Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Vấn đề tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.32 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRƯƠNG THỊ KIM OANH

VẤN ĐỀ THA HÓA LAO ĐỘNG TRONG TÁC PHẨM
"BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844"



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC






Hà Nội - 2011

(201 )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRƯƠNG THỊ KIM OANH




VẤN ĐỀ THA HÓA LAO ĐỘNG TRONG TÁC PHẨM
"BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844"



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 60.22.80



Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền




Hà Nội - 2011

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
3. Mục đích và nhiệm vụ 10
4. Đối tượng nghiên cứu 10
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp của luận văn 11
7. Kết cấu của luận văn 11

NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO SỰ RA ĐỜI
QUAN NIỆM THA HÓA LAO ĐỘNG CỦA C. MÁC TRONG TÁC
PHẨM BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844 12
1.1 Cơ sở thực tiễn cho sự ra đời quan niệm tha hóa lao động của C. Mác -
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX. 12
1.2 Tiền đề lí luận cho sự ra đời quan niệm tha hóa lao động của C.
Mác…16
1.2.1 Quan niệm của Hêghen về tha hóa 17
1.2.2 Quan niệm về tha hóa của Phoiơbắc 21
1.3 Giới thiệu tổng quan về tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm
1844 24
Kết luận Chương 1: 27
CHƯƠNG 2: SỰ PHÂN TÍCH CỦA C. MÁC VỀ BIỂU HIỆN CỦA
THA HÓA LAO ĐỘNG VÀ CON ĐƯỜNG KHẮC PHỤC THA HÓA
LAO ĐỘNG TRONG TÁC PHẨM BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT
HỌC NĂM 1844 29
2.1 Sự phân tích của C. Mác về biểu hiện của tha hóa lao động 29
2.1.1 Sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động 30
2

2.1.2 Tha hoá của người công nhân biểu hiện trong hành vi sản xuất,
trong bản thân hoạt động lao động 34
2.2 Quan niệm của C. Mác về hậu quả, nguyên nhân và con đường khắc
phục tha hóa lao động 37
2.2.1 Hậu quả của tha hóa lao động 37
2.2.2 Quan niệm của C. Mác về nguyên nhân của tha hóa lao động trong
chủ nghĩa tư bản 42
2.2.3. Quan niệm của C. Mác về con đường khắc phục tha hoá lao động . .47
2.3. Ý nghĩa quan niệm của C. Mác về tha hóa lao động với việc nhận thức

tha hóa lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 56
Kết luận Chương 2: 66
KẾT LUẬN: 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69












3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Thời kỳ tư bản chủ nghĩa” bắt đầu từ cách mạng tư sản Hà Lan vào
thế kỷ XVI, đã nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và tác động sâu
rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội các nước trên thế giới. Chủ
nghĩa tư bản cùng với phương thức sản xuất của nó đã giải phóng loài người
khỏi “đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến, chuyển từ nền sản xuất
nhỏ sang nền sản xuất hiện đại. Dưới tác động của các quy luật kinh tế của
sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra
khối lượng của cải vật chất khổng lồ: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống
trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều
hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế kỷ trước kia gộp lại”

[51, tr. 603]. Quá trình đó đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển với trình
độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa
phát triển mạnh. Sự phát triển của nền sản xuất vật chất dưới chủ nghĩa tư
bản đã tạo ra những tiền đề vật chất thiết yếu để phát triển xã hội và con
người.
Bên cạnh đóng góp tích cực nói trên, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
bộc lộ mặt hạn chế của nó như: của cải vật chất trong xã hội chủ yếu thuộc về
giai cấp tư sản, người công nhân bị bóc lột sức lao động, điều kiện sinh hoạt và
làm việc tối thiểu của họ không được đảm bảo: “Những máy móc có một sức
mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của người công nhân và làm cho
lao động của người công nhân hiệu quả hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng
kiệt quệ đến cho công nhân. Những nguồn của cải mới, từ xưa đến nay chưa ai
biết, dường như do một sức mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành nguồn
gốc của sự nghèo khổ” [53, tr. 10]. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lao động bị
tha hóa, sự tha hóa lao động là cơ sở dẫn đến sự tha hóa trên các lĩnh vực khác
và tha hóa bản chất con người. Trước C. Mác, một số nhà tư tưởng đã phát
4

hiện hiện tượng tha hóa tồn tại trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nhưng chỉ đến
học thuyết C. Mác thì cội rễ, căn nguyên của tha hóa mới được làm sáng tỏ.
Những nghiên cứu của C. Mác về tha hóa lao động được trình bày lần
đầu tiên một cách tương đối hệ thống trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844. Thông qua lý luận về tha hóa lao động, C. Mác thể hiện sự
phê phán của ông đối với xã hội tư bản chủ nghĩa từ góc độ kinh tế học.
Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu sự vận động của lao động tha hóa và chế
độ tư hữu, C. Mác đi sâu tìm hiểu sự phát triển của lịch sử xã hội và rút ra
kết luận chủ yếu về sự phát triển của lịch sử, về chủ nghĩa cộng sản. Có thể
nói “lý luận tha hóa của Mác về bản chất là lý luận phát triển xã hội” [44, tr.
174].
Sau hơn 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam đã

thu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, được bạn bè thế giới ghi nhận. Đời sống của phần lớn nhân dân được
cải thiện, đất nước ổn định và phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được
thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những vấn đề nổi cộm thu
hút sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những bất cập được mọi người
quan tâm là có hay không sự tồn tại của hiện tượng tha hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Để có nhận thức đúng đắn về vấn đề
này, từ đó có thái độ ứng xử đúng với nó thì việc quay trở lại nghiên cứu lý
luận của C. Mác về tha hóa, đặc biệt là tha hóa lao động có ý nghĩa thực tiễn
cấp bách.
Nghiên cứu quan niệm của C. Mác về tha hóa lao động góp phần
khẳng định giá trị của lý luận tha hóa nói riêng và học thuyết Mác nói
chung, đồng thời là cơ sở lý luận giúp chúng ta nhận thức về hiện tượng tha
hóa lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
5

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn “Vấn đề tha hóa lao động
trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” làm đề tài luận văn
của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khoa học về
tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, về vấn đề tha hóa lao động
và biểu hiện của nó trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Có thể phân
chia các công trình nghiên cứu thành các nhóm như sau:
Thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về tư tưởng của C. Mác
trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 nói chung:
+ Trước hết là các bài viết: “Mấy tư tưởng lớn về con người trong
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, đăng trong Con người và phát triển
con người trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, năm 2003 của tác giả Hồ Sĩ Qúy; “Khái niệm con người trong
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, đăng trong Tạp chí Triết học, (số 3),
năm 2003, tr 20-22 của Bùi Bá Linh; “Khái niệm “con người nhân đạo” trong
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 của C. Mác”, đăng trong Tạp chí Triết
học, (số 2), năm 2001 của Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp & Đặng Hữu
Toàn.
Trong các công trình nghiên cứu trên đây, các tác giả tập trung phân
tích khái niệm “con người” và “con người nhân đạo” của C. Mác trong tác
phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844.
+ Tiếp theo là bài viết: “Tư tưởng của C. Mác về con người và giải
phóng con người trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, đăng trong
Kỷ yếu Hội thảo khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 10, Nxb Đại
học Quốc gia, năm 2005 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền.
6

Nghiên cứu phân tích quan niệm của C. Mác về bản chất con người,
về sự tha hóa con người trong chủ nghĩa tư bản và sự giải phóng con người,
để từ đó thấy được giá trị nhân đạo hiện thực của chủ nghĩa Mác.
+ Ngoài ra trong công trình nghiên cứu: Quan niệm của C. Mác và
Ph. Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người, Nxb Chính
trị Quốc gia, năm 2003 của Bùi Bá Linh, đã đề cập đến quan niệm của C.
Mác về bản chất con người, về sự giải phóng con người trong tác phẩm Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844…
Có thể nói các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập đến
quan niệm của C. Mác về con người, bản chất con người và sự giải phóng
con người trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844. Trong đó
vấn đề tha hóa đã được nhắc tới nhưng chưa được nghiên cứu hệ thống.
Thứ hai: Những công trình nghiên cứu quan niệm của C. Mác về tha
hóa nói chung và tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844 nói riêng:

+ Tác giả Nguyễn Anh Tuấn, với các bài viết: “Bước đầu tìm hiểu
quan niệm của C. Mác về tha hóa”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 1 &
2), năm 2003; “Quan niệm của C. Mác về tha hóa”, đăng trong tác phẩm
“Con người và phát triển con người trong quan niệm của C. Mác và Ph.
Ăngghen”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003; “Quan niệm của C.
Mác về tha hóa và bản chất con người (qua Bản thảo kinh tế - triết học năm
1844)”, Tạp chí Triết học, (số 10), năm 2003, tr 24- 28.
Trong các công trình nghiên cứu trên, tác giả đã đi sâu phân tích quan
niệm của C. Mác về tha hóa lao động và bản chất con người trong tác phẩm
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; đồng thời phân tích sự phát triển tư
tưởng của C. Mác về tha hóa trong những tác phẩm của ông theo thời gian.
Những nghiên cứu của tác giả luận giải, đánh giá một cách tương đối có hệ
thống quan niệm của C. Mác về tha hóa.
7

+ Tiếp theo là cuốn sách Quan niệm của C. Mác về tha hóa và ý
nghĩa của quan niệm đó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền.
Nội dung cuốn sách đã nghiên cứu một cách hệ thống quan niệm của C.
Mác về tha hoá bằng việc đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn quan
niệm về tha hóa, chỉ rõ nguyên nhân, bản chất của tha hóa, con đường khắc
phục tha hóa con người trong chủ nghĩa tư bản và luận giải một cách sâu sắc
quan niệm của C. Mác về bản chất con người. Cuốn sách bước đầu tìm hiểu
về hiện tượng tha hoá ở nước ta trên các lĩnh vực: kinh tế; chính trị; đạo đức,
lối sống… Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục và đi đến xóa bỏ tình
trạng tha hóa để phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, trong bài viết “Quan niệm của C. Mác về các hình thức tha
hóa”, Tạp chí Giáo dục lí luận, (số 3), năm 2007, tr 11-16, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Huyền đã đi sâu phân tích quan niệm của C. Mác về các hình
thức tha hóa: Tha hóa tôn giáo, tha hóa chính trị - xã hội, tha hóa lao động.

Đồng thời thông qua sự phân tích đó, tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa các
hình thức tha hóa trong quan niệm của C. Mác.
+ Tác giả Ngụy Tiểu Bình, với bài viết “Mối quan hệ giữa sở hữu tư
nhân và hiện tượng tha hóa”, Tạp chí Triết học, (số 2), năm 2008, tr 53- 60,
đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa sở hữu tư nhân và hiện tượng tha hóa
trên cơ sở phân tích các khái niệm tha hóa ngoại sinh và tha hóa nội sinh.
+ Tiếp đến là bài viết của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa, “Quan niệm của C.
Mác về tha hóa và sự nghiệp giải phóng con người khỏi tha hóa trong Bản thảo
kinh tế - triết học năm 1844”, Tạp chí Triết học, (số 10), năm 2003, tr 18-23.
Trong công trình nghiên cứu trên đây, tác giả đã đi sâu khai thác quan
niệm về bản chất con người, về tha hóa lao động và gắn liền với nó là sự tha
hóa bản chất con người trong chủ nghĩa tư bản của C. Mác trong tác phẩm
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844.
8

+ Tiếp theo là bài viết: “Quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về
lao động bị tha hóa và sự tha hóa của tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn
giáo, năm 2001, (số 6), tr 3-6 của Trương Hải Cường.
Tác giả phân tích tiền đề lí luận cho sự ra đời quan niệm về tha hóa
của C. Mác là từ quan niệm tha hóa của Hêghen và Phoiơbắc. Đồng thời
trình bày sự giống và khác nhau giữa tha hóa tôn giáo và tha hóa lao động.
+ Tác giả Phạm Văn Chung trong cuốn sách Triết học Mác về lịch sử,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006, đã phân tích sự hình thành, phát
triển quan niệm triết học về lịch sử qua các tác phẩm của C. Mác và Ph.
Ăngghen. Khi phân tích quan niệm của C. Mác trong tác phẩm Bản thảo
kinh tế - triết học năm 1844, tác giả đã dành một thời lượng nhất định cho
việc nghiên cứu quan niệm về lao động bị tha hóa. Những nghiên cứu của
tác giả tập trung vào quan niệm triết học về lịch sử, chứ chưa đặt ra việc
nghiên cứu chuyên sâu quan niệm tha hóa của C. Mác.
Ngoài các công trình nghiên cứu trực tiếp về quan niệm tha hóa của

C. Mác, liên quan đến quan niệm tha hóa trong lịch sử còn có các công trình
sau:
+ “Vấn đề tha hóa trong “Hiện tượng học tinh thần” của Hêghen”,
Tạp chí Triết học, (số 10), năm 2008 của tác giả Nguyễn Anh Tuấn và
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Với nghiên cứu này, các tác giả đã luận giải quan niệm của Hêghen
về “tha hóa” trong Hiện tượng học tinh thần theo các cách tiếp cận triết học.
Trong bài viết, các tác giả không chỉ làm rõ quan niệm của Hêghen về “tha
hóa” với tư cách là một phạm trù mang tính hệ thống và năng động, về tiến
trình biện chứng của sự tha hóa và sự “vượt bỏ” tha hóa, mà còn bước đầu
chỉ ra những hạn chế trong quan niệm của ông.
+ Tác giả Ngô Đình Xây, với bài viết “Quan niệm của G.V. Ph
Hêghen về “tha hóa” qua sự đánh giá của C. Mác”, Tạp chí Triết học, (số
10/233), năm 2010, tr 16-23. Bài viết thông qua sự đánh giá của Mác để chỉ
ra quan niệm cơ bản của Hêghen về tha hóa và về vấn đề giải “tha hóa”…
9

Thứ ba: Những công trình nghiên cứu hoặc liên quan đến vấn đề tha
hóa trong chủ nghĩa xã hội hiện thực và Việt Nam:
+ Trước hết là bài viết: “Sự tha hóa quyền lực ở một số bộ phận cán
bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay và một số giải pháp ngăn ngừa, khắc
phục nó”, Tạp chí Triết học, (số 7/230), năm 2010, tr 68 - 72 của tác giả
Nguyễn Văn Thiện. Tiếp đến là bài viết: “Quyền lực và sự tha hóa quyền
lực”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu khoa học - Viện Khoa học pháp lý, năm
2009 của Bùi Xuân Phái.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến quan điểm mácxít về sự
tha hóa và phân tích sự tha hóa quyền lực ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo,
quản lý có biểu hiện thoái hóa, biến chất ở nước ta. Trên cơ sở đó, các tác
giả luận chứng một số giải pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục sự tha hóa
quyền lực ở nước ta hiện nay.

Cũng về đề tài tha hóa trong chủ nghĩa xã hội và Việt Nam, Hồ Ngọc
Hương có bài: “Tha hóa và chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Triết học, (số 3), năm
1989, tr 32 - 38.
Trên cơ sở phân tích sự tha hóa trong chủ nghĩa xã hội hiện thực, tác
giả đã phác thảo một số biểu hiện của tha hóa ở Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Những phân tích của tác giả chủ yếu giới hạn ở
những biểu hiện của tha hóa trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, quan liêu, bao cấp ở nước ta.
Ngoài ra liên quan ít nhiều đến quan niệm của C. Mác về xóa bỏ chế
độ tư hữu và vấn đề sở hữu tư nhân ở nước ta có bài viết của Vũ Kiều
Phương “Từ quan niệm của C. Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu” suy nghĩ về
vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (số 8/207), năm 2008…
Có thể khẳng định đã có nhiều công trình nghiên cứu quan niệm của
C. Mác về tha hóa và tha hóa lao động. Tuy nhiên, mới chỉ có rất ít công
trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về quan niệm tha hóa của C.
Mác. Còn các công trình nghiên cứu quan niệm của C. Mác về tha hóa lao
10

động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 chủ yếu mới chỉ
dừng ở các bài viết. Việc đi sâu nghiên cứu hệ thống quan niệm của C. Mác
về tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844
góp phần khẳng định giá trị của học thuyết Mác trong thời đại ngày nay,
đồng thời góp thêm một ý kiến về lý luận tha hóa lao động của C. Mác cũng
như ý nghĩa hiện thời của nó.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích của luận văn: làm rõ quan niệm cơ bản của C. Mác về tha
hóa lao động và con đường xóa bỏ tha hóa lao động trong tác phẩm Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844; từ đó chỉ ra ý nghĩa của quan niệm đó đối
với nhận thức tha hóa lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt

Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích này, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích cơ sở thực tiễn và lý luận cho sự ra đời quan niệm của C.
Mác về tha hóa lao động và giới thiệu tổng quan về tác phẩm Bản thảo kinh
tế - triết học năm 1844.
+ Phân tích quan niệm của C. Mác về biểu hiện, nguyên nhân và con
đường khắc phục tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844.
+ Bước đầu chỉ ra ý nghĩa quan niệm của C. Mác về tha hóa lao động
với việc nhận thức tha hóa lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu
Quan niệm của C. Mác về tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo
kinh tế - triết học năm 1844.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin về con người và xã hội và tham khảo có chọn lọc các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài.
11

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu văn bản, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống nhất
lịch sử và lôgic, phương pháp so sánh, đối chiếu…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu chuyên sâu quan niệm của C. Mác về tha hóa
lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; từ đó góp
phần khẳng định giá trị khoa học của học thuyết Mác trong thời đại ngày
nay. Và bước đầu chỉ ra ý nghĩa của quan niệm đó đối với nhận thức tha hóa
lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai tiếp tục đi sâu

nghiên cứu về vấn đề tha hóa và tha hóa lao động.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm hai chương, 6 tiết.





















12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO SỰ RA ĐỜI

QUAN NIỆM THA HÓA LAO ĐỘNG CỦA C. MÁC TRONG
TÁC PHẨM BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844
1.1 Cơ sở thực tiễn cho sự ra đời quan niệm tha hóa lao động của C.
Mác - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX.
Chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở thế kỷ XVI và thực sự bắt đầu phát triển
ở thế kỷ XVII với sự mở rộng nhiều công trường thủ công, sự gia tăng số
lượng công nhân lớn, Sang thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản khẳng định vị
trí của mình với việc xuất hiện nhiều xưởng máy công nghiệp… Đến những
năm đầu của thế kỷ XIX, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng trong
công nghiệp đã khiến cho lực lượng sản xuất phát triển và tăng lên chưa
từng có trong lịch sử, kéo theo sự thay đổi, phát triển của mọi mặt đời sống
xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành
một cường quốc công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi
vào giai đoạn hoàn thành. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, là
sự gia tăng dân số mạnh mẽ. Sự gia tăng này tạo ra một nguồn lớn nhân
công thừa thãi và rẻ mạt. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố, tạo cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa
tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, tuy nhiên kèm theo đó mâu thuẫn xã hội
càng thêm gay gắt. Việc chuyên môn hóa nghề nghiệp giúp người lao động
có vị trí và hiểu được chức năng công việc của mình, tuy nhiên việc tổ chức
sản xuất và phân bố sản xuất đó đã ném một bộ phận công nhân vào tình
trạng thất nghiệp. Sự phát triển của nền công nghiệp ngày càng mạnh mẽ đã
làm gia tăng nhiều đô thị, nhưng cũng kéo theo sự xuống cấp về đời sống
vật chất của bộ phận người lao động. Những cảnh khốn cùng, ăn mày, trộm
cướp, trẻ em lang thang, dịch bệnh, người lao động ở các tỉnh ùn ùn kéo về,
xã hội thành thị lúc này bị làm đảo lộn bởi một nền công nghiệp có mục
đích mang lại lợi nhuận cho các nhà tư bản. “Với sự di dân khỏi nông
13

nghiệp – và thêm vào đó là một luồng thợ thủ công phá sản kéo đến -, sự

tăng vọt dân số đã tạo thành một khối nhân lực nghèo khổ…một bệnh dịch
đang hoành hành trong dân chúng… Bệnh của họ là đói, vì họ khỏi ngay khi
họ có cái ăn” [5, tr. 158-159].
Trong các thành phố, người lao động trở thành nạn nhân của nền
công nghiệp, nền công nghiệp cung cấp được việc làm cho họ thì lại ít quan
tâm đến những điều kiện sống của họ. Quá trình công nghiệp đó có mục
đích giúp cho các nhà tư bản thống trị, kiểm soát, chi phối toàn bộ đời sống
kinh tế - chính trị của toàn xã hội đó. Lúc này, xã hội tư bản hiện đại giống
như một bộ máy mà trong đó, người điều khiển là những nhà đại tư bản,
công cụ là những người công nhân và máy móc, mục đích là hàng hóa và lợi
nhuận. Những nguyên tắc hoạt động nghiêm ngặt của nền sản xuất tư bản
biến người lao động trở thành phương tiện trong bộ máy sản xuất và lãng
quên hiện thực về đời sống tinh thần, tâm sinh lí của họ. Nhà tư bản đã đem
cách thức quản lí nền sản xuất để áp dụng vào đời sống xã hội và con người
khiến con người ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào những quy tắc, kỷ luật,
khoa học, công nghệ, máy móc, trong khi những nhu cầu về mặt tinh thần
của họ bị người chủ (nhà tư bản) bỏ qua. Đi cùng với tính hiện đại của nền
đại công nghiệp là sự tha hóa của người công nhân trong các nhà máy, xí
nghiệp, sự đấu tranh của giai cấp công nhân đối với chủ - nhà tư bản, sự đấu
tranh của các nước thuộc địa chống lại các cường quốc tư bản…
Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa cho phép chúng
ta hiểu rõ bản chất chế độ kinh tế của nó. Trong xã hội công nghiệp, ảnh
hưởng mang tính chất quyết định của sự phát triển khoa học kỹ thuật đến
các mặt khác nhau của đời sống được thể hiện rõ nét. Mối liên hệ giữa sự
phát triển sản xuất với những biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội rất khó thấy
trong xã hội truyền thống lại được thể hiện rõ nét hơn nhiều trong xã hội
công nghiệp. Con người được xem như một thực thể công nghệ luôn có
thêm những cơ quan chức năng mới - các phương tiện kỹ thuật và công
nghệ. Ở đó, người công nhân bị quy thành “công cụ”, “phương tiện” để sản
14


xuất, sức lao động của họ bị biến thành hàng hóa để trao đổi trên thị trường,
cuộc sống của họ bị giản lược thành những nhu cầu sinh sống tối thiểu của
một sinh vật. “Sự tồn tại của công nhân bị quy thành điều kiện tồn tại của
bất cứ hàng hóa nào khác. Người công nhân đã trở thành hàng hóa và nếu
anh ta tìm được người mua thì như thế là anh ta gặp may. Còn số cầu, cái
quyết định đời sống của công nhân thì phụ thuộc vào ý muốn của bọn nhà
giàu và bọn tư bản” [57, tr. 73].
Khi xã hội bước vào giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh, quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại và vận động dưới các hình thức tư bản tư nhân,
nhà tư bản có quyền kinh doanh bất cứ ngành công nghiệp nào, tiêu thụ
hàng hóa theo giá cả hình thành tự phát, không có sự chi phối thị trường
chung, không ai quy định được giá cả. Với sự phát triển mạnh mẽ đó, giai
cấp công nhân tăng lên về số lượng, họ trở thành lực lượng lao động chủ yếu
của xã hội - của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, trái lại với vai trò đó là điều
kiện làm việc của họ không được đảm bảo trong các nhà máy, họ phải làm
việc cực khổ với đồng lương rẻ mạt. Họ bị bóc lột cả về vật chất và tinh
thần. Nói như nhà kinh tế học Xmít thì tiền công của người công nhân thông
thường là tiền công thấp nhất “phù hợp với tính người thông thường”, nghĩa
là với mức sống của một con vật.
Việc sử dụng máy móc trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa giờ đây
không còn thực hiện chức năng trực tiếp của nó là làm giảm nhẹ lao động
của con người mà khiến cho họ bị kiệt quệ, lệ thuộc vào máy móc. Cuộc
cách mạng công nghiệp đã biến người lao động thành những cái máy đơn
thuần, mục đích chính ưu tiên là sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư
cho nhà tư bản. Họ phải chạy theo guồng máy dây chuyền, lúc này lao động
trở thành cực hình đối với họ… Đồng thời, với hệ thống sản xuất đó, giai
cấp tư sản ngày càng giàu có trong tích lũy tư bản, còn người lao động (công
nhân) rơi vào cảnh bần cùng, bị cướp cả phần hoạt động độc lập của bản
thân bởi họ không còn thời gian để phát triển nhân cách cũng như thể chất.

Của cải giờ đây không mang lại sự ấm no hạnh phúc cho người lao động,
15

mà trở thành nguồn gốc của sự nghèo khổ. Máy móc với tư cách là tư liệu
sản xuất - là phương tiện tăng thêm giá trị thặng dư cho nhà tư bản, nhưng
lại trở thành mặt đối lập với người công nhân, mặc dù họ là lực lượng chính
sử dụng chúng. Nói theo cách của Ăngghen, trong xã hội tư bản chủ nghĩa:
Người lao động, về mặt luật pháp và trên thực tế, là kẻ nô lệ cho giai cấp có
của, cho giai cấp tư sản; anh ta là kẻ nô lệ đến mức bị bán như một hàng
hóa, và giá cả anh ta lên xuống hệt như giá cả một hàng hóa (…). Trái lại,
giai cấp tư sản cảm thấy thoải mái trong hệ thống này hơn nhiều so với
trong trường hợp chế độ nô lệ cổ đại; nó có thể thải hồi những người của nó
khi nó muốn mà không bị mất đi khoản vốn đã bỏ ra, hơn nữa, nó còn có
được lao động khá rẻ mạt.
Sự phân công lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa làm cho người
lao động mất đi tính tự chủ, khả năng sáng tạo, họ trở nên thụ động và lệ
thuộc vào máy móc, vào sự phân công sản xuất của nhà tư bản. Tổ chức lao
động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm con người xa rời bản chất của
mình, những sản phẩm do lao động tạo ra đã không được sử dụng như giá trị
để làm giàu đẹp thế giới, phát triển con người, trái lại đã thống trị lại con
người, phân biệt loài người thành những khu vực thù định nhau, người trực
tiếp lao động bị biến thành các cỗ máy sản xuất hoàn toàn xa lạ với những
sản phẩm do chính họ tạo ra. Charles Fourrier đã phê phán sự bất công của
xã hội tư bản, ông vạch rõ "sự nghèo khổ sinh ra từ bản thân sự thừa thãi",
đó là sự giàu có của chủ tư bản và sự nghèo đói của công nhân làm thuê.
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, các cá nhân dùng sở hữu tư nhân
để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận
thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân
chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia
vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư

nhân tư bản chủ nghĩa. Chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
đã chi phối rất nhiều hành vi của con người. Ở đó, giai cấp tư sản đã đem sự
bóc lột công nhân vô sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột che đậy bằng
16

ảo tưởng tôn giáo và chính trị trong các chế độ trước đó. Sự tích lũy tư bản
ngày càng nhiều tạo cơ hội cho các nhà tư bản bóc lột sức lao động của
người công nhân càng lớn. Đi cùng với sự giàu có tập trung tư bản của giai
cấp tư sản là sự nghèo khổ ngày càng gia tăng của người lao động. “Chủ
nghĩa tư bản thế thế kỷ XIX đã làm tăng thêm sự đối đầu kịch liệt, đồng thời
với sự phát triển của chính bản thân nó: giữa sự giàu có và sự nghèo khổ;
giữa sự sung túc và có văn hóa và nỗi lo âu mộc mạc; giữa quyền lực và sự
lệ thuộc tuyệt đối” [5, tr. 178].
Như vậy, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ khi hình thành,
đến đầu thế kỷ XIX đã đem đến sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản
xuất, kéo theo sự thay đổi, phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Đi cùng với sự tiến bộ đó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng gây
ra tình trạng nghèo đói bần cùng, sự suy đồi đời sống đạo đức, tinh thần ở
con người… “Cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn toàn biến những người
lao động thành những cái máy đơn thuần, và cướp giật nốt phần hoạt động
độc lập cuối cùng của họ” [1, tr. 334].
Xuất phát từ thực tiễn nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, C. Mác đã chỉ rõ
thành tựu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong việc tạo ra khối
lượng của cải lớn chưa từng thấy từ trước cho đến lúc đó, tạo ra tiền đề vật
chất thiết yếu cho sự phát triển xã hội và con người, nhưng cũng chỉ ra mặt
trái của nó đã dẫn đến sự nghèo đói của bộ phận đông đảo người công nhân,
dẫn đến tha hóa lao động, tha hóa con người. Tính hai mặt (tích cực và tiêu
cực) của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX đã là cơ sở thực tiễn
cho những nghiên cứu của C. Mác về tha hóa lao động trong tác phẩm Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844. Tác phẩm đã cho chúng ta thấy sự phát triển

tư tưởng của C. Mác trên con đường đi tới phát hiện ra quan niệm duy vật về
lịch sử.

1.2. Tiền đề lí luận cho sự ra đời quan niệm tha hóa lao động của C.
Mác
17

Quan niệm tha hóa lao động của C. Mác không chỉ là sự phản ánh
thực tiễn nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn là kết quả của sự kế thừa có
chọn lọc quan niệm của người đi trước, trực tiếp là quan niệm tha hóa của
Hêghen và L. Phoiơbắc.
1.2.1 Quan niệm của Hêghen về tha hóa
Cội nguồn tư tưởng về tha hóa có thể tìm thấy trong tư tưởng của
Hốpxơ. Tư tưởng về tha hóa tiếp tục được Rútxô và các nhà hoạt động xã
hội Pháp thế kỷ XVIII hiểu như tình huống xã hội đặc thù: Kết quả hoạt động
của con người trở thành sức mạnh thống trị anh ta. Nhưng phải đến triết học cổ
điển Đức thì phạm trù “tha hóa” mới được hình thành với tư cách một phạm trù
triết học. Tiếp nối truyền thống của các nhà triết học cổ điển Đức và là người
đạt đến đỉnh cao trước C. Mác trong việc đem lại cho phạm trù “tha hóa” một
nội dung triết học, phạm trù “tha hóa” chiếm một vị trí xác định trong thứ bậc
các phạm trù triết học Hêghen, nó thâm nhập vào toàn bộ triết học Hêghen như
một đòn bẩy phương pháp luận để xây dựng hệ thống triết học của ông. Tư
tưởng về tha hóa của Hêghen chủ yếu được tập trung trình bày trong hai tác
phẩm Hiện tượng học tinh thần (1807) và bộ sách Khoa học lôgic (1812-1816).
Trong Hiện tượng học tinh thần, phạm trù “tha hóa” được Hêghen
luận bàn như một phạm trù triết học và trở thành nét chủ đạo trong suy tư
triết học của ông.
Trong bộ sách Khoa học lôgic, quan niệm về tha hóa của Hêghen đã có
bước tiến hoàn chỉnh hơn. Ông hiểu tha hóa là trở thành cái khác hoàn thiện
hơn và các hình thức khác nhau của tha hóa như giới tự nhiên, con người và xã

hội loài người, tự ý thức của con người đều có xu hướng có tham vọng trở về
với cái xuất phát, cái căn nguyên, đó chính là tinh thần tuyệt đối. Theo ông,
nhờ mỗi lần trở về đó mà sự vật trở thành cái khác, sự vật mới xuất hiện.
Hêghen cho rằng cơ sở của sự tồn tại của thế giới không phải là vật
chất mà là ý niệm tuyệt đối hay tinh thần tuyệt đối. Đó là một thực thể tinh
thần có trước giới tự nhiên, nó tự thiết định bản thân nó và tự phân biệt với
bản thân. Ý niệm tuyệt đối được hiểu như một đấng sáng tạo tối cao sản sinh
18

ra toàn bộ tự nhiên và con người, tất cả từ các sự vật, hiện tượng, đến các
sản phẩm hoạt động của con người đều được coi là hiện thân của ý niệm
tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và là linh hồn sống động thật sự
của toàn bộ thế giới hiện tồn. Tinh thần thuần túy là giai đoạn ý niệm tuyệt
đối tồn tại và phát triển trong mình. Sự phát triển của tinh thần thuần túy khi
đầy đủ thì nó tha hóa ra thành giới tự nhiên - tức tinh thần khách quan. Con
người được coi là sản phẩm, là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt
đối. Thông qua hoạt động nhận thức và thực tiễn, cải tạo thế giới của con người
để ý niệm tuyệt đối tự nhận thức chính mình. Như vậy quá trình nhận thức của
con người chẳng qua chỉ là quá trình tự nhận thức mình của ý niệm tuyệt đối.
Hêghen quan niệm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là con
người ý thức và do đó đời sống con người chỉ được xem xét về mặt tinh
thần. Ở Hêghen, ý niệm tuyệt đối là tồn tại đầu tiên, duy nhất và vĩnh hằng
và nhờ có sự “tự tha hoá” mà hình thức thể hiện đầu tiên của nó là giới tự
nhiên, hình thức thứ hai là con người và xã hội loài người. Quá trình vận
động phát triển của ý niệm tuyệt đối được Hêghen chỉ ra là quá trình tự tha
hóa và lột bỏ tha hóa. Ý niệm tuyệt đối tự tha hóa để trở thành giới tự nhiên,
sau đó tinh thần lại tự vượt bỏ hình thức giới tự nhiên và phóng chiếu sự tồn
tại của nó trong lịch sử xã hội. Giai đoạn cao nhất là lúc ý niệm tuyệt đối kết
thúc quá trình vận động của nó dưới hình thức tôn giáo, nghệ thuật, triết học
và đến đây, ý niệm tuyệt đối tự nhận thức đầy đủ về chính bản thân mình

trong triết học Hêghen. Đối với Hêghen, “bản chất người, con người đồng
nghĩa với ý thức. Cho nên đối với con người, mọi sự tha hóa của bản chất
con người chẳng qua là sự tha hóa của tự ý thức” [57, tr. 229].
Trong tác phẩm Hiện tượng học tinh thần, Hêghen đã khảo sát về tha
hóa lao động. Lao động biến các sức mạnh bản chất của các cá nhân con
người thành đối tượng xa lạ với con người. Lao động bắt nguồn từ tinh thần,
là quá trình tự sản xuất ra con người. Sự tha hóa tinh thần con người thành
các sản phẩm của lao động, theo Hêghen cũng đồng thời là quá trình ngược
lại, trong đó tinh thần đã hoàn thiện đang hoạt động, hoặc là đã bắt đầu được
19

giải phóng khỏi sự tha hóa. Sự tha hóa của tinh thần thành lao động không
chỉ mang trong mình dấu ấn của sự giải phóng đang đến gần, sự vượt bỏ tha
hóa, mà còn tự nó đặt khởi đầu cho sự giải phóng tương lai đó. Vì bản chất
con người chỉ được thừa nhận là bản chất trừu tượng, thế nên tước bỏ sự tha
hóa trở thành khẳng định sự tha hóa.
Theo Hêghen, mặt tiêu cực của lao động trong xã hội tư sản thể hiện ở
chỗ rất nhiều người buộc phải lao động mang tính ngu xuẩn trong các nhà máy,
công trường thủ công, hầm mỏ… Ông phân tích về sự tha hóa trong xã hội tư
bản thông qua mối quan hệ sản xuất giữa người chủ và người làm công bị
cưỡng bức. Người chủ có quyền quản lí sai khiến người lao động làm thuê
phục vụ cho những nhu cầu của mình, còn người lao động làm thuê trở nên bất
lực, họ buộc phải lao động không phải cho những nhu cầu của mình mà cho kẻ
đã thuê họ. Hêghen cũng chỉ ra rằng, mặc dù vậy thì người chủ cũng là người
phụ thuộc, họ phụ thuộc vào những người sản xuất. Như vậy, sự tăng trưởng
của công nghiệp không chỉ dẫn đến sự gia tăng của cải, mà còn dẫn đến sự phụ
thuộc và bần cùng hóa của giai cấp bị buộc chặt vào lao động đó. Coi tất cả các
mặt đối lập đó là những hậu quả tiêu cực của sự phân công lao động và tha hóa
trong “xã hội công dân”, nhưng Hêghen lại không xét cội nguồn của chúng
(bao gồm cả nguồn gốc của tha hoá) trong chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ

nghĩa và do vậy, Hêghen vẫn chưa thực sự làm rõ vấn đề tha hóa trong lĩnh vực
thực tiễn lao động sản xuất của con người. “Hêghen chỉ biết và thừa nhận một
thứ lao động, cụ thể là lao động tinh thần trừu tượng” [57, tr. 227].
Tha hóa, theo quan niệm của Hêghen là quá trình phổ biến của tự nhiên,
xã hội và tư duy. Và lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng triết học, Hêghen đã
bàn đến sự tha hoá của bản chất con người. Song, đúng như C. Mác đã chỉ
ra, đối với Hêghen, bản chất người đồng nghĩa với tự ý thức. Cho nên đối
với con người, mọi sự tha hoá của bản chất con người chẳng qua là sự tha
hoá của tự ý thức. Sự tha hoá của tự ý thức không được coi là biểu hiện
được phản ánh vào trong ý thức và tư duy của sự tha hoá hiện thực của bản
chất con người. Trái lại, sự tha hoá hiện thực có tính chất thực tại, xét theo
20

thực chất che giấu rất sâu bên trong nó chẳng qua là biểu hiện của sự tha hoá
của bản chất người chân chính, của tự ý thức. Hêghen cũng đã bàn đến lao
động và sự tha hoá lao động của con người và khi bàn đến vấn đề này, theo
C. Mác, Hêghen đã nắm lấy bản chất của lao động và hiểu con người đối
tượng, con người chân chính, là kết quả của lao động của bản thân con
người. Song, ông coi lao động là sự sinh thành vì mình của con người trong
khuôn khổ sự tha hoá, hoặc với tính cách là con người bị tha hoá. Hêghen
chỉ biết và thừa nhận một thứ lao động, cụ thể là lao động tinh thần trừu
tượng. Do vậy, Hêghen chỉ nhận thấy hậu quả tiêu cực của lao động là các
trạng thái tinh thần nhưng đã bị tha hoá. Cùng với việc kiến giải về sự tha
hoá của bản chất con người và của lao động con người, Hêghen cũng đã bàn
đến sự giàu có, quyền lực nhà nước xem như là những bản chất bị tha hoá
khỏi bản chất người.
Khi bàn đến việc “giải” tha hoá, theo Hêghen, việc “giải” tha hoá
chính là việc con người phải trở về với nguồn gốc ban đầu của nó - ý niệm
tuyệt đối. Hêghen đã “coi con người ngang với ý thức, cho nên đối tượng bị
tha hóa của con người, hiện thực bản chất bị tha hóa của con người chẳng qua

là ý thức về sự tha hóa vẻn vẹn là tư tưởng về sự tha hóa, biểu hiện trừu tượng
và do đó không có nội dung và không hiện thực của nó - là sự phủ định. Cho
nên sự tước bỏ tha hóa cũng chẳng qua là tước bỏ một cách trừu tượng” [57, tr.
243]. Đưa ra quan niệm để “giải” tha hoá ở con người như vậy thì chỉ là một
cách làm thuần tuý trong tư duy, không phải là cách “giải” hiện thực. “Sự
tha hóa của tự ý thức không được coi là biểu hiện, là biểu hiện được phản
ánh vào trong ý thức và tư duy, của sự tha hóa hiện thực của bản chất con
người” [57, tr. 229].
Đúng như nhận xét của C. Mác, ở trong lý luận tha hóa của Hêghen,
toàn bộ lịch sử của sự tự tha hoá và toàn bộ việc xoá bỏ sự tha hoá chẳng
qua là lịch sử của sự sản xuất ra tư duy trừu tượng, nghĩa là tư duy tuyệt đối,
tư duy lô-gích, tư biện. Do sự tha hoá đó - hình thành sự quan tâm thực thụ
của sự tha hoá ấy - và việc tước bỏ sự tự tha hoá ấy được Hêghen hình dung
là sự đối lập giữa tự nó và vì nó, giữa ý thức và tự ý thức, giữa khách thể và
21

chủ thể, nghĩa là sự đối lập giữa tư duy trừu tượng và hiện thực cảm tính
hoặc cảm tính hiện thực, trong giới hạn bản thân tư tưởng. Mọi sự đối lập
khác và sự vận động của các mặt đối lập ấy chỉ là vẻ ngoài, vỏ ngoài, hình
thức bề ngoài của những mặt đối lập duy nhất đáng quan tâm cấu thành ý
nghĩa của những mặt đối lập khác ấy. “Cái biểu hiện ở đây với tính cách là
bản chất được thiết định và phải bị tước bỏ sự tha hoá không phải là việc
bản chất con người được đối tượng hoá một cách không phải người, đối lập
với bản thân mình, mà là việc bản chất đó được đối tượng hoá khác với tư duy
trừu tượng và đối lập với nó” [57, tr. 224].
Như vậy, theo quan niệm của Hêghen thì tha hóa chính là quá trình
tinh thần trở thành mặt đối lập với nó là giới tự nhiên và trong sự tự vận
động của nó, tinh thần sẽ vượt bỏ hình thức tha hóa đó để trở về với chính
nó. Đó cũng chính là quá trình tinh thần tự nhận thức về chính bản thân
mình theo hướng ngày càng hoàn thiện. Điều đó có nghĩa là theo Hêghen,

tha hóa là một hiện tượng tất yếu vì đó chính là một mắt khâu trong quá
trình tự vận động, phát triển của ý niệm tuyệt đối. Sau này C. Mác đã tiếp
thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm tha hóa của Hêghen để đưa ra
quan niệm tha hóa của mình.
1.2.2 Quan niệm về tha hóa của Phoiơbắc
Phoiơbắc đã có những khác biệt so với Hêghen trong quan niệm về
con người và tha hóa. Điểm xuất phát của ông trong việc lí giải về tha hóa là
con người với tình yêu thương của nó và điểm kết thúc là tôn giáo tình yêu.
Tha hóa xuất phát từ chính bản tính con người. Còn ở Hêghen, điểm xuất
phát của tha hóa là ý niệm tuyệt đối. Sau này, trong nghiên cứu của mình, C.
Mác chỉ ra rằng điểm xuất phát của tha hóa chính là ở hoạt động xã hội
người - hoạt động lao động. C. Mác đã tìm cơ sở hiện thực để lí giải sự tha
hóa.
Khác với Hêghen khi cho rằng ngoài giới tự nhiên, con người còn có
thực thể tinh thần tuyệt đối, Phoiơbắc thừa nhận chỉ có tự nhiên là hiện thực
duy nhất, ngoài tự nhiên và con người thì không còn gì khác nữa. Ở Hêghen,
22

con người là kết quả sự tha hóa tinh thần, còn ở Phoiơbắc con người là sản
phẩm phát triển của tự nhiên, là chủ thể của ý thức. Theo Phoiơbắc, bản chất
tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng
tới cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong
thực tế những cái đó con người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước
muốn của mình vào hình tượng Thượng đế. Như vậy, ngoài giới tự nhiên,
con người thì còn có cả Thượng đế nữa và con người sống cùng với tôn
giáo. Thượng đế là biểu tượng tôn giáo do chính con người tạo ra. Ông cho
rằng, tất cả những ấn tượng mà giới tự nhiên tạo cho con người thông qua
các giác quan đều có thể trở thành lý do của sự sùng bái tôn giáo. Tôn giáo
xuất hiện từ khả năng tưởng tượng của con người, khả năng tư duy trừu
tượng, nhưng do khả năng này ở con người còn hạn chế nên họ đã để những

biểu

tượng tôn giáo đó (Thượng đế, thần thánh, ma quỉ ) chi phối đời sống
của mình. Thực chất tôn giáo (Thượng đế) chỉ là sự thể hiện bản chất con
người dưới hình thức thần bí, dưới hình thức bị tha hóa.
Ở Phoiơbắc, ý niệm tha hóa dùng để hiểu rõ tình trạng không ổn thỏa
của con người. Không ổn thỏa ở bình diện ý thức, đánh mất bản thân trong
tôn giáo: đem các đặc tính của con người mà đặt cho Thượng đế. Khi chứng
kiến cảnh bần cùng, sự suy thoái của cá nhân, sự triệt tiêu tư tưởng tự do
trong xã hội đương thời, tức những cái cấu thành nội dung của sự tha hóa
tinh thần, ông đã nhận thấy thực chất của sự tha hóa này ở chỗ, con người đã
chuyển những phẩm chất và hoài bão tốt đẹp nhất của mình sang một thực
thể lý tưởng nào đó và qua đó làm trống rỗng tinh thần cá nhân, biến nó
thành cái phụ thuộc của cỗ máy xã hội phi nhân cách. Khi phân tích tha hóa
về mặt triết học và chỉ ra con đường khắc phục nó, ông đã đánh mất cơ sở
vững chắc của chủ nghĩa nhân văn phê phán và rơi vào lĩnh vực chủ nghĩa
nhân bản trừu tượng. Ông nhận thấy tính "thực thể" của con người ở cơ sở tộc
loài của nó - bản chất tình cảm, cảm xúc của con người. Chính vì vậy, ở ông
việc vạch ra bản chất của con người và khắc phục sự tha hóa sẽ chỉ diễn ra ở
chừng mực mà con người có khả năng bộc lộ cơ sở tộc loài của nó, cơ sở đã
ràng buộc nó với xã hội. Chính quan niệm trừu tượng như vậy đã buộc ông
23

phải đưa ra một cá nhân trừu tượng, biệt lập và do vậy bản chất con người ở
ông chỉ có thể được xem như "loài", gắn liền các cá nhân với nhau chỉ bởi
những quan hệ tự nhiên.
Hạn chế của Phoiơbắc ở chỗ ông chưa đi đến hiện tượng tha hóa lao
động như là nền tảng của sự tha hóa con người bởi trong quan niệm của ông
con người chỉ là thực thể tự nhiên với hoạt động chủ yếu là hoạt động nhận
thức tự nhiên. Chính vì vậy khi luận giải về sự tha hóa tôn giáo, ông cho

rằng nếu tôn giáo xuất hiện do trình độ nhận thức còn hạn chế của con người
và do tâm lý sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên và xã hội
chi phối đời sống con người, thì nâng cao nhận thức cho con người và thay
thế tôn giáo cũ (Cơ đốc giáo) bằng tôn giáo mới – tôn giáo tình yêu, là biện
pháp để khắc phục sự tha hóa đó, cũng là chìa khóa để giải quyết những vấn
đề về xã hội và con người.
Sau này hạn chế đó đã được C. Mác khắc phục và vượt qua . C. Mác
kế thừa quan niệm tha hóa của Phoiơbắc, nhưng ông không hạn hẹp nó vào
phạm vi ý thức tôn giáo, mà còn mở rộng ra tất cả các lĩnh vực của đời sống
chính trị, xã hội của con người. C. Mác đã phân tích phạm trù tha hóa theo
tinh thần của Phoiơbắc: Đặt đối lập bản chất tự nhiên của con người với các
quan hệ xã hội đang tồn tại. Nhưng khác với Phoiơbắc ở chỗ, C. Mác không
nói đến quan hệ xã hội phong kiến, mà nói đến quan hệ xã hội tư bản, vì thế
tôn giáo không còn là mục tiêu chính yếu của chương trình giải phóng con
người nữa. C. Mác đặt trọng tâm vào liên quan chính trị và nhất là kinh
tế, vì thế ông đặc biệt chú ý đến tha hóa trong thực tế đời sống chính trị, xã
hội và kinh tế.
Quan niệm về tha hóa xuất hiện từ khá sớm, nhưng phải đến triết học
cổ điển Đức thì quan niệm này mới có được khái niệm đó dựa vào luận giải
một cách triết học. Phạm trù “tha hóa” với tư cách một phạm trù triết học
được Hêghen sử dụng như một “mắt khâu” trong hệ thống triết học của
mình. Và do vậy, tha hóa trong quan niệm của Hêghen là sự tha hóa tinh
thần. Còn ở Phoiơbắc là sự tha hóa tôn giáo. Các nhà triết học trước Mác
đều xuất phát từ tha hóa tinh thần để giải thích căn nguyên của mọi sự tha

×