một Freud khác".
1.2. Bối cảnh châu Âu giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
19


Giữa thế kỷ XIX, ở châu Âu có rất nhiều sự biến đổi có tính chất bƣớc
ngoặt cả về kinh tế, chính trị và văn hoá tinh thần. Năm 1848, nƣớc Áo thực
hiện cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân lao
động khỏi sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng thất bại, chế độ
chuyên chế của Vƣơng triều Habsboudg lại đƣợc khôi phục, các dân tộc bị đế
quốc áp bức rơi vào cảnh bị tàn sát. Cuối thế kỷ XIX, nhà nƣớc phong kiến
tan rã, chủ nghĩa tƣ bản ra đời và phát triển nhanh chóng, từng bƣớc chuyển
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mặc dù mới đƣợc thiết lập nhƣng phƣơng
thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa tỏ ra ƣu việt hơn hẳn so với các chế độ trƣớc
đó. Đây là thời kỳ ra đời của các tập đoàn tài chính lớn liên kết với nhau
nhằm tập trung sức sản xuất, thành lập các liên minh, các tổ chức độc quyền
tiến hành xuất khẩu tƣ bản lũng đoạn nền kinh tế thế giới. Thực trạng này đã
khiến cho cạnh tranh, mâu thuẫn ngày càng gay gắt trong thế giới tƣ bản, dẫn
đến chiến tranh, đổ máu, tàn sát lẫn nhau. Mặt khác, hàng loạt công nhân thất
nghiệp, đời sống khó khăn, nhân dân bị áp bức về kinh tế chính trị ngày càng
nặng nề. Nhƣng đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế thì nó cũng kéo
theo những mâu thuẫn gay gắt trong nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, triết
học, tôn giáo… và đời sống xã hội lúc bấy giờ cũng trở nên căng thẳng hơn,
nhạy cảm hơn. Trong một xã hội với phƣơng thức sản xuất mới, những tƣ
tƣởng, cách nhìn chuẩn mực đạo đức mới dần dần xuất hiện. Có thể nói, bầu
không khí Tây Âu thời kỳ này đã xuất hiện những mâu thuẫn mới trong đời
sống tinh thần; một bên là những quan niệm truyền thống với những tập tục,
thành kiến của xã hội phong kiến bảo thủ, một bên là xã hội sôi động với
những quan niệm mới, những “chuẩn” mới.

Lúc này Freud sống và trƣởng thành ở thủ đô Viên, một trong những
thành luỹ tƣ bản ở Tây Âu lúc bấy giờ. Thành phố Viên hoa lệ lúc này thực sự
là một lò lửa sục sôi với những mâu thuẫn kinh tế, xã hội, tƣ tƣởng. Bạo loạn,
20


chiến tranh, chết chóc và khủng bố xảy ra thƣờng xuyên. Lúc Freud ba tuổi,
Ý, Pháp tuyên chiến với Áo khiến bố và hai ngƣời anh trai của ông buộc phải
tham chiến. Gia đình Freud phải dời đến Laizic để lánh nạn. Thời niên thiếu
Freud không chỉ tận mắt chứng kiến các cuộc chiến tranh mà ông còn theo dõi
từ đầu đến cuối những diễn biến, số phận của con ngƣời và xã hội. Xã hội
Áo còn đầy rẫy những thành kiến của tƣ tƣởng quan phƣơng Thanh giáo
bảo thủ. Điều đó cùng với sự thối nát của Vƣơng triều Vichtoria đã làm
nảy sinh thói đạo đức giả, sự ức chế tình dục là không thể tránh khỏi.
Những ngƣời không kịp thời thích ứng với điều kiện làm việc, thích ứng
với quan niệm xã hội mới sẽ trở nên căng thẳng, thiếu tự tin trong cuộc
sống, trong nếp nghĩ và nhất là bị “ám thị” với những cuộc đấu tranh giữa
cái cũ và cái mới ngay trong suy nghĩ của bản thân mình. Từ đó, những
căn bệnh mới về tinh thần cũng có nguy cơ phát triển theo. Mâu thuẫn
giữa hệ tƣ tƣởng chính thống với thực tế tàn khốc luôn làm cậu bé Freud
hoài nghi suy nghĩ không nguôi. Tình trạng căng thẳng của thành Viên và
sự phi nhân tính của chủ nghĩa bài Do Thái trong xã hội lúc bấy giờ đã
ảnh hƣởng rất nhiều đến việc kiến tạo tƣ duy Freud.
Đặc biệt, khi trƣởng thành bản thân Freud lại đƣợc chứng kiến các cuộc
chiến tranh (Mỹ - Tây Ban Nha, Nhật - Nga). Chiến tranh thế giới thứ nhất
bùng nổ, Freud không quan tâm đến vấn đề chính trị, ông hăng hái tuyên
truyền cho chiến tranh mà không chút hoài nghi về tính chính nghĩa của cuộc
chiến tranh này. Thậm chí, Freud còn hùng hồn tuyên bố “bàn giao toàn bộ
Libido cho đế quốc Áo - Hung”. Vì đã hết tuổi đi lính Freud không trực tiếp
tham chiến, nhƣng ngay sau khi chiến tranh nổ ra, Freud lần lƣợt tiễn ba
ngƣời con lên đƣờng nhập ngũ. Khi chiến tranh diễn ra ác liệt, thì cả những
ngƣời bệnh của ông cũng phải tham chiến. Thông tin về số ngƣời chết và bị
thƣơng ngày càng tăng thêm khiến Freud bừng tỉnh trở lại, thoát khỏi cơn u
mê cổ suý cho chiến tranh. Những cuộc giao tranh đẫm máu trên chiến trƣờng
21


đã gây những xáo động lớn về kinh tế, chính trị, và làm tổn thƣơng tinh thần
rất lớn cho nhân dân. Nhiều nhà rơi vào cảnh đói nghèo; ngƣời thân chết, nhà
cửa tan hoang cùng với sự dồn nén xã hội khiến số bệnh nhân tâm thần tăng
vọt. Trong tình hình ấy, mọi ngƣời tìm đến phân tâm học, hi vọng tìm ra con
đƣờng giải thoát tinh thần.
Tha hóa tinh thần của con người phương Tây hiện đại – nguồn gốc
hình thành phân tâm học Freud
Triết học đã, đang và mãi mãi có một mục đích nhân văn duy nhất của
mình là giải phóng con ngƣời, đem lại tự do cho con ngƣời, tức là chỉ ra bản
chất đích thực của sự tha hóa của con ngƣời và con đƣờng khắc phục sự tha
hóa ấy. Trong mỗi một thời đại lịch sử, con ngƣời luôn bị chi phối bởi một
hình thức tha hóa nào đó. C.Mác đã vạch trần sự tha hóa của con ngƣời dƣới
chủ nghĩa tƣ bản là do sự thống trị của chế độ tƣ hữu và ông cũng đã chỉ ra
con đƣờng khắc phục sự tha hóa đó bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Giờ đây, hình thức tha hóa chiếm ƣu thế
trong xã hội phƣơng Tây chính là sự tha hóa tinh thần. Nghĩa là, con ngƣời
trong xã hội phƣơng Tây hiện đại bị nô dịch về mặt tinh thần - giá trị tối cao,
có ý nghĩa quyết định bản chất ngƣời. Phân tích hình thức tha hóa này và chỉ
ra con đƣờng khắc phục nó đã trở thành đề tài chủ yếu của tất cả các trào lƣu
triết học phƣơng Tây hiện đại, trong đó có triết học Freud. Việc tìm hiểu quan
niệm của Freud về tha hóa tinh thần của ngƣời phƣơng Tây hiện đại có ý
nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận, lẫn về mặt thực tiễn.
Có thể nói, thời hiện đại trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch
sử loài ngƣời. Dấu mốc này đánh dấu sự cáo chung của thời đại “chinh phục
tự nhiên” của con ngƣời. Nền văn minh mà con ngƣời đã tạo dựng nên là
hùng mạnh, khả năng tác động của con ngƣời đến sinh quyển đã sâu rộng tới
mức đe dọa chính môi sinh của họ và do vậy, đến cả sự tồn tại của tất cả các
loài sinh vật trong hệ thống sinh quyển. Có thể là kỳ quặc, song có thể nói, cơ
22


hội khắc phục sự khủng hoảng toàn cầu đó của loài ngƣời, trƣớc hết, phụ
thuộc không hẳn vào khả năng tổ chức - công nghệ của nền văn minh nhân
loại, mà chủ yếu là vào năng lực tinh thần, đạo đức của bản thân con ngƣời,
vào trình độ phát triển đạo đức của con ngƣời.
Điều nói trên chứng tỏ rằng, con ngƣời có khả năng tránh đƣợc thảm
họa, nếu họ chuyển từ những vấn đề sinh thái học và chính trị học sang vấn đề
tiến hóa trong thế giới nội tâm của con ngƣời. Đây chính là chiếc chìa khóa để
mở ra điều quan trọng nhất - bảo tồn loài ngƣời trên hành tinh. Điều đó thực
sự là nhƣ vậy, bởi chúng ta đang phải trả lời cho một vấn đề nan giải: xét về
phƣơng diện đạo đức, con ngƣời hiện đại là gì, những nhân tố nào cản trở con
ngƣời làm Ngƣời?
Để giải quyết những vấn đề nan giải này, Freud nhận thấy cần phải xây
dựng một phƣơng pháp thích hợp. Do việc khảo cứu thế giới đƣơng đại và
con ngƣời với tƣ cách một thực thể tinh thần - xã hội phức tạp, tồn tại trong
thể thống nhất hữu cơ, nên cần phải nhận thức đƣợc phức hệ toàn vẹn “tinh
thần - văn hóa - văn minh”. Thế nhƣng, chúng ta lại không thể nhận thức
đƣợc phức hệ thống nhất này nhờ áp dụng phƣơng pháp luận của khoa học cổ
điển, - phƣơng pháp luận quy quá trình nhận thức và cải biến thế giới về sự
tác động đến thế giới từ phía chủ thể bằng cách đối lập nghiêm ngặt khách thể
với chủ thể. Phƣơng pháp mà chúng ta cần phải có là một phƣơng pháp giả
định thứ nhất: có sự tác động lẫn nhau giữa khách thể và chủ thể và, giả định
thứ hai: chủ thể là một thực thể tinh thần. Với những giả định này, có thể coi
bản chất xã hội của con ngƣời là một tạo phẩm của chính con ngƣời. Những
tri thức có đƣợc về con ngƣời nhờ phân tích các dữ liệu kinh nghiệm tinh thần
đã đƣợc khách quan hóa là bổ sung cần thiết cho các khoa học cổ điển. Những
dữ liệu này, về thực chất, phản ánh một phƣơng diện khác của tồn tại ngƣời, -
phƣơng diện mà chúng ta không thể đạt đƣợc bằng tƣ duy duy lý thuần tuý,
nhƣng việc bỏ qua nó sẽ làm mất bản thân mục đích, nội dung của lịch sử -
tinh thần hóa xã hội tính.

23

Mặc dù vậy, bên cạnh những nhân tố mà chúng ta đã biết, trong lịch sử
nhân loại vẫn có những nhân tố buộc chúng ta phải tách biệt thời đại thay thế
cho thời Trung đại ở châu Âu có tên gọi là thời hiện đại hay thời đại công
nghiệp, tức là giai đoạn đang đi đến hồi kết ở trƣớc mắt chúng ta. Vấn đề là ở
chỗ, đây chính là thời đại đầu tiên mà những đặc điểm quyết định của nó là
việc giải phóng con ngƣời khỏi thế giới quan tôn giáo từng thống trị, là việc
từ bỏ thần trung tâm chủ nghĩa (theocentrisme) để chuyển sang chủ nghĩa con
ngƣời là trung tâm (anthropocentrisme) và kết quả tất yếu của nó là việc thế
tục hóa (secularisation) xã hội. Khủng hoảng xã hội bắt đầu bộc lộ rõ ở thời
đại này và đó chính là khủng hoảng của lối sống coi con ngƣời là trung tâm
(vô thần theo nghĩa này). Đến lƣợt mình, chính sự khủng hoảng này đã quyết
định bối cảnh đạo đức của con ngƣời hiện đại.
Sống trong điều kiện văn minh công nghiệp, Freud nhận thấy nhiều giá
trị to lớn đƣợc nền văn minh ấy đem lại cho con ngƣời. Song, ông cũng nhìn
ra mặt trái của nền văn minh ấy là nó đƣa con ngƣời vào tình cảnh bị nô lệ về
mặt tinh thần mà khoa học tự nhiên đƣơng thời cũng bất lực trong nỗ lực khắc
phục nó. Freud sáng lập ra phân tâm học vào lúc chủ nghĩa duy lí đang bị phê
phán là học thuyết “không có con ngƣời”, không đề cập đến con ngƣời, đặc
biệt là thế giới nội tâm của con ngƣời. Vì vậy, trào lƣu triết học nhân bản của
S'chopenhauer và Nietzscher kêu gọi triết học cần thoát khỏi sự cám dỗ của
thế giới hƣ ảo bên ngoài mà trở về với thế giới nội tâm, lấy đó làm nền tảng
của triết học hiện đại. Freud đã chịu ảnh hƣởng bởi quan điểm chủ yếu này và
xây dựng học thuyết của ông theo khuynh hƣớng phi duy lý chủ nghĩa. Nhƣ
vậy, chúng ta có thể khẳnh định thái độ say mê triết học có ảnh hƣởng rất sâu
đậm đến tƣ duy của Freud cũng nhƣ học thuyết phân tâm học của ông sau
này.
Vấn đề còn là ở chỗ, thực tế cho thấy, cuộc cách mạng công nghệ có
thể mở ra những khả năng to lớn cho sự phát triển tinh thần theo các

×