Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Quản lý về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TTHH một thành viên đầu tư thương mại và du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396 KB, 59 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
***********
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Quản lý về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TTHH một thành viên đầu tư thương mại và du lịch
Sao Mai
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thanh Thủy
Mã sinh viên : QN 4976
Lớp : Quản lý kinh tế QN49
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
HÀ NỘI – 05/2011
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT:
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBND: Ủy ban nhân dân
TBCXH: Thương binh xã hội
P. TC- HC: Phòng tổ chức hành chính
KS: Khách sạn
TT- ĐH du lịch Sao Mai: Trung tâm điều hành du lịch Sao Mai
CBNV: Cán bộ nhân viên
SXKD: Sản xuất kinh doanh
CNVCLĐ: Công nhân viên chức lao động
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
WTO : World Trade Organization ( tổ chức thương mại thế giới )


FDI: Foreign Direct Investment (đầu tư trực tiếp nước ngoài )
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước,
ngành kinh doanh khách sạn và du lịch của Việt Nam ngày càng có những
bước phát triển đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Khi thị
trường được mở rộng giao lưu cùng bạn bè thế giới, việc hàng loạt các khách
sạn được mở ra làm sôi động thêm thị trường cung ứng du lịch và làm không
khí cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì vậy ngành du lịch và khách sạn đã
ngày một phát triển mạnh mẽ tạo ra nguồn thu to lớn đối với đất nước, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế chung đi lên một cách vượt bậc. Có thể nói rằng
trong thời gian kinh doanh khách sạn và du lich Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát
triển hơn nữa. Trên cơ sở đó cho thấy rằng việc nghiên cứu và đề ra các giải
pháp để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nhằm đáp ứng tốt
nhu cầu của thị trường là rất cần thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, để nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào hệ
thống kinh doanh quốc tế và khu vực.
Xuất phát từ nhận định trên, em đã chọn viết chuyên đề thực tập với đề
tài: “Quản lý về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TTHH một
thành viên đầu tư thương mại và du lịch Sao Mai”. Trong quá trình thực tập
tại công ty, em đã có điều kiện nghiên cứu về các hoạt động và phương thức
làm việc của công ty. Đây là điều kiện cần cho em viết bài này.
Đề tài này nhằm hệ thống hóa kiến thức đã được học trên nghế nhà trường
và các kiến thức về thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thị trường và
vấn đề phát triển thị trường của công ty, xem xét các mục tiêu và đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển và mở rộng việc kinh doanh của công ty.
Nội dung đề tài bao gồm:

Chương I:Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Sao Mai trong thời
gian qua.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty trong thời gian tới
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh:
1.1. Cạnh tranh và tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường:
1.1.1. Một số quan niệm về cạnh tranh:
Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Đối với doanh
nghiệp canh tranh là điều kiện sống còn, là động lực thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên khái niệm về cạnh tranh không
phải là vấn đề đơn giản vì nó được sử dụng trên những phạm vi khác nhau và
áp dụng cho từngđối tượng khác nhau.
- Theo Các Mác: “ cạnh tranh là sự ghanh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tư bản để giành giật những điệu thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ
hang hoá để nhận được lợị nhuận siêu ngạch”.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt nam: cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương
nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung
cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
- Theo Đại từ điển kinh tế: “ cạnh tranh hữu hiệu là một phương thức
thích ứng với thị trường của xí nghiệp ,mà mục đích là giành được hiệu quả
hoạt động thị trường làm cho người ta tương đối thoả mãn nhằm đạt được lợi
nhuận bình quân vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh bình thường, thù lao

cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời hoạt động của đơn vị sản xuất
cũng đạt được hiệu suât cao, không có hiện tượng dư thừa về trong một thời
gian dài, tính chất sản phẩm đạt trình độ hợp lí”
Từ một số khái niệm trên cho thấy cạnh tranh có nhiều quan điểm khác
nhau. Có khái niệm chưa nêu bật được tính chất ghanh đua gay gắt của cạnh
tranh, có khái niệm chưa nêu rõ đối tượng, mục đích của quá trình cạnh tranh.
Tuy nhiên, khi tổng hợp nội dung từ những khái niệm, cạnh tranh được
hiểu chung nhất là sự ghanh đua gay gắt giữa những người , tổ chức hoạt
động trong một lĩnh vực nhằm giành lấy những điều kiện có lợi nhất cho
mình để thu được lợi nhuận cao nhất đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản
xuất phát triển. Những điều kiện đó có thể là đầu vào, đầu ra hoặc vị thế, môi
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trường thuận lợi nhất. Phương thức ganh đua có thể là tốt đẹp, lành mạnh,
cũng có thể là thủ đoạn lợi mình, hại người. Cạnh tranh lành mạnh là động
lực của nền kinh tế thị trường hiện đại, là yếu tố đảm bảo sự chọn lọc hiệu
quả cho nền kinh tế, ngược lại cạnh tranh không lành mạnh phá hoại tính hiệu
quả của nền kinh tế thị trường, là phương tiện để kẻ xấu làm giàu bất chính.
1.1.2. Tính tất yếu của cạnh tranh:
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế , nó có mối quan hệ mật thiết qua lại
với các quy luật kinh tế khác, như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật
lưu thông tiền tệ…Dễ thấy cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất
hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt giữa những người sản xuất,
sự phân công lao động tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những
điều kiện thuận lợi hơn như: gần nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường tiêu
thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học công nghệ phát triển…nhằm giảm mức
hao phí lao động cá biệt xuống thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần
thiết để thu đươc nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá thì còn cạnh tranh.
1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế, nó có cả mặt tích cực
và tiêu cực tác động đến nền kinh tế.
1.2.1. Tác động tích cực:
- Cạnh tranh là động lực để tăng trưởng kinh tế, không có cạnh tranh thì
không có tăng trưởng kinh tế.
- Cạnh tranh đảm bảo mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu của nền
kinh tế.
- Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông các
yếu tố sản xuất. Thông qua cạnh tranh, các nguồn tài nguyên được phân phối
hợp lí hơn dẫn đến sự điều chỉnh kết cấu ngành, cơ cấu lao động được thực
hiện mau chóng và tối ưu.
- Cạnh tranh là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đẩy nhanh quá trình luân chuyển
vốn, luân chuyển các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên, tập trung sản
xuất và tích luỹ tư bản.
- Cạnh tranh còn là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận giữa các
ngành và trong nền kinh tế do chịu ảnh hưởng của quy luật bình quân hoá lợi
nhuận.
* Đối với các doanh nghiệp:
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khi tham gia vào thị trường các doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt. Trong một thị trường có hạn, với số lượng khách hàng cố
định, các doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận và áp lực phá sản nếu dừng
lại. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng sang tạo, nâng cao năng
lực, nhạy bén với thị trường , nâng cao tay nghề, áp dụng khoa học kĩ thuật
hiện đại vào sản xuất, đầu tư mở rông quy mô, hoàn thiện bộ máy tổ chức
quản lý, nhằm nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cạnh tranh làm nâng cao trình độ mọi mặt của người lao động, đặc biệt
là cán bộ quản lý, tạo cho người lao động những kinh nghiệm, bản lĩnh công

việc và hoàn thiện mình. Những cán bộ có năng lực thì được hưởng xứng
đáng với những gì họ bỏ ra. Đồng thời cạnh tranh đào thải những cán bộ kinh
doanh thiếu năng lực.
1.2.2. Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực mà cạnh tranh đã đem lại cho nền
kinh tế cũng như các doanh nghiệp thì nó còn gây ra không ít tiêu cực do
cạnh tranh không lành mạnh. Đó là những thủ đoạn, hành vi vi phạm đạo đức
pháp luật như: buôn lậu, trốn thuế, hàng nhái, hàng giả không đảm bảo chất
lượng,tung tin phá hoại…Và cuối cùng dẫn đến độc quyền làm cho nền kinh
tế phát triển không tốt.
Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận của mình bằng
mọi cách. Một trong những cách đó là cắt giảm các chi phí xử lí sinh thái môi
trường. Điều này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sinh
thái như: ô nhiểm nguồn nước, ô nhiễm không khí, rác thải, làm cạn kiệt tài
nguyên môi trường.
Mặc dù có những tác động tiêu cực không nhỏ, song cho đến nay cạnh
tranh đã, đang và sẽ là phương thức hiệu quả để tồn tại, là động lực để phát
triển kinh tế xã hội. Khi nào còn doanh nghiệp hoạt động, còn nền kinh tế thị
trường thì còn cạnh tranh.
1.3. Phân loại cạnh tranh:
1.3.1. Cạnh tranh hoàn hảo:
Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán và
người mua, mỗi người bán chỉ cung ứng một lượng hàng rất nhỏ trong tổng
cung của thị trường. Việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường của một
doanh nghiệp nào đó không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường.Họ không có
lí do gì để bán thấp hơn giá thị trường nhưng nếu bán cao hơn họ sẽ không
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thể bán được một sản phẩm nào. Như vậy để tối đa hoá lợi nhuận họ chỉ còn

cách giảm chi phí sản xuất. Trong thị trường này mọi thông tin đều đầy đủ và
không có hiện tượng cung cầu giả tạo. Khi chi phí biên của doanh nghiêp
giảm xuống bằng với giá trị thị trường doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa.
1.3.2. Cạnh tranh không hoàn hảo:
Là hình thức cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp đều có sức mạnh thị
trường, họ đều có quyết định giá bán của mình, và tác động đến giá cả thị
trường. Gồm có một số hình thức sau:
-Cạnh tranh độc quyền: là thị trường có nhiều người bán và nhiều người
mua, sản phẩm của các doanh nghiệp có thể thay thế cho nhau ở một mức độ
nào đó. Bằng các biện pháp như thay đổi mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng,
quảng cáo thương hiệu, uy tín…các doanh nghiệp cố gắng khác biệt sản
phẩm hoá của mình để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Tuy nhiên mức độ
khác biệt đó lại tuỳ thuộc sở thích, thị hiếu của khách hàng. Trong thị trường
này bên cạnh các biện pháp khác biệt hoá sản phẩm, chiến lược giá cả và
chính sách đối với khách hàng là các vấn đề doanh nghiệp luôn quan tâm để
đảm bảo khả năng cạnh tranh.
- Độc quyền tập đoàn: là trường hợp trên thị trường chỉ có một số hang lớn
bán các sản phẩm đồng nhất hoặc không đồng nhất. Họ kiểm soát hầu như
toàn bộ lượng cung trên thị trường nên có sức mạnh thị trường khá lớn. Các
hang trong tập đoàn thường cấu kết với nhau để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Nguyên nhân sự hình thành thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là do
quá trình phấn đấu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp , cạnh tranh thúc
đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra không đều ở các ngành, các
lĩnh vực kinh tế khác nhau. Mặc dù vậy cạnh tranh độc quyền lại có tác động
tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, nó làm lợi cho xã hội nhiều hơn là gây
hại.
1.3.3. Độc quyền hoàn toàn:
Là hình thái thị trường đối lập với cạnh tranh hoàn hảo. Chỉ có một
người bán ( hoặc mua) trên thị trường . Hàng hoá là độc nhất và không có
hàng hoá thay thế gần gũi nên họ có sức mạnh thị trường rất lớn. Doanh

nghiệp độc quyền luôn quyết định giá và sản lượng sao cho thu được lợi
nhuận siêu ngạch. Nguyên nhân của độc quyền là do họ đạt được lợi thế kinh
tế nhờ quy mô( độc quyền tự nhiên), hoặc do kết cấu, thôn tính, kiểm soát
được đầu vào…Độc quyền luôn có những tác động đến kinh tế xã hội như sản
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lượng bán thấp , giá quá cao và gây mất công bằng xã hội. Ở một số nước có
luật chống độc quyền nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế xã hội.
2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh:
Trong nền sản xuất hàng hoá, khi có nhiều người cùng sản xuất một loại
sản phẩm hàng hóa và cùng tiêu thụ trên thị trường thì cạnh tranh là một tất
yếu. C.Mac đã coi quy luật cạnh tranh là quy luật của nền sản xuất hàng hoá,
là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Nền kinh tế Việt Nam là một nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có định
hướng xã hội chủ nghĩa do đó cũng như các nền kinh tế hàng hoá khác, cạnh
tranh có tác động to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp và trong điều
kiện hội nhập kinh tế thế giới thì nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành điều
kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tiên quyết mà mỗi doanh
nghiệp phải có để có thể tồn tại và phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta hiện nay.
Khi đất nước mở của hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp trong nước sẽ
có cơ hội tham gia vào một thị trường lớn hơn, sẽ có nhiều cơ hội mở rộng
phạm vi hoạt động,tăng thị phần, tăng doanh thu. Nhưng đồng nghĩa với điều
đó là doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thử thách lớn hơn vì vậy, muốn
tồn tại và phát triển thì không có cách nào khác là phải tìm mọi cách nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình, khai thác triệt để những điểm mạnh, hạn chế
tối đa những điểm yếu. Hơn nữa tham gia vào thị trường thế giới các doanh
nghiệp Việt Nam buộc phải tuân theo những tiêu chuẩn khắt khe về chủng

loại sản phẩm, tiêu chuẩn hàng hoá,…do đó vô hình chung để thoả mãn
những tiêu chuẩn ngặt nghèo đó , doanh nghiệp buộc phải nâng cao năng lực
cạnh tranh.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
3.1.1. Yếu tố năng lực tài chính:
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được hiểu là khả năng tạo tiền, tổ
chức lưu chuyển tiền hợp lí, đảm bảo khả năng thanh toán để duy trì hoạt
động kinh doanh được tiến hành bình thường .
Khả năng khai thác tốt nguồn lực tài chính từ bên ngoài cũng như nội bộ
doanh nghiệp, khả năng quản lí nguồn vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp xác
định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết, từ đó phát triển khả năng cạnh tranh của
mình bằng hoạt động đầu tư và giữ vững nâng cao vị thế của mình trên thị
trường.
3.1.2. Yếu tố nguồn nhân lực và năng lực tổ chức- quản lí của công ty:
Nhân lực là yếu tố hạt nhân cơ bản tạo nên năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Năng lực nguồn nhân lực thể hiện ở khả năng trình độ cũng
như ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo, phong cách làm việc của đội ngũ công
nhân viên trong doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực chính là chủ thể của hoạt động trong doanh nghiệp, với
ý thức trách nhiệm và trình độ cao sẽ góp phần tăng năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Do đó với việc khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân
lực, doanh nghiệp phát huy được sự sáng tạo và đổi mới của đội ngũ lao động
và sẽ thích nghi được với thị trường, thậm chí là tạo nên sự khác biệt so với
đối thủ cạnh tranh. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với các hoạt
động đào tạo chuyên môn, chế độ đãi ngộ hợp lý luôn là nhiệm vụ cần được
ưu tiên, là chìa khóa thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh.

Cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp là sự tổng hợp từ các bộ
phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên
môn hóa và giao những quyền hạn và chức năng nhất định.
Năng lực tổ chức và quản lý của doanh nghiệp tốt sẽ tạo ra một bộ máy
làm việc ăn khớp và hiệu quả, làm tăng năng suất lao động và tạo được lợi thế
cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ khác. Quản trị doanh nghiệp tác
động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự
đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như
cân đối có hiệu quả các bộ phận bên trong doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trở nên bền vững nếu doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức
và hệ thống quản trị và chất lượng có hiệu quả.
3.1.2.1. Hoạt động Marketing:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ không được hình thành nếu
doanh nghiệp không có hoạt động marketing hiệu quả và nhạy bén.
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Marketing có thể hiểu là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các ý tưởng liên
quan đến việc hình thành và xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hoá
để thoả mãn nhu cầu của thị trường.
Nội dung cụ thể của hoạt động marketing phụ thuộc vào đặc điểm kinh
tế kĩ thuật của doanh nghiệp. Nhưng dù là doanh nghiệp sản xuất hay cung
cấp dịch vụ, thì tác động của hoạt động marketing đến việc hình thành năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất quan trọng. Hoạt động marketing đảm
bảo đem lại những phân tích chính xác, kịp thời về sự phát triển của thị
trường, những đánh giá về nhà cung ứng hay những thông tin về sản phẩm
của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó hoạt động marketing hiệu quả sẽ cho phép
doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao về mặt chất
lượng, giá cả và mẫu mã, tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
3.1.2.2. Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của công ty:

Hoạt động nghiên cứu và triển khai được hiểu là việc kết hợp giữa hoạt
động nghiên cứu khoa học lí thuyết với khả năng áp dụng những thành tựu đó
vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm mới có sự khác biệt hoá
cao.
Hoạt động nghiên cứu và triển khai được đầu tư hợp lí với những cán bộ
có trình độ cao sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, “ đi trước “
các đối thủ cạnh tranh khác trong việc xây dựng những sản phẩm mới, ưu việt
và kích thích nhu cầu của khách hàng trong thị trường hiện tại và thị trường
mới. Ngược lại doanh nghiệp sẽ tụt hậu năng lực cạnh tranh của mình nếu
như không duy trì hoạt động nghiên cứu và triển khai sản phẩm.
3.1.2.3. Yếu tố chất lượng sản phẩm của công ty:
Chất lượng và quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức
tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt
trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
- Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua.
- Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trện thị trường.
3.2. Các yếu tố bên ngoài:
3.2.1. Yếu tố của môi trường vĩ mô:
Mô hình PEST đã chỉ ra những nhân tố của môi trường vĩ mô bao gồm
các yếu tố: chính trị pháp luật, kinh tế, văn hoá xã hội và công nghệ.
- Kinh tế:
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong môi trường kinh doanh, kinh tế là một trong những nhân tố có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung cũng như năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng, tỷ giá hối
đoái, lãi suất trên thị trường vốn…
Ngoài ra, yếu tố kinh tế còn bao gồm các chính sách kinh tế của chính

phủ như luật tiền lương, chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, chính
sách hỗ trợ về giảm thuế, trợ cấp…cũng là những nhân tố tác động trực tiếp
đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng những lợi
thế cạnh tranh của mình để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chính trị, pháp luật:
Các yếu tố chính trị, pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của
môi trường kinh doanh. Một quốc gia có sự ổn định về chính trị pháp luật sẽ
tạo ra môi trường pháp lí ổn định giúp doanh nghiệp duy trì và phát huy lợi
thế cạnh tranh của mình, điều đó cũng thuận lợi hơn so với doanh nghiệp hoạt
động trong điều kiện chính trị bất ổn định hơn.
Một môi trường cạnh tranh với hệ thống pháp lí đầy đủ, đồng bộ và ổn
định sẽ đảm bảo các quyết định quản trị đạt tỷ lệ thành công caotrong hoạt
động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
- Văn hoá - xã hội:
Văn hoá xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc
tới hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các yếu tố về văn hoá –xã hội bao gồm: cơ cấu dân số, phân hoá giàu
nghèo, trình độ dân trí; phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, lối sống.
- Công nghệ:
Trong giai đoạn phát triển thần kì của khoa học – công nghệ hiện nay,
yếu tố công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng mang tính chất quyết
định đối với hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành:
Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter, 5 áp lực cạnh tranh ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và năng lực cạnh tranh nói riêng
của doanh nghiệp. Ông cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác
động của 5 lực lượng cạnh tranh. Với mô hình này doanh nghiệp sẽ hiểu rõ
hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động và tìm kiếm ưu thế
nổi trội hơn đối thủ của mình.
- Áp lực từ nhà cung cấp :

SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các doanh nghiệp cung cấp dich vụ cần phải quan hệ với các nhà cung
ứng thiết bị, máy móc, cung cấp nội dung… Cơ cấu thị trường và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ số lượng và áp lực
từ phía các nhà cung cấp đó. Mức độ chi phối của nhà cung cấp hình thành từ
sự thống trị, vị trí độc quyền hay sự liên kết giữa các nhà cung cấp trong hoạt
động cung cấp đầu vào. Điều đó ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trị, giá thành,
mức độ cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có được lợi thế khi tìm được và quan hệ tốt với các nhà
cung ứng phù hợp, tạo điều kiện trong việc đàm phán về giá các yếu tố đầu
vào, thời gian thanh toán cũng như số lượng các mặt hàng cung ứng. Từ đó
doanh nghiệp tạo được năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh
trong cùng lĩnh vực, đặc biệt là khi số lượng nhà cung cấp rất ít hoặc phải tìm
nhà cung cấp từ nước ngoài.
- Áp lực từ phía khách hàng:
Vấn đề khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường
cạnh tranh, đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh
tranh dịch vụ của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm và niềm tin của khách hàng là
một tài sản có giá trị to lớn đối với doanh nghiệp, không thể trao đổi mua bán
được bằng bất cứ giá nào ngoài năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp về chất
lượng, giá cả hoặc dịch vụ sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, khách hàng còn
nhiều hơn một sự lựa chọn các hãng sản phẩm nên khách hàng là đối tượng
luôn tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp. Khách hàng đòi hỏi những nhu cầu
về sản phẩm và tạo ra sức ép về giá cả và chất lượng, dịch vụ phân phối trước
và sau bán hàng…Doanh nghiệp nắm bắt được và phát huy những thế mạnh
của mình để đáp ứng những nhu cầu đó, tạo được niềm tin từ phía khách hàng
thì tức là doanh nghiệp đã có được một năng lực cạnh tranh mạnh mẽ của

mình. Ngược lại doanh nghiệp nào không biết biến nhu cầu của khách hàng
thành cầu thì sẽ bị thất bại.
- Áp lực từ đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp gồm toàn bộ doanh nghiệp đang
kinh doanh cùng ngành nghề với doanh nghiệp đó, tác động trực tiếp đến việc
hình thành, duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo
ra cung sản phẩm trên thị trường. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối
thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của chính đối thủ trong
ngành. Doanh nghiệp biết được lợi thế của mình và tìm hiểu được tiềm năng
của đối thủ, các ưu nhược điểm của họ trong lĩnh vực hoạt động: loại hình
dịch vụ, hệ thống phân phối, marketing, tính ưu việt của sản phẩm…thì doanh
nghiệp đó sẽ xây dựng cho mình được năng lực đúng đắn, củng cố và nâng
cao vị thế của mình trên thị trường.
Theo M.Porter những vấn đề sau ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh
của các đối thủ: số lượng công ty, thị trường tăng trưởng nhanh hay chậm,
các chi phí cố định, chi phí lưu kho, chi phí chuyển đổi hàng hoá thấp hay
cao, mức độ khác biệt hóa sản phẩm, khả năng thay đổi chiến lược cao, rào
cản thoát ra mạnh hay yếu, tính đa dạng của các đối thủ và sự chọn lọc trong
ngành.
- Áp lực từ những sản phẩm thay thế :
Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến
sản phẩm thuộc các ngành khác nhau. Theo các nhà kinh tế nguy cơ thay thế
xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả
của một hàng hoá thay thế. Khi quyết định sử dụng một sản phẩm nào đó
khách hàng sẽ đánh giá các phương án cùng thoả mãn một nhu cầu của mình
rồi mới quyết định . Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, thường

xuyên xuất hiện những dịch vụ thay thế nhằm thoả mãn những nhu cầu đa
dạng của khách hàng.
Phần lớn các dịch vụ thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công
nghệ. Sự ra đời của các dịch vụ mới thay thế đang là áp lực đối với doanh
nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội hay
thách thức phát triển phụ thuộc vào loại hình, đặc tính và giá cả của sản phẩm
thay thế.
- Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn:
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp mới tham gia
thị trường hoặc các doanh nghiệp khác có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh
doanh. Áp lực cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc vào mức độ khó khăn đối với các
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp có khả năng gia nhập ngành để cạnh tranh với các doanh
nghiệp đang hoạt động trong ngành.
Sự xuất hiện của các đối thủ mới này sẽ làm thay đổi bức tranh cạnh
tranh của ngành, do đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tất cả các
doanh nghiệp đang tham gia ngành đó. Doanh nghiệp cần thường xuyên tìm
hiểu và nắm bắt tín hiệu gia nhập của những doanh nghiệp mới, đánh giá mức
độ cạnh tranh của để từ đó có những quyết định đảm bảo năng lực cạnh tranh
của mình trong ngành.
4. Các chiến lược cạnh tranh của doanh của doanh nghiệp:
4.1. Chiến lược chi phí thấp:
Theo đuổi chiến lược chi phí thấp giúp cho công ty có lợi thế hơn đối thủ
cạnh tranh về chi phí. Công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp lựa chọn sự
khác biệt hóa sản phẩm ở mức thấp, thường công ty chỉ tạo ra khác biệt hoá
khi khách hàng yêu cầu. Công ty không chú ý đến phân đoạn thị trường và
thường cung cấp các sản phẩm cho các khách hàng trung bình. Như vậy công
ty theo chiến lược này cố gắng trở thành công ty hàng đầu tạo ra sự khác biệt.

Theo đuổi chiến lược chi phí thấp công ty có 2 ưu điểm: thứ nhất vì có
chi phí thấp nên công ty có thể đặt mức giá thấp hơn đối thủ của mình nhưng
vẫn có mức lợi nhuận bằng họ. Thứ 2 nêu như cạnh tranh ngành tăng các
công ty bắt đầu cạnh tranh về gía, công tycó chi phí thấp sẽ có khả năng chịu
đựng được sự cạnh tranh tốt hơn các công ty khác.
Tuy nhiên những khó khăn mà công ty theo đuổi chiến lược nàysẽ gặp
phải là: các công ty có chi phí thấp là các đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm tìm
cách sản xuất với chi phí thấp và tuyên chiến trực tiếp với công ty về giá sản
phẩm. Cuối cùng, chiến lược chi phí thấp là mạo hiểm vì công ty do muốn
giảm chi phí nên có thể không nhận biết được sự thay đổi trong khẩu vị của
khách hàng.
4.2. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu khách
hàng:
Mục tiêu của chiến lược này là có được lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo
ra nhiều loại mặt hàng hoá hoặc dịch vụ mà khách hàng cho rằng có những
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
điểm đặc biệt. Công ty theo đuổi chiến lược này có khả năng thoả mãn nhu
cầu của khách hàng nhằm phục vụ khách hàng theo hướng tốt nhất.
Ưu điểm của chiến lược này là: công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hoá
sản phẩm từ đó sẽ dễ dàng thỏa mãn các yêu cầu mà khách hàng mong muốn
và làm hài lòng khách hàng một cách tốt nhất.
4.3. Chiến lược cạnh tranh về thương hiệu.
Trong thời gian gần đây thương hiệu là một khái niệm được nhiều
người quan tâm. Theo định nghĩa: “ thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ,
một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố
trên nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một (hoặc một nhóm
người) và phân biệt sản phẩm dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh”. Doanh
nghiệp có dấu hiệu đó là người duy nhất có quyền sản xuất, phân phối, lựa

chọn nhà phân phối… sản phẩm và mọi hành vi sao chép thương hiệu của
công ty đều bị xử phạt nghiêm minh. Thương hiệu chính là tài sản vô giá của
doanh nghiệp.
Để xây dựng được một thương hiệu công ty phải tốn rất nhiều thời gian,
công sức và tiền của. Vì thương hiệu chính là sự khẳng định của chất lượng,
giá cả của công ty với khách hàng và sự thừa nhận của công chúng đối với
doanh nghiệp đó. Đồng thời để có thể duy trì và bảo vệ thương hiệu của mình
trong môi trường cạnh tranh mang tính khốc liệt như hiện nay.
4.4. Chiến lược cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.
Chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu, là sự sống còn của sản phẩm, ưu thế
cạnh tranh bắt nguồn từ chất lượng cao của sản phẩm, sản phẩm phải đạt tiêu
chuẩn chất lượng cạnh tranh, tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng nổi bật của sản
phẩm có vai trò quan trọng đối với sự thành công của thương hiệu sản phẩm,
những dịch vụ của thương hiệu phải khác biệt với sản phẩm và dịch vụ khác,
và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn: có nét đặc sắc, chất lượng vượt trội,
công dụng tiên tiến, công nghệ độc đáo, thiết kế tinh xảo, dịch vụ chu đáo
Tính khác biệt của sản phẩm và dịch vụ bắt nguồn từ sự khác biệt về giá trị
chủ thể, về giá trị bổ sung. Trong đó sự khác biệt về giá trị chủ thể: thể hiên ở
sự khác biệt chất lượng của sản phẩm, phản ánh thông qua công dụng và công
nghệ sản xuất của sản phẩm.
4.5. Chiến lược tập trung trọng điểm :
Chiến lược này khác với hai chiến lược khác ở chỗ công ty theo chiến
lược này chỉ phục vụ nhu cầu của một số nhóm khách hàng hoặc phân đoạn
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thị trường nào đó. Thị trường của công ty hẹp, thường là một vùng, một loại
khách hàng hoặc một loại sản phẩm.
Ưu điểm của công ty theo chiến lược này là công ty có thể cạnh tranh
với các đối thủ vì nó có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà các đối

thủ không thể có. Chính điều này giúp công ty có được những khách hàng
trung thành nhất. Đây là chiến lược phù hợp với những công ty có quy mô
nhỏ, mới thành lập.
Nhược điểm của công ty theo đuổi chiến lược này là : chi phí sản xuất
của công ty cao hơn các công ty khác , quyền lực với nhà cung cấp thấp, đặc
biệt thị trường nhỏ hẹp của công ty có thể bị biến mất do sự thay đổi của công
nghệ, hoặc khẩu vị của khách hàng, trong khi công ty không có khả năng
chuyển đổi nhanh như công ty theo khác biệt hoá nên dẫn đến dễ phá sản.
Cuối cùng là công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hoá có thể cạnh tranh
trực tiếp với thị trường hẹp của công ty.
5. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
5.1. Thị phần của doanh nghiệp:
Thị phần là một trong những tiêu chí thể hiện rõ nhất vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu sự
biến đổi thị phần của doanh nghiệp qua các thời kì khác nhau sẽ hiểu được rõ
hơn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi đánh giá thị phần, thường
doanh nghiệp sử dụng thị phần tuyệt đối và tương đối.
Thị phần tuyệt đối được hiểu là tỉ lệ doanh thu của doanh nghiệp trên
tổng số doanh thu của thị trường:
Thị phần tuyệt đối= Tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp/ tổng doanh thu
trên thị trường
Thị phần tuyệt đối thể hiện vị thế của doanh nghiệp thể hiện trên toàn bộ
thị trường. Doanh nghiệp có thị phần càng lớn thì càng thể hiện vị thế lớn
mạnh của mình.
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu thị phần tương đối. Thị
phần tương đối là doanh thu của doanh ngiệp trên doanh thu của đối thủ cạnh
tranh.
Thị phần tương đối= Tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp/ tổng doanh thu
của đối thủ cạnh tranh
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49

17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh
nghiệp
- Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối
thủ
- Nếu thị phần tương đối bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
và của đối thủ bằng nhau.
5.2. Giá trị kinh doanh và doanh thu của công ty:
Giá trị kinh doanh là toàn bộ giá trị do công ty tạo ra trong thời gian nhất
định thường là một năm. Giá trị kinh doanh cho biết khả năng kinh doanh của
công ty trong thời gian nhất định là bao nhiêu.
Doanh thu thuần là tổng giá trị kinh tế mà cơ sở sản xuất thu được từ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu thuần bao gồm: doanh thu từ
bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, doanh thu từ hoạt động kinh doanh
hàng hóa, doanh thu từ dịch vụ và doanh thu từ các hoạt động khác.
5.3. Tỷ suất lợi nhuận của công ty:
Tỷ suất lợi nhuận= lợi nhuận / doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận thể hiện lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ lợi nhuận
mang lại, một đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu
này thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, và cũng thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối
thủ cạnh tranh khác. Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu cao
chứng tỏ lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu là lớn, cho thấy doanh
nghiệp có nhiều điều kiện hơn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
hoặc đầu tư vào sản phẩm mới.
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÔNG TY SAO MAI TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Giới thiệu chung về Công ty dịch vụ du lịch Sao Mai:
1.1. Quá trình hình thành của công ty:
Công ty dịch vụ du lịch Sao Mai là doanh nghiệp của Đảng trực thuộc
Ban tài chính quản trị Thành ủy Hà Nội. Công ty có trụ sở chính tại ngõ 23
ngõ Thông Phong – Tôn Đức Thắng – Phường Quốc Tử Giám – Quận Đống
Đa – Hà Nội. Là doanh nghiệp Nhà nước, công ty có tư cách cá nhân, hạch
toán độc lập, thực hiện và tổ chức kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch và
các dịch vụ khác góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Đảng.
- Tiền thân của công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai là Khách sạn Sao Mai
được thành lập theo quyết định số 3096 QĐ/UB ngày 25/6/1990 của
UBND Thành phố Hà Nội.
- Năm 1993 Khách sạn Sao Mai được chuyển đổi thành công ty Dịch vụ
Du lịch Sao Mai theo quyết định số 1485 /QĐ-UB ngày 09/4/1993 của
UBND Thành phố Hà Nội.
- Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai là doanh nghiệp đoàn thể, trực thuộc
Thành ủy Hà Nội.
- Cơ quan quản lý trực tiếp: Văn phòng Thành ủy Hà Nội.
- Năm 2010 theo:
+ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc
chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên.
+ Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ và
Thông tư số 18/2007/TT-BLĐTBXH ngày 10/9/2007 của Bộ Lao động
TBXH về xử lý lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty nhà nước.
+ Quyết định số 1575/QĐ-UBND ngày 07/4/2010 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc cho phép Công ty dịch vụ du lịch Sao Mai trực thuộc
Thành ủy Hà Nội triển khai chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên.
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49

19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Tên Công ty:
- Tên đầy đủ tiếng Việt:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH SAO MAI
- Tên viết tắt tiếng Việt:
CÔNG TY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI & DU LỊCH SAO MAI
- Tên giao dịch tiếng Anh:
SAO MAI TOURIST AND TRADING INVESTMENT COMPANY
LIMITED
- Tên viết tắt tiếng Anh: SAO MAI TTI CO., LTD
- Trụ sở chính: Số110, đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu
Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.38332951 – Fax : 04.38333012
• Vốn điều lệ :
Vốn Điều lệ của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Thương mại
và Du lịch Sao Mai tại thời điểm đăng ký kinh doanh là:
8.000.000.000 đồng
(Bằng chữ: Tám tỷ đồng Việt Nam )
Vốn điều lệ của Công ty bao gồm:
- Vốn hiện có trên sổ kế toán đến thời điểm 31/12/2009 là: 7.299.412.164
đồng.
Trong đó:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 7.195.728.315 đồng.
- Lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn cho Công ty: 103.683.849 đồng.
( Gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính )
- Số vốn còn thiếu: 700.587.836 đồng, Công ty sẽ bổ xung từ lợi nhuận sau
thuế hàng năm.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của

công ty
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ chính trị do Thành ủy giao là tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách Đảng thành
phố.
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảo toàn và phát huy hiệu quả nguồn vốn được Thành ủy giao; Góp
phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
1.2.2. Mục tiêu của Công ty:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị do Thành ủy giao là tổ chức thực hiện
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách
Đảng thành phố.
Bảo toàn và phát huy hiệu quả nguồn vốn được Thành ủy giao.
Mục tiêu chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nền
tảng thực trạng sản xuất kinh doanh và cơ sở vật chất hiện có : Tổ chức kinh
doanh khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng có hiệu quả cao; kinh doanh
lữ hành nội địa và Quốc tế theo hướng chuyên nghiệp và đạt chất lượng cao;
triển khai hoạt động kinh doanh bất động sản.
Xây dựng Công ty phát triển vững mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu
bình quân từ 10% đến 12 % năm.
Chủ động trong sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng dịch
vụ, tình thần phục vụ, mở rộng thị trường, tiếp thị quảng bá các sản phẩm
dịch vụ khách sạn – du lịch của công ty; khai thác và phát triển những lợi thế
nhằm tạo dựng được uy tín và thương hiệu của Công ty khắp trong và ngoài
nước.
1.2.3. Ngành, nghề sản xuất kinh doanh:
Kinh doanh khách sạn; kinh doanh nhà khách, nhà nghỉ;
 Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày;

 Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống;
 Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác;
 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách
hàng ( phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới… );
 Dịch vụ ăn uống khác;
 Hoạt động dịch vụ phục vụ hôn lễ;
 Kinh doanh quán rượu, bia, quầy Bar ; Dịch vụ phục vụ đồ uống khác;
 Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự
( trừ
hoạt động thể thao);
 Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú;
 Kinh doanh lữ hành;
 Hoạt động của các đại lý du lịch; điều hành tour du lịch;
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ
chức tour du lịch;
 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
 . Kinh doanh lữ hành Quốc tế;
 Vận chuyển khách du lịch bằng ô tô;
 Vận tải hành khách bằng taxi; Vận tải bằng xe buýt;
 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành;
 Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh;
 Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ khác bằng ô tô;
 Cho thuê ô tô; Cho thuê xe có động cơ khác;
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ;
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt (đại lý bán vé tàu
hỏa);
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy (đại lý bán vé

tàu thủy);
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không(đại lý bán vé
máy bay);
 Kinh doanh dịch vụ: sân Golf, sân Tennis;
 Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí ( trừ loại nhà nước cấm);
 Xây dựng nhà các loại;
 Kinh doanh bất động sản;
 Tư vấn, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất;
 Hoạt động tư vấn đầu tư; Ủy thác đầu tư;
 Đại lý ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống); Đại lý xe có động cơ khác;
 Đại lý phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;
 Đại lý; đấu giá; môi giới;
 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại;
 Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm;
 Xuất nhập khẩu các mặt hàng do công ty kinh doanh;
 Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao
động, việc làm;
 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục;
 Quảng cáo; nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận;
 Cho thuê máy móc, thiết bị văn phòng ( kể cả máy tính);
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.4. Mô hình tổ chức của công ty :
Căn cứ nền tảng quá trình phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh
những năm trước, dự báo tình hình thị trường, thị phần và kế hoạch đầu tư,
đồng thời trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh của Công ty để có bước
chuyển đổi phát triển bám sát yêu cầu công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị,
công tác sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, hoàn chỉnh bộ máy quản lý
của Công ty theo hướng tinh gọn về tổ chức, nâng cao trình độ, năng lực, phát

huy quyền chủ động, sáng tạo trong các bộ phận sản xuất, đảm bảo sản xuất
liên tục, an toàn chất lượng, hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển của
Công ty.
Từ những mục tiêu mang tính định hướng đã nêu trong phương án sản
xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức của Công ty được thực hiện như sau:
* Tổ chức bộ máy công ty :
Công ty áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình: Chủ tịch công ty,
Giám đốc và các Kiểm soát viên.
Trong đó: Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc
- Cơ cấu tổ chức bộ máy :
+ Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc: 01 người
+ Phó Giám đốc: 02 người
+ Kế toán trưởng: 01 người
+ Kiểm soát viên: 01 người
+ Phòng tổ chức – Hành chính: 01 người
+ Phòng kế toán: 04 người
+ Phòng kinh doanh: 02 người
+ Phòng đầu tư: 02 người
+ Trung tâm điều hành du lịch Sao Mai: 08 người
+ Khách sạn Cầu Giấy: 56 người

Tổng cộng : 78 người
- Sơ đồ tổ chức bộ máy :
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty trong thời
gian qua.
2.1. Đặc điểm môi trường cạnh tranh của công ty
2.1.1. Đối thủ cạnh tranh của công ty.

Hiện tại trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều khách sạn khác nhau, vì thế sự
lựa chọn của khách hàng là tương đối lớn. Với tiềm lực là một khách sạn 3
sao, có bề dày kinh nghiệm làm việc công ty đã từng bước cải thiện và phát
triển đi lên trở thành một khách sạn có quy mô và đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng. Tuy nhiên, để có một chiến lược phát triển tốt, nâng cao năng lực
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
Phó Giám đốc
P.TC-HC P.Kế toán P.Kinh doanh P.Đầu tư
KS Cầu Giấy TT ĐH Du lịch SM
Chủ tịch Công ty kiêm Giám
đốc
Các bộ phận trực
thuộc
Các bộ phận trực
thuộc
Phó Giám đốc
Kiểm soát viên
KS Sao Mai
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cạnh tranh của công ty thì bản thân công ty phải hiểu được mình và hiểu đối
thủ, cách thức hoạt động của đối thủ cạnh tranh có những điểm khác gì so với
doanh nghiệp của mình, từ đó có thể thấy được những mặt mạnh, yếu của
mình để xây dựng chiến lược phù hợp với công ty.
Đối với các đối thủ cạnh tranh của khách sạn như khách sạn Hacinco, Á
Châu, Sunny (3 sao) hay khách sạn cao cấp như Deawoo, Nikko (5 sao),
khách sạn Sao Mai phải nỗ lực hết sức mình tạo ra được sự khác biệt cũng
như chất lượng trong từng sản phẩm. Đối với người Việt Nam xu hướng thích
sử hàng tốt nhưng giá cả cạnh tranh, công ty Sao Mai đã đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng. Với giá cả cạnh tranh so với các khách sạn cùng sao hay

cao cấp hơn mà dịch vụ vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, vì vậy
lượng khách hàng lựa chọn Sao Mai ngày một tăng. Đối với khách nước
ngoài, chiến lược Marketing đã giúp khách du lịch biết tới khách sạn và lựa
chọn đây là điểm đến của mình.
2.1.2. Khách hàng của công ty.
Trụ sở chính của công ty được đặt tại Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn
hiến của dân tộc, là trung tâm văn hóa, chính trị và tôn giáo. Vì vậy lượng
khách tới Hà Nội là rất lớn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh khách sạn trở
nên thuận lợi hơn, đa phần khách hàng của công ty là các cá nhân, tổ chức đi
thăm quan du lịch, đi công tác. Một phần khách hàng lớn là những cá nhân
nước ngoài tới Việt Nam du lịch. Ngoài ra đối tượng khách của khách sạn
còn là khách ăn uống, khách hội nghị, hội thảo.
2.2. Các nhân tố nội lực của công ty.
2.2.1. Nguồn lực về tài chính.
Tình hình tài chính tài sản tính đến ngày 31/12/2009.
- Vốn kinh doanh: 22.935.808.930 đồng
Trong đó:
+ Vốn chủ sở hữu: 7.195.728.315 đồng
+ Vốn vay: 15.740.080.615 đồng
- Tình hình tài sản của doanh nghiệp:
Giá trị theo sổ sách kế toán đến ngày 31/12/2009:
* Nhà cửa, vật kiến trúc
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyên giá: 19.455.811.392 đồng
Giá trị còn lại: 10.575.700.673 đồng, chiếm 54,35 % nguyên giá
* Máy móc thiết bị
Nguyên giá: 1.430.493.382 đồng
Giá trị còn lại: 101.349.881 đồng, chiếm 7,06 % nguyên giá

* Phương tiên vận tải
Nguyên giá: 892.408.455 đồng
Giá trị còn lại: 745.307.662 đồng, chiếm 83,52 % nguyên giá
* Tài sản cố định khác
Nguyên giá: 1.701.961.802 đồng
Giá trị còn lại: 821.770.337 đồng, chiếm 48,26 % nguyên giá
* Tổng tài sản:
Nguyên giá: 23.480.675.031 đồng
Giá trị còn lại: 12.244.128.553 đồng, chiếm 52,15 % nguyên giá
2.2.2. Nguồn lực về nhân sự, tiền lương và năng lực quản lý của cán bộ.
- Nguồn lực về nhân sự: nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với
bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào, đặc biệt trong môi trường luôn biến
động và cạnh tranh khốc liệt thì các doanh nghiệp không chỉ ganh đua nhau
về sản phẩm, khách hàng…mà còn cả nguồn nhân lực.
Việc sắp xếp, sử dụng lao động thực hiện theo nguyên tắc: Sử dụng tối đa
lao động hiện có để đáp ứng yêu cầu công việc của Công ty đảm nhận trong
giai đoạn mới, phù hợp với quá trình đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trong
chiến lược kinh doanh phát triển của Công ty. Đối với lao động không đủ sức
khỏe, năng lực trình độ hoặc do chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng
dần lao động có chuyên môn nghiệp vụ, sẽ vận dụng theo Thông tư số
18/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 10/9/2007 của Bộ Lao động thương binh và xã
hội.
- Tổng số lao động có tên trong doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi:
101 người.
SV: Đỗ Thị Thanh Thủy Lớp : QLKT QN 49

×