Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Cơ sở lý thuyết về hình thức tổ chức lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.12 KB, 15 trang )

1. Cơ sở lý thuyết về hình thức tổ chức lao động
1.1. Phân công lao động và hiệp tác lao động
- Phân công và hiệp tác lao động luôn là nhiệm vụ hàng đầu để một mô hình tổ chức
lao đông trở nên hiệu quả. Bố trí lao động, sắp xếp công việc và hiệp tác trong lao
động sản xuất ở doanh nghiệp đã hình thành nên một bộ máy với tất cả các bộ phận
chức năng cần thiết, hợp lý và tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của hoạt động sản xuất.
- Phân công lao động và hiệp tác lao động là hai mặt của một quá trình sử dụng sức lao
động. Phân công lao động phải tính đến khả năng có thể hiệp tác được và hiệp tác lao
động phải dựa trên cơ sở của sự phân công. Phân công lao động càng sâu bao nhiêu
thì hiệp tác lao động càng tỉ mỉ và chặt chẽ bấy nhiêu.
1.1.1. Phân công lao động
- Phân công lao động trong doanh nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ công việc của doan
nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện.
- Phân công lao động còn là quá trình gắn từng người lao động với từng nhiệm vụ phù
hợp với kĩ năng làm việc tốt nhất của họ nhằm tăng năng suất lao động và giảm thời
gian lao động sản xuất.
- Phân công lao động là quy luật chung của mọi hình thái kinh tế xã hội.
- Phân công lao động cần đáp ứng được các yêu cầu:
• Dựa vào mức độ lao động tiên tiến của từng bộ phận trong đơn vị sau đó tính toán số
lượng và chất lượng lao động cần thiết cho các bộ phận.
• Bố trí người lao động phù hợp với từng yêu cầu của các giai đoạn và công nghệ sản
xuất đảm bảo tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và hạn chế tính đơn điệu của công việc
khác.
- Phân công lao động trong doanh nghiệp thường có 3 phương pháp:
• Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức chia tách các hoạt động sản
xuất - kinh doanh của doanh nghiệp theo các chức năng và giao cho những người
lao động trong doanh nghiệp theo từng chức năng phù hợp với họ.
• Phân công lao động theo công nghệ: Là hình thức phân công lao động trong đó
tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ
thực hiện ra chúng.
 Hình thức phân công này là quan trong nhất trong doanh nghiệp bởi vì nó phụ thuộc


vào kỹ thuật và công nghệ sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.
• Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Đây là hình thức phân
công lao động trong đó tách riêng các hoạt động, các công việc khác nhau theo
tính chất phức tạp của nó từ đó bố trí cho người lao động có trình độ tương ứng
đảm nhận.
Ví dụ: Trong các công việc hành chính và quản lý, người ta chia ra các trình độ từ sơ
cấp, trung cấp, kỹ sư, kỹ sư chính và kỹ sư cao cấp.
 Hình thức phân công này cho phép sử dụng một cách hợp lý nhất cán bộ, công nhân;
vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề vừa tạo điều kiện trả công lao động
hợp lý.
1.1.2. Hiệp tác lao động
- Hiệp tác lao động chính là sự phối hợp, liên kết một cách tích cực và hài hòa nhất
giữa các lao động đã được chia nhỏ do phân công lao động nhằm hoàn thành mục tiêu
của sản xuất và giúp đạt kết quả cao nhất
- Hiệu quả xã hội của sự hiệp tác là tăng khả năng làm việc của từng cá nhân do có sự
tiếp xúc xã hội mà nảy sinh sự thi đua giữa những người cùng sản xuất và xuất hiện
những động cơ mới, kích thích mới trong mối quan hệ giữa người với người trong lao
động.
- Các hình thức hiệp tác trong doanh nghiệp:
 Hiệp tác về mặt không gian thường có các hình thức hiệp tác sau:
• Hiệp tác giữa các phòng ban và các phân xưởng
• Hiệp tác giữa các bộ phận trong một phòng hay trong một phân xưởng
• Hiệp tác giữa các người lao động trong tổ (đội) sản xuất
Tuy nhiên tùy theo tính chất công việc, đặc điểm của quy trình sản xuất, công nghệ mà ta
có thể chia tổ sản xuất thành các hình thức tổ chức sau:
• Tổ sản xuất chuyên môn hóa: những công nhân cùng nghề thực hiện công việc có
quy trình công nghệ gần giống nhau
• Tổ sản xuất tổng hợp: Các công nhân ở các nghề khác nhau cùng thực hiện một
quá trình sản xuất có cách quy trình công nghệ khác nhau.
• Tổ sản xuất theo ca: là tổ mà tất cả các thành viên cùng làm việc trong một ca.

• Tổ sản xuất theo máy (thông ca): là tổ mà các thành viên đi nhiều ca khác nhau
nhưng trên cùng một máy.
 Hiệp tác về mặt thời gian.
• Hiệp tác về mặt thời gian được xem là sự phối hợp một cách nhịp nhàng các phân
xưởng, các phòng ban, các bộ phận phục vụ sản xuất cũng như các cá nhân trong
từng đơn vị nhỏ để bảo đảm đúng tiến độ sản xuất, đúng kế hoạch dự kiến của
doanh nghiệp.
• Tổ chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm, bởi vì chệ độ đảo ca hợp lý
vừa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo sức khoẻ cho người lao
động, kích thích tinh thần thi đua trong sản xuất tiết kiệm lao động sống và sử
dụng co hiệu quả lao động vật hóa.
1.2. Các hình thức tổ chức lao động cơ bản trong doanh nghiệp
1.2.1. Tổ chức lao động theo nguyên tắc Taylor
Tư tưởng cơ bản về quản lý của Taylor thể hiện qua định nghĩa “Quản lý là biết
được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã
hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Nội dung chủ yếu của thuyết
Taylor gồm:
 Cải tạo các quan hệ quản lý: Taylor đưa ra 4 nguyên tắc về hệ thống quản lý theo
khoa học:
• Nâng cao năng suất lao động: Cần xác định một các khoa học khối lượng công
việc hằng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần để bố trí quy trình
công nghệ phù hợp, xây dựng định mức cho từng phần việc.
• Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay thế cho công nhân ‘vạn năng’
(những người biết nhiều việc nhưng không thành thục). Mỗi công nhân được gắn
chặt với một vị trí làm việc theo chuyên môn hóa cao độ.
• Xây dựng và thực hiện trả lương theo số lượng sản phẩm và chế độ thưởng vượt
mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân.
• Phân chia công việc hợp lý, phân biệt từng cấp quản lý. Cấp cao tập trung chức
năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng
điều hành cụ thể.

 Tiêu chuẩn hóa công việc: Qua quan sát, phân tích động tác của công nhân, Taylor
nhận thấy có những động tác thừa, trùng nhau và mất nhiều thời gian khiến năng suất
lao động bị hạn chế, từ đó rút ra cần phải hợp lý hóa lao động trên cơ sở định mức cụ
thể.
Việc xây dựng các định mức lao động chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thực
nghiệm: chọn công nhân khỏe, hướng dẫn họ những thao tác chuẩn xác, bấm giờ thực
hiện từng động tác, lấy đó làm mức khoán chung. Đó là mức cao đòi hỏi người lao
động phải làm cật lức song họ được bù đắp bằng thu nhập từ tăng năng suất lao động.
 Chuyên môn hóa lao động: Lao động đòi hỏi sự chuyên môn hóa trong phân công
nhằm đạt yêu cầu ‘tốt nhất’, ‘rẻ nhất’. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là hệ quả của
hướng chuyên môn hóa lao động trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiện thường xuyên,
liên tục một hoặc một vài động tác đơn giản.
 Con người kinh tế: Taylor cho rằng động cơ làm việc của một con người là theo đuổi
lợi ích kinh tế cá nhân. Mong muốn của chủ doanh nghiệp là có được lợi nhuận tối đa,
mong muốn của công nhân là có được mức lương cao nhất. Do đó, ông chủ trương
thực hiện chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm, dùng mức lương cao để kích thích
công nhân nâng cao hiệu quả sản xuất.
Những yếu tố tích cực và hạn chế của thuyết Thuyết Taylor
 Tích cực:
• Với việc bố trí lao động một cách khoa học đã phát huy được sở trường của người lao
động khiến họ có thể phát huy đầy đủ khả năng ở mức tốt nhất nhằm đạt được những
yêu cầu nâng cao năng suất lao động trên tổng thể, giảm bớt những động tác thừa.
• Lựa chọn công nhân một cách khoa học, có tay nghề trình độ kỹ thuật, cường độ làm
việc cao nên đảm bảo khối lượng công việc được hoàn thành.
• Thực hiện chế độ trả tiền lương theo sản phẩm đã khuyến khích người lao động làm
việc hoàn thành vượt định mức, người lao động say mê làm việc hơn, đời sống của
người lao động được cải thiện đáng kể.
• Sự phân công lao động này trong điều kiện toàn bộ phân xưởng đều sử dụng công cụ,
thiết bị và phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn quy định do đó người ta có thể quy
định trước kế hoạch sản xuất, đưa ra chỉ lệnh sản xuất chi tiết đối với tất cả công việc.

 Hạn chế:
• Coi người như một cái đinh vít của cõ máy hoạt động như robot trong khi người
lao dộng là con người có đời sống , tinh thần văn hóa, có tâm tư nguyện vọng, tâm
lý cần được quan tâm, động viên khích lệ, tạo dộng cơ trong lao dộng
• Với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực mới
có thể hoàn thành định mức và vượt định mức.
• Hơn nữa người lao động bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất, vai trò của người lao
động không được chú ý dẫn tới công việc trở nên đơn điệu.
• Coi tiền thưởng là kỷ luật, hình phạt chứ không phải động cơ mạnh mẽ thúc đẩy
người lao động làm việc.
1.2.2. Tổ chức lao động theo nguyên tắc của những người kế tục Taylor
1.2.2.1. Gantt và nguyên tắc chia nhỏ công việc
- Gantt theo đuổi ý tưởng chia nhỏ nhiệm vụ thành các công việc nhỏ đến mức có thể
giao cho bất kỳ người lao động nào có trình độ trung bình.
- Ưu điểm: cho phép khai thác tối đa lao động trong doanh nghiệp, kể cả những lao động
có trình độ thấp.
VD: Henry Ford- ông chủ nghành công nghiệp ô tô hàng đầu Hoa Kì đã sớm áp dụng
thành công nguyên tắc này.
1.2.2.2. Gillberth và nguyên tắc chuẩn hóa các dãy thao tác thực thi công
việc
- Gillberth nghiên cứu hoạt động của người lao động và nhận thấy tất cả các hoạt động
của người lao động có thể chia thành một số động tác cơ bản, từ đó phát hiện ra
những động tác thiếu và những động tác thừa.
- Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, hao phí lao động và nâng cao năng suất, điều này rất có
ích trong rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp của người lao động, nhất là trong các nghành
công nghiệp hoạt động theo dây chuyền đòi hỏi độ chính xác cao của các bộ phận,
mắt xích trong dây chuyền.
1.2.2.3. Bedaux và bấm giờ
- Bấm giờ để xác định thời gian chuẩn cho việc hoàn thành một công việc để từ đó xác
định hướng và thưởng phạt nếu hoàn thành công việc nhanh hay chậm.

- Ưu điểm: Việc xác định thời gian hoàng thành công việc giúp định mức lao động hợp
lý và thúc đẩy sự phấn đấu, rèn luyện kĩ năng tay nghề của người lao động, rút ngắn
thời gian hoàn thành công việc, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.
- Nhược điểm: Có thể gây căng thẳng về mặt tâm lý đối với người lao động, có thể dẫn
tới sự chống đối.
1.2.2.4. Maynard và bảng thời gian
- Việc bấm giờ người lao động dẫn đến sự chống đối và Maynard đã xây dựng bảng
thời gian (Method time measurement)
- Bảng này cho mỗi động tác cơ bản một thời gian chuẩn để hoàn thành từ đó không
cần phải có những người bấn giờ tại nơi làm việc.
- Nhược điểm: Gây ức chế tâm lý người lao động dẫn đến năng suất lao động không
cao.
1.2.3. Tổ chức lao động theo nhóm tự quản
1.2.3.1. Tập hợp các thành viên
- Nhóm bao gồm nhiều thành viên trong tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của nhóm.
Việc thực hiện mục tiêu chung phải giúp cá nhân thực hiện mục tiêu riêng.
- Nhóm chính thức được thành lập theo quyết định của lãnh đạo cấp trên.
- Nhóm phi chính thức được thành lập theo yêu cầu của các thành viên của nhóm.
1.2.3.2. Xác định mục tiêu của nhóm
- Nhóm chính thức do cấp trên xác định khi thành lập nhóm và mục tiêu riêng của
nhóm (do các thành viên thỏa thuận) song không được mâu thuẫn với mục tiêu lãnh
đạo đã xác định.
- Nhóm phi chính thức do các thành viên trong nhóm thỏa thuận
1.2.3.3. Xác định nguyên tắc làm việc nhóm
- Các thành viên trong nhóm phải theo một quy định chung, nó giúp phát huy được tính
tự chủ sáng tạo, trách nhiệm của từng thành viên, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với
những việc mình làm, đảm bảo sự phối hợp, hợp tác.
- Ngoài các quy định chung còn có các nguyên tắc của riêng nhóm mà mọi người tự
thỏa thuận với nhau.
1.2.3.4. Phân công công việc

- Phân chia cân đối công việc cho các thành viên, theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của các thành viên, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người.
1.2.3.5. Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc
- Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả, kết quả hoạt động, mức độ thành thạo chuyên
môn nghiệp vụ của cá nhân.
 Ưu điểm:
- Tổ chức lao động theo nhóm tự quản là thành tựu của lý luận và thực tiễn hoạt động
quản trị tổ chức, được phát triển mạnh mẽ từ những năm 80 của thế kỉ 20 đến nay.
- Việc tổ chức lao động theo nhóm tự quản rất phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi sự
dân chủ hóa cao, khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh của người lao động, tạo
động lực mạnh mẽ cho người lao động và phù hợp với bối cảnh công nghệ cao và
kinh tế chuyển dần sang kinh tế tri thức.
2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ
THƯƠNG MẠI BẢO TRUNG ODC
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC, có địa chỉ tại sô 63 – đường
Trúc Bạch – Hà Nội. Từ khi thành lập và phát triển đến nay công ty đã có những thành
tựu lớn trong doanh thu hàng năm, đóng góp lớn cho ngành Du lịch , thương mại. Mới
thành lập công ty chỉ có khoảng 30 cán bộ công nhân viên, tài sản và vốn hơn 2 tỷ đồng,
thiết bị máy móc, cơ sở vật chất lạc hậu và thiếu đồng bộ, đến nay công ty đã mạnh dạn
mở rộng đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất khang trang,hiện đại.
Hiện nay, công ty đã đảm bảo cho 223 cán bộ công nhân viên có đủ việc làm thường
xuyên, Vốn hiện có khoảng hơn 40 tỷ đồng, trong đó:
• Vốn cố định khoảng: 23 tỷ
• Vốn lưu động khoảng: 17 tỷ
Công ty đã và đang đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo,, nâng cấp và
xây dựng các trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hang,ăn phòng cho thuê
để đưa vào kinh doanh cùng với các hoạt động thương mại
2.1.2. Chức năng ,nhiệm vụ của công ty

 Chức năng: Là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh Du lịch và thương mại, Công ty có những chức năng hoạt động chính sau:
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê
- Tổ chức hội nghị, hội thảo,tiệc cưới, và các dịch vụ gải trí khác
- Kinh doanh du lịch lữ hành trong nước và quốc tế, dịch vụ hàng không, đại lý vé
máy bay
- Cung cấp dịch vụ làm Visa
 Nhiệm vụ : Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau
- Hoach định, tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động mà trong đó chủ yếu là
hoạt động kinh doanh thương mại,dịch vụ du lịch nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa
cho công ty, qua đó để bù đắp chi phí trong kinh daonh và có lãi đồng thời hoàn
thành nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định
- Tổ chức công tác hoạch định tài chính kế toán theo đúng quy định của pháp luật
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành du lịch và của quá trình hội nhập
quốc tế
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Những năm đầu mới thành lập, song song với quá trình làm việc tốt các công tác sản xuất
kinh doanh, công ty còn từng bước hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Bộ máy quản lý
của công ty bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban, được lập theo mô hình sau:
- Ban lãnh đạo công ty: gồm có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc
Ban giám đốc: Gồm giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý Công ty, có nhiệm vụ
chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm về tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài
sản và hoạt động kinh doanh sản xuất của Công ty. Giám đốc chỉ huy mọi hoạt động qua
việc phân quyền cho phó giám đốc, các trưởng phòng ban trực thuộc và các đơn vị thành
viên. Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành và quản lý từng phần việc cụ thể, thay mặt
giám đốc trưc tiếp đôn đốc và chỉ đạo tình tình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phòng ban thực hiện chức năng quản lý gồm các phòng

• Phòng thị trường: Xây dựng những kế hoạch phát triển kinh doanh, hoạch định
chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Chiến lược maketing cho công ty,
tìm kiếm nguồn hàng, cơ hội kinh doanh hợp tác đầu tư.
• Phòng tổ chức hành chính: giải quyết vấn đề nhân sự, tuyển dụng, sắp xếp lao
động và tổ chức chế độ làm việc trong công ty.
• Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính và hạch toán kế
toán trong công ty, Quản lý tình hinh thu chi, đảm bảo tốt vê nguồn tài chinshc ho
công ty hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và có điều kiện phát
triển.Thường xuyên kiểm tra tình hìn sử dùng tài sản cố định và tham gia đề xuất
với Ban giám đốc các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh trong quyền hạn và trách nhiệm của mình.
B.giám đốc
P.Kế toán
P.Kỹ thuật
P.Kinh doanh
P.Tổ chức
P.Kế hoạch
P.Thị trường
• Phòng kỹ thuật: Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống điện nước
và các trang thiết bị khác trong công ty, thay mới khi có những sự cố trục tặc hay
hỏng hóc.Caác đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh gồm có: khách sạn, trung
tâm du lịch, nghiên cứu tìm hiều thị trường trong và ngoài nước,đại lý vé máy
bay.
• Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu tham mưu đề xuất phương án kinh
doanh với Ban giám đốc.Thực hiện hoạt động kih doanh xuất nhập khẩu và kinh
doanh hàng tiêu dùng,đồng thời đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất
nhập khẩu và kinh doanh nội địa đã đăng ký
Nhìn chung các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc để đáp ứng
nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, góp ý kiến đề xuất nhăm nâng cao hiệu
quả công việc. Việc tổ chức bộ máy thống nhát từ trên xuống dưới đã thúc đấy khả

năng chuyên môn hóa và mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận.
2.1.4. Lao động tại công ty
Bên cạnh sự đầu tư về cơ sở vật chất,ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách
đầu tư quan tâm đến người lao động vì ban lãnh đạo công ty nhận thức được rằng
con người là yếu tố quyết định thành bại của công ty đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay.Vì vậy ban lãnh đạo công ty luôn chú ý đến việc sử dụng con người trong phát
triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nề nếp của công ty thông
qua những chỉ tiêu cơ bản sau
Tổng số lao động là 223 người trong đó:
• Lao động gián tiếp: 30 người chiếm 17%
• Lao động trực tiếp: 193 người chiếm 73%
• Lao động có trình độ đại học: 80 người chiếm 32%
• Lao động có trình độ trung cấp: 35 nguoi chiếm 19,5%
• Lao động TNTN: 108 người chiếm 48.5%
Người lao động trong công ty được phân công lao động có chuyên môn nghiệp vụ
phù hợp với công việc dược giao. Hàng năm công ty có kế hoạch đào tạo lại và
nâng cao nghiệp vụ cho người lao động như cán bộ cử đi học các lớp chuyên môn
nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhân.
 Yếu tố công nghệ cơ sở vật chất kỹ thuật
Để đáp ứng kinh doanh có hiệu quả cao ngoài yếu tố con người, vốn thì công nghệ cơ sở
vạt chất kỹ thuật cũng đóng một vai trò rất quan trọng.Công ty đã cải tạo nâng cấp toàn
bộ trang thiết bị hiện đại lắp đạ cho tổng số 50 phòng khách sạn,ngoài ra còn trang bị hệ
thống các phòng ban thuộc khối văn phòng, hệ thống máy tính nối mạng internet, máy
photo, máy in để có thể thuận lợi cho công việc và cập nhật thông tin cần thiết đáp tứng
đòi hỏi của hoạt động kinh doanh .Ngoài ra công ty đầu tư các trang thiết bị, máy móc
hiện đại tăng cường cho hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế lại phát
sinh vấn đề là làm tăng chi phí tài sản cố định dẫn đến khấu hao TSCĐ được lâu hơn.
2.2. Các hình thức tổ chức lao động tại công ty TNHH thương mại và du lịch
Bảo Trung
Hình thức tổ chức lao động trong doanh nghiệp theo nhóm tự quản.

Lao động được chia thành các phòng ban (các nhóm) bao gồm nhiều thành viên trong tổ
chức nhằm thực hiện mục tiêu của nhóm. Mỗi bộ phận tự phân công lịch đảm nhiệm các
nhiệm vụ cho lao động trong tổ chức mình.
Tổng số lao động toàn Công ty là 223 người, trong đó số lao động trẻ chiếm khá đông
trong công ty khoảng 70% số lao động. Về trình độ học vấn của lao động trong công ty
tương đối cao.
Bảng phân bố lao động tại các phòng ban trong công ty
Đơn vị tính: người
STT Các phòng ban, chi nhánh Số lượng lao động
1 Phòng tổ chức hành chính 10
2 Phòng kế toán 10
3 Trung tâm dịch vụ và du học 19
4 Phòng kĩ thuật sửa chữa 15
5 Phòng kế hoạch (P. Kinh doanh) 15
6 Phòng bán vé máy bay 16
7 Bộ phận nhà bếp 17
8 Nhà hàng café, giải khát 25
9 Sàn khiêu vũ cổ điển 20
10 Lễ tân khách sạn 15
11 Buồng, phòng khách sạn 41
12 Bảo vệ 20
Tổng
cộng
223

Phân công và bố trí lao động tại các phòng ban chức năng: Có18 cán bộ nhân viên làm
việc trong các phòng ban chức năng đó trong toàn Công ty. Mỗi phòng ban đều có một
trưởng phòng phụ trách chung, ngoài ra một phó phòng phụ trách một lĩnh vực chuyên
biệt nào đó. Khác với số lao động làm việc tại 2 Khách sạn là KS Nam Đế và KS Liễu
Tổ trưởng tổ Bảo vệ

Trưởng ca Sáng
Nhân viên
Trưởng ca Chiều,tối
Trưởng ca đêm
Nhân viên
Nhân viên
Giai hầu hết đều làm việc theo ca kíp, thì số lao động còn lại làm việc tại các phòng ban
không phải làm việc theo ca mà làm theo giờ hành chính như trong qui định về giờ giấc
làm việc nhà nước đề ra và có ngày nghỉ thứ 7, CN và ngày lễ.
 Phân công bố trí lao động tại đội bảo vệ: Đội bảo vệ của cả 2 KS trong Công ty có 17
người, được bố trí tương đối hợp lý theo khu vực. Những khu vực quan trọng sẽ được bố
trí mật độ nhân viên trực đông nhất.
- Về thời gian: Đội cắt cử luân phiên nhau thường trực 24/24 giờ trong ngày, ca 1 từ 8 h
đến 16h; ca 2 từ 16h đến 22h30; ca 3 từ 22h30 đến 8h sáng ngày hôm sau. Những lao
động được tuyển vào Công ty là những người được tin cậy, có phẩm chất trung thực.Vì
vậy, trong thời gian qua đội bảo vệ của 2 KS nói riêng và toàn Công ty nói chung luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của khách cũng
như của Công ty.
Sơ đồ: Mô hình quản lý nhân lực tại bộ phận bảo vệ
 Phân công bố trí lao động tại các bộ phận Buồng( phòng ), Lễ tân.
- Bộ phận buồng: Có tổng số 41 lao động kể cả giặt là, công việc ở bộ phận này phụ thuộc
rất nhiều vào lượng khách đến nhiều hay ít. Nếu khách tới nghỉ nhiều thì khối lượng công
việc sẽ rất lớn, đặc biệt trong môi trường luôn có cường độ tiếng ồn và hơi nóng nhiều,
do vậy Khách sạn nói riêng và Công ty nói chung nên đầu tư nhiều hơn vào bộ phận này
hoặc trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại hay bổ xung thêm lao động vào làm
việc tại bộ phận nhạy cảm này. Bình thường số lao động làm việc tại đây làm theo giờ
hành chính, song có có những thời điểm phải đi làm theo ca VD: Ca1 từ 8h sáng đến 3h
chiều; ca2 từ 3h chiều đến 23h; ca3 trực đêm từ 23h đến 8h sáng.
- Bộ phận Lễ tân KS: Số lao động tại bộ phận lễ tân là 15 người cũng được phân công
làm theo ca và chia làm 2 ca. Ca1 từ 8h sáng đến 3h chiều; ca2 từ 3h chiều đến 8h sáng

ngày hôm sau.
 Phân công bố trí lao động tại bộ phận kỹ thuật sửa chữa: Bao gồm 15 người, đội chịu
trách nhiệm duy trì bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo sự hoạt động bình thường của tất cả
các máy móc thiết bị và hệ thống điện, nước trong khu vực KS cũng như của toàn Công
ty, toàn thể lao động trong bộ phận đều là nam giới trong đó có một tổ trưởng và cũng
được chia làm 3 ca luân phiên làm việc 24/24 sẵn sàng giải quyết và khắc phục những sự
cố xảy ra. Ca1 từ 8h đến 3h chiều; ca2 từ 3h chiều đến 22h; ca3 từ 22h đến 8h sáng. Tổ
trưởng bộ phận thường sắp xếp công việc cho nhân viên để có thể thay nhau nghỉ phép,
nghỉ ngày lễ, nghỉ ốm Nhìn chung, việc sắp xếp bố trí công việc của đội kỹ thuật sửa
chữa bảo dưỡng là tương đối hợp lý và có khoa học. Việc sắp xếp thời gian theo các thời
khoá biểu khác nhau đối với mỗi ca là khá hợp lý, vừa tránh sử dụng lãng phí giờ công
lao động vừa đảm bảo kịp thời giải quyết các sự cố bất trắc có thể xảy ra.
 Phân công bố trí lao động tại bộ phận nhà hàng, cafe giải khát: Bên cạnh hoạt động
kinh doanh buồng, phòng khách sạn thì hoạt động kinh doanh nhà hàng, cafe giải khát
cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó chiếm vị trí thứ 2 trong hoạt động kinh
doanh của khách sạn nói chung và của Công ty nói riêng, đồng thời nó là khâu bổ trợ cho
hoạt động kinh doanh buồng, phòng khách sạn và góp phần không nhỏ trong việc tăng lợi
nhuận cho Công ty. Công ty có một nhà hàng ăn lớn có sức chứa khoảng 650 khách, một
nhà hàng cafe giải khát và một CLB Sàn khiêu vũ cổ điển phục vụ các đối tượng là tầng
lớp trung, cao tuổi thường xuyên đến sinh hoạt khiêu vũ rèn luyện sức khoẻ,tổng số nhân
viên ở các bộ phận này là 20 người, tất cả đều đã qua các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp
vụ phục vụ do khách sạn và Công ty tổ chức. Chế độ làm việc của bộ phận này cũng
được chia làm 3 ca như trên, riêng CLB Sàn khiêu vũ chỉ hoạt động 2 ca là chiều tối và
đêm . Trong các ca luôn có mặt của tổ trưởng đảm bảo đôn đốc nhân viên làm việc và
giải quyết những vướng mắc từ phía khách hàng. Nhìn chung, xuất phát từ đặc điểm về
nguồn khách và vị trí địa lý của khách sạn cũng như của Công ty nên cường độ khách đến
khách sạn là khá đều. Như vậy, nhìn chung cách bố trí lao động ở những bộ phận này
tương đối phù hợp với điều kiện bình thường của Công ty.
 Phân công bố trí lao động tại bộ phận nhà bếp: Bộ phận bếp trong Công ty và khách
sạn là nơi thực hiện công việc sản xuất, chế biến các món ăn từ các nguyên liệu và thực

phẩm. Đây là bộ phận duy nhất làm ra sản phẩm vật chất cụ thể. Chuyên môn của những
nhân viên tại bộ phận này khá đồng đều nên luôn đảm bảo tốt yêu các cầu của khách
hàng. Việc phân ca của bộ phận này cũng tương tự như các bộ phận khác, đặc biệt trong
những ngày có tiệc lớn hay hội nghị, hội thảo, cưới hỏi thì việc tổ chức lao động thay đổi
phụ thuộc vào sự sắp xếp của tổ trưởng bếp.
2.3. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm
2.3.1 Ưu điểm
- Công ty áp dụng hình thức tổ chức theo nhóm tự quản rất hiệu quả, chính vì thế
công ty đã khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh của người lao động phù hợp
với từng vị trí tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động làm việc và phát huy hết khả
năng của mình với công việc chuyên môn phù hợp. Như bộ phận nhà bếp sẽ chuyên
làm những công việc liên quan đến việc bếp, lo từng bữa ăn cho nhân viên công ty.
Hay bộ phận bảo vệ chuyên đảm nhận việc đảm bảo an ninh tuyệt đối. Mỗi một bộ
phận sẽ có những trưởng bộ phận quản lý trực tiếp nhân viên và điều hành nhân viên
làm việc. Giúp đỡ cho trưởng bộ phận là phó bộ phận cùng sự đoàn kết nhất quán của
những nhân viên cấp dưới.
- Việc tổ chức theo nhóm bộ phận như thế này sẽ hỗ trợ đắc lực và giúp cho giám
đốc điều hành công ty một cách hiệu quả không gây quá tải trong công việc bên cạnh
đó sẽ giúp nhân viên có cơ hội phát triển theo đúng chức năng nhiệm vụ công việc.
- Tổ chức nơi làm việc theo nhóm sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về môi trường
làm việc, các trang thiết bị phương tiện kỹ thuật giúp cho nhân viên làm việc có hiệu
quả và vận hành công việc nhịp nhàng không ảnh hưởng đến những bộ phận khác, tạo
hứng thú trong công việc cho người lao động.
2.3.1 Nhược điểm
- Các nhóm tự quản sẽ tự quyết trong công việc đôi khi không có sự thống nhất giữa
các nhóm với nhau. Đôi khi xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm với nhau.
- Mỗi nhóm sẽ làm công việc riêng tách biệt vậy nên khi xảy ra sự cố nhóm sẽ tự giải
quyết mà nhóm khác sẽ không hỗ trợ được nhiều.
- Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mỗi nhóm là khác nhau nên mỗi
nhóm sẽ có một bản đánh giá riêng, điều này ít nhiều gây khó khăn cho bộ phận nhân

sự khi tiến hành đánh giá trả lương hay khi có sự thay đổi về lương, thưởng trong
công việc.
3. Giải pháp khắc phục
• Hoàn thiện hình thức tổ chức lao động
- Xây dựng hình thức tổ chức lao động khoa học hợp lý trong doanh nghiệp sao cho sử
dụng tiết kiệm mọi tiềm năng về lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu tiết kiệm lao động
sống và lao độngvật hóa nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng lao động, hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cần hoàn thiện các hình thức tổ, nhóm sản xuất tại công ty dựa trên cơ sở là mỗi
người lao động có thể làm thay một phần hay toàn bộ công việc của người khác
trong nhóm đảm trách. Lãnh đạo của các nhóm phải là người có uy tín và có khả
năng tổ chức phân công lao động. Kế hoạch công việc của nhóm được xây dựng
hợp lý cho đến từng người lao động theo khối lượng công việc, năng suất lao động,
theo trình độ tay nghề chuyên môn.
- Khi khối lượng công việc nhiều công ty có thể tăng cường lao động làm việc bằng
cơ cấu nhóm nhân lực mềm, linh hoạt chuyển dịch lao động từ khu vực thừa sang
khu vực thiếu, tăng giảm lao động linh hoạt đảm bảo chất lượng công việc.
• Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động
- Nâng cao công tác đào tào nguồn lao động để có đội ngũ lao động tay nghề cao để có thể
thực hiện tốt chất lượng đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tốt nhất mà doanh
nghiệp mình có. Con người là trung tâm của sự phát triển, lao động là nguồn tài nguyên
quan trọng lớn nhất của công ty.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty cần có những lao động có trình độ như thế
nào để tổ chức các hình thức đào tạo như: bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, chính quy
hay tại chức…Thường xuyên đánh giá chất lượng lao động sau khi kết thúc mỗi
khóa học
• Nâng cao công tác quản lý trong doanh nghiệp
- Trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý doanh
nghiệp bởi để giải quyết được các vấn đề như nâng cao năng suất lao động, sản phẩm sản
xuất ra phải đáp ứng cả về số lượng cũng như chất lượng và cầu thị trường, đảm bảo cho

doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh thì vai trò của lao động quản lý là không thể thiếu.
Hoạt động của lao động quản lý có tác dụng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh nói
chung của doanh nghiệp, họ xây dựng được hình thức tổ chức lao động hợp lý, hiệu quả.
• Tăng cường kỷ luật lao động, phát huy tính sáng tạo của người lao động.
- Cần tăng cường việc giáo dục nhận thức về kỷ luật lao động như: tuyên truyền phổ biến
các nội quy lao động, thảo luận kiểm điểm tình hình việc chấp hành kỷ luật lao động.
- Xây dựng chế độ tiền lương, thưởng công bằng hợp lý, dễ hiểu để tăng cường tính tích cực
lao động chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật về lao động.
Kết luận
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đề hoạt động
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, vì vậy việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động
khoa học, thực sự trở thành việ clafm tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp.
Hoàn thiện công tác tổ chức lao động một cách khoa học không những đảm bảo nâng
cao vai trò , chức năng chủ đạo sản xuất kinh doanh mà còn là nhân tố cơ bản quyết
định cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Qua những điểm phân tích về tình hình thực tế tại Công ty TNHH Du lịch và thương
mại Bảo Trung ODC, nhận thấy rằng việc tổ chức hoạt động đã thể hiện sự coi trọng và đạt
được những thành công nhất định trong quá trình kinh doanh và còn một số khiếm khuyết cần
được hoàn thiện.

×