Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.98 KB, 65 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
MỤC LỤC
1. lý luận chung về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
II. N d i h nợ à ạ 42
III. N khácợ 42
T ng c ng ngu n v nổ ộ ồ ố 43
M u s B02 - DNẫ ố 43
N m 2008ă 50
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3 - 2.

Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. lý luận chung về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 36
II. N d i h nợ à ạ 42
III. N khácợ 42
T ng c ng ngu n v nổ ộ ồ ố 43
M u s B02 - DNẫ ố 43
Bảng 3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 44
Bảng 5 : kết cấu vốn kinh doanh 47
N m 2008ă 50
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3 - 2.

Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
LỜI NÓI ĐẦU


Đại hội lần thứ VI của Đảng đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong đời
sống kinh tế chính trị của nhân dân ta. Đại hội đã chuyển nền kinh tế từ cơ
chế quản lý bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng
XHCN và trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tập chung thực hiện nghị
quyết đại hội đảng VIII về đẩy mạnh sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế trực thuộc
Nhà nước các cá nhân phải ra sức học tập, nâng cao kiến thức về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ để thức hiện thành công nghị quyết mà đại hôị Đảng
đã đề ra. Đưa đất nước ta từ một nước có nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc
hậu thành một nước có nền kinh tế phát triển ngang tầm với các nước trong
khu vực.
Đối với một doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển của nó được bắt đầu
từ sự tồn tại và phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm
cho xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Để hoạt động sản xuất kinh
doanh được phát triển thì điều kiện cần thiết không thể thiếu được đó là
nguồn vốn. Bởi nguồn vốn là công cụ đặc biệt quan trọng để quản lý kinh tế
với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho tất cả các đối tượng, bao
gồm : Nhà quản lý, nhà đầu từ, các cơ quan chủ quản, ngân hàng chính phủ…
Các báo cáo về nguồn vốn cũng giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận có thể
nhận biết được quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay
không để đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả
của quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi
nhuận. Lợi nhuận càng cao thì cạnh tranh trên thị trường càng mạnh. Như
vậy có thể nói : “Thương trường như chiến trường” trên mặt trận kinh tế. Sự
thành công hay thất bại, thua lỗ hay có lợi nhuận để có sự tồn tại và phát triển
dựa vào yếu tố tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động của con
người. Để làm được điều này, công tác quản lý và sử dụng vốn đóng góp một
phần không nhỏ như : Đề cao chức năng và vai trò cung cấp thông tin, tư vấn
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
3

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra cơ sở vững
chắc cho công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, được sự giúp dỡ, giảng dạy của các thầy, cô
giáo đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập ở trường được sự chỉ bảo
tận tình hướng dẫn của các cô chú kế toán Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2.
Em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng vốn trong
công ty . Em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương
Chương I : Một số lý luận cơ bản về vốn và sử dụng vốn trong doanh
nghiệp
Chương II : Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 -2.
Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sử dụng vốn
của công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ SỬ DỤNG
VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1. lý luận chung về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về vốn
Trong nền kinh tế Quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào
của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp cho xã hội. Để
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có ba
yếu tố cơ bản là : Đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động. Quá trình
sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp những yếu tố đó để tạo ra sản phẩm

hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế
hoạch vào hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu nhất định.
1.2. Các đặc trưng của vốn kinh doanh
Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn được
biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
- Vốn phải vận động để sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này có ý nghĩa gì khi bỏ vốn vào
đầu tư và tính hiệu quả của đồng vốn sẽ tăng dần theo thời gian nếu doanh
nghiệp hoạt động tốt. Ngược lại, giá trị bị giảm nếu hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp tồi.
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô
chủ và không có ai quản lý.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
- Vốn được quan niệm như một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt, có
thể mua hoặc bán quyền sử dụng vốn trên thị trường, tạo nên sự giao lưu sôi
động trên thị trường vốn và thị trường tài chính.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định hữu hình mà còn
được biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình (Tài sản vô hình của
doanh nghiệp có thể là vị trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất, bằng phát
minh sáng chế, các bí quyết về công nghệ…)
1.3. Nhiệm vụ quản lý vốn.
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh quản lý vốn hợp lý là vấn đề rất
quan trọng trong việc phát triển Công ty. Muốn quản lý tốt vốn thì mỗi một

doanh nghiệp phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ nhưng vẫn mang lại
hiệu quả kinh tế cao, phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính của Nhà
nước, tìm mọi cách để bảo toàn và phát triển vốn.
1.4. Phân loại vốn.
Trong thực tế để tiện cho việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý người ta
chia vốn ra làm 2 loại :
- Vốn cố định (tài sản cố định) còn được chia thành nhiều loại : tài sản
cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình.
- Vốn lưu động.
2. Vốn cố định của doanh nghiệp.
2.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp.
2.1.1. Khái niệm về TSCĐ.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, có đặc điểm là tham
gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Qua mỗi chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất
của tài sản cố định không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị
sa thải khỏi qúa trình sản xuất. Mọi tư liệu lao động là TSCĐ hữu hình có kết
cấu độc lập hoặc gồm nhiều bộ phận liên kết với nhau để thực hiện một hay
một số chức năng nhất định mà nếu thiếu một bộ phận nào trong hệ thống đó
tì không thẻ hoạt động được. Hiện nay, Nhà nước quy định những tư liệu lao
động được coi là TSCĐ khi thoả mãn hai điều kiện sau đây :
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
- Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
2.1.2. Phân loại TSCĐ.
Để tăng cường công tác quản lý TSCĐ cũng như vốn cố định và nâng
cao hiệu quả sử dụng của chúng cần thiết phải tiến hành phân loại tài sản
cố định.
Ta có thể phân loại theo một số phương pháp sau đây :

2.1.2.1. Căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào qúa trình sản xuất.
Với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầutư, công dụng và tình hình
khác nhau nên để thuận tiện cho việc quản lý vốn cố định (TSCĐ) có thể chia
thành :
- Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh. Loại tài sản này bao gồm :
TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
+ TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể. Trong
qúa trình sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị của
sản phẩm. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng có hình thái
không thay đổi đến khi bị hỏng. Nếu phân chia TSCĐ hữu hình theo công
dụng, mục đích thì người ta chia thành các loại sau :
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Đất đai
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị dụng cụ quản lý
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm
- TSCĐ phúc lợi
- TSCĐ khác (mạng lưới, cống dẫn)
+ TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể.
Theo quy định, tất cả mọi tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời
gian sử dụng từ 1 năm trở lên nếu không hình thành TSCĐ hữu hình thì được
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
coi là TSCĐ vô hình như : chi phí thành lập doanh nghiệp, bằng phát minh
sáng chế, lợi thế thương mại…
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh và quốc phòng.
- TSCĐ mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.
Việc phân loại tài sản theo phương pháp trên giúp cho doanh nghiệp biết

được vị trí và tầm quan trọng của TSCĐ dùng vào hoạt động kinh doanh và
có phương hướng đầu tư vào TSCĐ hợp lý.
2.1.2.2. Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ người ta chia làm :
- TSCĐ do tự mua sắm
- TSCĐ do được cấp phát
- TSCĐ do các doanh nghiệp khác mang đến góp vốn liên doanh.
2.1.2.3. Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ thì TSCĐ của doanh nghiệp
được chia thành các loại sau :
- TSCĐ đang sử dụng
- TSCĐ chưa sử dụng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được một cách tổng quát
tình hình sử dụng TSCĐ, mức độ huy động chúng vào sản xuất kinh doanh và
xác định đúng đắn số TSCĐ cần tính khấu hao, có biện pháp thanh lý những
TSCĐ đã hết thời gian sử dụng để thu hồi vốn.
2.2. Vốn cố định của doanh nghiệp.
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất được biểu hiện bằng tiền
của giá trị toàn bộ TSCĐ đang được sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Vốn cố định trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau như vốn tự có, được cấp phát, đầu tư XDCB, được biếu tặng, do các
doanh nghiệp khác chuyển sang.
Vốn cố định có vai trò quan trọng trong qúa trình sản xuất kinh doanh,
nó quyết định việc trang bị cơ sở kỹ thuật, quyết định đổi mới công nghệ sản
xuất, ứng dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến. Việc đầu tư đúng hướng vào
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
vốn cố định sẽ mang lại hiệu quả là năng suất cao trong kinh doanh, góp phần
cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trên thị trường.
Như vậy, để quản lý tốt được vốn cố định trong mỗi doanh nghiệp là

phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật và
trình độ quản lý. Quan hệ giữa một bộ phận so với tổng thể vốn ổn định là
một chỉ tiêu động, người quản lý không được thoả mãn với kết quả hiện có
mà phải năng động tìm ra phương pháp tốt nhất trong quản lý vốn cố định.
Khi tiến hành xây dựng và cải tiến cơ cấu vốn, chúng ta phải xem xét các vấn
đề sau đây :
+ Đặc điểm kỹ thuật của doanh nghiệp : Trong sản xuất, mỗi doanh
nghiệp có quy mô, quy trình công nghệ và kỹ thuật khác nhau. Vì vậy mỗi
doanh nghiệp có một cơ cấu vốn khác nhau.
+ Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và mức độ hoàn thiện tổ chức sản xuất.
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật diễn ra ngày càng nhanh chóng,
cho nên việc đổi mới, đưa các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất là rất
cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư vốn vào mua sắm các
thiết bị máy móc, dụng cụ quản lý là nhiều hơn so với việc đầu tư xây dựng
nhà xưởng.
+ Điều kiện địa lý, tự nhiên và sự phân bổ sản xuất.
2.3. Khấu hao TSCĐ và các phương pháp tính khấu hao.
2.3.1. Hao mòn.
- Hao mòn là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ trong qúa trình sử dụng.
Có 2 loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
2.3.1.1. Phương pháp xác định hao mòn hữu hình.
- Hao mòn hữu hình là loại hao mòn xảy ra trong qúa trình doanh nghiệp
sử dụng TSCĐ và do sự tác động của môi trường tự nhiên. Hao mòn loại này
càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự
ăn mòn hoá học hay điện hoá học, cuối cùng tài sản không sử dụng được mà
buộc phải thanh lý, về vấn đề này Các Mác đã chỉ rõ “sự hao mòn vật chất”
của máy móc thiết bị có hai loại. Một mặt máy móc hao mòn thùy theo vào
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm

việc sử dụng nó nhiều hay ít, giống như đồng tiền do lưu thông mà hao mòn,
mặt khác nó không hoạt động mà cũng bị han rỉ như thanh gươm han rỉ trong
bao gươm vậy.
Trương trường hợp này, máy móc thiết bị trở thành miếng mồi cho tự
nhiên. Loại hao mòn thứ nhất thì ít hay nhiều theo tỷ lệ thuận với việc sử
dụng. Loại thứ hai tới một mức độ nào đó là tỷ lệ nghịch với việc sử dụng
(Các Mác : tư bản, quyển thứ nhất, tập II, nhà xuất bản sự thật).
- Hao mòn hữu hình được xác định bởi hai chỉ tiêu : tỷ lệ hao mòn và
mức hao mòn.
Tỷ lệ hao mòn được tính theo thời gian đã sử dụng so với toàn bộ thời
gian sử dụng TSCĐ.
Công thức 1 :
%100
(%)/
x
T
T
H
sd
dsd
mh
=
Trong đó : H
h/m
: Tỷ lệ hao mòn TSCĐ
T
đsd
: Thời gian đã sử dụng TSCĐ
T


: Thời gian sử dụng dự kiené của TSCĐ
Mức hao mòn TSCĐ là số tuyện đối phần giá trị TSCĐ bị hao mòn. Nó
được xác định căn cứ vào giá trị TSCĐ và tỷ lệ hao mòn TSCĐ.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hao mòn hữu hình của TSCĐ. Có thể
các phân thành các nhóm sau :
+ Những nhân tố thuộc về chất lượng chế tạo.
+ Nhữn nhân tố thuộc qúa trình sử dụng
+ Những nhân tố ảnh hưởng tự nhiên, kim loại bị ăn mòn, do sự phá hoại
của vi sinh vật.
2.3.1.2. Hao mòn vô hình.
Là sự giảm giá của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do năng
suất lao động xã hội gia tăng.
Khi dề cập đến vấn đề này, Các Mác viết : “Máy mất dần giá trị trao đổi
khi có những máy móc cùng loại ngày càng được sản xuất ra rẻ hơn hay khi
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
có những máy cải tiến hơn ra đời ngày càng nhiều cạnh tranh với nó”. (Các
Mác : tư bản, quyển thứ nhất, tập II NXB Sự thật Hà Nội, 1960, trang 172).
Như vậy theo Các Mác, thì TSCĐ vô hình được chi thành hai loại :
Hoa mòn vô hình loại I : là hao mòn xảy ra do sự tiến bộ khoa học kỹ
thuật, do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho máy móc cùng loại sản
xuất ra trước đó bị giảm giá. Tỷ lệ hao mòn này được xác định :
(%)100x
G
GG
H
d
kpd
LI


=
Trong đó :
H
LI
: Tỷ lệ hao mòn vô hình loại I
G
đ
: Giá trị ban đầu
G
kp
: Giá trị khôi phục TSCĐ
Hao mòn vô hình loại II : Do sự tiến bộ KHKT làm xuất hiện những máy
mới có năng suất cao hơn mà giá cả vẫn giữ nguyên như cũ. Lượng giá trị
TSCĐ mất đi do hao mòn vô hình loại II gây ra được tính từ khi máy mới
xuất hiện cho đến khi máy cũ hết hạn sử dụng. Hao mòn loại II được xác định
gồm 2 chỉ tiêu :
- Tỷ lệ hao mòn vô hình loại II là tỷ lệ giữa phần giá trị TSCĐ không
được chuyển vào giá trị của sản phẩm do máy mới xuất hiện so với giá trị ban
đầu của nó.
- Mức hao mòn vô hình loại II là số tuyệt đối phần giá trị của TSCĐ
chưa chuyển vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra.
Trong qúa trình nghiên cứu các dạng hao mòn TSCĐ đã đặt ra nhiệm vụ
cho các doanh nghiệp là phải có những biện pháp làm giảm hao mòn : nâng
cao trình độ sử dụng TSCĐ cả về thời gian và cường độ, nâng cao chất lượng,
hạ giá thành chế tạo máy và xây lắp TSCĐ, đẩy mạnh cải tiến và hiện đại hoá
máy móc thiết bị, ý thức làm chủ của công nhân.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm

2.3.2. Khấu hao TSCĐ.
2.3.2.1. Khái niệm.
Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá
trị đã hao mòn của TSCĐ.
Khấu hao được thực hiện bằng cách chuyển dần giá trị của TSCĐ một
cách có kế hoạch, theo định mức đã quy định vào sản phẩm sản xuất ra hoặc
vào công tác phục vụ trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ, đồng thời lập qũy
khấu hao để bù đắp lại từng phần và toàn bộ hình thái vật chất của TSCĐ.
2.3.2.2. Các hình thức khấu hao.
Có hai hình thức khấu hao là khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn.
Do việc bù đắp và mục đích khấu hao khác nhau nên tiền trích khấu hao
được chia thành 2 bộ phận.
- Tiền khấu hao cơ bản : dùng để bù đắp TSCĐ sau khi bị đào thải vì mất
giá trị sử dụng. ở một số doanh nghiệp thì phải trích nộp một phần vào ngân
sách, phần còn lại để bổ sung vào qũy. Còn ở một số doanh nghiệp khác phải
lập qũy khấu hao cơ bản để duy trì hoạt động ở doanh nghiệp và thực hiện tái
sản xuất mở rộng.
- Tiền khấu hao sửa chữa lớn và bảo dưỡng dùng để sửa chữa và bảo
dưỡng TSCĐ một cách có kế hoạch và hệ thống nhằm duy trì khả năng sản
xuất của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng.
Tùy vào mức độ sửa chữa mà chia thành sửa chữa thường xuyên và sửa
chữa lớn TSCĐ.
+ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là công việc sửa chữa nhỏ có tính chất
bảo dưỡng hoặc sửa chữa lặt vặt hoặc thay thế những chi tiết bộ phận nhỏ
không chủ yếu của TSCĐ.
+ Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc sửa chữa có tính chất thay thế đại tu,
khôi phục năng lực làm việc của TSCĐ. Trong thời gian sửa chữa, TSCĐ
không ngừng hoạt động.
Việc xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao phụ thuộc vào thời hạn
tính khấu hao. Việc tìm ra thời gian hữu ích của TSCĐ không phải là đơn

Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
giản vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, thời hạn tính khấu hao phải
ngắn hơn thời gian sử dụng tài sản cố định
Để xác định được lượng khấu hao hàng năm của TSCĐ chúng ta cần
phải xác định được tổng giá trị bình quân TSCĐ cần tính khấu hao và tỷ lệ
khấu hao.
Sở dĩ chúng ta phải xác định tổng giá trị bình quân TSCĐ cần tính khấu
hao bởi vì TSCĐ trong năm tăng, giảm do nhiều nguyên nhân :
+ Tăng do mua sắm, được cấp, tặng, XDCB hoàn thành, nhận vốn góp
liên doanh.
+ Giảm do thanh lý, nhượng bán, góp vốn liên doanh, bàn giao cho đơn
vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Do vậy, khi tính khấu hao ta phải tính tổng giá trị bình quân TSCĐ theo
công thức :
Tổng giá trị bình
quân TSCĐ cần
tính khấu hao
trong năm
=
Tổng giá trị
TSCĐ có ở
đầu năm
+
Giá trị bình quân
TSCĐ tăng thêm
trong năm
-
Giá trị bình quân

TSCĐ giảm
trong năm
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính (giá trị hiện tại của số tiền thuê phải
trả) =

=
+
n
n
n
i
Ax
1
)1(
1
Trong đó :
A : Số tiền phải trả mỗi năm
i : Tỷ lệ lãi suất
n : Số năm trả tiền
Ví dụ 1 :
Đầu năm N một doanh nghiệp X có lượng tài sản cố định với tổng
nguyên giá là 545 triệu đồng, ngày 18/2 năm N mua thêm một lượng tài sản
cố định với nguyên giá là 30 triệu đồng, ngày 10/6 thanh lý số tài sản cố định
với trị giá là 16 triệu đồng. Hãy xác định giá trị bình quân tài sản cố định
doanh nghiệp X trong năm N.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
Giá trị bình quân TSCĐ
tăng trong năm

=
30 x 10
= 25.000.000đ
12
Giá trị bình quân TSCĐ
tăng trong năm
=
16 x 6
= 8.000.000đ
12
Vậy tổng giá trị bình quân của tài sản cố định trong năm N của doanh
nghiệp X là :
545.000.000đ + 25.000.000đ - 8.000.000đ = 528.000.000đ
Sau khi xác định được tổng giá trị bình quân của tài sản cố định cần tính
khấu hao, chúng ta cần phải xác định tỷ lệ khấu hao hàng năm. Tỷ lệ khấu hao
này phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao.
2.3.2.3. Các phương pháp tính khấu hao cơ bản TSCĐ hữu hình.
Trong thực tế doanh nghiệp có thể trích khấu hao theo các phương pháp
chủ yếu sau :
Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính, bình quân
theo thời gian) nội dung như sau :
Số tiền KH
trung bình
tính mỗi
năm
=
NG
TSCĐ
+
CP tháo dỡ để

thanh lý TSCĐ
thu tiền được
-
Giá trị thanh
lý TSCĐ thu
hồi được x
Tỷ lệ thời
gian sử
dụng
TSCĐ
trong năm
Số năm hữu dụng dự kiến của TSCĐ
Trong đó :
Tỷ lệ thời gian sử dụng TSCĐ trong năm =
Số tháng sử dụng TSCĐ
12
Số tiền khấu hao TB
phải trích mỗi tháng
=
Số tiền khấu hao trung bình
phải trích mỗi năm
12
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm =
%100x
G
K
Hay
%100
1
x

N
T =
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
Trong đó :
K : Là mức khấu hao TSCĐ hàng năm : K = G : N
T : Là tỷ lệ khấu hao (%)
G : Nguyên giá TSCĐ
N : Thời gian hữu dụng dự kiến
Theo chế độ tài chính hiện hành ở nước ta quy định thì tỷ lệ khấu hao
TSCĐ thống nhất với từng nhóm TSCĐ. Mức khấu hao được tính hàng tháng
như sau :
Số tiền khấu hao TSCĐ
trích trong tháng
=

=1i
TSCD
n
xNG
Tỷ lệ khấu hao năm
12
Tuy nhiên, tuỳ vào đặc điểm, điều kiện của từng doanh nghiệp mà doanh
nghiệp có thể dựa vào mức khấu hao tháng trước, mức khấu hao tăng, giảm
trong tháng nảy để tính khấu hao phải trích.
Số khấu hao
TSCĐ trích trong
tháng
=

Số khấu hao
TSCĐ trích
tháng trước
+
Số khấu hao
TSCĐ tăng
trong tháng
-
Số khấu hao
TSCĐ giảm
trong tháng
Ví dụ 2 :
Trong kỳ báo cáo doanh nghiệp vừa mới mua một TSCĐ mới để đưa vào
hoạt động với giá trị trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5
triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
Biết rằng TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng TSCĐ
doanh nghiệp dự kiến là 10 năm tài sản cố định được đưa vào sử dụng ngày
1/1/2008.
Nguyên giá TSCĐ = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 trđ
Mức khấu hao trung bình
hàng năm
=
120.000.000đ
=
12 triệu
đồng/năm
10 năm
Tỷ lệ khấu hao
bình quân năm
=

12.000.000đồng/năm
x 100% = 10%
120.000.000đ
Mức khấu hao
tháng
=
120.000.000đồng/năm
= 1 triệu đồng
10 năm
Vậy hàng năm doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí khấu hao TSCĐ
đó vào chi phí kinh doanh. Tỷ lệ khấu hao bình quân một năm là 10%.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
Phương pháp này dựa trên tổng sản lượng ước tính trong suốt thời gian
sử dụng của TSCĐ đó và sản lượng thực tế do TSCĐ đó tham gia tạo ra trong
kỳ. Cụ thể như sau :
Mức khấu
hao trích
trong kỳ
=
NG
TSCĐ
+
CP tháo dỡ để
thanh lý TSCĐ
-
Giá trị thanh
lý TSCĐ thu

hồi được
x
Sản lượng
thực tế
trong kỳ do
TSCĐ đó
tạo ra
Tổng sản lượng ước tính sản xuất ra trong thời
gian hữu dụng TSCĐ
Ví dụ 3 :
Trong kỳ báo cáo doanh nghiệp mua một TSCĐ mới để đưa vào hoạt
động, với các thông tin về TSCĐ như sau : Giá mua TSCĐ là 130 triệu đồng
đưa vào sử dụng ngày 1/1/2008, chi phí chuyên chở TSCĐ là 5 triệu đồng, chi
phí lắp đặt, chạy thử 15 triệu đồng. Tồng sản lượng sản xuất ra trong thời gian
hữu dụng dự kiến là 40.000sản phẩm. Sản lượng sản xuất ra trong năm 2000
của TSCĐ là 10.000 sản phẩm.
Mức khấu hao trích trong
năm 2000
=
130 triệu + 5 triệu + 15
triệu
x 10.000sản phẩm = 3,75 triệu
40.000 sản phẩm
Vậy mức khấu hao trích trong năm 2008 là 375 triệu đồng.
Phương pháp khấu hao nhanh.
Theo phương pháp khấu hao này mức khấu hao trích ở các kỳ đầu nhiều,
càng về sau càng giảm.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Theo phương pháp khấu hao này tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính gấp
đôi tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng. Dựa trên tỷ lệ khấu hao để tính mức

khấu hao trong kỳ.
Mức khấuhao
TSCĐ tính
trích trong kỳ
=
Tỷ lệ khấu
hao bình quân
(%)
x 2 x
Giá trị TSCĐ
còn lại ở đầu
kỳ
x
Tỷ lệ thời gian
sử dụng TSCĐ
trong năm
Theo phương pháp này, khi TSCĐ đã hết thời gian hữu dụng thì giá trị
của TSCĐ bao giờ cũng lơn hơn không (0). Trường hợp TSCĐ đó có giá trị
tận dụng thì khấu hao không được quá phần giá trị tận dụng, vì vậy trong
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
trường hợp này đến kỳ cuối cùng của TSCĐ đó phải điều chỉnh mức khấu hao
cho không vượt quá vào giá trị tận dụng.
Ví dụ 4 :
Một tài sản cố định mới, nguyên giá của nó là 150 triệu đồng, thời gian
hữu dụng ước tính 5 năm, giá trị tận dụng ước tính khi thanh lý là 12 triệu
đồng.
Tỷ lệ khấuhao bình quân năm =
1

x 100% = 20%
5
Tỷ lệ khấu hao nhanh hàng năm = 20% x 2 = 40%
Năm thứ Cách tính Mức khấu hao
Giá trị còn lại của
TSCĐ
1 40% x 150.000.000 60.000.000 90.000.000
2 40% x 90.000.000 36.000.000 54.000.000
3 40% x 54.000.000 21.600.000 32.400.000
4 40% x 32.400.000 12.960.000 19.440.000
5 40% x 19.440.000 7.776.000 11.664.000
Vì giá trị tận dụng là 12 triệu đồng, mà giá trị hiện còn sau năm thứ năm
(khi thanh lý) là 11,664 triệu đồng, do đó phải điều chỉnh mức khấu hao của
năm thứ năm sẽ là :
19,44 triệu đồng - 12 triệu đồng = 7,44 triệu đồng.
Phương pháp khấuhao theo tổng số năm.
M
x
N
in )1( −−
NG
TSCĐ
-
Giá trị thanh
lý ước tính
x
Tỷ lệ thời gian sử
dụng TSCĐ trong
năm
Trong đó :

Mi : Là mức khấu hao tính trích kỳ thứ i
n : Là số năm sử dụng TSCĐ
N : Là số năm hữu dụng của TSCĐ N = (n+1)n :2
i : Là năm tính khấu hao (i = 1, n)
Ví dụ 5 :
Một TSCĐ mới, nguyên giá là 240 triệu đồng, thời gian hữu dụng là 4
nặm, giá trị thanh lý ước tính là 15 triệu đồng.
Tổng số năm hữu dụng N = 4 (4 + 1) = 10
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
2
Vậy mức khấu hao hàng năm như sau :
Năm thứ Cách tính Mức khấu hao phải tín
1 4/10 (240.000.000 - 15.000.000) 90.000.000
2 310 (240.000.000 - 15.000.000) 67.500.000
3 210 (240.000.000 - 15.000.000) 45.000.000
4 110 (240.000.000 - 15.000.000) 22.500.000
Cộng 225.000.000
Ngoài các phương pháp tính khấu hao cơ bản của TSCĐ hữu hình ở trên,
chúng ta cần phải tính mức khấu hao sửa chữa và bảo dưỡng của TSCĐ trong
qúa trình sử dụng theo công thức :
Tổng số tiền khấu hao
sửa chữa và bảo dưỡng
TSCĐ kỳ kế hoạch
=
Tổng giá trị bình quân
TSCĐ cần tính khấu
hao kỳ kế hoạch
x

Tỷ lệ khấu hao sửa
chữa và bảo dưỡng
TSCĐ định kỳ kế
hoạch
Tỷ lệ khấu hao sửa
chữa và bảo dưỡng
TSCĐ
=
Tổng số tiền cần dùng để sửa chữa và bảo
dưỡng TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng
Nguyên giá TSCĐ
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.4.1.Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Là tỷ số giữa giá trị tổng sản lượng hàng hoá tạo ra trong năm so với giá
trị bình quân TSCĐ trong năm.
Hệ số hiệu suất sử dụng
TSCĐ
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong năm thì làm ra được bao
nhiêu đồng giá trị sản xuất. Nếu hệ số này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp càng tốt.
2.4.2. Hệ số hàm lượng vốn cố định.
Là số nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hệ số hàm lượng
vốn cố định
=
Nguyêng giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu
đồng vốn cố định bình quân. Nếu hệ số này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh càng kém.
Hệ số tỷ suất lợi nhuận VCĐ.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
Là tỷ số giữa tổng số lợi nhuận thuần trong năm so với tổng giá trị bình
quân vốn cố định trong năm.
Hệ số lợi nhuận vốn cố định =
Lợi nhuận thuần trong năm
Số dư bình quân VCĐ trong năm
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong năm thì tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
2.4.3. Tỷ lệ hoàn vốn.
Tỷ lệ hoàn vốn càng nhanh thì cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn kinh
doanh có hiệu quả.
Tỷ lệ hoàn vốn =
Chi phí tiết kiệm bình quân
hàng năm áp dụng dự án
-
Chi phí khấu hao hàng
năm
Vốn đầu tư ban đầu của dự án
2
2.5. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, đảm bảo năng suất lao động
ngày một tăng, chi phí ngày càng hạ thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện
một số biện pháp chủ yếu sau :
2.5.1. Cải tiến, đổi mới, hiện đại hoá máy móc thiết bị hiện có.

Cải tiến, đổi mới, hiện đại hoá máy móc thiết bị là hoàn thiện cấu trúc
của những TSCĐ hiện có, làm cho chúng tiến kịp với trình độ khoa học kỹ
thuật của thế giới và trong nước bằng cách thay đổi kết cấu để nâng cao năng
suất, tăng thời gian và giá trị sử dụng của máy móc thiết bị. Đây là một biện
pháp tích cực nhằm giảm hao mòn vô hình của máy móc thiết bị và cho phép
doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất với chi phí thấp hơn đầu tư mới.
2.5.2. Xác định phương pháp khấu hao, tổ chức tốt công tác bảo
dưỡng và sửa chữa tài sản cố định.
Việc lựa chọn đúng các phương pháp khấu hao, xác định nguyên giá và
đánh giá lại tài sản, thu hồi vốn cố định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm tiền
trích khấu hao trên một đơn vị sản phẩm, vòng quay vốn cố định sẽ nhanh
hơn và thời gian luân chuyển vốn cố định ngắn lại. Từ việc thực hiện đúng
các công tác quản lý và sử dụng ta có thể tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng
máy móc thiết bị kịp thời máy móc thiết bị đang sử dụng ta có thể thanh lý
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
những máy móc thiết bị đã qúa cũ, năng suất thấp. Biện pháp này có thể tránh
được những haomòn hữu hình gây nên.
2.5.3. Sử dụng đòn bẩy kinh tế.
Sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao công suất sử dụng máy móc
thiết bị hiện có như : chế độ thưởng phạt, bảo quản sử dụng máy móc, thiết bị,
sử dụng đòn bẩy tài chính kích thích việc nghiên cứu, phát minh sáng chế, áp
dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh.
2.5.4. Nâng cao trình độ lành nghề và ý thức trách nhiệm của người
lao động.
Khi trình độ tay nghề của người lao động được nâng cao thì họ sẽ sử
dụng máy móc thiết bị tốt hơn. Ý thức trách nhiệm của người lao động trong
bảo quản, và sử dụng TSCĐ càng tốt thì hao mòn càng giảm, tránh được
những hư hỏng và tai nạn bất ngờ. Việc nâng cao ý thức trách nhiệm của

người lao động phải kết hợp với trình độ tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn, kết
hợp với biện pháp kinh tế để kích thích người lao động giữ gìn và bảo quản
tốt máy móc thiết bị.
2.5.5. Các khoản thanh toán, chi trả phải hợp lý, rõ ràng.
Xác định hợp lý, rõ ràng các khoản thanh toán, chi trả sẽ giúp doanh
nghiệp quản lý tốt về tình hình tăng giảm vốn. Từ đó, giúp cho việc đối chiếu
sổ sách được dễ dàng và biết ngay được nguyên nhân tăng giảm có biện phaps
khắc phục kịp thời.
2.5.6. Xác định cơ cấu vốn cố định hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh
tế của từng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải xác định một cơ cấu vốn hợp lý trong từng thời kỳ.
Tích cực đổi mới tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh như máy
móc thiết bị, quy trình công nghệ… Trong doanh nghiệp có một cơ cấu vốn
hợp lý giúp phần làm tăng hiệu quả vốn, tăng lợi nhuận.
2.5.7. Tài sản cố định khi mua về cần phải được đưa vào sử dụng
ngay để tránh bị hao mòn, đặc biệt là hao mòn vô hình.
3. Vốn lưu động.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
3.1. Khái niệm.
Trong qúa trình kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ cần có tư liệu lao
động mà cần phải có đối tượng lao động. Đối tượng lao động trong doanh
nghiệp được biểu hiện thành :
- Những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho qúa trình sản xuất được liên tục
như : nguyên liệu, nhiên liệu.
- Vật tư đang trong qúa trình chế biến như : sản phẩm đang chế tạo, bán
thành phẩm.
Những bộ phận trên phục vụ cho qúa trình dự trữ và sản xuất nên được
gọi là tài sản lưu động.

Qua mỗi chu kỳ sản xuất, vốn lưu động lần lượt phải trải qua các hình
thái : tiền - đối tượng lao động - sản phẩm dở dang - bán thành phẩm - sản
phẩm để dùng - thành phẩm và trở lại hình thái tiền sau khi tiêu thụ sản phẩm.
Vì qúa trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động cũng
tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sự chu chuyển của tiền vốn.
Do sự chu chuyển không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ
phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong sản xuất và lưu
thông. Bởi vậy, việc bảo toàn vốn có ý nghĩa rất bức thiết nhằm tránh xảy ra
tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, dây dưa trong thanh toán, làm ảnh
hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, vốn lưu động của các doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản
xuất, là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho qúa trình tái
sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.
3.2. Phân loại vốn lưu động.
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động là một nhân tố rất
quan trọng không thể thiếu được. Vì vậy, chúng ta cần phải biết quản lý bằng
cách phải sử dụng hợp lý, có biện pháp thu hồi nhanh, tránh ứ đọng, lãng phí,
tránh để mất mát. Để làm tốt được những điều trên ta phân loại vốn lưu động
như sau :
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
3.2.1. Căn cứ vào công dụng của các loại tài sản lưu động trong
doanh nghiệp.
Theo cách phân chia này vốn lưu động bao gồm các khoản vốn sau :
- Vốn lưu động nằm trong qúa trình dự trữ sản xuất : là vốn dùng để
mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, vốn công cụ
dụng cụ… để chuẩn bị đưa vào sản xuất.
- Vốn lưu động nằm trong qúa trình trực tiếp sản xuất : Là bộ phận vốn
nằm ở giai đoạn sản xuất như : vốn về phí tổn được phân bổ, vốn sản phẩm

đang chế tạo, vốn bánh thành phẩm tự chế…
- Vốn lưu động nằm trong qúa trình lưu thông là bộ phận vốn năm
trong giai đoạn lưu thông như vốn bằng tiền, vốn tạm ứng, vốn thành
phẩm, hàng hoá.
3.2.2. Dựa theo nguồn hình thành.
Theo cách phân chia này vốn lưu động được chia thành các loại sau đây :
- Nguồn vốn pháp định : là loại vốn được đăng ký khi thànhlập doanh
nghiệp. Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có một loại vốn pháp định riêng.
+ Doanh nghiệp Nhà nước do ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn
gốc từ ngân sách như khoản chênh lệch giá hoặc các khoản phải nộp nhưng
được ngân sách để lại.
+ Doanh nghiệp tập thể có vốn do từng cá nhân đóng góp
+ Doanh nghiệp tư nhân có vốn của chủ doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp hỗn hợp có vốn của Nhà nước tập thể, tư nhân hay
nước ngoài.
- Vốn tự bổ sung : là vốn lấy từ quỹ phát triển sản xuất kinh doanh và từ
lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn liên doanh liên kết : là bộ phận vốn lưu động do các đơn vị
khác tham gia liên doanh liên kết đóng góp.
- Nguồn vốn đi vay qua phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức tín
dụng… để bù đắp vào số thiếu hụt hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
3.2.3. Dựa vào hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
Theo cách phân chia này vốn lưu động có thể chia thành.
- Vốn vật tư, hàng hoá
- Vốn tiền tệ như : tiền mặt, kim loại qúy, vàng bạc.
3.2.4. Căn cứ vào phương pháp xác định.
Theo cách phân chia này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại :

- Vốn lưu động định mức : Đây là số vốn ta có thể xác định được mức
tối thiểu cần thiết cho sản xuất kinh doanh như : vốn trong khâu sản xuất, vốn
trong khâu dự trữ.
- Vốn lưu động không định mức : Đây là số vốn có thể phát sinh nhưng
không có căn cứ để tính toán như : vốn kết toán, hàng trên đường gửi đi.
Ngoài cách phân loại ở trên, tùy theo mục đích khác nhau mà người ta
phân loại vốn lưu động theo các cách khác nhau.
3.3. Vai trò và đặc điểm của vốn lưu động.
Vốn là tiền đề vật chất không thể thiếu được trong mỗi qúa trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một lượng
vốn nhất định, phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là điều
kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất về chiều rộng và chiều sâu.
Nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nhìn vào quy mô
củ vốn ta biết được quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng mang lại lợi nhuận cao cho
doanh nghiệp vì nó có mối quan hệ chặt chẽ với đầu vào và đầu ra. Do vậy,
quản lý sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm là rất quan trọng.
Đặc điểm vốn lưu động là có tốc độ chu chuyển nhanh hơn vốn cố
định, không phải hàng mấy chục năm mà thông thường thời hạn quay tối
đa là một năm. Qua mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động trải qua nhiều hình
thái khác nhau.
Trong điều kiện hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang trong tình
trạng thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và tái đầu tư. Vì vậy, vấn đề
sử dụng vốn lưu động có hiệu quả rất quan trọng. Nó cho phép khai thác tối
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
đa năng lực của vốn lưu động, góp phần làm giảm tỷ suất chi phí sản xuất
kinh doanh, tăng lợi nhuận doanh nghiệp từ đó góp phần bảo toàn và phát

triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4. Phân tích hiệu quả.
3.4.1. Phân tích chỉ tiêu tổng quát.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hiểu theo khái niệm rộng thì nó
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực
của doanh nghiệp sao cho tổng chi phí bỏ ra để sản xuất là thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan
hệ với tất cả các yếu tố trong qúa trình kinh doanh (tư liệu lao động, đối tượng
lao động) nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng
các yếu tố cơ bản của qúa trình kinh doanh có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ
tiêu tổng hợp (khái quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu đó phản
ánh được sức sản xuất, hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng
loại vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng) và phải thống nhất với công thức
đánh giá hiệu quả chung :
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như tổng giá trị sản xuất, tổng
doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. Còn yếu tố đầu vào bao gồm :
tư liệu lao động, đối tượng lao động, lao động, vốn chủ sở hữu.
Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sinh lời) của các chỉ tiêu phản
ánh đầu vào, được tính cho tổng số và riêng phần gia tăng.
3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.4.2.1. Phân tích chung.
Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu
như :
Sức sản xuất của vốn lưu động.
= Tổng doanh thu thuần (giá trị sản xuất)

Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Trần Đăng Khâm
Sức sản xuất của vốn
lưu động
Vốn lưu động bình quân
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại
mấy đồng doanh thu. Chỉ tiêunày càng lớn càng tốt.
Sức sinh lợi của vốn lưu động
Sức sinh lợi của vốn =
Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp)
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi
nhuận trong kỳ. Nếu sức sinh lợi của vốn càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử
dụng vốn lưu động có hiệu quả.
Khi phân tích, ta cần tính ra các chỉ tiêu rồi so sánh giữa kỳ phân tích
với kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế) nếu các chỉ tiêu sức sản xuất và
sức sinh lợi vốn lưu động tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng chung tăng
lên và ngược lại.
3.4.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng, thường
xuyên qua các giai đoạn của qúa trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu
thụ). Sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ góp phần giải quyết các nhu cầu
về vốn. Trên thực tế người ta thường dựa vào những chỉ tiêu sau để đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn.
Số vòng quay của vốn lưu động :
Số vòng quay của vốn
lưu động
=
Tổng doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu
số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
Thời gian của một vòng luân chuyển :
Thời gian của một
vòng luân chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Thời gian của một vòng luân chuyển là số ngày bình quân của một vòng
luân chuyển kể từ khi mua nguyên vật liệu sản xuất cho đến khi bán sản phẩm
và thu tiền về. Trong mỗi doanh nghiệp phải phấn đấu sao cho chỉ tiêu này
càng nhỏ càng tốt. Muốn vậy, phải tăng tốc độ chu chuyển vốn để nó càng
quay được nhiều càng tốt.
Nguyễn Thị Quý Lớp: Tài chính B - K39
25

×