Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kìm chế lạm phát tăng cao năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.11 KB, 10 trang )

A. Lời mở đầu:
Mỗi quốc gia, luôn theo đuổi 2 mục tiêu quan trọng nhất là tăng trưởng kinh
tế cao và lạm phát thấp. Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang nóng bằng
chứng là lạm phát tiếp tục tăng cao, một khi lạm phát không được kìm chế thì
sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả nền kinh tế, giống như hậu quả của cuộc khủng
hoảng tiền tệ năm 1997 ở các nước Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thái
Lan…Nhận thấy, mức độ nghiêm trọng của lạm phát chúng tôi đi sâu nghiên
cứu về vấn đề chính sách ”Kìm chế lạm phát tăng cao năm 2007” với bố cục
như sau:
1. Vấn đề chính sách .
2. Biểu hiện của vấn đề chính sách
3. Nguyên nhân của vấn đề chính sách.
4. Giải pháp khắc phục vấn đề chính sách.
B. Nội dung:
1. Vấn đề chính sách :
“Kìm chế lạm phát tăng cao năm 2007”
2. Biểu hiện của vấn đề:
Thứ nhất, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh. Cụ thể: so với tháng 12 năm
2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12.63% ; trong đó nhóm hàng ăn và dịch
vụ ăn uống tăng 18.92% ; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17.12% ; các nhóm
hàng hóa và dịch vụ khác tăng 17.12%.
1
Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8.3%. Trong đó
nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11.16%; nhà ở và vật liệu xây dựng
tăng 11.01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3.18% - 6.15% .
Thứ hai, lượng tiền trong lưu thông lớn, tốc độ tăng trưởng cung tiền
cao. Lấy mốc năm 2004 bằng 100% ta thấy tốc độ cung tiền của Việt Nam
năm 2007 đã lên tới trên 200%, trong khi đó tốc độ cung tiền của Trung
Quốc là 150% và của Thái Lan chỉ là gần 120%.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
Không thể phủ nhận việc tăng giá dầu và một số nguyên liệu sản xuất


trên thị trường thế giới cũng như thiên tai, dịch vụ trong nước là nguyên nhân
khách quan dẫn tới việc tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2007. Tuy
nhiên, lạm phát ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan,
có tính cơ cấu của nền kinh tế vì nếu lạm phát chủ yếu do giá thế giới tăng thì
các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.. cũng đều phải chịu sức ép
tương tự. Tuy nhiên lạm phát ở các nước này lại thấp hơn một cách đáng kể
so với Việt Nam.
Nguyên nhân chính của lạm phát là mặc dù nền kinh tế kém hiệu quả
nhưng lại phải hấp thụ một lượng vốn quá lớn. Tổng lượng vốn từ bên ngoài
chảy vào nền kinh tế năm 2007 ước chừng lên đến 22-23 tỷ USD (tương
đương 30% GDP ). Đồng thời tăng cung tiền, tín dụng và đầu tư đều đạt mức
kỷ lục, trong đó một tỷ lệ rất lớn được giành cho các doanh nghiệp Nhà nước
kém hiệu quả. Khi lượng tiền đó vào nền kinh tế quá nhiều, lại không được sử
dụng một cách hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thì sẽ dẫn đến tình
trạng “quá nhiều tiền nhưng quá ít hàng”. Cụ thể là trong 3 năm từ 2005-2007
cung tiền tăng tổng cộng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%. Hơn nữa tỷ lệ giải
ngân vốn kém chỉ đạt 50%. Và lạm phát là hệ quả tất yếu.
2
Nguyên nhân thứ hai là lạm phát tiền tệ: Năm 2006 Ngân hàng Trung
ương đã cung ứng quá nhiều tiền Việt Nam đồng (VNĐ) để mua ngoại tệ dự
trữ thì nay phải thu hồi bằng các kênh khác nhau:
Trong năm 2007 Việt Nam đã xuất ra một lượng tiền mặt rất lớn để mua
vào 9 tỷ USD: nửa đầu năm 2007 NHNN đã tung ra 105 nghìn tỷ để mua vào
6.5 tỷ USD làm dự trữ ngoại tệ, sau đó lại tung thêm 40 nghìn tỷ để mua thêm
2.5 tỷ ngoại tệ. Như vậy tổng số tiền tung ra mua 9 tỷ ngoại tệ là 145 nghìn tỷ
VNĐ. Số tiền mà NHNN rút về được là 90 nghìn tỷ, như vậy số tiền in thêm
cho thị trường là 55 nghìn tỷ chỉ để mua ngoại tệ. So với tổng số tiền mặt có
trên thị trường cuối năm 2006 là 159 nghìn tỷ thì tiền mặt đã tăng 34.6% để
mua ngoại tệ. Theo kinh tế học thì sau khi xuất ra lượng tiền lớn như vậy phải
có biện pháp trung hòa như: bán trái phiếu và nâng lãi suất ngân hàng để vô

hiệu hóa số tiền vừa phát hành đó. Nhưng các biện pháp này chúng ta làm quá
chậm, dẫn tới chỉ số giá cả tăng cao. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như
lượng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để xây dựng cơ bản, qua một số
vòng quay nhất định cũng sẽ ra thị trường và tác động tới tổng lượng tiền.
Nguyên nhân thứ ba là lạm phát do cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư
công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên
liệu và các thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập cho xuất
khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư
những nhu cầu mới cao hơn.
Biểu hiện rõ nhất của lạm phát do cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương
thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng ( giá xuất khẩu gạo
bình quân của Việt Nam năm 2007 tăng lên 15% so với năm 2006 kéo theo
cầu về lương thực trong nước do xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung
trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp.
Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hóa
và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. Gía lương thực, thực
3
phẩm cuối năm 2007 tăng 18.92% so với cuối năm 2006. Đây lại là nhóm
hàng chiếm tỷ trọng 42.85%, tỷ trọng lớn nhất trong giỏ giá hàng hóa được
khảo sát...Điều đáng lưu ý là già đầu vào tăng trong phạm vi toàn cầu nhưng
tình hình lạm phát ở các nước khác không trầm trọng như nước ta.
Nguyên nhân thứ tư là do chi phí đẩy: Gía nguyên liệu, nhiên liệu (đặc
biệt là xăng dầu, cá sản phẩm hóa dầu, thép và phôi thép...) trên thế giới trong
những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất
lớn vào nhập khẩu (nhập khẩu chiếm 90% GDP) Gía nguyên liệu nhập tăng
làm tăng giá thị trường trong nước.
Nguyên nhân thứ năm là do bong bóng bất động sản: So với Nhật Bản,
Việt Nam có diện tích đất sinh hoạt trên đầu người lớn hơn, thu nhập trên đầu
người thấp hơn tới 50 lần, thế nhưng giá nhà đất, đô thị ở 2 nước có khi lại

tương đương nhau. Đây là một bằng chứng về mức độ bong bóng của giá bất
động sản ở các đô thị ở Việt Nam. Không những thế, giá đất vẫn tiếp tục tăng
rất nhanh trong năm 2007. Giá đất ở một số khu vực nông thôn giờ đây cũng
đã tăng nhanh một cách không thể chấp nhận được. Như vậy bong bong bất
động sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Như chúng
tôi đã phân tích doanh nghiệp Việt Nam và một số cá nhân và tổ chức đã di
chuyển nguồn lực từ các lĩnh vực kinh doanh nòng cốt sang hoạt động đầu cơ
bất động sản, một động thái chắc chắn sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp, tổ chức này. Bong bóng bất động sản cũng gây ra
những rủi ro đáng kể cho hệ thống tài chính. Trên thực tế điều này đã xảy ra,
các NHTM của Việt Nam cho các nhà đầu cơ và phát triển bất động sản vay
dựa trên tài sản thế chấp là đất với giá đã được thổi phồng thì tồn tại một nguy
cơ là giá đất “hạ cánh”, những người đi vay sẽ mất khả năng trả nợ. Mặc dù
khi ấy, ngân hàng vẫn nắm giữ các khoản thế chấp bằng đất, nhưng giá chỉ
bằng 1 phần giá trị của khoản đã cho vay. Hiện tượng này đã xảy ra ở Nhật
Bản vào đầu những năm 90, gây nên những đảo lộn trong hệ thống tài chính
của nước này, và đến tận bây giờ người ta vẫn còn cảm nhận được dư chấn
4
của nó. Với những yếu kém của hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay, rất có
thể Việt Nam sẽ chịu những tác động tương tự với hậu quả còn nặng nề hơn
so với Nhật Bản. Một thực tế hết sức đáng lo là hiện nay, hầu như không ai
biết một cách tương đối chính xác về quy mô của những khoản vay có sử
dụng đất làm vật thế chấp. Trong khi đó, thông tin chính xác và cập nhật là
một yêu cầu cần thiết để có được những chính sách đúng đắn và hiệu quả.
Nguyên nhân thứ sáu là do thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại:
Theo kinh nghiệm quốc tế ở điều kiện bình thường, thâm hụt ngân sách 3%
được coi là đáng lo ngại còn 5% thì được coi là đáng báo động. Hiện nay,
thâm hụt ngân sách Việt Nam đã lên tới 5.8% GDP. Không những thế, những
khoản chi ngoài ngân sách trong những năm gần đấy lên tới 20%-25% tổng
ngân sách, một tỷ lệ quá cao.

Tương tự như vậy thâm hụt thương mại của Việt Nam ước chừng 12 tỷ
USD, tức là khoảng 16% GDP. Cũng theo kinh nghiệm quốc tế, ở điều kiện
bình thường, thâm hụt thương mại 5%-10% được coi là đáng lo ngại. Mức
thâm hụt hiện nay của Việt Nam có thể bị coi là đáng báo động. Nếu không có
dòng vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài đổ vào ồ ạt trong mấy năm trở lại đây
thì tình trạng thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức độ nghiệm trọng như
thế này tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát tăng cao, không có phương hướng giả
quyết và hậu quả có thể là nền kinh tế vĩ mô bị đổ vỡ.
5

×