Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tai công ty xây dựng Phú Mỹ Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.61 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ
  
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài :
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
tai công ty xây dựng Phú Mỹ Thành
Giáo viên hướng dẫn: Mai Văn Bưu
Sinh viên thực hiện: Phạm Tuấn Anh

Lớp : QLKT-QN
HÀ NỘI 5/2011
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức kinh tế xã hội
nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là
mục tiêu phấn đấu của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh
tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất.
Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất
của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt,
gía thành hợp lí, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thỡ cỏc doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó
quản lí và sử dụng vốn là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định kết quả và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong cơ chế bao cấp trước đây vốn sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp Nhà nước hầu hết được Nhà nước tài trợ thông qua cấp phát vốn, đồng
thời Nhà nước quản lí về giá cả sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch lói Nhà nước
thu - lỗ Nhà nước bù, do vậy các doanh nghiệp Nhà nước hầu như không quan
tâm đến hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Nhiều doanh nghiệp đó không bảo
toàn và phát triển được vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp, tình trạng giả lỗ thật
ăn xảy ra phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước. Bước sang nền kinh tế


thị trường có sự quản lí và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, nhiều thành phần
kinh tế song song tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau gay gắt. Bên cạnh những doanh
nghiệp làm ăn hiệu quả, đứng vững trong cơ chế mới là những doanh nghiệp
làm ăn kém hiệu quả dẫn đến phá sản hàng loạt.
Trước tình hình đó, Nghị quyết đại hội lần thứ VI BCH Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam đó nhấn mạnh " Cỏc xí nghiệp quốc doanh không
được bao cấp về giá và vốn, phải chủ động kinh doanh, phải bảo đảm tự bù
đắp chi phí, nộp đủ thuế và có lói ". Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
phải gắn với thị trường, bám sát thị trường, tự chủ về vốn và tự chủ trong sản
xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nhất là trong các công ty
xây dựng không phải là vấn đề mới mẻ Trong thời gian thực tập tại công ty
xây dựng Phú Mỹ Thành em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn tai công ty xây dựng Phú Mỹ Thành" làm nội dung nghiên
cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.Hướng nghiên cứu là kết hợp giữa lí
luận và thực tiễn. Từ việc khảo sát tình hình thực tế của công ty qua các năm,
kết hợp với lí luận kinh tế mà cụ thể là lí luận về quản lí, về vốn, về cạnh
tranh để tiến hành phân tích tình hình thực tế của Công tyqua đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty Phú Mỹ
Thành.
2
Chương I Nội dung lý luận về hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
I.Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
1.Khái niệm:
Vốn là một khái niệm chung của nền kinh tế hàng hoá, vốn trong doanh
nghiệp được hiểu là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
* Vốn luôn tồn tại dưới hai hình thức là giá trị và hiện vật.
- Về mặt giá trị: Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp,

vốn được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định nhưng lượng tiền đó phải
được vận động với mục đích sinh lợi.
- Về mặt hiện vật: Hình thái vật chất được biểu hiện ra bên ngoài của vốn là
các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá,phương tiện vận tải, vật
kiến trúc
* Quá trình tuần hoàn của vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn thường xuyên vận động và
thay đổi hình thái biểu hiện bên ngoài của chúng theo từng giai đoạn của quá
trình sản xuất kinh doanh để hoàn thành vòng tuần hoàn. Trong quá trình
vận động vốn bằng hình thái tiền tệ, ra đi rồi trở về điểm xuất phát của nó và
lớn lên về mặt giá trị sau mỗi chu kỳ vận động.
- Trên thực tế có ba phương thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp
thương mại. Trong các doanh nghiệp thương mại vốn được chu chuyển qua
hai giai đoạn.Ở giai đoạn I là giai đoạn mua hàng hoá, tức là biến tiền tệ
thành hàng hoá và ở giai đoạn II hàng hoá được bán ra, tức là biến hàng hoá
thành tiền tệ. Theo phương thức vận động này hàng hoá mua vào không phải
để doanh nghiệp sử dụng sản xuất mà bán để kiếm lợi.
Đây là phương thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp sản xuất. ở
giai đoạn I doanh nghiệp bỏ vốn dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các chức
năng mua yếu tố sản xuất ( tư liệu sản xuất, sức lao động). Giai đoạn II vốn
tồn tại dưới hình thái vốn sản xuất tạo ra giá trị thặng dư. Giai đoạn III thực
hiện chức năng biến thành phẩm, hàng hoá trở lại hình thái tiền tệ ban đầu.
3
TLSX

T – H SX … H’ – T’
SLĐ
2.Vai trò
Kinh doanh là hoạt động kiếm lời và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của
mọi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất

kinh doanh thì vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp đó là phải có một số lượng
vốn nhất định. Vốn kết hợp với các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản
xuất ( lao động, tài nguyên thiên nhiên, kỷ thuật) để thực hiện quá trình sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Vốn là điều kiện tất yếu
hàng đầu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn có vai trò quyết
định việc ra đời, tồn tại và phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Lượng
vốn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có
lượng vốn lớn thì sẽ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn
và ngược lại lượng vốn ít thì quy mô kinh doanh nhỏ, không có vốn thì
không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với tầm quan trọng đó, doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu tồn tại,
phát triển trên thương trường thì vấn đề cấp bách đặt ra đối với doanh
nghiệp là phải huy động vốn, tạo được nguồn vốn để đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải quản
lý chặt chẽ nhằm chống thất thoát vốn, tránh bị chiếm dụng vốn đồng thời sử
dụng mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
II.Phân loại vốn:
1.Căn cứ vài hình thái biểu hiện:
Vốn được chia làm hai loại: Vốn hữu hình và vốn vô hình
-Vốn hữu hình: bao gồm giá trị của những tài sản cố định hữu hình
(Nguyên vật liệu; nhà cửa vật kiến trúc; máy móc, thiết bị…) tiền và các
giấy tờ có giá trị khác.
-Vốn vô hình: bao gồm giá trị của những tài sản vô hình (Quyền sử
dụnh đất, vị trí cửa hàng, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu…).
2.Căn cứ vào nội dung vật chất
Vốn được chia làm hai loại: Vốn thực va vốn tài chính.
-Vốn thực: là toàn bộ giá trị của vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất
và cung ứng dịch vụ như: máy móc, thiết bị; nhà xưởng đường sá … phần
vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn, nó tham gia trực tiếp vào hoạt
động sản xuất kinh doanh.

-Vốn tài chính: biểu hiện giá trị dưới hình thía tiền tệ, chứng khoán và
các giấy tờ có giá trị khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc và những tài
nhuyên khác. Phần vốn này phản ánh về phương diện tài chính của vốn, nó
tham gia gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt
động đầu tư.
4
3. Căn cứ theo quy định của pháp luật.
Vốn được chia làm hai loại: Vốn pháp định và vốn điều lệ
- Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh
nghiệp do pháp luật quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp, ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh, dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện
để thành lập doanh nghiệp.
-Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp thực tếvà được ghi
vào điều lệ của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng ngành nghề, hình thức sở hữu,
vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
4. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn.
Vốn được chia thành.
-Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn bắt buộc phải có khi đăng ký kinh
doanh thành lập doanh nghiệp.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Phần này là phần vốn đonh góp
của tất cả các thành viên khi thành lập công ty.
Đối với công ty cổ phần: Phần vốn này được biểu hiện dưới hình thức
vốn cổ phần, vốn cổ phần này do những người sáng lập công ty cổ phần phát
hành cổ phiếu để huy động vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu.
Đối với doanh nghiệp nhà nước: đây là số vốn ban đầu được nhà nước
giao (Vốn nhân sách nhà nước).
Đối với doanh nghiệp tư nhân: đây là phần vốn do chủ đầu tư hay các
hội viên liên kết cùng nhau bỏ ra hình thành nên doanh nghiệp tư nhân (Vốn
tự có).
-Vốn bổ sung: đây là phần vốn do các doanh nghiệp trong qua trình hoạt

động sản xuất kinh doanh tiếp tục bổ sung vào vốn đầu tư ban đầu. Nguồn
vốn này co thể được trích từ lợi nhuận do làm ăn có lãi từ năm trước, do nhà
nước bổ sung, do đóng góp thêm của các thành viên, do phát hành thêm cổ
phiếu, trái phiếu.
-Vốn liên doanh: là số vốn do các bên tham gia liên doanh đóng góp
để tiến hành sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, hay cung ứng dịch
vụ trên thị trường để nhằm mục đích thu lợi nhuận.
-Vốn đi vay: trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài
nhữnh phần vốn nói trên doanh nghiệp còn sử dụng một khoản vốn đi vay
khá lớn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, vay của bạn hàng, vay
của người cung cấp…
5.Căn cứ trên giác độ tuần hoàn và chu chuyển của vốn.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh được vận động theo
các mức độ khác nhau. Xét trên giác độ tuần hoàn và chu chuyển vốn, vốn
được chia thành hai loại: vốn lưu động và vốn cố định. Việc phân loại vốn
5
theo cách này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phân tích và đánh giá
hiêụ quả sử dụng vốn.
5.1.Vốn lưu động.
a. Định nghĩa.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền doanh nghiệp ứng trước về
tài sản lưu động ( bao gồm: tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu
động trong lưu thông ) nhằm đảm bảo cho qua trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng, luân chuyển thu hồi vốn trong
vong một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể tồn
tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật ( vật tư, hàng hoá) hoặc dưới dạng các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ( cổ phiếu, trái phiếu) và các khoản nợ phải
thu.

b. Đặc điểm của vốn lưu động.
Đặc điểm của tài sản lưu động là bao gồm nhiều loại, tồn tại ở nhiều khâu và
biến động rất nhanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh được tiến
hành liên tục, thuận lợi. Do vậy vốn lưu động luôn được chuyển hoáliên tục
qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu tư hình thái tiền tệ sang hình thái vật
tư, hàng hoá và cuối cùng lại trở lại hình thái tiền tệ ban đầu của nó.Quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục cho nên vốn lưu
động cũng động không ngừng và có tính chất chu kỳ.
-Vốn lưu động luôn luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần
vận động và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và
không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
-Vốn lưu động vận động nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào
việc xác định nhu cầu thường xuyên, tối thiểu về vốn lưu độnh, thời gian
nằm trong các khâu của quá trình sản xuất và lưu thônh có hợp lý hay
không, số lượng vật tư hàng hoá được sử dụng tiết kiệm hay không.
Do những đặc điểm trên đây việc quản lý và sử dụng tài sản lưu
động , vốn lưu động sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp phải áp dụng những biện pháp
tối ưu để quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói
riêng và vốn kinh doanh nói chung.
c. Thành phần của vốn lưu động.
Dựa theo vai trò của vốn lưu độngtrong quá trình sản xuât vốn lưu
động được chia làm hai loại, trong mỗi loại dựa theo công dụng của chúng
người ta chia chúng thành nhiều loại vốn nhỏ như sau:
* Vốn lưu động trong sản xuất: bao gồm vốn lưu động trong quá trình dự trữ
sản xuất và vốn lưu động nằm trong quá trình sản xuất trực tiếp.
6
+ Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất :
Loại này bao gồm các khoản vốn sau:
- Vốn nguyên vật liệu chính: là số tiền biểu hiện giá trị của các loại

nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất. Nguyên vật liệu chính là các loại
nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành nên thực
thể vật chất của sản phẩm.
- Vốn vật liệu phụ: là giá trị những loại vật tư dự trữ dùng trong sản xuất,
khi tham gia vào quá trình sản xuất tạo sản phẩm vật liệu phụ tác động đồng
thời cùng với nguyên vật liệu chính nhưng không xuất hiện trên hình thái
của sản phẩm.
- Vốn nhiên liệu: là giá trị của những loại nhiên liệu mà doanh nghiệp dự trữ
dùng trong sản xuất. Nhiên liệu là những vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt
lượng cho quá trình sản xuất.
- Vốn phụ tùng thay thế: bao gồm giá trịnhững phụ tùng dự trữ để sửa chữa,
thay thế cho tài sản cố định.
- Vốn vật liệu xây dựng cơ bản: bao gồm giá trị của các loại thiết bị mà
doanh nghiệp dự trữ dùng trong công việc xây dựng cơ bản.
- Vốn vật liệu bao bì đóng gói: bao gồm giá trị những vật liệu bao bì dùng để
dóng gói trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Vốn công cụ, dụng cụ(Vốn công cụ lao động nhỏ) bao gồm giá trị những
tư liệu lao động có giá trị thấp và thời gian sử dụng ngắn hơn so với tài sản
cố định.
* Vốn lưu động nằm trong quá trình sản xuất trực tiếp:
Loại này bao gồm các khoản vốn sau:
- Vốn sản phẩm dở dang: là giá trị của những sản phẩm dở dang trong quá
trình sản xuất. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc các giai
đoạn của quá trình chế biến hiện đang còn tồn tại trên các công đoạn của quá
trình chế biến để chờ đợi chế biến tiếp.
- Vốn bán thành phẩm tự chế: loại này bao gồm giá trị những sản phẩm dở
dang đã hoan thành những công đoạn gia công chế biến nhất định.
- Vốn về chi phí chờ kết chuyển (chi phí đợi phân bố) là giá trị những khoản
chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ nhưng có liên quan, có tác dụng
đến niều kỳ sản xuất sau vì vậy nó chưa được tính hết vào giá thành sản

phẩm sản xuất ra trong kỳ mà nó sẽ được tính dần tiếp vào sản phẩm của các
kỳ tiếp theo.
* Vốn lưu động trong quá trình lưu thông:
Loại này bao gồm những loại sau:
- Vốn thành phẩm: biểu hiện bằng giá trị của số sản phẩm đã kết thúc quá
trình chế biến, đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và đã
nhập kho để chuẩn bị cho quá trình tiêu thụ.
7
- Vốn tiền tệ: bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển. Trong quá trình luân chuyển, vốn lưu động thường xuyên có một bộ
phận tồn tại dưới hình thái tiền tệ.
- Vốn thanh toán: bao gồm những khoản phải thu, các khoản tạm ứng phát
sinh trong quá trình mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
- Việc xác định thành phần cơ cấu vốn lưu động theo vai trò của nó trong
quá trình sản xuất là ddiều rất cần thiết đối với các nhà quản lý nó giúp cho
các nhà quản lý đề ra các biện pháp thích hợp trong việc quản lý vốn lưu
động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua việc quản lý tốt
quá trình mua sắm, dự trữ vật tư, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản
phẩm.
5.2. Vốn cố định.
a. Định nghĩa vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh voàn thành một vòng luân chuyển khi tài
sản cố định hết thời gian sử dụng.
Vì vốn cố định là khoản vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định vì vậy
việc nghiên cứu vốn cố định trước hết phải nghiên cưu tính chất và đặc điểm
của tài sản cố định trong doanh nghiệp. Tài sản cố định của doanh nghiệp là
những tư liệu lao động chủ yếu có đặc điểm nổi bật là tham gia và nhiều chu
kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó , giá trị của tài sản cố định

không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được chuyênr
dịch dần dần từng phần vào giá thành sản phẩm của các chu kỳ sản xuất tiếp
theo.
b. Đặc điểm của vốn cố định trong các doanh nghiệp.
Vì vốn cố định là khoản vốn ứng trước để mua sắm tài sản cố định cho
nên đặc điểm vận động của tài sản định sẽ quyết định đặc điểm vận động của
vốn cố định. Dựa trên mối liên hệ đó có thể khái quát đặc điểm của vốn cố
định qua một số nét sau:
Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo phần vốn cố định tiếp tục được luân
chuyển vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ và phần vốn “cố định” lại
dần dần giảm đi tương ứng với quá trìng giảm dần của tài sản cố định. Khi
kết thúc sự biến thiên ngược chiều dó cũng là lúc tài sản cố định hết thời
gian sử dụng vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.
Như vậy trong quá trình sản xuất, vốn cố định được luân chuyển dần từng
phần vì vậy phải sau một thời gian dài vốn cố định mới hoàn thành được
vong luân chuyển.
8
Vốn cố định có vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, quy mô của
vốn cố định quyết định quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết
định đến trình độ trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp.Với
những đặc điểm vận động theo quy luật riêng khác với vốn lưu động, vốn cố
định giữ một vị trí then chốt trong quá trình sản xuất. Vì vậy, việc quản lý và
sử dụng vốn cố định được coi là trọng điểm của công tác tài chính doanh
nghiệp.
c. Phân loại và kết cấu vốn cố định.
Để quản lý sử dụng vốncố định một cách có hiệu quả cao thì việc cần
thiết là phải nghiên cứu cách phân loại và kết cấu của vốn cố định. Việc
nghiên cứu cách phân loại và kết cấu của vốn cố định được tiến hành trên cơ
sở được phân loại và kết cấu của tài sản cố định.
Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện : theo phương pháp này

toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiêp được chia thành 2 loại:
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao độnh chủ yếu của doanh
nghiệp có đặc điểm nổi bật là có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh, giữ nguyên được hình thái bên ngoài cho đến khi huỷ bỏ
không còn giá trị sử dụng. Loại này gồm: đất, nhà cửa, vật kiến trúc; máy
móc, thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn…
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật
chất cụ thể, nó thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, đã chi phí nhằm có
được các lợi ích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế mà chúng xuất phát từ
đặc quyền, đặc lợi của doanh nghiệp.
Tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc loại này gồm có: quyền sử dụng
đất; chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất; bằng phát minh, sáng chế…
Phương pháp phân loại tài sản cố định trên đây giúp cho nhà quản lý có
một cách nhìn tổng về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Đây là một căn cứ
quan trọng để các nhà quản trị đưa ra các quyết định, chiến lược đầu tư hoặc
điều chỉnh đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. Mặt khác, cũng nhờ
phương pháp phân loại này mà các nhà quản trị có thể đề ra các biện pháp
quản lý tài sản cố định, tính khấu hao, sử dụng vốn cố định chính xác, hợp lý
và có hiệu quả cao hơn.
Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế:
Dựa theo cách phân loại này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ
được chia làm 2 loại:
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản: là những tài sản
cố định hữu hìnhvà vô hình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh
doanh cơ bản của đơn vị.
9
- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản: thuộc loại này
bao gồm những tài sản dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ trợ như :
nhà cửa; máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh phụ trợ, các công
trình phúc lợi công cộng, tài sản cố định cho thuê…

Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế giúp cho nhà quản lý thấy
được kết cấu tài sản , nắm được trình độ thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho
việc quản lý tài sản, tính khấu hao chính xác.
Phân loại tài sản cố định theo tình hinh sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng của tài sản cố định trong từng thời kỳ. Tài sản
cố định được phân chia làm 3 loại:
- Tài sản cố định đang dùng.
- Tài sản cố định chưa cần dùng.
- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý.
Dựa theo cách phân loại này nhà quản lý có thể biết tình hình sử dụng
của tài sản cố định vèe số lượng và giá trị, giúp cho nhà quản lý đề ra
phương hướng phát huy năng lực sản xuất.
III. Hiệu quả sử dụng vốn
1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, đều mong muốn đạt được
những kết quả hữu ích nào đó. Kết quả đạt được trong kinh doanh mới chỉ
đáp ứng phần nào yêu cầu của cá nhân và xó hội. Tuy nhiên, kết quả đó
được tạo ra ở mức nào là vấn đề phải xem xét vỡ nú phản ỏnh chất lượng
của hoạt động tạo nên kết quả đó. Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm hai
bộ phận:hiệu quả xó hội và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả xã hội: là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã
hội của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được của
doanh nghiệp đến xó hội và môi trường.
Hiệu qủa kinh tế: là hiệu quả chỉ sét trên phương diện kinh tế của hoạt
động kinh doanh. Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp đạt được với chi phí đó bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
Thực chất của hiệu qủa kinh tế là thực hiện yờu cầu của quy luật tiết kiệm
thời gian. Nú biểu hiện trỡnh độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để
thực hiện mục tiêu xác định. Nó quy định động lực phát triển của lực lượng
sản xuất. Tạo điều kiện phát triển văn minh xó hội và nõng cao đời sống của

loài người qua mọi thời đại.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là phạm trự khỏch quan phản ỏnh trỡnh độ và
năng lực quản lý, biện phỏp tổ chức sản xuất đảm bảo thực hiện có kết qủa
cao những nhiệm vụ kinh tế mà xó hội đặt ra trong từng thời kỳ với chi phí
nhỏ nhất, (tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá lượng vốn kinh doanh của doanh
10
nghiệp, thu lợi nhuận cao, hoàn vốn nhanh). Hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trỡnh kinh doanh
hay cụ thể là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phớ
của quỏ trỡnh kinh doanh đó.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn không chỉ thể hiện đơn thuần ở kết quả
kinh doanh và chi phớ kinh doanh, mà nó cũng thể hiện ở nhiều mặt chỉ tiêu
về kinh tế .
Để đánh giá một cách toàn diện về hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, đồng thời phải xem xét những khó khăn, thuận lợi cũng
như các lợi thếm, nguy cơ tiềm tàng của doanh nghiệp trong tương lai.
2. Vai trò nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần
phải có ba yếu cơ bản là vốn, lao động và kỹ thuật- công nghệ. Cả ba yếu tố
này đều đóng vai trò quan trọng, song vốn là điều kiện tiên quyết không thể
thiếu. Bởi vì hiện nay, đang có một nguồn lao động dồi dào, việc thiếu lao
động chỉ xảy ra ở các ngành nghề cần đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng vấn
đề này có thể khắc phục được trong một thời gian ngắn nếu chúng ta có tiền
để đào tạo hay đào tạo lại. Vấn đề là công nghệ cũng không gặp khó khăn
phức tạp vì chúng ta có thể nhập chúng cùng kinh nghiệm quản lý tiên tiến
trên thế giới, nếu chúng ta có khả năng về vốn, ngoại tệ hoặc có thể tạo ra
nguồn vốn, ngoại tệ. Như vậy, yếu tố cơ bản của doanh nghiệp nước ta hiện
nay là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết hoạt động kinh doanh là hoạt động kiếm lời, lợi

nhuận là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ
phận quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp phải có một chế độ bảo toàn vốn trước hết từ đổi mới cơ
chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trước đây
trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp coi nguồn
vốn từ ngân sách Nhà Nước cấp cho nên doanh nghiệp sử dụng không quan
tâm đến hiệu quả, kinh doanh thua lỗ đã có Nhà Nước bù đắp, điều này gây
ra tình trạng vô chủ trong quản lý và sử dụng vốn dẫn tới lãng phí vốn, hiệu
quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp quốc doanh hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh. Nhà
Nước không tiếp tục bao cấp về vốn cho doanh nghiệp như trước đây. Để
duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp phải bảo toàn,
giữ gìn số vốn Nhà Nước giao, tức là kinh doanh ít nhất cũng phải hoà vốn,
11
bù đắp được số vốn đã bỏ ra để tái sản xuất giản đơn. Đồng thời doanh
nghiệp phải kinh doanh có lãi để tích luỹ bổ sung vốn, là đòi hỏi với tất cả
các doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh
nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp luôn đề cao tính an
toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp
nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng
thanh toán của doanh nghiệp được bảo toàn, doanh nghiệp có đủ nguồn lực
để khắc phục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả
năng cạnh tranh. Đáp ứng yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm…doanh nghiệp phải có vốn trong
khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu
tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như
nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao
động… vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể
mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức
sống của người lao động ngày càng cải thiện. Điều đó giúp cho năng xuất lao động
ngày càng được nâng cao, tạo cho sự phát triển của doanh nghiệp và các ngành
khác có liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho Nhà
Nước.
Thông thường các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động được
xác định bằng cách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh như doanh thu, lợi nhuận … với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt được
kết quả đó. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao nhất khi bỏ vốn vào kinh doanh
ít nhưng thu được kết quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm
biện pháp làm cho chi phí về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất mà
đem lại kết quả cuối cùng cao nhất.

Từ công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí


Cho ta thấy: với một lượng doanh thu nhất định, chi phí càng nhỏ lợi nhuận
càng lớn. Các biện pháp giảm chi phí tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn phải dựa trên cơ sở phản ánh chính xác, đầy đủ các loại chi phí
trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động về giá. Do đó để đảm bảo kết quả
hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì hiệu quả hoạt động sản
12
xuất kinh doanh cũng được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra trong đó chi phí về vốn là chủ yếu.
3.Các chỉ tiêu dánh giá sự hiệu quả sử dụng vốn:

Vòng quay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này cho biết vốn của doanh nghiệp
trong một kỳ quay được bao nhiêu vũng.
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bỡnh quõn toàn bộ vốn

Đây là hệ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn, vũng quay càng lớn
thì hiệu suất sử dụng càng cao.
- Mức sinh lời vốn kinh doanh = Lợi nhuận thuần
Vốn sản xuất bình quân

Chỉ tiêu đo mức sinh lời của vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho
thấy
một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận
* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh 1 đồng vốn tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu hoặc giá trị sản lượng.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Mức doanh lợi vốn cố định: phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận rũng.
Mức doanh lợi vốn cố định
Chỉ tiêu hệ số hao mòn tài sản cố định phản ánh: cứ 1 đồng vốn bỏ ra
trong gía trị tài sản cố định thỡ số vốn thu hồi trong việc sử dụng tài sản
cố định đó là bao nhiêu
Hệ số hao mòn tài sản cố định = Số tiền khấu hao luỹ kế
Nguyên giá TSCĐ

Chỉ tiêu hệ số sử dụng tài sản cố định phản ánh: cứ 1 đồng vốn bỏ ra để
đầu tư vào tài sản cố định thỡ tạo ra bao nhiờu đồng doanh thu

Hệ số sử dụng tài sản cố định = Doanh thu (Doanh thu thuần)
Nguyên giá Tài sản cố định

13
* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
-Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho biết 1 đồng vốn lưu
động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hoặc
doanh thu trong kỳ.
-Mức sinh lời của vốn lưu động hay cũn gọi tỷ suất lợi nhuận của vốn
lưu động , chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trong kỳ.
Mức doanh lợi của vốn lưu động
-Số vòng quay của vốn lưu động, chỉ tiêu này đánh giá tốc độ
luân chuyển vốn lưu động cho biết trong kỳ phân tích, vốn lưu động
của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vũng. Hoặc cứ 1 đồng vốn lưu động
bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần.
- Độ dài bình quân 1 lần luân chuyển, chỉ tiêu này phản ánh cứ 1
vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hết bao nhiêu ngày, chỉ
tiêu này càng thấp, số ngày của 1 vũng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả
sử dụng vốn càng cao.
Thời gian một vòng luân chuyển Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (K), chỉ
tiêu này cho biết tạo ra 1 đồng vốn doanh thu thuần trong kỳ phân tích
cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân đưa vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
Hệ số luân chuyển = Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
Thời gian một kỳ luõn chuyển = Hệ số luân chuyển
3.1.Phân tích khả năng sinh lời của vốn:
Trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu chủ yếu cuối cùng của

doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu đó ngoài
việc doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng hiệu quả vốn cố định, doanh
nghiệp phải hết sức quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả của
vốn lưu động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Việc sử
dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không được phản ánh khái quát qua một
số chiêu như: tốc độ lưu chuyển vốn lưu động , sức sản suất của vốn lưu
động , sức sinh lời của vốn lưu động.
a. Sức sản xuất của vốn lưu động .
Sức sản xuất
của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
14
Chi tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân trong
kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần .
b. Sức sinh lời của vốn lưu động :
Sức sinh lợi
Của vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chi tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo ra
mấy đồng lợi nhuận thuần,.
c. Tốc độ luân chuyển của vốn .

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng
thường xuyên thay đổi hình thái qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất
( dự trữ - sản xuất – tiêu thụ ). Tốc độ kuân chuyển vốn lưu động noi lên
hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp . Trong quản lý vốn lưu động,

vấn đề có ý nghĩa then chốt ở đây là phải đẩy nhanhatốc độ luân chuyển của
vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Số vòng quay của
vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chi tiêu số vòng luân chuyển của vốn lưu động ( Hệ số luân chuyển vốn
lưu động ) cho biết vốn lưu động quay mấy vòng trong một kỳ. Nếu số vòng
quay của vốn lưư động tăng điều đó chuéng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tăng lên và ngược lại.
Thời gian của một
vòng luân chuyển
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chi tiêu này cho thấy số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay
được 1 vòng . Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động càng thấp
thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.
d. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm của
vốn lưu động
=
Vốn lưu động binh quân trong kỳ
Tổng số doanh thu thuần
15
Hệ số đảm nhiêm của vốn lưu động (suất hao phí vốn lưu đông ) cho biết để
đạt được 1 doanh thu trong kỳ vần bao nhiêu đồng vốn lưu động . Hệ số này
càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiêm được
càng nhiều.

3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Để kiểm tra xem xét tính hiệu quả về mặt sử dụng cố định của các doanh
nghiệp, người ta thưòng dùng một số hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ
tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích sau:
a. hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất sử
dụng vốn cố định
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Trong đó:
- Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ: là số bình quân giữa giá trị còn
lại của tài sản cố định đầu kỳ và cuối kỳ .Chỉ tiểu này phản ánh cứ 1 đồng
vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản
phẩm
b. Hệ số hàm lượng vốn cố định:
Hàm lượng vốn cố định =
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Hệ số hàm lượng vốn cố định (Hês suất hao phí vốn cố định) cho biết
số kượn vốn cố định cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
trong kỳ.Hệ số này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định
càng hiệu quả.
c. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn định.

Hiệu quả
sử dụng vốn cố định
=
Lợi nhuận ròng trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ

Chi tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn cố đinh bình quân trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
3.3.Phân tích hiệu quả sư dụng vốn lưu động:
16
Trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu chủ yếu cuối cùng của
doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu đó ngoài
việc doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng hiệu quả vốn cố định, doanh
nghiệp phải hết sức quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả của
vốn lưu động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Việc sử
dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không được phản ánh khái quát qua một
số chiêu như: tốc độ lưu chuyển vốn lưu động , sức sản suất của vốn lưu
động , sức sinh lời của vốn lưu động.
a. Sức sản xuất của vốn lưu động .
Sức sản xuất
của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chi tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ đem lại
bao nhiêu đồng doanh thu thuần .
b. Sức sinh lời của vốn lưu động :
Sức sinh lợi
Của vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chi tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo ra
mấy đồng lợi nhuận thuần,.
c. Tốc độ luân chuyển của vốn .


Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không
ngừng thường xuyên thay đổi hình thái qua các giai đoạn của quá trình tái
sản xuất ( dự trữ - sản xuất – tiêu thụ ). Tốc độ kuân chuyển vốn lưu động
noi lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp . Trong quản lý vốn lưu
động, vấn đề có ý nghĩa then chốt ở đây là phải đẩy nhanhatốc độ luân
chuyển của vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Số vòng quay của
vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu số vòng luân chuyển của vốn lưu động ( Hệ số luân chuyển vốn
lưu động ) cho biết vốn lưu động quay mấy vòng trong một kỳ. Nếu số vòng
quay của vốn lưư động tăng điều đó chuéng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tăng lên và ngược lại.
17
Thời gian của một
vòng luân chuyển
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chi tiêu này cho thấy số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay
được 1 vòng . Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động càng thấp
thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.
d. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm của
vốn lưu động
=
Vốn lưu động binh quân trong kỳ

Tổng số doanh thu thuần
Hệ số đảm nhiêm của vốn lưu động (suất hao phí vốn lưu đông ) cho biết để
đạt được 1 doanh thu trong kỳ vần bao nhiêu đồng vốn lưu động . Hệ số này
càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiêm được
càng nhiều.
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh nói chung, trong
sử dụng vốn nói riêng các doanh nghiệp phải xác định phương hướng,mục
tiờu rừ ràng trong sử dụng vốn cung như các nguồn nhân tài vật lực sẵn có.
Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn về cả xu hướng và mức độ tác
động của nó.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Chúng ta lần lượt
xem xét sự tác động của từng nhân tố theo từng nhóm nhân tố khách quan và
chủ quan.
Những nhân tố khách quan
* Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Nhà nước quản lý vĩ mụ nền kinh tế bằng phỏp luật và các chính sách
kinh tế vĩ mô. Do vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành sản xuất
kinh doanh trên cơ sở pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô hiện hành
của Nhà nước. Với bất cứ một sự thay nhỏ nào trong chế độ chính sách hiện
hành đều trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối các mảng hoạt động của doanh
nghiệp. Chẳng hạn như Nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này
trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, Nhà nước tăng
thuế giá trị gia tăng lên sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gián tiếp làm giảm
doanh thu thuần của doanh nghiệp (VAT tăng làm sức mua của người dân
18
giảm). Đối với hiệu quả sử dụng tài sản cố định doanh nghiệp thỡ cỏc văn
bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư… gây ảnh

lớn trong suốt quá trỡnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là cỏc
quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn về thuế…
* Thị trường và cạnh tranh.
Các yếu thị trường tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Giả sử như lói suất của thị trường, khi lói suất này tăng sẽ làm
cho chi phí lói vay tăng thanh từ đó làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp, ngược lại nếu nó giảm sẽ làm cho chi phí lói vay giảm từ đó làm
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhu cầu của thị trường về sản phẩm kinh
doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh
nghiệp, nếu nhu cầu tăng thỡ doanh thu sẽ tăng, nếu nhu cầu giảm thỡ doanh
thu của doanh nghiệp sẽ giảm.
Cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, do vậy doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm có
như vậy doanh nghiệp mới có thể thắng trong cạnh tranh, bảo về và mở rộng
thị trường, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có môi trường
cạnh tranh ca, tốc độ thay đổi công nghệ lớn như ngành viễn thông, tin học,
điện tư…
* Cỏc nhõn tố khỏc:
Đó là các nhân tố mà người ta thường gọi là các nhân tố bất khả kháng
như thiên tai, địch hoạ có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản cố
định của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời hoàn toàn
không thể biết trước mà chỉ có thể dự phũng trưóc nhằm giảm nhẹ thiệt haị.
Những nhân tố chủ quan
Ngoài các nhân tố khách quan nói trên, cũng rất nhiều nhân tố chủ quan
do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên gây ảnh hưởng lớn tới hiêu quả sử
dụng vốn. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối
cùng của hoạt động kinh doanh cả về trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy,
việc xem xét, đánh giá ra quyết định đối với các yếu này cực kỳ quan trọng.
Thông thường trên góc độ tổng quát, ngưũi ta thường xem xét những yếu tố
chủ yếu sau:

- Sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh: Vị thế của
sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranh hay độc
quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không, sản phẩm đó bước sang
giai đoạn nào của chu kỳ sống … sẽ quyết định tới lượng hàng hoá bán ra
(hiện vật) và giá cả đơn vị sản phẩm. Chính vỡ ảnh tới lượng hàng hoá bán
ra và giá cả của chúng mà sản phẩm ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
19
Cùng với sự ảnh hưởng đó của sản phẩm tới hiệu quả sử dụng vốn , trước
khi quyết định sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh , doanh nghiệp phải
nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm. Có như
vậy, doanh nghiệp mới mong có thu được lợi nhuận.
-Yếu tố về vốn của doanh nghiệp: Việc quyết định nguồn tài trợ, phân bổ
vốn vào các loai tài sản và việc xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp có
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn.
+ Cơ cấu vốn: Có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp vỡ nú liờn quan trực tiếp đến tính chi phí (khấu hao vốn cố định, tốc
độ luân chuyển vón lưu động). Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý
chớnh là thực hiện tốt cỏc mặt:
Đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp.
Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực(vốn đầu tư vào tài
sản cố định trực tiếp tham gia vao sản xuất kinh doanh như: máy móc chế
tạo,phương tiện vận tải…) và vốn cố định không tích cực ( vốn đầu tư vào
kho tàng, văn phũng…).
Đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn của quá trinh sản xuất
( duy trỡ tỷ lệ cỏc loai mỏy múc phự hợp) để phát huy tối đa hiệu quả công
suất về thời gian và số lượng.
Tỷ trọng các loại vốn hợp lý sẽ thúc đấy đồng vốn vận động nhanh
giữa các công đoạn của quá trỡnh sản xuất kinh doanh, khụng bị ứ đọng hay

sử dụng sai mục đích.
+ Nhu cầu vốn: Nhu cầu vốn của mụt doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào
cũng bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm cho
hoạt động kinh doanh. Việc xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp là hết
sức quan trọng. Khi doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn không chính xác,
nếu thiếu hụt sẽ gây hậu quả gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh
hưởng xấu tới tiến độ thực hiện hợp đồng dó ký kết với cỏc đối tác làm mất
uy tín của doanh nghiệp… Ngược lại xác định vốn quá cao, vượt ra khỏi nhu
cầu thực của doanh nghiệp sẽ gây lóng phí vốn. Trong cả hai trường hợp,
doanh nghiệp đều sử vốn không hiêu quả.
Xác định nhu cầu vốn không chỉ là việc xác định tổng vốn cần thiết mà
cũn phải xỏc định cụ thể số vốn đầu tư cho tài sản lưu động và nhu cầu vốn
cho tài sản cố định. Làm tốt cụng việc này sẽ giỳp doanh nghiệp tìm kiếm
các nguồn tài trợ một cách hợp lý ( nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho TSLĐ,
nguồn vốn trung và dỡa hạn đầu tư cho TSCĐ và một phần TSLĐ thỡ càng
tốt).
+ Nguồn tài trợ : Việc tìm kiếm và quyết định các nguồn tài trợ cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
20
Cụ thể đó là chi phí vốn. Vốn là một yếu tố sản xuất ,doanh nghiệp muốn sử
dụng nó phải bỏ ra những chi phí nhất định. Môt cách khái quát, chi phí vốn
được hiểu là chi phí phải trả cho người sở hữu các nguồn vốn mà doanh
nghiệp huy động và được tính bằng số lợi nhuận cần phải đạt được trên
nguồn vốn này sao cho không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho cổ đông
thường cũ (hoặc vốn tự có ) của doanh nghiệp.Nếu chi phí vốn cao sẽ làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn .
Như vậy ,chi phí vốn là tất yếu phẩi có. Mức độ lớn hay nhỏ của chi phí
vốn phụ thuộc vào việc tỡm kiếm và lựa chọn cỏc nguũn tài trợ.Vốn lưu
động của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, gồm có
vốn tự có và vốn huy động ngoài doanh nghiệp . Nguồn vốn bên trong (lợi

nhuận không chia, các quỹ, dự trữ, vốn góp…) thỡ chi phớ vốn được tính
bằng chi phí cơ hội. Nguồn tài trợ nội bộ có ưu điểm là tạo cho doanh
nghiệp khả năng độc lập về tài chính song quyền kiểm soát sẽ bị pha loóng
( nếu phỏt hành cổ phiếu thường mới) và chi phí vốn lớn hơn. Sử dụng các
nguồn vốn bên ngoài (chủ yếu là vốn vay) phải trả chi phí vốn đó chính là
lói suất vay nợ. Ưu điểm của nguồn vốn này là chi phớ vốn của nú nhỏ, do
chi phớ trả lói của nợ vay được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ để tính thuế
thu nhập doanh nghiệp, nờn lói sau thuế mà doanh nghiệp phải trả phảithấp
hơn. Người ta gọi đó chính là tiết kiệm nhờ thuế và nò chính là đòn bẩy tài
chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
nếu doanh nghiệp làm ăn yếu kém thì nó sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần cho
doanh nghiệp.
- Mối quan hệ của doanh nghiệp: Mối quan hệ của doanh nghiệp ở đây
được xét trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng
và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan
trọng, bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khă năng phân phối sản phẩm,
lượng hàng hoá tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận
của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cú mối quan hệ tốt với khỏch hàng và
cỏc nhà cung cấp thỡ cỏc quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mới diễn ra liờn tục, thường xuyên, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được
nhanh chóng. Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và các nhà cung
cấp, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trỡ mối quan hệ với
cỏc bạn hàng lõu năm, vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của mình, mỗi doanh nghiệp có
những biện pháp riêng. Nhưng chủ yếu là các biện pháp: đổi mới quy trình
thanh toán sao cho thực tiện, mở rộng các mạng lưới bán hàng và thu mua
nguyên vật liệu, áp dụng các biện pháp kinh tế để tăng cường lượng hàng
bán(đa dạng hoá sản phẩm, hàng đổi hàng, bán hàng trả chậm, giảm giá…)
21
-Trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp: Nói chung yếu tố con

người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả
trong doanh nghiệp.
Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm làm việc, có khă
năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc,
có ý thức giữ gỡn và bảo quản tỏi sản trong quỏ trình lao động sản xuất mới
tăng được năng suất lao động, tiết kiệm trong sản xuất từ đó tăng hiệu quả sử
dụng vốn.
Trỡnh độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có
được một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao
động hợp lý thỡ mới khụng bị lóng phớ lao động…Những điều này sẽ giúp
doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Trỡnh độ quản lý về mặt
tài chớnh là hết sức quan trọng, quy trỡnh hạch toỏn của doanh nghiệp cú
phự hợp, số liệu kế toỏn cú chớnh xỏc thỡ cỏc qyuết định tài chính của
người lónh đạo doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học. Ngoài ra, trong quá
trỡnh hoạt động, việc thu, chi phải rừ ràng, tiết kiệm, đúng việc, đúng thời
điểm thỡ mới cú thể nõng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trỡnh độ quản lý cũn thể hiện trên một số mặt cụ thể như: quản lý hàng
tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ…chỉ khi các công tác
quản lý này được thực hiện tốt thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
mới được nâng cao rõ rệt.
` Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại hỡnh,
lĩnh vực kinh doanh cũng như môi trường hoạt động của từng doanh nghiệp
mà mức độ và xu hướng tác động cuả chúng có thể khác nhau. Chính vì lẽ
đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân tích từng nhân tố để có các giả
pháp kịp thời, đồng bộ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong doanh nghiệp.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định có chu kỳ vận động dài. Trong khoảng thời gian này, hiệu

suất sử dụng vốn cố định bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Có 2 nhóm nhân tố tác động đến vốn cố định : Các nhân tố lượng hoá được
và các nhân tố phi lượng hoá.
Vốn cố định được biểu hiện bằng tiền dưới dạng là các tài sản cố định.
Trong các nhân tố lượng hoá được, thỡ tài sản cố định có thể chịu tác
động bởi các nhân tố như là: Nguyên giá tài sản cố định bỡnh quõn, doanh
thu thuần, lợi nhuận thuần, hao mũn vụ hỡnh, rủi ro…
22
- Nguyên giá tài sản cố định bỡnh quõn trong kỳ là nhõn tố cú quan hệ
ngược chiều với hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong điều kiện các nhân
tố khác không đổi: Nguyên giá bỡnh quõn tài sản cố định tăng thỡ sức sản
xuất, sức sinh lợi của tài sản cố định giảm (doanh thu, lợi nhuận thuần không
đổi) và ngược lại.
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, doanh thu thuần (hoặc lợi
nhuận thuần) tăng lên hoặc giảm đi thỡ sẽ làm sức sản xuất ( hoặc sức sinh
lợi) của tài sản cố định tăng lên (hoặc giảm đi).
- Hao mồn vô hình: Đây là một nguyên nhân đáng kể tạo nên sự chênh lệch
giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách. Nhất là trong điều kiện hiện
nay, với sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuậtkhiến
cho tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mũn vụ hỡnh
nhanh chúng.
- Rủi ro: Trong quỏ trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cú thể
gặp phải những rủi ro gây thiệt hại, hư hỏng … làm suy giảm khả năng
sản xuất của tài sản cố định. Đó có thể là khủng hoảng, thiên tai, động
đất, bóo lụt…
Các nhân tố phi lượng hoá chủ yếu liên quan đến trỡnh độ quản lý và sử
dụng vốn cố định:
- Phương pháp tính khấu hao: Theo quy định thỡ cú rất nhiều phương
pháp tính khấu hao tài sản cố định để doanh nghiệp cú thể lựa chọn:
Phươngpháp tuyến tính cố định, phương pháp lũy tiến, phương pháp luỹ

thoái… và trong mỗi loại có nhiều cách tính khác nhau. Sự phức tạp trên
khiến doanh nghiệp phải lúng túng: Nếu sử dụng phương pháp khấu hao
nhanh thỡ tuy cú thể nhanh chúng thu hồi vốn nhưng sẽ đẩy giá thành sản
phẩm lên cao. Còn nếu áp dụng hình thức khấu hao chậm thì đồng vốn
sẽ thu hồi chậm, bị ứ đọng và khó tránh khỏi thất thoát…
- Trình độ sử dụng tài sản cố định : Được thể hiện trong việc bố trí dây
chuyền sản xuất, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, đảm
bảo thực hiện nghiêm ngặt và chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc, áp dụng
các chế độ khuyến khích vật chất đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố
định.
3 . Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là 1 phạm trù rất rộng được thể hiện trên
nhiều khía cạnh, góc độ của quá trỡnh sản xuất kinh doanh nờn nú chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Vốn lưu động được biểu hiện bằng
tiền dưới dạng là các tài sản lưu động và chúng chịu tác động bởi các nhân
tố, có thể chia chúng ra thành 2 nhóm: Các nhân tố lượng hoá được và các
nhân tố phi lượng hoá.
Các nhân tố có thể lượng hoá được bao gồm: vốn lưu động bỡnh quõn
23
trong kỳ, doanh thu thuần đạt được trong kỳ, lạm phát…
- Vốn lưu động bỡnh quõn tham gia luõn chuyển trong kỳ là nhõn tố cú
quan hệ ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi. Nếu số vốn lưu động bỡnh quõn tham gia luõn
chuyển tăng lờn sẽ kộo dài thời gian của vũng luõn chuyển, tốc độ luân
chuyể của vốn lưu động giảm và ngược lại.
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh thu thuần trong kỳ
tăng lên sẽ làm cho thời gian 1 vũng luõn chuyển vốn lưu động giảm đi,
tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên và ngược lại.
- Lạm phát: Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền
giảm sút. Nếu doanh nghiệp không có những biện pháp quản lý kịp thời

thỡ vốn lưu động rất dễ bị hao hụt dần theo sự trượt giỏ của tiền tệ.
Các nhân tố phi lượng hoá có thể là:
- Sự thay đổi trong chính sách vĩ mô của Nhà nước: bao gồm những sự thay
đổi trong hệ thống pháp luật, hệ thống thuế.
- Trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động: khả năng này có thể được thể
hiện trên nhiều phương diện khác nhau.
*. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động: Việc xác định nhu cầu vốn lưu
động thiếu chính xác sẽ dẫn tới tỡnh trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động
trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến quá trỡnh sản xuất kinh
doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Việc lựa chọn phương án đầu tư. Đây là một nhân tố cơ bản ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp đầu tư
sản xuất những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, giá thành hạ thì
quá trình tiêu thụ sẽ diễn ra dễ dàng, tăng nhanh vũng quay vốn lưu động và
ngược lại.
24
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại
công ty xây dựng Phú Mỹ Thành.
I.Tổng quan về cụng ty xây dựng Phú Mỹ Thành
1. Hồ sơ công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ Thành
- Tên viết tắt: DTXPMT
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ Thành
- Địa chỉ: B40-TT11 Khu đô thị mới Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
- Điện thoại: 0433544215 – 0433540061
- Fax: 0433544215
- Mã số thuế:0500447928
- Tài khỏa ngân hàng thương mai Sai Gòn thương tín chi nhánh Đống
Đa, phòng giao dich Hà Tây, tai khoản: 020002837898
2. Qúa trình hình thành và phát triển:

Được sự nhất trí của UBND tỉnh Hà Tây ( cũ ) và Sở kế hoạch và đầu
tư công ty cổ phần ĐTXD Phú Mỹ Thành được thành lập ngày 26 tháng 03
năm 2004 theo giấy phép kinh doanh số 0303000151 của sở kế hoạch đầu tư
tỉnh Hà Tây(nay la Hà Nội).Với số vốn điều lệ lên đến 45000000000 đồng
(Bốn mươi năm tỷ đồng), mệnh giá cô phần 100000 đồng.
*Hình thức sở hữu vốn:
Công ty cổ phần ĐTXD Phú Mỹ Thành thuộc hình thức sở hữu vốn cổ
phần,hoạt động theo luật doanh nghiệp va quy định hiện hành khác của nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ ngĩa Vietj Nam.
*Địa điểm của công ty cổ phần ĐTXD Phú Mỹ Thành:
Trụ sở hoạt động công ty đặt tại B40-TT11 Khu đô thị mới Vắn Quán Hà
Đông-Hà Nội.Đây là nơi trung tâm của Hà Đông-Hà Nội và là đầu mối giao
thong tương đối thuận lợi,địa bàn hoạt đông của công ty tương đối rộng vì
thuận tiện cho viecj giao dịch và nắm bắt được các thong tin cần thiết.
*Thuận lợi và khó khăn của công ty:
25

×