Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC SỬ DỤNG ĐDDH CỦA GIÁO VIÊN KHI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.41 KB, 18 trang )

TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC _“Gỉai pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của GV khi lên lớp”
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC SỬ DỤNG ĐDDH
CỦA GIÁO VIÊN KHI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC”
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Đông .
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Đức.
A. MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
- Trong sự nghiệp đổi mới của ngành GD và ĐT việc đổi mới phương pháp
giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh
thông qua việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp là rất cần thiết.
- Một số ít giáo viên còn ngại trong việc sử dụng ĐDDH mặc dù có sẳn ở
thiết bị nhà trường.
- Xây dựng đề tài theo hướng thực tiễn qua 4 năm đổi mới phương pháp và
2 năm quản lý về chuyên môn.
- Do đó để nâng cao chất lượng dạy và học tôi quyết định chọn đề tài này.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
- Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở
trường THCS Thạnh Đức.
3/ Phạm vi nghiên cứu:
- Trên lớp học.
- Từng bộ môn giảng dạy.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Dự giờ, kiểm tra, đối chiếu, …
      
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ ĐÔNG Trang 1 năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC _“Gỉai pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của GV khi lên lớp”
B. NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận:
- Các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành.


2/ Cơ sở thực tiễn:
- Việc sử dụng ĐDDH khi lên lớp là một việc có từ lâu, tuy nhiên với
phương pháp mới thì đây là một yêu cầu không thể thiếu được, nó đòi hỏi
người giáo viên phải luôn sáng tạo, nó làm phong phú thêm vốn kiến thức
của mình và phương pháp dạy kết hợp với việc sử dụng ĐDDH theo
hướng tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy và học.
3/ Nội dung vấn đề:
- Vấn đề đặt ra: Làm thế nào để giáo viên có thói quen sử dụng ĐDDH và
việc sử dụng ĐDDH đạt hiệu quả cao?
- Giải pháp:
+ Giáo viên phải thực hiện đầy đủ các tiết có ĐDDH.
+ Có kế hoạch chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài cụ thể.
+ Tự làm các thiết bị, ĐDDH cần thiết.
- Hiệu quả:
+ Tiết dạy có sử dụng ĐDDH sẽ sinh động, đạt hiệu quả cao hơn.
+ Học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc và có tính hệ thống hơn.
+ Phát triển kỹ năng và tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Kích thích tinh thần hăng say học tập và yêu thích bộ môn hơn.
      
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ ĐÔNG Trang 2 năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC _“Gỉai pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của GV khi lên lớp”
C. KẾT LUẬN
- Bài học kinh nghiệm: Quản lý việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên
lớp là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
trong nhà trường. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này trong công
tác quản lý của mình.
- Hướng phổ biến: Đề tài không chỉ áp dụng được trong trường THCS
Thạnh Đức mà còn áp dụng được cho các đơn vị bạn.
      
Ý kiến nhận xét Thạnh Đức, ngày tháng 04 năm 2007

của lãnh đạo đơn vị Người thực hiện
P.Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Đông
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ ĐÔNG Trang 3 năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC _“Gỉai pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của GV khi lên lớp”
“GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC SỬ DỤNG ĐDDH CỦA
GIÁO VIÊN KHI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC”
A.MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xác định:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35). Như
vậy ngoài việc “tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác
theo mục tiêu, chương trình giáo dục” (Điều 53) nhằm giúp học sinh hoàn
thành chương trình, TN – THCS, người thầy giáo còn có một nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng là bồi dượng và đào tạo nhân tài phục vụ xã hội, phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới của ngành giáo
dục, việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực và
năng lực sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học của
giáo viên khi lên lớp là rất cần thiết.
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ ĐÔNG Trang 4 năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC _“Gỉai pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của GV khi lên lớp”
Thực tế đã qua 4 năm đổi mới về phương pháp và 2 năm quản lý chuyên
môn tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại một số giáo viên còn ngần ngại trong việc
sử dụng đồ dùng dạy học mặc dù có sẳn ở thiết bị nhà trường.
Trước tình hình đó, người phó hiệu trưởng phụ trách về chuyên môn cần
tìm ra giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học. Cho nên, tôi
quyết định chọn đề tài “Giải pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng
dạy học của giáo viên khi lên lớp ở trường THCS Thạnh Đức”.
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về giải pháp quản lý, chỉ đạo của phó hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn để nâng cao tính tích cực trong việc sử dụng đồ dùng
dạy học của giáo viên.
- Nghiên cứu thực trạng về chất lượng học sinh tong tiết học khi có đồ dùng
dạy học.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu về “Giải pháp quản lý, chỉ đạo
việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp ở trường THCS Thạnh
Đức”.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Trên lớp học ở trường THCS Thạnh Đức.
- Từng bộ môn giảng dạy.
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ ĐÔNG Trang 5 năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC _“Gỉai pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của GV khi lên lớp”
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
a. Nghiên cứu tài liệu:
- Đọc tài liệu nghiên cứu về quản lý giáo dục.
- Điều lệ trường Trung học (Xuất bản 2000).
- Công văn số 353/PGD (Phương hướng nhiệm vụ năm học 2006 –
2007).
- Công văn số 049 của PGD (V/v hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm học kỳ
II bậc Trung học cơ sở).
- Công văn số 1456/SGD – ĐT – GD TrH (V/v một số vấn đề cần chấn
chỉnh trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông).
b. Dự giờ giáo viên:
- Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học.
- Đối chiếu kết quả có sử dụng và không sử dụng đồ dùng dạy học.
      

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ ĐÔNG Trang 6 năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC _“Gỉai pháp quản lý, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của GV khi lên lớp”
B.NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ
DÙNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN KHI LÊN LỚP:
a. Khái niệm giải pháp quản lý giáo dục:
“Giải pháp quản lý là phương pháp được sử dụng để tiến hành giải quyết
những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được những mục tiêu
quản lý” (trích Đại từ điển tiếng Việt).
Mặt khác, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã nêu về quản lý giáo dục như
sau:
“Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui
luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng …đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
Như vậy quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục chính là quản lý nhà trường,
tìm ra cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể để tác động đến đội ngũ
giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và
nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo kế hoạch đề ra từng năm học và theo
yêu cầu phát triển giáo dục.
b. Chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của giáo viên:
Theo tác giả Nguyễn Công Giáp bàn về phạm trù chất lượng và hiệu quả
giáo dục có nêu: “Chất lượng dạy học của giáo viên được thể hiện bằng chất
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ ĐÔNG Trang 7 năm học: 2006 - 2007

×