Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.21 KB, 87 trang )

Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng đã, đang và sẽ còn là hoạt động kinh doanh chủ yếu
tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, hoạt động kinh doanh tín
dụng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, song cũng luôn tiềm ẩn nhiều
rủi ro. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự gia
tăng về áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã đặt ra một
vấn đề lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó có Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa (Chi nhánh
NHNo&PTNT Đống Đa) là cần đổi mới một cách toàn diện cả về mô hình tổ
chức cũng như nội dung hoạt động và quản lý kinh doanh nhằm đạt mục tiêu
hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững.
Xét theo khía cạnh thời gian, hoạt động tín dụng được chia thành tín
dụng ngắn hạn và tín dụng trung - dài hạn. Tín dụng trung - dài hạn được tiến
hành trên cơ sở các dự án đầu tư và có thời hạn cho vay trên một năm nhằm
đổi mới trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Khi tiếp nhận dự án có nhu cầu vay vốn, các NHTM phải tiến hành
thẩm định một cách toàn diện nội dung của dự án để đánh giá tính khả thi của
dự án. Các NHTM xem nhẹ khâu thẩm định, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, cho
vay dưới chuẩn, sẽ phải trả giá bằng sự mất vốn, thậm chí là phá sản mà minh
chứng là một số ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
vừa qua.
Dưới giác độ của người cấp tín dụng, khi thẩm định dự án, các ngân
hàng thương mại đặc biệt quan tâm đến hiệu quả và tính khả thi về mặt tài
chính. Bởi vì, dự án có hiệu quả tài chính cao sẽ tạo thuận lợi cho ngân hàng
trong việc thu hồi vốn và lãi đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng. Do đó, có
thể khẳng định rằng, thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án
SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

1



Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

nói riêng là khâu then chốt trong quy trình tín dụng, là yếu tố có tính chất
quyết định đến chất lượng tín dụng trung - dài hạn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên trong những năm qua, Chi
nhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã thường xuyên quan tâm tới chất lượng
thẩm định tài chính dự án. Nhờ đó nhiều dự án vay vốn đã phát huy được hiệu
quả, thu nhập của ngân hàng được đảm bảo. Tuy nhiên, chất lượng thẩm định
tài chính dự án vẫn còn những bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu
cầu của đơn vị.
Từ những vấn đề nêu trên, em đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Nâng
cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa” làm chuyên đề thực tập.
 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về thẩm định nói
chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng tại NHTM
- Phân tích và đánh giá về thực trạng chất lượng thẩm định tài chính tại
Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định
tài chính dự án tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.
 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự
án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi

nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Đớng Đa.

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

2

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại
1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực
tiền tệ với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để
thực hiện cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ tài chính khác.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ngày càng hiện đại thì hoạt động
của NHTM ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, cấp tín dụng dưới hình thức
“cho vay” vẫn là một hoạt động truyền thống không thể thiếu của NHTM.
Đây là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng nhằm tài trợ, đáp ứng
nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Thông
qua hoạt động cấp tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất
kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thương trường,


SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

3

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Mặt khác, trên cơ sở các
khoản cho vay của NHTM, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín
dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các
khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn. Đối với bản
thân mỗi NHTM, cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất thông qua thu lãi cho
vay, đồng thời “cho vay” cũng là khoản mục tài sản lớn nhất trong tổng tài
sản của các NHTM.
Hoạt động cho vay của NHTM đã được đề cập đến trong nhiều công
trình nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Xuất phát từ mục đích nghiên
cứu của chuyên đề, em xin tập trung xem xét hoạt động cho vay dưới góc độ
thời gian. Theo đó, hoạt động cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn là những
khoản vay có thời hạn cho vay dưới 12 tháng; Cho vay trung hạn là những
khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là những
khoản vay có thời hạn trên 60 tháng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì các NHTM
ngày càng phát triển và đa dạng hoá các hình thức cho vay, tuy nhiên hoạt
động cho vay theo dự án đầu tư vẫn luôn giữ vị trí là một trong những nghiệp
vụ cốt lõi của NHTM bởi với một nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu
đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay đầu tư phục vụ đời
sống ngày càng tăng cao.

Ngân hàng cho vay theo dự án đầu tư nhằm cung ứng vốn cho khách
hàng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và
các dự án phục vụ đời sống. Đối tượng cho vay theo hình thức này là các dự
án đầu tư về thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản… nên
cho vay theo dự án thường có các đặc điểm cơ bản sau: (1) Mức vốn đầu tư
của các dự án này thường rất lớn; (2) Thời hạn cho vay thường kéo dài, nên

SV: Doãn Thị Tuyết Mai

4

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

có nhiều biến động, dễ rủi ro; (3) Lãi suất cho vay thường cao hơn cho vay
ngắn hạn.
Xuất phát từ hai đặc điểm cơ bản trên, cho vay theo dự án luôn là hoạt
động sinh lời cao, mang lại thu nhập ổn định song cũng tiềm ẩn rủi ro cao cho
NHTM. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm
giảm thu nhập của ngân hàng; thậm chí, có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có
thể đẩy ngân hàng đến phá sản
Vì vậy, các NHTM phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, phải ước lượng được
khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định cho vay nhằm mục tiêu nâng cao
hiệu quả và chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và một biện pháp rất
quan trọng cần phải thực hiện là nâng cao chất lượng thẩm định dự án, đặc
biệt là thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM.
1.1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại

1.1.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án
Các dự án đầu tư dù được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng đến đâu vẫn
chỉ là những bản có tính chất dự trù, dự báo, mang dấu ấn chủ quan của nhà
phân tích và lập dự án. Do vậy, không thể lường hết những phát sinh và tránh
khỏi những sai sót hoặc lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Để
khẳng định một cách chắc chắn mức độ hợp lý, hiệu quả và tính khả thi của
dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án thì dự án đó nhất quyết
phải được xem xét, kiểm tra lại một cách độc lập với quá trình lập dự án hay
nói cách khác thì dự án đó cần phải thẩm định.
Vì vậy, thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét, kiểm tra, đánh
giá lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án
cũng như các vấn đề có liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả,
tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư.

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

5

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

Thẩm định dự án thông thường bao gồm các nội dung chủ yếu: (1)
Thẩm định kỹ thuật; (2) Thẩm định kinh tế - xã hội; (3) Thẩm định tài chính.
Trong đó, thẩm định tài chính dự án là một nội dung lớn, có vai trò quan trọng
vì xét đến cùng quyết định đầu tư của các doanh nghiệp đều dựa trên hiệu quả
về tài chính nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng thẩm định tài chính dự án là
việc tổ chức xem xét, kiểm tra, đánh giá lại một cách khoa học, khách quan

và toàn diện khía cạnh tài chính của dự án cũng như các vấn đề có liên quan
nhằm khẳng định tính hiệu quả, khả năng sinh lời và tính khả thi của dự án
trước khi quyết định đầu tư.
Mục đính của thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của
NHTM là đưa ra được sự lựa chọn với những quyết định cho vay đúng đắn,
tránh đầu tư vào những dự án không có khả năng thu hồi vốn, đồng thời
không để mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi và có hiệu quả.
1.1.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại
Thẩm định tài chính dự án được tiến hành thông qua những nội dung
chủ yếu như sau:
Một là, thẩm định tổng vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các
phương thức tài trợ dự án
 Thẩm định tổng mức đầu tư
Dưới góc độ của một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu để
hình thành nên các tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết, các tài sản
này sẽ được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập suốt vòng
đời hữu ích của dự án; hay nói cách khác tổng vốn đầu tư là toàn bộ số vốn
cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng vốn đầu tư dự án
thường bao gờm các ́u tớ chính:

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

6

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập


Vốn đầu tư vào tài sản cố định: bao gồm toàn bộ các chi phí có liên
quan đến việc hình thành tài sản cố định tài sản cố định từ giai đoạn chuẩn bị
đầu tư đến giai đoạn đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng dự án đưa vào sử
dụng như chi phí xây dựng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị (kể cả chi phí
vận chuyển đến công trình, lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản bảo dưỡng tại
kho bãi, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình…), chi phí đào tạo và chuyển
giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt các thiết bị và thử nghiệm, chi phí
mua sắm phương tiện vận chuyển cùng các chi phí khác trước vận hành (như
chi phí điều tra khảo sát, lập và thẩm định dự án, chi phí khởi công, đền bù
giải phóng mặt bằng, tư vấn khảo sát, thiết kế…).
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu : bao gồm các chi phí để tạo
ra các tài sản lưu động ban đầu đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động
theo các điều kiện kinh tế - kỹ thuật như đã dự tính, bao gồm tài sản lưu động
sản xuất (gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất như nguyên, nhiên,
vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản trong quá trình sản xuất) và tài sản lưu
động lưu thông (gồm tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông là thành phẩm
hàng hoá dự trữ trong kho hay đang gửi bán và tài sản trong quá trình lưu
thông như vốn bằng tiền và các khoản phải thu…).
Vốn dự phòng: chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh
không dự kiến trước được.
Thẩm định tổng vốn đầu tư là rất cần thiết nhằm tránh việc khi thực
hiện vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá nhiều so với dự kiến ban đầu dẫn
tới việc không cân đối được nguồn vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả và khả
năng trả nợ của dự án.
 Thẩm định các nguồn tài trợ cũng như phương thức tài trợ dự án
Trên cơ sở xác định nhu cầu tổng vốn đầu tư, NHTM phải tiến hành
thẩm định phương thức tài trợ cho dự án - vì phương thức tài trợ sẽ chi phới

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai


7

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

việc xác định dòng tiền phù hợp cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu hợp lý
để xác định các chỉ tiêu tài chính dư án. Có 3 phương thức tài trợ cho dự án:
Tài trợ bằng vốn tự có; Tài trợ bằng nợ; Tài trợ dự án theo phương thức kết
hợp: đây là phương thức tài trợ phổ biến của các dự án vay vốn tại NHTM vì
NHTM thường bao giờ cũng quy định tỷ lệ tối thiểu của vốn tự có khi tham
gia vào dự án.
NHTM tiến hành rà soát lại từng nguồn vốn tham gia vào dự án, đánh
giá khả năng tham gia của các nguồn vốn huy động (thể hiện ở tính pháp lý và
cơ sở thực tế của các nguồn vốn huy động) và chi phí của từng loại vốn nhằm
cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn
vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. Đồng
thời, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện
dự án để đảm bảo tiến độ thi công, ngoài ra cần phải xem xét tính hợp lý trong
phân bổ tỷ lệ từng nguồn vốn tài trợ tham gia trong từng giai đoạn của dự án.
Đánh giá chính xác về tổng vốn đầu tư, tính khả thi của các nguồn vốn và cơ
cấu vốn đầu tư thì NHTM mới có cơ sở tính toán chi phí vốn, khấu hao tài sản
cố định hàng năm, chi phí sửa chữa tài sản cố định, nợ phải trả.
Hai là, thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án
Sau khi xác định được tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn và tiến độ huy
động vốn, bước tiếp theo của quá trình thẩm định là thẩm định kế hoạch sản
xuất kinh doanh của dự án bao gồm thẩm định các dự tính về công suất huy
động dự kiến, giá bán sản phẩm, chi phí hoạt động hàng năm…
 Thẩm định doanh thu từ hoạt động của dự án

Việc dự báo chính xác và hợp lý các khoản doanh thu hoạt động hàng
năm sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính dự án.
Muốn vậy, đòi hỏi trong quá trình thẩm định, NHTM cần có sự đánh giá về
mặt thị trường, khả năng tiêu thụ và cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

8

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm, đồng thời căn cứ trên các đặc tính
sản phẩm của dự án và trên cơ sở so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường, mức sản xuất dự kiến của dự án đã được xác định trong phân tích kỹ
thuật để lượng hoá được các giả định về mức huy động công suất so với công
suất thiết kế (xác định lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ), sự thay đổi cơ cấu
sản phẩm, xác định giá bán và diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra
hàng năm. Việc dự đoán về giá bán và sản lượng tiêu thụ này làm cơ sở cho
việc tính toán doanh thu hoạt động hàng năm của dự án.
 Thẩm định chi phí
Phân theo yếu tố chi phí, toàn bộ chi phí hoạt động hàng năm có thể
chia thành các yếu tố: nguyên vật liệu; nhiên liệu; động lực sử dụng vào quá
trình sản xuất, kinh doanh; tiền lương và các khoản phụ cấp lương; bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế; khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài và
chi khác bằng tiền.
NHTM cần phải kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của từng khoản mục chi
phí. Việc dự tính các chi phí này dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế

hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án; căn cứ trên các quy định của
nhà nước đối với việc trích lập, tính các khoản chi phí, đồng thời căn cứ trên
các dự án đầu tư cùng loại đã thực hiện để có cơ sở đối chiếu, so sánh.
 Thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh của dự án
Trên cơ sở số liệu thẩm định về doanh thu, chi phí hoạt động hàng năm,
tiến hành thẩm định mức lãi lỗ hàng năm của dự án qua các chỉ tiêu: Thu nhập
trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA); Thu nhập trước thuế và lãi vay
(EBIT); Thu nhập trước thuế (EBT); Thuế thu nhập doanh nghiệp; Lợi nhuận
sau thuế.
 Thẩm định dòng tiền của dự án

SV: Doãn Thị Tuyết Mai

9

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

Dòng tiền (CF – Cash Flow) của dự án được hiểu là các khoản thu và
chi được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ
của dự án. Nếu lấy toàn bộ khoản tiền thu trừ đi khoản tiền chi ra thì sẽ xác
định được dòng tiền ròng (NCF – Net Cash Flow) tại các mốc thời gian khác
nhau của dự án. Đây chính là cơ sở để xác định giá trị hiện tại ròng (NPV)
của dự án. Dựa trên cách xác định này, một cách tổng quát nhất, dòng tiền của
dự án bao gồm: dòng chi đầu tư, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hàng năm
của dự án và dòng tiền thu hồi sau đầu tư. Trong đó:
Dòng chi đầu tư bao gồm: các chi phí mua sắm, cải tạo, mở rộng tài
sản cố định (như chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án và

chi phí khác trước khi vận hành) + đầu tư vào tài sản lưu động ròng.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hàng năm = Lợi nhuận sau thuế
+ khấu hao.
Dòng tiền thu hồi sau đầu tư = Thu hồi từ thanh lý tài sản cố định +
Thu hồi vốn lưu động ròng
Ba là, thẩm định lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối
với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị
hiện tại ròng của dự án. Về bản chất, lãi suất chiết khấu chính là chi phí vốn
của dự án, việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp có ảnh hưởng rất lớn tới
xác định và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, vì nếu xác định lãi
suất chiết khấu lớn thì chỉ tiêu NPV, PI sẽ thấp, PP sẽ kéo dài, ngược lại, nếu
lãi suất chiết khấu thấp thì chỉ tiêu NPV, PI sẽ cao và PP ngắn. Vì vậy việc xác
định hợp lý lãi suất chiết khấu là rất quan trọng để đánh giá tương đối chính
xác hiệu quả tài chính dự án. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của người thẩm
định và cơ cấu vốn đầu tư cho dự án mà có thể có các cách xác định khác
nhau. Những dự án cho vay tại NHTM mà ta nghiên cứu là những dự án được

SV: Doãn Thị Tuyết Mai

10

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

tài trợ theo phương thức hỗn hợp, bởi vậy lãi suất chiết khấu được tính theo
chi phí vốn bình quân gia quyền WACC theo công thức sau:
WACC = wsks +wbi kbi (1-t )

Trong đó:

ws là tỷ trọng vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án
ks là chi phí vốn chủ sở hữu
wbi là tỷ trọng của nguồn vốn vay thứ i
kbi là lãi vay của nguồn vốn vay thứ i
t là thuế suất thu nhập doanh nghiệp

Bốn là, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án
Trong thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, NHTM thường sử
dụng các chỉ tiêu như sau:
 Giá trị hiện tại ròng (NPV-Net Present Value)
n
NCFt
NPV = ∑
t
t =0 (1 + r )

Trong đó: NCFt : dòng tiền ròng xuất hiện tại năm thứ t của dự án
n : số năm thực hiện của dự án
r : lãi suất chiết khấu, giả định là không đổi qua các năm
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư nên đây là một chỉ tiêu
mà nhà đầu tư quan tâm nhất. Đối với chủ đầu tư, dự án chỉ được chấp nhận
khi NPV ≥ 0, nếu phải lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án có NPV dương và
lớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, giá trị NPV lại phụ thuộc rất lớn
vào lãi suất chiết khấu mà trên thực tế thì việc xác định lãi suất chiết khấu là
rất khó khăn. Nếu chỉ sử dụng NPV thì sẽ không đưa ra được quyết định
chính xác với các dự án có quy mô và tuổi thọ khác nhau, đồng thời không
phản ánh được lợi ích thu được so với tổng số vốn đầu tư đã bỏ ra. Vì vậy
người ta phải sử dụng kết hợp giữa NPV với nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá


SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

11

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

và chọn lựa dự án. Đối với người cho vay vốn, NPV càng lớn chứng tỏ hiệu
quả tài chính của dự án càng cao và nguồn trả nợ vay càng dồi dào.
 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở
đó NPV bằng không. IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự
án. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, với giả định các dòng
tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết
khấu. Dự án được chấp nhận khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Trong
trường hợp có nhiều lựa chọn thì dự án cho giá trị IRR dương lớn nhất và lớn
hơn lãi suất chiết khấu sẽ được lựa chon.
Thông thường IRR được xác định bằng phương pháp nội suy, theo
phương pháp này, cần tìm 2 tỷ suất chiết khấu r 1 và r2 (r2 > r1 và r2 – r1 ≤ 5%)
sao cho ứng với r1 ta có NPV1 > 0 và ứng với r2 ta có NPV2 < 0. IRR cần tìm
(ứng với NPV = 0) sẽ nằm giữa hai tỷ suất chiết khấu r 1 và r2, IRR được xác
định theo công thức sau:
NPV1
IRR = r1 +

(r2 –r1)
NPV1 – NPV2


 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)
Với chỉ tiêu IRR, việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết
khấu là không thuyết phục vì lãi suất chiết khấu có thể thay đổi qua các năm.
Do vậy, chỉ tiêu MIRR được sử dụng để khắc phục nhược điểm này. Phương
pháp MIRR giả định rằng các dòng tiền được tái đầu tư theo chi phí vốn của
dự án.
 Chỉ số doanh lợi (PI)
Chỉ số doanh lợi (Profit Index) phản ánh khả năng sinh lợi của dự án,
tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai (thu nhập ròng

SV: Doãn Thị Tuyết Mai

12

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

hiện tại) chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. PI cho biết một đồng vốn đầu tư
bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. PI càng cao thì dự án càng dễ được
chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu
PI khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NPV trong việc lựa chọn
những dự án có thời hạn khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh
khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư của cả vòng đời dự án. Tuy nhiên vì
là số tương đối nên nó không phản ánh được quy mô gia tăng giá trị cho chủ
đầu tư như chỉ tiêu NPV.
 Thời gian hoàn vốn (PP)
Thời gian hoàn vốn là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã

đầu tư vào dự án. PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho
biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư, do vậy PP cho biết khả năng
tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi vốn đầu tư, giúp
cho người thẩm định có một cách nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro
của dự án. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại không xem xét đến khả năng tạo ra thu
nhập sau khi đã thu hồi vốn đầu tư
Năm là, thẩm định rủi ro của dự án
Trên quan điểm của người cho vay vốn, các NHTM thường chỉ quan
tâm đến rủi ro làm ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ, rủi ro này có thể khiến
NHTM không thu hồi được vốn vay hay phải điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ khi
dự án không có khả năng cân đối nguồn trả nợ như dự kiến. Rủi ro loại này
phát sinh do sự thay đổi các biến đầu vào theo hướng bất lợi: tăng vốn đầu tư
ban đầu so với kế hoạch, tăng chi phí đầu vào hàng năm, giá bán sản phẩm
dịch vụ đầu ra của dự án hay khả năng huy động công suất của dự án thấp hơn
so với dự kiến …
1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

13

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

1.2.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại
Chất lượng thẩm định dự án, trong đó có chất lượng thẩm định tài
chính dự án là sự quan tâm hàng đầu trong hoạt động cho vay của các NHTM

bởi nó là nhân tố quyết định chất lượng cho vay của ngân hàng. Thẩm định tài
chính dự án được coi là có chất lượng khi nó đạt được mục tiêu thẩm định của
ngân hàng đồng thời thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Mục tiêu thẩm định dự án của ngân hàng là trên cơ sở kết quả thẩm
định đưa ra được quyết định có cho vay hay không? Lợi nhuận từ việc cho
vay là bao nhiêu và ngân hàng phải trả bao nhiêu chi phí rủi ro để đạt được
khoản lợi nhuận đó? Vì vậy, với các NHTM thì chất lượng thẩm định tài chính
dự án chính là việc có được câu trả lời nhanh nhất và chính xác nhất: dự án
của khách hàng đề ra có hiệu quả về mặt tài chính hay không? Từ đó làm cơ
sở để trả lời khách hàng là cho vay hay là không cho vay đối với một dự án
đầu tư mà khách hàng đã đưa ra. Nếu có cho vay thì số tiền cho vay là bao
nhiêu, thời gian cho vay là bao lâu, việc phân kỳ trả nợ ra sao và kế hoạch
phòng ngừa rủi ro sẽ như thế nào?
Còn đối với khách hàng, chất lượng thẩm định dự án của ngân hàng
chính là thời gian thẩm định và các khoản lợi ích từ việc thẩm định dự án của
ngân hàng sẽ mang lại cho họ. Thời gian thẩm định được coi là hợp lý khi nó
đủ để ngân hàng đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về dự án nhưng cũng
phải đáp ứng được yếu tố thời cơ trong kinh doanh của khách hàng. Các lợi
ích từ việc thẩm định dự án của ngân hàng đó là ngân hàng thẩm định dự án
của khách hàng dưới một góc nhìn khác, một khía cạnh khác do đó sẽ có thể
đưa ra những ý kiến, đề xuất, tư vấn về dự án cho khách hàng. Chẳng hạn như
là khách hàng nên mở rộng hay thu hẹp dự án, về cơ cấu nguồn vốn hay thời
gian thực hiện dự án...

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

14

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A



Chuyên đề thực tập

1.2.2 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho
vay của ngân hàng thương mại
Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được thực hiện
thông qua công tác thẩm định giúp cho ngân hàng đánh giá và lựa chọn dự án
được chính xác trên cơ sở áp dụng các phương pháp phù hợp, quy trình thẩm
định hợp lý các nội dung tài chính của dự án với chi phí và thời gian thấp
nhất. Thông thường, để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án của
NHTM, có thể xem xét trên những nội dung và khía cạnh cụ thể như sau:
Một là, mức độ chính xác, toàn diện của kết quả thẩm định tài chính dự
án. Thẩm định tài chính dự án được coi là đảm bảo chất lượng khi nó đánh giá
được toàn diện và chính xác về khía cạnh tài chính của dự án từ đó làm nền
tảng để đưa ra quyết định cho vay đúng đắn và có hiệu quả. Bởi thẩm định tài
chính dự án là tiến hành rà soát một cách có khoa học mọi khía cạnh tài chính
của dự án, do đó không thể nói là một bản thẩm định tài chính nào đó có chất
lượng khi nó không đánh giá được toàn diện các khía cạnh tài chính của dự án
và đương nhiên khi không đánh giá được toàn diện các khía cạnh tài chính
của dự án thì bản thẩm định tài chính dự án đó cũng khó có thể chính xác
được thậm chí là đem lại kết quả lệch lạc, không chính xác. Chính vì vậy,
mức độ chính xác và toàn diện của thẩm định tài chính dự án chính là một chỉ
tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Hai là, thời gian thẩm định. Đối với mỗi khách hàng khi nộp hồ sơ xin
vay vốn tại ngân hàng, bên cạnh mong muốn được chấp nhận tài trợ cho dự
án đầu tư, bao giờ cũng mong muốn có được câu trả lời của ngân hàng một
cách sớm nhất cho dù đó là sự chấp nhận hay từ chối cho vay. Bởi trong thời
đại ngày nay, thời gian cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới thành
công của mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh, đó cũng có thể tính là một loại
“chi phí cơ hội”. Trong nhiều trường hợp, đó là cơ hội vàng cho cả người đi


SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

15

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

vay lẫn người cho vay. Về phía người đi vay, thời gian thẩm định kéo dài sẽ
phát sinh chi phí do chậm tiến độ dự án hay làm mất đi cơ hội tìm được nguồn
tài trợ khác. Với người cho vay, việc kéo dài thời gian thẩm định có thể sẽ để
mất khách hàng.
Ba là, chi phí thẩm định. Không thể nói chất lượng thẩm định tài chính
dự án là tốt nếu chi phí cho việc thẩm định đó quá cao. Chi phí cao đồng
nghĩa với việc lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay sẽ giảm đi, hay nói
một cách khác là hiệu quả của hoạt động cho vay sẽ không cao. Do vậy chi
phí thẩm định là một yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án nói chung và thẩm
định tài chính dự án nói riêng. Một chi phí thẩm định được coi là hợp lý khi
nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản về chi phí của công tác thẩm định, đảm bảo
công tác thẩm định phải được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác
nhưng vẫn bảo đảm phần lợi nhuận thu được.
Bốn là, số lượng dự án hoạt động hiệu quả cũng là một chỉ tiêu phản
ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nếu thẩm định tài chính dự án mà
chính xác thì quyết định cho vay được đưa ra sẽ chính xác, đồng nghĩa với nó
là số lượng dự án hoạt động hiệu quả cao và ngược lại, điều này được thể hiện
trên các con số thực tế là tỷ lệ thu hồi vốn, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu
của hoạt động cho vay theo dự án phát sinh. Loại trừ các yếu tố khách quan

khác thì chất lượng thẩm định tài chính dự án của các NHTM tỷ lệ thuận với
tỷ lệ thu hồi vốn và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu. Chất
lượng thẩm định tài chính dự án càng tốt thì tỷ lệ thu hồi vốn càng cao, nợ
quá hạn và nợ xấu phát sinh càng ít và ngược lại chất lượng thẩm định không
tốt thì tỷ lệ thu hồi vốn thấp, nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh nhiều.
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu
tư tại ngân hàng thương mại

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

16

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

Chất lượng thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thông
thường, có thể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng
của công tác thẩm định dự án đầu tư đó là: Nhóm nhân tố chủ quan và nhóm
nhân tố khách quan
1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về phía ngân hàng, bao gồm
các nhân tố chủ yếu như sau:
Một là, đội ngũ cán bộ. Con người với khả năng trí tuệ, sức lao động là
yếu tố lao động sống, có vai trò quyết định trong mỗi một quá trình lao động.
Bởi vậy, có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến
chất lượng thẩm định tài chính dự án
Hai là, thông tin sử dụng cho quá trình thẩm định. Thông tin là yếu tố
nguyên vật liệu đầu vào của quá trình thẩm định tài chính dự án, bởi vậy, nếu

thông tin có chất lượng tốt, là các thông tin được thu thập đầy đủ, chính xác,
kịp thời và có độ tin cậy cao thì sản phẩm của quá trình thẩm định tài chính
dự án mới có chất lượng và ngược lại
Ba là, trang thiết bị, công nghệ. Với vai trò là yếu tố tư liệu lao động
phục vụ cho quá trình thẩm định, quá trình thẩm định tài chính dự án sẽ được
rút ngắn về thời gian, công sức, đồng thời tăng độ chính xác trong phân tích,
đánh giá hiệu quả tài chính nếu có sự trợ giúp của các trang thiết bị và công
nghệ hiện đại như máy tính, máy chuyên dụng, mạng internet, kho thông tin
điện tử
Bốn là, tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án. Do thẩm định tài
chính dự án được tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm
định có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thẩm định.
1.2.3.2 Các nhân tớ khách quan

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

17

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

Đây là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, bao
gồm các nhân tố chủ yếu như sau
Một là, trình độ lập dự án đầu tư và sự trung thực của chủ đầu tư:
Thông tin do khách hàng cung cấp là nguồn thông tin ban đầu, chủ yếu để
ngân hàng thực hiện phân tích, đánh giá. Vì vậy, trình độ lập, thẩm định, thực
hiện dự án cũng như sự trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời của các
thông tin mà chủ đầu tư cung cấp có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng thẩm

định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM, đặc biệt là rút ngắn
được thời gian thu thập thêm thông tin, phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính,
đồng thời nếu chủ đầu tư có trình độ trong quản lý và thực hiện dự án đầu tư
sẽ giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đầu tư và đưa dự án đi vào hoạt động.
Hai là, môi trường vĩ mô. Môi trường kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất
lớn tới chất lượng thẩm định tài chính dự án, đặc biệt là môi trường kinh tế vĩ
mô. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, với cơ chế quản lý và chính sách vĩ
mô đồng bộ, hiệu quả cùng với đó là các định hướng, chính sách, chiến lược
phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể theo từng vùng, miền được xây dựng
đồng bộ và ổn định sẽ là điều kiện lý tưởng cho việc dự báo các khía cạnh
liên quan đến hiệu quả tài chính của dự án
Ba là, môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật và sự điều hành thực hiện của các cơ quan chức năng
nhà nước. Dự án đầu tư được lập, kiểm tra và được triển khai thực hiện căn cứ
trên các quy định của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi vậy
nếu môi trường pháp lý lành mạnh, đồng bộ sẽ có tác động tích cực tới việc
thẩm định cũng như thực hiện dự án.

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

18

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chun đề thực tập

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

19


Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA
2.1 Vài nét về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Đống Đa
2.1.1 lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1988, hệ thống Ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ
đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu
mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân
hàng ngày càng mở rộng và phát triển. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam là một trong những Ngân hàng có mạng lưới chi nhánh
cấp một lớn nhất được hình thành theo QĐ/27/6/1988 của Tổng Giám Đốc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên cơ sở tách
chuyển từ Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy
động vốn đầu tư, phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận
Đống Đa là chi nhánh cấp 2 của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế trên địa bàn Quận Đống Đa và góp phần mở rộng quy mô hoạt
động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội,
có trụ sở chính đặt tại số 154 Tôn Đức Thắng - Quận Đống Đa - Hà Nội. Tuy
mới được thành lập và hoạt động được gần 5 năm nhưng toàn bộ cán bộ công

nhân viên của Chi nhánh đã cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, bỡ ngỡ
và đạt một sớ kết quả tích cực.

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

20

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

Trong năm 2007, nền kinh tế Thủ đô có nhiều khởi sắc trên mọi lĩnh
vực. Giá trị sản lượng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và
dịch vụ đều tăng trưởng khá, các doanh nghiệp đã từng bước thích nghi và
đứng vững trong nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, trong
đó có Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Đống
Đa. Trong khuôn khổ thực hiện nghị quyết 15/NQ - TW của Bộ Chính Trị về
phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong gia đoạn 2001-2010
"Phát triển Hà Nội thành trung tâm tài chính - tiền tệ của cả nước”.
Trong năm 2007, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quận Đống Đa thực hiện chuyển trụ sở làm việc từ số 154 Tôn
Đức Thắng - Quận Đống Đa - Hà Nội đến địa chỉ tại số 37 Đê La Thành Quận Đống Đa - Hà Nội đã góp phần nâng cao vị thế của Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Đống Đa trong con mắt nhìn
nhận của khách hàng. Đồng thời, Chi nhánh vẫn duy trì hoạt động của phòng
giao dịch tại số 154 Tôn Đức Thắng - Quận Đống Đa - Hà Nội để tạo điều
kiện cho các khách hàng gửi tiền đã giao dịch từ trước đó nhằm duy trì và
phát triển nguồn vốn từ dân cư.
Từ ngày 01/04/2008 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quận Đống Đa đã được nâng cấp thành Chi nhánh ngân hàng cấp 1

trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và
được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Đống Đa. Ngân hàng đã tiến hành mở rộng mạng lưới các các phòng
giao dịch tại các quận nội thành. Đến 01/12/2009, mạng lưới hoạt động của
Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa có 01 hội sở chính tại địa chỉ số 211 Xã
Đàn - Quận Đống Đa - Hà Nội và 04 phòng giao dịch trực thuộc
 Các hoạt động chính của NHNo & PTNT Đống Đa

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

21

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

Hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Nông thôn Đống Đa đang
được mở rộng với việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng đa dạng như:
+ Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiểm, kỳ phiếu bằng VNĐ và
ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.
+ Thực hiện đồng tài trợ bằng đồng VND, đồng USD, đồng EUR cho
các dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là Ngân hàng đầu mối hoặc
Ngân hàng thành viên.
+ Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại
hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và các ngoại tệ
mạnh. Cho vay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản; cho vay phục
vụ nhu cầu đời sống, cho vay cầm cố chứng từ có giá; cho vay người đi lao
động nước ngoài; cho vay các dự án đầu tư…
+ Phát hành thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, chi trả lương qua

tài khoản, thanh toán thẻ Visa, Master…
+ Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh tạm ứng, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản
phẩm...
+ Dịch vụ kinh doanh đối ngoại như thanh toán xuất nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ, các hình thức thanh toán nhờ thu, thanh toán biên mậu với các
nước có chung biên giới, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT. Chuyển tiền
nhanh chóng trong và ngoài nước với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western
Union, chuyển tiền cho du học sinh, chuyển tiền kiều hối...
+ Mua bán trao ngay và mua bán có kỳ hạn các loại ngoại tệ.
+ Cung cấp các dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ
cho thuê két sắt...
+ Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM), dịch vụ vấn tin qua điện thoại,
dịch vụ SMS Banking, đại lý bảo hiểm và các loại hình dịch vụ khác

SV: Doãn Thị Tuyết Mai

22

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

2.1.2 Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Đống Đa

Chi
nhánh

ngân
hàng
nông
nghiệp
và phát
triển
nông
thôn
Đống
Đa

Phòng kế hoạch
kinh doanh

Phòng tổ chức hành
chính

Ban
giám
đốc

Phòng kiểm tra
kiểm toán nội bộ

Phòng kế toán
ngân quỹ

Phòng dịch vụ và
Marketing


2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa trong những năm gần đây
Trong những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn Hà Nội tăng
trưởng khá so với mọi năm, tình hình chính trị ổn định tạo đà phát triển mạnh
cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tích cực đầu tư mới máy móc, công
nghệ, các nguồn thu nhà nước tăng cao. Những yếu tố trên đã tác động mạnh
mẽ đến hoạt động tín dụng ngân hàng với chiều hướng tích cực, vì thế hoạt
SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

23

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

động tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNTĐ Đống Đa đạt tốc độ tăng
trưởng khá tốt.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Đống Đa
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

Năm

2004
475

2005
331

2006
359

2007
418

2008
929

2009
1045

Tổng nguồn vốn
I Phân theo loại tiền
1 Bằng VNĐ
389
255
277
334

830
2 Bằng ngoại tệ quy đổi
86
76
82
84
99
II Phân theo TP kinh tế
1 Huy động từ dân cư
207
234
262
279
379
2 Tiền gửi của các TCKT 18
97
97
139
500
Tiền gửi, tiền vay các
3
250
0
0
0
50
TCTD khác
Tiền gửi kho bạc và
4
0

0
0
0
0
vốn khác
III Phân theo thời gian
1 Dưới 12 tháng
324
139
59
194
261
2 Từ 12 tháng trở lên
151
192
300
224
668
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 - 2009 của Chi nhánh Ngân

884
161
480
365
200
0
521
524

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đống Đa)

Về tình hình huy động vốn: nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là
yêu cầu bức thiết, trước yêu cầu phát huy các nguồn lực cho công cuộc công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì các ngân hàng thương mại trong những
năm qua đã nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các giải pháp huy động nguồn vốn
hiệu quả. Với vị trí và uy tín tạo dựng được qua nhiều năm, Chi nhánh
NHNo&PTNT Đống Đa đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn. Cụ thể
trong năm 2004, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa có ng̀n vớn huy đợng
SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

24

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


Chuyên đề thực tập

từ475 tỷ đồng và đến năm 2009 đã huy động được 1.045 tỷ đồng, tăng 570 tỷ
đồng (tương đương với 120%), trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm trên 15%
trong tổng nguồn vốn. Đến nay, Chi nhánh có thể đáp ứng các nhu cầu tín
dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp. Tình hình huy động vốn của Chi
nhánh NHNo&PTNT Đống Đa có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Huy
động vốn của Ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua là do Ngân hàng đã
thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và
các tổ chức kinh tế.
Với nguồn vốn huy động được, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã
đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn
Thủ đô. Về dư nợ trong năm 2009 đạt 509 tỷ đồng, tăng 176 tỷ đồng so với
năm 2008, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 327 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn đạt
182 tỷ đồng, chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.

Hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa trong năm
2009 đã có sự tăng trưởng so với những năm trước chính là do Ngân hàng đã
tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả, tập trung cho
vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công tác sử dụng vốn được thể hiện rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:

SV: Dỗn Thị Tuyết Mai

25

Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49A


×