Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo, những giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục đại học ngành Thư viện-Thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 12 trang )

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH

VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
DE PHAT TRIEN GIAO DUC DAI HOC
NGANH THU VIEN - THONG TIN
Nguyễn Thị Lan Thanh
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

1. Những bất cập của chương trình và phương pháp đào
tạo ngành Thư viện- Thơng tin (Thơng tín - Thư viện)
a. Chương trình đào tạo

Hiện nay trong tồn quốc, khơng kể các trường cao đẳng,

có 4 cơ sở đào tạo đại học chính qui ngành thư viện - thơng tin

(thơng tin - thư viện) đó là khoa Thư viện - Thông tin (tên

quen dùng Thông tin - Thư viện) trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, Bộ mơn Thơng tin - Thư viện trường Đại học Khoa học

Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Quản trị

thông tin trường Đại học dân lập Đông Đô và khoa Thư việnthông tin trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại

học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương trình
đào tạo của các trường này, nhìn nhận một cách chủ quan, có

thể thấy mục tiêu đào tạo rất đa dạng. Để tiện cho việc trình


bày, có thể hiểu mục tiêu đào tạo biểu thị qua ba tiêu chí sau:
I- Bằng tốt nghiệp.
2- Khả năng có được ở người sinh viên sau khi tốt nghiệp.

121


3- Dia chi lam viéc.

Cu thé, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa Hà
Nội được nhận bằng cử nhân văn hóa (ngành Thư viên -

Thơng tin). Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng thực hiện
các nhiệm vụ sau:

- Nhận

thức đây đủ các kiến thức cơ bản về khoa học thư

viện - thư mục, thông tin và vận dụng chúng một cách toàn

diện vào thực tiễn.
- Ung

Thong tin.

dụng công nghệ tin học vào công tác Thư viện -

Với khả nang như vậy họ có thể làm việc ở các cơ quan


thư viện, cơ quan thông tin khoa học hoặc trong thiết chế hợp
nhất giữa thư viện và thông tin.
Tương tự như vậy. ở trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên tốt nghiệp
được

nhận

văn

bằng

cử nhân

khoa

học

nhân

văn

(chuyên

ngành thông tin - thư viện). Ở các sinh viên này có khả năng
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhận thức đầy đủ các quy luật chung và các nguyên lý
cơ bản của khoa học thông tin - thư viện, vận dụng vào thực

tiễn hoạt động chun mơn.


- Phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin - thư viện, xây

dựng được chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cho cơ quan
thông tin - thư viện.

- Thu thập nguồn tin, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin

trong các cơ quan thông tin khoa học công nghệ, thông tin
khoa học xã hội và nhân văn ở trung ương và các địa phương.

- Xây dựng, quản trị, khai thác các cơ sở dữ liệu tích hợp

t
N

Ï_—

và đặc thù.


- Ưng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tự động hóa
trong cong tác thong tin - thư viện v.v...

Khi ra trường. các sinh viên có thể đảm nhiệm tất cả các

khâu công tác từ tổ chức điều hành đến trực tiếp triển khai
hoạt động tại các thư viện khoa học và trung tâm thông tin các
Bộ, các Ngành, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các
Công ty, Xí nghiệp v.v...


Cịn ở trường Đại học dân lập Đơng Đô. sinh viên tốt

nghiệp được nhận bằng cử nhân ngành thông tin học và quản
trị thông tin. Khi ra trường sinh viên có khả năng làm những
cơng việc sau:

- Nghiên cứu và giảng dạy về khoa học thông tin, đảm
nhận và tổ chức các khâu cơng tác của q trình thông tin - tư
liệu.

- Biết điều hành và quản lý cơ quan thông tin ; ứng dụng

công nghệ thông tin... vào cơng tác thơng tin - thư viện.

Nhờ có các khả năng như vậy, sinh viên ra trường sẽ làm
việc tại các cơ quan - bộ phận thông tin, tư liệu, thư viện và
văn phòng.
Như vậy, qua mục tiêu đào tạo của 3 trường, chúng ta thấy
chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa các mẫu hình người cán bộ
được đào tạo: Cán bộ thư viện, cán bộ thư viện - thông tin hay

cán bộ quản trị thông tin. Về mật nguyên lý, để đáp ứng mục

tiêu đào tạo cần phải xác lập chương trình đào tạo tương ứng.
Tuy nhiên thực tế nghiên cứu chương trình đào tạo cho thấy,
chương trình (bao gồm các mơn học) của các trường trên chưa

phù hợp với mục tiêu đào tạo. Cụ thể, cử nhân của Đại học


Văn hóa khi ra trường nếu làm việc ở các cơ quan thơng tin thì

thiếu nhiều kiến thức về thông tin học và công nghệ thông tin;

ngược lại các cử nhân thông tin học và quản trị thông tin của
Đại học dân lập Đông Đô khi ra trường, nếu làm việc ở các cơ
123


quan thư viện thì lại thiếu nhiều kiến thức về thư viện - thư

mục v.v... Nói một cách khác, việc xác định mẫu hình người
cán bộ được đào tạo trong các trường thuộc ngành thư viện thông tin (thông tin - thư viện) là chưa rõ, chưa phù hợp với
địa chỉ làm việc (tức là nơi tiếp nhận sinh viên sau khi tốt
nghiệp). Và vì vậy, nội dung chương trình đào tạo được xây
dựng chưa khoa học: Thiếu những môn học cần thiết hoặc

thừa những môn học không cần thiết.
Bên cạnh nội dung chương

trình chưa khoa học là thời

lượng mỗi môn học chưa hợp lý, biểu hiện ở số đơn vị học

trình của một mơn học giống nhau nhưng lại chênh lệch nhau

khá nhiều. Ví dụ: Định chủ đề tài liệu trong chương trình của
Bộ mơn Thơng tin - Thư viện (Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐHỌG HN) là 2 đơn vị học trình
học Văn hóa Hà Nội là 5 đơn vị học trình; hay mơn

với người đọc trong chương trình của Bộ mơn Thơng
viện là 2 đơn vị học trình thì ở Đại học Văn hóa Hà
đơn vị học trình.

thì ở Đại
cơng tác
tin - Thư
Nội là 4

Đồng thời với sự chưa hợp lý của thời lượng môn học là
sự chưa hợp lý trong việc phân chia giờ giảng lý thuyết, thảo
luận và thực hành. Ví dụ: Chỉ có một số mơn học có 2/3 s6 gid

lên lớp là lý thuyết, còn lại đa số các mơn học số giờ lý thuyết
chiếm 90 - 95%.

Tóm lại, nghiên cứu chương trình đào tạo của các trường

chúng ta thấy mục tiêu đào tạo chưa được xác định rõ dân đến

nội dung chương trình khơng phù hợp, sản phẩm được đào tạo

ra trường khi làm việc ở những địa chỉ giống nhau thì bộc lộ
những thiếu hụt về kiến thức không đáp ứng được yêu cầu của

thực tế.

b. Phương pháp đào tạo

Hầu hết phương pháp đào tạo của các trường vẫn duy trì

theo lối kinh viện, nghĩa là thây giảng bài, trò ghi chép. Đề cải
thiện vấn đề này đã có rất nhiều các cuộc hội nghị, hội thảo,
124


tập huấn về phương pháp đào tạo mới lấy người học làm trung
tâm, chủ động tiếp thu kiến thức, người thầy sẽ trở thành
người cố vấn gợi mở giúp sinh viên phát triển kiến thức. Tuy

nhiên cho đến nay, kết quả triển khai thực hiện phương pháp

đào tạo mới chưa đạt được nhiều. Tình trạng phổ biến trong
các nhà trường vẫn là phương pháp truyền đạt kiến thức một
cách thụ động. Có thể nói, phương pháp đào tạo chưa thực sự
ngam sau vào nhận thức của từng giảng viên.

Vấn đề đặt ra là những nguyên nhân nào dẫn đến những
bất cập cả trong chương trình và phương pháp đào tạo?
Nguyên nhân có rất nhiều, song có lẽ chủ yếu hơn cả là:

1- Chương trình đào tạo chậm đổi mới (có trường 10 nam
chưa thay đổi chương trình).
2- Sức ỳ của một số đông giảng viên khá lớn: Chưa đổi

mới được nhận thức về hiệu quả của phương pháp giảng dạy

mới, ngại thay đổi thói quen ảnh hưởng xấu đến chất lượng

giảng dạy như: Không soạn thảo giáo án đầy đủ, không đọc tài
liệu tham khảo...


3- Phương pháp đào tạo chưa được triển khai sâu rộng

trong các trường. Nhà trường chưa tạo điều kiện cho việc áp
dụng phương pháp giảng dạy mới như: Hệ thống sách giáo
khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật

V.V...

Những

nguyên nhân trên cũng chính là những

ngun

nhân kìm hãm sự phát triển giáo dục - đào tạo đại học nói

chung và ngành Thư viện - Thơng tin nói riêng.
Những

bất cập trên trong chương trình và phương pháp

đào tạo không thể tiếp tục tồn tại trong bối cảnh mới, bối cảnh

của nền văn minh nhân loại, nền kinh tế tri thức, trong đó giáo
dục đại học được coi là nơi sản xuất nguồn nhân lực khơng
những phải có chất lượng cao mà cịn cần hiệu quả cao trên cơ
125



sở chuyển đào tạo chủ yếu là kiến thức và kỹ năng sang chủ
yếu là đào tạo năng lực: thu thập thông tin, xử lý tài liệu và ra
quyết định hành động. Chính vì vậy xuất hiện nhu cầu khách

quan phải đổi mới sâu sắc và tồn diện chương trình và
phương pháp đào tạo đại học.

2. Yêu cầu của việc đối mới chương trình và phương

pháp đào tạo

a. Bdo đảm tính tồn điện

Chương trình đào tạo phải được đổi mới toàn diện từ mục

tiêu đào tạo, thời lượng của các khối kiến thức, thời lượng của
từng môn học, cho đến chất lượng đào tạo.
Bên cạnh tính tồn diện của chương trình là tính tồn diện
của đổi mới phương pháp đào tạo. Mỗi phương pháp đào tạo

đều có những ưu và nhược điểm. Một phương pháp có thể áp
dụng tốt cho trường hợp này và không tốt đối với trường hợp

khác. Bởi vậy để có thể lựa chọn được phương pháp đào tạo
thích hợp chúng ta cần tính đến các tiêu chuẩn như: Mục tiêu
đào tạo, nội dung đào tạo, trình độ học vấn và điều kiện kỹ
thuật v.v...

b. Bảo đảm tính khách quan


Tính khách quan của việc đổi mới chương trình đào tạo
thể hiện ở sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo để đáp

ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nói một

cách khác, việc nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu thực tế
đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mà muốn nâng cao chất

lượng đào tạo thì khơng thể nằm ngồi việc đối mới chương

trình và phương pháp đào tạo.
c. Bảo đảm tính khả thì

126


Việc đổi mới chương trình và phương pháp dao tạo phải

dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, bảo đảm thực hiện nội

dung chương trình và phương pháp đào tạo phải phù hợp với
yêu cầu đào tạo của từng ngành trong thực tế.

3. Nội dung đổi mới trong chương trình và phương pháp
đào tạo
a. Doi voi chương trình đào tạo

Nội dung đổi mới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
* Đảm


bảo thực hiện mục tiêu và nội dung đào tạo theo

luật giáo dục.

Điều 35 của luật giáo dục đã chỉ rõ: "Mục tiêu của giáo
dục đại học và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và

năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được
đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”.
Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến
thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghề, có
khả năng phát hiện, giải quyết những
thuộc chuyên ngành được đào tạo.

vấn đề thông thường

Về nội dung đào tạo, Điều 36 của luật Giáo dục đã nêu:
"Phải có tính hiện đại và phát triển: bảo đảm cơ cấu hợp lý
siữa kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và

các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế

thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp. bản sác văn hóa dân
tộc, tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới...”

Đào tạo
những kiến

hoàn chỉnh;
vận dụng lý

trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có
thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tương đối
có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực
thuyết vào công tác chuyên môn.
127


Để đảm bảo thực hiện mục tiêu và nội dung đào tạo như

trên, trong thời gian tới các khoa đào tạo cán bộ thư việnthơng tin cần rà sốt lại mục tiêu đào tạo của ngành mình, làm

sao xác định rõ những phẩm chất chính trị, phẩm chất chun

mơn cho mẫu hình người cán bộ của ngành trong tương lai.

Để đảm bảo tính đúng đắn của mục tiêu đào tạo đòi hỏi

cần trả lời những vấn đề sau: Đào tạo ai? Khả năng làm được
gi sau khi tốt nghiệp? và sẽ làm việc ở đâu? Điều này liên

quan đến việc xác định tên gọi loại cán bộ được đào tạo là:

Cán bộ thư viện, thư viện - thông tin hay quản trị thông tin.

Trên cơ sở xác định đúng mục tiêu đào tạo các mơn học
trong chương trình sẽ được chọn lựa một cách lô gic và khoa


học, đồng thời nội dung môn học phải được đổi mới sao cho

phù hợp với mục tiêu đào tạo chuyên ngành, bảo đảm thể hiện

tính hiện đại và cập nhật. Điều đó có nghĩa là, nội dung
chương trình phải đảm bảo đầy đủ các môn học cần thiết bao

gồm cả các môn bắt buộc và tự chọn, các mơn học được bố trí
theo một trật tự hợp lý, có khối lượng đủ lớn và mang nội
dung tích hợp tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp
hội thảo hoạc thực hành cho người học.

* Đảm bảo chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo là vấn đề cốt lõi của chương trình đào

tạo. Nó biểu hiện rõ nét qua năng lực có được của người sinh
viên sau khi được đào tạo trong trường. Các năng lực đó chính
là:

- Phẩm chất nhân văn bao gồm: Khả năng hợp tác cùng

đồng nghiệp thực hiện các công việc được giao ; khả năng

thuyết phục đồng nghiệp chấp nhận các ý tưởng. kế hoạch. dự

án... để cùng thực hiện và khả năng quản lý một tổ chức để

thực hiện những mục tiêu đã đề ra:

- Kỹ năng thực hành thành thạo nghề nghiệp chuyên môn


128


- Năng lực nhận thức bao gồm: Từ biết, hiểu, ứng dụng
cho đến chuyển giao và sáng tạo.
- Nang

lực tư duy bao gồm: Tư duy cụ thể, lô gic, hệ

thống và tư duy trừu tượng.

Như vậy, việc đảm bảo đào tạo đầy đủ các năng lực trên là
vấn đề sống còn của đào tạo đại học trong giai đoạn mới.

* Đảm bảo thời lượng hợp lý cho các khối kiến thức và
từng môn học
Theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo chương trình

đào tạo cử nhân gồm hai khối kiến thức: Khối kiến thức giáo

dục đại cương

và khối kiến thức giáo dục chuyên

nghiệp.

Trong khuôn khổ của bài viết này không đề cập đến khối kiến
thức giáo dục đại cương. Đối với khối kiến thức giáo dục


chuyên nghiệp, như trên đã nêu, căn cứ vào mục tiêu đào tạo

cần xác định những

mơn

học

bắt buộc và tự chọn trong

chương trình đào tạo, cố gắng đảm bảo số đơn vị học trình dao
động trong khoảng 122 - 130 đơn vị học trình ; thời lượng cho

mỗi môn học không quá nhỏ (2 don vi hoc trinh/ 1 mén hoc).
Cụ thể, đối với chương trình dành cho khoa Thư viện - thơng

tin (thơng tin - thư viện), môn “Công tác với người đọc” và

“người dùng tin” nên kết hợp làm một môn với số đơn vị học

trình là 4; hoặc mơn “lịch sử sách” và “lịch sử thư viện” có thể
kết hợp làm một mơn với 3 đơn vị học trình. Cùng với việc
xác định số đơn vị học trình của từng mơn học cần phân chia

hợp lý số giờ lý thuyết, giờ thực hành và giờ thảo luận. Chẳng

hạn không chấp nhận 100% số giờ lên lớp là lý thuyết đối với

môn học "Bổ sung vốn tài liệu và đăng ký” hoặc với môn ““Tổ


chức quản lý công tác thư viện - thơng tin” v.v...

Tóm lại, việc đổi mới quy định thời lượng cho các khối

kiến thức và cho từng môn học là rất cần thiết để chương trình
129


đào tạo của chúng ta tiến tới (có thể) hịa nhập với các nước
trên thế giới.

b. Đối với phương pháp đào tạo
Hiện nay, với phương pháp dạy theo kiểu truyền thống

như trên đã nêu lại thiếu tài liệu tham khảo cũng như các
phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học vv... thì rất
khó cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở các thứ bậc cao
trong các lĩnh vực nhận thức, kỹ năng và tình cảm. Chính vì
vậy địi hỏi phải đổi mới phương pháp đào tạo, nghĩa là phải
tìm được những phương pháp giảng dạy phù hợp cho mục tiêu
đào tạo của chương trình.
Thực tế cho thấy, bên cạnh phương pháp giảng bài truyền

thống có rất nhiều phương pháp đào tạo sinh động khác, đó là:
Phương

pháp thảo luận nhóm,

thực


hành,

nghiên

cứu

tình

huống, tham quan thực tế, đóng kịch vv... Mỗi phương pháp
đều có mặt ưu và nhược điểm. Do đó để có thể lựa chọn được
các phương pháp giảng dạy thích hợp cần dựa vào một số tiêu

chuẩn như: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, trình độ của
học viên và diều kiện kỹ thuật cho phép sử dụng phương pháp

lựa chọn. Bên cạnh các tiêu chuẩn này cần quán triệt đầy đủ

các nguyên lý chỉ đạo quá trình dạy và học, bao gồm: Học đi

đơi với hành, tạo cho học viên chủ động và tích cực tham gia
vào quá trình đào tạo; gây được hứng thú, học tập và tăng
cường động cơ học tập của học viên; kết hợp hoặc thay đổi các
phương pháp đào tạo thích hợp khác nhau.

Từ những vấn đề xem xét trên, có thể thấy, cho dù lựa

chọn phương pháp đào tạo nào thì cũng phải phân tích đến

hiệu quả thu được sau khi áp dụng chúng. Nghĩa là, phương
pháp đó phải đảm bảo giúp cho người học tốt hơn, nhớ và vận


dụng kiến thức tốt hơn vào thực tế. Như vậy, đổi mới phương

pháp đào tạo là rất cần thiết và đặc biệt mang lại tác dụng rất
lớn khi tìm ra được phương pháp đào tạo thích hợp góp phần

130


nâng cao chất lượng giảng dạy, song để cho phương pháp

giảng dạy mới áp dụng có hiệu quả địi hỏi phải đảm bảo sự

phối hợp đồng bộ giữa thầy, trò và nhà trường.

Đối với người thây phải địi hỏi có đầy đủ phẩm chất về

chính trị, về chun mơn và sư phạm, về phía học viên, địi hỏi

phải năng động, tích cực tham gia vào việc xây dựng bài; về

phía nhà trường phải bảo đảm các phương tiện dạy và học
như: Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo,

các phương tiện nghe, nhìn v v... phục vụ cho giảng dạy và
học tập.

Đối với ngành thư viện - thông tin, đội ngũ giảng viên

không nhiều. Trong các khoa đào tạo cán bộ ngành


thư viện -

thông tin, số lượng giáo viên chỉ dao động trong khoảng từ 10
đến I5 người. Thậm chí có khoa lại chỉ có cộng tác viên mời
ngoài giảng dạy. Hơn nữa trong đội ngũ giáo viên ấy đã có rất
nhiều người về hưu. Lớp cán bộ này mặc dù họ vẫn tham gia
giảng dạy. Song sự thiếu vắng họ trên thực tế đã đem lại một

sự hãng hụt cho các khoa đào tạo cán bộ thư viện - thông tin.
Số giáo viên trẻ chủ yếu được giữ lại từ những học sinh giỏi

của các trường. Tuy nhiên để cho họ có thể đứng vững vàng

trên bục giảng là cả một vấn đề thử thách, khó khăn, đòi hỏi
sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ về nhiều mặt của nhà

trường.

Bác Hồ của chúng ta đã từng dạy: "Cán bộ là cốt lõi của

mọi công việc. Rất nhiều điều phải phụ thuộc vào anh ta”. Bởi

vậy hơn bao giờ hết muốn cho phương pháp giảng dạy ngấm
sâu vào từng giảng viên và thành phong trào thực hiện sâu
rộng trong học đường, điều đầu tiên cần thiết địi hỏi ở chính

người thây phải đổi mới nhận thức về vận dụng phương pháp

đào tạo mới vào thực tế. Muốn làm được điều này, khơng cịn

cách nào khác là, buộc người giảng viên phải không ngừng

học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn và trình độ

sư phạm. Việc đổi mới nhận thức này cần phải được cụ thể
hố bằng chất lượng bài giảng thơng qua việc chuẩn bị kỹ
131


mục tiêu chung cho cả môn học và mục tiêu cụ thể cho riêng

biệt từng chương và từng bài giảng. Đồng thời phải tổ chức

làm sao cho các bài giảng thật sinh động thể hiện dưới dạng

các hoạt động khác nhau. Ví dụ: Muốn đào tạo lĩnh vực quản

lý cho các học viên thì các phương pháp giảng dạy như phân

tích cơng việc và giải quyết tình huống là những phương pháp

rất có hiệu quả. Hoặc để học viên xử lý tài liệu được thành
thạo khơng gì hơn là phương pháp thực hành tại chỗ và tại cơ
SỞ.

Bên cạnh việc đòi hỏi bản thân người thầy phải nỗ lực

phấn đấu thì các trường, các khoa đào tạo cán bộ thư viện -

thông tin cũng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng và tạo điều

kiện cho giảng viên trẻ nâng cao trình độ chun mơn, trình

độ sư phạm. Có thể nói, rất ít khi các giảng viên nói chung

được theo học các lớp bồi dưỡng về phương pháp sư phạm.
Phần nhiều họ trưởng thành bằng cách tự học, tự rèn luyện.
Song nếu để việc tự học, tự tích lũy phương pháp giảng dạy

kéo đài theo năm tháng đứng trên bục giảng thì quả là một
việc khơng ít khó khăn đối với lớp cán bộ trẻ. Chính vì vậy,
các trường đào tạo cán bộ thư viện- thông tin nên thường

xuyên tổ chức những lớp tập huấn về phương pháp sư phạm,

phương pháp đào tạo mới cho giảng viên. Đây là công việc rất
đáng làm góp phân đưa nhanh chóng phương pháp đào tạo
mới vào học đường. Đồng thời để giúp các giảng viên thực thi

được phương pháp đào tạo mới có hiệu quả, các trường cần

từng bước trang bị đầy đủ các phương tiện dành cho việc dạy
và học: Tránh tình trạng giảng chay, khơng có giáo trình, sách
giáo khoa, tài liệu tham

khác.

khảo

và các phương


tiện kỹ thuật

Tóm lại, trên đây là một số nội dung cơ bản trong đổi mới
chương trình và phương áp đào tạo. Mong rằng các nội
dung trên góp phân thiết thực vào việc nâng cao chất lượng

giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục - đại học ngành Thư
viện - Thơng tin nói riêng trong tồn quốc.

132



×