ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
٭٭٭٭٭٭٭٭٭
DƯƠNG THỊ HỒNG ĐIỆP
QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG
PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
٭٭٭٭٭ *٭٭٭٭
DƯƠNG THỊ HỒNG ĐIỆP
QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG
PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 80
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN VŨ HẢO
HÀ NỘI - 2009
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1) Một số thiên tài sáng tạo đã chi phối lịch sử tư duy của thế giới và
những người này đã định dạng lại kiến thức, giá trị của loài người; từ đó, định
dạng lại cả quá trình diễn biến của những sự kiện trên thế giới. Freud nằm
trong số những người đó. Nếu như Albert Einstein đã thay đổi tận gốc sự hiểu
biết của chúng ta về thế giới vật lý; Karl Marx- nhà cách mạng kinh tế và xã
hội-đã buộc nhiều người phải xem lại sự hiểu biết của mình về nền tảng xã
hội và mối quan hệ của giai cấp xã hội với quy luật kinh tế thì Sigmund Freud
đã chỉ ra rằng cần xem xét con người một cách sâu sắc hơn trước đây; con
người không những là một thực thể duy lý mà nó là “giao điểm của hai thế
giới- thế giới tâm linh cao cả và thế giới tự nhiên thấp hèn” [30; 233].
Giống như Copernius và Darwin, Freud đã giáng một đòn mãnh liệt
vào những đức tin phổ biến về trạng thái của con người. Trước Freud, người
ta cho rằng mọi hoạt động của con người đều chịu sự chi phối của ý thức và
chỉ ý thức mà thôi. Freud đã chứng minh điều ngược lại. Ông cho rằng, tinh
thần giống như một tảng băng trôi, với cái chóp của nó - trạng thái có ý thức -
nhô lên trên bề mặt. Dưới bề mặt này, hình thành nền tảng cho hầu hết hành
vi của con người, là trạng thái vô thức, chứa đựng những kinh nghiệm và
những động cơ thúc đẩy được bắt nguồn từ thời thơ ấu, trước cuộc sống
trưởng thành. Học thuyết của Freud đã mở ra góc nhìn mới đối với vấn đề con
người; nhiều khái niệm của ông đã trở thành những dấu ấn khắc sâu trong văn
chương hiện đại và văn hóa quần chúng, những cái khác được hấp thu vào
trong khuynh hướng chủ đạo của tư duy tâm thần học và tâm lý học. Từ công
trình của Freud, vô số những nhà tâm lý học và triết học đã phát triển hoặc
sửa đổi những học thuyết liên quan để hòa nhập với những khái niệm của
2
Freud. Vì thế, việc nghiên cứu về Phân tâm học Freud sẽ bổ sung thêm vào
kho tàng kiến thức quý báu của nhân loại.
2) Mỗi thời đại lịch sử văn hóa đều đặt ra những vấn đề, những thách
thức xác định đối với tồn tại người. Do vậy, “con người đã, đang và sẽ luôn
luôn là hiện tượng thú vị nhất đối với con người” [trích theo 30; 218]. Trong
lịch sử đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về con người, song tất cả những
câu trả lời đó dường như là chưa đủ vì rằng con người là đối tượng đặc biệt
luôn ẩn chứa những bí mật khêu gợi và thách thức sự khám phá.
Nằm trong trào lưu triết học phương Tây hiện đại, Phân tâm học của
Sigmund Freud cũng không tránh khỏi việc khám phá thế giới bí ẩn của con
người. Công lao của Freud không phải là phát hiện ra cái vô thức trong lĩnh
vực phân tâm học của mình, mà ở chỗ ông đã sử dụng những phương pháp
tìm tòi độc đáo, đổi mới nhận thức mà chúng ta có trước đây về “mặt tối” của
con người, nhất là chứng mình được sự tồn tại của một thứ “động cơ vô
thức”, có liên quan đến sự “dồn nén” và đặc biệt là sự “dồn nén tính dục”. Vì
vậy, tìm hiểu về Phân tâm học Freud, đặc biệt là quan niệm về con người của
Phân tâm học Freud giúp chúng ta tiếp cận một góc nhìn mới về con người:
góc nhìn từ cái vô thức và bản năng tính dục của con người.
3) Phân tâm học ra đời đã ảnh hưởng khá lớn không chỉ ở phương Tây
mà cả phương Đông trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng của nó không đơn
thuần trong lĩnh vực y học, ở việc trị bệnh mà ảnh hưởng của nó rộng hơn còn
tới đời sống xã hội. Tuy nhiên, quan niệm của Freud không dễ dàng được
chấp nhận ngay từ đầu, thậm chí còn gặp phải sự phản đối kịch liệt. Hiện nay,
lý thuyết của Freud vẫn còn rất nhiều điểm gây tranh luận và chưa đi tới kết
luận cuối cùng.
Do đó, hiểu rõ hơn về lý thuyết rất độc đáo này, để có sự nhìn nhận
đánh giá khách quan và đúng đắn về nó là việc làm cần thiết. Đồng thời, việc
3
tìm hiểu này cũng góp phần bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt về mảng
triết học phương Tây hiện đại. Đó cũng chính là lý do tôi đã chọn đề tài
“Quan niệm về con người trong Phân tâm học của Sigmund Freud” làm đề
tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phân tâm học ra đời được xem như là một cuộc cách mạng bởi nó đã
“định dạng lại nhiều khía cạnh trong xu thế xã hội, văn hóa và tri thức của thế
kỷ XX" [2; 48]. Ảnh hưởng mạnh mẽ của nó không chỉ trong lĩnh vực triết
học, y học, tâm lý học mà cả đối với đời sống xã hội, đặc biệt trong việc định
hướng giáo dục nhân cách. Tuy nhiên, học thuyết Freud ngay từ khi ra đời, và
thậm chí cho đến tận ngày nay vẫn gây ra nhiều tranh luận. Chính vì lẽ đó,
các nghiên cứu về học thuyết Phân tâm học của Freud rất phong phú, nhất là
trong giai đoạn gần đây.
Ở Việt Nam, Phân tâm học được biết đến từ năm 1936 song vào
thời kỳ đó, nó chưa gây được nhiều chú ý. Ở miền Nam, trước năm 1975,
một số dịch giả đã giới thiệu Phân tâm học như Vũ Đình Lưu, Lê Thanh
Hoàng Dân… Trong những năm gần đây, học thuyết Phân tâm học của
Sigmund Freud đã xuất hiện nhiều trong các bài viết chuyên khảo, những
chuyên luận của Nguyễn Hào Hải, Phạm Minh Lăng, đặc biệt là chùm tác
phẩm về Phân tâm học do Đỗ Lai Thúy biên soạn, được Nxb. Văn hóa
thông tin phát hành: Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật (2000); Phân
tâm học và văn hóa tâm linh (2002); Phân tâm học và tình yêu (2003).
Hiện nay, nguồn tài liệu trên mạng internet về Freud và học thuyết Phân
tâm học của ông rất đa dạng và phong phú cho thấy những đánh giá nhiều
chiều. Nhiều tác phẩm của Freud đã được dịch sang tiếng Anh giúp cho
việc nghiên cứu phần nào thuận tiện hơn.
4
Với tư cách là một trào lưu triết học phương Tây hiện đại, Phân tâm
học Freud được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về triết học
phương Tây hiện đại như:
- Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết triết học phương Tây hiện
đại, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
- Lưu Phóng Đồng (2004), Triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Lý
luận chính trị, Hà Nội.
- Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Đăng Duy (2005), Lịch sử triết học phương
Tây hiện đại, Nxb. Tổng hợp, Tp. HCM.
- Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2008), Đại cương
lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX- nửa đầu thế kỷ XX,
Nxb. Tổng hợp Tp. HCM
Trong các công trình nêu trên, những nội dung cơ bản của học thuyết
Phân tâm học Freud đã được trình bày một cách khái quát.
Tìm hiểu sâu hơn về học thuyết Phân tâm học của Freud có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu như:
- Freud đã thực sự nói gì của tác giả David Stanfford- Clark (Nxb. Thế
giới, 1998). Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày các quan niệm của
Freud theo từng nhóm vấn đề với các khái niệm căn bản của Phân tâm học
Freud như: vô thức, sự dồn nén, cấu trúc bộ máy tâm thần….
- Freud và Tâm phân học của tác giả Phạm Minh Lăng (Nxb. Văn hóa
thông tin, 2000). Đây được xem là một công trình nghiên cứu bài bản và có hệ
thống về Phân tâm học Freud. Từ việc đưa ra lý thuyết về cái vô thức và lý
thuyết về tình dục, tác giả Phạm Minh Lăng đã kết luận: “Tâm phân học
không muốn thi vị hóa cuộc đời và luôn chấp nhận nó không phải để chiêm
ngưỡng nó, không phải để bó tay mà để có đối sách phù hợp mà không hề có
5
sự ảo tưởng hay huyễn hoặc nào” [43; 286]. Tác giả cho rằng “tâm phân học
là một hệ thống vô cùng phong phú với rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta
quan tâm” [43; 18].
- Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam
(Trần Thanh Hà, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008). Trong cuốn sách
này, tác giả Trần Thanh Hà đã phân tích quan niệm của Freud về vô thức, tính
dục và chỉ ra những đóng góp của học thuyết Freud. Theo tác giả, “Chủ nghĩa
Freud chưa phải là một học thuyết theo nghĩa đầy đủ của nó. Nhưng Freud đã
nêu quan niệm về thế giới tinh thần nói riêng, và con người nói chung và từ
đó đã mở ra một chân trời mới trong khoa học khi chủ nghĩa duy lý đang
chiếm vị trí thống lĩnh. Nhờ học thuyết của Freud, con người được nhìn nhận
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và tròn vẹn hơn” [23, 28].
Đề cập trực tiếp đến đề tài về con người trong Phân tâm học Freud, tác
giả Diệp Mạnh Lý trong cuốn Sigmund Freud, Nxb. Thuận Hóa – Trung tâm
ngôn ngữ Đông Tây, 2005 đã đi vào phân tích những quan niệm của Freud về
cơ cấu nhân cách của con người với ba bộ phận: bản ngã, tự ngã và siêu ngã.
Theo tác giả, ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau “… khi ba cái bản
ngã, tự ngã và siêu ngã điều hòa thống nhất, tâm lý con người có trạng thái
cân bằng, nhân cách là bình thường; khi ba cái này mất cân bằng, có trạng
thái rối loạn, tâm lý con người không thể tự động tiến hành điều tiết, khống
chế gây cho tinh thần không bình thường” [49; 213]. Tác giả đã đánh giá “lý
luận nhân cách của Freud đã giới thiệu với chúng ta một trình tự hợp logic,
vạch ra bí mật của nhân cách. Lý luận này trong lịch sử tâm lý học là sáng tạo
hàng đầu, có ảnh hưởng quan trọng trong các lĩnh vực khoa học như văn học,
nghệ thuật, mỹ học, tôn giáo lý luận” [49; 244].
Trong công trình Các học thuyết về nhân cách, Nxb. Văn hóa thông tin,
2005, hai tác giả Barry D. Smith và Harold J. Vecter đã đi vào phân tích mô
6
hình nhân cách với các bộ phận: xung động bản năng, bản ngã, siêu ngã cũng
như sự tương tác giữa ba yếu tố đó dưới sự chi phối của xung đột nội tâm.
Sau khi phân tích, hai tác giả đã nhận định: “Freud đã làm nổ tung thế giới
vào lúc mà hầu như loài người cho rằng đa phần mình là loài không có dục
tính, là một loài biết suy tính, duy lý và ý thức. Nhưng rồi ông tuyên bố loài
người là những sinh vật vô thức có phần phi lý, bốc đồng và dục tính của nó
là nguyên nhân trọng yếu gây ra những động cơ thúc đẩy, xung đột… Không
nghi ngờ gì học thuyết của ông là một trong những học thuyết bị phê bình dữ
dội và rộng khắp nhất trong toàn bộ những học thuyết về tâm lý học. Đồng
thời, nó cũng là một trong những học thuyết quyền năng và gây ảnh hưởng
nhiều nhất trong lĩnh vực này.” [2; 106].
Với đề tài nghiên cứu: “Quan niệm về con người trong phân tâm học
của Sigmund Freud” chúng tôi muốn chỉ ra sự khác biệt trong cách tiếp cận
vấn đề con người của Freud và làm sáng tỏ một số nội dung trong quan niệm
của phân tâm học Freud về con người.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ quan niệm phân tâm học
của Sigmund Freud về con người; từ đó phân tích những giá trị và hạn chế
của quan niệm này.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm
vụ sau:
- Phân tích bối cảnh và những tiền đề ra đời của phân tâm học Freud.
- Làm rõ nội dung cơ bản của quan niệm phân tâm học của Freud về
con người.
- Phân tích những giá trị và hạn chế của quan niệm Phân tâm học Freud
về con người.
7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm của phân tâm học
Freud về con người từ nền tảng cái vô thức và bản năng tình dục của con người.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số nội
dung cơ bản trong quan niệm của phân tâm học Freud về con người xuất phát
từ quan niệm về cái vô thức.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm triết học Mác- Lênin và các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng một số phương pháp nghiên cứu cụ
thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic
và lịch sử, phương pháp diễn dịch và quy nạp…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã trình bày được sự hình thành cũng như nội dung một số
quan niệm về con người của Phân tâm học của Sigmund Freud.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho mảng kiến thức về
Phân tâm học của Sigmund Freud.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm hai chương và triển khai trong bảy tiết.
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH, NHỮNG TIỀN ĐỀ VÀ ĐẶC TRƢNG
CỦA PHÂN TÂM HỌC FREUD
1.1. Bối cảnh ra đời Phân tâm học Freud
Cuối thế kỷ XIX, nước Áo nói riêng và các nước Tây Âu như Anh,
Pháp, Ý… nói chung đã thiết lập chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã đem
lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Mặc dù
mới thiết lập nhưng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tỏ ra ưu việt
hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó. Nhưng đồng thời, sự phát
triển của nền kinh tế cũng kéo theo mâu thuẫn gay gắt trong nhiều lĩnh vực
như chính trị, triết học, tôn giáo… và đời sống xã hội lúc bấy giờ cũng trở nên
căng thẳng hơn, nhạy cảm hơn. Trong một xã hội với phương thức sản xuất
mới, những tư tưởng, cách nhìn chuẩn mực đạo đức mới cũng dần dần xuất
hiện. Có thể nói, bầu không khí Tây Âu thời kỳ này đã xuất hiện những mâu
thuẫn mới trong đời sống tinh thần; một bên là những quan niệm truyền thống
với các tập tục, thành kiến của một xã hội thanh giáo bảo thủ, một bên là một
xã hội sôi động với những quan niệm mới, những “chuẩn mực” mới. Những
người không kịp thích ứng với điều kiện xã hội mới như thích ứng với điều
kiện làm việc, thích ứng với các quan niệm đạo đức xã hội mới, thích ứng với
mối quan hệ xã hội mới… sẽ trở nên căng thẳng, thiếu tự tin trong cuộc sống,
trong nếp nghĩ và nhất là bị “ám thị” với những cuộc tranh đấu giữa cái mới
và cái cũ ngay trong suy nghĩ bản thân mình. Từ đó, những căn bệnh mới về
tinh thần cũng có nguy cơ phát triển theo.
Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX là thời kỳ khoa học, kỹ thuật phát
triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu khoa
học và kỹ thuật đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của thế giới và của con
người. Những công nghệ mới đã làm thay đổi triệt để thế giới của con
9
người và bản thân tính chất của tồn tại người. Giá trị mà nền văn minh mới
đem lại là không nhỏ, song mặt trái của nó cũng không phải là ít. Những
hậu quả của cuộc cách mạng công nghệ là rất đa dạng. Quyền lực của kỹ
thuật đặt ra vô số vấn đề gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết. Chỉ cần
nhắc đến vấn đề nguy cơ chiến tranh hạt nhân và hiểm họa sinh thái là nhân
loại ai cũng thấy rõ. Chúng chỉ là một phần của vô số vấn đề toàn cầu đang
thật sự đe dọa sự tồn tại của loài người.
Thực tế cho thấy những thành tựu khoa học- kỹ thuật thể hiện là nhân
tố làm phức tạp hơn nữa bối cảnh tinh thần đang ngày càng trở nên phong phú
và rối rắm hơn rất nhiều so với trước kia. Tiến bộ kỹ thuật được đặc trưng bởi
tính chất không tiên đoán được về nguyên tắc của những hậu quả của nó,
trong đó có cả những hậu quả tiêu cực. Do vậy, con người cần phải luôn có
thái độ sẵn sàng để biết cách đáp lại những thách thức do bản thân mình sáng
tạo ra: thế giới thiết bị kỹ thuật nhân tạo có khả năng không những đem lại
nhiều hữu ích mà cả sự thiệt hại không sửa chữa được cho con người và môi
trường sinh sống của nó.
Sống trong điều kiện văn minh công nghiệp, Freud nhận thấy nhiều giá
trị to lớn của nền văn minh ấy đem lại cho con người. Song, ông cũng nhìn ra
mặt trái của nền văn minh ấy. Nó đưa con người vào tình cảnh bị nô lệ về mặt
tinh thần mà khoa học tự nhiên đương thời cũng bất lực trong nỗ lực khắc
phục nó. Thời hiện đại đề ra cho con người những yêu cầu ngày một cao hơn,
đặt ra cho nó hàng loạt những vấn đề hết sức phức tạp mà bản thân quá trình
sinh tồn là không thể thiếu việc giải quyết chúng. Đồng thời, việc bị lôi kéo
vào dòng chảy của cuộc sống hiện tại dường như cũng không để lại cho con
người thời gian dành cho những suy ngẫm nghiêm túc, do đó, con người hiện
đại có nguy cơ đánh mất các định hướng, mục đích sống cơ bản. Con người
hiện đại có nguy cơ bị lôi vào vòng xoáy của những sự kiện mà nó không thể
10
nắm bắt được nguyên nhân và ý nghĩa. Tìm ra kim chỉ nam trong thế giới hiện
đại đầy sóng gió là không đơn giản.
Triết học hiện đại cho rằng cội nguồn của những vấn đề sâu xa chủ yếu
bắt nguồn trong bản thân con người, trong thế giới nội tâm của nó. Con người
đau khổ không phải vì nó không thể giải quyết được những vấn đề bên ngoài
mà vì nó không thể làm chủ được chính bản thân mình, những suy nghĩ của
mình, ý thức của mình. Chính vì vậy mà rất khó có thể giải quyết được những
vấn đề bên ngoài. Triết học hiện đại nhấn mạnh rằng, trái với hy vọng của con
người, cả tiến bộ khoa học-kỹ thuật, cả tiện nghi và chất lượng sống đi liền
với chúng đều không làm cho cuộc sống của con người hiện đại trở nên nhẹ
nhàng hơn về mặt tâm lý con người. Tính chất bi đát đặc biệt của bối cảnh
hiện đại là ở chỗ, con người thường hóa ra không sẵn sàng chịu đựng được
gánh nặng tâm lý-đạo đức của cuộc sống hiện đại, chống lại những cú đòn của
số phận một cách xứng đáng.
Thực tế xã hội Tây Âu lúc bấy giờ, những căn bệnh tinh thần không
phải là hiếm hoi. Nhiều bác sỹ thần kinh học như Philip Pinel (1745-1826)
người Pháp; Benjamin Ras (1745-1813) người Mỹ, Franz Anton Mesmer
(1743-1815)- người Áo, James Breid (1795-1860) người Anh… đã dày công
nghiên cứu các phương pháp chữa trị cho các bệnh nhân bị mắc bệnh tâm
thần. Phương pháp phổ biến lúc bấy giờ mà các bác sỹ sử dụng là phương
pháp thôi miên để giúp người bệnh “phục hồi” trạng thái tinh thần như khi
chưa bị bệnh.
Mặc dù có hiệu quả song phương pháp thôi miên đã không thể chữa
khỏi cho tất cả các bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Xuất phát từ lý do đó,
Sigmund Freud- một bác sỹ, một nhà thần kinh học đã bắt tay vào tìm hiểu
nguyên nhân của việc chưa bệnh không có hiệu quả. Ông đã đặt ra câu hỏi:
“Tại sao phương pháp thôi miên có thể chữa khỏi cho những bệnh nhân này
11
mà lại không thể chữa khỏi cho những bệnh nhân khác?”. Trong quá trình đi
tìm câu trả lời cho vấn đề trên, Freud đã phát hiện ra rằng phương pháp thôi
miên chỉ có thể chữa khỏi bệnh tâm thần cho những bệnh nhân bị tổn thương
cơ cấu hệ thần kinh mà không thể chữa khỏi cho những bệnh nhân bị bệnh
tâm lý, không bị tổn thương hệ thần kinh. Freud cho rằng để tìm ra căn
nguyên của bệnh tâm thần loại này, cần phải nghiên cứu trên bình diện tâm lý.
Vì thế, ông đã nghiên cứu, tìm hiểu từ chính thực tế chữa bệnh và tìm ra một
phương pháp điều trị được gọi là Phân tâm học tức phân tích tâm lý người
bệnh. Cho đến tận ngày nay, tên tuổi của Sigmund Freud vẫn gắn liền với
Phân tâm học và ông được xem là người sáng lập ra bộ môn này.
1.2. Freud: cuộc đời và con đƣờng đến với Phân tâm học
Sigmund Freud sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 tại Freiberg, một thành
phố nhỏ ở tỉnh Moravia, trước đây thuộc Áo, bây giờ là một phần của nước
Tiệp Khắc. Freud sinh ra trong một gia đình thương nhân người Do Thái. Cha
ông là Jacob Freud (1815-1896) vốn là nhà buôn vải sợi, tuy không thành đạt
nhưng lương thiện và thích giúp đỡ người khác. Năm 1855, ông xây dựng gia
đình với một phụ nữ trẻ hơn ông 20 tuổi tên là Amalic Nathansohn (1835-
1930). Sigmund là đứa con đầu lòng của họ. Freud từng thổ lộ rằng ông đã
tiếp nhận tính đa cảm từ mẹ mình. Niềm kiêu hãnh và tình yêu mà Sigmund
Freud dành cho mẹ mình sẽ để lại dấu vết sâu đậm không phai mờ như sau
này ông có viết: “Khi ta nghiễm nhiên là đứa con yêu quý nhất của mẹ, ta sẽ
giữ gìn suốt đời tình cảm chinh phục ấy, sự đảm bảo ấy trong thực tế hiếm khi
nó không dẫn dắt ta tới thành công” [14; 52].
Trong trường trung học, Freud học kém môn Toán và ít quan tâm đến
các môn khoa học nhưng ông thích lịch sử, văn chương và rất xuất sắc trong
môn ngôn ngữ. Bổ sung thêm kiến thức của ông về tiếng Đức và Do Thái cổ,
ông đã đạt tới mức thành thạo tiếng Latin, Hy Lạp cổ và nói hoàn toàn trôi
12
chảy tiếng Pháp, Ý, Tây Ban Nha và tiếng Anh. Freud rất hâm mộ
Shakespeare, ngay từ hồi 8 tuổi, Freud đã bắt đầu đọc các tác phẩm của nhà
văn này. Phải nói rằng Freud là một học sinh xuất sắc luôn đứng đầu lớp mặc
dù khi nhận xét về mình, ông viết: “Năng lực hay tài nghệ của tôi rất hạn hẹp.
Không điểm cho các môn khoa học tự nhiên, không điểm cho môn toán;
không điểm cho tất cả những môn nào có tính số lượng. Thế nhưng cái chút ít,
cái không đáng kể mà tôi có được có lẽ lại vô cùng mãnh liệt” [35; 26].
Năm 1873, Freud thi đỗ vào trường Y của thành phố Viên. Sự lựa chọn
theo học ngành này được chính Freud giải thích trong cuốn hồi ký Đời tôi và
Phân tâm học (Ma vie et la psychanalise năm 1925) như sau: “Mặc dù hồi đó,
tiền nong sinh sống của chúng tôi hết sức eo hẹp, cha tôi vẫn tha thiết mong
tôi theo đuổi ý hướng và chọn cho mình một nghề. Cả hồi đó lẫn về sau này
tôi không hề thấy có sự ưa thích đặc biệt nào đối với hoàn cảnh và những bận
rộn của nghề thầy thuốc; vả chăng từ bấy đến giờ tôi chưa từng cảm thấy ưa
thích nghề đó. Đúng ra, tôi bị thôi thúc bởi một khát khao hiểu biết, song là
một hiểu biết liên quan nhiều đến các quan hệ giữa con người với nhau hơn là
liên quan đến các đối tượng riêng ở các ngành khoa học tự nhiên. Tuy nhiên,
học thuyết Darwin đang rất thịnh hành lúc ấy đã cuốn hút tôi mạnh mẽ như nó
có thể tạo ra một xung lực phi thường để nhận thức được muôn vật của thế
giới… Chính những sự kiện trên khiến tôi quyết định ghi tên vào học ngành
y.” [trích theo 35; 28-29]. Bên cạnh đó, sự nổi tiếng lẫy lừng của trường Y
thành phố Viên cũng là lý do khiến Freud lao vào học nghề thầy thuốc.
Trường này có đặc điểm là rất ưa chuộng thực hành và kinh nghiệm, đồng
thời rất thù ghét mọi thứ gì là lý luận và hệ thống. Quá nghiêng về lối tư biện,
Freud cảm thấy có nhu cầu làm cân bằng lại xu hướng trên bằng cách chuyên
tâm vào các đề tài khoa học cụ thể hơn.
13
Trong gần sáu năm, ông làm việc trong Viện nghiên cứu của nhà sinh
lý học nổi tiếng E.Brucke và bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực thần kinh học.
Đến năm 1881, sau khi đạt học vị tiến sỹ y học, ông làm việc tại Y viện đa
khoa Viên. Ở đây, ông nghiên cứu sâu hơn về giải phẫu não và bệnh lý học
tâm thần. Ông kết giao với một đồng nghiệp tên là Josef Breuer, người đã
khuyến khích các bệnh nhân của mình thảo luận về các triệu chứng của họ
trong một bầu không khí thư giãn và thoải mái. Thoạt tiên, ông ta dùng thôi
miên (hipnosie) đưa người bệnh vào giấc ngủ nhân tạo. Trong khi người bệnh
ngủ trong giấc ngủ nhân tạo thì người thầy thuốc trò chuyện với họ. Nội dung
câu chuyện xoay quanh việc làm thế nào cho người bệnh kể lại những ý nghĩ
thực của họ khi họ thức. Trên cơ sở đó, người thầy thuốc sẽ giúp người bệnh
tìm ra cội nguồn của những ý nghĩ, cử chỉ, việc làm của họ khi họ thức, nhất
là những hành vi, lời nói của họ trong cơn động kinh mà họ không hề biết,
không hề ý thức được.
Trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân, Freud đã nhận thấy bệnh thần
kinh do hai nguyên nhân khác nhau gây nên; đó là: thứ nhất, bệnh thần kinh
thông thường do rối loạn, tổn thương các cơ cấu thần kinh hệ. Bệnh này được
chữa trị bằng cách dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt để điều chỉnh sự hoạt
động của những cơ năng thần kinh trở lại trạng thái bình thường. Thứ hai,
bệnh tâm thần do mặt tâm lý tinh thần hoạt động không bình thường gây ra và
Freud đã đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh tâm lý của loại bệnh này.
Tháng 10 năm 1885, Freud đến Pari và làm việc với nhà tâm thần học
nổi tiếng J.M.Charcot. Ông đã được tiếp xúc với công trình của Charcot về
bệnh loạn thần kinh và cách dùng phương pháp thôi miên để chữa trị căn bệnh
này. Freud đánh giá cao phương pháp trên song ông cũng thấy rằng phương
pháp đó không đụng chạm đến nguồn gốc của triệu chứng mà chỉ điều trị trực
tiếp vào triệu chứng. Vì thế, nó chỉ tạo cho bệnh nhân ảo tưởng được lành
14
bệnh chứ không thể chữa bệnh tận gốc. Qua phương pháp trên, Freud chỉ giữ
lại một yếu tố mà ông cho là cần thiết: đó là mối liên hệ giữa người bệnh và
người thầy thuốc.
Không chỉ học tập ở Charcot, Freud còn tìm hiểu cả những nghiên cứu
của Bernheim về bệnh ám thị và “kỹ thuật gợi ý”. Tháng 7 năm 1888, Freud
đến Nancy, ở tại nhà của Bernheim và Liebault để hoàn thiện kỹ thuật thôi
miên. Chính trong thời gian này, Freud đã bắt đầu nghĩ đến sức mạnh của một
cái gì đó không phải là cái hữu thức trong đời sống con người. Trong cuốn
Đời tôi và Phân tâm học ông đã ghi nhận như sau: “Tôi đã chứng kiến những
cuộc thí nghiệm phi thường của Bernheim thực hiện trên những bệnh nhân
của ông. Nhờ đó, tôi đã thu thập được những ấn tượng mạnh mẽ liên quan đến
việc nghĩ rằng có thể có được những quá trình tâm lý hùng mạnh, nhưng lại
không được biểu thị ra với ý thức con người” [trích theo 43; 42]. Quá trình đó
về sau được Freud gọi là cái vô thức và đó cũng là những phát hiện ban đầu
dẫn Freud tới Phân tâm học.
Nghiên cứu sâu hơn, Freud nhận thấy nguyên nhân chính phát sinh
những nội dung khác nhau của bệnh điên, tâm thần với mức độ khác nhau
chính là do những vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bản năng tính
dục. Do vậy, phải có những cách thức phân tích, giải thích khác, và như vậy
cũng cần đến những phương pháp điều trị khác đối với các bệnh nhân tâm
thần. Ông cho rằng cả phương pháp thôi miên và kỹ thuật gợi ý đều có những
hạn chế và ông phát triển một phương pháp mới mà ông gọi là “tự do liên
tưởng”. Đứng về mặt phương pháp thì đây là một phương pháp trị bệnh thông
qua giao tiếp, trò chuyện thân tình và tự nhiên với người bệnh để phân tích
trạng thái tinh thần, tình cảm của người bệnh. Cũng vì thế mà phương pháp
này (về sau trở thành một môn học) được gọi là Phân tâm học
(Psychoanalysis - phân tích tâm lý). Đây là một phát hiện có ý nghĩa vô cùng
15
quan trọng trong cuộc đời khoa học của Freud. Nhưng vào thời kỳ đó, kết
luận này gây một sự phản bác từ nhiều phía, trong đó có cả những người đã
từng cộng tác nhiều năm với Freud như Breuer.
Tháng 5 năm 1895, Freud công bố công trình “Nghiên cứu về chứng
cuồng khích- Histerie” với sự cộng tác của Joseph Breuer. Trong công trình
này, nguyên nhân các chứng loạn thần kinh được khẳng định là do tính dục.
Năm 1897, Freud bắt đầu tự phân tích bản thân một cách hệ thống. Ông từ bỏ
lý thuyết về sự quyến rũ đến sớm và nhấn mạnh về tính dục ấu thời, tầm quan
trọng của đời sống ảo ảnh và vai trò của mặc cảm Oedipe. Ngày 4 tháng 11
năm 1899, tác phẩm “Giải thích các giấc mơ” của ông được xuất bản nhưng
cuốn sách đã không gây được sự chú ý.
Trong những năm trước khi xuất bản cuốn “Giải thích các giấc mơ”,
Freud gắn bó với một bác sỹ trẻ chuyên khoa tai mũi họng tên là Wilhelm
Fliess. Những bức thư Freud gửi cho Fliess trong khoảng thời gian từ 1887
đến 1902 và những bản thảo của Freud về tâm lý học học đã thể hiện một
quan niệm rõ ràng về cội nguồn chân thực của sự xuất hiện phân tâm học.
Những tài liệu này cho thấy Freud mong muốn tìm kiếm các tư tưởng triết
học để làm cơ sở cho học thuyết của mình. Cụ thể, trong khi cố gắng giải
thoát ra khỏi bế tắc về phương pháp luận gắn liền với thử nghiệm chuyển
dịch các lược đồ thần kinh học và sinh lý học sang lĩnh vực tâm lý học, ông
đã làm quen với tác phẩm “Những vấn đề cơ bản của đời sống tâm thần”
(1883) của T.Lipps, trong đó mối quan tâm đặc biệt của Freud là khảo cứu
những quá trình vô thức.
Năm 1902, ông thành lập một nhóm các nhà Phân tâm học gồm có
Adler, Kahame, Rank, Reitler, Stekel, Federn, Frenczi, Tausk; sau đó, nhóm
của ông quy tụ thêm Abraham, Meier, Rieklin. Năm 1904 Freud xuất bản
cuốn “Tâm lý học trong đời sống hàng ngày” và ngay một năm sau đó ông
16
xuất bản các tác phẩm “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục”; “Lời lẽ sắc sảo
trong mối quan hệ với vô thức”; “Trích đoạn một cuộc phân tích về Histerie”.
Tháng 4 năm 1908, Hội nghị quốc tế về Phân tâm học lần thứ nhất được tổ
chức tại Salzbourg và học thuyết của Freud đã bắt đầu được công nhận.
Trong những năm sau đó, Freud còn viết các tác phẩm “Vật tổ và cấm
kỵ” (1913), “Bàn về lịch sử phong trào phân tâm học” (1914), “Nguyên tắc
siêu việt khoái lạc” (1920), “Sự bất ổn của nền văn minh” (1920), “Tâm lý
học quần chúng và phân tích tự ngã” (1921), “Tự ngã và bản ngã” (1923).
Khi đó, ảnh hưởng của Freud đã rộng khắp thế giới. Năm 1923, khi ở tuổi 67,
Freud mắc bệnh ung thư xương hàm. Đến năm 1938, phát-xít Đức chiếm
đóng nước Áo, lùng bắt tất cả những người Do Thái, do vậy, Freud cùng gia
đình phải trốn sang Anh với sự trợ giúp của Hội Phân tâm học quốc tế. Trong
những năm tháng cuối đời, vừa ngoan cường chiến đấu với bệnh tật, Freud
vừa cố gắng dành những sức lực cuối cùng của mình để hoàn tất tác phẩm
“Moise và chủ nghĩa nhất thần”. Ngày 23 tháng 9 năm 1939, Freud đã mất tại
London ở tuổi 83. Sau khi ông mất, những quan niệm, tư tưởng và những vấn
đề mà ông đặt ra vẫn là đề tài gây nhiều tranh luận cho đến tận ngày nay.
1.3. Những tiền đề tƣ tƣởng và khoa học cho quan niệm Phân tâm học
Freud về con ngƣời
* Khái lược một số quan niệm trước S. Freud về con người
Kinh nghiệm phát triển nhiều thế kỷ của triết học chứng tỏ rằng triết
học có một đề tài trung tâm mà tất cả các đề tài và các vấn đề khác của triết
học đều tập hợp, xoay quanh nó. Đó là đề tài về con người giống câu nói của
nhà triết học Hy Lạp cổ đại - Empêđốclơ: “con người đã, đang và sẽ luôn luôn
là hiện tượng thú vị nhất đối với con người” [trích theo 30; 218]. Triết học
giải quyết vấn đề về các cơ sở tối hậu của tồn tại để vạch ra vị trí của con
người trong vũ trụ, để phỏng đoán lẽ sống của con người và sứ mệnh của nó
17
trên trần gian. Tất cả các bộ phận của tri thức triết học đều phục vụ một cách
trực tiếp hay gián tiếp cho việc tìm tòi câu trả lời cho vấn đề con người. Cho
dù triết học có quan tâm tới vấn đề gì, cho dù đối tượng nào có rơi vào nhãn
quan của nó thì triết học vẫn luôn hướng sự chú ý của mình vào con người.
Đối với triết học thì câu nói “con người là thước đo của vạn vật” của Protago
là hoàn toàn xác đáng.
Ngay từ thời cổ đại, con người đã suy ngẫm về bản tính của bản thân
mình. Sự quan tâm sâu sắc của các nhà triết học tới vấn đề bản chất của con
người bắt nguồn từ triết học cổ đại. Công lao đặc biệt trong việc đặt ra vấn đề
triết học về con người là thuộc về Socrates. Chính Socrates là nhà triết học
đầu tiên đặt con người, mục đích tồn tại của con người, các đặc điểm của bản
tính con người vào trung tâm những suy nghĩ của mình. “Hãy tự nhận thức
bản thân mình” – câu cách ngôn này đã trở thành phương châm của nhiều tác
phẩm triết học từ thời Socrates. Theo E. Cassirer- nhà triết học thế kỷ XX thì
“câu trả lời của Socrates cho vấn đề bản chất con người luôn luôn là một câu
trả lời cổ điển” [30; 221].
Đến lượt Platon (427-347 TCN), tình trạng nghiên cứu triết học bị
chi phối bởi vũ trụ luận đã có sự thay đổi quan trọng khi ông đưa ra lĩnh
vực nghiên cứu: Người là gì? Cùng với việc tìm hiểu bản chất con người,
Platon đã đặt con người trong nhiều mối quan hệ xã hội thông qua việc
phân tích, nghiên cứu các vấn đề: cái gì là vừa phải, cái gì là tình bạn, cái
gì là dũng cảm… Cũng vì thế mà ông là người sáng lập ra một số bộ môn
chủ yếu của triết học như logic học, đạo đức học, siêu hình học. Trong đó,
tìm hiểu về tri thức của con người ông đã nhận ra nó hàm chứa trong hoạt
động vấn đáp có tính chất tuần hoàn và liên tục hoặc trong hoạt động biện
chứng. Thuyết hồi ức và thuyết linh hồn bất tử của Platon đã đề cập đến sự
tương quan bên ngoài và bên trong của tri thức trong quá trình nhận thức
18
của con người. Đây là một bước ngoặt lớn mà như Cassirer đã nhận xét:
“Triết học, trước đó vẫn được xem là sự độc thoại về lý trí, còn hiện nay thì
nó được chuyển biến thành đối thoại (dialogues). Chỉ có dựa vào hình thức
đối thoại, cũng tức là sự hoạt động biện chứng về tư tưởng thì chúng ta mới
có thể đạt đến chỗ nhận thức bản tính của nhân loại" [trích theo 23; 101].
Tư tưởng của Platon được xuất phát từ câu nói nổi tiếng của Socrates: “Hãy
tự nhận thức bản thân mình” Vậy nên triết học phương Tây trở thành quá
trình tìm hiểu về chính bản thân, tức là quá trình hướng nội chứ không phải
hướng ngoại. Tuy nhiên, nội tâm mà Platon đã nêu và sau này các nhà tư
tưởng khác tiếp tục khám phá lại là phần ý thức- là tư duy và tư tưởng. Cho
dù có nhận diện được sự hiện hữu của vô thức thì lại xếp vô thức vào lĩnh
vực sinh lý và con người có thể ý thức được vô thức.
Aristotle (384-321TCN) dựa trên thế giới quan của người Hy Lạp cổ
đại cho rằng tất cả căn nguyên của sự vận động đều được xem là “ý chí”. Mặc
dù ông cho rằng trong linh hồn con người có phần phi lý trí nhưng phần lý trí
vẫn giữ vai trò quyết định cá nhân đến hoạt động thực tiễn. Aristotle đã chia
linh hồn của con người có 3 loại: linh hồn của sự sinh trưởng- đây là năng lực
đồng hóa với sinh thực mà thực vật cũng có; Linh hồn của sự ham muốn- đây
là dục vọng và năng lực hành động và linh hồn của lý trí- đây là năng lực tìm
hiểu tri thức. Nhờ sự hoạt động của linh hồn lý trí mà con người cảm nhận
được hạnh phúc và có đạo đức. Dựa trên lý trí, con người sẽ tạo ra các mối
quan hệ với gia đình, dân tộc… Luận điểm nổi tiếng mà Aristotle đã từng nêu
ra là: "Con người là động vật chính trị".
Tiếp nối tư tưởng trên, Francis Becon (1561-1626) đã trở thành một
triết gia nổi tiếng giữa thế kỷ XVI-XVII khi khẳng định trí tuệ con người với
danh ngôn “tri thức là sức mạnh”. Trong thời kỳ đêm trường trung cổ, Thần
học của đạo Cơ Đốc chiếm vị thế độc tôn và chi phối mọi mặt đời sống xã
19
hội, tư tưởng của con người; vì con người quá nhỏ bé và nhất thời nên bản
thân không có ý nghĩa gì so với thế giới siêu nghiệm. Nhưng Bacon lại cho
rằng lý trí con người sẽ đưa nhân loại tiến bộ và tìm được hạnh phúc. Bởi vì,
đối với ông, con người là một thực thể tồn tại trong tự nhiên thì vận mệnh của
con người là phải cải tạo thế giới bằng sự hiểu biết của chính mình.
Cũng vì đề cao tri thức tuyệt đối nên Hegel (1770-1831) đã hạ thấp vai
trò cá nhân trong hiện thực. Hegel lấy “tinh thần thế giới” làm cơ sở để giải
thích các vấn đề của tự nhiên và xã hội. Trong quan niệm của Hegel, con người
cũng như các hiện tượng, sự vật khác đều là hiện thân của tinh thần tuyệt đối, là
kết quả của sự tha hóa tinh thần tuyệt đối mà có. Bởi vì, với Hegel logic lý tính
có giá trị tuyệt đối trong hành vi con người. Điều đó có nghĩa là ý thức có vai
trò quyết định trong cuộc sống và ý thức được hình thành từ quá trình có tính
tất nhiên thuộc logic biện chứng của lý tính. Như vậy, trong một thời gian dài,
nhất là từ Kant tới Hegel, hình ảnh con người với sức mạnh lý trí đã trở thành
niềm tự hào, điểm tựa cho con người có thể vượt qua tất cả.
Một quan niệm khá toàn diện về con người trước khi chủ nghĩa Mác-
Lênin ra đời là quan niệm về con người của Feuerbach (1804-1872). Đối với
ông, con người là sự thống nhất giữa vật chất và ý thức. Thể thống nhất đó có
ba đặc trưng: lý trí, tình cảm và ý chí. Bản chất con người là tổng thể kết hợp
ba đặc trưng đó. Feuerbach xem xét con người là một cá thể với những nét dị
biệt riêng nhưng con người vẫn có bản chất cộng đồng và chịu tác động của
thế lực bên ngoài. Tuy đã đặt ra những vấn đề trên nhưng ông chỉ giới hạn
hoạt động của con người trong hoạt động của các giác quan mà không chỉ ra
sự phụ thuộc vào các quan hệ xã hội.
Quan niệm của Feuerbach đã được học thuyết Mác-Lênin làm sáng tỏ
cụ thể hơn và toàn diện hơn. Trong khi Feuerbach đề cập đến con người trừu
tượng, phi lịch sử, phi giai cấp…. thì chủ nghĩa Marx đã nhìn nhận con người
20
ở nhiều góc độ với quá trình lịch sử gắn với thực tiễn, hoàn cảnh chính trị xã
hội, lịch sử nhân loại, đấu tranh giai cấp…. Khác với Feuerbach, quan niệm
về con người đối với Rousseau (1712-1778) và Karl Marx (1818-1883) được
đặt trong mối quan hệ với xã hội và lịch sử. Nếu như Rousseau cho rằng con
người sinh ra vốn lương thiện nhưng bản tính con người thay đổi là do chế độ
xã hội con người tạo ra. Do vậy, muốn cho con người sống tốt thì phải cải tạo
xã hội. Mở rộng và làm rõ hơn quan niệm của Rousseau trên cơ sở chủ nghĩa
duy vật lịch sử, Marx đã khẳng định bản thân con người là sản phẩm của lịch
sử. Quá trình phát triển của xã hội loài người chính nhờ sự thay đổi hình thức
xã hội này sang hình thức xã hội khác do con người lao động, sáng tạo …
Nhìn chung các quan niệm triết học trên đều tìm hiểu về con người.
Nhưng cái nhìn của các tư tưởng đó đều từ ý thức của con người để tìm hiểu
lịch sử, xã hội, khoa học… còn con người cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày
với mỗi một cá nhân riêng biệt thì đến triết học hiện sinh mới đề cập tới.
Trước khi chủ nghĩa hiện sinh ra đời thì Blaise Pascal (1623-1662) đã nhận ra
so với vũ trụ, con người nhỏ bé, yếu ớt như một cây sậy, con người là một cá
nhân cô độc trong kiếp đời ngắn ngủi và thế giới thì vô tận bao la. Vậy nên,
con người là một thực thể đau khổ, luôn tồn tại những mâu thuẫn. Nhưng con
người hiện hữu và tồn tại trong vũ trụ được nhờ sức mạnh của lý tính. Vì thế,
dù đã nhìn con người ở phương diện cá nhân, tâm lý quan niệm của Pascal
vẫn khẳng định giá trị của tư duy, của ý thức con người. Quan niệm của
Pascal cũng giống như Henri Poincare (1854-1912) đã nói: “Tư duy chỉ là
một ánh chớp giữa một đêm dài, nhưng ánh chớp này lại là tất cả”. Còn triết
học hiện sinh xem con người như một hữu thể đứng trên vũ trụ và có quyền
gán cho vũ trụ một giá trị tùy theo quan điểm của mỗi người. Con người trong
quan niệm của triết học hiện sinh là con người tái thế, tồn tại trong thế giới
với một điều kiện sinh hoạt nhất định và định mệnh riêng biệt của mỗi người.
21
Riêng Sigmund Freud nghiên cứu về con người cá thể ở một lĩnh vực
khác. Đó là thế giới con người khó nhận thức được (không phải như chủ
nghĩa duy lý) khó mà cảm thức được (không phải như chủ nghĩa hiện sinh) và
khó mà cải tạo được (không phải như chủ nghĩa Marx). Qua nghiên cứu của
mình, Freud đã tìm hiểu cơ chế hoạt động, sức mạnh bản năng và sự chi phối
của vô thức đối với đời sống con người. Điều này đã phủ nhận những quan
niệm trước đó, khi trao cho ý thức một quyền năng tuyệt đối. Những lý giải về
hiện tượng tâm linh trước Freud đều được quy vào những quan niệm huyền bí
hay tôn giáo.
Đến lượt Freud, ông đã phân tích, kiến giải trên cơ sở khoa học khách
quan để tìm hiểu đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên, vấn đề nan giải
là trên cơ sở khoa học nhưng những phạm trù và yếu tố ông đề cập đến lại
không cụ thể mà ngay khoa học còn tiếp tục khám phá. Cái nhìn của Freud về
con người là cái nhìn từ nguồn gốc động vật. Do vậy, chúng ta cũng không
thể phủ nhận sự tiến hóa của loài người đã hoàn toàn mất đi những đặc tính
chủng loại. Bản năng, nguyên tắc khoái lạc… mà Freud đề cập đến cũng
chính là cách gọi khác của thú tính. Và, khi con người đã tìm ra sức mạnh lý
trí của mình đối với thế giới không phải là đã hiểu hết về mình và hoàn toàn
làm chủ mình. Còn rất nhiều điều trong bóng tối mà Freud là người đầu tiên
mạnh dạn vén lên bức màn bí ẩn.
Thế kỷ XX, theo một số tác giả đã trải qua dưới khẩu hiệu “sự bùng nổ
nhân học” đặc biệt trong triết học. Điều đặc biệt quan trọng là những chuyển
biến quan trọng đã diễn ra trong cách tiếp cận với việc xem xét con người.
Những chuyển biến đó gắn liền với sự hình thành nhân học như một bộ môn
triết học đặc biệt. Luận điểm xuất phát của triết học về con người hay còn gọi
là nhân học thế kỷ XX là việc nó đặt con người vào trung tâm của vũ trụ. Với
cách tiếp cận như vậy thì con người được xem xét với tư cách là một “chiếc
22
chìa khóa” đặc biệt đối với mọi vấn đề, thậm chí đối với cả những vấn đề mà
thoạt nhìn thì được lĩnh hội là không có quan hệ với đề tài về con người. Thế
giới tâm linh của con người trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu, mọi thứ
khác đều được đặt ở xung quanh, ở ngoại diên. Cách tiếp cận nhân học có
quan hệ với con người không phải như với khách thể của nhận thức khoa học
mà như với chủ thể của ý thức. Thế giới chủ quan của con người thể hiện là
một thế giới đặc biệt, là trung tâm của vũ trụ.
Đặc trưng cho nhân học là việc thừa nhận một thực tế rằng con người là
một thực thể đặc biệt hay là một loại đặc biệt của cái hiện tồn. Nhân học hiện
đại không nhắm mắt làm ngơ trước những biểu hiện của tính hiếu chiến, trước
những xung lượng bị che đậy và mờ ám, trước con người “đen tối”. Hơn nữa,
nó không xem chúng như là một cái nhẫu nhiên và thứ yếu. Sự không thể
khước từ thừa nhận mặt xấu xa, đen tối của bản tính con người về mặt lý luận
đã trở nên đặc biệt hiển nhiên sau sự xuất hiện của Phân tâm học Freud.
Theo Freud, các xung lượng và các dục vọng vô thức đóng vai trò là cơ
sở cho mọi biểu hiện của tinh thần con người, kể cả những biểu hiện cao
thượng và thánh thiện nhất. Về thực chất, con người thường xuyên thể
nghiệm sự xung đột giữa ý thức và các dục vọng vô thức. Giữ một vị trí đặc
biệt trong các dục vọng ấy là tình dục mà Freud biểu thị bằng thuật ngữ
“libido”. Theo Freud, chính libido quyết định tính tích cực sáng tạo của con
người trong mọi lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, nhận thức khoa học…. xét
đến cùng, trong mọi biểu hiện của sự sống. Tác động của libido không nhận
thức được bằng con đường trực tiếp nhưng lại có thể vạch ra nhờ các phương
pháp tâm lý không kiểm soát được khác.
Đem lại năng lượng tâm lý chủ yếu cho con người, dục vọng vô thức
có thể hoạt động theo hai phương thức khác nhau. Thứ nhất, có thể thăng
hoa. Thăng hoa thực chất có nghĩa là dâng lên. Nói cách khác, con người
23
mơ hồ cảm nhận thấy xung lượng của dục vọng và điều đó thúc đẩy nó phát
triển tính tích cực trong một vài lĩnh vực văn hóa và sáng tạo nào đó; con
người thăng hoa dục vọng một cách vô thức. Nhờ đó mà con người có thể
đạt được thành tựu trong lĩnh vực hoạt động lựa chọn, kể cả thành tựu đáng
kể, điều này phụ thuộc vào sức mạnh của dục vọng và tính đúng đắn của
quá trình thăng hoa. Thăng hoa là phương thức hoạt động chuẩn tắc của các
dục vọng vô thức. Phương thức khác được gọi là lấn át. Xét về phương
diện hướng thì lấn át là đối lập với thăng hoa. Con người dồn nén một cách
vô thức các dục vọng của mình vào các xó xỉnh xa nhất của tâm lý, áp đặt
một sự cấm đoán khắt khe nhất cho chúng. Song, không phải vì thế mà
chúng biến mất. Chúng trở thành nguồn gốc của năng lượng phủ định, sinh
ra tính hiếu chiến. Lấn át dẫn tới những bệnh rối loạn tâm lý và rối loạn
thần kinh đa dạng. Freud nghiên cứu các phương pháp đặc biệt để phục hồi
đời sống tâm lý bình thường nhờ vạch ra những dục vọng bị che đậy. Vốn
được ý thức vạch ra và biểu thị, dục vọng sẽ đánh mất tiềm lực phá hủy của
mình. Sau đó, Phân tâm học đã trở thành một phương tiện rất phổ biến để
chữa bệnh tâm lý ở nhiều nước.
Quan điểm Phân tâm học đã có ảnh hưởng tới quan niệm triết học về
con người. Người ta bắt đầu ý thức được rằng cần xem xét con người một
cách chăm chú và sâu sắc hơn so với trước đây. Con người không những là
một thực thể duy lý. Nó thực ra là giao điểm của hai thế giới- thế giới tâm linh
cao thượng và thế giới tự nhiên, thấp hèn. Và đó chính là sự đặc thù của con
người như một loại đặc biệt của cái hiện tồn.
* Tiền đề lý luận cho sự ra đời quan niệm Phân tâm học S. Freud về
con người
Học thuyết Phân tâm học của S. Freud được phát triển từ thực tế quan
sát và điều trị bệnh thần kinh. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu phương