Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần Sinh học tế bào - SH10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 65 trang )

Khoá luận tốt nghiệp 1 Nguyễn Thị Hiền
Môc lôc
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................3
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ mục tiêu của chương trình Sinh học phổ thông
Mục tiêu về kĩ năng thực hành của chương trình Sinh học (SH) trung học
phổ thông (THPT) là: “Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm
(TN). Học sinh (HS) được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính
lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập xử lí mẫu vật, biết bố trí và thực hiện một
số TN giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình SH”.
Muốn thực hiện mục tiêu này, việc tiến hành các TN thuộc các bài thực hành
trong sách giáo khoa (SGK) là một việc làm cần thiết. [12, 7]
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 2 Nguyễn Thị Hiền
1.2. Xuất phát từ vai trò của TN trong dạy học SH
Trong dạy học SH, giáo viên (GV) sử dụng phương pháp thực hành TN
khi nghiên cứu quá trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật.
HS tự mình khám phá ra những điều mới mẻ từ những tác động chủ ý lên đối
tượng TN, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin khoa học.
Các em thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên.
Do đó các TN không chỉ giúp HS hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo mà kết quả TN còn
củng cố niềm tin khoa học cho HS. [2], [23]
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy - học các TN ở trường phổ thông
Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi nhận thấy, trên 80% giờ dạy thực hành đều
được thực hiện ở trường phổ thông (PT).
Tuy nhiên, đa số GV đều gặp khó khăn trong việc giảng dạy các TN thực
hành. Nguyên nhân chủ yếu là do việc trình bày TN trong SGK chưa chính xác,
tiến hành một số TN theo SGK không cho kết quả rõ ràng. Đa số TN tiến hành


thiếu hoá chất và dụng cụ. Hoá chất chưa định rõ lượng và nồng độ. Ngoài ra
hoá chất thường đắt, khó kiếm và khó bảo quản.
1.4. Xuất phát từ việc nghiên cứu các các TN SH10
Hiện nay, có một số luận văn nghiên cứu các TN cùng hướng với đề tài như
luận văn của Mai Thị Thanh, Lê Phan Quốc, Cao Thị Minh Tú, Nguyễn Thị Cúc,…
Các luận văn này đều tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến được
một số TN trong chương trình SH10 THPT. Các tác giả còn đưa ra được các
phương án đề xuất mới, có thể hỗ trợ GV trong quá trình dạy học: cải tiến TN,
xây dựng bộ TN nhanh hay xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn TN cho GV.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 3 Nguyễn Thị Hiền
Tuy nhiên, phần lớn TN thuộc phần SH tế bào của các tác giả đều chưa
đưa ra được qui trình TN chuẩn. Một số TN cải tiến chưa đưa ra được tiêu chí
đánh giá cụ thể, vì thế độ tin cậy của TN chưa cao. [6], [17], [19], [20]
Bên cạnh đó, số lượng tài liệu hướng dẫn các TN cho GV chưa nhiều, vì
thế GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức bài dạy thực hành.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thử
nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần Sinh học tế bào - SH10 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc thử nghiệm các TN trong phần SH tế bào - SH10 THPT,
rút ra được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các TN, từ đó xây dựng
một số qui trình TN chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học các bài thực
hành thuộc chương trình SH10 THPT.
3. Giả thiết khoa học
Nếu thử nghiệm và cải tiến thành công, đồng thời xây dựng được qui trình
TN chuẩn cho các TN phần SH tế bào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
học các bài thực hành phần SH tế bào - SH 10 THPT.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: GV và HS lớp 10 THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các TN phần SH tế bào – SH 10 THPT.

5. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tiến hành thử nghiệm và cải tiến các TN thuộc chương trình SGK
SH10 THPT, bao gồm:
- TN nhận biết Tinh bột.
- TN nhận biết Prôtêin.
- TN co và phản co nguyên sinh.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 4 Nguyễn Thị Hiền
- TN về sự thẩm thấu của tế bào.
- TN về ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về khái niệm, phân loại, vị trí, vai trò của TN với tư
cách là một loại phương tiện dạy học (PTDH) trong lí luận dạy học, là cơ sở xác
định các nguyên tắc, qui trình thử nghiệm, cải tiến TN.
6.2. Điều tra thực trạng dạy thực hành TN phần SH tế bào SH10 ở các trường
THPT hiện nay.
6.3. Phân tích cấu trúc nội dung phần SH tế bào - SH10 THPT, từ đó xác định vị
trí, vai trò, nội dung cụ thể của các bài thực hành trong phần này, đặc biệt chú ý
đến các bài trong giới hạn nghiên cứu.
6.4. Xây dựng các nguyên tắc, qui trình thử nghiệm và cải tiến TN.
6.5. Tiến hành thử nghiệm các TN theo SGK, từ đó rút ra các nhận xét về những
thuận lợi, khó khăn khi tiến hành TN, làm cơ sở đề xuất các phương án cải tiến TN.
6.6. Tiến hành các phương án cải tiến, ghi lại kết quả về mặt định tính và định
lượng để so sánh với TN của SGK.
6.7. Kết luận, xây dựng thành qui trình TN chuẩn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, bao gồm: SGK
SH THPT, sách hướng dẫn giảng dạy SH dành cho GV, các sách tham khảo, các
giáo trình, các luận văn và một số tư liệu khác về các nội dung:

- Cơ sở khoa học.
- Mẫu vật.
- Dụng cụ, hóa chất.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 5 Nguyễn Thị Hiền
- Cách tiến hành TN.
Từ đó, chúng tôi rút ra những kết luận khoa học đáng tin cậy làm cơ sở lí luận
đánh giá TN SGK, hình thành các phương án cải tiến và tổng kết thành TN chuẩn.
7.2. Thử nghiệm trong phòng TN
Tiến hành thử nghiệm các TN SGK trong nội dung nghiên cứu tại phòng
TN, tạo cơ sở thực tiễn để nhận xét, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tiến
hành theo phương án của SGK dựa trên các tiêu chí:
- Mẫu vật.
- Dụng cụ.
- Hoá chất.
- Các bước tiến hành TN.
- Kết quả TN.
Từ đó, đề xuất các phương án cải tiến về các nội dung tương ứng.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lí số liệu thu được để phân tích, đánh giá kết quả TN.
PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về TN
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 6 Nguyễn Thị Hiền
Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đang là vấn đề thách thức của toàn cầu.
Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương

pháp GD&ĐT với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô,
nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để
giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ
động. Muốn vậy cần phải nâng cao và cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan,
trong đó PTDH là một thành tố quan trọng.
Theo nghĩa hẹp, PTDH là thiết bị nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra.
PTDH theo nghĩa rộng là tất cả nội dung, chương trình dạy học và phương tiện
(thiết bị) đặc biệt của dạy học (cơ sở vật chất và thiết bị dạy học). Do đó, PTDH
là tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần được GV sử dụng để điều khiển
hoạt động nhận thức của HS.
Phương tiện trực quan (PTTQ) được hiểu như là một hệ thống bao gồm
các dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong
quá trình dạy học, với tư cách là đại diện cho hiện thực khách quan của sự vật,
hiện tượng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá, lĩnh hội kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo về đối tượng nghiên cứu; giúp HS củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng
cao và hoàn thiện tri thức; qua đó rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo phát triển tư
duy tìm tòi sáng tạo, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, hình thành và phát
triển động cơ học tập, tích cực làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
Từ đó, HS có khả năng vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn để giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống. [16, 10]
PTDH nói chung và PTTQ nói riêng là công cụ trợ giúp đắc lực cho GV
trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học ở tất cả các khâu của quá trình dạy
học, kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới và kiểm tra đánh giá,…
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 7 Nguyễn Thị Hiền
Trong dạy học SH hiện nay, TN thực hành là một loại PTTQ có tác dụng
giáo dục HS một cách toàn diện.
TN là việc gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện
xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh.[9, 55]
Thực hành là việc HS tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các

TN, tập triển khai các qui trình kĩ thuật chăn nuôi - trồng trọt.
TN thực hành là việc tiến hành các TN trong các bài thực hành, được HS
thực hiện, để các em có thể nắm rõ được mục đích TN, điều kiện TN. Qua tiến
hành, quan sát TN, HS xác định được bản chất của hiện tượng, quá trình và tìm
được các qui luật SH.
Như vậy, với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, PTDH được
hiểu rộng thêm là các phương tiện được sử dụng trong quá trình DH để hình thành
các tình huống có vấn đề trong giờ học giúp HS tìm hiểu, củng cố, hoặc so sánh,
vận dụng kiến thức. Vì thế, TN sẽ trở thành một PTDH hữu ích.[2, 74], [17]
1.1.2. Các qui tắc tiến hành TN
TN được hình thành từ thực tiễn quan sát, nghiên cứu. Muốn tìm hiểu
đúng qui luật của tự nhiên thì khi tiến hành TN - tách bộ phận ra khỏi chỉnh thể
phải tuân theo các qui tắc sau:
+ Lặp lại nhiều lần, đảm bảo tính khách quan. Kết quả chỉ có giá trị khi
giống nhau trên số lượng lớn mẫu nghiên cứu khác nhau.
+ Các yếu tố không TN cần giống nhau, chỉ thay đổi các yếu tố TN.
+ Sử dụng thống kê và xác suất để xử lí số liệu.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 8 Nguyễn Thị Hiền
+ Bố trí TN trong cùng một thời gian và không gian.
+ Đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên.
+ Xác định khoảng giá trị thử nghiệm của các yếu tố TN.
+ Phải có vật đối chứng và vật TN.
1.1.3. Cách tiến hành TN
TN là một quá trình chủ động của con người. Tùy theo mục đích, nội dung
mà TN có các bước tiến hành cụ thể khác nhau. Tuy vậy, TN luôn có một qui
trình thực hiện chung là:
Bước 1: Xác định giả thuyết TN bằng cách xác định vấn đề cần xem xét,
và phỏng đoán kết quả sau khi tiến hành thử nghiệm vấn đề đó. Để dễ dàng và cụ
thể hơn, ta trả lời các câu hỏi tương ứng: "Ai hay Cái gì? Khi nào? Như thế nào

và tại sao?".
Bước 2: Xác định các biến phụ thuộc, chính là các yếu tố không đổi trong
TN về giá trị, từ đó xác định phương án TN, phương án đối chứng.
Bước 3: Xác định biến độc lập hay yếu tố TN có giá trị thay đổi. Mỗi TN
chỉ nên sử dụng một biến, các yếu tố còn lại được cố định để dễ so sánh.
Bước 4: Xác định các cấp của biến độc lập, tức xác định khoảng giá trị
thay đổi của yếu tố TN.
Bước 5: Xác định các số lượng TN cần bố trí và quan sát; bằng số lần lặp
lại nhân với số giá trị cần thử trên biến phụ thuộc.
Bước 6: Thu thập và xử lí số liệu.
1.1.4. Phân loại TN thực hành trong dạy học SH
1.1.4.1. Theo mục đích của lí luận dạy học
- TN hình thành kiến thức mới.
- TN củng cố và hoàn thiện kiến thức.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 9 Nguyễn Thị Hiền
- TN để kiểm tra – Đánh giá.
- TN để vận dụng kiến thức.
1.1.4.2. Theo thời gian cho kết quả TN
- TN ngắn hạn.
- TN dài hạn.
1.1.4.3. Theo địa điểm tiến hành TN
- TN trong phòng TN.
- TN ở vườn trường.
- TN ở ngoài đồng ruộng.
1.1.5. Vai trò của TN thực hành trong dạy học SH
SH là ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của SH
là thế giới sống. Trong đó, thực hành TN là phương pháp cơ bản, đặc trưng cho
hoạt động nghiên cứu và dạy học SH.
Trong dạy học SH, GV sử dụng phương pháp TN thực hành khi nghiên

cứu quá trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật,… HS tự
mình khám phá ra những điều mới mẻ từ những tác động chủ ý lên đối tượng
TN, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin khoa học. Các
em thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên.
Do đó trong dạy - học SH, TN có vai trò đặc biệt quan trọng. Các TN
không chỉ giúp HS hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo mà kết quả TN còn củng cố niềm
tin khoa học cho HS.
Căn cứ vào mục đích của quá trình dạy học, ta có thể chia TN thực hành
làm các loại:
+ TN hình thành kiến thức mới.
+ TN củng cố và hoàn thiện kiến thức.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 10 Nguyễn Thị Hiền
+ TN để kiểm tra - Đánh giá.
+ TN để vận dụng kiến thức.
Nhưng tùy theo mục đích sử dụng, nội dung, cách tiến hành, thời gian tiến
hành thực hành TN mà nó có vị trí khác nhau trong học phần. Ở cấp học THPT,
TN thực hành thường được xếp vào bài cuối chương, gồm khoảng hai hay ba TN
trong một bài với mục đích:
+ Củng cố kiến thức.
+ Phát triển tư duy logic, sáng tạo của HS.
+ Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tiến hành TN.
+ Giúp HS nhận thức được thế giới khách quan, thế giới sinh vật cụ thể hơn.
+ Hình thành cho HS thái độ đúng đắn với môi trường sống xung quanh,
với thế giới sinh vật.
Như vậy, TN là một loại PTTQ có tác dụng giáo dục HS một cách toàn
diện, đáp ứng được nhiệm vụ trí dục - đức dục tốt nhất. [2], [9], [19], [20]
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung phần SH Tế bào - SH10 THPT
Phần SH tế bào là phần thứ hai trong chương trình SH10 THPT, gồm có 4 chương:

Chương I: Thành phần hóa học của tế bào.
Chương II: Cấu trúc của tế bào.
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
Chương IV: Phân bào.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 11 Nguyễn Thị Hiền
Sau khi phác hoạ chung về cấu trúc của thế giới sống, từ phần hai, HS sẽ
lần lượt nghiên cứu cấu trúc và chức năng của từng cấp độ tổ chức từ phân tử,
bào quan đến tế bào.
Sự phân phối chương trình thuộc SGK SH10 gồm 19 tiết, trong đó có 13
tiết lí thuyết và 3 tiết thực hành; thuộc SGK SH10 Nâng cao (SH10 NC) gồm 29
tiết, trong đó có 20 tiết lí thuyết và 5 tiết thực hành. [24]
Sự phân phối số tiết lí thuyết và thực hành trong khung chương trình SH
THPT, phần SH tế bào được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 1. Số tiết lí thuyết và thực hành phần SH tế bào – SH10 THPT
Qua biểu đồ trên ta dễ dàng thấy rằng sự chênh lệch giữa số tiết thực hành
so với số tiết lí thuyết là khá lớn. Với mục tiêu giáo dục là “học đi đôi với hành”
thì đa số việc phân phối số giờ lí thuyết và thực hành ở mỗi chương là chưa hợp
lí. Như vậy để rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS đòi hỏi GV phải phát huy
được tối đa hiệu quả của các bài thực hành.
Các TN có sự phân phối không đều trong các bài thực hành như ở SGK
SH10 NC, bài 20 có 2TN nhưng bài 12 có tới 7TN. Nguyên nhân là do sự khác
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 12 Nguyễn Thị Hiền
nhau về mục tiêu của TN, thời gian thực hiện TN, mức độ thực hiện TN dễ hay
khó và đối tượng thực hiện TN.
Nhìn chung, SGK SH10 NC có số lượng TN nhiều hơn hẳn SGK SH10.
Một số TN có ở SGK NC nhưng không có ở sách chuẩn. Điều này được thể hiện
chi tiết ở bảng dưới đây:
Bảng 1. Số TN thực hành trong chương trình SH 10 THPT - Phần SH tế bào

Chương Tên bài
SGK
SH10
SGK SH10
NC
1
TN nhận biết một số thành phần hoá học
của tế bào.
- 6
2 Quan sát tế bào dưới kính hiển vi. - 2
TN co và phản co nguyên sinh. 2
TN về sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào. - 2
3 Một số TN về Enzim. 2 2
4
Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản
tạm thời hay cố định.
1 2
Tổng 5 14
Chú thích: “-”: Không thực hiện
Như vậy, các bài thực hành được bố trí ở cuối mỗi chương nhằm ôn tập và
củng cố các kiến thức lí thuyết và hình thành cho HS những kiến thức cơ bản về
nghiên cứu TN, kĩ năng quan sát, tính kiên trì và cẩn thận. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu tốt của TN giúp HS càng tăng thêm lòng say mê, hứng thú học tập
môn SH, biết trân trọng các giá trị khoa học.[10], [21]
1.2.2. Thực trạng dạy học các bài TN thực hành
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 13 Nguyễn Thị Hiền
Qua điều tra sơ bộ tại một số trường THPT ở Hà Nội như: THPT Nguyễn
Tất Thành, THPT chuyên Nguyễn Huệ,… chúng tôi nhận thấy, trên 80% giờ dạy
thực hành đều được thực hiện ở trường PT.

Tuy nhiên, việc tiến hành một số TN theo SGK không cho kết quả rõ ràng,
đa số TN tiến hành thiếu hoá chất và dụng cụ. Các hoá chất và dụng cụ thường
đắt, khó kiếm. Bên cạnh đó, GV còn gặp khó khăn trong việc giảng dạy các TN
khi chỉ sử dụng SGK và sách GV, trong đó lí do chủ yếu là các thao tác kĩ thuật
trong các TN chưa được nêu rõ, chi tiết, cụ thể.
1.2.3. Tổng quan các đề tài cùng hướng
Hiện nay, có một số luận văn và tài liệu nghiên cứu các TN cùng hướng
với đề tài như:
Mai Thị Thanh: Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm nhằm nâng cao
chất lượng dạy học các bài thực hành Sinh học 10.
Lê Phan Quốc: Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm Sinh học 10
THPT.
Cao Thị Minh Tú: Thử nghiệm và cải tiến bài thực hành “Quan sát các kì
nguyên phân qua tiêu bản cố định hay tạm thời” – Chương IV – Sinh học 10
(Bộ sách nâng cao – THPT).
Nguyễn Thị Cúc: Nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm
trong chương trình Sinh học 10 THPT.
Các luận văn này đều tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến được
một số TN trong chương trình SH10 THPT. Bên cạnh việc đề ra nguyên tắc tiến
hành TN cải tiến, các tác giả còn đưa ra được các phương án đề xuất mới có thể
hỗ trợ GV trong quá trình dạy học: cải tiến TN, xây dựng bộ TN nhanh hay xây
dựng bộ tài liệu hướng dẫn TN cho GV.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 14 Nguyễn Thị Hiền
Tuy nhiên, các TN thuộc phần SH tế bào của các tác giả đều chưa định
lượng rõ hoá chất và dụng cụ tiến hành TN cho 1 nhóm HS. Đa số các TN chưa
nêu rõ được cơ sở khoa học của việc cải tiến, tiêu chí so sánh với kết quả TN
theo SGK chưa rõ ràng, phần lớn chưa chụp lại kết quả TN theo SGK và TN cải
tiến, vì thế phương án cải tiến có tính thuyết phục không cao.
Qua nghiên cứu, chúng tôi có một số nhận xét về việc tiến hành thử

nghiệm và cải tiến TN phần SH Tế bào của các tác giả cụ thể như sau:
* Khoá luận tốt nghiệp của Mai Thị Thanh:
- Tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm được 12 TN phần SH tế bào, trong
đó 10 TN SGK, 5 TN xây dựng mới. Trong 10 TN SGK thì có 4 TN giữ nguyên
theo SGK, 8 TN bổ sung cho SGK về phần chuẩn bị (gồm mẫu vật, dụng cụ, hoá
chất) và các bước tiến hành. Trong 5 TN xây dựng mới thì có 3 TN trùng tên
theo SGK nhưng tiến hành theo cách khác và 2 TN không có trong SGK.
- Phạm vi nghiên cứu là chương trình thí điểm ban KHTN, bộ sách thứ 2
nên nhiều TN không còn phù hợp, ví dụ như: TN nhận biết xacarozơ, TN nhận
biết glicôgen và TN quan sát tế bào động vật.
- Đưa ra được mục đích và nguyên tắc tiến hành các TN cũng như đã đề
xuất cách tiến hành TN cải tiến.
- Trình bày lại TN theo SGK và TN cải tiến nên có bố cục rõ ràng hơn,
ngắn gọn hơn. Tuy nhiên có một số bước bị lặp lại với SGK do đó khó theo dõi.
* Luận văn thạc sĩ của Lê Phan Quốc:
- Phạm vi của đề tài đó là nghiên cứu các TN thuộc chương trình SGK
SH10 gồm 14 TN, trong đó có 9 TN theo SGK và 5 TN bổ sung thêm.
- Thử nghiệm TN theo SGK có hình ảnh mô tả chi tiết mẫu vật cũng như
dụng cụ hoá chất và các bước TN được ghi lại chi tiết. Sau khi tiến hành thử
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 15 Nguyễn Thị Hiền
nghiệm TN tác giả đã đề xuất các phương án cải tiến và đã sơ đồ hoá qui trình
xây dựng tài liệu hướng dẫn TN.
- Các TN được thực hiện để theo dõi sự thay đổi của các yếu tố: điều kiện,
phương pháp và kết quả TN, nhưng không có sự đánh giá kết quả nên việc so
sánh các TN thử nghiệm và phương án cải tiến chưa mang tính thuyết phục cao.
* Khoá luận tốt nghiệp của Cao Thị Minh Tú:
- Phạm vi của đề tài là bài thực hành “Quan sát các kì nguyên phân qua
tiêu bản cố định hay tạm thời” – Chương IV – SH10 (Bộ Nâng cao - THPT).
- Khoá luận đã đưa ra được các bảng - biểu với các tiêu chí để đánh giá kết

quả của TN cải tiến khá rõ ràng.
- Các TN đối chứng và cải tiến được lặp lại 10 lần và được so sánh kết quả
dưới dạng các biểu đồ, do đó có độ tin cậy cao.
- Luận văn cũng đã chỉ ra những khó khăn trong việc tiến hành TN.
- Qui trình thử nghiệm và cải tiến được tiến hành theo các bước:
+ Kiểm chứng TN SGK trên các mặt: Đối tượng, hoá chất và cách tiến hành.
+ Đề xuất phương án cải tiến TN trên các đối tượng khác nhau.
- Tuy nhiên, hình ảnh minh họa còn ít.
*Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Cúc:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các TN thuộc chương trình SGK SH10 THPT.
Sau khi nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến TN, tác giả đã đề xuất xây dựng
bộ TN nhanh SH10 THPT, phụ thuộc từng bài sẽ có bộ hoá chất tương ứng. Tuy
nhiên, ở phần chuẩn bị TN, tác giả chưa định rõ lượng nồng độ hoá chất, dụng
cụ, mẫu vật cụ thể cho mỗi nhóm HS cũng như là cho từng TN.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 16 Nguyễn Thị Hiền
- Tác giả trình bày lại TN theo SGK nên việc theo dõi TN còn gặp một số
khó khăn.
- Một số dụng cụ, hoá chất được thay thế và bổ sung nhưng chưa giải thích
cụ thể việc thay thế.
- Các TN mặc dù có chụp lại kết quả nhưng TN được cải tiến không có
phần so sánh đối chứng với SGK, cơ sở khoa học của TN còn sơ sài do đó TN
cải tiến còn thiếu tính thuyết phục.
- Tác giả ghi lại đĩa CD về qui trình TN nhưng các dụng cụ và hoá chất mà
tác giả sử dụng còn thiếu tính khoa học và độ an toàn chưa cao.[6], [17], [19], [20]
Dựa vào những phân tích trên, chúng tôi đã khắc phục những nhược điểm
và kế thừa những ưu điểm của các đề tài này để tiến hành thử nghiệm và cải tiến
các TN trong phần SH tế bào - SH10 THPT từ đó xây dựng qui trình TN chuẩn
của các TN sau:
- TN nhận biết Tinh bột.

- TN nhận biết Prôtêin.
- TN co và phản co nguyên sinh.
- TN về sự thẩm thấu của tế bào.
- TN về ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.
CHƯƠNG II
QUI TRÌNH THỬ NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN CÁC THÍ NGHIỆM
TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 THPT
2.1. Nguyên tắc của việc thử nghiệm và cải tiến các TN
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 17 Nguyễn Thị Hiền
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến các TN thuộc
phần SH Tế bào trong chương trình SH10 THPT theo một số nguyên tắc sau:
- Mỗi TN lặp lại 5 lần.
- Các TN tiến hành theo hướng dẫn của SGK và TN cải tiến đều được ghi
lại kết quả chính xác.
- Nếu các TN tiến hành theo SGK phù hợp thì giữ nguyên.
- Nếu các TN tiến hành theo SGK chưa phù hợp (không cho kết quả rõ
ràng hay các bước chuẩn bị và tiến hành TN gặp khó khăn) thì đề xuất các
phương án cải tiến để đưa ra được qui trình TN chuẩn.
- Các TN được cải tiến trên các phương diện: Mẫu vật, dụng cụ, hoá chất
và các bước tiến hành.
- Các qui trình TN chuẩn được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
+ Mẫu vật rẻ hơn, dễ kiếm hơn, mà cho kết quả tương tự hoặc kết quả tốt hơn.
+ Hoá chất rẻ hơn, dễ kiếm hơn, dễ pha chế hơn, dễ bảo quản hơn mà cho
kết quả tương tự hoặc cho kết quả tốt hơn và định rõ lượng hoá chất cần dùng
cho mỗi TN.
+ Dụng cụ: Cần thiết để làm TN, hỗ trợ trong việc tiến hành TN.
+ Các bước tiến hành TN: Dễ tiến hành và cho kết quả tốt nhất.
+ Mở rộng mục đích TN.
2.2. Qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN

Qui trình tiến hành thử nghiệm và cải tiến các TN được thể hiện theo sơ
đồ sau:
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 18 Nguyễn Thị Hiền
2.3. Ví dụ minh họa qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN
TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza
Bài 27: Một số TN về enzim – SGK SH10 NC
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Phù hợp Chưa phù hợp
Xác định mục tiêu của TN
Xác định cơ sở khoa học của TN
Đánh giá TN theo SGK
Thử nghiệm TN theo SGK
Đề xuất phương án cải tiến
Thử nghiệm phương án cải tiến
Đánh giá phương án cải tiến
Xây dựng qui trình TN chuẩn
Xác định mục tiêu của bài thực hành
Giữ nguyên
Khoá luận tốt nghiệp 19 Nguyễn Thị Hiền
2.3.1. Mục tiêu của TN
- Chứng minh được ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim.
2.3.2. Cơ sở khoa học của TN
- Enzim là những chất xúc tác SH, làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị
biến đổi sau phản ứng.
- Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó, enzim có hoạt tính cao nhất.
Enzim không có hoạt tính ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ tăng cao thì hoạt tính của
chúng cũng tăng cao. Nếu nhiệt độ tăng quá cao, enzim bị biến tính dẫn tới bị
mất hoàn toàn hoạt tính.
- Độ pH của dung dịch trong đó enzim hoạt động cũng ảnh hưởng tới hoạt

tính của enzim. Amilaza có hoạt tính tối đa ở môi trường trung tính (pH = 7).
Nếu dung dịch trở nên axit (pH < 7) hoặc kiềm (pH > 7) thì hoạt tính enzim sẽ bị
giảm hoặc bị mất hoạt tính. [8, 101]
Amilaza của nước bọt người thuộc loại α-amilaza, xúc tác cho phản ứng
thủy phân tinh bột thành các dextrin khác nhau, mantozơ và sản phẩm cuối cùng
là glucozơ. Khi kết hợp với Iot, hồ tinh bột có phản ứng tạo thành phức màu
xanh đậm đặc trưng. Do đó, trong các TN, người ta thường sử dụng Iot để phát
hiện sự có mặt của tinh bột. [1,79]
2.3.3. Thử nghiệm TN theo SGK
(Trang 89 – SGK SH10 NC)
2.3.3.1. Qui trình TN theo SGK
2.3.3.1.1. Hoá chất
Tinh bột 1%, HCl 5%, thuốc thử Iot 0,3%, nước bọt pha loãng 2-3 lần.
2.3.3.1.2. Dụng cụ
Ống nghiệm, đèn cồn, giấy lọc, tủ ấm (hoặc cốc nước 40
0
C).
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 20 Nguyễn Thị Hiền
2.3.3.1.3. Cách tiến hành
Bước Cách tiến hành
1 - Cho 2 ml dung dịch tinh bột 1% vào 4 ống nghiệm.
2
- Đặt ống nghiệm 1 trong nồi cách thuỷ đang sôi.
- Đặt ống nghiệm 2 vào tủ ấm (hoặc cốc nước ở 40
0
C).
- Đặt ống nghiệm 3 vào nước đá.
- Ống nghiệm 4 nhỏ vào 1 ml dung dịch HCl 5%.
3 - Sau 5 phút, thêm vào mỗi ống nghiệm 1 ml amilaza.

4
- Để ở nhiệt độ phòng TN trong 15 phút.
- Sau đó, dùng Iot 0,3% để định lượng mức độ thuỷ phân ở 4 ống nghiệm.
5 - Quan sát sự thay đổi màu sắc của các ống nghiệm.
2.3.3.2. Kết quả
Sau 5 lần thử nghiệm theo SGK, chúng tôi thu được kết quả màu sắc dung
dịch trong các ống nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Kết quả kiểm chứng TN theo SGK
Lần
Ống nghiệm
1 2 3 4 5
1 - - - - -
2 - - - - -
3 - - - - -
4 + + + + +
Chú thích: “+”: Chuyển màu xanh đậm
“-”: Không chuyển màu xanh đậm
2.3.3.3. Nhận xét
Qua bảng trên ta thấy, nếu tiến hành theo SGK thì ống nghiệm 1 (để ở
nhiệt độ 100
0
C) và ống nghiệm 3 (để ở cốc nước đá) không chuyển màu xanh
đậm chứng tỏ rằng tinh bột đã bị thủy phân hoàn toàn. Nguyên nhân là do cách
bố trí TN như SGK thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến cơ chất chứ không phải
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 21 Nguyễn Thị Hiền
đến enzim. Sau khi nhỏ amilaza và để ở nhiệt độ phòng trong 15 phút, enzim vẫn
hoạt động bình thường.
Ống nghiệm 2 đặt trong cốc nước 40
0

C nên hoạt tính của amilaza được thể
hiện. Do đó, tinh bột bị thuỷ phân hoàn toàn. Dung dịch trong ống nghiệm không
chuyển màu xanh đậm.
Ống nghiệm 4 đặt ở nhiệt độ phòng TN, hoạt tính của amilaza bị ức chế
bởi axit clohiđric nên tinh bột không bị thuỷ phân, do đó dung dịch trong ống
nghiệm xuất hiện màu xanh đậm.
Như vậy, kết quả TN theo SGK không chứng minh được ảnh hưởng của
nhiệt độ thấp và cao đến hoạt tính của enzim vì tất cả các ống nghiệm 1, 2 và 3
đều có sự thuỷ phân hoàn toàn tinh bột (nhỏ iot, dung dịch trong các ống nghiệm
đều không chuyển màu). Sở dĩ có kết quả như vậy là do bước 4 cùng đặt các ống
nghiệm ở nhiệt độ phòng TN trong 15 phút là không chính xác.
TN chứng minh ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính của amilaza mới chỉ
có ống nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường axit mà thiếu ống nghiệm
chứng minh ảnh hưởng của môi trường kiềm đến hoạt tính của amilaza.
2.3.3.4. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK
Bảng 4. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK
Tiêu chí Nhận xét Đề nghị
Hoá
chất
- Tinh bột không tan trong nước
lạnh, nên nếu dùng tinh bột
sống thì các hạt tinh bột sẽ bị
lắng xuống đáy ống nghiệm kết
quả TN không chính xác.
- Thay thế tinh bột sống bằng hồ
tinh bột
- Định rõ lượng nồng độ hồ tinh
bột dùng TN là 1%
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 22 Nguyễn Thị Hiền

- Thuốc thử Iot 0,3% là loại hoá
chất đắt tiền, khó bảo quản, việc
pha hoá chất có nhiều thao tác
khó.
- Thuốc thử Iot chưa định rõ số
lượng. Nếu cho quá ít sẽ không
cho kết quả. Nếu cho quá nhiều
gây lãng phí.
- Không nói rõ cách pha dịch
nước bọt.
- Thay thế cho Iot 0,3% bằng
hoá chất rẻ tiền, dễ kiếm, dễ bảo
quản hơn, không cần pha loãng
là Iot y tế.
- Định lượng rõ lượng thuốc thử
Iot cần dùng.
- Nêu rõ cách pha dịch nước
bọt.
Dụng
cụ
- Chưa nêu rõ số lượng dụng cụ
dùng cho 1 nhóm HS.
- Tủ ấm là thiết bị không phổ
biến ở trường PT.
- Thiếu một số dụng cụ như:
Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, phễu
lọc, pipet và bóp cao su để đong
hoá chất TN, kiềng đun và lưới
amiăng.
- Dùng nồi đun cách thuỷ khó

thao tác TN.
- Định rõ số lượng cần thiết cho
1 nhóm HS.
- Thay thế bằng cốc nước ấm
40
0
C.
- Bổ sung các dụng cụ còn
thiếu.
- Nếu thiếu giấy lọc, có thể
dùng bông để thay thế.
- Thay thế bằng cốc nước đun
sôi cách thuỷ.
Cách
tiến
hành
- Các bước tiến hành theo SGK
chứng minh nhiệt độ ảnh hưởng
đến cơ chất chứ không phải là
- Giữ nguyên điều kiện nhiệt độ
trong suốt quá trình làm TN của
các ống nghiệm 1, 2 và 3.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 23 Nguyễn Thị Hiền
TN
ảnh hưởng đến hoạt tính của
enzim.
- Ống nghiệm 4 để nhiệt độ
phòng là không chính xác.
- Không có ống nghiệm chứng

minh ảnh hưởng của pH kiềm
đến hoạt tính của enzim.
- Ống nghiệm 4 đặt trong cốc
nước ấm 40
0
C.
- Bổ sung thêm ống nghiệm 5
chứng minh ảnh hưởng của pH
kiềm đến hoạt tính của amilaza.
2.3.4. Thử nghiệm phương án cải tiến
2.3.4.1. Qui trình TN cải tiến
Từ nhận xét và đề nghị trên, chúng tôi đề xuất TN cải tiến thực hiện theo
qui trình sau:
2.3.4.1.1. Hoá chất
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
Hoá chất Số lượng Dùng để
Tinh bột 1 g - Pha hồ tinh bột 1%.
Iot y tế 1 lọ - Nhận biết tinh bột.
Nước cất 60 ml - Pha dịch nước bọt loãng.
100 ml
- Tạo cốc đun sôi cách thuỷ và
cốc nước ấm 40
0
C.
Đá viên 1 khay - Tạo cốc nước đá.
NaOH 5% 1 ml - Tạo môi trường pH > 7.
HCl 5%
1 ml - Tạo môi trường pH < 7.
1 ml - Trung hòa NaOH. Hình 1. Iot y tế
2.3.4.1.2. Dụng cụ

(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp 24 Nguyễn Thị Hiền
STT Dụng cụ Số lượng STT Dụng cụ Số lượng
1 Ống nghiệm 5 cái 6 Pipet 2 cái
2 Đèn cồn 1 cái 7 Bóp cao su 1 cái
3 Kiềng 1 cái 8 Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt
100ml
3 cái
4 Lưới
amiăng
1 cái 9 Nhiệt kế 1 cái
5 Phễu lọc 1 cái 10 Bông 1 gói
2.3.4.1.3. Các bước tiến hành
* Chuẩn bị:
- Dung dịch hồ tinh bột 1% [5, 49]
- Dịch nước bọt pha loãng:
+ Xúc miệng sạch.
+ Lấy 60 ml nước cất để xúc miệng nhẹ 3 lần trong khoảng 1 phút.
+ Lọc dịch nước bọt qua bông. [17, 101]
- Cốc nước cách thuỷ đang sôi, cốc nước đá.
- Cốc nước ấm 40
0
C: Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong cốc và liên tục
được bổ sung thêm nước nóng vào trong cốc.
* Cách tiến hành
Bước Nội dung
1
- Lấy 5 ống nghiệm, đánh số thứ tự từ 1 đến 5.
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội

Khoá luận tốt nghiệp 25 Nguyễn Thị Hiền
2
- Tiến hành đặt các ống nghiệm trong các điều kiện TN như sau:
Ống
nghiệm
Nội dung Điều kiện nhiệt độ
1
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước
bọt pha loãng.
- Đặt trong cốc nước
đun sôi cách thuỷ.
2
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước
bọt pha loãng.
- Đặt trong cốc nước
đá.
3
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước
bọt pha loãng.
- Đặt trong cốc nước
ấm 40
o
C.
4
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước
bọt pha loãng + 1 ml HCl 5%.
- Đặt trong cốc nước
ấm 40
o
C.

5
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước
bọt pha loãng + 1 ml NaOH 5%.
- Đặt trong cốc nước
ấm 40
o
C.
3
- Giữ nguyên điều kiện TN.
- Sau 15 phút, nhỏ 1 ml HCl 5% vào ống nghiệm 5 (trung hòa NaOH).
4
- Nhỏ 1 – 2 giọt Iot y tế vào cả 5 ống nghiệm.
5
- Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trong ống nghiệm.
* Lưu ý:
- Không nên pha dịch nước bọt và hồ tinh bột quá sớm vì nếu để lâu hồ
tinh bột có thể bị thiu, do đó kết quả TN không rõ ràng.
- Không nên nhỏ Iot y tế khi ống nghiệm 1 đang còn nóng vì ở nhiệt độ
cao Iot bị thăng hoa.
2.3.4.2. Kết quả
Sau khi 5 lần lặp lại TN theo phương án cải tiến, kết quả thu được như sau:
Bảng 3. Kết quả thử nghiệm phương án cải tiến
Lớp K56A Khoa Sinh học – ĐH Sư Phạm Hà Nội

×