Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.38 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển,
nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững
và phát triển trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm
bắt và đáp ứng được tâm lý người tiêu dùng, đồng thời giám sát tất cả các quy
trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hóa. Để kinh doanh đạt hiệu
quả cao, công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch
toán kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu để tiến hành các hoạt động
quản lý.
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt là công ty mới tham gia
vào thị trường thức ăn chăn nuôi, một thị trường mà cầu luôn có xu hướng
tăng, tuy nhiên đối thủ cạnh tranh trên thị trường này là rất lớn, mặt khác,
hiện nay, sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ nước ngoài cũng đang
chiếm một tỉ trọng tương đối cao.
Qua thời gian thực tập, đi vào tìm hiểu về công ty Cổ phần thức ăn
chăn nuôi Đất Việt, em nhận thấy hoạt động bán hàng nói chung, công tác kế
toán, hạch toán kế toán bán hàng nói riêng là một bộ phận quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của của công ty, nên luôn đòi hỏi được hoàn thiện. Vì
vậy, em đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán bán
hàng tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt”.
Đề tài của em gồm 3 phần chính:
Chương 1: Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của công
ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thức ăn
chăn nuôi Đất Việt.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thức ăn
chăn nuôi Đất Việt.
Là sinh viên khoa kế toán lần đầu bước vào thực tế, không tránh khỏi


những bỡ ngỡ, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy
cô giáo trong khoa, sự hướng dẫn giúp đỡ của các anh chị kế toán của công ty
cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt đã tạo điều kiện cho em hoàn thành
chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, bài làm của em khó
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý từ
các thầy cô và các anh chị phòng kế toán của công ty để giúp chuyên đề của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC
ĂN CHĂN NUÔI ĐẤT VIỆT.
1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng của công ty.
Mục tiêu mà Công Ty Cổ Phần Thức ăn Chăn nuôi Đất Việt là hướng
đến là tăng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các nhà chăn nuôi tại
Việt Nam và các nước trong khu vực. Đồng thời hợp tác chiến lược với các
nhà chăn nuôi lớn, các công ty chuyên nghiệp nước ngoài, bảo vệ môi trường,
đáp ứng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, mở rộng thị trường, tăng cổ
tức cho cổ đông và đóng góp ngân sách nhà nước.

Thương hiệu uy tín là cách duy nhất tạo nên sự khác biệt cho một sản
phẩm. Do đó, để phát triển thành công việc kinh doanh, Ban Giám Đốc và
nhân viên của công ty luôn ý thức xây dựng một thương hiệu mạnh, không
ngừng thiết lập mối quan hệ tốt với các khách hàng, để nâng cao thương hiệu
của mình. Sản phẩm của công ty đa dạng, đáp ứng nhu cầu phong phú của thị
trường.
1.1.1. Danh mục hàng bán của công ty.
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt là doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi,

cung cấp cho thị trường cả nước với các loại thức ăn cho cho gia súc, gia cầm,
thủy sản như: Heo, Bò, Gà Vịt , Cút, Cá, Ếch… Các sản phẩm của Công ty
ngày càng được đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã cũng như được nâng cao
về chất lượng để có thể đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của thị trường chăn
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
nuôi gia súc, gia cầm. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty luôn nằm
trong danh sách các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đứng đầu của Việt Nam,
cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Với một quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm của công ty đa
dạng, phong phú về chủng loại và đạt chất lượng cao, đã từng bước tạo dựng
được uy tín và thế đứng trên thị trường. Sản phẩm được sản xuất theo quy
trình công nghệ khép kín, phối hợp chặt chẽ và kiểm tra kỹ lưỡng cho đến
khâu cuối cùng, phân loại, bảo quản kho an toàn. Trên cơ sở nghiên cứu thị
trường về nhu cầu sản phẩm cùng với nghiên cứu tiềm lực của công ty, công
ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt đã có chiến lược đầu tư vào các mặt
hàng thức ăn chăn nuôi đa dạng.
Theo mục đích chăn nuôi
Công ty sản xuất các loại thức ăn cho hầu hết các giống gia súc và gia
cầm chủ yếu được chăn nuôi tại Việt Nam , cụ thể là các loại vật nuôi sau:
- Về thức ăn cho lợn: gồm có thức ăn cho lợn con, lợn nuôi lấy thịt, lợn nái.
- Về thức ăn cho gà: gồm có thức ăn cho gà thịt công nghiệp, gà ta thả vườn.
- Về thức ăn cho ngan, vịt: gồm có thức ăn cho vịt thịt, vịt con, vịt vỗ
béo, vịt thả đồng và vịt đẻ.
Đây là những loại gia súc, gia cầm chủ yếu trong ngành chăn nuôi nước
ta. Sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty sẽ giúp cho các loại
vật nuôi phát triển theo ý muốn của người nông dân, nâng cao chất lượng thịt,
trứng, sữa và góp phần giúp ngành chăn nuôi nước ta phát triển.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán

Theo hình thức sản phẩm
Cũng như bất cứ sản phẩm nào, những nhà sản xuất luôn đa dạng hoá
sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và tăng thêm
cơ hội thu lợi nhuận. Thức ăn chăn nuôi của một loại gia súc, gia cầm được
sản xuất với nhiều chủng loại phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của loại gia súc, gia cầm đó. Vì vậy, Công ty cũng đa dạng hoá sản
phẩm thức ăn chăn nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thức ăn chăn nuôi của công ty được sản xuất dưới các hình thức là
thức ăn dạng viên, dạng mảnh và thức ăn dạng bột. Trong đó, tỷ lệ thức ăn
dạng viên chiếm khoảng 60 – 70%. Thực tế cho thấy, thức ăn dạng viên có
nhiều ưu điểm hơn thức ăn dạng bột, dễ sử dụng, nhiều tính năng, dễ bảo
quản, tuy nhiên quá trình sản xuất cũng phức tạp hơn, cần nhiều đầu vào
nguyên liệu hơn và giá thành trên thị trường cũng cao hơn.
Cụ thể, đi vào tìm hiểu, em xin giới thiệu danh mục sản phẩm của công
ty theo bảng sau:
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm của công ty.
STT Tên sản phẩm Mã số
Protein
(%)
Dạng
sp
Q.cá
ch
(Kg)
Đơn
giá/
Bao
Đơn

gía/kg
THỨC ĂN HỖN HỢP VIÊN CHO HEO CAO CẤP
1 Hỗn hơp cho heo con(7kg-15kg) 880A 21
Viên
25
351.000 14.040
2 Hỗn hợp cho heo từ 15kg-30kg 881A 17
Viên
25
222.500 8900
3 Hỗn hợp cho lợn từ 30kg- xchuồng 882A 15
Viên
25
210.900 8436
4 Hỗn hợp cho lợn từ 20kg- x.chuồng 883A 13
Viên
25
196.600 7864
THỨC ĂN ĐẬM ĐẶC CHO HEO CAO CẤP
5 Đậm đặc heo thịt(từ tập ăn-xchuồng) A150S 46
bột
5
77.000 15.400
6 Đâm đặc heo thịt(từ tập ăn-xchuồng) 150S 46
bột
20
305.000 15.250
7
Đậm đặc heo nái (Nái chửa và nái nuôi
con)

662A 40
bột
25
301.250 12.050
THỨC ĂN ĐẬM ĐẶC VÀ HỖN HỢP CHO GÀ
8 Đậm đặc cho gà thịt 777A 43
bột
25
357.850 14.314
9 Hỗn hợp cho gà siêu thịt(từ 1-21ngày) 510A 21
mảnh
25
267.000 10.680
10 Hỗn hợp cho gà siêu thịt(từ 21-42ngày) 511A 19
Viên
25
254.500 10.180
11
Hỗn hợp cho gà siêu thịt(từ43-
xchuồng)
512A 17
Viên
25
244.500 10.180
12 Hỗn hợp cho gà thịt(từ1-40 ngày) 551A 17
mảnh
25
240.150 9.606
13 Hỗn hợp cho gà thịt(từ40ngày-xuất) 552A 15
Viên

25
236.100 9.444
THỨC ĂN HỖN HỢP CHO VỊT, NGAN
14
Hỗn hợp cho vịt, ngan thịt( từ 1-21
ngày)
331A 20
Viên
25
225.750 9.030
15
Hỗn hợp cho Vịt, ngan thịt(từ 22 ngày-
xuất)
332A 17
Viên
25
215.700 8.628
16
Hỗn hợp cho vịt, ngan thịt (từ1ngày-
xuất)
333A 15
Viên
25
210.550 8.422

Theo thống kê, sản phẩm chiếm tỷ trọng sản xuất lớn nhất của công ty
là sản phẩm hỗn hợp heo các loại, với tỷ lệ sản xuất 45% trong các năm. Tỷ
trọng sản xuất các sản phẩm trong năm 2010 như sau:
Bảng 1.2. Tỷ trọng sản phẩm sản xuất năm 2010 của công ty.
LOẠI SẢN Tỷ lệ Số lượng (tấn)

SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHẨM
Sản phẩm đậm
đặc các loại
25% 2.800
Sản phẩm Heo
con các loại
15% 1.700
SP hỗn hợp gà vịt
các loại
15% 1.700
SP hỗn hợp heo
các loại
45% 5.100
Tổng cộng 11.300 tấn
Sản phẩm của công ty luôn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt
Nam hiện hành. Với tiêu chí lấy chât lượng làm đầu, Công ty luôn phấn đấu
để xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh.
1.1.2. Thị trường của công ty.
Thị trường tiêu thụ hay thị trường đầu ra là khâu quyết định cuối cùng
đối với sự thành bại của hoạt động sản xuất. Nếu sản phẩm sản xuất ra đạt
tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng nhưng lại không bán được thì đầu tư thất
bại. Chính vì vậy trước khi tiến hành đầu tư thì doanh nghệp phải nghiên cứu
kĩ thị trường để sản phẩm có thể được chấp nhận và tiêu thụ, như vậy thì hoạt
động đầu tư mới có lãi và mới được xem là hiệu quả. Mới tham gia sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực nay không lâu, đảm bảo uy tín với khách hàng, tìm
kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường luôn là vấn đề then chốt trong sự
phát triển của công ty. Hiện tại, công ty thực hiện tiêu thụ hàng hóa chủ yếu là
thị trường miền Bắc, trọng tâm là các tỉnh miền núi phía Bắc, lấy thị phần tại

tỉnh Bắc Giang làm nền móng chủ yếu cho các tỉnh khác. Công ty sẽ giữ vững
và phát triển mạnh thị trường truyền thống ở các tỉnh miền Bắc mà công ty
đã thiết lập quan hệ, từng bước mở rộng thị trường mới ra các tỉnh Miền núi
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
phía Bắc Việt Nam. Những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều biến
động của thị trường và sức ép cạnh tranh của các hãng sản xuất thức ăn chăn
nuôi trong và ngoài nước nhưng kết quả sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn
nuôi của Công ty vẫn không ngừng tăng cao. Hiện tại, công ty đã xây dựng
được hệ thống đại lý phân bố đều tại những địa điểm chăn nuôi công nghiệp
trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.
Khách hàng của công ty là những trại chăn nuôi lớn, những đại lý bán
hàng trải đều khắp các tỉnh miền Bắc, đó là những khách hàng thường xuyên,
mua với số lượng lớn và tương đối ổn định. Trong đó, các đại lý bán buôn và
thương nhân là khách hàng quan trọng nhất của công ty với tỷ lệ mua là 62%
các sản phẩm của công ty, các đại lý bán lẻ là 26%, các trang trại chăn nuôi
công nghiệp là 12%. Theo như danh mục đối tượng khách hàng mà em thu
thập được, các đại lý của công ty được tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc
Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa,
Hà Giang bên cạnh đó, công ty vẫn đang có kế hoạch mở rộng thị trường,
tìm kiếm khách hàng mới.
1.1.3. Phương thức bán hàng của công ty.
Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tiêu thụ sản
phẩm của mình thì nhất thiết công ty phải có các chính sách bán hàng linh
hoạt, hợp lý và đạt hiệu quả, nhất là khi trên thị trường thức ăn chăn nuôi hiện
nay, đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước là rất nhiều và sản phẩm của công
ty vẫn còn là sản phẩm mới. Hiện tại, công ty sử dụng đan xen cả phương
thức bán buôn và bán lẻ nhằm bổ sung cho nhau, hạn chế các nhược điểm, tạo
nên hệ thống bán hàng tối ưu nhất.
Phương thức bán buôn:

SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Bán buôn là hình thức bán hàng chủ yếu của công ty, phương thức này
giúp cho công ty tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn, thu hồi vốn nhanh, ít có
hiện tượng ứ đọng vốn hay khách hàng chiếm dụng vốn của công ty. Theo
phương thức tiêu thụ này, công ty đã xây dựng được một hệ thống đại lý rộng
khắp các tỉnh phía Bắc. Các đại lý này là trung gian thực hiện việc tiêu thụ
hàng hóa giữa công ty và khách hàng của công ty tại các tỉnh. Công ty thực
hiện bán buôn theo hai hình thức: bán buôn qua kho theo hình thức bán hàng
trực tiếp và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng. Tất cả việc tiêu thụ hàng
hóa đều phải ký kết qua hợp đồng kinh tế và để tránh sai sót có thể xảy ra,
trong hợp đồng phải ghi rõ: tên đơn vị mua hàng, mã số thuế của đơn vị mua,
số lượng, đơn giá, quy cách, phẩm chất của hàng hóa, thời gian, địa điểm giao
nhận hàng, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các chế độ ưu đãi
cùng các cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đại lý có thể sử dụng được nguồn
vốn linh hoạt hơn, công ty chủ động tạo ra các phương thức thanh toán mềm
dẻo, công ty có thể giảm giá hoặc chiết khấu cho các đại lý từng lô hàng hoặc
sau từng lần thanh toán. Công ty luôn đề ra chính sách giá cả phù hợp trên cơ
sở giá thị trường hoặc giá đã thỏa thuận với khách hàng trong các hợp đồng
mua bán. Công ty thực hiện chính sách chiết khấu đối với những khách hàng
mua thường xuyên, mua với số lượng lớn, với khách hàng ở tỉnh xa hoặc với
khách hàng mua hàng thanh toán ngay, tỷ lệ chiết khấu là 1-2% trên tổng
doanh số bán cho khách hàng đó cả năm.
Phương thức bán lẻ:
Công ty áp dụng phương thức bán lẻ thông qua việc khách hàng đến
phòng kinh doanh của công ty để yêu cầu mua hàng hoặc liên hệ trực tiếp qua
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
điện thoại để đặt hàng. Đối với phương thức bán hàng này, áp dụng cho các

đại lý bán lẻ và các chủ trang trại chăn nuôi là khách hàng của công ty. Công
ty thực hiện bán lẻ thu tiền trực tiếp, thời hạn thanh toán được áp dụng linh
hoạt, có thể thanh toán chậm 15 ngày hoặc tùy sự thương lượng, trao đổi
thống nhất giữa hai bên. Khách hàng có thể nhận hàng ngay tại công ty hoặc
công ty vận chuyển hàng đến tận nơi với phí vận chuyển do thỏa thuận giữa
công ty với khách hàng.
2.2.Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của công ty.
Nền kinh tế mở cửa và sự hội nhập của nó với nền kinh tế thế giới tạo
ra một môi trường kinh doanh luôn biến động và khiến cho chiến lược kinh
doanh cũng cần phải có những hiệu chỉnh tương ứng nhanh chóng để thích
nghi với môi trường thay đổi đó. Để đứng vững và phát triển trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu
cầu của người tiêu dùng. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các
quy trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ để đảm bảo được việc bảo toàn
và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng. Sản phẩm của
doanh nghiệp sau khi được sản xuất xong thì vấn đề hàng đầu mà tất cả các
doanh nghiệp quan tâm là tiêu thụ. Quản lý quá trình bán hàng là một yêu cầu
thực tế, nó xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý
tốt khâu bán hàng thì mới đảm bảo được chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
và đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt đã từng bước cải tiến, hoàn thiện
công tác tổ chức bán hàng với sự tham gia của các bộ phận, phòng ban từ
công tác tiếp thị, ký kết đơn hàng cho đến các dịch vụ sau bán hàng. Trong đó:
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Giám đốc kinh doanh: là người chỉ đạo trực tiếp các hoạt động kinh
doanh bán hàng của công ty. Giám đốc kinh doanh sẽ xây dựng, triển khai
chính sách bán hàng, quy chế đại lý, thiết lập hệ thống phân phối trên toàn
quốc và các chính sách, quy trình làm việc khác liên quan đến hoạt động kinh
doanh. Chịu trách nhiệm khảo sát nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường,

chịu trách nhiệm theo dõi công nợ khách hàng và thu hồi nợ khách hàng.
Phòng kế hoạch và phòng kinh doanh: giao tiếp khách hàng, liên hệ
với các cơ sở bên ngoài tiếp thị và khai thác thị trường, nghiên cứu thị trường
chọn khách hàng ký hợp đồng, cố vấn cho ban giám đốc về việc chọn khách
hàng, thị trường tiêu thụ, tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thường
xuyên liên lạc với khách hàng để giải quyết những trợ ngại trong quá trình
kinh doanh, giám sát theo dõi việc xử lý khiếu nại của khách hàng đối với
nhân viên trực thuộc, giám sát việc thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ đối
với công ty, tham mưu, đề xuất cho ban giám đốc, hỗ trợ các bộ phận khác về
kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động. Tiếp
thị hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho công ty, đảm
bảo nguồn hàng ổn định cho công ty, lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu,
đem mẫu chào hàng. Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm, trên cơ sở
đó chiết tính giá thành sản phẩm, giá bán trình tổng giám đốc duyệt, phát triển
thị trường nội địa theo chiến lược của công ty. Lập kế hoạch kinh doanh các
sản phẩm từ các đơn hàng nhận được.Nhận các đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế
trình giám đốc duyệt.Làm thủ tục thực hiện việc xuất kho cho các đơn hàng
đã ký. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng cho tổng giám đốc
công ty
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Kế toán bán hàng: Chịu trách nhiệm lập hóa đơn bán hàng và các lệnh
xuất kho theo đơn đặt hàng đã có xác nhận của khách hàng và bộ phận kinh
doanh, quản lý khách hàng đó.
Kế toán bán hàng khi nhận được đơn đặt hàng sẽ kiểm tra xem đơn
hàng có hợp lệ hay không. Một trong những nhân tố tạo nên tính hợp lệ của “
Đơn đặt hàng” là đơn đặt hàng phải có xác nhận của khách hàng và nhân viên
đại diện của bộ phận kinh doanh. Kế toán bán hàng chỉ có trách nhiệm xử lý
những “Đơn đặt hàng” hợp lệ.
Sau khi nhận được đơn hàng, kế toán bán hàng thông báo cho bộ phận

vận chuyển để bộ phận vận chuyển xếp lịch vận chuyển hàng hóa, phản hồi
với khách hàng và Giám đốc khu vực.
Kế toán bán hàng có trách nhiệm lưu đơn đặt hàng của khách hàng
theo tập hồ sơ công nợ phải thu của khách hàng đó.
Dựa vào “Đơn đặt hàng”, kế toán bán hàng kiểm tra kho hàng hóa
xem số lượng hàng có đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng không. Nếu hàng
hóa thiếu so với đơn đặt hàng thì kế toán bán hàng phải liên hệ với nhân viên
kinh doanh hoặc khách hàng để thương lượng lại đơn đặt hàng của khách
hàng. Với các đơn hàng trong trường hợp đặc biệt, Kế toán bán hàng phải xin
xác nhận trực tiếp của Giám đốc kinh doanh hoặc người được ủy quyền.
Nếu hàng hóa trong kho đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì kế
toán bán hàng lên đơn hàng ( xác định số lượng hàng được KM, chiết khấu
BH, TT, CT…).
Dựa vào việc xây dựng đơn hàng, kế toán bán hàng phản hồi với giám
sát bán hàng và khách hàng về số tiền khách hàng phải thanh toán.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Kế toán bán hàng lập hóa đơn bán hàng (Biên bản giao nhận hàng
hóa)và lệnh xuất kho để bộ phận vận chuyển chuyển hàng tới khách hàng.
Khi nhận được Lệnh xuất kho có đầy đủ chữ ký thẩm quyền, Thủ kho
tiến hành xuất kho và lấy đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
Quyết toán và đối chiếu công nợ khách hàng
Kế toán công nợ kiểm tra, thống kê công nợ của khách hàng.
Việc thúc giục, thu hồi công nợ là trách nhiệm của bộ phận kinh
doanh. Kế toán công nợ có trách nhiệm cung cấp công nợ (số tiền nợ và tuổi
nợ) của khách hàng cho Bộ phận kinh doanh 01 lần/tháng từ ngày 10 đến
ngày 15 hàng tháng. Những phát sinh đột xuất phù hợp nếu có yêu cầu của
giám sát bán hàng thì Kế toán công nợ sẽ cung cấp bổ sung.
Đối với những công nợ khó đòi nếu bộ phận kinh doanh cần sự hỗ trợ
của Bộ phận kế toán phải được làm việc bằng văn bản. Doanh số chuyển về sẽ

không được tính cho bộ phận kinh doanh mà được tính cho bộ phận kế toán.
Việc điều chuyển hàng giữa các nhà phân phối phải được thông báo
chính thức bằng văn bản cho bộ phận kế toán trước khi thực hiện. Nếu những
phát sinh trên không được thông báo bằng văn bản cho Bộ phận Kế toán thì
Bộ phận kinh doanh hoàn toàn chịu trách nhiệm với tổn thất đã gây ra.
Kế toán bán hàng có trách nhiệm cung cấp lượng hàng hóa tồn kho
cho các Giám đốc kinh doanh 3 lần/tháng vào các ngày 10, 20, 30 hàng tháng
bằng bản cứng hoặc bản mềm ( nếu thông tin được gửi bằng bản mềm – mail
thì kế toán bán hàng phải có trách nhiệm nhắn tin cho Giám đốc kinh doanh
về nghiệp vụ mình đã thực hiện).
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Kế toán công nợ khách hàng: là bộ phận có trách nhiệm theo dõi
công nợ khi kết hợp số liệu của bộ phận kế toán bán hàng, kế toán ngân hàng
và kế toán tiền mặt.
Thủ kho: là bộ phận duy nhất được phép tiến hành nhập – xuất kho
hàng hóa, nguyên vật liệu thuộc sỡ hữu công ty dựa trên lệnh nhập – xuất kho
với đầy đủ chữ ký của những người có thẩm quyền. Thủ kho sau khi kiểm tra
tính hợp lệ của lệnh giao hàng sẽ lập lệnh xuất kho. Trên phiếu xuất kho phải
ghi rõ chính xác tên từng loại hàng và số liệu theo yêu cầu xuất trên lệnh giao
hàng. Căn cứ vào phiếu xuất kho đã được phê duyệt, sau khi đối chiếu và
kiểm tra khớp đúng thông tin thực tế với thông tin đã được cung cấp trên lệnh
giao hàng, thủ kho tiến hành xuất hàng.
Bộ phận vận chuyển, bốc dỡ: chuyển hàng từ kho đến khách hàng,
đảm bảo đủ và vận chuyển an toàn hàng hóa. Khi lái xe ra khỏi cổng, phải
được bảo vệ kiểm tra thành phẩm, ký nhận vào giấy xuất kho.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG
TẠI CÔNG TY CP THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẤT VIỆT.

2.1. Kế toán doanh thu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích
kinh tế doanh nghiệp thu được trong năm, phát sinh từ các hoạt động kinh
doanh hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, được khách hàng chấp
nhận thanh toán.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi thoả
mãn các điều kiện:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như quyền
sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc giao dịch
bán hàng.
Kế toán doanh thu bán hàng của công ty được thực hiện như sau.
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán.
Để quản lý và theo dõi tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm, tùy theo
phương thức bán hàng và thanh toán, công ty sử dụng các bộ chứng từ khác
nhau với quy trình luân chuyển chứng từ tương ứng với phương thức đó.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Theo phương thức bán buôn:
Các chứng từ được sử dụng là: Hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng,
Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu xuất kho, Phiếu thu tiền mặt hoặc Giấy ghi nợ,
Giấy báo có của ngân hàng.
Khi có nghiệp vụ bán hàng phát sinh, phòng kinh doanh ký kết hợp
đồng kinh tế hoặc lập đơn đặt hàng với khách hàng. Khi khách hàng đến nhận
hàng, căn cứ vào hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng đã được giám đốc
duyệt, phòng kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng làm ba liên:
Liên1 (màu tím): lưu tại quyển hóa đơn.

Liên 2 ( màu đỏ): giao cho khách hàng.
Liên 3( màu xanh): dùng trong nội bộ nhà máy để ghi sổ.
Bảng 2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng sử dụng trong công ty.
HÓA ĐƠN GTGT
Liên 1: lưu
Ngày
3/11/2010
Mẫu số:01 GTKL-3LL
MV/2010B
Số 0099352
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt.
Địa chỉ: Lô D5, D6 khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang.
Số tài khoản: Mã số: 2401466492
Điện thoại: 0240.3661385- 0240.3661386- 0240.3661387
Họ tên người mua hàng: Lê Mai Ngọc Khánh
Tên đơn vị: đại lý cô Ngọc Khánh
Địa chỉ: Thạch Đa, Mê Linh, Hà Nội.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Hình thức thanh toán: tiền mặt. Mã số:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá(đ)
Thành
tiền(đ)
A B C 1 2 3=1x2

1
2
Hỗn hợp heo con(7kg-
15kg)
Đậm đặc heo thịt(từ tập
ăn-xuất chuồng)
Bao
Bao
25
18
351.000
77.000
8.775.000
1.386.000
Cộng tiền hàng 10.161.000
Thuế suất thuế GTGT 10% tiền thuế GTGT 1.016.100
Tổng cộng thanh toán 11.177.100
Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu một trăm bảy bảy nghìn một trăm đồng.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ
tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ
tên)
Hóa đơn giá trị gia tăng ghi rõ các thông tin về tên, địa chỉ, nếu
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng thì ghi thêm số tài khoản ngân hàng, đơn
vị tính, đơn giá của thành phẩm bán ra. Phòng sản xuất kinh doanh ký vào hóa
đơn và chuyển cho Giám đốc ký duyệt. Sau đó, hóa đơn giá trị gia tăng và

phiếu xuất kho đã có chữ ký hợp lệ được chuyển tới phòng kế toán.
Bảng 2.2. Mẫu phiếu xuất kho của công ty.
Công ty CP thức ăn chăn nuôi Đất Việt
Lô D5,D6 khu CN Đình Trám,Bắc
Giang
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 3 tháng 11 năm 2010
Số 0013457
Nợ TK 632
Có TK 155
Họ tên người nhận hàng: Hồ Đức Minh Địa chỉ: Phòng Kinh doanh
Lý do xuất kho: Bán hàng
Xuất kho tại: kho 001 Địa điểm: Lô D5, khu CN Đình Trám, Bắc Giang
STT Tên hàng

hàng
Đ.vị
tính
Số lượng
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2

1.
Hỗn hợp heo con(7kg-
15kg)
880A Bao 25 25
2. Đậm đặc heo thịt(từ tập ăn-
xuất chuồng)
A150S Bao 18 18
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho
Trường hợp thanh toán ngay bằng tiền mặt, khách hàng nộp tiền, kế
toán thanh toán lập Phiếu thu. Phiếu thu đươc lập thành 3 liên:
Liên 1: lưu tại quyển.
Liên 2: chuyển cho khách hàng.
Liên 3: dùng trong nội bộ nhà máy để ghi sổ.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Thủ quỹ thu tiền, ký vào phiếu thu và đóng dấu đã thu tiền.
Bảng 2.3. Mẫu phiếu thu được sử dụng của công ty
PHIẾU THU
Ngày 12 tháng 11 năm
2010
Mẫu số 01-TT
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
PT08/01
Nợ TK 111
Có TK 131
Họ tên người nộp tiền: Phan Mai Hương.
Địa chỉ: phòng kinh doanh.
Lý do nộp: thu tiền bán hàng.
Số tiền: 11.177.100

Ghi bằng chữ: Mười một triệu một trăm bảy bảy nghìn một trăm đồng
chẵn.
Kèm theo: hóa đơn GTGT số 0099352 chứng từ gốc.
Người nộp tiền Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên)
Nếu thanh toán theo phương thức trả chậm, kế toán viết Giấy ghi nợ
cho khách hàng. Sau đó khách hàng mang đầy đủ chứng từ để xuống kho
nhận hàng, bao gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu xuất kho và Phiếu
thu( liên 2) hoặc Giấy ghi nợ. Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Hóa đơn giá trị gia
tăng đã hoàn thành thủ tục nộp tiền hoặc giấy ghi nợ, thủ kho tiến hành xuất
hàng rồi gắn Thẻ kho cho từng loại thành phẩm xuất kho và chuyển cho
phòng kế toán Hóa đơn giá trị gia tăng ( liên xanh) và Phiếu xuất kho (liên 2).
Bảng 2.4: Mẫu thẻ kho được sử dụng ở công ty.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Đơn vị:CT CP thức ăn chăn nuôi Đất Việt
Địachỉ:LôD5,D6KCNĐìnhTrám,BắcGiang
.
Mẫu số S12-DN
(Ban hành theo QĐ
số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng BTC
THẺ KHO
Ngày 30 tháng 10 năm 2010
Tên sản phẩm: Đậm đặc heo thịt (từ tập ăn-XC)A150S
Trường hợp vận chuyển hàng đến tận nơi cho khách, kế toán giao cho
nhân viên giao hàng 2 liên màu đỏ và màu xanh. Sau khi giao hàng và thu tiền
xong, nhân viên giao hàng nộp tiền hàng cho thủ quỹ kèm liên xanh Hóa đơn
giá trị gia tăng.

Theo phương thức bán lẻ:
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Ngày
tháng
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng(bao)
Xác nhận
của kế
toán
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
Tồn đầu tháng 280
3/11 0011908 Nhập kho 1000 1280
3/11 0013457
Xuất bán cho đại
lý Ngọc Khánh
18 1262
5/11 0013561
Xuất bán cho đại
lý cô Nga
100 1162
…. … …. …
Tồn cuối kỳ 450
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Chứng từ sử dụng trong trường hợp này gồm có: Đơn đặt hàng, Hóa
đơn giá trị gia tăng, Phiếu xuất kho, Phiếu thu hoặc Giấy ghi nợ, Giấy báo có
của ngân hàng.
Phòng kinh doanh sẽ tiếp nhận Đơn đặt hàng của khách hàng qua điện
thoại. Khi các Đơn đặt hàng trên được giám đốc kinh doanh thông qua, kế
toán tiến hành lập Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu xuất kho. Hóa đơn giá trị

gia tăng được lập thành 3 liên: lưu tại quyển, giao cho khách hàng và dùng
trong nội bộ để nhà máy ghi sổ. Hóa đơn giá trị gia tăng và Phiếu xuất kho đã
có chữ ký hợp lệ được chuyển đến phòng kế toán. Kế toán giao cho nhân viên
giao hàng 2 liên màu đỏ và màu xanh. Sau khi giao hàng và thu tiền xong,
nhân viên giao hàng nộp tiền hàng cho thủ quỹ kèm liên xanh Hóa đơn giá trị
gia tăng. Thủ quỹ thu tiền và kế toán thanh toán ghi sổ.
2.1.2.Kế toán chi tiết doanh thu
Khi có nghiệp vụ bán hàng, kế toán lập Phiếu xuất kho và Hóa đơn
giá trị gia tăng. Từ những chứng từ này, kế toán bán hàng sẽ tiến hành
nhập số liệu vào phần mềm kế toán, từ những số liệu nhập vào, phần mềm
kế toán sẽ tự động nhập vào Sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ này được
mở chi tiết cho từng loại hàng hóa của công ty.
Bảng 2.5. Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
SỔ CHI TIẾT DOANH THU
Tên hàng hóa: Đậm đặc cho heo thịt( từ tập ăn-XC)A150S
Từ ngày 01/11 đến ngày 30/11/2010
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Số hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
0099293 01/11
Bán hàng cho

đại lý anh Tuấn
131 15.400.000
…. …. … … ….
0099352 03/11
Bán hàng cho
đại lý Ngọc
Khánh
111 1.386.000
…….
Kết chuyển 911 100.100.000
Cộng phát sinh 100.100.000 100.100.000
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Cuối tháng, khi có lệnh của của kế toán, phần mềm kế toán sẽ tiến hành
vào Sổ tổng hợp chi tiết doanh thu bán hàng.
Bảng 2.6. Sổ tổng hợp chi tiết doanh thu bán hàng.
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT DOANH THU.
Tháng 11 năm 2010
STT Tên hàng hóa
Số tiền
Nợ Có
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
1.
Hỗn hợp cho heo con(7-
15kg)880A
494.559.000
2.

Hỗn hợp cho gà siêu thịt từ 21
đến 42 ngày511A
249.410.000

16.
Đậm đặc cho heo thịt(từ tập
ăn_XC)A150S
100.100.000
17.
…. … … …
Cộng 4.878.913.500
Ngày 30 tháng 11 năm 2010
Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ tên)
2.1.3.Kế toán tổng hợp về doanh thu.
Hàng ngày, kế toán tập hợp các chứng từ doanh thu cùng loại, dựa
vào đó, ghi vào các Chứng từ ghi sổ.
Bảng 2.7. Chứng từ ghi sổ doanh thu bán hàng- số 01.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Tháng 11 năm 2010
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày
tháng

Nợ Có
PT01/01 02/11
Anh Minh nộp tiền
bán hàng
111 511 35.100.000
PT02/01 02/11
Chị Hương nộp tiền
bán hàng
111 511 13.843.600
… …. …
PT08/01 03/11
Chị Hương nộp tiền
bán hàng
111 511 10.161.000
… … …. …
Cộng phát sinh 544.750.550
Người lập Ngày 30 tháng 11 năm 2010
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 2.8: Chứng từ ghi sổ doanh thu bán hàng- số 03.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỐ 03
THÁNG 11 NĂM 2010
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu

Ngày
tháng
Nợ Có
009928
4
02/11
Bán hàng cho đại lý Tùng
Anh
131 5111 36.500.000
009930
1
02/11
Bán hàng cho đại lý cô
Hải
131 5111 54.790.500
… …. …
0099397 29/11
Bán hàng cho đại lý Mai
Lâm
131 5111 11.743.000
Cộng phát sinh 492.315.700
Người lập Ngày 30 tháng 11 năm 2010
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
sau đó vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ rồi vào Sổ cái tài khoản 511.
SV: Lê Thị Thu Hồng Lớp: Kế toán tổng hợp 49C

×