Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGUYỄN VĂN LỢI

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNHCHI NHÁNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành:60340102

TP. HCM, tháng 3/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGUYỄN VĂN LỢI

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNHCHI NHÁNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành:60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

TP. HCM, tháng 3/2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Nguyễn Quyết Thắng

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng năm 2017.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1
2
3
4
5

TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
TS. MAI THANH LOAN
TS. HOÀNG TRUNG KIÊN

TS.LÊ TẤN PHƯỚC
TS.HÀ VĂN DŨNG

Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN VĂN LỢI
Ngày, tháng, năm sinh: 13/06/1978................................................

Giới tính: nam
nơi sinh: Tây Ninh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh..........................................


MSHV: 1541820074

................................................

I- Tên đề tài:
Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình- chi nhánh
Long An.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng của Ngân nhàng TMCP An Bình- chi nhánh Long An
giai đoạn 2014 - 2016.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản, khả thi nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại
đơn vị.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi,
số liệu, kết quả trong phân tích, nghiên cứu là trung thực, có trích nguồn rõ
ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Tp.HCM, Ngày


tháng

Tác giả Luận Văn

Nguyễn văn Lợi

năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi nhận được sự chỉ bảo, giúp
đỡ tận tình của Quý thầy cô trong Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM. Tôi
xin chân thành biết ơn các quý thầy cô giáo đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt,
tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quyết Thắng đã nhiệt tình hướng dẫn,
chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban tại
Ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh Long An đã giúp tôi thu thập số liệu,
để nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Dù bản thân tác giả đã cố gắng nhiều nhưng do trình độ và thời gian
còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy, cô
giáo và các bạn học viên góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp.HCM, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Lợi

năm 2017


iii

TÓM TẮT
Tài chính Ngân hàng là một bộ phận quan trọng có vị trí đặt biệt trong nền
kinh tế ở nước ta. Bên cạnh việc phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mới
của ngân hàng thì việc cũng cố và phát triển các hoạt động Ngân hàng truyền thống
là lựa chọn ưu tiên ở rất nhiều Ngân hàng thương mại. Việc phát triển các nghiệp vụ
ngân hàng truyền thống sẽ giúp ngân hàng thương mại giữ vững và mở rộng được
thị trường, trong đó hoạt động tín dụng bán lẻ góp phần không nhỏ vào nguồn thu
nhập và phân tán được rủi ro. Việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ sẽ làm cho
các Ngân hàng không chỉ có thị trường lớn hơn mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn
nhờ ngân hàng cung cấp dịch vụ với khối lượng lớn, lãi suất tốt, doanh thu cao,
phân tán được rủi ro kinh doanh, đồng thời mang lại cho Ngân hàng khả năng phát
triển liên tục nhờ vào đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy
nhiên, việc phát triển tín dụng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, số lượng sản
phẩm triển khai còn hạn chế. Mặt khác về công tác quảng cáo, marketing cũng như
phát triển nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc cả về khách
quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ
của Chi nhánh. Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu như trên luận văn đã chọn
nghiên cứu đề tài “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
An Bình - Chi nhánh Long An”
Bằng phương pháp định tính với những lý luận cơ bản, luận văn đã hệ thống
lại các khái niệm, nội dung, thực trạng của Ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh
Long An và đề ra các giải pháp giúp cho Ngân hàng định hướng và phát triển tín

dụng bán lẻ trong thời gian tới.


iv

ABSTRACT
Banking Finance is an important part of the economy in our country. In
addition to diversifying the bank's new banking products and services, consolidation
and development of traditional banking activities is a priority choice for many
commercial banks.
The development of traditional banking operations will help commercial banks
to maintain and expand the market, with retail credit contributing to the
diversification of income and risk distribution. The development of retail credit
activity will make the banks not only have larger markets but also higher economic
efficiency thanks to the bank providing services in large volume, good interest rates,
high turnover, It disperses business risks and gives the Bank the ability to grow
continuously through innovation and diversification of its products and services.
However, the development of credit in the area has encountered many
difficulties, the number of products deployed is limited. On the other hand,
advertising and marketing as well as human resource development still face many
difficulties, both objective and subjective, which affect the branch's ability to
develop retail credit activities. . Starting from the scientific research and practical
issues as the thesis has chosen to study the subject "Development of retail credit at
An Binh Commercial Joint Stock Bank - Long An Branch"
By qualitative method with basic arguments, the thesis has re-structured the concepts, contents and
realities of An Binh Commercial Joint Stock Bank- Long An Branch and set out solutions to help the
orientation bank. And develop retail credit in the future.


v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3
3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
3.1 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
4.1 ............................................................................................................................ 3
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu .................................................................................. 3
4.2 Phương pháp phân tích ..................................................................................... 3
5 Ý nghĩa và giới hạn ................................................................................................. 4
6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ........................................................................................................... 5
1.1 Hoạt động của ngân hàng thương mại ............................................................. 5
1.1.1 Khái niệm . ................................................................................................. 5
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại. ...................................................... 6

1.1.3 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. ............................. 7


vi
1.1.3.1 Huy động vốn.................................................................................... 7
1.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng...................................................................... 8
1.1.3.3 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ..................................................... 9
1.1.3.4 Các hoạt động kinh doanh khác...................................................... 10
1.1.4 Các quan điểm về sự phát triển và các tiêu chí đo lường........................10
1.2 Hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại................................... 11
1.2.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng bán lẻ............................................... 11
1.2.2 Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng........................................................ 13
1.2.3 Bản chất và vai trò của tín dụng ngân hàng............................................ 13
1.2.4 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ................................................................. 15
1.2.5 Các sản phẩm của tín dụng bán lẻ.......................................................... 15
1.2.6 Ưu, nhược điểm của tín dụng bán lẻ....................................................... 17
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng bán lẻ..................................................... 17
1.4 Các rủi ro trong tín dụng bán lẻ..................................................................... 21
1.5 Xu hướng phát triển của tín dụng bán lẻ trong giai đoạn hiện nay................22
1.6 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan............................................ 24
1.7 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng trên
thế giới và bài học kinh nghiêm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.........25
1.7.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới..................................25
1.7.1.1. Ngân hàng CitiBank....................................................................... 25
1.7.1.2. Ngân hàng DBS Group Holdings (Singapore)................................ 26
1.7.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam............27
Kết Luận Chương 1................................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH- CHI NHÁNH LONG AN........................................... 31
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh Long An....................31

2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Long An.................................................... 31
2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên................................................... 31
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội................................................ 32
2.1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020........32


vii
2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh Long An..................32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và lao động.................................................................... 33
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................. 33
2.1.3.2 Về tình hình lao động.......................................................................... 34
2.1.4 Tình hình thực hiện kết quả kinh doanh của ABBANK Long An thời
gian qua........................................................................................................... 36
2.1.4.1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu...................................36
2.1.4.2. Tình hình huy động......................................................................... 38
2.1.4.3. Hoạt động tín dụng......................................................................... 40
2.1.4.4. Hoạt động dịch vụ.......................................................................... 43
2.2 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh...................................................... 44
2.3 Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại ABBANK Long An.......................46
2.3.1 Tín dụng bán lẻ giai đoạn 2014-2016..................................................... 46
2.3.2 Các sản phẩm chủ yếu của tín dụng bán lẻ............................................. 47
2.3.2.1 Cho vay sản xuất kinh doanh........................................................... 50
2.3.2.2 Cho vay mua, xây/sửa nhà, đất........................................................ 50
2.3.2.3 Cho vay Mua xe ô tô........................................................................ 52
2.3.2.4 Cho vay tiêu dùng tín chấp.............................................................. 53
2.3.2.5 Đánh giá các sản phẩm bán lẻ.......................................................... 54
2.3.3 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng bán lẻ.........56
2.3.4. Công tác đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động bán lẻ...57
2.3.5. Công tác phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm bán lẻ.................58
2.3.5.1. Hoạt động phát triển thị trường và phát triển mạng lưới.................58

2.3.5.2. Công tác quản bá sản phẩm............................................................ 59
2.3.5.3 Phân tích SWOT.............................................................................. 59
2.3.5.4 Một số hoạt động khác..................................................................... 60
2.4 Đánh giá những thành tựu và hạn chế phát triển tín dụng bán lẻ...................61
2.4.1 Những thành tựu..................................................................................... 61
2.4.2 Những hạn chế........................................................................................ 64
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế............................................................................. 66


viii
Kết Luận Chương 2................................................................................................. 67
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH LONG AN........................................................ 68
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Long An
68
3.2. Các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại ABBank Long An.....................69
3.2.1. Phát triển các sản phẩm bán lẻ............................................................... 69
3.2.2. Đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên bán lẻ......................70
3.2.3. Trang bị cơ sở vật chất cho tín dụng bán lẻ........................................... 72
3.2.4 Marketing ngân hàng theo đính hướng ngân hàng bán lẻ.......................73
3.2.5 Giải pháp khác........................................................................................ 75
3.3 Kiến nghị....................................................................................................... 78
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước......................................................... 78
3.3.2 Kiến nghị với Hội sở ngân hàng TMCP An Bình...................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................80


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1

TMCP

Thương mại cổ phần

2

NHNN

Ngân hàng nhà nước

3

NHTM

Ngân hàng thương mại

4

TCTD

Tổ chức tín dụng

5

ABBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình


6 ABBANK Long An Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình-Chi nhánh
Long An
7
Eximbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu
8

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

9

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thươn Tín

10

Agribank

Ngân Hàng Thương Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


12

MSMEs

Doanh nghiệp siêu nhỏ

13

CP

Cổ phần

14

DN

Doanh nghiệp

15

CN

Cá nhân

16

QLTD

Quản lý tín dụng


17



Quyết định

18



Nghị định

19

CS

Cộng sự


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các điểm nổi bật trong phát triển dịch vụ NHBL tại DBS Group Holdings
...
27
Bảng 2.1 : Trình độ chuyện môn của nhân viên ABBANK Long An......................35
Bảng 2.2: Những kết quả đạt được của ABBANK Long An...................................37
Bảng 2.3: Kỳ hạn huy động năm 2016.................................................................... 40
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu tín dụng của ABBANK Long An........................................ 42
Bảng 2.5: Kết quả thu nhập từ dịch vụ từ 2014 - 2016............................................ 44

Bảng 2.6: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Long An.................45
Bảng 2.7: Môt số sản phẩm tín dụng của chi nhánh ABBANK Long An................46
Bảng 2.8 : Tình hình cho vay bán lẻ tại ABBANK Long An................................... 48
Bảng 2.9 : Kết quả cho vay sản xuất kinh doanh của ABBANK Long An..............50
Bảng 2.10 : Kết quả cho vay mua, xây/sữa nhà đất của ABBANK Long An..........51
Bảng 2.11 : Kết quả cho vay mua xe ô tô của ABBank Long An............................52
Bảng 2.12 : Kết quả cho vay mua tiêu dùng tín chấp của ABBANK Long An........53
Bảng 2.13: Sản phẩn bán lẻ của các ngân hàng....................................................... 55
Bảng 2.14: Các khóa đào tạo tại đơn vị năm 2016.................................................. 57
Bảng 2.15 : Chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ tại ABBANK Long An.................63
Bảng 3.1. Các công việc cần thực hiện với đội ngũ nhân viên bán hàng trong thời
gian sắp đến............................................................................................................. 71
Bảng 3.2. Các công việc cần thực hiện mảng công nghệ thông tin.........................73
Bảng 3.3 Các bước xây dựng và marketing sản phẩm cho tín dụng bán lẻ..............74


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Dòng lưu chuyển tín dụng.......................................................................... 12
Hình 2.1: Bản đồ Tỉnh Long An................................................................................................... 31
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức........................................................................................... 34
Hình 2.3: Độ tuổi người lao động tại ABBANK Long An......................................36
Hình 2.4: Tình hình huy động 2014,2015, 2016...................................................... 39
Hình 2.5: Biểu đồ dư nợ tín dụng năm 2014,2015, 2016......................................... 41
Hình 2.6: Biểu đồ thu nhập ngoài lãi của ABBANK Long An................................43
Hình 2.7: Biểu đồ dư nợ cá nhân của ABBANK Long An (Đơn vị: tỷ đồng)..........47
Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu dư nợ bán lẻ năm 2016.................................................... 49



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới như hiện nay,
tài chính Ngân hàng là một bộ phận quan trọng có vị trí đặt biệt trong nền kinh
tế ở nước ta, hệ thống Ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển
toàn diện, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ mới.
Bên cạnh việc phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng
thì việc cũng cố và phát triển các hoạt động Ngân hàng truyền thống là lựa chọn
ưu tiên ở rất nhiều Ngân hàng thương mại. Việc phát triển các nghiệp vụ ngân
hàng truyền thống sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại giữ vững và mở rộng
được thị trường, trong đó hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng góp phần
không nhỏ vào nguồn thu nhập cho các ngân hàng, phân tán được rủi ro. Bên
cạnh đó, hoạt động tín dụng bán lẻ còn góp phần quan trọng trong việc mở rộng
thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng
(Nguyễn Đăng Dờn và cs, 2004). Đến nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại
hoạt động tại Việt Nam đều có định hướng tập trung phát triển hoạt động tín
dụng bán lẻ, việc phát triển, đa dạng hoá hoạt động Ngân hàng bán lẻ đã và đang
trở thành một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế và ngày càng chiếm vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng.
Việc tách bạch giữa tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ trong ngân
hàng là một bước phát triển về việc phận định các hoạt động tín dụng. Hoạt động
tín dụng bán buôn vẫn phải được duy trì còn hoạt động tín dụng bán lẻ đang là
một xu hướng mới, ngày càng được quan tâm từ các Ngân hàng thương mại và
là công cụ để chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn hiện nay (Nguyễn Minh Kiều
và cs, 2006). Việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ sẽ làm cho các Ngân hàng
không chỉ có thị trường lớn hơn mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn nhờ đa dạng
hóa các sản phẩm, dịch vụ và cung cấp với khối lượng lớn, lãi suất tốt, doanh thu
cao, phân tán được rủi ro kinh doanh, đồng thời mang lại cho Ngân hàng khả

năng phát triển liên tục nhờ vào đổi mới và đa dạng hoá các sản


2
phẩm dịch vụ của mình.
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn do khủng
hoảng kinh tế, thắt chặt chi tiêu, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng
trong hoạt động tín dụng bán lẻ , đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần,
song với sự cố gắng và nỗ lực của toàn hệ thống, tích cực triển khai nhiều giải
pháp hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, các
dịch vụ ngân hàng truyền thống, kết quả năm 2015 dư nợ bán lẻ đạt 11.233 tỷ
đồng, tăng khoản 36% so với năm 2014 (Ngân hàng TMCP An Bình, 2015).
Trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các các doanh
nghiệp siêu nhỏ.
Nắm bắt được nhu cầu thực tế cũng như để tăng sức cạnh tranh với các
ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh
Long An đã triển khai các loại hình tín dụng bán lẻ đối với khách hàng là doanh
nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng trên địa bàn còn
gặp nhiều khó khăn, số lượng sản phẩm triển khai còn hạn chế... Mặt khác về
công tác quảng cáo, marketing cũng như phát triển nguồn nhân lực vẫn còn tồn
tại nhiều khó khăn, vướng mắc cả về khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng
đến khả năng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên trong hoạt động kinh doanh đang
diễn ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An như đã
trình bày ở trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung


Phân tích để làm rõ những thực trạng trong tín dụng bán lẻ nhằm đề xuất các
giải pháp góp phần phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi
nhánh Long An (từ đây gọi tắt là ABBANK Long An) một cách có hiệu quả.


3
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng bán lẻ của
ngân hàng thương mại
- Đánh giá thực trạng việc phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An
Bình - Chi nhánh Long An;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần phát triển tín dụng bán lẻ tại
Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Long An.
3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu là hoạt động tín dụng bán lẻ và các vấn đề đặt ra trong
việc phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Long An.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh
Long An, trên địa bàn tỉnh Long An.
+ Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ năm 2013 đến 2016.
Số liệu sơ cấp dự điều tra từ khoản tháng 11/2016



1/2017

4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:

- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được lấy từ niên giám thống kế; các văn
bản nhà nước; Số liệu của UBND tỉnh Long An; số liệu từ các báo cáo, kế hoạch
của phòng, ban tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Long An, số liệu từ các
nguồn nghiên cứu trên báo và tạp chí v.v…
- Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, thu thập ý kiến của khách hàng về Hoạt
động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Long An
4.2 Phương pháp phân tích
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài, gồm:
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập
số liệu, tóm tắt trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh
một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.


4
- Phương pháp thống kê so sánh: Thông qua các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương
đối để so sánh cho thấy được sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp: qua các tài liệu về hoạt động tín
dụng bán lẻ, các công trình khoa học đã được công bố, từ đó tác giả hệ thống lại các
nội dung từ thực tiễn về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ở một số ngân hàng của
các nước và các địa phương khác để rút ra những kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc
phân tích, diễn giải, xây dựng các giải pháp phát triển…
- Phương pháp điều tra,, khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra khảo sát khách hàng
đến giao dịch tại ABBANK Long An để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng bán
lẻ của ngân hàng.
5 Ý nghĩa và giới hạn
Với nội dung nghiên cứu tác giả mong muốn người đọc sẽ hiểu thêm về tín
dụng bán lẻ trong giai đoạn hiện nay, và không chỉ là dừng lại ở mức độ một vài
ngân hàng, mà là xu hướng phát triển ở hầu hết các ngân hàng thương mại. Từ các
giải pháp đề xuất tác giả mong muốn sẽ đóng góp vào các chính sách phát triển của
đơn vị, phù hợp với tình hình thực tiển nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

của đơn vị, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ nghiên
cứu ở phạm vi và nhóm đối tượng nhỏ nên mức ý nghĩa thống kê đạt được có thể
không mang tính tổng thể mà chỉ là đại diện.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng tín dụng bán lẻ tạı ngân hàng thương mạı cổ phần An
Bình - Chi Nhánh Long An.
Chương 3: Gıảı pháp phát trıển tín dụng bán lẻ tạı ngân hàng TMCP An
Bình – Chi Nhánh Long An


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN
LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm .
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính, thực hiện các chính
sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính
sách kinh tế của Chính phủ ổn định kinh tế. Ngân hàng có thể được định nghĩa qua
chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Nhưng cách
tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình
dịch vụ mà chúng cung cấp như Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp các dịch
vụ tài chính đa dạng và đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện
nhiều chức năng tài chính … (Lê Khắc Trí, 2002)


Luật các tổ chức tín dụng có ghi: “Hoạt động của ngân hàng là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi
và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Quốc
hội, 2010)
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ
bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại
là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm tiền vào nơi
khan thiếu. Hoạt động của ngân hang thương mại nhằm mục đích kinh doanh một
hang hoá đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho
vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương
mại. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi
tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội (Lê
Văn Tề, 2009). Ngân hàng thương mại là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong
hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại Ngân hàng. Vốn vay từ Ngân hàng mang lại


6
nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Đây là tổ chức cho vay chủ yếu
đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Đối với các doanh nghiệp, ngân
hàng thương mại thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua
hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật…
Một trong những khái niệm đầy đủ và cụ thể về ngân hàng được nêu tại Luật
các Tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam do Quốc hội khóa X thông qua ngày
12/12/1997 thì “ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó,
một TCTD được định nghĩa “là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo qui
định của Luật này và theo các qui định khác của Pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi

để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Quốc Hội, 1997)
Ngoài ra, theo Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000
cũng có nêu: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi
nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”. Trong đó, hoạt
động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán.
Như vậy, có thể nói một cách tổng quan ngân hàng thương mại là định chế
tài chính mang tính trung gian và thực sự quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Nhờ vào hệ thống NHTM mà nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại
với số lượng lớn, đồng thời được đưa vào sử dụng nhằm tái cấp nguồn vốn ấy cho
các tổ chức kinh tế (TCKT), cá nhân hiện có nhu cầu về vốn, từ đó tạo nền tảng cho
sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày nay, hoạt động của một NHTM
còn được phát triển và mở rộng với việc cung cấp các dịch vụ - tiện ích về tài chính
khác nhằm mục đích phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại.
Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế với xu hướng ngày càng hội nhập thì


7
Ngân hàng thương mại phải thực hiện đầy đủ ba chức năng :
- Trung gian tài chính: là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của một
NHTM thể hiện bản chất và nhiệm vụ chính của NHTM, đồng thời là hoạt động
quan trọng trong nền kinh tế vì ngân hàng với vai trò trung gian, đứng ra tập trung,
huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn
này để cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và đầu tư cho các ngành kinh
tế và vốn tiêu dùng trong xã hội. (Nguyễn Thị Quý, 2008).
- Trung gian thanh toán: là chức năng của NHTM giúp làm giảm bớt lượng
tiền mặt đang lưu hành trên thị trường, đồng thời gia tăng khối lượng thanh toán

bằng chuyển khoản. Điều này dẫn đến hoạt động của ngân hàng đã góp phần giảm
bớt nhiều chi phí cho đất nước trong việc in, vận chuyển và bảo quản tiền mặt cũng
như những chi phí phát sinh trong giao dịch thanh toán của nền kinh tế.
- Cung ứng dịch vụ ngân hàng : đây là chức năng phát sinh trong quá trình
phát triển của hệ thống NHTM trong nền kinh tế nhằm gia tăng tiện ích phục vụ
khách hàng. Một số hoạt động cụ thể trong chức năng này có thể kể đến như các
dịch vụ về ngân quỹ, kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tư vấn đầu tư, ngân hàng
điện tử, v.v…
Đây là ba chức năng cơ bản của một NHTM, giữa chúng có mối quan hệ hữu
cơ chặt chẽ, vì vậy đòi hỏi sự định hướng hoạt động của một NHTM phải được xây
dựng theo cách trải đều trên tất cả các chức năng này nhưng vẫn phải đảm bảo được
tính đồng bộ. Nếu một NHTM hoạt động trên nền tảng quá chú trọng vào một chức
năng mà xem nhẹ các chức năng khác sẽ dẫn đến hệ quả là hoạt động của NHTM
này sẽ ngày càng trở nên đơn điệu, thiếu tính phối hợp và hiệu quả mang lại chắc
chắn sẽ không cao.
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
1.1.3.1 Huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản và thường
xuyên của các NHTM vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho NHTM.Tiền
gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng nguồn tiền của ngân hàng thương mại (Lê Văn Tề, 2009). Để gia tăng


8
tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày
càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác
nhau.
- Tiền gửi thanh toán: là tiền gửi của cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi và nhờ
ngân hàng giữ và thanh toàn hộ trong phạm vi số dư cho phép với lãi suất không kỳ
hạn;

- Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: là khoản tiền
của doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội gửi vào ngân hàng với kì hạn nhất định
(có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm...) với lãi suất kì hạn tương ứng
(Nguyễn Minh Kiều và cs, 2006). Kì hạn càng cao thì lãi suất tiền gửi càng lớn.
Người gửi có thể đến ngân hàng rút tiền nếu có cần một khoản tiền chi tiêu, tuy
nhiên chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn do không rút đúng hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: là khoản tiền tiết kiệm của dân cư gửi vào
ngân hàng với kì hạn nhất định. Ngân hàng đưa ra nhiều hình thức huy động và lãi
suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kì hạn khác nhau, tiết kiệm bằng
ngoại tệ ...).
- Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn vay mượn lẫn nhau giữa các
ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Nguồn này
dùng để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ
sụng và thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước.
- Vay trên thị trường vốn: đây là nguồn vay nợ nhằm bù đắp thiếu hụt tiền
cho vay trung và dài hạn. Các ngân hàng vay bằng cách phát hành các giấy nợ (kì
phiếu, tín phiếu, trái phiếu).
- Các hình thức huy động khác: theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam.
1.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động cơ bản và vốn có của NHTM,
đồng thời đây chính là hoạt động cung cấp một khối lượng vốn khổng lồ cho nền
kinh tế. NHTM được phép cấp tín dụng dưới những hình thức sau:


9
- Cho vay: NHTM cho vay đối với các tổ chức cá nhân dưới hình thức ngắn
hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất – kinh doanh, dịch vụ, đời sống, v.v…
và trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh,
dịch vụ cũng như cho đời sống, v.v…

- Bảo lãnh: NHTM được phép thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,
thực hiện hợp đồng, đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín
và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
- Chiết khấu: NHTM thực hiện chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
khác đối với các tổ chức, cá nhân hoặc tái chiết khấu đối với thương phiếu và các
giấy tờ có giá khác của các TCTD khác.
- Bao thanh toán: NHTM triển khai bao thanh toán như một hình thức cấp tín
dụng cho khách hàng là các doanh nghiệp như: bao thanh toán truy đòi, bao thanh
toán miễn truy đòi, bao thanh toán ứng trước, bao thanh toán chiết khấu hay bao
thanh toán khi đáo hạn trong phạm vi buôn bán trong và ngoài nước.
- Tài trợ nhập khẩu: là hoạt động nhằm hỗ trợ về tài chính cũng như các giấy
tờ cần thiết để doanh nghiệp nhập khẩu có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình trong
hợp đồng mua bán hàng hóa như mở L/C, cho vay ứng trước thanh toán, bảo lãnh,
tái bảo lãnh, v.v…
- Tài trợ xuất khẩu: với các hình thức như cho vay thu mua hàng xuất khẩu,
mua nguyên liệu để sản xuất, đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dịch
vụ, cho vay nộp thuế xuất khẩu, chiết khấu chứng từ thanh toán, v.v…
- Cho vay thấu chi: Ngày nay, nhiều NHTM đã và đang đẩy mạnh cung cấp
nghiệp vụ cho vay thấu chi đối với các khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân
hàng nhằm giúp khách hàng thanh toán các khoản thiếu hụt tạm thời.
- Các hình thức cấp tín dụng khác: theo qui định của NHNN.
1.1.3.3 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
Hoạt động thanh toán và ngân quỹ là hoạt động rất quan trọng và đánh dấu
tính đặc thù của NHTM, cũng nhờ vào hoạt động này mà các giao dịch thanh toán
của toàn bộ nền kinh tế được thực hiện một cách thông suốt và thuận lợi hơn, mặt
khác còn góp phần làm giảm đáng kể lượng tiền mặt lưu hành trong nền kinh tế.


10
NHTM cung cấp hoạt động thanh toán và ngân quỹ dưới những hình thức chính

như:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo qui định của NHNN
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép
- Thực hiện dịch vụ thu chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ kiểm đếm, phân loại, bảo quản, vận
chuyển tiền mặt, v.v…
1.1.3.4 Các hoạt động kinh doanh khác
Ngoài những mặt hoạt động cơ bản trên, NHTM được thực hiện một số hoạt
động khác phù hợp với chức năng và nghiệp vụ của mình, đồng thời không bị Pháp
luật nghiêm cấm như:
- Góp vốn và mua cổ phần các doanh nghiệp và các TCTD khác trong nước.
- Góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành
lập các ngân hàng liên doanh.
- Tham gia thị trường tiền tệ với việc mua bán các công cụ trên thị trường
tiền tệ.
- Tham gia trong lĩnh vực kinh doanh vàng và ngoại hối trên thị trường trong
nước và thị trường quốc tế.
- Cung ứng và kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm.
- Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh
vực liên quan đến hoạt động ngân hàng.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư
vấn trực tiếp hoặc thành lập các công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng.
- Thực hiện dịch vụ bảo quản vật quý giá, cầm đồ, cho thuê tủ két sắt.
- Các dịch vụ khác có liên quan theo qui định của Pháp luật.
1.1.4 Các quan điểm về sự phát triển và các tiêu chí đo lường.
- Theo quan điểm kinh tế học: Tăng trưởng là khái niệm diễn tả động thái
biến đổi về mặt lượng của một sự vật, hiện tượng, một thực thể. Phát triển là khái



×