Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.42 KB, 74 trang )

Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
MỤC LỤC
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
1
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Lời mở đầu
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, mức độ cạnh
tranh về hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong
nước và quốc tế ngày càng khốc liệt hơn. Nhất là khi đất nước ta đã tham gia vào thị
trường WTO, điều này mang lại cho các doanh nghịêp Việt Nam nhiều cơ hội quí
báu và đồng thời cũng tạo ra nhiều thử thách lớn. Do đó, mỗi doanh nghiệp không
những phải tự lực vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết
phát huy tối đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bên cạnh các phương thức xúc tiến thương mại đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
với mục đích cuối cùng là đem lại lợi nhuận cao nhất, các doanh nghiệp cần phải
nắm bắt thông tin, số liệu cần thiết, chính xác từ bộ phận kế toán để kịp thời đáp
ứng yêu cầu của nhà quản lý, cớ thể công khai báo cáo tài chính để thu hút nhà đầu
tư, tham gia vào thị trường tài chính.
Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, phải thể hiện được vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới. Là công ty cổ phần có quy mô nhỏ nhưng lại có uy
tín trong lĩnh vực cung cấp thiết bị trong ngành in ấn của thành phố Hà Nội và một
số tỉnh phụ cận, Công ty xuất nhập khẩu ngành in SIC đang dần khẳng định mình
trên thương trường nhập khẩu.
Xét về mặt tổng thể, các doanh nghiệp kinh doanh không những chịu tác động
của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu cạnh tranh, khi hàng
hoá của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của hàng hoá
được thực hiện, lúc này doanh nghiệp thu về được một khoản tiền, khoản tìên này
được gọi là doanh thu. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp được khoản chi phí


khả biến và bất biến bỏ ra, thì phần còn lại là lợi nhuận. Bất cứ một doanh nghiệp
nào cũng muốn thu lợi nhuận là tối đa. Phần lớn trong các doanh nghiệp sản xuất
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
2
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
kinh doanh và thương mại thì doanh thu đạt được là do quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về bán hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế
toán bán hàng nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
em đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu ngành in SIC.”
Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu ngành in SIC.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
3
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Chương 1
Đặc điểm và tổ chức quản lý bán hàng của Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu SIC.
1.1. Đặc điểm bán hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu SIC.
1.1.1. Danh mục hàng bán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu SIC
Ngành công nghiệp in là một trong những ngành công nghệ cao ở trên Thế

Giới và cả Việt Nam. Cho đến nay thì Việt Nam vẫn chủ yêu là nhập khẩu máy móc
thiết bị ngành in từ nước ngoài như máy móc, bản kẽm, cao su, mực, hóa chất cho
đến những phụ kiện máy móc rất nhỏ như cái lưỡi gà, lò xo, má phanh,…Sản phẩm
mà Công ty cung cấp cho khách hàng phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản và Đức. Khoảng 80% các mặt hàng được nhập từ Trung Quốc như
máy in, mực, bản kẽm, tất lô, cao su…còn lại được nhập từ các nước khác.
Hiện nay, Công ty SIC có khoảng trên 600 sản phẩm các loại bao gồm máy
móc, thiết bị, vật tư cung cấp cho ngành công nghiệp in của hầu hết các doanh
nghiệp ở miền Bắc và miền Trung. Đối với máy móc và những hàng hóa có giá trị
cao khó vận chuyển, khách hàng chủ yếu là các nhà xuất bản, các công ty in ấn, các
cơ sở gia công in. Đặc điểm của khách hàng này là mua theo đơn đặt hàng và giao
nhận theo tiến độ của họ. Do vậy, đối với sản phẩm này thường sử dụng kênh ngắn
( kênh trực tiếp ), khách hàng đến trực tiếp Công ty xem hàng, thỏa thuận giá cả.
Đối với những sản phẩm vật tư như: cao su, lưỡi dao các loại, hóa chất phục vụ cho
máy in và sau in, phụ kiện, bản kẽm, mực in offset. Thì việc sử dụng các loại kênh
dài tỏ ra thích hợp hơn. Vì loại sản phẩm này có giá trị đơn vị thấp, dễ vận chuyển
và bảo quản, mặt khác khách hàng của loại sản phẩm này rất phân tán.
Sản phẩm vật tư của Công ty được chia thành các nhóm: cao su, lưỡi dao
các loại, hóa chất phục vụ cho máy in và sau in, phụ kiện, bản kẽm, mực in offset.
Công ty chủ yếu nhập vật tư và thiết bị phụ tùng ngành in công nghiệp.
Các mặt hàng rất phong phú và đa dạng. Mặt hàng chủ yếu như sau:
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
4
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Mực in offset là mặt hàng nhiều nhất công ty nhập về. Bao gồm nhiều chủng
loại, màu sắc, khối lượng, kích thước khác nhau. Ví dụ như mực Trung Quốc-
yamei, mực Thượng Hải-Peony, mực Nam Ninh. Mỗi loại mực này đều có 7 màu:
xanh, đỏ sen, đỏ cờ, trắng trong, trắng đục, vàng, đen. Mực mà công ty đặt mua
trong nước là mực Tân Bình. Bao gồm Tân Bình cao cấp và Tân Bình PC mỗi loại

có 7 màu như mực Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của thị
trường trong nước.
Hóa chất dùng cho mực in như dầu pha mực, mỡ pha mực, dầu tăng dính,
chất làm nhanh khô mực, nước rửa số nhảy, bình xịt chống khô mực.
Bản kẽm chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Bao gồm 2 loại chính là kẽm
con rồng và kẽm new start. Mỗi loại có nhiều khổ khác nhau.
Hóa chất dùng cho bản kẽm, tất lô, cao su và tấm lót cao su, hóa chất dùng
cho lô và cao su.
Hóa chất dùng cho máy in, hóa chất dùng sau in.
Lưỡi dao máy xén, lưỡi dao máy bế.
Các loại vật tư khác như dây thép, dao đánh mực, xốp lau bản.
Thiết bị ngành in như máy bế, máy in được nhập khẩu phụ kiện.
Mặt hàng kinh doanh công ty hiện tại đang gần khoảng 600 sản phẩm các loại
phục vụ cho ngành in như: máy móc, thiết bị ngành in và bao bì như: mực in, bản
kẽm, cao su in, đế phím, hóa chất ngành in, các loại keo dán phục vụ ngành in, tất lô
sợi tơ, hóa chất phục hồi cao su,…
Về thiết bị và phụ tùng, công ty có thể cung cấp những chủng loại tiên tiến
của thế giới, xuất xứ Trung Quốc, ấn Độ, Việt Nam như: các loại máy in offset, in
ống đồng, inflenxo, các máy hỗ trợ in như máy hiện bản, máy phơi bản, máy tạo
vân trên giấy, máy tạo gạch đầu dòng trên giấy,…và các máy gia công sau in như
máy vào bìa, máy bó sách, máy khâu sách bằng chỉ, máy khâu sách bằng dây thép,
máy xén giấy, máy bế hộp, máy làm khuôn bế, máy uốn lưỡi dao bế, máy cắt góc
sách,…các loại máy gia công khác như máy mài dao, máy gấp phong bì, máy phết
hồ nắp phong bì, máy ép lò xo,…các số nhảy cho máy in photo và in offset phục vụ
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
5
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
cho máy in hóa đơn chứng từ, vé, cầu đường, chất lượng cao; các lưỡi dao cho các
loại máy xén giấy, máy bế hộp; cùng các loại phụ tùng thay thế cho tất cả các loại

máy ngành in. Ngoài ra hoạt động nhập khẩu từ nước ngoài thì còn mua của một số
công ty trong nước sản xuất.
Về vật tư, công ty có những nguồn nhập khẩu phong phú nên có thể cung cấp
các loại mực in offset của nhiều hãng như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,
Singgapore, Malaixia. Và bản kẽm in offset các khổ giấy của Trung Quốc; cao su in
Đức, Trung Quốc; Các hóa chất in như dung dịch làm ẩm; thuốc tút tẩy bản kẽm;
gôm bản; nước rửa máy; nước nửa cao su in…
Công ty CP XNK ngành in SIC chủ yếu nhập khẩu các hàng hóa thiết bị vật
tư từ nước ngoài với mẫu mã, bao bì đảm bảo chất lượng được trong và ngoài nước
đánh giá cao.
Công ty có bộ phận vận tải được trang bị phương tiện vận chuyển ô tô, xe
máy đáp ứng nhu cầu của khách hàng gần cũng như xa. Khách hàng được nhân viên
kinh doanh của công ty giải thích rõ ràng về từng mặt hàng chất lượng cũng như ưu
nhược điểm của từng loại phẩm. Khách hàng luôn được công ty trang bị cuốn
catalog với đầy đủ thông tin sản phẩm. Từ đó khách hàng có thể đưa ra quyết định
lựa chọn phù hợp nhất.
1.1.2. Thị trường của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu SIC.
Địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu là các tỉnh Miền Bắc và một số tỉnh
khác như: Nghệ An, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hiện nay, công ty đang
chiếm khoảng 80% thị phần tại thị trường miền Bắc, và khoảng 40% thị trường
miền Nam.
Hiện nay, công ty đang cung cấp hàng hóa cho khoảng hơn 400 khách hàng
trên phạm vi cả nước. Hơn 400 khách hàng với dung lượng lấy hàng thường xuyên
khoảng 50 - 70 phiếu xuất hàng mỗi ngày cũng là con số thể hiện hiệu quả làm việc
của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty.
Khách hàng của công ty về cơ bản được chia thành 3 nhóm khách hàng lớn :
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
6
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

 Nhóm khách hàng thứ nhất là các khách hàng Nhà nước bao gồm các
Công ty, nhà máy, xí nghiệp lớn, các nhà xuất bản thuộc Nhà Nước. Nhóm này số
lượng không nhiều nhưng lượng hàng hóa tiêu thụ hàng tháng rất lớn và đều đặn.
 Nhóm khách hàng thứ 2 của SIC là nhóm công ty cổ phần. Nhóm
khách hàng này thường có đặc điểm quyết định mua của họ được đưa ra nhanh
chóng chịu ảnh hưởng chủ yếu của Giám Đốc công ty.
 Nhóm khách hàng thứ 3 là các công ty hoặc nhà in tư nhân. Đây là
nhóm khách hàng lớn, chiếm khoảng 2/3 tổng số khách hàng của công ty. Họ là các
nhà xưởng gia công, xưởng in hàng mã. Việc mua bán và thanh toán thường diễn ra
nhanh chóng.
Hiện tại công ty đã giành quyền cung cấp trang thiết bị ngành in cho 3 nhóm
khách hàng trên,đó là thị trường hiện tại của công ty. Vì vậy, công ty luôn nỗ lực
hết mình để không bị các đối thủ cạnh tranh giành thị trường của mình. Ngoài ra,
công ty không ngừng mở rộng thị trường ở các tỉnh miền Nam. Đó là một thị trường
tiềm năng. Bên cạnh đó miền Bắc hiện tại là thị trường chính nên chính sách của
công ty không vì khai thác thị trường mà bỏ quên thị trường hiện tại.
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
7
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Bảng 1.1. Danh sách một số đối thủ cạnh tranh của Công ty tại thị trường miền Bắc
TT Tên công ty Địa chỉ Mặt hàng đặc trưng
1 Công ty in Thống Nhất 24 Ngô Quốc sư-Hà Nội Mực Toka,Betone,Elpit.
2 Công ty SPM Ngõ 109 Đường Trường
Chinh- Hà Nội
Mực Progres99,Arotol.
Cao su ý,Nhật.
3 Công ty Thăng Long Đường Giải Phóng- Hà
Nội
Bản kẽm Thăng Long

Mực Thượng Hải, cao su.
4 Công ty An Hùng Minh Đường Nguyễn Huy
Tưởng
Mực Elpis,maxet,…
5 Công ty Sơn Hòa(VIC) Đường Giang Văn Minh Kẽm JPS.
6 Công ty An Thành Số 123 Thụy Khuê Kẽm JPS.
7 Công ty Tân Xuân Đường Giảng Võ Mực Thượng Hải,Toka…
8 Công ty Hương Giang 246-Trần Khát Chân Mực cleantech,Thượng
Hải.
Lưỡi dao xén giấy,kẽm W
9 Công ty in Khoa học kỹ
thuật
123- Nguyễn Khuyến Mực Thượng Hải.
TT Tên công ty Địa chỉ Mặt hàng đặc trưng
1 Công ty in Thống Nhất 24 Ngô Quốc sư-Hà Nội Mực Toka,Betone,Elpit.
2 Công ty SPM Ngõ 109 Đường Trường
Chinh- Hà Nội
Mực Progres99,Arotol.
Cao su ý,Nhật.
3 Công ty Thăng Long Đường Giải Phóng- Hà
Nội
Bản kẽm Thăng Long
Mực Thượng Hải, cao su.
4 Công ty An Hùng Minh Đường Nguyễn Huy
Tưởng
Mực Elpis,maxet,…
5 Công ty Sơn Hòa(VIC) Đường Giang Văn Minh Kẽm JPS.
6 Công ty An Thành Số 123 Thụy Khuê Kẽm JPS.
7 Công ty Tân Xuân Đường Giảng Võ Mực Thượng Hải,Toka…
8 Công ty Hương Giang 246-Trần Khát Chân Mực cleantech,Thượng

Hải.
Lưỡi dao xén giấy,kẽm W
9 Công ty in Khoa học kỹ
thuật
123- Nguyễn Khuyến Mực Thượng Hải.
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty CP XNK ngành in SIC)
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu SIC.
Bán hàng là một quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hoá thông
qua trao đổi hàng hoá – tiền tệ trong đó doanh nghiệp trao hàng cho người mua và
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
8
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
người mua thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền cho doanh nghiệp. Bán
hàng là một khâu quan trọng trong sản xuất kinh doanh và mở ra chu kỳ sản xuất
kinh doanh mới. Để nâng cao hiệu quả của quá trình này, doanh nghiệp cần áp dụng
các phương thức bán hàng thích hợp.
Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các tài
khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hoá, đồng thời có tính
quyết định đối với việc xây dựng thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu bán
hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận.
Hiện nay, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC đang áp dụng phương
thức bán hàng trực tiếp.
Theo phương thức này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ
đến nhận hàng tại kho của công ty hoặc giao nhận hàng tay ba ( các công ty mua
bán thẳng ). Người nhận hàngsau khi đã ký nhận vào chứng từ bán hàng của công
ty thì hàng đã được xác định là bán và ghi nhận doanh thu nghĩa là Công ty không
còn nắm giữ quản lý, sở hữu hàng hoá.
Thuộc phương thức này gồm có các trường hợp cụ thể sau:
+ Bán hàng thu tiền ngay: sau khi nhận hàng , bên mua phải thanh toán ngay

tiền hàng cho công ty.
+ Bán chịu : Trong trường hợp này, bên bán giao hàng ngay cho người mua
nhưng người mua không thanh toán ngay mà trả tiền sau một thời gian thoả thuận.
Khi nền sản xuất và lưu thông hàng hoá càng phát triển, để thúc đẩy cho quá trình
bán hàng thì quá trình bán hàng chịu có xu hướng tăng để tạo ra sự hấp dẫn cho
khách hàng từ tăng doanh thu. Nhưng bán chịu cũng có nhược điểm là công ty bị
chiếm dụng vốn và khả năng mất vốn rất cao.
+ Bán trả góp : Là phương thức bán hàng thu tiền làm nhiều lần. Người mua sẽ
thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số còn lại người mua chấp nhận trả dần
vào các kỳ sau và chịu một lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ là
như nhau trong đó bao gôm một phần doanh thu gốc và phần lãi trả chậm.
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
9
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu ngành in SIC.
Quá trình bán hàng và kết quả bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giữa chúng có mối tương quan mật
thiết với nhau. Và yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp chính là tổ chức quản lý hoạt động bán hàng. Tại Công ty, cơ cấu tổ
chức quản lý hoạt động bán hàng được tổ chức và phân công nhiệm vụ khá rõ ràng
và cụ thể.
 Phòng kinh doanh
Vai trò nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
o Lập kế hoạch nghiên cứu thị trường.
o Lập kế hoạch tiếp thị với khách hàng.
o Bán hàng.
o Chăm sóc khách hàng và giải quyết các vướng mắc của khách hàng.
o Làm các báo cáo về doanh số bán hàng và tình hình thị trường gửi lên ban

giám đốc.
o Trưởng phòng kinh doanh, với chức năng lập các kế hoạch và thực hiện quản
lý kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp
đồng kinh tế, có những quyết định đúng đắn trong công tác đối ngoại, quản
lý vốn và tài sản, tham gia lập giá và quản lý kế hoạch, thực hiện các hợp
đồng nhập khẩu hàng hoá, phụ trách quá trình bán hàng và thu tiền, nguồn
thu phát triển tổng hợp theo thời kỳ.
Nhiệm vụ chính của trưởng phòng kinh doanh: Bán hàng như một nhân viên
bán hàng, tiếp thị sản phẩm, bán hàng.
Thu hồi tiền hàng, đối chiếu công nợ hàng tháng, hàng quý với khách hàng.
Hoạch định kế hoạch bán hàng bằng cách cụ thể hóa các kế hạch của ban giám
đốc. Đề ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của phòng kinh doanh.
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
10
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Tổ chức chỉ đạo phòng kinh doanh đồng thời kiểm tra kiểm soát các hoạt
động, nghiên cứu thị trường. Hỗ trợ các nhân viên bán hàng giải quyết một số
vướng mắc đối với khách hàng khi khó giải quyết cần sự hỗ trợ của cấp trên.
Đào tạo truyền đạt kinh nghiệm bán hàng cho nhân viên.
o Phó phòng kinh doanh: là người tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh,
cùng đóng góp ý kiến đưa lên Giám đốc, nghiên cứu nắm bắt thị trường để có
những biện pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao cho
Công ty. Phó phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham gia quản lý chung phòng kinh
doanh theo sự phân công của trưởng phòng kinh doanh. Tiến hành bán hàng, tiếp thị
thu hồi tiền bán hàng và đối chiếu công nợ hàng tháng, hàng quý.
o Cán bộ kinh doanh: là những người trực tiếp kinh doanh đến từng khách
hàng, tìm hiểu nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, thực tế nghiên cứu và
giao dịch thúc đẩy công tác tiêu thụ hàng hoá lên kế hoạch bán hàng có trách nhiệm
báo về phòng kinh doanh và Giám đốc để Giám đốc quyết định và báo cho kế toán

viết hoá đơn bán hàng. Cán bộ kinh doanh có nhiệm vụ tiếp thị bán hàng, thu hồi
tiền hàng, đối chiếu công nợ hàng tháng, hàng quý.
o Bộ phận vận tải: sau khi có quyết định bán hàng của Giám đốc, nhận hoá đơn
và phiếu xuất kho từ kế toán, xuống kho dự trình phiếu xuất và nhận hàng rồi vận
chuyển cho khách hàng theo địa điểm đã thoả thuận.
o Bộ phận phụ xe: bốc xếp hàng hóa lên xuống xe ô tô, bốc dỡ hàng hóa khi
nhập xuất hàng, giao nhận hàng hóa cho khách hàng, các công việc khác khi có
phân công của cấp trên.
o Thủ kho: giao nhận hàng hóa ra vào kho, kiểm kê hàng hóa hàng tháng, bảo
vệ kho hàng, các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên
o Bộ phận kỹ thuật, lắp máy: thực hiện các công việc như lắp máy, bảo hành
bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị Công ty đang bán, lắp đặt máy móc đén cho
khách hàng và thực hiện bảo dưỡng cho khách hàng. Tìm hiểu về các loại máy
ngành in để đáp ứng nhu cầu của Công ty. Thường xuyên nghiên cứu về các loại
máy móc để có thể đề xuất các phương án mới lên ban giám đốc về tình hình máy
móc của Công ty.
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
11
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
 Kế toán bán hàng
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng :
- Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm , hàng hoá, dịch vụ bán ra
và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng giá vốn hàng đã bán, chi phí bán hàng và các
khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
- Kiểm tra, giám sát tiến độ bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi
nhuận, kỷ luật thanh toán và nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình bán hàng, xác định kết quả
và phân phối kết quả phục vụ cho việc lập báo cáo kết quả kinh doanh và quản lý
doanh nghiệp.

Chức năng kế toán bán hàng: làm phiếu xuất bán hàng, viết hoá đơn VAT, cập
nhật sổ phụ ngân hàng nhà liên quan đến công nợ phải thu của khách hàng, báo cáo
thu tiền phải chuyển khoản. Chịu trách nhiệm về số liệu liên quan đến công nợ phải
thu. Lưu trữ hồ sơ bán hàng khoa học( báo giá, chính sách, Biên Bản công nợ), lập
phiếu nhập hàng bán trả lại. Các công việc khác theo yêu cầu của trưởng phòng.
Chương 2.
Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
12
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
xuất nhập khẩu ngành in SIC
2.1. Kế toán doanh thu
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Để hoàn thiện khâu tiêu thụ của mình, công ty đã sử dụng phương thức bán
hàng trực tiếp( bán tại kho, bán tài cửa hàng theo hợp đồng), và bán hàng qua đại lý.
Các chứng từ sử dụng trong quá trình bán hàng bao gồm nhiều chứng từ do các
nguồn khác nhau, nhưng một bộ chứng từ bắt buộc phải có là hợp đồng mua hàng,
phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng . Ngoài ra tùy thuộc và các hình thức bán hàng
khác nhau mà có các loại chứng từ khác nhau như phiếu xuất kho hàng gửi bán đại
lý, bảng kê hàng hóa bán ra, hóa đơn vận chuyển, bảng kê hóa đơn bán ra trong kỳ
của các đại lý….
Chứng từ sử dụng:
- Giấy đề nghị mua hàng( nếu khách hàng mua lẻ), đơn đặt mua hàng ( đối với
khách hàng mua theo hợp đồng).
- Hợp đồng mua bán: áp dụng với việc bán buôn hàng hóa, bán với số lượng
lớn hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng này được lập khi khách hàng gửi
đơn đặt hàng tới công ty.
- Hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng thông thường: được lập khi công ty
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa cho người mua.

- Phiếu xuất kho.
- Phiếu thu tiền mặt ( nếu thanh toán bằng tiền mặt ngay), hoặc ghi nhận nợ
( nếu khách hàng chưa thanh toán ngay).
- Các chứng từ khác có liên quan.
Đặc điểm một số chứng từ:
• Phiếu xuất kho:
Khi công ty bán hàng hóa trực tiếp cho khách hàng thì công ty sử dụng phiếu
xuất kho. Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, bộ phận kinh doanh sẽ lập phiếu
xuất kho. Sau khi lập phiếu xuất kho, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong
chuyển giao cho giám đốc ký duyệt và giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
13
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng người nhận
hàng ký tên vào phiếu xuất kho.
Ví dụ: Ngày 31 tháng 12 năm 2010 công ty TNHH In và TM Mai Linh mua
hàng của công ty. Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, bộ phận kinh doanh sẽ
lập phiếu xuất kho. Sau khi lập phiếu xuất kho, người lập phiếu và kế toán trưởng
ký xong chuyển cho giám đốc ký duyệt và giao cho người nhận cầm phiếu xuống
kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng người
nhận hàng ký tên vào phiếu xuất kho
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
14
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Biểu 2.1. Phiếu xuất kho
PHIẾU XUẤT
Số: 505/01
Ngày 30 tháng 01 năm 2011

Người nhận hàng : Vũ Thế Quân
Khách hàng : Công ty TNHH in Sao Biển
Địa chỉ : Số 226 ngõ 264 – Đ.Ngọc Thụy – Long Biên – HN
Nội dung : Xuất bán /0001048
STT Mã kho Tên vật tư Đvt Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 K352
Mực in TB xanh C30 -SIC
Kg 477,00 25 000 11 925 000
6
7
8
9
10
11
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng P.Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
15
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Biểu 2.2. Phiếu xuất kho
PHIẾU XUẤT
Số: 521/01
Ngày 30 tháng 01 năm 2011
Người nhận hàng : Phan Quốc Yên
Khách hàng : Công ty TNHH in Phương Nam
Địa chỉ : Số 381 – Ngõ 87 – Khương Thượng – HN
Nội dung : Xuất bán /0001047

STT Mã kho Tên vật tư Đvt Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 K352
Mực in TB đỏ cờ C22 –SIC
Kg 99,00 22 000 2 178 000
6
7
8
9
10
11
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng P.Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
• Hóa đơn giá trị gia tăng
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đối với khách hàng mua
hàng trực tiếp của công ty, sau khi khách hàng nhận được hàng và chấp nhận thanh
toán, công ty sẽ lập ngay hóa đơn GTGT. Còn đối với trường hợp bán hàng qua đại
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
16
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
lý, công ty phải chờ đến cuối tháng mới lập hóa đơn GTGT cho các loại hàng hóa
bán ra. Vào cuối tháng khi nhận được bảng kê hóa đơn bán ra sẽ lập hóa đơn
GTGT. Hóa đơn này được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu tại quyển.
Liên 2: Giao khách hàng.
Liên 3: Kế toán giữ làm thanh toán.
Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa, hóa đơn là căn cứ để ghi nhận
doanh thu, cùng với một số chứng từ khác đối chiếu với tiền hàng và các lợi công

nợ được công nhận.
Hợp đồng sau khi được ký kết bởi khách hàng và người đại diện của công ty
sẽ được chuyển cho bộ phận cung ứng. Bộ phận cung ứng khi nhận hợp đồng kiểm
tra và lập phiếu xuất kho. Lệnh xuất kho được chuyển cho thủ kho. Thủ kho căn cứ
vào lệnh xuất kho lập phiếu xuất kho và chuyển phiếu xuất kho cho kế toán vật tư.
Sau đó tùy thuộc vào từng hình thức bán hàng khác nhau mà chứng từ được
lập và luân chuyển theo cách khác nhau:
o Đối với hình thức bán hàng trực tiếp, sau khi có xác nhận của người mua
hàng vào phiếu xuất kho, bộ phận cung ứng tiến hành lập hóa đơn bán hàng theo 3
liên như đã quy định của pháp luật, chuyển 1 liên cho kế toán doanh thu để ghi nhận
doanh thu vào sổ kế toán.
o Đối với hình thức bán hàng qua đại lý, thủ kho sẽ tiến hành giao hàng cho
đại lý. Đại lý tiến hành bán hàng trong tháng, cuối tháng sẽ căn cứ vào lượng hàng
hóa bán ra và nhập trong kỳ để tiến hành lập bảng kê hóa đơn háng hóa bán ra. Bộ
phận cung ứng sau khi đã kiểm tra bảng kê hóa đơn bán ra do đại lý chuyển đến vào
cuối tháng sẽ lập hóa đơn bán hàng giao đại lý. Sau khi lập, hóa đơn được chuyển
một liên cho kế toán doanh thu để ghi sổ doanh thu trong kỳ.
Cuối tháng, căn cứ vào thẻ kho, thủ kho lập báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn
hàng hóa. Báo cáo này được dùng để đối chiếu với báo cáo nhập, xuất tồn của kế
toán về mặt số lượng của từng loại hàng hóa nhập, xuất, tồn trong tháng. Kế toán
căn cứ vào dòng cộng của các cột để vào bảng cân đối hàng hóa.
Vì Công ty có sử dụng phần mềm kế toán nên kế toán chỉ thực hiện lập
chứng từ gốc (phiếu nhập, xuất, thu, chi), hạch toán đối ứng các tài khoản (có chi
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
17
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
tiết cho từng loai hàng hoá và khách hàng, khoản mục chi phí) và nhập chứng từ
vào máy tính. Phần mềm máy tính cho phép in các sổ, bảng biểu kế toán theo hình
thức nhật ký chung.

SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
18
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Biểu 2.3. Hóa đơn giá trị gia tăng
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH IN SIC
Mã số thuế: 0 1 0 1 9 7 5 9 1 9
Địa chỉ: P906 N6A Bán Đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04-3 6644 721 Số tài khoản:
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu ký hiệu: SP/11P
Ngày 30 tháng 01 năm 2011 Số: 0001048
Họ tên người mua hàng: Vũ Thế Quân
Tên đơn vị: Công ty TNHH in Sao Biển
Địa chỉ: Số 226 ngõ 264 – Đ.Ngọc Thụy – Long Biên – HN
Hình thức thanh toán: chuyển khoản Số tài khoản: 05 00592393
Mã số thuế:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4*5
1 Mực in TB xanh C30 -SIC kg 530,00 25 000 13 250 000
Cộng tiền hàng: 13 250 000
Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 1 325 000
Tiền cộng thanh toán: 14 575 000
Số tiền viết bằng chữ: Mười bốn triệu năm trăm bảy mươi lăm nghìn đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký , đóng dấu, ghi rõ họ tên)
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C

19
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Biểu 2.4. Hóa đơn giá trị gia tăng
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH IN SIC
Mã số thuế: 0 1 0 1 9 7 5 9 1 9
Địa chỉ: P906 N6A Bán Đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04-3 6644 721 Số tài khoản:
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu ký hiệu: SP/11P
Ngày 30 tháng 01 năm 2011 Số: 0001047
Họ tên người mua hàng: Phan Quốc Yên
Tên đơn vị: Công ty TNHH in Phương Nam
Địa chỉ: Số 381 – Ngõ 87 – Khương Thượng – HN
Hình thức thanh toán: chuyển khoản Số tài khoản: 04 50059293
Mã số thuế: 010 5437855
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4*5
1 Mực in TB đỏ cờ C22 –SIC kg 110,00 22 000 2 420 000
Cộng tiền hàng: 2 420 000
Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 242 000
Tiền cộng thanh toán: 2 662 000
Số tiền viết bằng chữ: Hai sáu trăm sáu mươi hai nghìn đồng.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký , đóng dấu, ghi rõ họ tên)
2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu.

 Doanh thu bán hàng
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
20
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hoá, cung
cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng. Tổng doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá
đơn bán hàng, trên hoá đơn cung cung cấp lao vụ dịch vụ.
Căn cứ vào luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng được ghi nhận như sau:
- Đối với cơ sở kinh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thì doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ ( chưa có
thuế GTGT) bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có)
mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Đối với doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và đối với
hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu bán hàng là
toàn bộ số tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm các khoản thu phí và phí thu
thêm ngoài giá bán ( nếu có ) mà cơ sở kinh doanh được hưởng( tổng giá thanh toán
bao gồm cả thuế)
Theo chuẩn mực kế toán số 14 về doanh thu và thu nhập khác thì doanh thu
bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn 5 điều kiện sau :
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
lợi sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Khi xem xét đến năm điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh nghiệp
cần phải lưu ý những điểm sau:

- Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn lion với quyền sở hữu hàng hoá cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với
quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hoá cho người mua.
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
21
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
- Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở
hữu hàng hoá thì giao dịch không được coi là dịch vụ bán hàng và doanh thu không
được ghi nhận.
- Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền
sở hữu hàng hoá thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận .
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận lợi
ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ
thuộc yếu tố không chắn chắn, chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn
này đã xử lý xong. Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu tiền
thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được phải hạch toán vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác
định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi) thì phải lập
dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu
khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ
phải thu khó đòi .
- Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận
đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau
ngày giao hàng ( chi phí bảo hành và chi phí khác) thường được xác định chắc chắn
khi các điều kiện ghi nhận doanh thu thoả mãn. Các khoản tiền nhận trước của
khách hàng không được ghi nhận doanh thu mà ghi nhận là một khoản nợ phải trả
lại tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số tiền nhận
trước của khách hàng chỉ ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thoả mãn năm điều

kiện đã nêu ở trên.
 Tài khoản sử dụng
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng.
* Kết cấu
Bên Nợ:
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
22
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
• Số thuế phải nộp( thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp) tính trên doanh thu hàng hóa, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
doanh nghiệp cung cấp trong kỳ.
• Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán
bị trả lại kết chuyển vào doanh thu.
• Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ.
Bên Có:
• Tổng số doanh thu phát dinh trong kỳ
Tài khoản 511, 512 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 511 bao gồm 4 tài
khoản phụ:
* TK 5111: doanh thu bán hàng hoá
* TK 5112: doanh thu bán các thành phẩm
* Tk 5113 : doanh thu cung cấp dịch vụ
* TK 5114 : doanh thu trợ cấp trợ giá.
 Các khoản giảm trừ doanh thu
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ cho người mua
do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách và lạc hậu thị hiếu.
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 532 “ Giảm giá hàng bán”
Nguyên tắc:
Công ty chỉ phản ánh tài khoản 532 các khoản giảm trừ do việc chấp nhận
giảm giá hàng bán ngoài hoá đơn, tức là sau khi đã có hoá đơn bán hàng.

Kết cấu
Bên Nợ:
• Các khoản giảm giá đã chấp nhận cho người mua hàng.
Bên Có:
• Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511- Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ.
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
23
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Sơ đồ 2.1. Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng
+ Hàng bán bị trả lại: Những mặt hàng bị khách hàng trả lại là do hỏng hóc,
chất lượng không đúng như yêu cầu, hoặc khách hàng mua nhầm cũng có thể trả lại.
Trị giá số hàng bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hóa đơn
Trị giá số hàng bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại * Đơn giá bán
Các chi phí phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại này mà công ty
phải chịu được phản ánh vào tài khoản 641- chi phí bán hàng. Trong kỳ kế toán, giá
trị của hàng hóa bị trả lại được phản ánh bên nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại. Cuối
kỳ, tổng giá trị hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán
hàng để xác định kết quả kinh doanh.
 Ví dụ cụ thể về bán hàng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
ngành in SIC:
Công ty xuất nhập khẩu ngành in SIC cung cấp các loại vật tư, máy móc bên
ngành công nghiệp in ấn, với hơn 650 mặt hàng các loại như mực in Thượng Hải,
mực in Tân Bình, Mực in Hàn Quốc, mực in Nhật Bản….Cao su Đức, cao su Trung
Quốc, bản Kẽm…các loại máy in bìa, in bao bì, máy đóng ghim hai đầu, máy xén
giấy, máy sấy bản…
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
111, 112, 131 532 511
Số tiền bên bán chấp nhận

3331
Giảm cho khách hàng
Cuối kỳ K/C số giảm giá
hàng bán sang TK doanh thu
24
Chuyên Đề Thực Tập
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh
Với thị trường khách hàng ngày càng mở rộng không chỉ Hà Nội mà còn ở các
tỉnh lân cận và các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Đà
Nẵng…
- Khi xuất hàng đi bán Công ty sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng, 1 liên giao
cho khách hàng, 1 liên lưu vào chứng từ gốc, 1 liên lưu tại cùi; Trường hợp Công ty
bán hàng theo hoá đơn GTGT số 0696061 ngày 06/12/2009 với tồng số tiền
13.809.125 triệu đồng.
Trường hợp này Công ty định khoản như sau:
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131(Ông Thức): 13.809.125
Có TK 511: 12.553.750
Có TK 3331: 1.255.375
Khi khách hàng trả tiền :
Nợ TK 111 : 13.809.125
Có TK 131 ( Ông Thức): 13.809.125
- Những hàng hoá mà công ty giảm giá chủ yếu là những hàng hoá tồn kho,
những sản phẩm chất lượng không cao, mẫu mã không đạt yêu cầu, khách hàng lâu
năm…
Tài khoản sử dụng TK 532- giảm giá hàng bán.
Một trường hợp cụ thể : Công ty tiến hành giảm giá khi bán 1 thùng keo 25kg
vào bìa loại 5930. Đơn giá 40.000đ/kg. Bán với giá 38.000đ/ kg.Công ty tiến hành
ghi vào chứng từ như sau:
+ Giảm doanh thu do hàng tồn kho :

Nợ TK 511: 50.000
Có TK 532: 50.000
+ Giảm công nợ cho khách hàng :
Nợ TK 532: 50.000
Có TK 131: 50.000
SVTT: Phan Thị Lê - Lớp: Kế toán 49C
25

×