Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.4 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xu thế mở cửa và
hội nhập kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các
doanh nghiệp sản xuất Bia nói chung và Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa nói
riêng. Phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở trong nước mà còn cả
với các doanh nghiệp nước ngoài, để đứng vững và phát triển, Công ty Cổ phần
Bia Thanh Hóa không những cần phải tăng cường, đổi mới công nghệ sản xuất,
nâng cao năng suất lao động mà còn phải chú trọng công tác quản lý chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm lựa chọn cơ cấu sản phẩm tối ưu. Bên cạnh
đó, Công ty cần đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, kịp thời để từ đó nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung thì vấn đề liên quan đến chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản
lý. Việc tìm hiểu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có
cái nhìn khái quát nhất về tình hình sản xuất của doanh nghiệp mình, từ đó giúp tìm
ra được những ưu, nhược điểm và phương hướng hoàn thiện nhằm góp phần tích cực
hơn vào quá trình quản lý, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần giúp
doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên trong nền kinh tế. Do đó, với vai trò là công
vụ quản lý quan trọng, cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, công tác kế toán mà đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm cần phải được đặc biệt quan tâm và coi trọng.
Tuy nhiên, việc vận dụng những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm vào thực tiễn tại Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa
đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và khoa học.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên,em đã quyết
định chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa” cho chuyên đề thực
tập chuyên ngành của mình.
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B


1
Chuyên đề thực chuyên ngành
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề thực tập chuyên
ngành được chia làm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
2
Chuyên đề thực chuyên ngành
CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HÓA
1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HÓA
1.1.1. Thông tin chung về công ty:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa
Tên trên sàn giao dịch: THB
Tên viết tắt: Thanh Hoa Beer
Tên tiếng Anh: Thanh Hoa Beer Joint Stock Company
Địa chỉ Công ty: 152 Quang Trung- Phường Ngọc Trạo- Thành phố Thanh
Hóa
Điện thoại: 037 3852503
Fax: 037 3853270
Website: thbeco.vn
Email: :
Vốn điều lệ: 114.245.700.000 đồng
Trong đó :

Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội nắm giữ 55 %,
các nhân viên công ty và cổ đông ngoài nắm giữ 45%.
Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa tiền thân là Nhà máy Bia Thanh Hóa trên
cơ sở sáp nhập Xí nghiệp Rượu - Bia - Nước ngọt Thanh Hóa và Nhà máy mỳ Mật
Sơn, là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 220/QĐ-UBTH
ngày 21/02/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Để Công ty hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp hơn, Sở Công nghiệp Thanh
Hóa chuyển giao Công ty Bia Thanh Hóa là thành viên hạch toán độc lập thuộc
Tổng Công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam tại quyết định số 0348/QĐ-
BCN ngày 16/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Tháng 5/2003, Công ty Bia Thanh Hóa trở thành thành viên thuộc Tổng
Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) theo quyết định số
75/2003/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
3
Chuyên đề thực chuyên ngành
Theo chủ trương cổ phần hóa các thành viên trong Tổng công ty Rượu – Bia
- Nước giải khát Hà Nội, ngày 01/04/2004, Công ty Bia Thanh Hóa chính thức
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa theo quyết định số
246/2003/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Ngày 19/11/2008, Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa chính thức
được niêm yết và giao dịch trên HASTC với mã chứng khoán THB đánh dấu sự
phát triển vượt bậc của công ty trong những năm gần đây.
Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Công ty cổ phần Bia
Thanh Hóa đã nỗ lực phấn đấu về mọi mặt. Với dây chuyền công nghệ sản xuất
hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến, Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất
lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đủ sức cạnh tranh với các sản
phẩm bia của các tập đoàn liên doanh, các hãng bia lớn trong nước. Công ty đã phát
triển thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đúng đầu trong ngành công
nghiệp tỉnh Thanh Hóa và liên tục là doanh nghiệp đứng đầu trong việc đóng góp

cho Ngân sách Nhà Nước.
1.1.2 Danh mục sản phẩm
Hiện nay, Công ty Cổ phần bia Thanh Hóa đang sở hữu một danh mục sản
phẩm phong phú, đa dạng trong ngành công nghiệp đồ uống, đáp uống được thị
hiếu của người tiêu dùng ở mọi tầng lớp xã hội với những sản phẩm có chất lượng
và giá thành lại hợp lý. Sản phẩm chính tại Công ty bao gồm:
+ Bia chai: - Đơn vị tính: Chai (450 ml, 330 ml)
- Mã số: 8934627066984
+ Bia Lon: - Đơn vị tính: Lon (330 ml)
- Mã số: 8934627067998
+ Bia Hơi (Chiết Box, PET và chiết can): Không có mã số
- Đơn vị tính: Lít
1.1.3 Tiêu chuẩn chất lượng:
Nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra là những sản phẩm có chất lượng, Công
ty đã xác định những tiêu chuẩn chất lượng để làm tiêu chí đánh giá, trong đó bao
gồm những chỉ tiêu về cảm quan, các chỉ tiêu hóa lý, các chỉ tiêu vi sinh vật Với
việc đề ra các tiêu chuẩn chất lượng như vậy và việc sản xuất tuân thủ theo những
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
4
Chuyên đề thực chuyên ngành
chỉ tiêu đã đề ra, sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng luôn đảm bảo tiêu
chuẩn tốt nhất.
Bên cạnh đó, tất cả các sản phẩm của Công ty đều được cấp giấy chứng nhận
về tiêu chuẩn sản phẩm của Bộ y tế. Điều này đảm bảo phù hợp với quy định về
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và được phép lưu hành trên thị trường. Đồng
thời công ty thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn
cơ sở đã công bố và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và cơ quan
quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. Nhờ mang đến những sản
phẩm có chất lượng cao và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, sản phẩm
của Công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, trở thành một thương hiệu

được đông đảo khách hàng ưa chuộng.
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
5
Chuyên đề thực chuyên ngành
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu cảm quan
TT Tên chỉ tiêu
Mức chất lượng đăng ký
Bia chai Bia lon Bia hơi
1 Màu sắc Màu vàng rơm sáng
Màu vàng đặc trưng, tự
nhiên của bia Màu vàng rơm sáng
2 Độ trong
Trong suốt, không có tạp
chất lạ
Trong suốt, không có tạp
chất lạ
Trong suốt, không có tạp
chất lạ
3 Độ bọt Bọt trắng, mịn Bọt trắng, mịn Bọt trắng, mịn
4
Mùi
Thơm đặc trưng của bia sản
xuất từ malt đại mạch và hoa
houblon, không có mùi lạ
Thơm đặc trưng của bia sản
xuất từ malt đại mạch và hoa
houblon, không có mùi lạ
Thơm đặc trưng của bia sản
xuất từ malt đại mạch và hoa
houblon, không có mùi lạ

5
Vị
Đắng dịu, đậm đà, đặc trưng
của bia sản xuất từ malt đại
mạch và hoa houblon
Đắng dịu, đậm đà, đặc trưng
của bia sản xuất từ malt đại
mạch và hoa houblon
Đắng dịu, đậm đà, đặc trưng
của bia sản xuất từ malt đại
mạch và hoa houblon

Bảng 1.2 Các chỉ tiêu hóa lý
Mức chất lượng
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
6
Chuyên đề thực chuyên ngành
TT Tên chỉ tiêu Bia chai Bia lon Bia hơi
1 Hàm lượng chất hòa tan ban đầu, tính theo % khối lượng ở 20
0
C, không nhỏ hơn 10,2 10,2 8,8
2 Hàm lượng etanol, tính theo % thể tích ở 20
0
C, không nhỏ hơn 4,0 4,0 3,0
3 Độ axit tính theo số ml NaOH 0,1N trung hòa 10 ml bia, không nhỏ hơn 1,6 1,6 1,6
4 Hàm lượng CO
2
,

tính


theo g/l, không nhỏ hơn 4,0 4,0 3,0
5 Diacetyl, tính theo mg/l, không nhỏ hơn 0,15 0,18 0,18
Bảng 1.3 Các chỉ tiêu vi sinh vật
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính trong 1 ml bia
Giới hạn tối đa
Bia chai Bia lon Bia hơi
1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí Khuẩn lạc 10 10 1000
2 Tổng số tế bào nấm men, nấm mốc Số khóm nấm 0 0 50
3 Coliforms Con vi khuẩn 0 0 0
4 E.Coli Con vi khuẩn 0 0 0
5 Cl.Perfringens Khuẩn lạc 0 0 0
6 S.aureus Khuẩn lạc 0 0 100
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
7
Chuyên đề thực chuyên ngành
1.1.4 Tính chất của sản phẩm:
Sản phẩm được cấu thành từ nhiều thành phần. Thành phần chính của bia là
nước, lúa mạch đã mạch nha hóa, hoa bia và men bia. Các thành phần khác, chẳng
hạn các chất tạo mùi vị hay các nguồn tạo đường khác được thêm vào như là các phụ
gia. Các phụ gia phổ biến là ngô và lúa gạo. Các nguồn tinh bột này được ngâm ủ để
chuyển hóa thành các loại đường dễ lên men và làm tăng nồng độ cồn trong bia.
Bên cạnh đó, quá trình sản xuất bia phải trải qua rất nhiều công đoạn phức
tạp, có những yêu cầu riêng cho từng công đoạn sản xuất. Do đó, việc quản lý chi
phí sản xuất là vô cùng quan trọng. Việc quản lý chi phí chặt chẽ trong từng công
đoạn sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, từ đó có thể hạ
giá thành sản phẩm.
1.1.5 Loại hình sản xuất:
Hiện nay, Công ty sản xuất sản phẩm hàng loạt theo nhu cầu thị trường. Bên
cạnh đó Công ty cũng sản xuất theo đơn đặt hàng của bên hợp tác (xuất khẩu, gia

công). Cụ thể, Công ty có hai khách hàng lớn đó là Công ty Cổ phần thương mại
Bia Thanh Hóa và Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
1.1.6 Thời gian sản xuất:
Tùy theo từng loại sản phẩm mà thời gian sản xuất có thể khác nhau: Bia
hơi có thể kéo dài 13 đến 15 ngày /01 mẻ thành phẩm, Bia chai có thể kéo dài 18
đến 21 ngày /01 mẻ thành phẩm.
Sản phẩm bia thường có giá trị không cao nhưng được sản xuất theo một quy
trình xác định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành. Do đó, việc
quản lý chi phí phải luôn được thực hiện thường xuyên.
1.1.7 Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang của Công ty CP Bia Thanh Hóa là những sản phẩm mới
chỉ dừng lại ở bước công nghệ nào đó, ví dụ: Bia đang ở giai đoạn lên men
chính, lên men phụ và bia chưa qua giao chiết đang nằm trong tank trên dây
chuyền sản xuất… Công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang do các nhân
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
8
Chuyên đề thực chuyên ngành
viên thống kê phân xưởng và nhân viên phòng kĩ thuật đảm nhiệm. Việc bảo quản
sản phẩm dở dang cũng được theo dõi chặt chẽ:
- Đối với sản phẩm bia chai, lon:
Sản phẩm dở dang: Được chứa trong các tank chứa trước khi chiết (bia TBF).
Bảo quản nhiệt độ: 3- 5
0
C, được giữ áp suất bề mặt 1, 5 – 2,0 at.
- Đối với sản phẩm bia hơi chiết Box, PET:
Sản phẩm dở dang: Được thanh trùng và chứa trong các tank chứa trước khi
chiết (bia TBF). Bảo quản nhiệt độ: 3- 5
0
C, được giữ áp suất bề mặt 1, 5 – 2,0 at.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một khoản mục rất quan trọng trong quá

trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, nhiệm vụ đặt ra
đối với kế toán giá thành là phải xây dựng phương pháp kiểm kê, đánh giá sản
phẩm dở dang phù hợp với những đặc thù đó.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA THANH HÓA
Sản phẩm chính của công ty là bia hơi, bia chai, mỗi loại có quy trình sản
xuất riêng, nhưng nhìn chung cả hai loại đều áp dụng quy trình công nghệ phức tạp
kiểu liên kết, khép kín.
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm là malt, gạo, đường, nước, hoa hublon.
Tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất loại nào mà có kết cấu nguyên liệu chính đưa vào
sản xuất loại bia đó.
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
9
Chuyên đề thực chuyên ngành
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia :
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
MALT
NƯỚC
HOA HOUBLON
GẠO
NẤU DỊCH NHA
LÀM LẠNH
LÊN MEN
LỌC BIA
CHIẾT CHAI, LON
KHO
BIA HƠI
CHẤT PHỤ GIA
10
Chuyên đề thực chuyên ngành

* Thuyết minh về sơ đồ dây chuyền sản xuất:
+ Giai đoạn nghiền và nấu:
Hiện nay quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Bia Thanh Hoá gồm malt
và gạo được nghiền bởi hệ thống nghiền nguyên liệu.
và gạo được nghiền bởi hệ thống nghiền nguyên liệu.
-Bột gạo được đưa vào nấu, bột Malt được đưa vào nồi nấu Malt qua cân
định lượng. Quá trình đường hoá được tiến hành sau khi cháo gạo được bơm qua
nồi Malt. Tại đây tinh bột và protein được phân huỷ để tạo thành đường axit amin
và các hoá chất hoà tan khác.
-Dung dịch sau khi lọc được cho vào nồi đun sôi và cho houblon để thanh
trùng và tạo vị cho bia. Sau khi lắng cặn dung dịch được hạ nhiệt độ xuống 8- 10 độ
và sục khí vô trùng để đưa vào tank lên men.
+ Giai đoạn lên men:
- Dùng men để lên men dịch nấu, điều chỉnh nhiệt độ theo tiêu chuẩn kỹ
thuật trong quá trình lên men. Lúc này đường và các chất được ngấm men, lên men
thành bia và bảo toàn CO2 để tăng vị và tăng độ tạo bọt. Bã men được thải ra ngoài
theo hệ thống xử lý nước thải, trong giai đoạn lắng lọc làm lạnh để ủ men; Sau đó
được chuyển đến các bộ phận hoàn tất thành phẩm.
+ Giai đoạn chiết bia thành phẩm:
- Dây chuyền được bố trí hình chữ U, đầu bốc vỏ bia lên băng tải để rửa chai
và chuyển đến thanh trùng ở nhiệt độ 80 độ, làm sạch được đưa lên băng tải vào
máy chiết bia, dập nắp chai, dán nhãn và ra thành phẩm.Đối với sản xuất bia hơi,
quy trình nấu và lên men cũng như giai đoạn chiết box mà bỏ qua giai đoạn dập nắp
dán nhãn.
Quá trình sản xuất được bộ phận KCS phòng kỹ thuật công nghệ theo dõi
kiểm định chặt chẽ.
Với đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất bia bao gồm các giai đoạn
công nghệ kế tiếp nhau nên toàn bộ quá trình sản xuất bia được Công ty tổ chức
thành bộ phận sản xuất chính (Phân xưởng sản xuất chính) tương ứng với từng
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B

11
Chuyên đề thực chuyên ngành
giai đoạn công nghệ sản xuất và các bộ phận phụ trợ sản xuất chính (Phân xưởng
phụ)… Cụ thể như:
- Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm các phân xưởng như: Phân xưởng nấu;
Phân xưởng lên men; Phân xưởng Chiết.
+ Phân xưởng nấu: xay nguyên liệu và cho vào nồi nấu
+ Phân xưởng lên men:
▪ Tổ men: Chuẩn bị lên men, lên men chính, phụ.
▪ Tổ CO
2
: Thu hồi CO
2
trong quá trình lên men, sau đó cung cấp cho tổ
lọc để cho thêm vào bia, CO
2
thừa đóng chai bán ra ngoài.
▪ Tổ lọc: có nhiệm vụ lọc bia bán thành phẩm, tách men để được bia trong
▪ Tổ vi sinh: Có nhiệm vụ gây tạo, cung cấp men và tiến hành kiểm tra các
công đoạn, các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh.
+ Phân xưởng chiết:
▪ Tổ rửa chai: có nhiệm vụ rửa sạch chai để đưa vào máy.
▪ Tổ chiết: Có nhiệm vụ đóng nút chai chiết bia vào thùng.
▪ Tổ hấp thành phẩm: Nhận sản phẩm từ chỗ chiết bia chai, đưa vào
thùng sau đó chuyển giao cho bộ phận dán nhãn, đóng vào két vận chuyển vào
kho.
- Bộ phận phụ trợ sản xuất chính: Bao gồm các phân xưởng như: Phân Cơ
– Điện – Nước; Phân xưởng Động lực.
+ Phân xưởng Cơ điện – nước:
▪ Tổ điện: Có nhiệm vụ sữa chữa, bảo quản phân xưởng sản xuất chính và

cho toàn công ty.
▪ Tổ nước: Có nhiệm vụ làm sạch nước, phục vụ đảm bảo cho quá trình sản xuất.
+ Phân xưởng động lực:
▪ Tổ lò hơi: cung cấp hơi nóng cho bia, thanh trùng vệ sinh cho công nghiệp
▪ Tổ lạnh: Có nhiệm vụ cung cấp lạnh cho quá trình lên men và bảo quản
bia được trong.
▪ Tổ vận chuyển: có nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa và chở hàng đi tiêu thụ.
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
12
Chuyên đề thực chuyên ngành
1.3 QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
THANH HÓA
Quản lý và kiểm soát chi phí là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với bất
kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Một
hệ thống quản trị chi phí tốt và phù hợp có thể không những “cứu” doanh nghiệp ra
khỏi những giai đoạn khó khăn mà còn là “bệ phóng” vững chắc cho sự phát triển
của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quản lý và kiểm soát chi phí không có nghĩa là cắt giảm chi phí
một cách tùy tiện hay tiết kiệm chi phí một cách tối đa mà là quản lý và kiểm soát
để chi đúng, chi đủ. Việc quản lý chi phí sản xuất có hiệu quả cần có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp với mục đích xây
dựng và kiểm soát chi phí sản xuất một cách chặt chẽ, có tính khả thi.
Đối với Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, quản lý chi phí cũng là một trong những
mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong việc quản lý chi phí sản xuất của công ty, mỗi bộ phận trong Công ty
có chức năng và quyền hạn như sau:
Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.
Cơ quan này có nhiệm vụ thông qua phương án sản xuất kinh doanh, trong đó bao
gồm các chiến lược về kinh doanh, các kế hoạch về chi phí của Công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT): Hoạt động kinh doanh và các công việc của công

ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. HĐQT có
quyền quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách Nhà nước,
xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội
đồng cổ đông thông qua, quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư HĐQT trực
tiếp chỉ đạo ban giám đốc thực hiện xây dựng kế hoạch sản xuất định kỳ về chủng
loại sản phẩm, số lượng, thời gian. Bên cạnh đó, HĐQT có quyền bổ nhiệm và bãi
nhiệm các cán bộ quản lý của công ty theo đề nghị của Giám đốc điều hành và
quyết định mức lương của họ Ngoài ra, HĐQT còn chỉ đạo Ban kiểm soát thực
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
13
Chuyên đề thực chuyên ngành
hiện việc giám sát và kiểm tra việc thực hiện các yếu tố chi phí sản xuất tại các phân
xưởng, tổ đội.
Ban kiểm soát (BKS): Có nhiệm vụ kiểm tra việc lập kế hoạch sản xuất, lập
dự toán ngân sách, lập định mức tiêu hao vật tư. BKS lên kế hoạch giám sát và kiểm
tra thường xuyên hoặc đột xuất việc sử dụng yếu tố chi phí ở các đơn vị sản xuất.
Từ đó tham mưu cho Ban giám đốc những biện pháp khắc phục những vấn đề đang
tồn tại, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất.
Ban giám đốc (BGĐ): Là người trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lí của công
ty, do HĐQT bổ nhiệm. Ban giám đốc chỉ huy, điều hành, giao nhiệm vụ cho các
phân xưởng, tổ đội thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. BGĐ giữ vai trò quyết
định các vấn đề về chi phí sản xuất như giá mua nguyên vật liêu, giá bán thành
phẩm Tình hình sản xuất phải được trình bày thường xuyên cho BGĐ để BGĐ kịp
thời đưa ra những quyết định hợp lý cho từng giai đoạn sản xuất
Phòng kế hoạch – vật tư – kỹ thuật: Định hướng kế hoạch dài hạn, tổ chức
xây dựng tổng hợp và cân đối các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm, kế hoạch cung ứng vật tư - nhiên liệu, kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa
máy móc thiết bị, lập các dự án đề án phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ tìm hiểu khảo sát xem xét giá
cả, chất lượng các nguồn vật tư trên thị trường để cung ứng theo kế hoạch, đáp ứng

nhu cầu sản xuất. Hàng năm phòng chủ trì việc đánh giá, chọn các nhà cung ứng vật
tư, nguyên, nhiên liệu, lập kế hoạch cung ứng vật tư nguyên nhiên liệu từ kế hoạch
sản xuất kinh doanh hàng năm. Từ đó thực hiện việc cung ứng vật tư, nguyên,
nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế sữa chữa, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và
các nhu cầu khác liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kế toán: Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong công tác quản lý
chi phí, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty và nhà nước theo những quy
định của pháp luật về hoạt động tài chính, kế toán và các qui định tài chính, kế toán
của công ty. Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp số liệu về kết quả sản
xuất kinh doanh bằng nghiệp vụ kế toán, tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
14
Chuyên đề thực chuyên ngành
doanh của công ty theo từng kỳ tài chính, đề xuất các giải pháp kinh tế phù hợp với
tình hình thực tế của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, phòng kế toán sẽ cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự toán
của năm trước kết hợp với các định mức tiêu chuẩn như định mức tiêu hao nguyên
vật liệu, định mức tiền lương… lấy từ phòng Kế hoạch – Vật tư – Kỹ thuật và
phòng kinh doanh cùng với các thông tin về mối quan hệ cung - cầu, tình hình tăng
trưởng, nhu cầu của ngành trên thị trường có được từ phòng Kinh doanh. Căn cứ
vào các dữ liệu trên cùng với kế hoạch kinh doanh của Công ty, kế toán trưởng lập
bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh và trình lên Ban giám đốc chờ phê duyêt.
Kế toán sẽ thường xuyên tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình sử dụng chi phí với
định mức và hao phí để có báo cáo kịp thời trình lên giám đốc để giải quyết.
Phòng kỹ thuật – công nghệ: Xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện và quản
lý các qui trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kỹ thuật cho mỗi công đoạn
sản xuất, mỗi loại sản phẩm, thực hiện việc cải tiến thường xuyên, đưa ra những
phương án sản xuất hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, giảm hao phí trong sản xuất.
Công ty cũng thường xuyên thực hiện việc đánh giá, xác định nguyên nhân và
các nhân tố có ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự toán chi phí để có biện pháp điều

chỉnh dự toán cho hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để lập dự toán cho năm kế tiếp.
Như vậy, có thể thấy, công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty cổ phần
bia Thanh Hóa là tương đối chặt chẽ. Tại công ty, việc lập dự toán chi phí sản xuất
kinh doanh đã bắt đầu từ việc tổng hợp thông tin thực hiện như tình hình thực hiện
dự toán năm trước, các định mức tiêu chuẩn… kết hợp với các thông tin hiện hành
như kế hoạch kinh doanh của Công ty, sự biến động cung – cầu trên thị trường …
trên cơ sở đó sẽ lập nên một bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh.
Khi các hoạt động được tiến hành, các số liệu thực tế sẽ được ghi nhận và được so
sánh với số liệu dự toán. Các chênh lệch sẽ được tính toán, phân tích, ghi nhận. Sau
khi xác định được nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, Công ty sẽ đề xuất hướng
khắc phục và có sự điều chỉnh hợp lý với tình hình sản xuất hiện tại. Việc kiểm soát
tốt yếu tố này là một trong những lý do cho sự phát triển ổn định của Công ty trong
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
15
Chuyên đề thực chuyên ngành
giai đoạn đầy khó khăn và thách thức của nền kinh tế thị trường.
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
16
Chuyên đề thực chuyên ngành
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA THANH HÓA
2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH
HÓA
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung và tài khoản sử dụng
Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất
của công ty, chủng loại phong phú, đa dạng đến hơn 200 loại khác nhau. Do đó có
thể coi đây là trọng tâm của công tác quản lý chi phí.

Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: chi phí NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu
tham gia trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm.
Trong ngành sản xuất bia, nguyên vật liệu chính chủ yếu là những sản phẩm
của ngành nông nghiệp bao gồm: Malt, gạo, hoa Houblon, men bia…Các loại
nguyên vật liệu này thường xuyên biến động do Malt phải nhập khẩu từ các nước
như: Úc, Đan Mạch, Pháp, hoa Houblon được nhập khẩu từ Đan Mạch nên chịu
ảnh hưởng của sự biến động cung cầu về những loại vật liệu này trên thị trường
thế giới và sự thay đổi tỷ giá hối đoái… Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới giá
vốn nguyên vật liệu xuất kho và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác
các nguyên liệu chính đều là những loại dễ hư hỏng, dễ mất phẩm chất nếu không
bảo quản tốt và không có kế hoạch cung ứng phù hợp. Điều này sẽ có tác động
không tốt đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế, nguyên vật liệu
chính cần luôn được bảo quản, sử dụng hợp lý vì đây là những nguyên liệu quan
trong ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm bia.
Chi phí vật liệu phụ: Trong ngành sản xuất bia, vật liệu phụ tuy chiếm tỷ
trọng nhỏ nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu được và làm tăng giá trị sản
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
17
Chuyên đề thực chuyên ngành
phẩm bao gồm: Caramen, bột trợ lọc, Vicant, Xút, phèn, Acid HCL, chất keo tụ
PACN 95…
Chi phí nhiên liệu: Là những chi phí về các loại nhiên liệu được dùng
để phục vụ trong quá trình sản xuất như: Xăng, dầu, than…
Việc quản lý, theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở công ty
được tiến hành xuyên suốt quá trình sản xuất theo từng loại sản phẩm sản xuất.
Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp đến từng loại sản
phẩm. Do đó, Công ty tổ chức tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo
phương pháp ghi trực tiếp. Cụ thể, trên cơ sở các chứng từ xuất kho vật liệu
trong tháng, kế toán sẽ tập hợp để tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho
từng đối tượng tập hợp CPSX đã xác định.

Đối với kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ, toàn bộ chứng từ liên quan đến
việc nhập, xuất vật tư sẽ được tổng hợp về phòng kế toán khi nhận chứng từ kho và
bộ phận lĩnh vật tư, từ đó định khoản kế toán. Nguyên vật liệu của đơn vị được hạch
toán vào tài khoản 152 "Nguyên vật liệu".
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và mở chi tiết theo từng loại sản phẩm:
TK 6211: Chi phí NVLTT Bia Thanh Hóa
TK 6211H: Chi phí NVLTT Bia hơi Thanh Hóa
TK 6211BC: Chi phí NVLTT Bia chai Thanh Hóa
TK 6211BL: Chi phí NVLTT Bia lon Thanh Hóa
TK 6211NS: Chi phí NVLTT Bia Nghi Sơn
TK 6213: Chi phí NVLTT rượu
TK 6216: Chi phí NVLTT Bia Hà Nội
TK 6216BC: Chi phí NVLTT Bia chai Hà Nội
TK 6216BL: Chi phí NVLTT Bia lon Hà Nội
2.1.1.2. Quy trình ghi sổ
Hàng quý, căn cứ vào số lượng và thời gian đặt hàng, phòng kế hoạch vật tư,
kỹ thuật lập kế hoạch cho sản phẩm cần sản xuất với các yêu cầu cụ thể về: số
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
18
Chuyên đề thực chuyên ngành
lượng, chủng loại và yêu cầu kỹ thuật. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, ở từng tổ,
phân xưởng, tùy theo nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, số
nguyên vật liệu thực tế cần sử dụng, nhân viên thống kê phân xưởng sẽ lập “ Giấy
đề nghị xuất vật tư ” trình lên Ban giám đốc. Giấy đề nghị xuất vật tư được ghi chi
tiết cho từng loại vật tư.
Biểu 2.1 Giấy đề nghị xuất vật tư
TỔNG C.TY BIA-RƯỢU-NGK HÀ NỘI
CÔNG TY CP BIA THANH HÓA


BTH QT08-BM21
SỐ: 54

GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Kính gửi: ÔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Người đề nghị: Nguyễn Thị Vinh
Đơn vị: Phân xưởng Nấu
Đề nghị được lĩnh vật tư sử dụng phục vụ sản xuất như sau:
TT Tên vật tư ĐVT Số lượng Lý do sử dụng
1 Gạo kg 31.200 Sản xuất 16 mẻ bia chai Hà Nội
2 Gạo kg 34.800 Sản xuất 24 mẻ bia hơi Thanh Hóa
3 Gạo kg 4.800 Sản xuất 3 mẻ bia chai Thanh Hóa
Ngày 30 tháng 10 năm 2010
Duyệt P.Kế hoạch Phụ trách đơn vị Người viết giấy
(Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu)
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
19
Chuyên đề thực chuyên ngành
Khi được giám đốc cùng trưởng phòng kế hoạch vật tư phê duyệt, phòng kế
hoạch vật tư sẽ viết “Phiếu xuất kho” theo mẫu đã quy định. Căn cứ vào phiếu xuất
kho, bộ phận có yêu cầu xuống kho và yêu cầu thủ kho xuất nguyên vật liệu. Thủ
kho sẽ kiểm tra xem có đáp ứng được yêu cầu vật tư cho sản xuất hay không. Thủ
kho chỉ được phép xuất kho khi có đủ chữ ký của cả 2 người trên về ghi số lượng
thực xuất trên phiếu xuất kho. Vật tư được xuất phải đúng loại, đúng quy cách,
đúng số lượng theo định mức sản xuất. Số lượng thực xuất không được lớn hơn số
lượng yêu cầu ghi trên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được ghi làm 3 liên theo
đúng quy định hiện hành:
Liên 1: lưu tại kế toán
Liên 2: lưu tại thủ kho và liên
Liên 3: lưu tại đơn vị sử dụng.

Kế toán tiến hành cập nhật số liệu vào máy theo từng loại nguyên vật liệu và
đối tượng sử dụng.
Sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó, mỗi loại lại
được sản xuất từ những nguyên liệu khác nhau. Như vậy, việc theo dõi quá trình
nhập xuất vật nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Do đặc điểm sản xuất của Công
ty, số lần xuất kho là liên tục với số lượng nhiều, trong khi đó, số vật liệu nhập kho
lại theo từng lần không liên tục với số lượng không nhỏ. Do đó công ty áp dụng
phương pháp bình quân gia quyền sau từng lần nhập để các định giá trị nguyên
vật liệu xuất kho
và được xác định theo công thức:
Đơn giá thực Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ
tế NVL xuất =
trong kỳ KL NVL tồn đầu kỳ + KL NVL nhập trong kỳ
( Pbq )
Giá thực tế NVL xuất dùng = Pbq x Khối lượng NVL xuất dùng
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
20
Chuyên đề thực chuyên ngành
Biểu 2.2 Phiếu xuất kho
CÔNG TY CP BIA THANH HÓA Mẫu số: 02-VT
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20 tháng 12 năm 2010 TK Nợ: 6211H
Số: 719 TK Có: 152C,152C, 152C
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Vinh
Bộ phận công tác: Phân xưởng Nấu
Lĩnh tại kho: Kho Khánh
Lý do sử dụng: nấu bia Thanh Hóa và bia Hà Nội
STT TÊN VẬT TƯ ĐVT SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN

1 Gạo tẻ-C07-0001 kg 31.200,00 10.300,00 321.360.000
2 Gạo tẻ-C07-0001 kg 4.800,00 10.300,00 49.440.000
3 Gạo tẻ-C07-0001 kg 34.800,00 10.300,00 358.440.000
Tổng cộng 729.240.000
Thành tiền (viết bằng chữ): Bảy trăm hai mươi chín triệu hai trăm bốn mươi
nghìn đồng chẵn
Ngày 20 tháng 12 năm 2010
Người nhận Thủ kho Người viết phiếu Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
21
Chuyên đề thực chuyên ngành
Sau khi tính giá bình quân của các loại nguyên vật liệu xuất dùng trong từng
lần, máy tính sẽ tự động áp giá vào phiếu xuất kho và các sổ chi tiết, tổng hợp
nguyên vật liệu.
Mỗi phân xưởng có định mức tiêu hao vật liệu riêng. Do đó, nhân viên thống
kê tại mỗi phân xưởng sản xuất cần theo dõi chặt chẽ số lượng nguyên vật liệu
chính và nguyên vật liệu phụ thực dùng. Cuối kỳ, nhân viên thống kê sẽ lập “ Bảng
kê chứng tư vật tư ” về tình hình sử dụng vật liêu của từng sản phẩm.
Từ “ Bảng kê chứng từ vật tư ”, kế toán vật tư xác định số vật liệu thực dùng,
phản ánh vào “ sổ chi tiết nguyên vật liệu ”- TK 152. Toàn bộ việc tổng hợp tính
toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng được thực hiện
trên “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ”.( Bảng phân bổ số 2 )
Số liệu trên Bảng phân bổ số 2 là căn cứ để lập sổ chi tiết TK 621 cho từng
loại sản phẩm.
Cuối quý, Chi phí NVLTT tập hợp trên TK 621 được kết chuyển toàn bộ
sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
22
Chuyên đề thực chuyên ngành

Biểu 2.3 Bảng kê chứng từ vật tư
CÔNG TY CP BIA THANH HÓA
Phòng kế toán BẢNG KÊ CHỨNG TỪ VẬT TƯ
TT Tênvậttư ĐVT TK ĐƯ Số lượng Đơn giá Tiền
I Sản xuất bia chai TH 57.294.416.552
1 Caramel SG KG 6211BC 231 25.150 5.809.628
2 Sodium (erythor bate) KG 106 110.021 11.662.200
3 Acidlactic Tây ban nha KG 224 48.466 10.856.296
4 Bột trợ lọc Standard Mỹ KG 13.122 13.588 178.301.170
5 Canxiloura( Cacl2) KG 505 19.475 9.834.939
6 Cao 50% KG 317 1.428.735 452.909.007
7 Cao đức Th30% KG 251 480.000 120.480.000
8 Chất phủ vỏ chai KG 6211BC 175 300.000 52.500.000
9 Gạotẻ KG 188.400 9.688 1.825.271.072
10 Hoaviên 10% KG 1.481 375.895 556.701.204
11 Két 24 TH CAI 20.000 55.000 1.100.000.000
12 Kẽmcolorua(Zncl2 KG 1.5 210.000 315.000
13 Malt úc KG 746.700 11.727 8.756.889.946
14 Maturex L KG 81.5 1.542.332 125.700.053
15 Năp chai bia TH KM CAI 8.461.754 114 966.572.680
16 Nhãn bia 450 TH BO 5.970.000 37 220.173.900
17 Nhãn bia 330 ml mới BO 2.725 38 102.597.250
18 Polyclar 10 Mỹ KG 500 527.939 263.969.426
19 Tem bảo hiểm CAI 8.526.000 44 376.179.930
20 Vỏ chai 450 CAI 447.660 2.841 1.271.929.200
II Sản xuất bia hơi
1 Caramel SG KG 42 25.168 1.057.053
2 AcidlacticTây ban nha KG 54 48.393 2.613.199
3 Bột trợ lọc Standard Mỹ KG 5.596 11.498 64.343.179
4 Canxi cloura( Cacl2) KG 84 19.442 1.633.148

5 Cao 50% KG 42 1.300.512 54.621.519
6 Gạotẻ KG 30.150 8.566 258.265.656
7 Hoa viên 10% KG 145 394.911 57.262.092
8 Kẽm colorua(ZnCl2) KG 6211H 0,5 210.000 105.000
9 Màng co bia box KG 43 70.000 3.010.000
10 Màng co nắp bia pet CAI 206.000 27 5.562.000
11 Malt HàLan KG 75.600 11.446 865.324.512
12 Nắp chai pet CAI 6211H 37.600 267 10.043.336
III Sản xuất bia lon XK
1 Caramel SG KG 61 25.257 1.540.658
2 Đường Kính KG 11.800 19.272 227.411.096
3 Acidlactic Tây ban nha KG 6211BL 15 48.377 725.655
4 Canxi cloura( Cacl2) KG 137 19.471 2.667.574
5 Cao 50% KG 86 1.416.874 121.851.135
6 Gạo tẻ KG 69.050 9.375 647.363.170
7 Hồ dán giấy KG 6211BL 43 13.675 588.007
8 Hộp bia lon CAI 174.454 5.690 992.703.939
… … … … … … …
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
23
Chuyên đề thực chuyên ngành
Biểu 2.4 Sổ chi tiết TK 152
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HÓA
SỔ CHI TIẾT/ THẺ KHO VẬT TƯ THEO TỪNG KHO:
GẠO TẺ (C07-0001)
KHO: KHO KHÁNH (KVTCK)
TỪ NGÀY : 01/10/2010 ĐẾN NGÀY 30/12/2010
CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI ĐƠN
GIÁ
NHẬP XUẤT TỒN

SỐ
LƯỢNG
TIỀN SỐ
LƯỢNG
TIỀN SỐ
LƯỢNG
TIỀN
Tồn đầu 19.900 162.668.028
06/10 654 NVFV Nhập gạo 8.150 50.000 407.500.000 69.900 570.168.028
06/10 579 XVTV Xuất kho sx 8.156,9 66.750 544.473.742 3.150 25.694.286
13/10 664 NVFV Nhập gạo 8.150 100.000 815.000.000 103.150 840.694.286

Tổng cộng 29.750 307.946.797

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.5 Sổ cái TK 152
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HÓA
PHÒNG KẾ TOÁN
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
24
Chuyên đề thực chuyên ngành
SỔ CÁI
Tài khoản 152- Nguyên liêu, vật liệu
Dư nợ đầu kỳ: 12.324.528.021
Dư có đầu kỳ
Tài khoản Tháng 1 Tháng 2 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng cộng
TK Có
241 5.802.136 14.707.508
621 6.604.192.282 2.974.716.489 16.548.486.185 20.238.364.032 18.133.012.865 199.083.059.999

627 787.576.455 1.098.637.722 2.362.968.915 1.941.536.471 3.583.081.246 27 706.314.492

TK Nợ
141 30.704.332 57.723.957
221 16 063 874 16.063.874
331 7.120.719.277 5.604.779.477 20.902.423.710 18 699 024 637 29.708.677.706 238.019.207.169

PS Nợ 7.123.812.332 5.604.779.477 20.902.423.710 18 715 088 511 30.052.422.449 238.514.010.056
PS Có 7.471.020.307 4.079.450.945 18.921.464.041 21 710 450 839 22.114.903.117 227.584.689.263
Dư Nợ 11.977.320.046 13.502.648.578 18.352.522.652 15 316 329 482 23.253.848.814 23.253.848.814
Dư Có 40.830.842
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.6 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
CÔNG TY CP BIA THANH HÓA
PHÒNG KẾ TOÁN BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Từngày : 01/10/2010 đếnngày 31/12/2010
Nguyễn Vân Linh – Kế toán 49B
25

×