Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Cơ sở lý thuyết về các mô hình tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển. Thực trạng con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc, kinh nghiệm và bài học rút ra từ Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.08 KB, 38 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ sở lý thuyết về các mô hình tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu
đánh giá tăng trưởng và phát triển. Thực trạng con đường
phát triển kinh tế của Hàn Quốc, kinh nghiệm và bài học rút
ra từ Hàn Quốc
MỤC LỤC
Tăng trưởng nhanh từ 1960 đến 1980 11
Xu hướng kinh tế vĩ mô 11
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG
I.Các mô hình tăng trưởng
1.Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước
Giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng
trưởng thu nhập ở mức độ thấp
Ưu điểm: các nguồn lực phát triển phân phối thu nhập, giáo dục, sức khỏe,
văn hóa được quan tâm và dàn đều cho mọi ngành mọi vùng và mọi tầng lớp trong
xã hội
Nhược điểm: nền kinh tế trì trệ thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng
trưởng mức thu nhập bình quân đầu người thấp và ngày càng tụt hậu so với mức
chung của thế giới
Các nước áp dụng: LiênXô cũ, Cuba, Trung Quốc, Việt Nam trước đổi mới
và các nước XHCN
2.Mô hình nhấn mạnh tăng trưởng nhanh
Chính phủ tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội vấn đề bình đẳng công bằng nâng cao chất
lượng cuộc sống chỉ được đặt ra khi thu nhập đạt một trình độ cao
Ưu điểm: nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình
quân năm rất cao
Nhược điểm:
+ Bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngay càng gay gắt, chất


lượng cuộc sống không được quan tâm
+ Nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi
trường sinh thái
Các nước áp dụng: Brazil, Mehico, các nước OPEC, Philippin, Malaixia,
Indonexia
3.Mô hình phát triển toàn diện
Chính phủ các nước một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng
nhanh, khuyến khích dân cư làm giàu, phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân
phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực mặt khác cũng đồng thời đặt ra vấn đề
bình đẳng, công bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
Các nước áp dụng: Thụy Điển, Thụy Sỹ, Nauy, Phần Lan, Hàn Quốc, Đài
Loan
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II.Các hệ thống chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển
1.Tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, khối lượng hàng hoá và dịch
vụ được tạo ra trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường tính
trong 1 năm).
Phản ánh sự thay đổi tuyệt đối: ∆Y=Y1-Y0
Phản ánh tốc độ thay đổi: g = ∆Y/Y0
Trong đó
Yo: sản lượng năm gốc.
Y1: sản lượng năm hiện tại
∆Y: mức tăng trong thời gian xét.
g : tốc độ tăng.
Những chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế:
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng hàng hoá dịch vụ sản xuất ra:
GDP, GNP, NNP, NI, DI.
Chỉ tiêu phản ánh mức giá trị sản xuất hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu

người : GDP bq người, GNP bq người,…
2. Phát triển
Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến toàn diện của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô, khối lượng hàng
hoá dịch vụ và sự tiến bộ cơ bản trong cơ cấu kinh tế-xã hội.
Kết luận về phát triển :
Bản chất của phát triển kinh tế chính là quá trình thay đổi về lượng diễn ra
đồng thời với quá trình thay đổi về chất của nền kinh tế.
Những chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế:
Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về lượng của một nền kinh tế.
Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về chất của một nền kinh tế:
Đánh giá sự thay đổi cơ cấu kinh tế, bao gồm:
Cơ cấu ngành : NN-CN-DV.
Cơ cấu tái sản xuất nền kinh tế: Tích luỹ-Tiêu dùng.
Cơ cấu mở: Xuất khẩu-Nhập khẩu.
Cơ cấu vùng lãnh thổ: khu vực thành thị-nông thôn,7 vùng lãnh
thổ.
Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xã hội:
Tuổi thọ bình quân.
Trình độ học vấn:
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tỷ lệ người biết chữ =Số người biết chữ/Dân số dưới 15t.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên = Tỷ lệ sinh- Tỷ lệ chết.
Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1t, dưới 5t.
Tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng.
Chỉ số HDI:
HDI=( IA + IE + Iw )/3
IA: Hệ số đánh giá tuổi thọ bình quân.
IE: Hệ số đánh giá kiến thức.

Iw: Hệ số đánh giá mức thu nhập bình quân.
Những chỉ tiêu đánh giá về đói nghèo
Nghèo vật chất :
Không đảm bảo nhu cầu vật chất tối thiểu
Thước đo: tỷ lệ hộ nghêo
Khoảng cách nghèo=Σ (C – yi) /(số hộ nghèo * chuẩn nghèo)
Không có khả năng đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho việc phát triển toàn
diện của con người
HPI đo thông qua các tiêu chí:
H1 % tử vong dưới 40 tuổi
H2 % người mù chữ
H3 % người không tiếp cận với dịch vụ y tế
Những chỉ tiêu đánh giá bất bình đẳng
Về kinh tế
Đường cong lorentz
Hệ số gini
Hệ số giãn cách thu nhập
Tiêu chuẩn 40
Về xã hội
Chỉ số phát triển giới
Chỉ số bình đẳng giới
III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Theo quan điểm tăng trưởng kinh tế đi liền với công bằng xã hội, giữa việc tăng
trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội có mối quan hệ mật thiết, hai chiều
với nhau:
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quyết định cho việc đảm bảo công bằng xã hội.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Công bằng xã hội biểu hiện cho thành quả của sự tăng trưởng kinh tế và có tác

động trở lại kích thích tăng trưởng.
Như vậy, theo quan điểm này, công bằng xã hội không đối lập với tăng trưởng
kinh tế, Ngược lại là một yếu tố góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Lập luận này đã
tạo tiền đề cho các chính phủ xây dựng và thực thi những chính sách kết hợp giữa
tăng cường phát triển kinh tế và nâng cao công bằng xã hội. Tuy nhiên, cần đảm bảo
một sự phát triển sao cho người dân tìm thấy những cơ hội phát triển tốt hơn đồng
thời được hưởng những lợi ích cần thiết để nâng cao đời sống.
Tuy vẫn còn những sự không thống nhất, song các chính sách dựa trên quan
điểm tăng trưởng đi liền với công bằng đã được thực tế kiểm nghiệm thông qua
những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. trong đó
có Hàn Quốc
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN II: CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC
Kinh tế Hàn Quốc hiện xếp thứ ba châu Á và thứ 11 thế giới tính theo giá trị
GDP. Sau chiến tranh Triều Tiên năm 1953, Hàn Quốc từ một trong những
nước nghèo nhất đã trở thành một trong những nước giàu nhất thế giới với
tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử tăng trưởng kinh tế thế giới. Chỉ
trong vòng 40 năm, GDP bình quân đầu người Hàn Quốc từ mức chỉ có 100
USD trong năm 1963 đã lên tới mức kỷ lục 10.000USD năm 1995 và
25.000USD năm 2008.

I. Vài nét về đất nước Hàn Quốc.
-Là một đất nước nằm ở Đông Bắc Châu Á, phía Nam bán đảo Triều Tiên, phía
Đông Tây và Nam giáp biển, phía Bắc giáp Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều
Tiên. Khí hậu ôn đới 4 mùa rõ rệt. Với diện tích khoảng 99.392 km2 dân số xấp xỉ
49 triệu người và chỉ có một dân tộc duy nhất là dân tộc Hàn.
Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, trước thập niên 60 của thế
kỷ XX vẫn là một đất nước chưa phát triển. Nhưng bắt đầu từ thập niên 60 của thế

kỷ XX, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh và đến giữa thập niên
80 của thế kỷ XX đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Đặc điểm
của kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường nhưng sự điều tiết của nhà nước
đóng vai trò quan trọng.
Về chính trị.
- Sự đầu hàng không điều kiện của Nhật Bản, sự sụp đổ trước đó của nước Đức
Phát xít, cộng với những thay đổi mang tính nền tảng trong chính trị và ý thức hệ
quốc tế, đã dẫn tới sự phân chia Triều Tiên thành hai vùng chiếm đóng bắt đầu từ
ngày 8 tháng 9 năm 1945, với Hoa Kỳ quản lý phần phía nam bán đảo và Liên bang
Xô viết chiếm phần phía bắc vĩ tuyến 38. Những hy vọng ban đầu về một Triều
Tiên thống nhất và độc lập nhanh chóng tan biến với tình hình chính trị thời Chiến
tranh lạnh và sự phản đối kế hoạch ủy trị của những người Triều Tiên chống cộng
dẫn tới sự thành lập hai quốc gia riêng rẽ đối lập về chính trị, kinh tế và các hệ
thống xã hội năm 1948. Ngày 12 tháng 12 năm 1948, theo nghị quyết 195[23] tại
kỳ hợp thứ 3 Đại Hội đồng, Liên Hiệp Quốc công nhận Cộng hòa Triều Tiên là
chính phủ hợp pháp duy nhất của Triều Tiên. Tháng 6 năm 1950 Chiến tranh Triều
Tiên bùng nổ khi Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tấn công miền Nam, chấm dứt
bất kỳ hy vọng nào về một sự thống nhất hòa bình ở thời điểm đó.
-Người đứng đầu Đại Hàn Dân quốc là Tổng thống do dân trực tiếp bầu ra mỗi
năm năm một lần và không được phép tái ứng cử. Tổng thống là đại diện cao nhất
của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh). Thủ
tướng do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ. Chính phủ có tối thiểu 15 và
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tối đa là 30 thành viên. Thành viên chính phủ do thủ tướng chỉ định. Chức vụ thủ
tướng cũng như bộ trưởng phải được sự thông qua của quốc hội. Tuy trong thời
gian từ 1950 đến nay Hàn Quốc có nhiều xung đột về quan điểm chính trị với Triều
Tiên nhưng nhìn chung tình hình chính trị ở Hàn Quốc khá ổn định. Chính phủ luôn
tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài có điều kiện
thuận lợi để phát triển. Đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế phù hợp trong

từng thời kỳ. Và cũng thu hút được khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào.
1. Về đường lối chính sách phát triển.
-Về định hướng chính sách công nghiệp của HQ đã thay đổi rất lớn trong từng
thập kỷ, trợ giúp cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ những năm 1960 HQ
bắt đầu xúc tiến xuất khẩu khi cho ra đời hàng loạt các luật, quy định và lập ra
những chương trình hướng tới xuất khẩu. Công nghiệp nặng và hóa chất là trung
tâm của chính sách công nghiệp trong những năm 1970. Sự tái cơ cấu công nghiệp
trong những năm 1980 nhằm vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở cửa
và tự do hóa thị trường là điểm nhấn trong những năm 1990. Kể từ năm 2000, công
cuộc đổi mới là trọng tâm của chính sách quốc gia. Để tạo ra nhiều đổi mới hơn
trong các ngành công nghiệp, HQ đang xúc tiến các chính sách thân thiện với
doanh nghiệp cũng như các chính sách củng cố hợp tác giữa các công ty lớn và
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Ngoài ra HQ cũng trú trọng đến phát triển các ngành dịch vụ mang lại sự tăng
trưởng đáng kể cho nền kinh tế. Trong đó dịch vụ tin tức trực tuyến của Hàn Quốc
lên ngôi, 70 % số gia đình Hàn Quốc kết nối Internet tốc độ cao, so với 14% hộ ở
Mỹ, bên cạnh đó Hàn Quốc còn mạnh tay với dịch vụ mô giới hôn nhân. Số phụ nữ
Việt Nam muốn lấy chồng Hàn Quốc đã tăng trong những năm gần đây, thể hiện
qua số lượng đơn xin thị thực chờ ở Lãnh sự quán Hàn Quốc ở thành phố Hồ Chí
Minh tăng đáng kể. Riêng năm 2006, có tới 13.096 thị thực Hàn Quốc đã được cấp
ra, tăng hơn hai lần so với con số 5.393 năm 2000
-Bên cạnh phát triển mạnh mẽ và cân bằng chính phủ HQ cũng chủ định kiểm
soát lạm phát. Đầu thập kỷ 90 đến 2003 nhớ có sự cải thiện cơ cấu phân phối nông
sản và hải sản của Chính Phủ đã làm lạm phát giảm xuống đáng 2,2%(2003)). ◊kể (
9% (1990)
Năm 1996 HQ trở thành thành viên của OECD một mốc quan trọng trong lịch sử
phát triển của HQ. Cùng với đó ngành dịch vụ đã tăng nhanh chóng chiếm tới 70%
GDP của HQ.
-Cùng với sự phát triển về kinh tế đời sống của nhân dân HQ được nâng cao rất
nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn 1 số quốc gia phát triển khác ở Châu

Âu và Bắc Mỹ . Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Về quan hệ kinh tế quốc tế.
-Về quan hệ kinh tế quốc tế Hàn Quốc mở rộng thị trường với nhiều đối tác.
Bằng việc đầu tư về vốn và xuất khẩu công nghệ cao vào các nước đang phát triển
như Trung
Quốc, Việt Nam, Indonesia … đã mang lại cho HQ nguồn thu nhập và tài sản rất
lớn.Trong đó Việt Nam là đối tác KT lớn thứ 2 của Hàn Quốc sau Singapore. Công
Thương - Hàn Quốc hiện có 2.058 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 16 tỷ
USD; hơn 1.600 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh
đó quan hệ KT Trung- Hàn cũng phát triển mạnh. Ngày 25/8/2008, Chủ tịch Trung
Quốc Hồ Cẩm Đào thực hiện chuyến thăm Hàn Quốc, trong bối cảnh quan hệ hợp
tác song phương đang phát triển mạnh; kim ngạch thương mại đạt 160 tỷ USD năm
2007 và Hàn Quốc đã đầu tư gần 39 tỷ USD vào Trung Quốc.Quan hệ Hàn Quốc
và Nhật Bản đang có chiều hướng đi lên được thể hiện qua chuyến công du sang
Hàn Quốc của thủ tướng Nhật Bản Taro Aso với trọng tâm là xây dựng các quan hệ
KT cũng như giải quyết những bất đồng còn tồn đọng giữa 2 nước.
-Tăng cường mối quan hệ truyền thống với Mỹ, đẩy mạnh hợp tác với các
cường quốc khác như Nga. Trong cuộc gặp thượng đỉnh tại điện Kremlin, Tổng
thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev đã
thoả thuận nâng quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây quan hệ giữa HQ và người họ hàng Triều Tiên
đã trở nên rất căng thẳng (dễ gây nguy cơ chiến tranh). Đây cũng là một vấn đề mà
chính phủ HQ cần phải giải quyết để vượt qua sự bất ổn về chính trị trong giai đoạn
nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng.
• Chú ý:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.

- Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số so sánh định lượng về mức thu nhập,
tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI
giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
- OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
- Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế
kinh tế, chất lượng cuộc sống.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II.Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc
Khái quát con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế Hàn Quốc từ năm
1950 đến nay

1. Giai đoạn tái thiết nền kinh tế(1950-1961)
2. Giai đoạn phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu (1962 – 1971)
3. Giai đoạn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hoá chất ( 1972 – 1979 )
4. Giai đoạn điều chỉnh cơ cấu và tự do hoá nền kinh tế (1980-1990)
5. Giai đoạn thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hoá”( 1990-
1996)
6. Giai đoạn khủng hoảng và phục hồi nền kinh tế (1997 đến nay)
Kinh tế Hàn Quốc: là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng
thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn
Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở
thành một trong những nước giầu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong
những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm
1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất
chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này
đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự
phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hán", đến nay

huyền thoại này vẫn tiếp tục. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng
trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm -
một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở
thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là
52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ
để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000
USD .
- Quá trình công nghiệp hoá Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1962 khi chính
phủ tiến hành kế hoạch 5 năm 1962 – 1966 .Kế hoạch lần thứ nhất nhằm
hướng tới xây dựng 1 cơ cấu công nghiệp tự chủ không mang khuynh hướng
tiêu dùng và phụ thuộc như trong những năm 1990
- Kế hoạch lần thứ 2 (1967-1971) nhằm hiện đại hoá cơ cấu công nghiệp bằng
việc xây dựng các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu như sắt thép ,cơ
khí,hoá chất
- Kế hoạch lần thứ 3 (1972-1976) nhằm xây dựng 1 cơ cấu công nghiệp hướng
về xuất khẩu thông qua thúc đẩy công nghiệp nặng và hoá chất dựa vào lợi
thế so sánh
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Kế hoạch lần thứ 4 (1977-1981) hướng tới sự thay đổi cơ cấu công nghiệp và
thúc đẩy cạnh tranh quốc tế
- Kế hoạch lần thứ 5 (1982 – 1986) chuyển các ngành công nghiệp nặng và
hoá chất sang ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tập trung nhiều công
nghệ , công nghiệp hoá dựa trên công nghệ cao và tiến dần tới quốc tế hoá
các ngành công nghiệp
- Kế hoạch lần thứ 6 (1987-1991) và kế hoạch lần thứ 7 (1992 – 1996) có sự
chuyển biến cơ cấu kinh tế 1 cách sâu sắc được thế giới công nhận là 1 nền
kinh tế công nghiệp mới (NIE)
- Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 chính phủ cố gắng cải cách cơ cấu
kinh tế khắc phục những yếu kém và chuyển nền kinh tế từ cơ cấu tăng

trưởng cáo sang cơ cấu kinh tế mới tăng trưởng lâu dài ổn định chú trọng
nhiều đến xã hội và dân cư .
Trong 40 năm xây dựng con đường công nghiệp hoá Hàn Quốc đã
đưa nền kinh tế của mình cất cánh

Kế hoạch
Mục tiêu của kế
hoạch
Các mục tiêu cơ bản
Kế hoạch lần
thứ 1
1962-1966
Tăng trưởng , tự
túc
-Điều chỉnh những diễn biến xấu của nền kinh tế và xã
hội
-Xây dựng cơ sở nền tảng cho nền kinh tế tự túc
Kế hoạch lần
thứ 2 (1967-
1971)
Tăng trưởng , tự
túc
-Hiện đại hoá cơ cấu công nghiệp
- Thiết lập 1 nền kinh tế tự túc
Kế hoạch lần
thứ 3 (1972-
1976)
Tăng trưởng , ổn
định,tự túc,cân
bằng

Phát triển nông nghiệp và nghề cá
Thời kỳ tăng trưởng xuất khẩu
Xây dựng các ngành công nghiệp nặng và hoá chất
Kế hoạch lần
thứ 4 (1977-
1981)
Tăng trưởng
công bằng hiệu
quả
Thiết lập cơ cấu tăng trưởng tự túc
Thúc đẩy công bằng xã hội
Phát triển công nghêj và cải tiến năng suất
Kế hoạch lần
thứ 5 (1982-
1986)
ổn định hiệu quả
công bằng
Xây dựng nền tảng cho nền tăng trưởng tự lực gánh
sinh và ổn định kinh tế
Đổi mới công nghệ
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Thay đổi chức năng của chính phủ
Kế hoạch lần
thứ 6 (1987-
1991)
tự chủ ổn định
phúc lợi
Tăng cường sự công bằng và cân đối trong QLKT
Cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế
công bằng

tự do hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kế hoạch lần
thứ 7 (1992-
1996)
Cạnh tranh công
bằng quốc tế hoá
tự do và toàn cầu hoá nền kinh tế
Thúc đẩy đầu tư R&D va SOC
Cải thiên sự công bằng XH

Tăng trưởng nhanh từ 1960 đến 1980
-Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc gia của Hàn Quốc trung bình trên 8% mỗi
năm, từ 3,3 tỉ USD vào năm 1962 đến 204 tỉ USD vào năm 1989. Thu nhập bình
quân đầu ngươi tăng từ 87 USD vào năm 1962 lên 4.830 USD vào năm 1989. Tỷ
trọng của khu vực chế tạo trong GNP tăng từ 14,3 % vào năm 1962 lên 30,3 % năm
1987. Tổng khối lượng hàng hoá trao đổi tăng từ 480 triệu USD vào năm 1962 lên
127,9 tỉ USD vào năm 1990. Tỉ lệ tiết kiệm nội địa của GNP tăng từ 3,3% vào năm
1962 lên 35,8% vào năm 1989.
Xu hướng kinh tế vĩ mô
Dưới đây là biểu đồ xu hướng tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc theo giá thị trường
được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế, đơn vị tính bằng triệu Won Hàn Quốc.
Năm
Tổng sản phẩm nội địa (triệu
Won)
Tỉ giá
Won/USD
Chỉ số lạm phát (Năm
2000=100)

1980 38.774.900 605,85 33
1985 84.061.000 869,51 46
1990 186.690.900 707,59 60
1995 398.837.700 771,27 82
2000 578.664.500 1.130,95 100
2005 812.196.561 1.024,11 117
Để tính theo sức mua tương đương, 1 USD = 841,39 Won.
Kinh tế Hàn Quốc
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tiền tệ 1 Won Hàn Quốc (W) = 100
Jeon(Chŏn)
Năm tài
chính
Theo chương trình nghị sự
Tổ chức
thương mại
APEC, WTO và OECD
Statistics [1]
GDP xếp thứ 10 theo GDP (2006); xếp thứ
11 GDP theo sức mua tương đương
(2006);
GDP 897,4 tỉ USD (2006)
GDP (PPP) 1.196 tỉ USD (2006)
Tăng GDP 5.1% (2006)
GDP đầu
người
25.000 USD (2007)
GDP theo
lĩnh vực

nông nghiệp (3.2%), công nghiệp
(39.6%), dịch vụ (57.2%) (2006)
Lạm phát 2.2% (2006)
Sống dưới
mức nghèo
2% (2006)
Lực lượng lao
động
23,98 triệu (2006)
Lao động
theo nghề
Nông nghiệp (6.4%), công nghiệp
(26.4%), dịch vụ (67.2%) (2006)
Thất nghiệp 3.3% (2006)
Nghành công
nghiệp chính
điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, đóng
tầu, thép, sợi, quần áo, da giầy, chế
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
biến thức ăn
Trao đổi thương mại [2]
Xuất khẩu 371,8 tỉ USD (2007)[3]
Đối tác xuất
khẩu chính
Trung Quốc 21.3%, Hoa Kỳ 13.3%,
Nhật Bản 8.1%, Hong Kong 5.9%
(2006)
Nhập khẩu 356,7 tỉ USD (2007)[4]
Đối tác nhập

khẩu
Nhật Bản 16.8%, Trung Quốc 15.7%,
Hoa Kỳ 11.0%, Saudi Arabia 6.7%,
UAE 4.2% (2006)
Tài chính công [5]
Nợ công cộng 25,2% GDP (2006)
Nợ nước
ngoài
187,2 tỉ USD (2006)
Dự trữ ngoại
tệ
262,2 tỉ USD (2007) [6]
Thu ngân
sách
219,5 tỉ USD (2006)
Chi ngân
sách
215,7 tỉ USD (2006)
Viện trợ ODA, 745 tỉ USD (2005)
1. Về Nông Nghiệp
Một quốc gia bị thuộc địa đến tận cuối thế kỷ 19, một quốc gia đi lên từ vị trí giữa
những nước nghèo nhất thế giới để trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới, Hàn
Quốc đã cho thấy sức mạnh và tiềm năng khổng lồ của mình. Nền tảng cơ bản cho sự
phát triển đó chính là Saemaul Undong - mô hình phát triển làng mới mang đặc sắc
Hàn Quốc.
Đến cuối những năm 60 thế kỷ trước, xã hội Hàn Quốc vẫn chỉ được mô tả gói
gọn bằng hai từ: Nghèo đói. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người
tròm trèm 85 USD, hầu hết người dân không đủ tiền mua lương thực đảm bảo cho
nhu cầu sống tối thiểu của mình. Nền kinh tế lúc đó là thuần nông nên những trận lũ
lụt nối tiếp hạn hán triền miên đã có lúc gây ra nạn đói không bỏ sót một vùng đất

13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nào. Sự bất lực ngự trị, tình trạng hoang mang chi phối lòng người. Nhiệm vụ duy
nhất đặt ra lúc đó cho Chính phủ là đẩy lui nạn đói nghèo.
-Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất khởi động năm 1962 với mục
tiêu bằng mọi cách nâng cao sản lượng lương thực. Sang những năm 70, tình hình
đã bắt đầu dễ thở hơn, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng và tích lũy. Nếu lấy mốc
cho quá trình khởi sắc về kinh tế là năm 1970, thì lúc đó 80% hộ gia đình nông thôn
đã có nhà lợp mái rạ, nhà nào cũng có đèn dầu thắp sáng, một số bắt đầu có điện,
50% làng xã mở được đường mới để ôtô có thể ra vào. So sánh ra toàn quốc lúc đó,
27% dân số có điện thắp sáng, tỷ lệ đói nghèo chiếm 34%.
-Tình hình đó thúc ép cả Chính phủ và người dân phải hành động. Sau chuỗi trận
lụt khủng khiếp năm 1969, người dân phải tự lực cánh sinh sửa đường, sửa nhà.
Chính phủcủa Tổng thống Park Jung Hee nhận ra rằng trợ giúp của nhà nước sẽ
chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không có quyết tâm tự lực, và khuyến khích nội
lực trong cộng đồng nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển nông
thôn. Bài học từ những trận lụt đó đã khai sinh cho ý tưởng Saemaul Undong - phát
triển nông thôn mới.
-Trong thập niên 70, Chính phủ đã nhìn thấy tiềm lực của Saemaul Undong
nhưng không lấy đâu ra tiền để đưa các dự án về nông thôn. Thành ra, những khoản
vốn nhỏ giọt chỉ đủ gói gọn cho 10 nội dung thí điểm phát triển nông thôn: Mở rộng
và cứng hóa đường nông thôn; kiên cố hóa mái nhà, bếp, tường rào; xây cầu; nâng
cấp hệ thống thủy lợi; mở địa điểm giặt và giếng nước công cộng. Năm 1971,
33.267 làng bắt đầu nhận được bình quân mỗi làng 355 bao xi măng, Chính phủ cấp
không thu tiền. Hệ thống chính quyền cấp làng tự quyết định phương án sử dụng xi
măng. Đất làm đường huy động người dân đóng góp, người dân cũng phải tự bỏ
công sức lao động để thực hiện nhiệm vụ cho chính quyền cấp làng đề ra.
-Tinh thần Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần - Tự giác -
Hợp tác. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói
riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung, được công nhận đã góp công lớn đưa GNP bình

quân từ 85 USD lên 20.000 USD sau 30 năm phát triển.
Kết quả là có hơn 16.000 làng đã thay đổi được phần nào bộ mặt nông thôn. Sang
năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư của Chính phủ tăng lên 500
bao xi măng và 1 tấn sắt, thép. Những làng làm tốt cảm thấy họ được Chính phủ đền
ơn. Nhờ đó mà nông thôn nước Hàn đã thay đổi mạnh mẽ. 33.267 làng bắt đầu được
chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậc nhận được mức hỗ trợ khác nhau từ nhà nước.
-Bộ mặt nông thôn bắt đầu có dấu hiệu của đô thị. Đi kèm với việc phát triển hạ
tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá...Đời sống nông thôn nâng cao rõ rệt. Năm
1974, thu nhập ở nông thôn vượt thu nhập ở thành phố. Năm 1979, 98% làng ở Hàn
Quốc đã có thể tự lực kinh tế. Tinh thần Saemaul Undong vượt biên giới làng quê
nông thôn, lan tỏa đến thành phố, vượt quy mô hộ gia đình đi vào các trường học,
công sở, NM.
Kết quả của phong trào Saemaul Undong (Giai đoạn xây dựng và mở rộng, 1971 -
1978)
- Cứng hóa đường nông thôn liên làng: 43.631 km
- Cứng hóa đường làng ngõ xóm: 42.220 km
- Xây dựng cầu nông thôn: 68.797 cầu
- Kiên cố hóa đe, kè: 7.839 km
- Xây hồ chứa nước nông thôn các loại: 24.140 hồ
- Điện khí hóa nông thôn: 98% hộ có điện thắp sáng
Quan điểm của Hàn Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp vì lo
ngại lợi nhuận các Cty hưởng còn nông dân suốt đời làm thuê. Vì thế chính phủ chủ
trương đầu tư hạ tầng để nông đân tự mình đứng lên, sản xuất chế biến tại chỗ.
Nông dân là người chủ đích thực. 40 năm trước Tổng thống Pak Chung Hy đã từng
nói "Chúng ta có thể làm và chúng ta sẽ làm". Phong trào Samuel Udong thực chất
là cuộc cách mạng tinh thần, đánh thức khát vọng của nông dân.
Thu nhập của nông dân Hàn Quốc

(đơn vị: nghìn Won)
Năm Thu nhập của
nông dân
Thu nhập từ
nông nghiệp
Thu nhập
ngoài nông
nghiệp
So với thành
thị
1965 142 89 23 93.8
1970 256 194 62 60.3
1980 2693 1755 938 74.4
1985 5736 3699 2037 77.6
1990 11026 6264 4762 74
15

×