Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.2 KB, 82 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay cùng với nền
kinh tế thị trường đang trong xu thế mở cửa và hội nhập đã đặt ra cho các
doanh nghiệp sản xuất những cơ hội và thách thức mới. Mỗi một doanh
nghiệp muốn tạo được chỗ đứng và đảm bảo mục tiêu phát triển cần phải có
tiềm lực về tài chính, sản phẩm hàng hoá dịch vụ sản xuất ra phải có chất
lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường tạo được uy tín đối với khách
hàng.Một trong những vị trí quan trọng khẳng định vị trí tài chính của doanh
nghiệp là TSCĐ. TSCĐ là bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, là cơ sở vật
chất của doanh nghiệp. TSCĐ thể hiện tiềm lực về vốn cố định và chiếm tỷ
trọng cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Để tạo đà cho sự phát triển vững chắc và đạt hiệu quả cao nhất các
doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc đổi mới dây truyền công nghệ sản
xuất, mua sắm các máy móc thiết bị, sửa chữa và nâng cấp những cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện có đặc biệt là những TSCĐ của doanh nghiệp. TSCĐ còn
biểu hiện năng lực sản xuất, quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm.
Do đó TSCĐ giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có tính chất quyết định trong
quá trình tạo ra sản phẩm hàng hoá, là nhân tố quan trọng trong kế hoạch hạ
giá thành sản phẩm tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thông qua việc trang bị TSCĐ của một doanh nghiệp mà ta có thể đánh
giá được quy mô sản xuất của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, dây chuyền công
nghệ tiên tiến hay lạc hậu. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và sử
dụng có hiệu quả TSCĐ, muốn vậy doanh nghiệp phải có một chế độ quản lý
thích đáng toàn diện đối với TSCĐ từ quản lý chi tiết đến tổng hợp, tình hình
tăng giảm cả về số lượng và giá trị đến việc sử dụng hợp lý đầy đủ. Vì vậy
cần phải xây dựng chu trình quản lý TSCĐ một cách khoa học hợp lý thông
qua công cụ đắc lực là kế toán TSCĐ. Trong tổ chức công tác kế toán của
doanh nghiệp thì tổ chức kế toán TSCĐ cung cấp thông tin và độ chính xác về
tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ để từ đó giúp cho nhà quản lý nắm được


khả năng tài chính, khả năng sản xuất thực sự của doanh nghiệp.
Công ty than Cao Sơn là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập
thuộc Tổng công ty Than Việt Nam cũng đứng trước một vấn đề lớn là làm
thế nào để trang bị, quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả phát huy hết công suất
TSCĐ hiện có. Cho đến nay sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà
phát triển đã có những thành quả đáng kể, để có được những tiến bộ đó nhờ
một phần không nhỏ của việc quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ.
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của TSCĐ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh , trên cơ sở những kiến thức đã được học tại Đại Học Kinh
Tế Quốc Dân qua thực tiễn nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại Công
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
ty cổ phần than Cao Sơn. Cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
khoa kế toán đặc biệt là cô giáo Trần Thị Nam Thanh và các anh chị trong
phòng kế toán tài chính Công ty em đã chọn đề tài " Tổ chức công tác kế toán
TSCĐ tại Công ty cổ phần Than Cao Sơn" làm chuyên đề thực tập tốt
nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề gồm 3 phần
Phần 1: Đặc điểm chung về Công Ty Cổ Phần Than Cao Sơn
Phần 2: Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ ở Công Ty Cổ Phần Than
Cao Sơn
Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở
Công Ty Cổ Phần Than Cao Sơn
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Cao Sơn
Công ty cổ phần than Cao Sơn trước đây là mỏ than Cao Sơn được
thành lập vào ngày 06 tháng 6 năm 1974 theo quyết định số 972/LCQLKT1

ngày 06 tháng 5 năm 1974 của Bộ trưởng bộ điện than. Mỏ Cao Sơn trực
thuộc Công ty than Cẩm Phả.. Ngày 19 tháng 05 năm 1980 mỏ đã sản xuất ra
tấn than đầu tiên kết thúc quá trình xây dựng cơ bản và đi vào sản xuất. Từ
tháng 5 năm 1996 mỏ Cao Sơn được tách ra khỏi mỏ than Cảm Phả trở thành
đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam theo quyết
định số 2606/QĐ-TCCB ngày 17 tháng 9 năm 1996 của Bộ công nghiệp và
hoạt động theo nghị định số 27/CP ngày 06 tháng 05 năm 1996 của thủ tướng
chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Tổng công ty than Việt Nam.
Ngày 16 tháng 10 năm 2001 mỏ than Cao Sơn đổi tên thành Công ty than
Cao Sơn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lậpcủa Tổng công ty than
Việt Nam theo quyết định số 405/QĐ-HĐQT than Việt Nam về việc đổi tên
đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt Nam.
Ngày 08 tháng 08 năm 2006 Công ty than Cao Sơn đổi tên thành Công
ty cổ phần than Cao Sơn -TKV theo quyết định số2041/QĐ_BCN của Bộ
trưởng Bộ Công Nghiệp.
Trụ sở chính của Công ty cổ phần Than Cao Sơn thuộc địa bàn phường
Cẩm Sơn thị xã Cẩm Phả một mặt giáp quốc lộ 18A , một mặt giáp với vịnh
Bái Tử Long.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần than Cao Sơn - TKV
-Tên giao dịch quốc tế: CAO SƠN COAL MINE
-Giấy đăng ký kinh doanh số: 2203000748 ngày 2 tháng 1 năm 2007
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Ngành nghề kinh doanh: khai thác , chế biến kinh doanh than và các
loại khoáng sản
-Điện thoại: 033 863074- 033 862210 FAX: 033 863945
- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 trong dó : Vốn nhà nước: 51.000.000.000
.Tình hình sản xuất kinh doanh ,tài chính của Công ty cổ phần than Cao Sơn.
Công ty phần than Cao Sơn- TKV là một trong những mỏ than lộ thiên
lớn nhất của Tổng công ty than Việt Nam với trữ lượng khoảng 70 triệu tấn

than, với diện tích khai trường 15,7km2. Địa hình phức tạp nhiều đồi núi khe
suối, chia cắt , khai trường không tập trung
- Phía bắc giáp công ty than Khe Chàm
-Phía nam giáp công ty cổ phần than Đèo Nai.- TKV
- Phía đông giáp công ty cổ phần than Cọc Sáu.- TKV
- Phía tây giáp công ty cổ phần than Thống Nhất -TKV, công ty than
Dương Huy.
. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần than Cao Sơn- TKV chủ yếu
là khai thác, chế biến và tiêu thụ than.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2203000748 ngày 2 tháng
1 năm 2007 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp, có đầy đủ tư cách
pháp nhân để hạch toán độc lập,với nhiệm vụ : Đảm bảo kinh doanh có lãi và
thực hiện tốt với nghĩa vụ với nhà nước. Công ty cổ phần than Cao Sơn -
TKV luôn hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, sản xuất và kinh doanh theo đúng
chỉ tiêu mà Tổng công ty than Việt Nam giao. Công ty đã ổn định được đời
sống cho cán bộ công nhân viên luôn có việc làm thu nhập và tiền lương.
Ngoài nhiệm vụ sản xuất , kinh doanh công ty còn xây dựng các công trình
văn hóa ,nhà thể thao, nhà điều hành, nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ cho
công nhân mỏ, tôn tạo cảnh quan môi trường, trồng cây xanh, xây dựng trạm
xá bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
.Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần than Cao Sơn, chủ yếu là
than các loại. Than được chia ra làm hai loại : than nguyên khai và than sạch.
Than nguyên khai là sản xuất đã qua sơ tuyển đến một chỉ tiêu nhất định để
giao cho nhà máy tuyển than. Than sạch bao gồm than cục và than cám là các
loại than đã qua sàng tuyển như than cám 1, cám 2, cám 3…..cục 3a, cục 4a…
tùy theo mục đích công nghệ chế biến và sử dụng than khác nhau , người ta
có thể xây dựng và tiêu chuẩn hóa các thông số kỹ thuật chất lượng khác nhau
đối với từng loại sản phẩm than khác nhau. Chất lượng than của công ty chủ

yếu áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam 1790- 1999 và còn áp dụng theo tiêu
chuẩn điều hành của Tổng công ty than Việt Nam.
Sản phẩm tiêu thụ của công ty chủ yếu (70%) là bán cho nhà máy
tuyển (Công ty Tuyển than Cửa Ông ) , số còn lại giao cho các hộ Điên ,
Đạm ,Giấy , Xi măng, xuất khẩu và tự bán theo sự điều hành của Tổng công
ty than Việt Nam.
Bên cạnh đó Công ty cổ phần than Cao Sơn còn kinh doanh một số loại
như: khai thác , chế biên, kinh doanh than và các loại khoáng sản khác. Xây
dựng các công trình điện mỏ, công nghiệp ,dân dụng và san lấp măt bằng. Chế
tạo sửa chữa gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ
khí. Sản xuất các mặt hàng bằng cao su…Sản xuất kinh doanh vật liệu xây
dựng. Quản lý khai thác và bến thủy nội địa. Vận tải đường thủy , đường bộ
đường sắt. Trồng rừng và khai thác gỗ, nuôi trồng thủy sản. Kinh doanh nhập
khảu vật tư hàng hóa. Kinh doanh du lịch , dịch vụ khách sạn, nhà hàng , ăn
uống…
Về lao động
Tổng số cán bộ công nhân viên: 3812
Trong đó : + Đảng viên: 807
+ Trình độ đại học và cao dẳng: 390
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
+ Trình độ trung cấp: 345
+ Công nhân kỹ thuật: 2270
Trình độ cán bộ công nhân viên khá đồng đều đáp ứng nhu cầu công
việc để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD. Đội ngũ cán bộ quản lý hầu
hết được đào tạo cơ bản và thường xuyên được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ, đảm bảo khả năng tiếp thu và thích ứng với khoa học kỹ
thuật công nghệ sử dụng các thiết bị tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đội ngũ
công nhân kỹ thuật có tay nghề cao luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Biểu 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾTQUẢ

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Than khai thác Tấn 1.903.744 2.502.625 2.960.565
2 Than tiêu thụ " 1.816.223 2.473.846 2.851.627
3 Tổng doanh thu Tr.§ång 635.209 941.960 1.200.107
4 Nộp ngân sách Tr.Đồng 22.652 31.613 39.661
5 Lợi nhuận sau thuế Tr.Đồng 20.134 22.083 24.236
6 Vốn kinh doanh Tr.Đồng 389.601 565.945 754.436
7 Tổng qũy lương Tr.Đồng 120.966 140.004 146.762
8 Lương bình quân Đồng 2.639.568 3.681.454 3.850.000

1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần than
Cao Sơn
Địa bàn sản xuất của Công ty trải rộng, nơi điều hành sản xuất cách xa
với khai trường, các công trường, phân xưởng lại cách xa nhau nên tình hình
quản lý điều hành sản xuất và bảo vệ an ninh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy bộ
máy tổ chức của Công ty được chia thành hai khu vực chủ yếu: trên công tr-
ường và tại văn phòng Công ty.
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
+ Khu văn phòng Công ty: Bao gồm các phòng ban chức năng chỉ đạo
phục vụ sản xuất, một mặt quan hệ kinh tế với tất cả các bạn hàng và các đơn
vị có quan hệ ngoại giao nhằm đáp ứng phục vụ cho nhu cầu SXKD.
Sơ đồ1 Tổ chức sản xuất
+ Khu vực trên công trường: Bao gồm trung tâm chỉ huy sản xuất và
một số phòng ban nằm tại công trường để điều hành sản xuất trực tiếp hàng
ca, hàng ngày.
Sơ đồ 1 thể hiện sự tập trung hóa đến tận tổ đội sản xuất và khu vực sản
xuất nhằm tận dụng hết năng lực, kinh nghiệm và khả năng lao động của
ngưười công nhân.

Quản đốc
Nhân viên
kinh tế
Phó quản đốc
kỹ thuật
3 phó quản
đốc đi ca
thủ kho
tiếp liệu
Nhà ăn
tạp vụ
tổ sửa chữa lao
động tạp vụ
tổ xe
máy ,tổ
Nghành
cụm
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chế độ làm việc của công trường, phân xưởng : Công ty thực hiện chế
độ làm việc 48 giờ/tuần, 3 ca/ngày, 8 giờ/ca với hình thức 1 tuần đổi ca 1 lần.
Với chế độ làm việc này phù hợp với tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
S ơ đồ 2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Nhìn chung toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty đều sử
dụng máy móc thiết bị của Liên Xô (cũ) và một số thiêt bị của Mỹ, Nhật Bản.
Một bộ phận sàng tuyển than cục các loại (cục 3a, 4a...) đ ược sử dụng bằng
lao động thủ công.
- Khâu khoan: Là khâu đầu của quá trình công nghệ khai thác để khoan
nổ bắn mìn.
Khoan

Nổ
Bốc xúc đất đá
Bốc xúc than
Vận tải
Sàng sạch tại mỏ
Tiêu thụ
Vận tải Bãi thải
Máng ga
Giao Cửa ôngCảng mỏ
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Khâu nổ mìn: Công ty dùng các loại vật liệu nổ đ ể bắn mìn làm tơi
đất đá.
- Khâu bốc xúc đất đá: Dùng các loại máy xúc phối hợp cùng với phương tiện
vận tải ôtô để chở đất đá ra bãi thải.
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Khâu xúc than: Dùng các loại máy xúc xúc than khai thác ở vỉa và
than tận thu ở các trụ vỉa chính
- Khâu vận tải: Dùng các loại xe có ben tự đổ để chuyên chở các loại
than và đất đá.
- Khâu sàng than: Sử dụng hệ thống sàng rung, sàng soắn tương đối
hiện đại bao gồm 3 hệ thống sàng đặt ở 3 khu vực với nhiệm vụ của khâu
sàng là phân loại theo các chủng loại than khác nhau phù hợp với nhu cầu tiêu
thụ.
- Khâu bốc rót than:
+ Rót than qua máng ga: dùng phương tiện vận tải xe ôtô đổ than trực
tiếp vào các ô máng rót xuống tàu kéo đem đi tiêu thụ tại Công ty Tuyển than
Cửa Ông.
+ Rót than tại cảng: Dùng phương tiện vận tải xe ôtô chở than từ khai

trường xuống cảng để vào bãi sau đó dùng xe gạt, gạt than qua máng rớt
xuống phương tiện tàu thủy giao cho khách hàng như các hộ Giấy, điện, đạm,
Xi măng...
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty
Đứng đầu là Hội đồng Quản trị : Thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than
Khoáng Sản ,tiếp theo là
* Ban giám đốc: Do Hội đồng Quản trị của Tập Đoàn Công Nghiệp
Than Khoáng Sản bổ nhiệm:
- Giám đốc công ty: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty theo kế hoạch được giao và chịu mọi trách nhiệm về quá
trình sản xuất kinh doanh và thực hiện với nghĩa vụ nhà nước
* Phó Giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc điều hành và chỉ huy các
phòng ban sau :
- Trung tâm chỉ huy sản xuất: Điều hành các đơn vị sản xuất ..
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Phòng KCS: Quản lý chất lượng than, chịu trách nhiệm kiểm soát toàn
bộ chất lượng than bán ra ngoài thị trường và các phương án pha trộn chất
lượng than.
- Đội thống kê: Theo dõi và cập nhật toàn bộ thông tin về mọi mặt của
hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong kỳ.
* Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc điều hành hoạt động của các
phòng ban sau:
- Phòng kỹ thuật khai thác: Vạch kế hoạch kỹ thuật sản xuất, lập bản đồ
kế hoạch khai thác tháng, quý, năm và các phương án phòng chống mưa bão,
công tác môi trường.
- Phòng trắc địa - địa chất: Quản lý trữ lượng than, vỉa than, ranh giới
Công ty và đo đặc khối lượng các loại sản phẩm.
- Phòng xây dựng cơ bản: Phụ trách lĩnh vưc đầu tư xây dựng cơ bản và

các công trình xây dựng trong Công ty.
- Phòng bảo vệ - Quân sự: Thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ
tài sản, an ninh trật tự, ranh giới Công ty và phụ trách công tác quân sự,
phòng cháy chữa cháy.
-Phòng y tế: Qủan lý, khám chữa bệnh cho công nhân viên chức của
Công ty.
- Phòng đời sống : Chuẩn bị bữa ăn giữa ca cho công nhân viên của
Công ty.
- Phân xưởng môi trường và xây dựng: Giải quyết các công việc liên
quan đến công tác môi trường và xây dựng các công trình trong Công ty.
* Phó Giám đốc cơ điện - vận tải thay mặt giám đốc chỉ đạo hoạt động
của các phòng ban sau:
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Phòng cơ điện: Phụ trách toàn bộ các thiết bị khai thác như: Máy
khoan, máy xúc, cần cẩu, trạm điện, hệ thống đường dây cấp điện và các hệ
thống thiết bị khác.
- Phòng Kỹ thuật vận tải: Phụ trách toàn bộ các loại ôtô và xe gạt của
công ty và kỹ thuật vận hành cũng như sửa chữa.
- Phòng đầu tư thiết bị: Chuyên tổ chức các hội nghị đấu thầu, lập kế
hoạch và tổ chức mua sắm các loại thiết bị mới.
* Kế toán trưởng là người thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của
các phòng ban chức năng sau:
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý tài chính trong Công ty.
- Phòng lao động tiền lương: Thực hiện công tác quản lý tiền lương và
các chế độ chính sách của người lao động.
- Phòng Kế hoạch: Thực hiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng tháng, quý, năm của công ty và phụ trách công tác tiêu thụ sản
phẩm than và quản lý khoán chi phí trong công ty.

- Phòng Vật tư: Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư kỹ thuật cho công ty
dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
- Ban Quản lý chi phí và Giá thành sản phẩm: Quản lý và theo dõi toàn
bộ chi phí sản xuất kinh doanh, phụ trách công tác phát triển tin học, mạng
nội bộ Công ty và Tổng công ty.
Ngoài ra còn có các Phòng, ban khác phụ trách về một số lĩnh vực khác
nhau trong công ty như:
- Phòng Tổ chức đào tạo: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, bố trí đơn
vị sản xuất một cách khoa học và phụ trách công tác đào tạo cán bộ, công
nhân kỹ thuật...
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Phòng Thanh tra kiểm toán: Thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, đồng thời xử lý các đơn thư khiếu tố và làm
công tác kiểm toán nội bộ.
- Văn phòng công ty: Thực hiện đối nội, đối ngoại, quản lý công tác văn
thư lưu trữ và công tác thi đua khen thưởng.
Sơ đồ3 Bộ máy quản lý của Công ty
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân


SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
Giám đốc
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc kỹ
thuật

Phó giám đốc cơ
điện vận tải
Kế toán trưởng
Phòng KCS
Đội thống kê
Trung tâm chỉ
huy sản xuất
Kỹ thuật khai
thác
Bảo vệ quân
sự
Trắc địa địa
chất
Y tế
Xây dựng cơ
bản
Phân x ưởng
đời sống
PX môi trường
và xây dựng
Tổ chức
đào tạo
Thanh tra
kiểm toán
Văn phòng
Phòng cơ điện
Kế toán
tài chính
Kỹ thuật vận
tải

Đầu tư
thiết bị
Lao động
tiền lương
Kế hoạch
Vật tư
Ban quản lý chi
phí & giá thành
sản phẩm
C ác đ ơn v ị :
- Công trường : Khai thác 1,2,3,4,
máng ga;mìn;cơ giới cầu đường
-Phân xưởng: Trạm mạng , cảng, cơ
diện , ôtô, cấp thoát nước, vận tải
1,2,3,4,5,6,7,8.
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
1.4: Đặc điểm chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần than
Cao Sơn
1.4.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán tài chính của Công ty than Cao Sơn có nhiệm vụ hạch
toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động
kinh tế và thu thập xử lý thông tin kế toán Ở các đơn vị sản xuất bố trí nhân
viên kinh tế làm nhiệm vụ thu thập chứng từ và lập các chứng từ liên quan
đến các hoạt động kinh tế của Công ty gửi về phòng kế toán theo đúng quy
định về thời gian để hạch toán.
Phòng kế toán tài chính có biên chế tổng số 22 cán bộ nhân viên kế
toán gồm 01 kế toán trưởng, 02 kế toán phó và 19 cán bộ nhân viên kế toán

được tổ chức thành 05 tổ bố trí theo chức năng từng phần hành kế toán và
trình độ chuyên môn.
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
Kế toán trưởng
Tổ kế toán
tài chính
Tổ kế toán
tiền lương
Tổ kế toán
vật tư tài
sản
Tổ kế toán
tổng hợp
Tổ kế toán
thống kê
Nhân viên kinh tế các
công trường phân xưởng
Đội thống kê trên khai
trường
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
+ Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế
toán tài chính của Công ty. Là người giúp việc cho Giám đốc và công tác
chuyên môn, phổ biến chỉ đạo công tác chuyên môn cho bộ phận kế toán, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và cơ quan chức năng của Nhà Nước về
tình hình thực hiện công tác kế toán - tài chính, là người kiểm tra tình hình
hạch toán, huy động vốn. Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý tài sản và sử
dụng vốn có hiệu quả, khai thác khả năng tiềm tàng của tài sản, cung cấp các
thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện để ban Giám đốc đưa ra quyết định
kinh doanh.

+ Tổ kế toán tài chính (05 người): Có nhiệm vụ theo dõi và kế toán vốn
bằng tiền, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn
ngân hàng, theo dõi và thanh toán tạm ứng cho cá nhân đơn vạ trong Công ty.
Theo dõi cấp phát các loại vé ăn, vé đi xe ôtô và các khoản công nợ phải thu,
phải trả với khách hàng. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính phục vụ nhu cầu sản
xuất. Lập các báo cáo tài chính theo quy định, theo dỗi và hạch toán doanh
thu bán hàng.
+ Tổ kế toán tiền lương (04 người): Tổ chức tập hợp theo dõi, tính toán
các khoản tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Hàng kỳ
cấp phát tiền lương, tiền thưởng và các khoản có tính chất lương.
+ Tổ kế toán vật tư tài sản (05 người): theo dõi hạch toán nhập xuất tồn
nguyên vật liệu sử dụng trong toàn Công ty. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu,
công cụ, dụng cụ trên bảng kê số 3 và nhật ký chứng từ số 9. Theo dõi chi tiết
biến động tăng giảm tài sản cố định các loại. Theo dỗi và quyết toán công tác
sửa chữa lớn tài sản trong Công ty.
+ Tổ kế toán tổng hợp (03 người): Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính theo quy định của Công ty, của Tổng
Công ty và theo chế độ báo cáo kế toán. Xác định kết quả kinh doanh và tình
hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
+ Tổ kế toán thống kê (04 người): Tập hợp theo dõi báo cáo thống kê
qua đội thống kê tại khai trường. Lập và phân tích các báo cáo năng suất thiết
bị cung cấp thông tin số liệu cho công tác điều hành và tổ chức sản xuất. Lập
các báo biểu thống kê theo yêu cầu của Nhà nước, nghành, Tổng Công ty than
và yêu cầu nội bộ.
Trình độ cán bộ nhân viên kế toán đều được đào tạo từ trung cấp trở
lên, phù hợp với yêu cầu và công việc được giao. Phù hợp với một Công ty
công nghiệp có quy mô lớn. Chuyên môn hóa cán bộ kế toán của từng tổ kế

toán, mỗi tổ đảm trách một phần việc, việc ghi sổ diễn ra đồng thời rát thuận
lợi cho quản lý và đối chiếu kiểm tra, thông tin có độ chính xác cao
1.4.2 Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
Để phù hợp với quy mô cũng như điều kiện thực tế của công ty , hiện nay
Công ty cổ phần than Cao Sơn đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng
từ.Các chính sách áp dụng chủ yếu là
a) Tiền và các khoản tương đương tiền : gồm tiền mặt tại quỹ, các
khoản tiền gửi không kỳ hạn , các khoản đầu tư ngắn hạn có khả năng thanh
toán cao, dễ dàng chuyển đổi thanh tiền và ít rủi ro liên quan đến việc biến
động giá trị
b) Hàng tồn kho : Được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc
và giá trị thuần có thể thực hiện được . Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí lao động trực tiếp và chi phí chung. Giá gốc
hàng tồn kho cuối kỳ được xác dịnh theo phương pháp bình quân gia quyền.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập cho các vật tư ,hàng hóa tồn
kho có giá trị gốc lớn hơn giá trị thuần đựơc quy định tại chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 2 " Hàng tồn kho" và thông tư số 13/2206/TT-BTC ngày
27/2/2006 của Bộ tài chính
c) Nguyên tăc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư
TSCĐ hữu h ình = nguyên giá - hao mòn lũy kế
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Nguyên giá TSCĐ được đánh giá lai cho mục đích xác định giá trị
doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 để cổ phần hóa là giá trị đánh giá lại
đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và đ ược trích khấu hao từ
01/1/2006.TSCĐHH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên
thời gian sử dụng phù hợp với quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày
12/12/2003 của Bộ Tài Chính
d) Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư

đ) Nguyên tắc ghi nhận các khỏan đầu tư tài chính
e) Nguyên tắc ghi nhận các khoản vay và vốn hóa các khoản chi phí đi
vay
f) Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí khác
g) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
h) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
i) Thuế: Thuế suất thuế GTGT đối với doanh thu bán than là 5%, đối
với doanh thu khác là 10%, thuế tài nguyên đối với sản xuất lộ thiên là 2%.
Giá trị tính thuế tài nguyên được xác định theo quy định tại Thông tư số
153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thi
hành nghị định số 68/ 1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998 của chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi). Thuế thu nhập doanh nghiệp
là 28%…
k) Ngoại tệ: nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
q) Các khoản phải thu và nợ khó đòi: Theo thông tư số 13/2006/TT-
BTC ngày 27/2/2006 của Bộ tài chính nếu quá 3 tháng trở lên thì được phép
quy vào thành những khoản phải thu khó đòi, nợ khó đòi.
n) Các khoản phải thu: Các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo
tài chính theo giá trị ghi sổ.Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị
dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu không đ ược khách hành thanh
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
toán phát sinh đối với các khoản nợ phải thu tại thời điểm lập Báo cáo tài
chính
*Hệ thống tài khoản mà Công ty cổ phần than Cao Sơn đang áp dụng
là hệ thống tài khoản chế độ kế toán Nhà nước ban hành. Các quy định đó là:
- Niên độ kế toán là 1 năm từ 01/01 đến 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)

Công ty cổ phần than Cao Sơn áp dụng hình thức "Nhật ký chứng từ".Nhật ký
chứng từ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc cùng loại, có cùng một nội
dung kinh tế. Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn
bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Kế toán lấy số liệu ghi bên có
của các tài khoản kế toán làm tiêu thức phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh. Một nhật ký chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc
nhiều tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau. Nhật ký chứng từ được đánh
số liệu liên tục trong từng ngày, từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gốc
đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Để ghi
chép nhật ký chứng từ là những chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết,
sử dụng bảng kê bảng phân bổ. Nhật ký chứng từ phải mở từng tháng một, hết
mỗi tháng phải khóa sổ nhật ký chứng từ cũ và mở nhật ký chứng từ cho
tháng sau. Mở sổ mới phải chuyển số dư tháng trước sang.
Hàng ngày từ chứng từ gốc phát sinh sau kiểm tra phân loại kế toán ghi
trực tiếp vào nhật ký chứng từ có liên quan. Một số chứng từ có liên quan
đến: Phải trả công nhân viên, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao
TSCĐ thì ghi vào bảng phân bổ. Cuối tháng tổng cộng số liệu ghi 1 lần vào
nhật ký chứng từ.
Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam,
hệ thống kế toán Việt Nam.
Báo cáo tài chính đ ược lập theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với
chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế Việt Nam và các quy định hiện
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
hành về kế toán áp dụng cho Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt
Nam được ban hành theo Quyết định số 2917/QĐ-HĐQT ngày 27 tháng 12
năm 2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam và đ ược chấp thuận bởi Bộ Tài chính công văn số 16148/BTC-
CĐKT ngày 20 tháng 12 năm 2006

- Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty cũng bao gồm các tài khoản
cấp 1 tài khoản cấp 2, tài khoản trong bảng cân đối kế hoạch và tài khoản
ngoài bảng cân đối kế toán theo quy định.
* Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn.
- TK 111:Tiền mặt.
1111: Tiền Việt Nam
1112: Ngoại tệ
1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
- 1121: Tiền Việt Nam
- 1122: Ngoại tệ
- 1123: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
- - TK 113: Tiền đang chuyển.
- 1131:Tiền Việt Nam.
- 1132:Ngoại tệ.
- - TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- 1211: Cổ phiếu
1212: Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu.
- TK 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
- TK 131: Phải thu của khách hàng.
- TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
1331: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
1332: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của tài sản cố định.
- TK 136: Phải thu nội bộ.
- TK 138: Phải thu khác.
- TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.
- TK 141: Tạm ứng.

- TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn.
- TK151: Hàng mua đang đi đường.
- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.
- TK 153: Công cụ dụng cụ.
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- TK 155: Thành phẩm.
- TK 156: Hàng hoá.
- TK 157: Hàng gửi bán.
- TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
* Tải khoản loại 2: Tài sản dài hạn.
- TK 211: Tài sản cố định.
2111: Nhà cửa, vật kiến trúc.
2112: Máy móc thiết bị.
2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý.
2118: Tài sản cố định khác.
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- TK 212: Tài sản cố định thuê tài chính.
- TK 213: Tài sản cố định vô hình.
- TK 214: Hao mòn tài sản cố định.

- TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn.
* Tài khoản loại 3: Nợ phải trả.
- TK 311: Vay ngắn hạn.
- TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả.
- TK 331: Phải trả người bán.
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp.

3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp.

3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp khác.
- TK334: Phải trả người lao động.
3341: Phải trả công nhân viên.
3348: Phải trả người lao động khác.
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác.
3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.
3382: Kinh phí công đoàn.
3383: Bảo hiểm xã hội.
3384: Bảo hiểm y tế.
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
3388: Phải trả, phải nộp khác.
- TK 341: Vay dài hạn.
- TK 342: Nợ dài hạn.
- TK 352: Dự phòng phải trả.
* Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu.
- TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
- TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- TK 413, TK 414, TK 415, TK 418, TK 421, TK 431, TK 441…
* Tài khoản loại 5: Doanh thu.
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
5111: Doanh thu bán hàng hóa.
5112: Doanh thu bán các thành phẩm.
5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
5114: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
- TK 512, TK 515, TK 521, TK 531, TK 532.
* Tài khoản loại 6 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

TK 632: Giá vốn hàng bán.
TK 641: Chi phí bán hàng.
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Tài khoản loại 7 - Thu nhập khác.
- TK 711: Thu nhập khác.
* Tài khoản loại 8 - Chi phí khác.
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- TK 811: Chi phí khác.
- TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
* Tài khoản loại 9 - xác định kết quả kinh doanh.
- TK 911: xác định kết quả kinh doanh.
* Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng.
TK 001: Tài sản thuê ngoài.
TK 002: Vật tư, hàng hoá, nhận giữ hộ, nhận gia công.
TK 003, TK 004, TK 007, TK 008…
Việc hạch toán tổng hợp được tiến hành theo từng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và theo dõi cho từng loại hàng hoá ở từng bộ phận.
* Nhật ký chứng từ: Công ty sử dụng 8 nhật ký chứng từ sau:
- Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có TK 111
- Nhật ký chứng từ số 2: Ghi có TK 112
- Nhật ký chứng từ số 4: Ghi có TK 311, 341
- Nhật ký chừng từ số 5: Ghi có TK 331
- Nhật ký chúng từ số 7: Ghi có TK 142, 241, 335
- Nhật ký chứng từ số 8: Ghi có TK131,155,511,531,532,641,642,711...
- Nhật ký chứng từ số 9: Ghi có TK 211
- Nhật ký chứng từ số 10: Ghi có TK 138,139,333,336,338,411,414,431,441.

* Bảng phân bổ: Công ty sử dụng 3 bảng phân bổ sau:
- Bảng phân bổ số 1: dùng cho TK 334
- Bảng phân bổ số 2: dùng cho TK 152, 153
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Bảng phân bổ số 3: dùng cho TK 214
Sơ đồ 5 Trình tự kế toán theo hình thức "Nhật ký chứng từ"
* Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
SV:Nguyễn Thanh Huyền Lớp Kế Toán K36
chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ 1, 2, 3,
4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ chi tiết số 1, 2,
3, 4, 5, 6.
Báo cáo tài chính
Bảng kê số 1, 2, 3, 4,
5, 6, 8, 9, 10, 11

×