MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thị trường hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nó luôn là sự
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Nó được coi là động lực của sự phát triển
không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà còn của cả nền kinh tế chúng ta.
Cạnh tranh là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, góp phần xóa
bỏ sự độc quyền, bất hợp lý, sự không công bằng lành mạnh trong kinh doanh. Cạnh
tranh rất đa dạng và phong phú, không chỉ là cạnh tranh giữa người bán với người bán,
giữa những nàh sản xuất với nhau, giữa người bán và khách hàng mà còn giữa khách
hàng với khách hàng.
Trên thi trường ngày nay việc cạnh tranh diễn rất khốc liệt, các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau về các sản phẩm, chất lượng sản phẩm, các ngành nghề, chất lượng dịch
vụ… Điều này có nghĩa là sản phẩm dịch vụ của công ty đang kinh doanh luôn đứng
trước nguy cơ có sản phẩm tốt hơn, dịch vụ đa dạng và tiện lợi hơn thay thế. Câu hỏi
đặt ra là làm thế nào để khách hàng đến với doanh nghiệp và lựa chọn tiêu dùng sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trong thị trường.
Muốn khách hàng tin tưởng lựa chọn sản phẩm của mình doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm, ứng dụng nhiều các công nghệ
hiện đại… như vậy thì doanh nghiệp mới chủ động được hơn trong quá trình thu hút
khách hàng và quá trình kinh doanh của minh trên thị trường hiện nay. Do đó vấn đề
nâng cao khả năng cạnh tranh trở thành vấn đề quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
hiện nay.
Ngày nay khi nền kinh tế đang mở rộng để hội nhập với nền kinh tế của thế giới,
các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội và thách thức để phát triển. vì vậy nếu doanh
nghiệp không ý thức được việc nâng cao hả năng cạnh tranh của mình sẽ có thể bị tụt
hậu lại và có nguy cơ bị đẩy ra khỏi vòng quay của thị trường. chính vì vậy mà khả
năng cạnh tranh có ý nghĩa sống còn cho mội doanh nghiệp và sự phát triển của nền
kinh tế nói chung.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH truyền thông Megastar tại Hà Nội em
nhận thấy công ty cũng đang thích ứng với sự thay đổi của thị trường và đang từng
bước tạo lập và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường.
Tuy từ ngày mới thành lập công ty đã là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành kinh doanh
phim rạp nhưng do sự phát triển và hội nhập kinh tế hiện nay công ty đang phải đối
mặt với rất nhiều các đối thủ mạnh trong và ngoài nước. Vì vậy vấn đề về khả năng
cạnh tranh cần được công ty chú trọng và nâng ca o hơn nữa để giữ vững được vị trí
của mình trên thị trường. Trên cơ sở đó em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty TNHH truyền thông Megastar tại Hà Nội”
1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Khả năng cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trên
thị trường. Bởi thế ngày nay nhiều doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp mình, trong đào tạo các trường kinh tế hiện nay cuãng nhận
thức được sự quan trọng của khả năng cạnh tranh và đã giảng dạy cho sinh viên của
mình tìm hiểu các nhân tố liên quan đến khả năng cạnh tranh tại các doanh nghệp. Đề
tài của các bạn sinh viên đã chú trọng đến khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp.
Đơn cử là các đề tài sau:
Đề tài 1: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái
Dương” của sinh viên Phạm Thị Thoa, Đại hoc Thương Mại, năm 2011. Đề tài đã đi
sau vào nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh trạnh của một doanh nghiệp và
phân tích một số rõ nét về thực tế của công ty.
Đề tài 2: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty giấy Bãi Bằng trong giai
đoạn hiện nay” của sinh viên Phạm Minh Hùng, Đại học Thương Mại, năm 2006. Đề
tài đã nêu được thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty giấy Bãi Bằng và tác giả
đã đề xuất được những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh như mở rộng quy mô
sản xuất, giảm chi phí, giảm giá thành, tăng cường hoạt động marketing, áp dụng
thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đề tài 3: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty viễn thông quân đội
Viettel” của sinh viên Nguyễn Thị Kim Anh, Đại học Thương Mại, năm 2006. Luận
văn đã phân tích được thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty viễn thông quân
đội Viettel, đồng thời chỉ ra những ưu và hạn chế của công ty và đưa ra những giải
pháp và kiến nghị đối với nàh nước giúp công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình.
Đề tài 4: “ Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Bạch Đằng” của sinh
viên Nguyễn Hữu Tầng, Đại học Thương Mại, năm 2006 đã phân tích được thực trạng
hoạt động kinh doanh của công ty, đông thời phân tích những điểm mạnh, điểm yếu
của công ty. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công
ty, giúp công ty duy trì và phát triển thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục những
điểm yếu.
Đề tài 5: “ Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty phát triển
phần mềm VASC” của sinh viên Trần Thu Trang, Đại học Thương Mại, năm 2003 đã
đưa ra một số vấn đề chủ yếu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhìn chung các công trinhg nghiên cứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý
luận cơ bản về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của một số doanh nghiệp. Tuy nhiên
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về nâng cao khả năng cạnh
2
trạnh của Công ty TNHH truyền thông Megastar tại Hà Nội. Vì vậy em đã chọn đề tài
này để nghiên cứu khóa luận.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài thực hiện nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH truyền
thông Megastar tại Hà Nội
- Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH truyền thông
Megastar tại Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu nâng cao khả năng cạnh tranh của công
ty TNHH truyền thông Megastar trên thị trường Hà Nội
+ Về thời gian: các dữ liệu, thông tin phục vụ cho nghiên cứu thực tế được thu thập
trong thời gian từ 2010 – 2012, đề xuất giải pháp tới 2015.
Nội dung nghiên cứu: Bài luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý
luận, thực tiễn về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH truyền thông
Megastar tại Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp naangcao khả năng cạnh tranh của công
ty tới năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng mô hình phân tích theo quan điểm tổng thể. Phương pháp
thu thập thông tin thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, báo
cáo tài chính, cơ cấu lao động (trong 3 năm gần đây) và thông tin từ sách, tài liệu
nghiên cứu chuyên ngành có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực.
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
TNHH truyền thông Megastar tại Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH truyền thông
Megastar tại Hà Nội.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh: Cạnh tranh là yếu tố gắn liền với nền kinh tế thị trường. Trong sự
phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay các khái niệm liên quan đến
cạnh tranh vẫn còn rất khác nhau. Mỗi một cách tiếp cận khác nhau lại có các quan
điểm về cạnh tranh khác nhau:
Theo Các-Mác: “ Cạnh tranh là sự ganh đua đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để
thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành
các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất ”.
Theo hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus, “cạnh tranh là
sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị
trường”. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo
Như vậy, ta có thể hiểu cạnh tranh một cách khái quát và đầy đủ nhất đó là cuộc
ganh đua giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng
một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh
thị phần tăng doanh số và lợi nhuận.
1.1.2. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp
buộc phải cạnh tranh. Để có thể cạnh tranh được trong môi trường inh doanh hắc
nghiệt thì các doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm tới khả năng canh tranh của mình
mà còn phải quan tâm tới khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh. Có nhiều
quan điểm khác nhau về cạnh tranh của doanh nghiệp, sau đây là một số qua điểm
khác nhau về khái niệm này:
Khái niệm khả năng cạnh tranh thường được dùng để nói đến các dặc tính cho
phép một hãng cạnh tranh cs hiệu quả với các hãng khác nhờ chi phí thấp hoặc sự vượt
trội về công nghệ so sánh quốc tế( theo nhà kinh tế Alan V.Deardorff) [ 11].
Quan niệm khác cho rằng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
giành được thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh trên các mặt: chất lượng, giá cả của
sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, giá trị sử dụng của hàng hóa…và người chiến thắng
trong cạnh tranh được coi là có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Theo quan điểm quản trị chiến lược của M.Porter[5] (Chiến lược cạnh tranh, NXB
4
Khoa Học Kĩ Thuật Hà Nội) :’’Khả năng cạnh tranh của các hãng được quyết định bởi
sức mua của các lực lượng cạnh tranh trong ngành, các lực lượng này bao gồm các đối
thủ cạnh tranh tiềm năng, sản phẩm thay thế, người cung ứng, khách hàng và các đối
thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành’’.
Từ những quan điểm khác nhau trên, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực về mọi hoạt động sản xuất
kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ và hàng hóa chất
lượng cao với chi phí thấp, được thị trường chấp nhận. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tự
duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường, đảm bảo việc thu được lợi
nhuận, phát triển thị trường và thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp để
ra.
Nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể tồn tại và
phát triển trên thị trường.
1.1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp bắt đầu vào khởi sự kinh doanh phải có những nguồn lực nhất
định. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp
phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh nhằm tạo lợi thế bằng hoặc hơn các
doanh nghiệp khác. Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp vững vàng trong cạnh
tranh. Để thực hiện được mục tiêu này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả
năng cạnh tranh của mình.
Thực chất tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn các ưu thế về tất
cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín… Cụ thể là doanh nghiệp phải
áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá
thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiến tiến, hiện đại, các biện pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động… Hay nói cách khác
tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi mối tương quan về thế
lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, tăng sức cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Song song
với tốc độ phát triên mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi của khách hàng ngày
càng khe khắt, họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao với giá
cả hợp lý. Để đáp ứng nhu cầu đó doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để cải tiến sản
phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ… hay phát huy mọi lợi thế của
mình so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn cao nhất đòi hỏi của thị trường.
Mặt khác, xu hướng tự do mở cửa nền kinh tế diễn ra ngày một nhanh, tiến trình
hội nhập đang tới gần thì nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn. Khi hàng
5
rào thuế quan dần xoá bỏ và mở rộng hợp tác kinh tế, sẽ là khó khăn hơn đối với mỗi
doanh nghiệp khi giành giật thị trường và khách hàng từ tay các công ty xuyên quốc
gia hùng mạnh dày kinh nghiệm, các doanh nghiệp bản địa nhạy bén, năng động cùng
sự gia nhập ồ ạt của hàng ngàn doanh nghiệp mới.
Đối với Việt nam, khi chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp Nhà nước không còn tính độc quyền và được Nhà nước bao cấp như trước nữa
mà phải tự quyết định lấy các vấn đề quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp
(sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bao nhiêu…). Các doanh nghiệp
Nhà nước buộc phải làm quen với điều này cũng như phải thích nghi với môi trường
kinh doanh mới của cơ chế thị trường, chấp nhận các quy luật của thị trường cũng như
là phải chấp nhận cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường đa hình thức sở hữu, khi mà
quan điểm, chính sách của Nhà nước về vai trò của các thành phần kinh tế khác đi, các
doanh nghiệp Nhà nước nếu không tự đổi mới sẽ không thể chạy đua nổi. Bởi các
hãng nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào Việt nam ngày càng nhiều và có ưu thế hơn hẳn
về tiềm lực tài chính cũng như là trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó
là khu vực kinh tế tư nhân đầy năng động và hiệu quả đang vươn lên mạnh mẽ.
1.2. CÔNG CỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1. Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa. Giá của một sản phẩm trên
thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Từ lâu giá cả đã trở thành một
nhân tố quan trọng trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp.
Giá được coi là một vũ khí cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm.
- Chính sách giá cao là doanh nghiệp ấn định giá sản phẩm cao hơn giá bán sản
phẩm cùng loại trên thị trường hiện tại. Chính sách này thường được áp dungjvoiws
những mặt hàng có tính chất xa xỉ phục vụ một số khách hàng có thu nhập cao muốn
thể hiện đẳng cấp trong xã hội.
- Chính sách giá ngang bằng giá thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá được
khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm mà vẫn giữ
được mức giá cạnh tranh thì lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và sẽ
thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Chính sách giá thấp được áp dụng khi doanh nghiệp muốn tăng sản lượng
hàng hóa bán ra, nhanh chóng chiếm được thị phần, tận dụng được lợi ích kinh tế theo
quy mô.
- Chính sách giá phân biệt là chính sách giá được áp dụng phân biệt đối với đối
tượng khách hàng khác nhau qua đó có thể tối ưu hóa doanh thu và thu được lợi nhuận
cao, xâm nhập sâu hơn vào thị trường mục tiêu.
6
1.2.1.2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, thuộc tính của các sản phẩm thể
hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu rong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với
công dụng lợi ích của sản phẩm.
Trong thời kỳ hiện nay chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng để
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp luôn là lựa chọn của khách hàng ở hiện tạo và trong tương lai thì nâng cao chất
lượng là một việc cần thiết. Nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có
nhiều chủng loại, mẫu mã, bền và tốt hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy
được lợi ích mà họ nhận được ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của
doanh nghiệp. Làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với doanh
nghiệp. Do vậy, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là việc không thể thiếu khi
doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.2.1.3. Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối
Hệ thống phân phối là cách thức mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm của mình
cho khách hàng. Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh
đắc lực bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hóa hoặc thiếu hàng. Để hoạt động
tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt doanh nghiệp cần phải lựa chọn các
kênh phân phối thích hợp tùy theo đặc điểm của mặt hàng kinh doanh, theo quy mô
của doanh nghiệp, theo vị trí địa lý và theo nhu cầu của thị trường.
Việc phân phối các sản phẩm dịch vụ được thực hiện thông qua các kênh phân
phối sau:
- Kênh phân phối trực tiếp: Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất bán
hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không qua bất kỳ một trung gian nào.
- Kênh gián tiếp: Là loại kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu dungfxuaats hiện
nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đến tay
người tiêu dùng.
- Kênh hỗn hợp: Thực chất đây là loại kênh được tạo nên khi doanh nghiệp sử dụng
nhiều loại kênh cùng một lúc để phân phối một hay nhiều sản phẩm trên một khu vực
thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau.
1.2.1.4. Cạnh tranh bằng các công cụ khác hay dịch vụ sau bán
- Bảo hành: Nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng thông qua người bán hàng, nhờ đó
khách hàng yên tâm hơn về chất lượng hàng hóa của mình. Thời gian bảo hành càng
dài thì độ tin cậy càng cao, khách hàng càng tin tưởng vào chất lượng độ bền của sản
phẩm.
- Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa: dịch vụ này thường không miễn phí mà nhà sản xuất
có đội ngũ các thợ chuyên môn cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong việc
7
thay thế, sửa chữa các phụ tùng chính hãng. Từ đó tạo lòng tin cho khách hàng giuos
nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn sử dụng: Dịch vụ thường cung cấp miễn
phí cho người tiêu dùng, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và từng giai
đoạn phất triển của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt, mà yếu tố quan
trọng nhất là chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Do vậy, uy
tín cũng là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến sự thành bại
trong cuộc chiến để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Giữ vững và
nâng cao uy tín của doanh nghiệp không bao giờ thừa trước sự cạnh tranh gay gắt của
thương trường.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng canh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Thị phần
Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh
thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh.
Phân loại: Thị phần của doanh nghiệp được chia thành hai loại chính
+ Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: Là phần trăm kết quả tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp so với kết quả tiêu thụ sản phẩm cùng loại của tất cả các
doanh nghiệp khác bán trên cùng một thị trường.
Thị phần của doanh nghiệp = x 100%
Trong đó: Q
dn
: Khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ được
Q: Tổng khối lượng hàng hóa cùng loại tiêu thụ trên một thị trường
Hoặc
Thị phần của doanh nghiệp = x100%
Trong đó: M
dn
: Doanh thu của doanh nghiệp đạt được
M: Tổng doanh thu của toàn ngành trên cùng một thị trường
+ Thị phần chiếm lĩnh thị trường tương đối: Là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnh thị
trường tuyệt đối của doanh nghiệp sơ với phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của đối
thủ cạnh tranh trong ngành trên cùng một thị trường.
Thị phần tương đối = x100%
Trong đó: M
dn
: Doanh thu của doanh nghiệp đạt được
M
đ
: Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành trên
cùng một thị trường.
Thị phần được coi là công cụ để đo lường vị thế của doanh nghiệp trong thị
trường. Do đó, doanh nghiệp phải duy trì và phát triển thị phần.
1.2.2.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
8
- Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp
trong một thời kì nhất định hay là phần vượt trội giữa giá bán của sản phẩm so với chi
phí tạo ra và thực hiện sản phẩm đó. Lợi nhuận được sủ dụng để chia cho các chủ sở
hữu và được trích để lập quỹ đầu tư và phát triển. Đồng thời giúp ch việc phân bổ
nguồn lực của doanh nghiệp cuãng như của nền kinh tế hiệu quả hơn. Lợi nhuận là chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó thể
hiện đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết
quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố
định…
- Tỷ suất lợi nhuận: Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó không chỉ phản ánh khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn thể hiện trình độ năng lực cán bộ quản trị cũng
như chất lượng lao động của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh
nghiệp đã biết quản lý kinh doanh tốt, trình độ quản lý và năng lực lãnh đạo cũng như
nhân sự trong doanh nghiệp tốt. Điều đó giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí tới
mức thấp nhất và có lợi nhuận cao nhất.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100%
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức độ cạnh tranh trong một ngành hay lĩnh vực
nào đó. Nếu tỷ suất lợi nhuận thấp chứng tỏ mức độ cạnh tranh gay gắt và ngược lại tỷ
suất lợi nhuận cao chứng tỏ mức độ canh tranh trong ngành không cao hoặc khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp là tốt.
1.2.2.3 Chi phí và tỷ suất chi phí
- Chi phí là chỉ tiêu phản ánh số tiền doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh. Nếu chi phí kinh doanh có thể định giá bán sản phẩm thấp hơn đối
thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng và thu được lợi nhuận cao hơn.
- Tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối quan trọng phản ánh tỷ lệ phần trăm
cảu chi phí trên doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này thể hiện trình độ tổ chức quản lý
hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
Công thức tỷ suất chi phí:
Trong đó: F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh
F: Tổng mức chi phí kinh doanh
M: Tổng mức doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ.
1.2.2.4 Uy tín của doanh nghiệp
Là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định mua
của khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho nhà cung
cấp và cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và được ưu
9
đãi trong quan hệ với bạn hàng. Uy tín của doanh nghiệp là một tài sản vô hình của
doanh nghiệp. Khi giá trị của tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm
nhập vào thị trường trong và ngoài nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu
tăng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Ngoài ra còn phải kể đến một số chỉ tiêu khác như sự nổi tiếng của nhãn mác,
lợi thế thương mại
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các nhân tố khách quan
* Các nhân tố môi trường vĩ mô.
- Các nhân tố kinh tế :
Trong môi trường kinh doanh các yếu tố kinh tế dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng có
vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Các yếu tố kinh tế cần phải được nghiên
cứu, phân tích và dự báo bao gồm :
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của dân cư tăng lên. Thu
nhập của dân cư có ảnh hưởng đến việc quyết định khả năng thanh toán của họ. Nếu
như thu nhập của họ tăng lên có nghĩa là họ có thể tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ
với chất lượng và yêu cầu cao hơn, đây là một cơ hội tốt cho các nhà doanh nghiệp có
khả năng sản xuất những hàng hoá cao cấp.
Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ : Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở như hiện nay. Nếu đồng nội
tệ mà bị mất giá thì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị
trường. Đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nhập nhiều nguyên liệu nước ngoài
thì đây là khó khăn vì nó làm cho giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu tăng lên, làm
ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và khả năng cạnh ttranh của công ty.
+ Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hạn chế về vốn phải vay của ngân
hàng. Nếu tỉ lệ lãi suất cao, chi phí của doanh nghiệp tăng lên do trả lãi tiền vay lớn,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ kém đi, nhất là so với các đối thủ có tiềm lực
mạnh về vốn.
+ Các nhân tố kinh tế trong môi trường kinh tế quốc dân tương đối rộng có ảnh hưởng
đến nhiều mặt, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, do đó doanh nghiệp
cần chọn lọc các ảnh hưởng ( ở dạng cơ hội và đe dọa )
- Các nhân tố chính trị – pháp luật :
Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng qui định các yếu tố khác của môi
trường kinh doanh. Có thể nói quan điểm đường lối chính trị nào, hệ thống pháp luật
10
và chính sách nào sẽ có môi trường kinh doanh đó. Nói cách khác không có môi
trường kinh doanh thoát ly quan điểm chính trị và nền tảng pháp luật.
Cơ chế chính trị ổn định, một hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm minh sẽ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các
đạo luật liên quan đến doanh nghiệp như luật thuế, những quy định về nhập khẩu của
nhà nước đã đảm bảo cho sự công bằng giữa các doanh nghiệp, ngăn chặn hành vi gian
lận gây mất ổn định : Ví dụ như việc chốn lậu thuế cũng làm ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các nhân tố khoa học công nghệ :
Trong môi trường kinh doanh các nhân tố về khoa học công nghệ đóng vai trò
ngày càng quan trọng. Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học công nghệ trên
thế giới có sự phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai trò quan trọng đến khả năng cạnh tranh
của mỗi doanh nghiệp. Thông qua hai công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp là
chất lượng và giá bán sản phẩm. Qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của mỗi loại sản
phẩm, vị trí địa lý và việc phân bố dân cư, phân bổ địa lý các tổ chức kinh doanh. Các
nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Các nhân tố tự nhiên văn hóa – xã hội:
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận
biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy đến. Khi các yếu tố thay đổi cúng có thể tác động
đến doanh nghiệp như sở thích, thị hiếu, quan điểm sống các nhân tố trên tác động
gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua khách hàng và cơ cấu
nhu cầu của thị trường.
* Các nhân tố môi trường ngành.
- Khách hàng : Là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sự tín
nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm
đạt được do biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối
thủ cạnh tranh. Khách hàng luôn là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp. Thông
qua sự tiêu dùng của khách hàng mà doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận. Các
doanh nghiệp luôn tìm những biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt
nhất so với đối thủ cạnh trạnh.
Khách hàng có thể gây ảnh hưởng của mình tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp thông qua thị hiếu và thu nhập.
- Các đối thủ cạnh tranh hiện có và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
11
Các đối thủ cạnh tranh hiện có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất và mức độ cạnh
tranh trong ngành.
Mỗi đối thủ khi tham gia vào thị trường đều muốn huy động mọi khả năng của
mình nhằm thoả mãn đến mức cao nhất mọi yêu cầu của người tiêu dùng. Bởi vậy nếu
muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏ doanh nghiệp phải không ngừng củng cố, nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình để có thể theo kịp và vượt lên trên đôi thủ cạnh
tranh khác.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành sẽ tác động đến
mức độ cạnh tranh của ngành trong tương lai.
- Nhà cung ứng :
Đối với một doanh nghiệp thương mại thì việc cung ứng hàng hoá đầu vào có
ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá bán ra. Do vậy các nhà cung ứng đầu vào đóng vai
trò rất quan trọng. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp có thể gây khó khăn
làm giảm khả năng cạnh tranh trong các trường hợp sau :
+ Doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp.
+ Họ là nhà cung cấp độc quyền của doanh nghiệp.
+ Loại vật tư của nhà cung cấp là yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với doanh
nghiệp, có thể quyết định đến quá trình sản xuất hoặc quyết định sản phẩm của doanh
nghiệp.
Trong những trường hợp trên, nhà cung cấp có thể ép doanh nghiệp qua việc
tăng giá bán, chì hoãn cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất làm cho doanh nghiệp
không còn sản phẩm để bán.
Do đó doanh nghiệp nên có những mối quan hệ tốt với họ hoặc tìm cho mình
các nhà cung cấp khác để tự chủ cho nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Các sản phẩm thay thế :
Sự ra đời của sản phẩm thay thế luôn luôn là một tất yếu nhằm đáp ứng những
nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi ngày càng
cao, số lượng sản phẩm thay thế gia tăng cũng làm tăng mức độ cạnh tranh và thu hẹp
quy mô thị trường của sản phẩm trong ngành.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ
nếu như sản phẩm của doanh nghiệp thuộc loại sản phẩm bị thay thế. Chẳng hạn như
một hàng bếp điện sẽ bị thay thế bởi hàng bếp ga, quạt điện có thể thay thế bằng điều
hoà nhiệt độ Sự ảnh hưởng này có thể do giá bán của sản phẩm quá cao khiến người
tiêu dùng thay thế bằng việc mua sản phẩm khác có mức giá thấp hơn hoặc nhu cầu
tiêu dùng ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao hơn.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
12
* Hê thống máy móc thiết bị công nghệ.
Tình trạng, trình độ của hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ của doanh
nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Nó là
yếu tố quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới
chất lượng sản phẩm.
Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến thì
doanh nghiệp đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí nguyên liệu,
chi phí nhân công làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá cả làm công
cụ cạnh tranh trên thị trường.
* Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Năng lực về tài chính luôn luôn là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu
tư, đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh. Doanh nghiệp có khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì và
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
* Chất lượng và giá cả sản phẩm:
Chất lượng là yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn của người tiêu dùng hiện
nay. Chất lượng tốt giá cả phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Chất lượng là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp
hiện nay, chất lượng không đảm bảo thì doanh nghiệp sẽ mất khách vầ ngược lại.
Giá được coi là vũ khí cạnh tranh thông qua việc định giá của sản phẩm. Với
những mức giá khác nhau thể hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong hiện tại
và tương lai để chiếm lĩnh thị trường thì doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc định
giá sao cho phù hợp và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
* Đội ngũ lao động
Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với yếu tố hoạt
động của mọi doanh nghiệp. Yếu tố con người bao trùm lên trên mọi hoạt động của
doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ ý thức của đội ngũ quản lý và những
người lao động.
Đội ngũ lao động tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông
qua các yếu tố về năng suất lao động, ý thức của người lao động trong sản xuất, sự
sáng tạo Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí sản xuất.
* Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tác động một các tổng hợp tới hiệu quả hoạt
động sản xuất nói chung cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.
13
Bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng có tầm quan trọng như bộ óc con người,
muốn chiến thắng được đối thủ trong cuộc cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy
bén, chủ động trước tình huống thị trường, phải đi trước các đối thủ trong việc đáp ứng
các nhu cầu mới Tất cả những hoạt động đó đều phụ thuộc vào bộ máy quản lý của
doanh nghiệp.
* Vị trí địa lý
Việc lựa chọn mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết
quan trọng, nó có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình cung ứng nguyên vật
liệu đầu vào và quá trình tiêu thụ sản phẩm.
14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG
MEGASTAR TẠI HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR TẠI
HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển.
- Tên công ty: Công ty TNHH truyền thông Megastar Hà Nội
- Trụ sở giao dịch chính tại Hà Nội: Tấng 60 – Tòa nhà Vincom center – 191 Bà Triệu
– Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Điện Thoại : +84 439743333
- Fax : +84 439743160
- Email : megastarmedia.net WebSite :
Megastar hiện nay là công ty lớn hoạt động trong ngành kinh doanh phim rạp.
Công ty TNHH Truyền Thông MegaStar được thành lập vào năm 2005 với hình thức
liên doanh giữa Envoy Media Partners Ltd (EMP) và Công ty Cổ Phần Văn Hóa
Phương Nam. MegaStar đã mở cụm rạp chiếu phim đầu tiên tại Hà Nội vào 04/2006
và MegaStar Vincom City Tower đã nhanh chóng trở thành cụm rạp chiếu phim có
doanh thu cao nhất Việt Nam. Sau đó vào năm 2007, tại Tp.HCM, MegaStar tiếp tục
mở cụm rạp chiếu phim tại Hùng Vương Plaza – hiện tại cụm rạp này là cụm rạp chiếu
phim có doanh thu cao nhất Tp.HCM. Đầu tháng 12/2012 MegaStar cũng vừa khai
trương cụm rạp thứ 10 của mình tại MegaStar Pandora City nâng tổng số phòng chiếu
lên 78 phòng. Trong gần 7 năm qua, MegaStar đã mang đến cho khán giả Việt những
trải nghiệm điện ảnh tiên phong như: Công nghệ kỹ thuật số 2D Digital, 3D Digital, 48
hình giây… Và công ty đã phát triển với gần 1.000 nhân viên và đạt hơn 35 triệu USD
doanh thu hàng năm. Ngoài rạp chiếu phim, MegaStar còn là nhà phát hành phim hàng
đầu Việt Nam với một loạt các bộ phim bom tấn được ra mắt hàng năm từ những
studio lớn nhất Hollywood như: Walt Disney, Universal, Paramount, Warner Bros,
Fox đến những bộ phim Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc… và nhiều bộ phim từ các
nước khác. Không chỉ lập ra những kỷ lục doanh thu cho những bộ phim tại thị trường
Việt. MegaStar phát hành còn thử sức với lồng tiếng để phục vụ đối tượng khán giả
gặp khó khăn trong việc đọc phụ đề như: trẻ em… và tạo điều kiện để những nghệ sĩ
Việt có cơ hội được giao lưu và gặp gỡ những ngôi sao Hollywood tại các sự kiện ra
mắt phim toàn cầu.
2.1.2. Mô hình tổ chức của công ty TNHH truyền thông Megastar tại Hà Nội
Để phù hợp với đặc thù ngành kinh doanh của mình và phù hợp với cơ chế
quản lý kinh tế mới. Công ty đã xây dưng và tổ chức bộ máy khá đầy đủ các phòng
ban cần thiết đảm bảo thực hiện tốt chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty.
15
Công việc quản trị cung cấp sản phẩm dịch vụ và nhập phim được chia thành các
phòng ban, mỗi phòng ban lại có những lãnh đạo riêng quản trị, lãnh đạo theo phận sự
và trách nhiệm của từng bộ phận.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH truyền thông Megastar
tại Hà Nội
(Nguồn: Bộ phận nhân sự)
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Xây dựng các cụm rạp chiếu phim có quy mô và tiêu chuẩn quốc tế trên cả
nước.
Phục vụ tốt nhất nhu cầu giải trí về phim ảnh cho khách hàng đặc biệt là khách
hàng có mức thu nhập cao.
Cung cấp những bộ phim bom tấm hàng đầu thế giới cũng như trong nước cho
các rạp chiếu trong cả nước.
Đảm nhiệm vai trò phát hành những bộ phim bom tấm nóng hổi của thế giới
cho khách hàng Việt Nam.
Cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các đối tác có nhu cầu.
16
2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH truyền thông
Megastar tại Hà Nội trong 3 năm 2010 -2012
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH truyền thông
Megastar tại Hà Nội trong 3 năm (2010 -2012)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Tổng doanh thu 104,242 107,75 119,798 3,508 103,36 12,048 111,18
Tổng chi phí 57,21 48,889 59,813 (8,321) 85,45 10,924 122,34
Lợi nhuận trước
thuế
47,032 58,861 59,985 11,829 125,16 1,124 101,91
Thuế thu nhập 11,758 14,71525 14,99625 2,95725 125,15 0,281 101,90
Lợi nhuận sau
thuế
35,274 44,14575 44,98875 8,87175 125,15 0,843 101,09
(Nguồn: Bộ phận kế toán )
Qua số liệu bảng 2.1 ta thấy kết qua hoạt động kinh doanh của công ty tăng dần
qua các năm. Cụ thể như sau:
Về doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục
tăng trưởng nhưng không đều qua các năm. Năm 2011, tổng doanh thu đạt 107,75 tỷ
đồng tăng 3,36% so với năm 2010 tương ứng với tăng 3,508 tỉ đồng. Năm 2012, doanh
thu tiếp tục tăng so với năm 2011 đạt 12,048 tỉ đồng ứng với 11,18%. Mặc dù chịu ảnh
hưởng của nền kinh tế suy thoái trong những năm gần đây nhưng công ty vẫn giữ
vững được đà tăng trưởng của mình và đạt được kết quả kinh doanh khá tốt.
Về tổng chi phí: Chi phí kinh doanh năm 2011 giảm 8,321 tỷ đồng so với năm
2010. Điều này là một sự cố gắng vô cùng lớn của công ty, khi chi phí giảm mà doanh
thu vẫn tăng. Điều này có nghĩa là trong năm 2011 doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt
kế hoạch bán hàng và cung cấp dịch vụ của mình. Chi phí năm 2012 lại tăng 22,34 5
so với năm 2011 tương ứng với 10,924 tỷ đồng. Chi phí năm 2012 có sự tăng lên đột
biến như vậy là do công ty có sự đầu tư thay mới máy móc trang thiết bị máy chiếu
phim, nâng cấp các phòng chiếu phim nhựa thành phòng chiếu kĩ thuạt số, nâng cấp
thêm 1 phòng chiếu thành phòng chiếu phim 3D. Tuy đây là một khoản chi phí lớn
nhưng nó giúp cho công ty nâng cấp được chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Về lợi nhuận sau thuế: Trong 7 năm đi vào hoạt động đến nay, công ty luôn có
sự tăng trưởng đáng kể về lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế năm 2011đạt 44,14575 tỷ
đồng tăng 25,15% so với năm 2010 tương ứng tăng 8,87175 tỷ đồng. Năm 2012 đạt
44,98875 tỷ đồng , tăng 1,09% tương ứng với 0,843 tỷ đồng so với năm 2011. Mặc dù
năm 2012 lợi nhuận tăng ít hơn rất nhiều so với năm 2011, nhưng đây là do ảnh hưởng
17
của khoản đầu tư chi phí vào máy móc quá lớn nên sự tăng trưởng về lợi nhuận năm
2012 chưa đủ bù đắp.
Như vậy, qua các chỉ tiêu trên ta thấy định hướng kinh doanh của công ty tuy
đang có những tiến triển tốt nhưng vẫn còn nhiều điểm thiếu sót cần khắ phục tốt hơn
nữa.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH TRUYỀN THÔNG MEGASTAR TẠI HÀ NỘI TRONG 3 NĂM 2010 –
2012.
2.2.1. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến khả năng cạnh tranh của
công ty TNHH truyền thông Megastar tại Hà Nội.
2.2.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
a) Môi trường kinh tế
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung và công ty TNHH truyền thông Megastar nói riêng.
Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng no đủ, nhu cầu về giải trí ngày
càng tăng lên. Chính vì vậy, ngành giải trí ngày cảng lên ngôi. Nhưng do ảnh hưởng
của nền kinh tế nên nhu cầu giải trí của con người cũng bị ảnh hưởng theo. Điều này
cũng gây ảnh hưởng lớn đến ngành kinh doanh phim rạp của doanh nghiệp.
b) Môi trường chính trị - pháp luật
Hệ thống pháp luật Việt Nam tương đối hoàn thiện và công bằng và có tác động
rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp là lành mạnh và có sự ổn định cao từ đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
và cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong những năm qua, nhà nước
cũng luôn có những chính sách nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp kinh doanh ngành giải trí đặc biệt là phim ảnh. Nhưng vẫn còn một số khâu nhà
nước ta đang kiểm soát quá chặt và thực hiện các thủ tục quá lâu gây ảnh hưởng đến
nghành công nghiệp không khói này.
c) Môi trường khoa học công nghệ
Công ty TNHH truyền thông Megastar là một công ty hoạt động trong lĩnh vực
giải trí phim ảnh chiếu rạp. Hiện nay công ty đang được coi là chùm dẫn đầu trong
ngành giải trí phim ảnh chiếu rạp ở Việt Nam. Vì vậy, việc áp dụng các cong nghệ kĩ
thuật máy móc hiện đại vào việc chiếu bóng và cung cấp dịch vụ là rất cần thiết và
quan trọng. Việc sử dụng công nghệ máy móc kĩ thuật hiện đại sẽ giúp cho việc khai
thác tối đa được các dịch vụ chát lượng cao liên quan đến phim ảnh như công nghệ
3D, công nghệ phim HD…Bên cạnh đó việc áp dụng này cũng nâng cao được trình độ
quản lý và chuyên môn kĩ thuật của cán bộ nhân viên trong công ty. Từ đó nâng cao
18
được chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tăng được hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tuy vậy việc đầu tư vào phát triển kĩ thuật công nghệ ở các cụm rạp chiếu bóng
khác trong nước cũng chưa được quan tâm và đầu tư xứng đáng. Tất cả các thiết bị
máy chiếu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài vì vậy chi phí liên quan đến bảo dưỡng,
sửa chữa và vận hành rất cao, gây cho công ty phải tiêu tốn một khoản chi phí không
nhỏ.
d) Môi trường tự nhiên văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc
và các yếu tố xã hội đặc trưng. Những yếu tố này cũng tạo ra đặc điểm tiêu dùng khác
nhau của mỗi vùng.
Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan
tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội chia cộng đồng thành các nhóm
khách hàng khác nhau, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau. Vì
vậy nhu cầu về giải trí của họ khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quyết
định đầu tư hay nhập về một bộ phim nào của công ty.
Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty mình đòi hỏi công ty phải
có những chiến lược cụ thể, lựa chọn các sản phẩm phù hợp, các dịch vụ phù hợp
nhằm vào nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng.
2.2.1.2. Các nhân tố thuộc môi trường ngành
a) Khách hàng
Khách hàng là yếu tố cực kì quan trọng, họ cung cấp nguồn sống cho mỗi
doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải đáp ứng được nhu cầu của họ,
làm cho họ đến và tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy doanh
nghiệp cần phải nắm bắt nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau để họ có thể
cung cấp được sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí phim chiếu rạp chủ yếu là phục vụ nhu
cầu khách hàng về các bộ phim nổi tiếng thế giới và trong nước cùng với việc luôn dẫn
đầu trong việc mang đến cho khách hàng những trải nghiêm mới lạ nhất về điện ảnh.
Chính vì vậy mà tập khách hàng của công ty rất phong phú và đa dạng. Công ty luôn
phải tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng để cung cấp sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
b) Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng
Từ khi nền kinh tế chuyển hướng sang nền kinh tế mở, tạo cơ hội cho rất nhiều
doanh nghiệp đặc biệt là nước ngoài tham gia vào ngành. Công ty đang đứng trước sự
19
cạnh tranh của rất nhiều công ty nước ngoài có tiếng trên thế giới và trong khu vực về
giải trí. Vì vậy cường độ cạnh tranh trong ngành là khá cao.
Những đối thủ cạnh tranh chính của công ty là:
+ Tập đoàn giải trí lớn của Hàn Quốc Lotte: với sự đầu tư mở rộng các cụm rạp chiếu
phim liên tục trong 2 năm gần đây. Lotte là một đối thủ lớn của công ty. Tất cả các
cụm rạp của Lotte đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại với công nghệ mới, rạp chiếu
hiện đại, chất lượng dịch vụ luôn cạnh tranh với Megastar. Dù gia nhập vào ngành
điện ảnh phim rạp của Việt Nam sau Megastar nhưng Lotte đang ngày càng khẳng
định vị trí của mình trong ngành. Đây là đối thủ đáng nể của công ty.
+ Công ty truyền thông Platinum Cineplex: Mặc dù ra đời sau Megastar 2 năm nhưng
cũng được sự quan tâm và đầu tư khá lớn của công ty mẹ ở Malaisya nên đây cũng là
một đối thủ khá mạnh của Megastar.
Ngoài ra còn nhiều các công ty trong nước ngày càng phát triển như rạp chiếu
phim quốc gia, rạp chiếu phim Kim Đồng đều là những cụm rạp của nhà nước nhưng
đang được đầu tư và đổi mới khá hiện đại. Đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh đáng
quan tâm của công ty.
c) Nhà cung ứng:
Đối với doanh nghiệp nhà cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho
hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước.
Nhà cung ứng của công ty TNHH truyền thông Megastar hầu hết là các hãng
sản xuất phim có danh tiếng trên thế giới, đặc biệt là ở Hollywood như: Walt Disney,
Universal, Paramount, Warner Bros, Fox đến những bộ phim Việt Nam, Hàn Quốc,
Trung Quốc… và nhiều bộ phim từ các nước khác. MegaStar phát hành còn thử sức
với lồng tiếng để phục vụ đối tượng khán giả gặp khó khăn trong việc đọc phụ đề như:
trẻ em… và tạo điều kiện để những nghệ sĩ Việt có cơ hội được giao lưu và gặp gỡ
những ngôi sao Hollywood tại các sự kiện ra mắt phim toàn cầu.
Tuy nhiên do nhà cung ứng của Megastar toàn là các hãng sản xuất phim có
tiếng trên thế giới nên công ty cũng phải chịu sức ép không nhỏ từ phía các nhà cung
ứng trong các vấn đề liên quan đến bản quyền của các bộ phim.
2.2.1.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
a) Nguồn nhân lực của công ty
Công ty có tổng số 135 nhân viên. Đây là một số lượng nhân viên không ít,
trong đó có 1 giám đốc và 3 trợ lý giám đốc đảm nhiệm việc điều hành và quản lý chi
nhánh của công ty. Ta thấy có tới 78,52 % trong tổng số 135 nhân viên tốt nghiệp đại
học, 20% cao đẳng, 1,48% trung cấp và sơ cấp. Điều đó chứng tỏ chất lượng lao động
của công ty là cao. Ngoài ra đội ngũ lao động được tuyển đúng chuyên nghành và đào
tạo tốt, để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng về mặt chất lượng và hình
20
thức. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như hiệu quả công việc của
nhân viên nói riêng và của công ty nói chung. Độ tuổi trung bình của đội ngũ lao động
của công ty là 25, tương đối trẻ, là một điều kiện tốt để có thể làm việc hiệu quả hơn.
Do trẻ thì sức khỏe tốt hơn, có nhiều nhiệt huyết và hăng say trong công việc hơn đem
lại kết quả tốt.Tuy nhiên công ty vẫn cần chú trọng hơn đến công tác tuyển dụng và
đào tạo để nâng cao trình độ của nhân viên trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Công ty TNHH truyền thông Megastar gồm 135 người trong đó số lượng nhân
viên nữ là 93 người chiếm 68,89% trong tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty.
Số lượng viên nam là 42 người chiếm 31,11% trong tổng số cán bộ công nhân viên
trong công ty. Số lượng nhân viên nữ chiếm khoảng 2/3 trong tổng số nhân viên toàn
công ty.
Sự phân công lao động theo tính chất công việc và giới tính rất hợp lý khi công
ty kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nên lao động nữ nhiều hơn
lao động nam, nhưng công ty lại sử dụng lao động gián tiếp nhiều hơn lao động trực
tiếp.
b)Tài chính
Vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nó là cơ sở nền tảng cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động
kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay,
yếu tố vốn càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở để công ty phát triển, mở rộng quy mô
và tạo dựng thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty TNHH truyền thông Megastar tại Hà
Nội 3 năm ( 2010 – 2012)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Mức
( tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Mức
(tỷ
đông)
Tỷ trọng
(%)
Mức
( tỷ
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Vốn :
1. Vốn cố định 7,8274 72,97 8,5132 72,59 15,5132 81,48
2. Vốn lưu động 2,9625 27,03 3,2143 27,41 3,5243 18,52
Tổng 10,7926 100,00 11,7275 100,00 19,035 100,00
Theo nguồn:
1.Vayngân hàng 2,9679 27,45 2,8237 15,55 2,5142 13,22
2.Vốn chủ sở hữu 7,8247 72,55 8,9038 55,32 12,9873 68,21
Tổng 10,7926 100.00 11,7275 100,00 19,035 100,00
(Nguồn: Bộ phận kế toán)
Như vậy vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 27,03 % trong khi đó
vốn cố định của doanh nghiệp chiếm 72,97 % nó không phù hợp lắm với loại hình
kinh doanh của doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Nhưng vốn cố định vẫn chiếm tỷ
21
trọng lớn do việc đầu tư lớn vào trang thiết bị hiện đại và địa điểm của công ty dẫn tới
hoạt động lưu chuyển tiền tệ diễn ra chậm làm cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong những năm gần đây chưa hiệu quả. Và vốn cố định lại tăng trong các năm
quy mô mở rộng nhưng kinh doanh chưa hiệu quả, vậy doanh nghiệp cần có nhưng
biện pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn. Điều này thể hiện sự cạnh tranh của doanh
nghiệp cần phải ngày một nâng cao so với các đối thủ cạnh tranh.
c)Công nghệ
Là một doanh nghiệp dẫn dàu trong ngành giải trí phim rạp có tiếng. Megastar
đã có những đầu tư rất lớn trong việc luôn tiên phong trong việc sử dụng những công
nghệ chiếu phim hiện đại nhất trên thế giới. Tất cả các rạp đều được trang bị công
nghệ hiện tại với chất lượng âm thanh 7.1 hàng đầu, mành hình rộng, thiết bị máy
chiếu hàng đầu thế giới, hệ thống ghế và kính 3D hiện đại nhất cả nước. Công ty luôn
có kế hoạch thay thế và cải tiến trang thiết bị để luôn đáp ứng kịp nhu cầu thị hiếu cảu
khách hàng.
2.2.2. Kết quả phân tích dữ liệu về thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty
TNHH truyền thông Megastar tại Hà Nội.
2.2.2.1. Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH truyền
thông Megastar tại Hà Nội
a) Giá cả
Hiện nay giá cả về sản phẩm và dịch vụ tại Megastar so với các đối thủ cạnh
tranh trong ngành được đánh giá là cao hơn. Đối với khách hàng quen của công ty thì
họ đã quen với việc giá của công ty cao hơn các đối thủ khác. Còn với khách hàng mới
thì giá cả luôn là vấn đề mà họ quan tâm đầu tiên. Điều này cho thấy đây là một công
cụ cạnh tranh kém hiệu quả gây ảnh hưởng đến khả năng canh tranh của công ty. Do
vậy, công ty cần phải cải tiến thật tốt chât lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng để
cạnh tranh được với các công ty khác.
Bảng 2.3: So sánh giá của công ty TNHH truyền thông Megastar tại Hà Nội với
các đối thủ trong năm 2012.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Tên sản phẩm Megastar Hà Nôi Lotte Cinema Hà Nội Platinum Cineplex
Vé phim 2D 90.000 / 1 vé 60.000/ 1 vé 60.000/ 1vé
Vé phim 3D 140.000/ 1 vé 90.000/ 1 vé 90.000/ 1 vé
Bỏng ngô 48.000/ 1 túi 35.000/ túi 35.000/ túi
b) Chất lượng
Công ty luôn lựa chọn đưa đến những bộ phim bom tấn của thế giới với những
công nghệ hiện đại nhất kèm theo là chất lượng dịch vụ luôn định hường theo tiêu
chuẩn 5 sao. Chính vì vậy công ty phải thường xuyên có những kiểm định về chất
lượng trước khi cung cấp cho khách hàng. Nhờ việc đầu tư vào nâng cao chất lượng
22
dịch vụ nên khách hàng đến với công ty sẽ được phục vụ những dịch vụ chất lượng
nhất, những bộ phim chất lượng hàng đầu thế giới. Đây chính là điểm khác biệt và tạo
nên thế mạnh cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh khác.
c) Hệ thống phân phối
Hiện tại Megastar tại Hà Nội có 2 cụm rạp lớn với tổng công 17 phòng chiếu
hiện đại. Tất cả các phong chiếu đều được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, hệ thống
ghế ngồi và sảnh hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại công ty mới chỉ đáp ứng
được nhu cầu của người dân thành phố, còn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng các tỉnh lân cận. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của Megastar cũng đang xây
dựng hệ thống lớn mạnh chưa từng có. Platinum cũng đã cho ra đời 2 rạp chiếu khá
hiện đại và dự kiến tới tháng 7 năm nay sẽ cho ra đời thêm 1 cụm rạp rất hiện đại nữa,
Lotte cũng đã xây dựng 2 cụm rạp hiện đại tại Hà Nội tập chung chủ yếu vào các
khách hàng của các quận xa trung tâm Hà Nội. Công ty cần có chiến lược khai thác thị
trường, mở rộng kênh phân phối của mình rộng khắp hơn để cạnh tranh được với các
đối thr cạnh tranh trong thời gian tới.
2.2.2.2. Các chỉ tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH truyền
thông Megastar tại Hà Nội.
a) Thị phần
Là một công ty mới thành lập 7 năm nay, nhưng Megastar đã trở thành đại gia
thật sự trong ngành giải trí phim chiếu rạp. Kinh nghiệm cũng như tiềm lực của công
ty đã được khẳng định trên thị trường.
23
Biểu đồ 2.1: So sánh thị phần của công ty TNHH truyền thông Megastar tại Hà
Nội và các đối thủ cạnh tranh.
(Nguồn: Bộ phận đầu tư Công ty TNHH truyền thông Megastar)
24
Công ty TNHH truyền thông Megastar Hà Nội qua 7 năm qua đã tạo ra cho
mình một chỗ đứng khá vững chắc cho mình trên thị trường phim chiếu rạp tại Hà Nội.
Qua số liệu biểu đồ trên, ta thấy trong năm 2010 mới chỉ chiếm lĩnh 11% thị trường
nhưng đến năm 2011 là 28%, vừa qua năm 2012 công ty đã chiếm lĩnh đến 41% thị
phần thị trường Hà Nội. Điều này cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường cảu công ty
tăng rất nhanh.Tuy đang chiếm thị phần lớn nhất trong ngành nhưng công ty vẫn cần
phải nỗ lực hơn nữa và có biện pháp cụ thể mang tính hiệu quả hơn trong việc mở
rộng thị phần hơn nữa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa của công ty trên
thị trường trước sự phát triển không ngừng của các đối thủ cạnh tranh như hiện nay.
b) Chi phí và tỷ suất chi phí
Bảng 2.4: Chi phí và tỷ suất chi phí
(Nguồn: Bộ Phận kế toán)
Qua biểu phân tích trên ta thấy tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp năm
2012 so với năm 2011 tăng 10,924 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 22,34%, trong khi đó doanh
thu tăng 12,048 tỉ đồng với tỉ lệ tăng 11,18% nhỏ hơn tỷ lệ tăng của chi phí nên làm
cho tỷ suất chi phí tăng 90,67 % với tốc độ tăng là 99,82% điều này là vấn đề đáng lo
gại cho doanh nghiệp. Mặc dù khoản chi phí tăng một phần là do việc đầu tư trang
thiết bị máy móc mới nhưng việc tăng nhiều và nhaanh như vậy sẽ gây ảnh hưởng rất
lớn đến việc kết quả kinh daonh của doanh nghiệp.
Như vậy nói chung ta nhìn thấy tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp vẫn
chưa được hợp lý, đây là vấn đề đáng lo gại tại công ty. Công ty nên có những biện
pháp tích cực hơn cho việc tiết kiệm chi phí để nâng cao được hả năng cạnh tranh của
mình so với các đối thủ.
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Tổng doanh thu
(tỉ đồng)
104,242 107,750 119,798 3,508 3,37 12,048 11,18
Tổng chi phí
(tỉ đồng)
57,21 48,889 59,813 -8,321 0,85 10,924 22,34
Tỷ suất chi phí (%) 54,88 45,37 49,92 -237,2 25,22 90,67 99,82
Mức tăng, giảm tỉ
suất (%)
-237,2 90,67
25