Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Long Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.48 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG-TÀI CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONG BIÊN
Tên sinh viên: Nguyễn Thế Điềm
Lớp: Tài chính doanh nghiệp 50C
MSSV: CQ500537
Người hướng dẫn: Ths. Đặng Ngọc Biên
Hà Nội 2012
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG 4
1.1. Lý thuyết chung về xếp hạng tín dụng 4
1.1.3.1. Đối với các ngân hàng 6
1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư 8
1.1.3.3. Đối với doanh nghiệp 8
1.2. Quy trình xếp hạng tín dụng và một số mô hình xếp hạng tín dụng khách
hàng 8
1.2.3.1. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC 10
1.2.3.2. Phương pháp chỉ số Z cua Edward I.Altman 11
1.2.3.3. Phương pháp tính điểm tín dụng của Fitch 13
1.2.3.4. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của S&P 14
1.2.3.5. Điểm số tín dụng của FICO cho khách hàng cá nhân 15
1.2.3.6. Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C 16
1.3. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng hiện nay 18
1.3.1.1. Cơ sở vật chất và pháp lý 18
1.3.1.2. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng 18


1.3.1.3. Chất lượng về thông tin của khách hàng 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONG BIÊN 22
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh
Long Biên 22
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 22
2.1.1.2. Phạm vi hoạt động của Chi nhánh 22
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Quân đội Chi nhánh
Long Biên 23
2.1.3.1. Các chỉ tiêu về thực hiện quy mô 24
2.1.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng 27
2.1.3.4. Công tác quản trị điều hành 29
2.1.3.5. Nguồn nhân lực-cơ sở vật chất 30
2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 30
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý 31
2.2.2.2. Căn cứ xếp hạng 32
2.2.4.1. Điều kiện áp dụng 32
2.2.4.2. Qui trình xếp hạng tín dụng 33
2.2.4.3. Sử dụng kết quả XHTD khách hàng doanh nghiệp trong việc
quyết định cho vay 53
2.3. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 54
2.3.2.1. Về nội dung của hệ thống xếp hạng 56
2.3.2.2. Về việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP
HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 68
3.1. Định hướng phát triển 68

3.2. Một số giải pháp 70
3.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính 70
3.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính 71
3.2.2.1. Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn thông
tin sử dụng để xếp hạng tín dụng 72
3.2.2.2. Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ tín dụng: 74
3.2.2.3. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng 77
3.2.2.4. Đổi mới hệ thống công nghệ thông tin 79
3.3. Một số kiến nghị 80
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu Ý nghĩa
MB Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội
TSCĐ Tài sản cố định
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
XHTD Xếp hạng tín dụng
DN Doanh nghiệp
CBTD Cán bộ tín dụng
TSĐB Tài sản đảm bảo
DPRR Dự phòng rủi ro
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG 4
1.1. Lý thuyết chung về xếp hạng tín dụng 4
1.1.3.1. Đối với các ngân hàng 6

1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư 8
1.1.3.3. Đối với doanh nghiệp 8
1.2. Quy trình xếp hạng tín dụng và một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng
8
1.2.3.1. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC 10
1.2.3.2. Phương pháp chỉ số Z cua Edward I.Altman 11
1.2.3.3. Phương pháp tính điểm tín dụng của Fitch 13
1.2.3.4. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của S&P 14
1.2.3.5. Điểm số tín dụng của FICO cho khách hàng cá nhân 15
1.2.3.6. Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C 16
1.3. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng hiện nay 18
1.3.1.1. Cơ sở vật chất và pháp lý 18
1.3.1.2. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng 18
1.3.1.3. Chất lượng về thông tin của khách hàng 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONG BIÊN 22
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh
Long Biên 22
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 22
2.1.1.2. Phạm vi hoạt động của Chi nhánh 22
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Long
Biên 23
2.1.3.1. Các chỉ tiêu về thực hiện quy mô 24
2.1.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng 27
2.1.3.4. Công tác quản trị điều hành 29
2.1.3.5. Nguồn nhân lực-cơ sở vật chất 30
2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 30
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý 31

2.2.2.2. Căn cứ xếp hạng 32
2.2.4.1. Điều kiện áp dụng 32
2.2.4.2. Qui trình xếp hạng tín dụng 33
2.2.4.3. Sử dụng kết quả XHTD khách hàng doanh nghiệp trong việc
quyết định cho vay 53
2.3. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 54
2.3.2.1. Về nội dung của hệ thống xếp hạng 56
2.3.2.2. Về việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 68
3.1. Định hướng phát triển 68
3.2. Một số giải pháp 70
3.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính 70
3.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính 71
3.2.2.1. Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn thông
tin sử dụng để xếp hạng tín dụng 72
Sơ đồ 3.1: Mô hình Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ toàn hệ thống 73
3.2.2.2. Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ tín dụng: 74
3.2.2.3. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng 77
3.2.2.4. Đổi mới hệ thống công nghệ thông tin 79
3.3. Một số kiến nghị 80
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, em xin cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình của thầy giáo ThS. Đặng Ngọc Biên, thầy là người đã động viên khuyến
khích, chỉ bảo những sai sót và gợi ý các giải pháp cho những khó khăn mà em gặp
phải, giúp em có thể hoàn thành đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh

chị trong phòng thẩm định, ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội(MB) – Chi
nhánh Long Biên đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực tập, hoàn thành
chuyên đề.
I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế của Đảng và
Nhà nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có chiến lược đổi mới mạnh mẽ các
hoạt động của mình. Tuy nhiên ngành ngân hàng cũng đang gặp phải nhiều khó khăn
cản trở tiến trình đổi mới của mình như tỷ lệ nợ khó đòi lớn, nợ quá hạn, sự bất hợp
lý về mô hình và cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, cơ chế, chính sách và thiếu môi
trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng…phản ánh phần nào thưc trạng và những
khó khăn trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại ở nước ta.
Một vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng có thể gặp phải khi cấp tín dụng là
phải đối mặt với rủi ro tín dụng (RRTD) do rất nhiều nguyên nhân nhưng đều dẫn
đến việc khách hàng không trả được nợ khi đến hạn, rủi ro xảy ra gây tổn thất cho
ngân hàng. Trên quan điểm quản lý ngân hàng thì RRTD là không thể tránh khỏi, là
khách quan. Ngân hàng chỉ có thể hạn chế một phần RRTD chứ không thể loại bỏ
hoàn toàn nó. Một trong những biện pháp nhằm hạn chế RRTD là chấm điểm tín
dụng để xếp hạng khách hàng. Sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng này nhằm
hỗ trợ cho công tác ra quyết định tín dụng và kiểm soát tín dụng, đây là vấn đề đòi
hỏi cấp thiết cần phải xem xét của Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt
Nam.
Là một trong những ngân hàng sớm đưa vào áp dụng hệ thống xếp hạng tín
dụng (XHTD), MB đã thực sự nhanh nhạy trong việc thích ứng với quá trình hiện đại
hóa ngân hàng. Hệ thống XHTD của MB được đánh giá là tương đối tiên tiến so với
các ngân hàng khác của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống XHTD vẫn còn
những hạn chế và thiếu sót đã bộc lộ cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện. Bởi những lý
do trên, em xin chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh
Long Biên”.
1

II. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chuyên nhằm nghiên cứu những vấn đề sau :
- Lý thuyết tổng quan về hệ thống XHTD trên thế giới.
- Giới thiệu thực trạng hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp
của MB, xem xét và đánh giá các mặt còn hạn chế, nguyên nhân những hạn chế của
hệ thống xếp hạng.
- Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế chuyên đề đã
đưa ra những giải pháp mà MB cần thực hiện ngay nhằm hoàn thiện hệ thống
XHTD, kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện hệ thống xếp hạng. Các kiến nghị trước
hết là đối với nhà nước sau đó là với MB.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu về mặt kỹ thuật, đối tượng nghiên cứu
của đề tài là hệ thống XHTD đối với doanh nghiệp (DN) của toàn hệ thống MB. Các
vần đề khác có liên quan chỉ đề cập làm cơ sở cho việc nghiên cứu như rủi ro tín
dụng, nguyên tắc và các chỉ tiêu xếp hạng, một số mô hình xếp hạng hiện đang được
áp dụng trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng hệ thống XHTD đang được áp dụng tại MB.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, em đã sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy
vật biện chứng, phương pháp phân tích dự báo thống kê, phân tích hoạt động kinh tế,
phương pháp hệ thống, tổng hợp. Đề tài còn có các bảng, sơ đồ để tăng thêm sức
thuyết phục, đồng thời có những khảo sát thực tế nhằm luận giải các vấn đề được đưa
ra trong đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu của
các tác giả trong nước có liên quan.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tế tình huống một khách hàng
DN của MB nhằm có cái nhìn cụ thể hơn về việc áp dụng hệ thống XHTD của MB.
Việc xếp hạng được thực hiện thông qua phần mềm chấm điểm hiện đang áp dụng
cho toàn hệ thống của MB nhằm đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống này.
V.Ưu điểm và hạn chế của đề tài

Với đề tài này, em tập trung tìm hiểu vào nội dung của hệ thống XHTD của
MB dựa trên hệ thống cập nhật nhất mà hệ thống này đang được áp dụng.
2
- Ưu điểm: Đề tài cung cấp những thông tin về hệ thống XHTD khách hàng.
Đề tài đã đưa ta các đánh giá và nhận xét về những ưu điểm, kết quả đã đạt được của
hệ thống cũng nhưng những hạn chế tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống về mặt nội dung và quá trình áp dụng.
- Hạn chế: Đề tài gặp phải những khó khăn về việc tiếp cận thông tin, đề tài
vẫn chưa xác định một cách đầy đủ cách xác định điểm số của tất cả các chỉ tiêu.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
1.1. Lý thuyết chung về xếp hạng tín dụng
1.1.1. Khái niệm hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng
Hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc thực hiện đánh giá,
xếp hạng khách hàng vay vốn tại NHTM như: xếp hạng người vay(borrower rating),
xếp hạng rủi ro tín dụng(cerdit risk rating) xếp hạng rủi ro người vay(borrower risk
rating). Về mặt bản chất thì những thuật ngữ này đều giống nhau được sử dụng để
chỉ một quá trình gồm hai công đoạn: phân tích, đánh giá để chấm điểm và xếp hạng
khách hàng. Hiện nhiều NHTM Việt Nam cùng dùng thuật ngữ xếp hạng tín dụng để
gọi quá trình này vì nó thể hiện được bản chất là việc đánh giá, xếp hạng rủi ro của
khách hàng trong quan hệ tín dụng với NHTM.
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về XHTD khách hàng nhưng khái
niệm chung nhất được hiểu là:
Hệ thống XHTD đối với khách hàng là một quy trình đánh giá khả năng thực
hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng như việc trả
lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá,
xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ RRTD thay đổi theo
từng đối tượng khách hàng và được xác định nhờ quá trình đánh giá bằng thang
điểm, dựa trên các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời

điểm ngân hàng XHTD khách hàng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau về XHTD DN như:
• Với quan điểm của Standard & Poor, XHTD doanh nghiệp là những ý kiến
đánh giá rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng và khả năng và thiện chí của DN đi vay
trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
• Theo Moody’s, XHTD DN là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng
và khả năng thanh toán nợ của DN đi vay dựa vào phân tích tín dụng cơ bản thông
qua hệ thống ký hiệu từ AAA đến C.
• Theo định nghĩa của Viện Nomura: XHTD doanh nghiệp là đánh giá về mức độ
sẵn sàng và khả năng trả gốc và lãi đối với các chứng khoán nợ của một nhà phát hành
trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó.
Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM là
việc đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng; thể hiện khả năng và thiện ý
trả nợ ( gốc; lãi hoặc cả gốc và lãi) của DN đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
4
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của phương pháp xếp hạng tín
dụng đối với khách hàng
Xuất phát từ những yêu cầu về hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng mà
phương pháp XHTD đã có lịch sử phát triển khá lâu dài.
Vào năm 1936, Fisher đã có những nghiên cứu về khả năng phân loại một
nhóm cá nhân đi vay dựa trên các đặc tính khác nhau có thể lượng hoá được nhưng
những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở trên phương diện lý thuyết, chưa có những
ứng dụng thực tế vào hoạt động ngân hàng.
Năm 1938, Dunham đã nghiên cứu và đưa ra một hệ thống đánh giá các hồ sơ
xin cấp tín dụng với những tiêu chí cơ bản sau:
-Thống kê về thu nhập của người vay.
- Chức danh, địa vị xã hội của người vay.
- Báo cáo tài chính.
- Tài sản thế chấp.

- Lịch sử quá trình trả nợ.
Dunham cũng đưa ra quan điểm cho rằng nếu những tiêu chí cơ bản này dựa
trên cơ sở kinh nghiệm thì sẽ đem lại kết quả chính xác hơn là áp dụng những kĩ
thuật phân tích thống kê.
Năm 1941, Duran-một nhà kinh tế đã sử dụng phương pháp thống kê dùng
trong XHTD. Ông đã đưa ra mô hình chấm điểm trong đó mối liên hệ giữa các đặc
tính của người vay và rủi ro vỡ nợ của họ được biểu hiện. Đây là tiền đề cho sự ra
đời các mô hình XHTD về sau này. Ông cũng đặt ra vấn đề về phân tích RRTD và là
những gợi ý ban đầu cho các mô hình XHTD ngày nay. Hệ thống chấm điểm của
Duran dùng để phân loại khác hàng vay với mục đích mua ô tô cũ. Các chỉ tiêu sử
dụng trong hệ thống của Duran gồm:
- Nghề nghiệp.
- Giới tính.
- Số năm làm công việc
- Bảo hiểm nhân thọ.
- Các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Nhìn chung thì những nghiên cứu về XHTD ở giai đoạn đầu thế kỷ 20 còn
mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán và chưa có tính ứng dụng cao.
Cuối những năm 50 của thế kỷ trước, do sự ra đời và phát triển của sản phẩm
thẻ tín dụng đòi hỏi thời gian thẩm định khoản vay phải nhanh chóng thì lúc đó
XHTD mới thực sự được chú ý và đi vào sử dụng. Năm 1956, hãng Fair Issac ra đời,
đây là một công ty đã thành công trong việc cung cấp các mô hình XHTD đã được
5
thiết kế sẵn cho các ngân hàng nhưng các mô hình này mới chỉ dừng lại ở việc áp
dụng cho các khoản vay tiêu dùng của các cá nhân. Tuy vậy, Fair Issac đã đặt một
dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của phương pháp XHTD.
Năm 1986, mô hình điểm số Z ra đời.
Năm 1995, Fair Issac đã công bố phát minh về việc ứng dụng mô hình XHTD
đối với các DN vừa và nhỏ.
Các mô hình XHTD sau này đã có nhiều vượt trội và cải tiến hơn, nó đánh giá

được rủi ro của người vay dựa trên một loạt các yếu tố định tính và định lượng với
các phương pháp phân tích hoàn chỉnh, toàn diện hơn nhiều so với các mô hình
trước.
Ngày nay, XHTD đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong hệ thống
ngân hàng, XHTD đã trở thành một phương pháp hữu hiệu giúp lượng hoá rủi ro
không thanh toán của khách hàng từ đó giúp ngân hàng có cách xử lý phù hợp.
Hiện nay, các tổ chức cung cấp mô hình XHTD nổi tiếng trên thế giới gồm:
Moody, Standard & Poor, KMW Ngoài ra các ngân hàng lớn có tiềm lực về tài
chính và công nghệ cũng đã tự trang bị cho mình những hệ thống XHTD nội bộ của
riêng mình.
1.1.3. Vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng
1.1.3.1. Đối với các ngân hàng
a. Hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng giúp ngân hàng giảm thiểu
rủi ro tín dụng
Những rủi ro mà ngân hàng dễ gặp phải như rủi ro trong quá trình phân tích,
thẩm định tín dụng và sau khi giải ngân vốn cho khách hàng. Song, từ khi áp dụng hệ
thống XHTD nó phần nào đã giúp ngân hàng hạn chế tối đa nhất có thể những tổn
thất hậu quả mà những rủi ro trên mang lại.
Hệ thống XHTD đã lường hóa được những RRTD của khách hàng có thể
xảy ra, với một độ chính xác tương đối cao. Điều này đã giúp cho ngân hàng có
thể tính toán được mức độ RRTD về khả năng trả không đúng hạn, không trả
được nợ của khách hàng. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp nhằm
phòng ngừa các rủi ro.
Hệ thống XHTD giúp ngân hàng có một khung chuẩn chấm điểm chung, tạo
ra sự đồng bộ trong khâu XHTD. Giúp các ngân hàng có thể ra các quyết định tín
dụng nhanh chóng, khách quan, toàn diện, kịp thời tăng khả năng cạnh tranh của
ngân hàng trên thị trường trên bối cảnh ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
ngân hàng với nhau. Hệ thống XHTD đã giúp ngân hàng trong công tác quản lý
khách hàng đang vay vốn.
6

NH có thể chủ động biết được RRTD của khách hàng đã thay đổi ra sao khi
ngân hàng giải ngân vốn cho khách hàng. Nếu ngân hàng nhận thấy có các dấu hiệu
rủi ro tăng lên, thì ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu kịp
thời RRTD như: tăng cường giám sát tài sản bảo đảm, giảm dần số tiền giải ngân
định kì…
b. Hệ thống xếp hạng tín dụng giúp ngân hàng thực hiện chính sách khách
hàng hiệu quả
Mỗi nhóm khách hàng ngân hàng sẽ có những cách ứng sử khác nhau vừa
nhằm thu hút khách hàng vừa đảm bảo quản lý rủi ro, thông qua kết quả XHTD
khách hàng, ngân hàng sẽ phân chia khách hàng thành những nhóm dựa trên mức độ
rủi ro. Những khách hàng có XHTD cao, mức độ rủi ro thấp sẽ được hưởng nhiều
chính sách ưu đãi hơn so với những khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn. Chính
sách khách hàng bao gồm chính sách về cơ chế tín dụng, chính sách về lãi suất vay
vốn, các loại phí…
c. Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay
Thông qua kết quả XHTD khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ
tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp
khoản vay, khả năng trả nợ vay. Dựa trên kết quả XHTD, ngân hàng sẽ quyết định
cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan, khoa học.
d. Hệ thống xếp hạng tín dụng giúp các ngân hàng tiến tới hội nhập kinh tế
quốc tế
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có những bước chuyển mình rất lớn để hội
nhập và phát triển cùng quốc tế. Đánh dấu bằng sự ra nhập tổ chức WTO vào năm
2007, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có những cơ hội và thách thức rất lớn, trên tất
các các lĩnh vực, các ngành kinh tế. Các thông lệ quốc tế trở thành các tiêu chuẩn
chung để các quốc gia thi hành. Hiệp định Basel II quy định các quy tắc giám sát,
quản trị và quản lý rủi ro đối với các ngân hàng, mà ngân hàng nên tuân theo. Hiệp
định Basel II đề cập tới vấn đề vốn tự có của tổ chức tín dụng, các tài sản được điều
chỉnh theo mức độ rủi ro trong đó nhấn mạnh tới các phương pháp để tính mức độ rủi
ro tín dụng như phương pháp chuẩn hoá, phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá rủi

ro nội bộ. Bằng việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ, các ngân hàng có thể ước tính
tương đối chính xác mức độ rủi ro, tổn thất dự kiến, từ đó trích lập dự phòng phù
hợp. Như vậy, hệ thống XHTD giúp các ngân hàng lượng hóa các rủi ro phù hợp với
thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tạo thêm tính cạnh tranh, chuyên nghiệp của ngân
7
hàng trên thị trường quốc tế.
1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư
XHTD giúp nhà đầu tư có thêm công cụ đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu
chi phí thu thập, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các DN phát hành trái phiếu,
công cụ nợ. Căn cứ vào XHTD của DN, các nhà đầu tư có thể đánh giá tình hình tài
chính của DN có dự định đầu tư vào, nhờ đó có quyết định đầu tư một cách đúng
đắn, giảm thiểu rủi ro do thông tin không chính xác và gia tăng lợi nhuận.
1.1.3.3. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, XHTD làm gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường vốn của DN.
Trong hoàn cảnh kinh tế mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, việc tiếp cận
nguồn vốn để đầu tư là rất khó khăn. Do vậy, khi một DN được xếp hạng tín nhiệm
cao sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng cũng như các nguồn huy
động khác với chi phí thấp hơn. Bởi, mục tiêu hàng đầu của ngân hàng là an toàn và
sinh lợi nên ngân hàng chỉ cho các DN vay khi ngân hàng tin tưởng rằng DN có đủ
khả năng hoàn trả nợ.
Thứ hai, XHTD giúp cho DN đánh giá được khả năng tài chính của mình từ
đó có chiến lược phát triển thích hợp.
Căn cứ vào thang điểm XHTD của ngân hàng đối với DN, bản thân DN có
thể ý thức được khả năng trả nợ và huy động vốn của mình trên thị trường từ đó
cân đối cơ cấu nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu một cách
hợp lý.
Mặt khác, DN được XHTD cao không chỉ được ngân hàng ưu đãi mà còn tạo
lập được uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận.
1.2. Quy trình xếp hạng tín dụng và một số mô hình xếp hạng tín dụng
khách hàng

1.2.1. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Trong quá trình XHTD, cán bộ XHTD sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng
hợp để xếp hạng khách hàng.
- Điểm ban đầu là điểm của từng chỉ tiêu XHTD cán bộ XHTD xác định được
sau khi phân tích tiêu chí đó.
- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng
số.
- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí XHTD (chỉ số tài chính
hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng.
Trong quy trình XHTD, cán bộ XHTD sử dụng các bảng tiêu chuẩn để đánh
giá các tiêu chí XHTD theo nguyên tắc:
8
- Đối với môi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực
tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì
ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất.
- Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng
100% giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì
NH có thể sử dụng kết quả XHTD của bên bảo lãnh để xác định hạng tín dụng của
khách hàng (nếu bên bảo lãnh cũng được ngân hàng cho vay chấm điểm). Quy trình
XHTD của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng. Trường
hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành XHTD và xếp hạng cho chính khách hàng.
1.2.2. Quy trình xếp hạng tín dụng đối với khách hàng
Việc XHTD và xếp hạng khách hàng là một qui trình bao gồm nhiều hoạt
động bổ sung cho nhau, liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu có được kết quả XHTD
khách hàng chính xác, không những giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cho vay mà còn
giúp NH tăng lợi nhuận nhờ lãi thu được từ những khoản vay, nâng cao hiệu quả
hoạt động của DN mình. Để có được kết quả như vậy, các chuyên viên NH tiến hành
hoạt động XHTD và xếp hạng khách hàng cần phải tiến hành đầy đủ, cẩn thận các
bước của quy trình. Nhìn chung, quy trình này gồm những bước cơ bản như sau:


Sơ đồ 1.1. Qui trình xếp hạng tín dụng
Thu thập thông tin: Cán bộ XHTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp
thông tin về khách hàng từ các nguồn:
9
• Hồ sơ do khách hàng cung cấp
• Phỏng vấn trực tiếp KH
• Trung tâm thông tin tín dụng ( CIC ) của NHNN Việt Nam
• Các nguồn khác…
Chấm điểm theo các tiêu chí: Cán bộ XHTD thực hiện chấm điểm các thông
tin cơ bản, tiêu chí quan hệ với khách hàng của khách hàng.
Tổng hợp điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá rủi ro: Cán bộ XHTD tổng
hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm chấm ở bước hai. Sau khi tổng hợp điểm, tiến
hành xếp hạng khách hàng theo qui định.
Trình phê duyệt: Cán bộ XHTD sau khi hoàn tất việc XHTD và xếp hạng đối
với khách hàng, lập tờ trình báo cáo kết quả, ký và trình lãnh đạo phòng. Tờ trình
thường có những nội dung cơ bản như:
• Giới thiệu thông tin cơ bản về KH
• Phương pháp, mô hình áp dụng để chấm điểm
• Tài liệu căn cứ để XHTD
• Nhận xét/đánh giá của cán bộ XHTD dẫn tới kết quả chấm điểm và xếp
hạng KH
Cập nhập dữ liệu, lưu trữ hồ sơ: Cán bộ XHTD sau khi tờ trình được phê
duyệt, tiến hành cập nhập kết quả XHTD, xếp hạng khách hàng vào hệ thống thông
tin tín dụng của ngân hàng. Lưu trữ toàn bộ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc
chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung.
1.2.3. Một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng
1.2.3.1. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC
Trước đây, theo quyết định 57/2002/QĐ - NHNN ngày 24/01/2002, CIC bắt
đầu được phép triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng DN. Theo khoản
6 điều 1 của Quyết định này, DN được xếp loại tín dụng theo 6 loại có thứ hạng từ

cao xuống thấp, có ký hiệu như sau: AA, A, BB, B, CC, C ( Bảng 1.1). Điểm tối đa
cho một DN là 135 điểm, điểm tối thiểu là 27 điểm, khoảng cách các loại tín dụng
DN được xác định theo công thức:
Khoảng cách loại tín dụng DN = (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu)/ Số loại tín
dụng DN = (135 – 27)/6 = 18
Bên cạnh đó, Quyết định cũng có qui định về Bảng tiêu chuẩn đánh giá các
chỉ tiêu tài chính DN các ngành: Nông lâm, ngư nghiệp, ngành thương mại dịch vụ;,
ngành xây dựng và công nghiệp.
Bảng 1.1. Bảng xếp loại tín dụng doanh nghiệp
1
theo quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN.
Ký hiệu
Xếp loại
Nội dung
AA DN hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và có triển vọng tốt, rủi ro thấp
A
DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh,
có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp
BB
DN hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có một
số hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm
ẩn, rủi ro thấp
B
DN hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có các
nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro trung bình
CC
DN này có hiệu quả hoạt động thấp, tình hình tài chính yếu kém, thiếu
khả năng tự chủ về tài chính, rủi ro cao
C
DN này kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, không có

khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao
Nguồn: Quyết định số 57/2002/QĐ - NHNN
Ghi chú:
- Loại AA: điểm 117–135- Loại B: điểm 60–78
- Loại A: điểm 98–116- Loại CC: điểm 41–59
- Loại BB: điểm từ 79–97- Loại C: điểm < 41
Một điểm dễ dàng nhận thấy là hệ thống xếp loại này dễ sử dụng vì chỉ dùng
các chỉ tiêu tài chính để đánh giá và xếp hạng. Tuy nhiên, theo yêu cầu phát triển, hệ
thống XHTD của CIC hiện nay đã được xây dựng dựa trên cả 2 nhóm chỉ tiêu là chỉ
tiêu tài chính và phi tài chính. DN đã được xếp hạng theo 9 loại: AAA, AA, A, BBB,
BB, B, CCC, CC, C với thang điểm như sau:
Loại AAA: xếp loại tối ưu, từ 139 điểm trở lên.
Loại AA: xếp loại ưu, từ 124 đến 138 điểm.
Loại A: xếp loại tốt, từ 109 điểm đến 123 điểm.
Loại BBB: xếp loại khá, từ 94 điểm đến 104 điểm.
Loại BB: xếp loại trung bình, từ 79 đến 93 điểm.
Loại CCC: xếp loại trung bình yếu, từ 49 đến 83 điểm.
Loại CC: xếp loại yếu, từ 34 điểm đến 48 đi.ểm.
Loại C: xếp loại yếu kém, dưới 33 điểm
1.2.3.2. Phương pháp chỉ số Z cua Edward I.Altman.
Phương pháp này được xây dựng bởi Giáo sư Edward I.Altman, trường kinh
doanh Leonard N.Stem, thuộc trường Đại học New York, dựa trên nghiên cứu chi
11
tiết các công ty khác nhau ở Mỹ.
Phương pháp chỉ số Z sử dụng các chỉ số tài chính dựa trên báo cáo tài chính
của doanh nghiệp để đánh giá năng lực của DN, bao gồm 5 chỉ số sau:
X
1
=
Vốn luân chuyển

Tổng tài sản
X
2
=
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
X
3
=
EBIT
Tổng tài sản
X
4
=
Giá thị trường của vốn cổ phần
Giá trị sổ sách của khoản nợ
X
5
=
Doanh thu
Tổng tài sản
Chỉ số Z được tính bằng cách:
5544332211
XXXXXZ
ααααα
++++=
Trong đó:
α
: tham số được điều chỉnh theo đặc điểm của các ngành nghề.
Đối với DN đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1.2X1+1.4X2+3.3X3+0.64X4+0.999X5
• Nếu Z > 2.99: DN thuộc vùng an toàn và không có nguy cơ phá sản.
• Nếu 1.8 < Z < 2.99: DN thuộc vùng cảnh báo và nguy cơ có thể phá sản.
• Nếu Z < 1.8: DN thuộc vùng nguy hiểm và nguy cơ phá sản rất cao.
Đối với DN chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z' = 0.717X1+0.847X2+3.107X3+0.42X4+0.998X5
• Nếu Z'> 2.9: DN thuộc vùng an toàn và chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.23 < Z'< 2.9: DN thuộc vùng cảnh báo và có thể có nguy cơ phá
• Nếu Z'<1.23: DN thuộc vùng nguy hiểm và nguy cơ phá sản cao.
Đối với các DN khác:
Hiện nay, các DN có xu hướng kinh doanh nhiều ngành nghề, do đó mô hình
đã thay xây dựng chỉ số Z" có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình
DN. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành nên X5 được đưa ra.
Z" = 6.56X1+3.26X2+6.72X3+1.05X4
• Nếu Z" > 2.6: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
• Nếu 1.2 < Z" < 2.6: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có phá sản.
• Nếu Z < 1.1: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
12
DN có chỉ số Z càng cao thì rủi ro càng thấp. Để chỉ số Z cao, DN cần phải
quản lý tốt tài sản của mình tốt hơn, tăng lợi nhuận và lợi nhuận giữ lại, tăng doanh
thu và phải giữ giá cổ phiếu của DN mình ở mức giá cao.
1.2.3.3. Phương pháp tính điểm tín dụng của Fitch
Fitch xếp hạng tín dụng DN dựa trên 2 phương pháp là: phân tích định tính và
phân tích định lượng. Phân tích định tính bao gồm có 5 chỉ số: rủi ro ngành, vị thế
của DN trong ngành, môi trường kinh doanh, năng lực của ban quản trị, phân tích kế
toán.
• Rủi ro ngành: xem xét xem ngành đó tăng trưởng thấp hay cao, cạnh tranh
trong ngành ra sao, ngành có đòi hỏi vốn lớn và có ổn định không?
• Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh chính là môi trường sống
của DN, nó bao gồm rất nhiều yếu tố vĩ mô: kinh tế, văn hóa xã hội, pháp luật, môi

trường tự nhiên,…
• Vị thế của DN: Một DN có vị thế cao trong ngành kinh doanh của mình sẽ
có được sự uy tín, mức độ tin cậy cao hơn về tình hình kinh doanh của DN, độ rủi ro
cho vay sẽ được giảm đến mức độ tương đối.
• Năng lực của ban quản trị: Ban quản trị nắm vai trò quyết định sự sống còn
của môt DN, Fitch cho rằng: một DN có một ban quản trị tài ba, giàu kinh nghiệm thì
DN đó cho dù đang gặp khó khăn nhưng sẽ có sự ổn định và phát triển trong tương
lai.
• Về kế toán: Trước hết Fitch nhận diện thu nhập, cách xử lý tài sản vô hình
và kế toán ngoài bảng. Sau đó điều chỉnh và trình bày lại báo cáo tài chính của DN
để có thể so sánh với các DN khác, tránh xảy ra tình trạng khác biệt về chính sách kế
toán.
Phân tích định lượng Fitch sử dụng rất nhiều các thước đo định lượng về thu
nhập, dòng tiền, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Một
số thước đo dòng tiền là:
Dòng tiền tự do: FCF
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: CFO
Dòng tiền trước thay đổi vốn lưu động: FFO
EBITDAR (EBITDA + chi phí thuê ngoài)
EBITDA = Doang thu ròng – Giá vốn
Nợ thuần = Nợ-(tiền mặt + các khoản tương đương tiền)
FFO
interestcoverage
=
13
FFO
fixed–charge coverage
=
FCF
dept-service coverage =

Các thước đo đòn bẩy:
FFO
adjust leverage
=
Các thước đo khả năng sinh lời:

Fitch cũng chia ra các mức từ AAA, AA, A… đến C, D. Mức độ rủi ro theo
đó cũng tăng dần lên, AAA là nhóm khách hàng có chất lượng tín dụng cao nhất và
D là mức tín dụng có nguy cơ rủi ro cao nhất, ngân hàng nên xem xét kĩ quyết định
cho vay.
1.2.3.4. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của S&P
Phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định
lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán
trong quá khứ. Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp hạng doanh
nghiệp 2006 thì đây là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của doanh
nghiệp nhưng theo tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2008, S & P nhấn
mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng
lực cạnh tranh.
Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà
phân loại theo mức độ rủi ro bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/vị thế doanh
nghiệp trong ngành/lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh
nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh
doanh là khả năng cạnh tranh của DN.
Rủi ro tài chính bao gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin
kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn và khả năng thanh toán ngắn hạn.
Bảng 1.2: Bảng xếp hạng tín nhiệm của S&P
14
Xếp hạng tín nhiệm S&P Cấp tín dụng
AAA

Cho vay an toàn, có thể cấp hạn mức tín dụng thực
hiện cho vay theo yêu cầu.
AA+
AA
AA-
A+
A
Cho vay khá an toàn, cần phân tích kỹ phương án sử
dụng vốn. Cần có tài sản thế chấp.
A-
BBB+
BBB
BBB-
BB+
Cho vay có rủi ro, cần phân tích kỹ phương án sử
dụng vốn và có tài sản thế chấp.
BB
BB-
B+
B
B-
Cho vay có độ rủi ro cao, bắt buộc phải có tài sản thế
chấp chắc chắn
CCC
CC
C Không thể cho vay thông thường
Nguồn: Viện nghiên cứu tin học&cơ chế ứng dụng –2008 – Quản trị tài chính đầu tư
1.2.3.5. Điểm số tín dụng của FICO cho khách hàng cá nhân
Hệ thống điểm số FICO là hệ thống XHTD được sử dụng phổ biến ở Mỹ dùng
để xếp hạng các KH cá nhân. Hệ thống đó giúp ngân hàng lường trước được những

rủi ro trong quá trình cho vay của mình. Điểm số tín dụng được thiết kế để đo đạc rủi
ro tín dụng dựa trên một loạt các chỉ tiêu tài chính cá nhân. Dù cách thức tính điểm
chính xác không được công bố nhưng tỷ trọng của một số chỉ tiêu của FICO như sau:
Bảng 1.3: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số FICO
15
Tỉ trọng Nội dung
35% Lịch sử vay nợ: Cá nhân đã trễ hẹn khoản vay bao giờ chưa. Nếu khách
hàng trả nợ đúng hạn sẽ có điểm cao hơn.
30% Dư nợ tín dụng: khách hàng sẽ có được điểm số FICO cao hơn nếu trả
hết những khoản nợ hiện tại hoặc hạn chế khoản vay của mình.
15% Độ dài lịch sử tín dụng: thông tin của khách hàng càng nhiều năm thì
càng có lợi thế trong điểm số tín dụng.
10% Hình thức sử dụng tín dụng: khách hàng sẽ có điểm FICO cao hơn nếu đã
từng vay những khoản tín dụng với đa dạng mục đích hơn là một.
10% Vay nợ mới: Vay nợ thường xuyên được xem là dấu hiệu suy kém về khả
năng trả nợ của khách hàng và điểm số FICO sẽ bị giảm.
Nguồn: Trang chủ công ty FICO - www.fico.com
Dưới đây là tóm tắt các điểm số tín dụng FICO:
Bảng 1.4: Đánh giá điểm số tín dụng khách hàng cá nhân của FICO
Điểm số
720 – 850 Điểm số lý tưởng khi quyết định cho vay
700 – 719 Điểm số đạt với quyết định cho vay
675 – 699 Điểm tiêu chuẩn của FICO
620 – 674 Cấp tín dụng với một số điều kiện nhất định
560 – 619 Cấp tín dụng với mức giới hạn
500 – 559 Khách hàng nên cải thiện mức điểm của mình càng sớm càng tốt.
Nguồn: Trang chủ công ty FICO - />1.2.3.6. Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C
Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C giúp ngân hàng trả lời được câu hỏi
cần thiết khi xem xét việc cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp đó là:
“DN đi vay có đáng tin cậy hay không?”. Các chỉ tiêu được sử dụng trong mô

hình này bao gồm cả định tính và định lượng nên ngân hàng có thể đánh giá một
cách toàn diện về DN vay vốn.
Yếu tố 6C bao gồm:
•Tư cách doanh nghiệp vay vốn (Character): CBTD cần xem xét rõ về mục
đích xin vay của doanh nghiệp, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với
khách hàng DN cũ, còn đối với khách hàng DN mới vay vốn lần đầu cần thu thập
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tăng tính khách quan của nguồn thông tin như
thông tin do DNp cung cấp, từ CIC, từ báo chí …
16
•Năng lực của doanh nghiệp (Capacity): Khi thẩm định, cán bộ tín dụng cần
xem xét DN có đủ năng lực vay vốn và đủ tư cách pháp lý để thực hiện đúng pháp
luật trong việc ký kết hợp đồng tín dụng hay không. Đối với hồ sơ pháp lý của DN
cần có đầu tiên là giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập DN, quyết
định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng.
•Dòng tiền mặt của doanh nghiệp (Cash): Dòng tiền của DN là yếu tố quan
trọng nhất để trả lời cho câu hỏi: “ DN có khả năng tạo ra dòng tiền đủ lớn để hoàn
trả khoản vay cho ngân hàng không?”. Hầu hết các DN thường sử dụng các dòng tiền
từ doanh thu bán hàng hoặc thu nhập, dòng tiền từ việc thanh lý tài sản hay việc phát
hành cổ phiếu, trái phiếu… để hoàn trả khoản vay cho ngân hàng.
•Tài sản thế chấp (Collateral): Đây là nguồn tài sản ngân hàng sử dụng để thu
nợ DN trong trường hợp khách hàng DN không có khả năng hoàn trả khoản vay. Tài
sản thế chấp có thể là tài sản thực cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai từ
nguồn vốn vay ngân hàng.
•Điều kiện (Conditions): Khi giải ngân, ngân hàng cần có sự phân tích kỹ về
DN như ngành nghề DN đang hoạt động, về tình hình thị trường cung cầu của sản
phẩm mà DN đang kinh doanh, xu hướng phát triển trong tương lai… Đồng thời, cần
xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, chu kỳ kinh tế
Kiểm soát (Control): Yếu tố này tập trung vào sự thay đổi của các chính sách
của nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến ngân hàng, người vay.
1.2.4. So sánh hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân và khách

hàng doanh nghiệp
Hiện nay, các ngân hàng chủ yếu áp dụng XHTD cho hai đối tượng là khách
hàng cá nhân và khách hàng DN. Về cơ bản, cả 2 hệ thống đều nhằm mục đích đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét đến những rủi ro tiền ẩn khi cấp tín
dụng. Tuy nhiên, hai đối tượng này có những sự khác biệt trong quá trình đánh giá
xếp hạng.
Về điểm giống nhau, cả 2 đối tượng khách hàng này đều trải qua các bước
chấm điểm như nhau, bao gồm: Thu thập thông tin, đối chiếu chấm điểm, tổng hợp
điểm và xếp hạng, trình phê duyệt, cập nhật dữ liệu và lưu trữ hồ sơ.
Tuy nhiên, về thông tin cung cấp: hai đối tượng này yêu cầu thông tin cung
cấp tương đối khác nhau. Trong khi, các khách hàng cá nhân có lượng thông tin chủ
yếu do cá nhân người vay cung cấp thì thông tin khách hàng là DN không chỉ được
cung cấp bởi bản thân DN mà còn do cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập.
Về nội dung chấm điểm: Trong khi khách hàng cá nhân được chấm điểm dựa
vào 2 nhóm chỉ tiêu chính là các chỉ tiêu liên quan đến thông tin cá nhân cơ bản và
17

×