Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Việt Nam được biết đến là quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Braxin),

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.14 KB, 16 trang )

CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006
ĐẾN NAY
I. Lời mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Sau khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế và thốt khỏi cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997 nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng. Mục tiêu đề ra cho kế hoạch
5 năm (2006-2010) là tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới cuối năm 2007 đã làm cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước khác trên
thế giới nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề. Có thể nói, giai đoạn từ năm 2006 đến nay
là giai đoạn chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp của nền kinh tế Việt Nam. Từ giai
đoạn tăng trưởng nhanh (năm 2006 đến cuối năm 2007), đến giai đoạn rơi vào suy
thoái (cuối năm 2007 đến đầu năm 2009) và bắt đầu chứng kiến sự phục hồi từ quý II
năm 2009 đến nay. Song song với những thay đổi phức tạp của nền kinh tế thì hàng
loạt chính sách vĩ mơ đã được đưa ra, trong đó khơng thể khơng kể đến các chính sách
tài khóa đã được đưa vào thực hiện nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu
rõ hơn về việc thực hiện và vai trị của các chính sách tài khóa, nhóm quyết định chọn
đề tài “Chính sách tài khóa Việt Nam giai đoạn 2006 đến nay” làm đề tài nghiên cứu.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nêu lên những chính sách tài khóa được thực hiện ở Việt Nam
giai đoạn từ năn 2006 đến nay. Qua đó thấy được các tác động của những chính sách
này lên nền kinh tế Việt Nam, đánh giá những mặt tích cực cũng như tiêu cực của
chính sách tài khóa trong giai đoạn này. Đồng thời đưa ra những giải pháp cho việc
thực hiện chính sách tài khóa có được hiệu quả hơn.
3.Câu hỏi nghiên cứu
a. Những chính sách tài khóa nào đã được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2006
đến nay?
b. Ảnh hưởng của các chính sách tài khóa đó lên nền kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2006 đến nay là gì?
c. Những kiến nghị chính sách nào cho việc thực hiện chính sách tài khóa đạt hiệu
quả hơn?
II. Chính sách tài khóa



1


1. Một số khái niệm:
a. Chính sách tài khóa: là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên các định
hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và
thuế khóa.
b.Chính sách tài khóa mở rộng: là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ
hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân
sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
c.Chính sách tài khóa trung lập: là chính sách cân bằng ngân sách. Chi tiêu của
chính phủ hồn tồn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh
hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.
d.Chính sách tài khóa thu hẹp:là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi
thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn
đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng
dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách tài khóa:
Nội dung cơ bản của Chính sách tài khóa là kiểm sốt thu chi ngân sách do những
khoản thu chi này có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế
vĩ mơ khác. Vì thế, Chính sách tài khóa được coi là một trong những chính sách quan
trọng đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mơ. Một Chính sách tài khóa
vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các
quyết định đầu tư lớn. Trong mối quan hệ với giá cả, Chính sách tài khóa là một trong
những ngun nhân cơ bản của lạm phát, một sự nới lỏng Chính sách tài khóa đều gây áp
lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng tổng cầu và tài trợ thâm
hụt.
3. Công cụ thực hiện:


2


Hai cơng cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế.
Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh
hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế:
 Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế
 Kiểu phân bổ nguồn lực
 Phân phối thu nhập
4. Nguyên tắc thực hiện:
Chính sách tài khóa sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kích thích
nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp ( nền kinh tế suy
thoái), hoặc để xoa dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp.
Khi nền kinh tế suy thối: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn
mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ áp dụng chính sách tài
khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả hai. Kết quả là làm
tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việc làm và giảm thất nghiệp.
Khi nền kinh tế có lạm phát cao: biểu hiện sản lượng quốc gia vượt quá mức sản
lượng tiểm năng, đồng thời chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu đến nền kinh tế. Chính
phủ cần áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách, tăng thuế. Kết
quả là làm giảm tổng cầu, sản lượng giảm, lạm phát giảm và việc làm có xu hướng giảm.
III.

Thực trạng thực hiện chính sách tài khóa Việt Nam

1. Khái quát nền kinh tế Việt Nam trước 2006:
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã có sự trỗi dậy rõ rệt. Năm 1996, 1997,
mức tăng trưởng cao và khá ổn định (tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 9,54%, năm
1996 đạt 9,34% và năm 1997 đạt 8,15%). Tỉ lệ lạm phát cũng ở mức thấp, đạt 4,5% năm
1996 và 3,6% năm 1997. Bước qua năm 1998, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài

chính Đơng Nam Á làm nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm xuống, tổng cung hàng
hóa cao hơn cầu dẫn đến tình trạng giảm phát. Tỉ lệ lạm phát ở mức 0,1% năm 1999 và là
-1,6% năm 2000. Để có đủ lượng vốn kích cầu, Chính phủ đã thu hút nhiều vốn ngồi lưu

3


thơng vào hệ thống kho bạc. Vì có độ trễ và khoảng cách giữa thời gian thu vào và thời
gian bơm tiền ra nên thực tế trên thị trường khan hiếm tiền dẫn đến tình trạng đã thiểu
phát lại càng thiểu phát hơn.

Biểu đồ lạm phát và tăng trưởng qua các năm 1996 – 2000
Đơn vị: %
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2000 – 2002, 2002 – 2003.
Tỉ lệ bội chi Ngân sách nhà nước giảm từ mức 3% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP
năm 2000. Tỉ lệ bội chi bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân giai
đoạn 1991 – 1995 (2,49%).

4


Biểu đồ bội chi Ngân sách nhà nước qua các năm 1996 – 2000
Nguồn: Bộ tài chính
Bước qua giai đoạn 2000 – 2006, nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng giảm
phát, ổn định mức lạm phát thấp ( năm 2002:4%, năm 2003:3%), khuyến khích sản xuất,
kinh doanh phát triển, góp phần tăng nguồn thu ngân sách. Chính sách tài khóa nới lỏng
được thực hiện trong thời gian này giúp nền kinh tế vực dậy thời kì khó khăn.
Tuy nhiên, từ năm 2004 trở đi, tỉ lệ lạm phát có xu hướng tăng lên ( năm 2004: 9,5%,
năm 2005: 8,4% ). Điều này xuất phát từ việc thực hiện chính sách tài khóa lỏng lẻo, đã
làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên cao hơn giai đoạn trước. Và việc bù đắp nguồn thâm

hụt ngân sách bằng các nguồn vay từ nước ngoài hay trong nước làm tăng lượng tiền vào
thị trường trong nước gây ra lạm phát.

5


Đơn vị: %
Biểu đồ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và bội chi NSNN qua các năm 2000 -2005
(Nguồn: Tạp chí phát triển kinh tế số 215, tháng 9/2008)
Trong nguồn thu Ngân sách nhà nước thì thu từ nguồn dầu thơ chiếm tỉ trọng lớn,
ngồi ra cịn có thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đưa vào cân đối ngân sách qua các năm
đều tăng. Thuế được xem xét lại đúng vai trị của nó. Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách
nhà nước, kích thích tăng trưởng, phân phối lại thu nhập. Ban hành nhiều sắc lệnh thuế
phù hợp với thực trạng nền kinh tế trong nước và quốc tế.
2. Chính sách tài khóa giai đoạn 2006 – 2008
Giai đoạn 2006 – 2010, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là tăng GDP từ 7,5% lên 8% và
có thể cao hơn nữa nhằm đặt mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 1.100USD
vào năm 2020. Như vậy, mục tiêu hàng đầu của giai đoạn này là tăng trưởng kinh tế. Và
để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, Chính phủ đã áp dụng chính sách tài khóa
mở rộng, kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế. Chính phủ đã
mở rộng đầu tư cơng qua các chương trình phát triển và hỗ trợ dưới nhiều hình thức cho
khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2006 tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định và giữ ở mức tương đối cao. Tốc độ tăng
trưởng GDP tăng 8,2. Tổng thu ngân sách năm 2006 đạt trên 261,1 nghìn tỉ đồng tăng
20,3% so năm 2005. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 315 nghìn tỉ đồng tăng 20% so với

6


năm 2005. Các khoản chi lớn như: đầu tư phát triển, lương và bảo hiểm xã hội, phát triển

y tế, văn hóa, giáo dục, điều chỉnh lương tối thiểu, chi đột xuất hỗ trợ vùng bị thiên tai,
phòng chống dịch bệnh, sâu bệnh... đã được thực hiện. Bội chi ngân sách nhà nước ước
bằng 5% GDP (dự toán 5%), trong đó trên 80% được bù đắp bằng vay trong nước, 20%
vay nước ngồi
Tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm đi rõ rệt, từ mức 8,4% năm 2005 xuống còn 6,6%
năm 2006.

Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam từ 1998-2007
Nguồn: tính tốn từ số liệu niên giám thống kê, VN, WB, IMF
Qua năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ ở mức ổn định 8,44%,. Tổng sản
phẩm trong nước ước tăng 8,44%, .
Nền kinh tế tăng trưởng cao dẫn theo việc thu chi ngân sách nhà nước cân đối, bội chi
ngân sách trong phạm vi cho phép. Tổng thu ngân sách của cả năm 2007 đạt 287.900 tỉ
đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước cả năm là 56.500 tỉ đồng , chiếm 5% GDP.

7


Chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,4% so với năm 2006. Mức lạm phát là 12,6%. Điều này
cho thấy dường như Việt Nam đã đánh đổi lạm phát với tăng trưởng kinh tế.
Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 , kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời
kỳ suy thối, và có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài chính trong
nước khơng ổn định, lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang. Tuy
nhiên, để chống lạm phát, Bộ tài chính lại thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng, duy trì
mức bội chi, trong khi chính sách tiền tệ lại được thắt chặt ( 6/2007 – 9/2008 ). Chính vì
điều này đã tạo ra áp lực lạm phát và làm lãi suất ngày càng tăng. Giá tiêu dùng năm 2008
so với năm 2007 đã tăng 22,97%.

Nguồn: Tổng cục thống kê


8


Biểu đồ CPI qua 12 tháng năm 2008
Nguồn:Vneconomy
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng
26,3% so với năm 2007. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so
với năm 2007. Hầu hết các chính sách thuế đều được sửa đổi, bổ sung theo hướng bãi,
miễn, giảm nhiều sắc thuế, như: giảm thuế TNDN từ 28% xuống còn 25%; điều chỉnh, bổ
sung thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế Tài nguyên. Tăng cường các chính sách ưu đãi thuế
đối với các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơng nghệ cao, những địa
bàn khó khăn; Đồng thời, có chính sách miễn, giảm thuế khi các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh gặp khó khăn do suy giảm kinh tế… Nhờ đó, đã khuyến khích sản xuất kinh doanh
phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu và bảo đảm an sinh xã hội
Đánh giá
Trong giai đoạn 2006-2008 Chính Phủ đã thực hiện nhiều chính sách tài khóa tích cực.
Điều này là một trong những ngun nhân giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn
định, đạt được những thành tựu khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó chính sách tài khóa
cũng đã bộc lộ một vài vấn đề cần lưu ý như:
Việc thiếu đồng bộ giữa các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong giai đoạn
từ tháng 6/2007 đến tháng 9/2008 đã tạo ra áp lực gây nên gia tăng lạm phát và làm lãi
suất tăng cao

9


Để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế, Chính phủ đã tăng chi tiêu công dẫn đến bội chi
ngân sách, điều này là cần thiết nhưng việc chi đầu tư khơng minh bạch làm cho tình
trạng tham nhũng gia tăng, có nhiều cơng trình đầu tư thiếu hiệu quả, đầu tư dàn trải gây
lãng phí. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội ở VN trong vài năm gần đây bình quân hàng năm

trên 40% GDP và hệ số ICOR là 4,7 hệ số này cao cho thấy việc sử dụng vốn kém hiệu
quả.
Chính việc đầu tư nhiều nhưng không hiệu quả làm cho tổng cung tăng hạn chế trong
khi tổng cầu có xu hướng tăng mạnh hơn, đồng thời năm 2007, 2008 một số hàng hóa là
yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như: điện, xăng, dầu, than tăng giá là nguyên nhân
gây nên lạm phát.
3. Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 – 2011
Kinh tế Việt Nam cũng hứng chịu những tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới, đặc biệt tại thời điểm đầu 2009. Tăng trưởng sụt giảm thể hiện ở hầu hết tất cả
các ngành kinh tế chủ lực, như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện,
nước, ga.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 – 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê

10


Nguồn: Tổng cục thống kê
Ý thức được tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, Chính phủ Việt Nam đã
nhanh chóng ban hành những chính sách kích thích kinh tế qui mơ lớn. Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết 30/2008/NQ-CP, đề ra các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, trong đó
Chính sách tài khóa và tiền tệ được nới lỏng.
Sang đến q I/2009, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành hai gói kích thích kinh tế
qui mơ lớn: Gói kích cầu đầu tiên trị giá khoảng 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất; Gói kích cầu
thứ hai trị giá 8 tỷ USD, gồm các nội dung: tăng chi đầu tư; tăng chi an sinh xã hội, giảm
thuế.
Chương trình cắt giảm thuế:Bộ Tài chính đã nhanh chóng hướng dẫn thi hành các ưu
đãi trong lĩnh vực thuế, phí và thủ tục: Giảm thuế VAT cho một loạt các mặt hàng; Giảm
30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quí IV/2008 và cả

năm 2009; Miễn trừ thuế thu nhập cá nhân trong nửa đầu năm 2009. Trên thực tế đã có
trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế. Tổng số thuế miễn, giảm, giãn khoảng 20.000
tỷ đồng (Bộ Tài chính 2009).
Sang đến năm 2010, khi nền kinh tế đã có những bước hồi phục tương đối rõ nét,
chính sách của Bộ Tài chính tập trung vào việc tiếp tục thực hiện các chính sách kích
thích kinh tế trong năm 2009 và kéo dài sang năm 2010. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng
hết sức chú trọng các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

11


Nguồn: vnexpress.net; economy.vn
Việc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế của Bộ Tài chính cịn thể hiện rất rõ
trong cán cân ngân sách năm 2009 và 2010. Dưới tác động của gói kích thích kinh tế,

12


thâm

hụt

ngân

sách

năm

2009


lên

tới

6,9%/GDP.

Chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 nửa đầu năm 2010 đã thu được những
thành công nhất định. Sau quí I/2009, nền kinh tế đã trải qua 4 quí liên tiếp tăng trưởng
quí sau cao hơn quí trước nền kinh tế có khẳ năng bước ra khỏi giai đoạn thu hẹp của một
chu kỳ kinh tế
Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh triển khai thủ tục hải quan điện tử, hiện đại hóa thu
Ngân sách Nhà Nước nhằm giảm thiểu chi phí, thời gian cho các doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu.

13


Bộ Tài chính xác định nhiệm vụ năm 2011 là tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ
chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác nhằm tăng cường ổn
định kinh tế vĩ mô, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Đánh giá:
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, Chính phủ đã đưa ra nhiều
chính sách tài khóa, trong đó đặc biệt là các gói kích cầu, giảm thuế. Các giải pháp trên đã
phát huy được tác dụng của mình khi đã có các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam
đang dần phục hồi. Tuy nhiên, trong việc thực hiện các gói kích cầu và giảm thuế vẫn có
có những điều cần nhìn nhận lại. Cụ thể: gói kích cầu đầu tiên trị giá 1 tỷ USD để giảm lãi
suất, hỗ trợ các doanh nghiệp bị thua lỗ. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
hoạt động không hiệu quả tiếp tục tồn tại, đồng thời do tính khơng minh bạch tạo điều
kiện cho hiện tượng tham nhũng tồn tại. Việc hoãn thuế thu nhập cá nhân cũng có vấn đề

sau: đa phần những người bị đanh thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam là những người có
thu nhập cao và có xu hướng dùng hàng ngoại. Do đó viêc hỗn thuế thu nhập cá nhân
vừa làm cho giảm nguồn thu ngân sách vừa tạo điều kiện cho những người có thu nhập
cao sử dụng hàng ngoại, điều này làm giảm tác dụng của chính sách tài khóa mà Chính
phủ đã đưa ra.
IV.

Kiến nghị chính sách

Như những vấn đề đã được trình bày và đánh giá ở trên nhóm đưa ra những kiến nghị
để xây dựng và thực hiện chính sách tài khóa đối với Việt Nam như sau:
a. Trong các kế hoạch chi tiêu công để đầu tư phát triển kinh tế cần phải được kiểm
sốt chặt chẽ, tăng tính minh bạch trong việc chi tiêu công, nếu thấy cần thiết có thể thiết
lập 1 cơ quan độc lập để giám sát các chính sách tài khóa. Cơ quan này chịu trách nhiệm
xác định những thay đổi trạng thái chu kỳ của nền kinh tế, đánh giá mức độ phù hợp và
giám sát hiệu quả của các chính sách tài khóa.
b. Trong việc thực hiện các chính sách vĩ mơ phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ
giữa các bộ, ban ngành đặc biệt giữa Bộ Tài Chính với Ngân hàng Trung Ương giúp cho
các chính sách vĩ mơ có thể hỗ trợ lẫn nhau. Khi đó chính sách tài khóa sẽ phát huy được
tác dụng của mình.

14


c.

Chính phủ nên dùng ngân sách để hỗ trợ cho những người bị thất nghiệp, đầu tư

vào các ngành phụ trợ, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, hỗ trợ tiêu dùng thiết yếu trong nước
thay vì tìm cách cứu các doanh nghiệp đang thua lỗ.

d. Việc dựa vào các khoản thu từ dầu thô và các hoạt động xuất nhập khẩu là thiếu ổn
định và không bền vững. Do đó Chính phủ cần xây dựng kế hoạch dài hạn để giảm chi
tiêu, giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về
cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả chuyển các khoản đầu tư công sang khu vực
tư nhân
V. Kết luận:
Chính sách tài khố có tác động rất mạnh tới các vấn đề kinh tế vĩ mô đặc biệt là đối
với mơ hình kinh tế như của Việt Nam hiện nay. Do tầm quan trọng đó, việc cần phải có
những chính sách tài khóa phù hợp để tác động vào nền kinh tế nhằm làm ổn định kinh tế
vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát là việc làm hết sức cần thiết và cần phải
được quan tâm, đồng thời công tác thực hiện chi tiêu của Chính phủ phải được minh bạch,
việc kiểm tra, giám sát cần phải được quan tâm nhiều hơn để các chính sách tài khóa phát
huy được tác dụng như mong đợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Trần Hoàng Ngân và ThS. Võ Thị Tuyết Anh, “Lạm phát, nguyên nhân
và giải pháp” Tạp chí Phát Triển Kinh Tế, số 210, tháng 4/2008.
2. Nguyễn Sinh Cúc, “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2006 và triển vọng năm
2007” Số 1 (122) năm 2007,
/>truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011

15


3. Nguyễn Sinh Cúc, “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2007” Số 1 (145) năm 2008,
/>
,

truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011
4. Phương Ngọc, “5 năm (2006-2010) - đánh dấu sự chuyển mình của ngành thuế”,

ngày 30 tháng 6 năm 2010,
truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011
5. PGS.TS. Sử Đình Thành, “Chính sách tài khóa và bài toán ổn định chu kỳ kinh tế
ở Việt Nam”, ,truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.
6. TS. Phạm Văn Hà Nhóm Tư vấn chính sách - Bộ Tài chính, “Chính sách tài chính
giai

đoạn

hậu

khủng

hoảng”

ngày

07

tháng

09

năm

2010,

/>Default.aspx , ngày truy cập 13 tháng 2 năm 2011.
7. TS. Lê Quốc Hội, “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho
năm 2011”, , truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.

8. truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.

16



×