Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.19 KB, 87 trang )

Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
LỜI MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG 1 1
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN 1
1.1. Khái quát chung về KCN tỉnh Hưng Yên 1
1.1.1. Lợi thế của tỉnh Hưng Yên trong xây dựng và phát triển các KCN 1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên 5
1.1.3. Một số KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 8
1.2. Các chính sách tỉnh Hưng Yên đã thực để thu hút FDI vào các KCN 11
1.2.1. Đẩy mạnh hoạt động XTĐT 11
1.2.2. Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” cho các nhà đầu tư 12
1.2.3. Công khai các chính sách ưu đãi đối với các dự án FDI vào KCN 13
1.2.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư của các KCN
14
1.3.2. Tình hình thu hút đầu tư FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên 16
1.4.1. Những thành công đạt được 36
1.4.2. Những khó khăn và hạn chế 38
1.4.3. Nguyên nhân 40
CHƯƠNG 2 45
GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
TRONG GIAI ĐOẠN 45
2011 - 2015 45
2.1. Định hướng thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2011 – 2015 45
2.1.1. Cơ hội và thách thức 45
2.1.2. Quan điểm thu hút FDI vào các KCN 46
2.1.3. Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 48


2.2. Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên 50
2.2.1. Giải pháp về quy hoạch 50
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
2.2.2. Nhóm giải pháp về XTĐT vào các KCN 53
2.2.3. Giải pháp về thủ tục hành chính 56
2.2.4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 57
2.2.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 58
2.2.6. Giải pháp đối với các DN hoạt động trong các KCN 61
2.3. Kiến nghị với Nhà Nước 62
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 70
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình xây dựng các KCN tỉnh Hưng Yên Error: Reference
source not found
Bảng 1.3. Tổng hợp dự án và vốn đầu tư vào các KCN Hưng Yên phân theo
quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến 31/12/2010) Error: Reference
source not found
Bảng 1.2. Kết quả thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên qua
các năm Error: Reference source not found
DANH MỤC BẢNG, HÌNH 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
LỜI MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1 1
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN 1
1.1. Khái quát chung về KCN tỉnh Hưng Yên 1
1.1.1. Lợi thế của tỉnh Hưng Yên trong xây dựng và phát triển các KCN 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý thuận lợi 1
Hình 1.1. Giá trị công nghiệp của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2010 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên 5
Bảng 1.1. Tình hình xây dựng các KCN tỉnh Hưng Yên 6
1.1.3. Một số KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 8
1.1.3.1. KCN Phố Nối A 9
1.1.3.2. KCN Dệt may - Phố Nối B 9
1.1.3.3. KCN Thăng Long II 10
1.1.3.4. KCN Minh Đức 11
1.2. Các chính sách tỉnh Hưng Yên đã thực để thu hút FDI vào các KCN 11
1.2.1. Đẩy mạnh hoạt động XTĐT 11
1.2.2. Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” cho các nhà đầu tư 12
1.2.3. Công khai các chính sách ưu đãi đối với các dự án FDI vào KCN 13
1.2.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư của các KCN
14
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
1.3.2. Tình hình thu hút đầu tư FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên 16
1.3.2.1. Tình hình thu hút các dự án FDI vào KCN tỉnh Hưng Yên 16
1) Quy mô và tốc độ thu hút FDI vào các KCN 16
Bảng 1.2. Kết quả thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên qua
các năm 17
Hình 1.2. Số dự án và tổng vốn FDI đăng ký vào các KCN qua các năm 18
2) Cơ cấu FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 19

Bảng 1.3. Tổng hợp dự án và vốn đầu tư vào các KCN Hưng Yên phân theo
quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến 31/12/2010) 20
21
Hình 1.3. Tỷ trọng vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên phân theo các quốc
gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 2002-2010 21
Bảng 1.4. Cơ cấu FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên phân theo ngành (tính đến
hết ngày 31/12/2010) 22
24
Hình 1.4. Tỷ trọng vốn FDI vào các KCN của Hưng Yên theo ngành 24
24
Hình 1.5. Tỷ trọng dự án FDI vào các KCN của Hưng Yên theo ngành 24
Bảng1.5. Cơ cấu FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phân theo lĩnh
vực đầu tư (tính đến hết ngày 31/12/2010) 25
Bảng 1.6. Cơ cấu FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo hình thức
đầu tư (tính đến hết ngày 31/12/2010) 25
Bảng 1.7. Cơ cấu FDI vào KCN theo các KCN tỉnh Hưng Yên (tính đến hết
ngày 31/12/2010) 26
1.3.2.2. Tình hình triển khai các dự án FDI vào các KCN 27
Bảng 1.8. Tình hình triển khai các dự án FDI vào các KCN 28
1.3.2.3. Tình hình sử dụng đấttại các KCN 29
Bảng1.9.Tình hình lấp đầy ở một số KCN của tỉnh Hưng Yên 29
Hình 1.6. Tỷ lệ lấp đầy của các dự án FDI tại các KCN tỉnh Hưng Yên 30
1.3.2.4. Tình hình thu hút lao động vào các DN FDI trong các KCN của tỉnh 30
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Việc thu hút ĐTNN vào các KCN của tỉnh trong thời gian qua đã tạo ra số
lượng lớn việc làm cho người lao động và góp phần nâng cao tay nghề
cho người lao động (Xem bảng 1.10) 31
Bảng 1.10. Số lao động làm việc tại các dự án FDI tại các KCN tỉnh Hưng Yên

(tính đến hết ngày 31/12/2010) 31
Hình 1.7. Tỷ trọng lao động trong tỉnh và lao động tỉnh khác tại các dự án FDI
tại KCN tỉnh Hưng Yên 32
1.3.2.5. Kết quả hoạt động SXKD của các dự án FDI trong các KCN 32
1.4.1. Những thành công đạt được 36
1.4.1.1. Về kết quả thu hút FDI vào các KCN 36
1.4.1.2. Về đóng góp của FDI tại các KCN đối với tỉnh Hưng Yên 37
1.4.2. Những khó khăn và hạn chế 38
Qua thực tế cho thấy, hoạt động thu hút FDI vào các KCN của tỉnh đã đạt được
những kết quả khá cao. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn và hạn chế
mà Hưng Yên cần tìm biện pháp khắc phục trong thời gian tới 38
1.4.2.1.Về kết quả thu hút FDI vào các KCN của tỉnh 38
1.4.2.3. Về tác động của các dự án FDI trong các KCN tới tỉnh Hưng Yên 40
1.4.3. Nguyên nhân 40
1.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 40
1.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 43
CHƯƠNG 2 45
GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
TRONG GIAI ĐOẠN 45
2011 - 2015 45
2.1. Định hướng thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2011 – 2015 45
2.1.1. Cơ hội và thách thức 45
2.1.2. Quan điểm thu hút FDI vào các KCN 46
2.1.3. Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 48
Bảng 2.1. Biểu tổng hợp quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2015 48
2.2. Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên 50
2.2.1. Giải pháp về quy hoạch 50

2.2.2. Nhóm giải pháp về XTĐT vào các KCN 53
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
2.2.3. Giải pháp về thủ tục hành chính 56
2.2.4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 57
2.2.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 58
2.2.6. Giải pháp đối với các DN hoạt động trong các KCN 61
2.3. Kiến nghị với Nhà Nước 62
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 70
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Phụ lục 1. Vị trí tỉnh Hưng Yên 70
Phụ lục 2. Các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (tính đến hết năm 2010) 71
Phụ lục 2. Danh mục các mặt hàng, doanh nghiệp được miễn giảm thuế nhập
khẩu 72
Phụ lục 4 73
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ Viết
tắt
Giải thích
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 DN Doanh nghiệp
3 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
5 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới
7 KCN Khu công nghiệp
8 KCNC Khu Công Nghệ cao
9 KCX Khu chế xuất
10 UNCTAD United Nation Conference on
Trade and Development
Hội nghị của Liên Hiệp Quốc
về Thương mại và Phát triển
11 USD United States dollar Đô la Mỹ
12 XTĐT Xúc tiến đầu tư
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, trước tiên
em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Mai
Thế Cường người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề
thực tập này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến tập thể cán bộ nhân viên Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng
Yên đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập qua đó em có thể
nắm bắt được các vấn đề thực tiễn về chuyên môn để phục vụ
cho chuyên đề thực tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong khoa Thương Mại & Kinh Tế Quốc Tế đã dạy bảo em
trong suốt bốn năm học Đại học, không chỉ tiếp thu kiến
thức chuyên môn mà em còn học được những bài học bổ ích
về cuộc sống.

Hà Nội,ngày 15 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ NGA TRANG
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản chuyên đề thực tập này được
hoàn thành là do quá trình nghiên cứu độc lập của bản thân,
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Mai Thế Cường mà
không có sự sao chép từ bất cứ một tài liệu nào. Nếu vi
phạm em xin chấp nhận mọi hình thức kỷ luật của nhà
trường.
Hà Nội,ngày 15 tháng 05 năm
2011
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ NGA TRANG
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là một trong những xu hướng vận
động chủ yếu trong đời sống kinh tế thế giới. Xuất phát từ sự khác biệt giữa các
quốc gia trên thế giới và sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất dẫn
tới sự mở cửa để hội nhập vào kinh tế quốc tế là điều kiện bắt buộc để phát triển. Là
một xu hướng khách quan, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới không cho phép bất kỳ
một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển, dù là quốc gia phát triển hay đang phát
triển lại đứng biệt lập, tách rời các quan hệ quốc tế với các quốc gia khác. Hay nói
cách khác các quốc gia trên thế giới muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách
nào khác là phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Việt Nam cũng không ngoại trừ trong quá trình quốc tế hóa đó. Để hội nhập

với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những chuyển mình để không bị gạt
ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác
kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của Chính phủ ta. Thể hiện điều này,
Quốc hội đã thông qua luật Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài năm 1987 làm hành lang
pháp lý cho hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Là một nước đang phát triển, chúng ta
cần có một nguồn vốn lớn để phát triển đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng do đó,
hoạt động thu hút ĐTNN là hết sức cần thiết. Thông qua đầu tư trực tiếp nước
ngoài, chúng ta vừa tranh thủ được nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại từ các
nước, đồng thời cũng tiếp thu được kinh nghiệm quản lý tiên tiến của họ. Vấn đề
đặt ra đối với Việt Nam là phải đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Nắm bắt được tình hình đó, kể từ khi ban hành, luật ĐTNN đã liên tục được
sửa đổi, đưa ra các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp ngoài tại Việt Nam cho phù
hợp với từng thời kỳ. Năm 1992, lần đầu tiên mô hình KCN tập trung được đề cập
tới trong luật. Đây có thể coi là một bước chuyển lớn trong các hình thức thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Cho tới nay, mô hình này đã được tiến
hành thành lập ở nhiều địa phương. Ngoài khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, mô hình này còn là giải pháp quan trọng về công nghệ cũng như kinh
nghiệm để thực hiện quá trình phát triển đất nước.
Với các điều kiện thuận lợi, là tỉnh giáp ranh với Hà Nội lại nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng được các KCN tập trung
và hoạt động có hiệu quả. Những năm qua, tỉnh đã tập trung khai thác tiềm năng,
thế mạnh, thu hút hàng tỷ USD của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh đang
nỗ lực phấn đấu phát triển công nghiệp trên địa bàn, thích ứng và hội nhập kinh tế
thế giới. Cho tới nay, Hưng Yên đã có 6 KCN được Chính phủ cấp phép hoạt động,
trong đó đã có tới 2 KCN được “lấp đầy”. Tuy nhiên, do là một tỉnh mới được tái
lập nên điều kiện kinh tế ban đầu còn nhiều khó khăn, các KCN mới được hình

thành nên còn hạn chế trong kinh nghiệm quy hoạch các KCN cũng như hoạt động
thu hút FDI vào các KCN nói chung. Điều đó đã tạo ra cho Hưng yên nhiều cơ hội
và thách thức trong việc thu hút FDI vào các KCN. Vấn đề thu hút FDI vào các
KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng như những giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa
hoạt động thu hút FDI vào các KCN là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Với những lý do trên, trong thời gian thực tập tại Ban quản lý các KCN tỉnh
Hưng Yên, em đã tìm hiểu về thực trạng thu hút FDI vào các KCN trong địa bàn
tỉnh trong thời gian qua, những giải pháp mà tỉnh đã thực hiện để thu hút FDI vào
các KCN và những thành công và hạn chế của các biện pháp đó. Do đó, em đã chọn
đề tài “Đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2011 - 2015” làm chuyên đề thực tập của mình với hy vọng sẽ góp
một phần tìm ra những giải pháp mới nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI vào
các KCN.
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào trong địa bàn tình Hưng Yên thông qua các chỉ tiêu thu hút FDI, các biện
pháp mà địa phương đã sử dụng để thấy được tình hình thu hút FDI của tỉnh vào các
KCN trong thời gian qua. Qua đó, thấy được những thành công và hạn chế trong
hoạt động thu hút FDI vào đề ra một số giải pháp thu hút FDI vào KCN của tỉnh
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút FDI vào các KCN
Phạm vi nghiên cứu: tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn
2002 - 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích, so
sánh và tổng hợp, khái quát và trừu tượng hóa, sử dụng số liệu thống kê để luận

chứng.
5. Kết cấu nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về thu hút FDI vào Khu Công Nghiệp
Chương 2. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên
Chương 3. Giải pháp đầy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2011 -2015
SV: Nguyễn Thị Nga Trang Lớp: KTQT 49
A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƯNG YÊN
1.1. Khái quát chung về KCN tỉnh Hưng Yên
1.1.1. Lợi thế của tỉnh Hưng Yên trong xây dựng và phát triển các KCN
1.1.1.1. Vị trí địa lý thuận lợi
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương
đối bằng phẳng, không có núi đồi, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp với Hà Nội,
Bắc Ninh; phía đông giáp với Hải Dương; phía nam giáp với Thái Bình và phía tây
nam giáp với Hà Nam và Hà Nội (Hà Tây cũ) (xem phụ lục 1). Tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh 923,09 km
2
với dân số 1,28 triệu người, mật độ dân số trung bình đạt
1.387 người/km
2
.
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong tam giác
tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (khu vực có mức tăng trưởng
kinh tế cao), Hưng Yên có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội và quy

hoạch các KCN:
- Có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như: quốc lộ 5A,
39A, 39B, 38 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và hệ thống đường thủy như sông
Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho vận chuyển
hàng hóa và giao lưu với các tỉnh trong cả nước. Cầu Yên Lệnh đã hoàn thành và đi
vào sử dụng từ tháng 5 năm 2004, mở ra mạch giao thông mới nối liền Quốc lộ 1A
và 5A.
SV: Nguyễn Thị Nga Trang1Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
- Giáp với thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời
cũng là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai cả nước, cung cấp lao động kỹ thuật, thông
tin, kinh nghiệm quản lý, công nghệ… cho các tỉnh trong vùng trong đó có Hưng
Yên. Hưng Yên cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố
vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình CNH,
HĐH.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ
có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hưng
Yên về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ.
1.1.2.2. Trình độ phát triển công nghiệp ngày càng cao
Từ năm 1997 tới nay, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh tế của tỉnh
liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt
15,4%/năm. Trong đó, khối ngành công nghiệp và xây dựng đạt nhịp độ tăng bình
quân 27,5%/năm. Các ngành công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, hình thành một
số nhóm ngành mang tính động lực, có kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, có
thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường. Công nghiệp phát triển đã tác
động làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ tạo nên mức tăng trưởng cao của nền kinh tế.
SV: Nguyễn Thị Nga Trang2Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Hình 1.1. Giá trị công nghiệp của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2010

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hưng Yên
Qua hình 1.1 ta thấy, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Hưng Yên trong giai
đoạn từ năm 2000 – 2010 tới nay luôn đạt ở mức cao, năm sau đều cao hơn năm
trước. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, song
tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh vẫn không hề giảm sút. Năm 2009, giá trị
sản xuất công nghiệp cả năm đạt 17.316 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. Năm 2010
giá trị này đã tăng lên 14,5 % so với năm 2009. Điều này, đã tạo điều kiện tốt cho
tỉnh phát triển các ngành công nghiệp trong các KCN, góp phần thu hút các nhà
ĐTNN.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại
Sau 13 năm tách tỉnh, hệ thống cơ sở hạ tầng của Hưng Yên, bao gồm mạng
lưới giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng xã hội khác
đã được nâng cấp, cải tạo và xây mới rất nhiều và hiện đại có thể đáp ứng được một
phần nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ tốt cho việc xây dựng và quy
hoạch các KCN trên địa bàn toàn tỉnh.
Hệ thống đường bộ của Hưng Yên bao gồm Quốc lộ 5A, Quốc lộ 39A, 39B,
quốc lộ 38 là những con đường huyết mạch của tỉnh để giao lưu với các địa phương
khác.Hiện tại,tỉnh đã cải tạo nâng cấp được các đưởng 5A tiêu chuẩn cấp 1 đồng
bằng; đường 39A, 38 tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Hệ thống đường Quốc lộ được bố
trí đều trên lãnh thổ tỉnh, là lợi thế rất lớn để thu hút các dự án đầu tư trong không
gian rộng. Hiện nay, các dự án chủ yếu được triển khai tập trung ở khu vực Quốc lộ
5A.
Mạng lưới giao thông nội tỉnh thường xuyên được củng cố và phát triển. Đến
hết năm 2010 đã giải nhựa được 237km đường tỉnh và 177,5 km đường huyện, đáp
ứng được phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
SV: Nguyễn Thị Nga Trang3Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Hệ thống đường thuỷ của Hưng Yên gồm các tuyến sông Hồng và sông Luộc
đi Hà Nội, Cái Lân, Cửa Ông, Hòn Gai. Tuyến này được nạo vét, là tuyến giao
thông chính về vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ cảng biển của Quảng Ninh về

Hưng Yên và Hà Nội. Luồng giao thông thuỷ chủ yếu vận chuyển cát, sỏi phục vụ
cho hoạt động công nghiệp và xây dựng. Hệ thống cảng của Hưng Yên có công suất
khoảng 1 triệu tấn/năm có thể đáp ứng tình hình phát triển kinh tế hiện nay.
Mạng lưới bưu chính viễn thông không ngừng được củng cố và mở rộng. Năm
2006 thuê bao điện thoại cố định mới chỉ đạt 19,57máy/100 dân thì đến năm 2010là
25,34máy/100 dân; số máy thuê bao được phát triển rộng khắp đến từng xã, từng
thôn. Năm 2006, 100% xã có điểm bưu điện văn hoá. Tuy nhiên, so với mức bình
quân chung của cả nước, tính đến hết năm 2010 đạt 26,37 máy/100 dân vẫn ở mức
trung bình.
Hệ thống cấp điện luôn được cải tạo và mở rộng, trên địa bàn tỉnh hiện có 4
trạm biến áp lớn đó là trạm biến áp 220KV và 110KV Phố Nối, trạm 110KV Phố
Cao, Trạm 110KV Kim Động, góp phần cung cấp điện cho các dự án đầu tư của
tỉnh. Tỉnh đã kết hợp phát triển đồng bộ các trạm biến áp với việc cải tạo và nâng
cấp hệ thống phân phối điện trên địa bàn toàn tỉnh, mở rộng mạng lưới cấp điện cho
các KCN mới hình thành, đầu tư phát triển mạng lưới điện nông thôn và thành thị.
Hệ thống cấp thoát nước cũng được đầu tư thiết bị đồng bộ. Xây dựng mới
nhà máy nước Phố Nối công suất 10.000m
3
nước/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt và nhu cầu phát triển công nghiệp nhanh trong khu vực. Đầu tư xây dựng
trạm cấp nước sạch sinh hoạt có công suất vừa và nhỏ ở tất cả các thị trấn trong
tỉnh.
Bên cạnh việc xây dựng các công trình cấp nước, tỉnh đã hết sức coi trọng việc
xây dựng đồng bộ các công trình, hệ thống thoát nước đô thị và xử lý nước thải…
cho các đô thị và KCN, đặc biệt là KCN tập trung tại Phố Nối và Như Quỳnh.
1.1.2.4. Nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng ngày càng cao
SV: Nguyễn Thị Nga Trang4Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng Yên
là tỉnh có mật độ dân số đứng thứ 3 cả nước (sau thành phố Hồ Chính Minh và Hà

Nội), cao gấp 5,5 lần mức trung bình của cả nước, dân số thành thị chiếm khoảng
20% dân số toàn tỉnh.
Năm 2010, dân số cả tỉnh là 1,28 triệu người, trong đố số người trong độ tuổi
lao động là 661 nghìn người chiếm 51,64% dân số cả tỉnh, số lao động có việc làm
chiếm 91%. Dự đoán đến năm 2020, dân số cả tỉnh sẽ là 1,4 triệu người, trong đó số
người trong tuổi lao động là 891 nghìn người. Đây là nguồn nhân lực quan trọng
cho sự phát triển trong tương lai của tỉnh.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua Hưng Yên cũng đã chú trọng tới việc đào tạo
nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu khắt khe của các nhà tuyển
dụng nước ngoài. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 19 trường đại học và cao đẳng với hơn
51 ngành nghề được đào tạo: Đại học Sư phạm kỹ thuật I, Đại học Chu Văn An,
Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên, Cao đẳng Quản trị kinh doanh, Cao đẳng Tài chính
– Kế toán trung ương, Trường Công nhân kỹ thuật Tầu Quốc Ngoài ra, trình độ
dân trí của người dân cũng ngày được nâng cao, Hưng Yên đã tiến hành phổ cập
được bậc THCS. Năm 2010, tốt nghiệp THPT đạt 97%, xếp thứ 16 so với cả nước
(tăng 6 bậc so với 2009), tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học và cao đẳng đạt 37,1%; số
điểm bình quân thi vào đại học xếp thứ 2 cả nước.
Lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội đã đưa Hưng Yên trở
thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong vào ngoài nước trong thời gian qua, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình quy hoạch và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, với vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc cũng khiến cho
Hưng Yên bị cạnh tranh gay gắt từ những địa phương lân cận trong hoạt động thu
hút đầu tư vào các KCN. Do đó, để phát triển các KCN, tỉnh cần có quy hoạch cụ
thể, lâu dài, phát triển các KCN trong cả tỉnh đưa Hưng Yên trở thành tỉnh công
nghiệp vào năm 2015 theo mục tiêu đã đề ra.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên
SV: Nguyễn Thị Nga Trang5Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Hưng Yên là tỉnh có trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến đường giao thông
huyết mạch quốc gia đi qua, tạo điều kiện thuận lợi nối Hưng Yên với các tỉnh trong

khu vực và cả nước. Với những lợi thế tự nhiên cũng như các nhân tố về kinh tế xã
hội đã tạo điều kiện quan trọng để Hưng Yên xây dựng và phát triển các KCN.
Năm 1998, khi mới tái lập, Hưng Yên đã tiến xây dựng đề án quy hoạch KCN
Phố Nối A và Phố Nối B. Tuy nhiên, vào thời điểm này, do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam giảm mạnh,
nhiều KCN tập trung trong cả nước hoạt động không hiệu quả nên Chính phủ đã
không cho phép thành lập các KCN mới. Do vậy, cho tới thời điểm trước năm 2003,
các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vẫn chưa được hình thành, việc thu
hút đầu tư chỉ mang tính chất tự phát.
Đến cuối năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 183/2003/QĐ-
TTg ngày 08/9/2003 về việc thành lập Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên. Đây là
cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thực hiện chức năng quản lý
nhà nước trực tiếp đối với KCN trên địa bàn. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng
phê duyệt đề án quy hoạch KCN Phố Nối A, và KCN Phố Nối B. Việc này đã đánh
dấu sự phát triển về công tác quy hoạch KCN của tỉnh Hưng Yên nhằm thu hút đầu
tư nói chung và FDI nói riêng. Từ thời điểm này, số vốn và số dự án đầu tư vào
Hưng Yên đã bắt đầu tăng mạnh, trong đó có các dự án FDI vào các KCN.
Sau hơn 7 năm nỗ lực phát triển, toàn tỉnh đã quy hoạch được 14 KCN với
tổng diện tích 2537,31 ha (xem phụ lục 2), trong đó có 6 KCN được Chính phủ phê
duyệt với 3 KCN đã chính thức đi vào hoạt động, gồm: KCN Phố Nối A, KCN Phố
Nối A mở rộng, KCN Phố Nối B, KCN Phố Nối B mở rộng, KCN Thăng Long II,
KCN Minh Đức (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tình hình xây dựng các KCN tỉnh Hưng Yên
SV: Nguyễn Thị Nga Trang6Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
KCN Năm
thành
lập
Tổng
diện tích

(ha)
Diện tích
đất công
nghiệp
có thể
cho thuê
(ha)
Diện
tích đất
đã hoàn
chỉnh cơ
sở hạ
tầng (ha)
Vốn đầu
tư đăng
ký (tỷ
đồng)
Vốn
đầu tư
thực
hiện
(tỷ
đồng)
Phố Nối A 2004 391,60 278,40 310 500,10 318,53
Phố Nối A mở rộng 2010 204,84 143,53 - 704,70 -
Dệt may Phố Nối 2003 25,17 20,00 25,17 33,60 146
Dệt may Phố Nối
giai đoạn II
2010 95,60 56,70 - 408,30 -
Thăng Long II 2006 219,60 154,00 154 102,00 74

Minh Đức 2007 198,00 135,70 - 433,50 200
Tổng 1.134,81 788,33 489,17 2.182,19 738,53
SV: Nguyễn Thị Nga Trang7Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên
Tính đến hết năm 2010, diện tích đất quy hoạch bình quân/KCN (tập trung)
của tỉnh Hưng Yên là 189,135 ha/KCN, thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước
là 278,5 ha. Hiện diện tích đất đã hoàn thành cơ sở hạ tầng đạt 489,17 ha tương
đương 43,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN đi vào hoạt động sớm có tỷ lệ
lấp đầy cao, hiện 2 KCN Phố Nối A và B đã lấp đầy được 100%.
Đến nay, tại các KCN đã có 103 dự án đi vào hoạt động SXKD, giá trị sản
xuất công nghiệp đạt 6.517,3 tỷ đồng (chiếm trên 29,5% giá trị toàn tỉnh), nộp ngân
sách đạt 227 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 460,1 triệu USD. Trong số dự án đi vào
hoạt động phải kể đến dự án có vốn đầu nước ngoài chiếm 38,2% tổng số dự án,
70,35% tổng vốn đăng ký, 40% dự án đi vào hoạt động nhưng đóng góp trên 86%
giá trị SXCN và 96% giá trị xuất khẩu.
Các dự án ĐTNN có công nghệ kỹ thuật cao, quy mô đầu tư lớn vào các lĩnh
vực điện, điện tử, viễn thông… đã tạo ra hình ảnh mới cho KCN tỉnh Hưng Yên, tạo
sự cân bằng giữa ĐTTN và ĐTNN, đảm bảo sự phát triển ổn định của các KCN.
Theo tốc độ tăng bình quân đến năm 2015 giá trị SXCN chiếm 65-70% giá trị
SXCN toàn tỉnh (14.078 tỷ đồng), giá trị xuất khẩu đạt 800-900 triệuUSD (chiếm
85-90% toàn tỉnh), các KCN từng bước khẳng định vị trí, vai trò chủ yếu quyết định
sự phát triển và tăng trưởng kinh tế công nghiệp của tỉnh.
Xác định vai trò quan trọng của các KCN trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh. Hoạt động quy hoạch KCN của tỉnh luôn được các cấp chính quyền
quan tâm. Tới nay, tỉnh đã đưa ra quy hoạch các KCN tới năm 2015, định hướng
đến năm 2020. Theo đó đến năm 2015 tỉnh Hưng Yên sẽ có hệ thống các KCN
đồng bộ, đảm bảo nhu cầu thu hút đầu tư, nhất là hoạt động thu hút FDI vào các
KCN trên địa bàn tỉnh.
Sau 8 năm xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Hưng Yênđã đạt được những kết

quả thiết thực, tạo diện mạo mới cho ngành công nghiệp, đóng góp quan trọng vào thành
tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong quá trình CNH, HĐH.
1.1.3. Một số KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
SV: Nguyễn Thị Nga Trang8Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
1.1.3.1. KCN Phố Nối A
KCN Phố Nối A được thành lập năm 2004, với tổng diện tích là 391,6 ha,
được xây dựng thành khu dịch vụ Thương mại tổng hợp đa ngành; ưu tiên việc xây
dựng nhà ở cho công nhân, và dự án “Đô thị công nghiệp”.
Vị trí của KCN Phố Nối A khá thuận lợi: nằm ngay trên đường quốc lộ 5A,
cách thủ đô Hà Nội 21km về phía bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km, cách
cảng Hài Phòng 50 km.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án, tỉnh đã tiến
hành xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật như: Trạm điện 110/22 KV, trạm cấp
nước sạch có công suất 5.500m
3
/ngày đêm, trung tâm điều hành, đường phân khu
chức năng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, các dịch vụ bưu chính, tài chính,
ngân hàng, hải quan, bảo vệ, trung tâm tiếp vận container để phục vụ cho KCN
KCN Phố Nối A do Công ty xây dựng hạ tâng Hòa Phát làm chủ đầu tư, hiện
đã xây dựng được 310 ha cơ sở hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Đến nay, KCN đã
thu hút được 115 dự án trong đó có 51 dự án ĐTNN với tổng số vốn 435,4 triệu
USD, và 64 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 6.257 tỷ đồng. Năm 2010, KCN
đã được phê duyệt mở rộng diện tích lên 596 ha, và đang trong giai đoạn giải phóng
mặt bằng.
1.1.3.2. KCN Dệt may - Phố Nối B
KCN Phố Nối B được chính phủ phê duyệt năm 2003, có diện tích 120,6 ha;
do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối (VINATEX-ID) làm Chủ
đầu tư, Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) với sự
tham gia của Nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu

(ACB).
SV: Nguyễn Thị Nga Trang9Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
KCN Dệt may Phố Nối có vị trí chiến lược, nằm trên trục đường giao thông
quan trọng tại khu vực giao nhau giữa đường Quốc lộ 5 và 39, nối liền các trung
tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách Hà Nội 28 km, cảng Hải Phòng 73 km, cảng Cái
Lân 90 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài trên 40 km, ga đường sắt Lạc Đạo 15km
(đường sắt Hà Nội – Hải Phòng), gần trạm thông quan của tỉnh Hưng Yên trên
đường quốc lộ 5 đang hoạt động và Khu đô thị Thăng Long đang đầu tư.
Tại khu vực Phố Nối có nguồn lao động trẻ phổ thông dồi dào và có tay nghề
từ các trường đào tạo kỹ thuật của Trung ương và địa phương đặt tại vùng này và
vùng lân cận sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư.
KCN dệt may – Phố Nối B được chia là 2 giai đoạn:
Giai đoạn I là 25 ha, đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn
bao gồm: hệ thống điện phục vụ sản xuất, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống
xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa, đường giao thông nội bộ và đã lấp đầy
hết phần diện tích đất cho thuê, hiện nay có 6 DN đang hoạt động sản xuất.
Giai đoạn II là 95,6 ha, đang chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng đồng bộ (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc). Với
các nhà đầu tư đăng ký sớm sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí và diện tích theo mong
muốn và có nhiều ưu đãi thuận lợi.
1.1.3.3. KCN Thăng Long II
KCN Thăng Long II nằm liền kề với quốc lộ 5A và quốc lộ 39A; cách Cảng
biển Hải Phòng 70 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 65 Km. KCN này được thành
lập năm 2006, do công ty Sumitomo Nhật Bản làm chủ đầu tư với quy mô 219,6 ha.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Nhật Bản, tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các
ngành, địa phương tạo mọi điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư sớm nhận được mặt bằng
xây dựng KCN. Chỉ trong vòng 1 tháng, công tác đền bù và giải phóng mặt bằng đã
được hoàn tất. Đây là dự án đầu tiên có thời gian làm thủ tục giải phóng mặt bằng
nhanh nhất.

SV: Nguyễn Thị Nga Trang10Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
KCN Thăng Long II khuyến khích thuộc lĩnh vực điện tử, cơ khí chính xác, cơ
khí điện tử. Tới nay, KCN này đã đi vào hoạt động và lấp đầy được 37%, thu hút
được 15 dự án, đều là ĐTNN với tổng vốn đăng ký 422,795triệu USD. Với kinh
nghiệm đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, KCN Thăng Long II sẽ hứa hẹn thu hút
được nguồn vốn FDI lớn trong thời gian tới
1.1.3.4. KCN Minh Đức
KCN Minh Đức được thành lập năm 2007, có vị trí giao thông rất thuận lợi,
Nằm giáp hành lang đường bộ Quốc lộ 5 (Km32) nối Hà Nội - Hải Phòng; Cách
trung tâm Hà Nội 37 km, sân bay Nội Bài 74 km, cảng Hải Phòng 60 km, cảng biển
nước sâu Quảng Ninh 105 km.
KCN Minh Đức đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. KCN này có thiết kế
hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Có hệ thống đường giao thông
nội bộ rộng tới 34m; được cung cấp đầy đủ hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc
Hiện nay, KCN đã thu hút được 4 dự án đầu tư, trong đó có 3 dự án ĐTTN với tổng
vốn là 14,2 triệu USD và 1 dự án ĐTTN với tổng vốn đầu tư 1.039 tỷ đồng.
Với quy mô hạ tầng đồng bộ và hiện đại cùng những chính sách thu hút đầu tư
hấp dẫn, KCN Minh Đức sẽ hứa hẹn là địa điểm đầu tư hiệu quả của các DN.
1.2. Các chính sách tỉnh Hưng Yên đã thực để thu hút FDI vào các KCN
1.2.1. Đẩy mạnh hoạt động XTĐT
XTĐT nước ngoài là biện pháp không chỉ được Hưng Yên mà còn được tất cả
các địa phương khác trong cả nước sử dụng. Chính sách này giúp các nhà đầu tư
nắm được thông tin về môi trường đầu tư, những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, từ
đó ra được quyết định đầu tư nhanh nhất.
UBND cũng như Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã rất chú trọng đến
việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh các KCN đến các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Nhiều hoạt động XTĐT dưới sự chủ trì của các vị lãnh đạo tỉnh và Ban quản
lý các KCN được tổ chức.
SV: Nguyễn Thị Nga Trang11Lớp: KTQT 49 A

Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Tỉnh đã thường xuyên cử các đoàn công tác tham dự các hội nghị XTĐT trong
cả nước như: Hội nghị XTĐT vào các KCN, KCX miền Bắc; Hội nghị XTĐT vào
KCN, KCX cả nước, qua các Hội nghị này, tỉnh vừa giới thiệu được hình ảnh của
địa phương, vừa học hỏi được kinh nghiệm của các tỉnh khác trong cả nước. Qua đó
hoàn thiện chính sách và định hướng phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên ngày càng
mạnh, bền vững, hiệu quả. UBND tỉnh cũng đã tổ chức nhiều đoàn vận động đầu tư
tới các nước trên thế giới như: Hàn Quốc (tháng 5/2007); Nhật Bản (tháng 6/2007).
Bên cạnh những hoạt động XTĐT trong và ngoài nước, lãnh đạo UBND tỉnh
Hưng Yên và Ban quản lý các KCN cũng thường xuyên tổ chức các buổi làm việc
với các KCN, gặp gỡ tọa đàm với các DN xây dựng hạ tầng cũng như DN SXKD,
kịp thời giải quyết những vướng mắc của mọi DN. Điều này thể hiện sự quan tâm
của tỉnh tới sự phát triển và lớn mạnh của các KCN tỉnh Hưng Yên và cũng tạo cơ
hội cho các DN phản hồi ý kiến về các quy định, chính sách của Nhà nước, của tỉnh.
Ban quản lý các KCN cũng phối hợp cùng với Hiệp hội DN, các cấp, ngành tổ
chức quảng bá tiềm năng đầu tư của tỉnh Hưng Yên tại hội chợ thương mại Phố
Hiến, trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương như
đài, báo, truyền hình, website
Cuối cùng một chiến lược thu hút đầu tư được tỉnh đã và đang lựa chọn là đa
dạng hoá các nhà đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN. Trước đây, chủ đầu tư hạ tầng
các KCN chỉ có trong nước. Nhưng từ kinh nghiệm thu hút đầu tư của các tỉnh phía
Nam, xác định vai trò thu hút đầu tư từ các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN;
tỉnh đã chủ động vận động, lựa chọn nhà đầu tư đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN
nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc… Và chính các công ty này sẽ là những người
tìm kiếm, vận động nhà đầu tư thứ cấp trên đất nước họ.
1.2.2. Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” cho các nhà đầu tư
Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã thực hiện cơ chế "một cửa, tại chỗ",
cải cách các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định nhưng thông thoáng, dễ
thực hiện nhằm tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, giám sát tình hình thực hiện dự
án, hỗ trợ tích cực cho DN suốt vòng đời dự án. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực

quản lý Nhà nước đối với KCN.
SV: Nguyễn Thị Nga Trang12Lớp: KTQT 49 A
Chuyên đề thực tậpGVHD: TS. Mai Thế Cường
Ban quản lý cũng đã thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, triển khai đến
từng cán bộ công chức nội dung quy chế này, hình thành cho họ ý thức tuân thủ
nghiêm các quy định, góp phần cải thiện môi trường đầu tư vào các KCN nói riêng
cũng như công cuộc cải cách hành chính của tỉnh nói chung. Cơ chế “một cửa tại
chỗ” không chỉ giúp DN tiết kiệm được thời gian, chi phí trong hoạt động SXKD
mà còn góp phần kiến tạo một môi trường đầu tư thật sự thông thoáng, minh bạch,
từ đó tạo được tiếng vang tốt cho môi trường đầu tư vào các KCN nói riêng và tỉnh
Hưng Yên nói chung.
Ngoài ra, tỉnh cũng thường xuyên quan tâm tới việc cải cách thủ tục hành
chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Năm 2010, sở Kế hoạch và
Ðầu tư đã rà soát 201 thủ tục hành chính, kiến nghị đơn giản hóa 162 thủ tục, kiến
nghị loại bỏ bốn thủ tục. Ban quản lý các KCN rà soát 59 thủ tục, kiến nghị sửa đổi,
bổ sung, đơn giản hóa 39 thủ tục; kiến nghị bãi bỏ đối với bảy thủ tục , giúp thời
gian làm thủ tục đầu tư được rút ngắn, tạo cơ hội thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai
dự án.
1.2.3. Công khai các chính sách ưu đãi đối với các dự án FDI vào KCN
Thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã ban hành các quy định về trình tự thủ tục
chấp nhận đầu tư cũng như các chính sách ưu đãi đối với các dự án kêu gọi đầu tư.
Mọi thông tin về những ưu đãi cũng như thủ tục đầu tư, thắc mắc của các DN đều
được tỉnh đăng tải trên trang tin điện tử của Ban quản lý các KCN, tạo điều kiện cho
các chủ ĐTNN có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng.
Với phương châm “Doanh nghiệp FDI là công dân Hưng Yên và thành công của
DN cũng là thành công của tỉnh”, Hưng Yên luôn dành các ưu đãi và tạo điều kiện
thuận lợi nhất để các DN SXKD có hiệu quả. Đối với các DN hoạt động trong KCN,
ngoài những ưu đãi chung của tỉnh DN còn được hưởng một số ưu đãi riêng như:
DN được miễn, giảm thuế nhập khẩu cho các loại hàng hóa để tạo tài sản cố
định ban đầu, để mở rộng sản xuất, để thay thế hoặc đổi mới công nghệ đối mà

trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất ra nhưng không đáp ứng được với nhu
cầu trong nước (xem phụ lục 3).
SV: Nguyễn Thị Nga Trang13Lớp: KTQT 49 A

×