Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Giải pháp đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.26 KB, 67 trang )

Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: TS. Ngụ Th Tuyt Mai
Nguyn Bớch Ngc
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QuốC DÂN
KHOA THƯƠNG MạI Và KINH Tế QuốC Tế

Chuyên đề thực tập CuốI KHOá
TI:
GII PHP P NG C CC QUY NH V TIấU
CHUN MễI TRNG CA EU THC Y XUT
KHU HNG NễNG SN CA VIT NAM

SV: Nguyn Thanh Nga Lp: Kinh t quc t 49B
Giáo viên huớng dẫn
: Ts. Ngô thị tuyết mai
Nguyễn bích ngọc
Sinh viên thực hiện
: NGUYN THANH NGA
MSV
: CQ491887
Lớp
: Kinh tế quốc tế 49b
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
Hµ NéI, 05/2011
LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp đáp ứng được các quy định và tiêu
chuẩn môi trường của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam”
do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thị Tuyết Mai và cô Nguyễn Bích
Ngọc cùng sự giúp đỡ của các là cán bộ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương.


Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ Luận văn hay chuyên đề
nào. Các số liệu có trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
do em thu thập được và do các cô chú, anh chị làm việc tại Viện Nghiên cứu quản
lý Kinh tế Trung ương cung cấp.
Nếu có gì sai với lời cam đoan trên , em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày… tháng…năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thanh Nga
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản để em
hoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường.
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô
Thị Tuyết Mai và cô Nguyễn Bích Ngọc đã chỉ dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến anh Đinh Trọng Thắng - Phó trưởng ban
chính sách đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cùng tất cả các cô
chú, anh chị cán bộ trong Viện đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT
TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
WTO World Trade Organization Tổ Chức Thương Mại Thế giới.
EU European Union Chuỗi cung ứng Dệt may ASEAN
GATT
General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại
GATS
General Agreement on Trade in
Services
Hiệp định chung về thương mại và dịch
vụ
TRIPs
Trade-related aspects of intellectual
property rights
Hiệp định về sở hữu trí tuệ
MEAs Multilateral Environmental Agreements Hiệp định môi trường đa phương
ISO Intenational standard organization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
HACCP
Hazard Analysis Critical Control Point Hệ thống phân tích rủi ro bằng điểm
kiểm soát tới hạn
EMAS Ecological Management and Audit Hệ thống Kiểm tra và Quản lý Sinh thái
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
Scheme
GAP Good Agricultural Practice Quy trình thực hành nuôi trồng tốt

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng
không ít thách thức. Một cơ hội lớn có được là việc mở rộng được thị trường tiêu
thụ, tăng sản lượng xuất khẩu hàng hóa, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Do
vậy, việc làm thế nào để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng mà Việt
Nam có lợi thế là một vấn đề hết sức cần thiết đặt ra.
Trong chiến lược đa dạng hóa thị trường trong chính sách thương mại của Việt
Nam, Liên minh châu Âu (EU) luôn luôn được coi là một thị trường quan trọng.
Với hơn 490 triệu dân sống trên 27 quốc gia trải dài từ Bắc xuống Nam châu lục với
mức sống thuộc loại cao nhất thế giới, EU nhập khẩu từ Việt Nam một lượng hàng
hoá ngày càng lớn, trong đó có hàng nông sản – một mặt hàng xuất khẩu chủ chốt
của Việt Nam.
Tuy vậy, trên thực tế, việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
đã và đang gặp không ít khó khăn, trong đó có các rào cản về môi trường. Tìm được
các giải pháp để đáp ứng và thích nghi được với các tiêu chuẩn về môi trường của
EU đối với hàng nông sản chính là chìa khóa hữu ích góp phần nâng cao khả năng
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU.

Xuất phát từ các vấn đề trên, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp đáp ứng
được các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam” để đưa ra cái nhìn sâu và toàn diện hơn về các tiêu chuẩn
môi trường của EU đối với hàng nông sản, nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt
Nam sang EU, góp phần nâng cao vị thế cho nền kinh tế Việt Nam.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định, tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với
hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng nông sản nói riêng của Việt Nam và mức độ
hàng nông sản Việt Nam đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn này.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU và ảnh hưởng của
nó đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong đó, có lựa chọn ba mặt hàng nông
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
sản xuất khẩu chủ yếu: cà phê, chè, rau quả. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2002
đến 2010 và dự báo đến hết 2015.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
3. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung cơ bản đã nêu ra trong đề tài, trong quá trình
nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp truyền thống như: thống kê, so
sánh, phân tích và tổng hợp để rút ra những nhận xét, đánh giá có căn cứ cho vấn đề
nghiên cứu.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về các quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với hàng
nông sản của WTO và EU
Chương 2: Thực trạng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU
đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
Chương 3: Triển vọng và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và
tiêu chuẩn môi trường đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU
CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
CỦA WTO VÀ EU
1.1. Quy định của WTO liên quan đến môi trường
Trong các hoạt động liên quan đến các vấn đề môi trường, nhiệm vụ của
WTO là nghiên cứu các vấn đề xuất hiện khi các chính sách môi trường có tác động
đáng kể đến thương mại. Các thành viên của WTO cho rằng WTO không phải là cơ
quan môi trường, vì vậy không muốn can thiệp vào các chính sách môi trường quốc
gia hoặc quốc tế, hoặc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, có một số các
thỏa thuận của WTO bao gồm các điều khoản liên quan đến môi trường để nhấn
mạnh nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thương mại nói riêng và trong mọi hoạt
động khác nói chung.
 Điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) (và cũng
là Điều 14 của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ - GATS): các chính sách
ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa nhằm bảo vệ đời sống và sức khỏe của con
người, động vật, thực vật được miễn trừ khỏi các quy tắc thông thường của GATT
trong những điều kiện nhất định.
 WTO cho phép đề xuất và áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại
(tức là các tiêu chuẩn sản phẩm và công nghiệp), trong đó có các biện pháp an toàn
và vệ sinh thực phẩm nhằm mục đích bảo vệ môi trường;

 Về hoạt động thương mại trong nông nghiệp, WTO cho phép các chương trình
môi trường được miễn trừ khỏi việc cắt giảm chính sách trợ giá của Chính phủ;
 Về chính sách trợ giá và bù thuế, WTO cho phép trợ giá đến 20% giá thành cố
định khi áp dụng các luật môi trường mới;
 Về chính sách sở hữu trí tuệ, WTO cho phép các chính phủ có thể từ chối cấp
bằng cho các phát minh đe dọa cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật và
thực vật, hoặc gây rủi ro thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường (Điều 27 của Hiệp
định về Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại – TRIPs)
Như vậy, việc gắn kết các quy định về môi trường trong các công ước quốc tế về
môi trường hoặc các hiệp định môi trường đa phương (Multilateral Environmental
Agreements-MEAs) với các hoạt động thương mại quốc tế được thể hiện và thực
hiện thông qua các hiệp định thương mại đa phương của WTO.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
1.2. Các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU
1.2.1. Quy định và tiêu chuẩn chung về môi trường của EU
Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc tế, đặc biệt dựa
trên Chương trình Nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hội
nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức năm 1992 tại
Braxin. Đây là Hiệp định tạo nền móng cho sự phát triển bền vững hơn trên phạm vi
toàn cầu bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn
khổ Hiệp Định Rio.
Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên
nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ không phải là đối phó với các rắc rối khi
chúng đã xảy ra. Danh sách sản phẩm chịu tác động của các quy định bắt nguồn từ
chính sách về môi trường và ý thức của người tiêu dùng bao gồm rất nhiều sản
phẩm như: dệt may, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, dược phẩm, đồ da,

sản phẩm gỗ, cơ khí, khoáng sản… Trong đó, chính sách đề cập đến các vấn đề
nhạy cảm như hàm lượng chất phụ gia, bao bì sản phẩm, hóa chất, ô nhiễm nước và
không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh.
Có thể nói rằng, Hệ thống Quy định và Tiêu chuẩn Môi trường của EU đối
với hàng hóa là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, khó thực hiện. Người tiêu dùng EU
có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường.
1.2.1.1. Quy định về bao bì và phế thải bao bì
Hầu hết các sản phẩm mua bán trên thị trường EU phải được bao gói nhằm
bảo vệ sản phẩm hàng hóa. Liên minh Châu Âu quy định rất chặt chẽ đối với vấn đề
quản lý bao bì và phế thải bao bì: Chỉ thị 92/62/EEC quy định “bao bì và phế thải
bao bì của EU được áp dụng chung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng nhập
khẩu:. Quy định này được EU ban ra nhằm: hạn chế tối thiểu phế thải bao bì từ
nguồn gốc rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường.
Quy định về bao bì và phế thải bao bì được thể hiện ngay từ trong quá trình
sản xuất và thành phần của bao bì cũng như đối với việc thu hồi và tái chế bao bì.
Việc thu hồi bao bì và tái chế bao bì phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bao bì thu hồi được ở dạng vật liệu tái sử dụng được phải được sản xuất
theo phương thức để có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm khối lượng vật liệu được
dùng vào việc sản xuất thành những sản phẩm có thể bán được và phải phù hợp với
tiêu chuẩn hiện hành của châu Âu;
- Phải tái chế đạt 50-60% rác bao bì bằng số nguyên liệu tái chế hay đốt để
thu lại năng lượng;
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
- Đối với loại bao bì không thể tái sử dụng, phải đem đốt cần đảm bảo không
ảnh hưởng đến môi trường bởi các khí độc hại thải ra.
Như vậy, các nhà xuất khẩu phải nắm được những yêu cầu này mới có thể
trở thành và tiếp tục là đối tác thương mại của các doanh nghiệp EU. Các nhà xuất

khẩu phải thực hiện tốt các quy định về môi trường, nghĩa là bao bì (bao bì vận
chuyển, bao bì thương mại…) phải được giới hạn và có thể tái chế.
1.2.1.2. Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và quản lý môi trường
* Tiêu chuẩn quản lý chất lượng
Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng gồm quản lý chất lượng sêri ISO 9000
như ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002. Các nhà sản xuất phải coi chứng nhận ISO
9001 và ISO 9002 như là một tài sản quan trọng và là điểm bắt đầu để cạnh tranh
trong thị trường EU.
Cuối năm 2000, Ủy ban kỹ thuật (TC 176) của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO)
cho ra đời phiên bản mới nhất là ISO 9000 – 2000. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 –
2000 bao gồm sự kết hợp ISO 9001, 9002, 9003 vào làm một. ISO 9000 – 2000 đề
cập đến các lĩnh vực chủ yêu trong quản lý chất lượng như chính sách chất lượng,
thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói,
phân phối, dịch vụ sau bán hàng, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào
tạo… ISO 9000 là tập hợp kinh nghiệm quản lý tốt nhất đã được thực thi trong
nhiều quốc gia và khu vực, được chấp nhận là tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước.
Mục tiêu lớn nhất của bộ tiêu chuẩn ISO là đảm bảo chất lượng đối với người tiêu
dùng.
Bộ tiêu chuẩn ISO được xây dựng dựa trên 4 triết lý: thứ nhất, tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ có chất lượng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; thứ hai, các
tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng sẽ bổ sung thêm vào các đặc trưng kỹ thuật của
sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng; thứ ba, nêu ra những
hướng dẫn đối với hệ thống chất lượng cho việc phát triển có hiệu quả chứ không
áp đặt một hệ thống chất lượng chuẩn đối với từng doanh nghiệp; thứ tư, dựa trên
mô hình quản trị theo quá trình (MBP – Management by Process) lấy phòng ngừa
làm phương châm chủ yếu trong suốt vòng đời sản phẩm (thiết kế - sản xuất – tiêu
dùng).
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000 gồm 24 tiêu chuẩn được chia thành 5 nhóm:
(1) ISO 9001: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá
trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

(2) ISO 9002: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá
trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
(3) ISO 9003: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá
trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm.
(4) ISO 9004.1: Quản lý chất lượng và các yếu tố trong hệ thống chất
lượng.Phần 1: Hướng dẫn.
(5) ISO 9004.2: Quản lý chất lượng và các yếu tố trong hệ thống chất lượng.
Phần 2: Hướng dẫn dịch vụ.
ISO 9000- 2000 sẽ được áp dụng cho các tổ chức nào muốn thể hiện khả năng
cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu do
pháp luật quy định.
Bộ tiêu chuẩn ISO mang tính toàn cầu, được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, do
đó các doanh nghiệp sẽ có được lợi ích rất lớn nếu được công nhận đạt tiêu chuẩn
ISO 9000 - 2000. Như vậy, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu
cầu bắt buộc với các doanh nghiệp sản xuất muốn xuất khẩu hàng của mình sang thị
trường EU, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.
* Tiêu chuẩn quản lý môi trường
Hiện nay EU đang áp dụng ba tiêu chuẩn môi trường phổ biến là ISO 14000,
HACCP và EMAS.

Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường – ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ Tiêu chuẩn về Quản lý môi trường, được xây
dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản
có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải
thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở (xem hình 1.1).
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B

12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
Hình 1.1: ISO 14000
Nguồn: Bộ thương mại (2002), Nghiên cứu tác động của quy định và tiêu chuẩn
về môi trường liên quan đến thương mại và khả năng thích ứng của một số mặt
hàng xuất khẩu Việt Nam, tr 59-60.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
(1) Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems – EMS);
(2) Kiểm tra đánh giá môi trường (Environmental Auditing – EA);
(3) Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance
Evaluation – EPE);
(4) Ghi nhãn môi trường (Environmental Labelling – EL);
(5) Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assesment – LCA);
(6) Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental
Aspects in Product Standards – EAPS).
ISO 14001 là tài liệu quy định các yêu cầu đối với Hệ thống Quản lý của Bộ
tiêu chuẩn ISO 14000. Nó bao gồm các yếu tố mà tổ chức cơ sở muốn đăng ký hoặc
chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn phải thỏa mãn. Các chức năng cơ bản của
ISO 14000 tương tự như ISO 9001, ISO 9002 trong Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được
gọi là các tài liệu về yêu cầu đối với hệ thống quản lý
1
.
1
Bộ Thương mại (2002), Nghiên cứu tác động của quy định và tiêu chuẩn về môi trường liên quan đến
thương mại và khả năng thích ứng của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, tr 59-60
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
13
ISO 14000 – Bộ tiêu chuẩn về Quản lý
Môi trường

Hệ thống quản lý
môi trường
Các khía cạnh môi
trường trong các tiêu
chuẩn về sản phẩm
Kiểm tra, đánh giá
môi trường
Đánh giá kết quả hoạt
động môi trường
Ghi nhãn môi trường
Đánh giá vòng đời
sản phẩm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
Tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001 được công bố vào tháng 9 năm
1996. Mục đích xây dựng Tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm có sự công nhận mang tính
quốc tế đối với hệ thống quản lý môi trường của các doanh nghiệp cụ thể. Cũng như
bộ Tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể trở thành một yếu tố
quan trọng đối với việc tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại các
khu vực khác nhau trên thị trường toàn cầu.
 Hệ thống phân tích rủi ro bằng điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis
Critical Control Point – HACCP)
HACCP là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và hệ thống cho sự nhận biết,
xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử
dụng thực phẩm để đảm bảo thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng (tức là nó không có
mối nguy không thể chấp nhận được cho sức khỏe). Hệ thống này nhận biết những
mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện pháp
kiểm soát để tránh những mối nguy xảy ra. Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn
lâm khoa học Quốc gia Mỹ, Ủy ban Tư vấn Quốc gia về tiêu chuẩn vi trùng học cho
thực phẩm và Ủy ban Codex WHO/FAO đã chứng nhận HACCP là hệ thống có

hiệu quả kinh tế nhất cho đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ bằng việc áp dụng HACCP. Tất cả các
nhà chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU đều chịu sự bắt buộc,
mang tính pháp lý, phải áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP ngay từ
đầu hoặc phải triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này. Hệ thống HACCP được
áp dụng đối với các công ty tham gia chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển, phân
phối hoặc kinh doanh thực phẩm. Các công ty này buộc phải hiểu và hành động để
tránh được những rủi ro có thể xảy ra đối với thực phẩm trong tất cả các công đoạn
sản xuất thực phẩm, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối, cho tới khâu tiêu
thụ. Công việc này bao gồm và phải tính đến những vấn đề như sâu bọ, vi sinh (vi
rút, vi khuẩn, nấm mốc), chất độc (nhiễm thuốc trừ sâu) hoặc rủi ro có thể nhìn thấy
bằng mắt thường mang tính vật chất (lẫn gỗ, sắt, thủy tinh, nhựa hoặc sợi).
Chỉ thị 93/43/EC – Hướng dẫn vệ sinh thực phẩm, có hiệu lực từ tháng 1 năm
1996, quy định: “Các công ty chế biến thực phẩm phải tìm ra khía cạnh đảm bảo
các thủ tục an toàn thực phẩm trong mỗi hoạt động của mình và đảm bảo các thủ tục
an toàn thích hợp được thiết lập, áp dụng, duy trì và xem xét lại trên cơ sở hệ thống
HACCP”.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
HACCP được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
(1) Xác định mọi rủi ro có thể xảy ra trong suốt vòng đời của sản phẩm. Hướng
dẫn phân tích những mối nguy;
(2) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn, các giai đoạn có thể kiểm soát được
trong vòng đời của sản phẩm (Control Critical Pionts – CCPs);
(3) Xác định độ chênh lệch tối đa cho phép đối với tiêu chuẩn của từng điểm
kiểm soát tới hạn. Thiết lập ranh giới tới hạn;
(4) Xây dựng, triển khai hệ thống kiểm soát gồm việc thử nghiệm và quan sát

từng điểm kiểm soát tới hạn, kể cả điểm dự kiến thời gian. Thiết lập một hệ thống
kiểm tra việc điều khiển của CCPs;
(5) Xây dựng và thực hiện một kế hoạch hành động chuẩn xác cho từng điểm
kiểm soát tới hạn thông qua thiết lập hoạt động hiệu chỉnh được thực hiện khi hệ
thống kiểm tra chỉ ra một CCPs đặc biệt không nằm dưới sự kiểm soát;
(6) Tiến hành thiết lập thủ tục kiểm soát lại, kể cả việc thử nghiệm bổ sung và
các thủ tục kiểm tra tính hiệu quả, năng suất của hệ thống HACCP;
(7) Ghi chép lại toàn bộ các thủ tục và kết quả kiểm tra. Thiết lập tài liệu dẫn
chứng liên quan tới tất cả các thủ tục và các biên bản thích hợp với những nguyên
tắc áp dụng chúng.
HACCP quan trọng trong sản xuất thực phẩm vì nó kiểm soát mối nguy tiềm
tàng trong sản xuất thực phẩm. Thông qua việc kiểm soát những rủi ro thực phẩm
chủ yếu như chất gây ô nhiễm thuộc vi trùng học, hóa học và vật lý, những nhà sản
xuất có thể đảm bảo tốt hơn cho người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ an toàn cho
tiêu dùng. Việc giảm bớt mối nguy thực phẩm, việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng sẽ
được củng cố.
HACCP có nhiều ưu điểm hơn so với những cách tiếp cận truyền thống để kiểm
soát an toàn thực phẩm. Những chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm truyền
thống nói chung dựa trên sự kiểm tra “chụp ảnh nhanh” và nghiên cứu thành phẩm
thức là cách tiếp cận “quan sát, phát hiện và tiếp xúc” tin tưởng vào phát hiện mối
nguy tiềm tàng hơn là ngăn chặn. Những cách tiếp cận này có giới hạn của chúng
như mất nhiều thời gian mới thu được kết quả, không dự báo được những vấn đề an
toàn thực phẩm tiềm tàng, chi phí cao do việc nghiên cứu thành phẩm, khó khăn
trong việc tập hợp và nghiên cứu đủ ví dụ tiêu biểu để thu được thông tin có ý
nghĩa. Trong hệ thống HACCP, an toàn thực phẩm được hợp nhất vào đề cương của
phương pháp chứ không phải là vào hệ thống nghiên cứu thành phẩm đã sản xuất
rồi. Bởi vậy, hệ thống HACCP cung cấp một phương pháp mang lại lợi nhuận hơn
và ngăn ngừa những nguy hại. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, áp dụng
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
HACCP dẫn đến việc ngăn ngừa có hiệu quả hơn bệnh tật từ sản phẩm. Theo Cơ
quan Quản lý thực phẩm và dược mỹ phẩm, áp dụng HACCP cho máy chế biến cá
được đánh gia ngăn chặn khoảng chừng 20 đến 60% bệnh do hải sản gây ra.
Các nhà xuất khẩu bắt buộc phải tuân theo Hướng dẫn 91/493/EEC mới
được xuất khẩu sang thị trường EU. Những hướng dẫn này cũng đều khuyên các
nhà cung cấp áp dụng HACCP. Một đoàn thanh tra của Ủy ban châu ÂU sẽ thanh
tra quá trình sản xuất của các công ty. Chỉ khi công ty nào vượt qua được đợt thanh
tra này mới được công nhận thuộc danh sách các công ty được xuất khẩu sang EU.
 Hệ thống Kiểm tra và Quản lý Sinh thái (Ecological Management and
Audit Scheme – EMAS)
Một tiêu chuẩn khác về quản lý môi trường cũng được áp dụng tại EU là Hệ
thống Kiểm tra và Quản lý sinh thái EMAS. Hệ thống này được CEN đưa ra năm
1993. Tuy nhiên, thường chỉ có các doanh nghiệp của EU đăng ký áp dụng EMAS.
Cho đến nay đã có hơn 8000 doanh nghiệp trên toàn thế giới nhận được chứng chỉ
ISO 14001, nhưng chỉ có khoảng 2000 doanh nghiệp áp dụng EMAS
2
.
Mục tiêu của EMAS là đẩy mạnh sự cải thiện, tiếp tục việc thực hiện tiêu
chuẩn môi trường của các tổ chức châu Âu, cùng với việc cung cấp thông tin cho
cộng đồng và các đối tác quan tâm. EMAS là công cụ quản lý đối với các doanh
nghiệp, các tổ chức để đánh giá, báo cáo và cải thiện việc thực hiện bảo vệ môi
trường của họ. EMAS có giá trị hiệu lực thi hành từ năm 1995 (Quy định của hội
đồng EEC số 186/93 ngày 29/07/1993), ban đầu chỉ áp dụng đối với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp.
Từ năm 2001, EMAS được mở rộng đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, bao
gồm cả dịch vụ công cộng và tư nhân (Quy định 761/2001/EEC của Quốc hội và
Hội đồng ngày 19/3/2001). Thêm vào đó, EMAS đã được củng cố bằng việc cân
nhắc tới hiệu quả gián tiếp cũng như các liên quan khác đến dịch vụ tài chính hoặc

quyết định quản lý hành chính và kế hoạch. Mục tiêu EMAS mới: (1) Giới thiệu và
thực thi bởi các tổ chức có hệ thống quản lý môi trường; (2) Đánh giá mục tiêu của
những hệ thống này; (3) Tích cực đào tạo và trao đổi nhân viên của các tổ chức đó;
(4) Cung cấp thông tin tới cộng đồng và đối tác có liên quan.
Để tham gia và có được chứng nhận áp dụng EMAS, doanh nghiệp phải tuân
thủ các bước sau:
(1) Kiểm soát việc đánh giá về môi trường, xem xét tất cả các khía cạnh về môi
trường của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, phương pháp thâm nhập, khung pháp
2
Cục Xúc tiên Thương mại Việt Nam (2002), Xuất khẩu sang thị trường EU
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
lý, pháp luật của doanh nghiệp đó, thực tiễn quản lý môi trường đang tồn tại và các
thủ tục
(2) Dựa trên kết quả thu được từ đánh giá việc thực hiện môi trường của doanh
nghiệp, thiết lập một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả nhằm mục đích đạt
được chính sách môi trường của doanh nghiệp được định nghĩa bởi sự quản lý cấp
cao. Hệ thống quản lý này cần đề ra trách nhiệm, mục tiêu, biện pháp, thủ tục vận
hành, nhu cầu đào tạo, hệ thống giám sát và truyền đạt thông tin.
(3) Thực hiện việc kiểm tra môi trường, đánh giá hệ thống quản lý, sự tuân thủ
chính sách của doanh nghiệp và chương trình cũng như sự tuân thủ các yêu cầu
pháp luật về môi trường thích hợp.
(4) Cung cấp bản đánh giá về việc thực hiện môi trường của doanh nghiệp nhằm
đưa ra các kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các mục tiêu về môi trường và các
bước trong tương lai sẽ được thực hiện để tiếp tục cải thiện việc thực thi môi trường
của doanh nghiệp.
Việc ứng dụng EMAS tại doanh nghiệp phải được phê chuẩn bởi một cơ quan
kiểm tra EMAS của một quốc gia thành viên EU đã được công nhận chính thức.

Bản đánh giá đã được phê chuẩn cần được gửi tới một cơ quan EMAS của EU có
uy tín để đăng ký và công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng
trước khi doanh nghiệp sử dụng biểu tượng EMAS.
Các quy định về môi trường đối với hàng nhập khẩu của EU nói trên là yêu cầu
bắt buộc mà các nước xuất khẩu phải tuân thủ. Còn tiêu chuẩn môi trường, EU
không có tiêu chuẩn môi trường riêng đối với hàng nhập khẩu mà chỉ có tiêu chuẩn
môi trường chung áp dụng đối với hàng sản xuất trong khối. Nhưng nếu hàng nhập
khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường của EU thì sẽ rất thuận lợi cho việc thâm
nhập vào thị trường này.
1.2.1.3. Nhãn hiệu sinh thái (Eco – label)
EU đang thực hiện chương trình Nhãn sinh thái (Ecolabel). Mục đích của
chương trình này nhằm phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường. Hiện nay có
14 nhóm sản phẩm nằm trong phạm vi Chương trình Nhãn sinh thái của EU. Ủy ban
châu Âu đang xây dựng Tiêu chuẩn đối với 7 nhóm sản phẩm khác. Các nhà sản
xuất và nhập khẩu sản phẩm sử dụng nhãn này trên cơ sở tự nguyện.
Nhãn sinh thái của EU và mỗi quốc gia trong EU dựa trên một sự đánh giá
đầy đủ vòng đời của sản phẩm, áp dụng cho hàng loạt các sản phẩm. Khác với nhãn
hiệu sản phẩm, nhãn sinh thái chứng nhận hàng hóa đạt được các yêu cầu về môi
trường sinh thái. Càng ngày, nhãn sinh thái càng đòi hỏi cả vấn đề chất lượng và
vấn đề xã hội.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
Mục đích của Chương trình Nhãn sinh thái mang lại cho khách hàng một sự
lựa chọn khi mua các sản phẩm được thiết kế, sản xuất, đóng gói bao bì để có thể
được hủy bỏ khi kết thúc vòng đời theo cách không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Các chương trình Nhãn sinh thái tại EU bao gồm:
- Nhãn sinh thái EU
EU thực hiện Chương trình Nhãn sinh thái (Eco – Label) với mục đích phát triển

các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiêu chuẩn xã hội. Hiện nay có 14 nhóm
sản phẩm nằm trong phạm vi Chương trình Nhãn sinh thái của EU như: (1) Bột giặt,
(2) Bóng điện, (3) Máy giặt, (4) Giấy copy, (5) Tủ lạnh, (6) Giày dép, (7) Máy tính
cá nhân, (8) Giấy ăn, (9) Máy rửa bát, (10) Máy làm màu đất, (11) Nệm trải giường,
(12) Sơn và vecni, (13) Sản phẩm dệt, (14) Nước rửa bát. Các nhà sản xuất, nhập
khẩu sử dụng dấu xác nhận Tiêu chuẩn Môi trường châu Âu trên cơ sở tình nguyện.
Chi phí trả cho việc sử dụng Nhãn sinh thái châu Âu phụ thuộc vào doanh thu của
sản phẩm đối với doanh nghiệp nhập khẩu hay sản xuất sản phẩm đó và có thể thay
đổi ở các quốc gia thành viên. Ủy ban châu Âu đang tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn
đối với 7 nhóm sản phẩm khác.
- Nhãn cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ
Riêng đối với thực phẩm thì không thuộc Chương trình Nhãn sinh thái EU mà
thuộc Chương trình Nhãn thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Chương trình này được
áp dụng cho cả nông sản, thủy sản được sản xuất trong khối EU và nhập khẩu từ các
nước đang phát triển. Nhãn thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ cấp cho sản phẩm
không sử dụng hóa học tổng hợp, hạn chế tối đa sử dụng phân hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân vi sinh nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp đạt
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (chống thoái hóa đất, ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí và giữ gìn sự trong lành của vùng nông thôn).
Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ là những sản
phẩm có tính bảo vệ môi trường cao, hay là các sản phẩm thân thiện môi trường.
Trong phương pháp sản xuất hữu cơ (phương pháp sản xuất sạch), các loại phân hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật được hạn chế sử dụng tối đa, bên cạnh việc tăng cường
sử dụng phân vi sinh và thuốc trừ sâu hữu cơ. Phương pháp sản xuất sạch sẽ bao
gồm những hình thức sản xuất cụ thể và được ghi trên bao gói sản phẩm tất cả các
thành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Cộng đồng kinh tế châu Âu đưa ra đạo luật về
giúp đỡ nông nghiệp hữu cơ, Ngày 24/6/1991, Cộng đồng kinh tế châu Âu thông
qua Quy định số 2092/91/EEC về Tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ nhằm thúc
đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp hữu cơ. Năm 1992, Hội nghị Môi

SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết ủng hộ nông nghiệp
sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững lại càng làm cho các chính phủ, nhà
sản xuất, người tiêu dùng EU chú ý hơn đến nông nghiệp hữu cơ và nông sản hữu
cơ. Cho đến hiện nay, làn sóng bảo vệ môi trường ở EU đang dâng cao. Người tiêu
dùng EU ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường, chất lượng thực phẩm và sức
khỏe của bản thân nên nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ không ngừng tăng lên.
EU là nơi đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, đồng
thời là thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay trên thế giới về thực phẩm hữu cơ.
Trong đó, Đức có nhu cầu tiêu thụ chiếm 1/3 tổng nhu cầu thực phẩm hữu cơ EU và
đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Theo dự đoán, mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơ
đến năm 2008 ở Đức sẽ chiếm 25% thị trường thực phẩm nước này. Sau Đức, các
thành viên còn lại như Pháp, Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Italia và Áo cũng
tiêu thụ sản phẩm hữu cơ tương đối nhiều.
Những sản phẩm thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ là
những sản phẩm đang và sẽ đưa ra những dấu hiệu về phương pháp sản xuất hữu
cơ: (1) Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến, động vật và sản phẩm từ động vật
chưa qua chế biến; (2) Sản phẩm tiêu dùng có trên một thành tố có nguồn gốc động,
thực vật.
Nhãn cho thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
+ Những dấu yêu trên nhãn phải thể hiện một cách rõ ràng rằng, sản phẩm
được sản xuất theo phương pháp hữu cơ;
+ Sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu từ nước thứ ba theo quy định;
+ Sản phẩm được sản xuất hay nhập khẩu bởi người sản xuất, nhập khẩu từ
nước thứ ba;
+ Hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng.

Thực phẩm có nhãn hữu cơ chỉ thực sự được coi là sản xuất theo phương
pháp này nếu trên phiếu bán có ghi: (1) Những thành phần cấu thành sản phẩm
được sản xuất bắt nguồn từ nông nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc của phương
pháp sản xuất hữu cơ; (2) Những thành phần cấu thành sản phẩm được nhập khẩu từ
nước thứ ba phải tuân theo các quy định: (i) Có nguồn gốc từ nước thứ ba; (ii) Được
sản xuất ở những vùng hay cơ sở sản xuất và chịu sự kiểm tra của một đội kiểm tra;
(iii) Có chứng nhận của một cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đó phải có hệ thống
kiểm tra dựa trên nguyên tắc của phương pháp hữu cơ.
Để thực hiện phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, EU và Mỹ, thường
áp dụng Quy trình thực hành nuôi trồng tốt (Good Agricultural Practice – GAP).
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
Quy trình GAP ra đời để đáp ứng mối quan tâm ngày càng gia tăng từ phía khách
hàng trước tác động của nhu cầu sản xuất nông nghiệp an toàn thực phẩm và môi
trường. GAP bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý ruộng vườn, sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, bảo vệ mùa màng,
thu hoạch và sau thu hoạch, sức khỏe và an toàn cho người lao động. Trong tương
lai gần, các nhà xuất khẩu nông thủy sản muốn tiêu thụ được hàng hóa trên thị
trường EU sẽ phải chứng mình rằng sản phẩm của họ được sản xuất theo quy trình
GAP.
Cho đến nay vẫn chưa có dấu xác nhận Tiêu chuẩn EU cho các thực phẩm
hữu cơ, nhưng các quốc gia thành viên có các dấu hiệu khác nhau. Ở Đức, các Hiệp
hội trồng trọt khác nhau sử dụng biểu tượng khác nhau. Ở Thụy Điển, thì nhãn sản
phẩm có nguồn gốc hữu cơ là KRAV, Hà Lan sử dụng dấu Tiêu chuẩn EKO. Tuy
chưa có nhãn chung cho các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ
nhưng Ủy ban châu Âu đã có quy định cụ thể về dán nhãn cho sản phẩm sản xuất
theo phương pháp hữu cơ.
1.2.2. Quy định về môi trường của EU đối với hàng nông sản

1.2.2.1. Quy định về vệ sinh
Ngày 18/12/2006, bộ trưởng môi trường các nước thành viên Liên minh châu
Âu (EU) đã chính thức thông qua luật mới về quản lý và sử dụng hóa chất: luật
REACH. Luật REACH: (Registration Evaluation Autorissation Chemicals) quy
định sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất. REACH là quy định khung mới của
EU liên quan đến 103.000 loại hóa chất khác nhau. REACH là tập hợp của:
Registration: đăng ký, Evaluation: đánh giá, Autorisation: cấp phép lưu hành,
Chemicals: hóa chất. Luật này quy định về việc đăng ký, đánh giá và cấp phép đối
với các hóa chất thông qua các tiêu chuẩn, chi tiết cụ thể quy định việc sử dụng hóa
chất trong sản xuất. Các quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường
và an toàn lao động, cũng như nâng cao tính cạnh tranh và khả năng đổi mới các
ngành hóa chất tại EU.
REACH là quy định quan trọng mới nhằm củng cố các quy định về hóa chất
hiện hữu và tạo điều kiện chuẩn chung cho EU. Theo quy định này, mọi hóa chất
được dùng với khối lượng lớn hoặc được cho là có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người và môi trường đều phải đăng ký với cơ quan quản lý hóa chất châu
Âu (ECHA). Được ban hành từ tháng 6/2007, REACH có hiệu lực theo giai đoạn,
bắt đầu bằng việc đăng ký từ ngày 1/6-1/12/2008. Giai đoạn này, các chủ thương
hiệu, các nhà sản xuất và nhập khẩu cần công bố các thông tin về hóa chất có trong
sản phẩm của mình được xuất khẩu sang EU. Sau đó, việc đáp ứng đầy đủ các yêu
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
cầu của REACH cần phải đạt được trong thời gian quy định là 10 năm để chứng
minh được rằng các loại hóa chất này không gây hại đến sức khỏe con người và môi
trường. Từ tháng 12/2008 trở đi, bất cứ sản phẩm nào có chứa hóa chất mà không
đăng ký trước sẽ phải trải qua một quá trình đăng ký chi tiết và kéo dài trước khi có
thể xuất khẩu hàng hóa sang EU.
Những sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của REACH gồm:

 Hóa chất: ví dụ hóa chất cơ bản, hóa chất đặc biệt, kim loại, các chất tự nhiên
nếu như chúng được thay đổi bởi phản ứng hóa học;
 Các phế phẩm (chất pha chế) từ các hóa chất khác (các chất tẩy rửa, chất pha
chế theo công thức, sơn, dầu máy…);
 Các hóa chất hoặc chất pha chế được đóng gói trong hộp (ví dụ mực in);
 Những vật phẩm chứa các hóa chất, biết trước, sẽ thoát ra trong quá trình sử
dụng (ví dụ chất thơm trong nến, sáp, hóa chất trong vải vóc, đồ chơi, giầy dép, đồ
gỗ, đồ điện tử,…);
 Các chất nằm trong danh sách đề cử “các chất có nguy cơ cao”.
REACH là quy định pháp luật của EU áp dụng trong tất cả 27 nước thuộc EU.
Ngoài ra, Iceland, Lichtenstein và Nauy, những nước nằm trong Vùng Kinh tế châu
Âu cũng muốn coi REACH như là luật của họ. Khi việc này hoàn tất, xuất khẩu vào
các nước này cũng phải tuân thủ REACH y như các nước thuộc EU.
Luật REACH có 2 quá trình: “tiền đăng ký” (Pre-registration) và đăng ký
(Registration). Tiền đăng ký là quá trình ban đầu của REACH, nó được khởi động
vào ngày 01/06/2008 và kết thúc vào 01/12/2008. Trong giai đoạn này, ngành hóa
chất trong EU phải thực hiện tiền đăng ký hoặc thông báo những hóa chất đang sử
dụng (được cho rằng trên 100.000). Tiền đăng ký giúp các công ty thêm thời gian
thu thập và tổng hợp thông tin cần thiết để hoàn thành việc đăng ký, tiền đăng ký là
rất quan trọng vì từ ngày 01/12/2008, những người sản xuất trong EU và nhập khẩu
hóa chất chỉ được phép nếu hóa chất đó được tiền đăng ký tương ứng. Nghĩa là nếu
công ty không thực hiện tiền đăng ký, sẽ không được phép xuất khẩu hóa chất sau
ngày 01/12/2008.
REACH sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các chủ sở hữu thương hiệu, các nhà bán
lẻ và chuỗi cung ứng của họ: không chỉ cho việc xuất khẩu sang thị trường châu Âu
mà còn cả thị trường châu Á và Hoa Kỳ Nắm rõ các thành phần có trong sản phẩm
và áp dụng một hệ thống chứng minh được việc giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc
sử dụng các chất hóa học có trong chuỗi cung ứng sẽ đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của Quy định REACH.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B

21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
1.2.2.2. Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm
Quy định này có trong bộ tiêu chuẩn EUREPGAP
Khái niệm GAP (Thực hành canh tác tốt) đã phát triển vào những năm gần đây
trong bối cảnh những thay đổi và toàn cầu hóa nhanh chóng của ngành công
nghiệp thực phẩm và là kết quả của nhiều mối quan tâm, cam kết của những người
quản lý sản xuất thực phẩm, an ninh lương thực, chất lượng và an toàn thực phẩm,
sự bền vững môi trường của ngành nông nghiệp.
Theo nghĩa rộng: GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng đến sự bền vững
về môi trường, kinh tế-xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản
xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an
toàn; Nông dân tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đã áp dụng GAP qua
các phương pháp nông nghiệp bền vững như: quản lý động vật gây hại, quản lý dinh
dưỡng và bảo tồn nông nghiệp. Những phương pháp này được áp dụng tùy theo các
hệ thống canh tác và qui mô của từng đơn vị sản xuất bao gồm sự hỗ trợ, đóng góp
của các chương trình và chính sách của nhà nước về an ninh lương thực, các cơ sở
vật chất…
Việc phát triển của cách tiếp cận chuỗi thực phẩm đến chất lượng và an toàn
thực phẩm có nhiều quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp và thực hành sau
sản xuất, và đề ra nhiều cơ hội sử dụng các nguồn lực bền vững. Ngày nay tiêu
chuẩn EUREGAP được công nhận chính thức trong khuôn khổ qui tắc quốc tế,
nhằm giảm thiểu các mối nguy liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, đánh giá
sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng, cân nhắc đến môi trường và an ninh.
EUREPGAP là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu
Âu, được ban hành lần đầu tiên vào năm 1997. Tiêu chuẩn bày được xây dựng bởi
nhóm các nhà bán lẻ thực phẩm Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các thực
phẩm nông nghiệp. EUREPGAP dựa trên các nguyên tắc phân tích và phòng ngừa
các mối nguy. Sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý mùa

vụ tổng hợp (ICM); để đảm bảo rằng các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng là
sản phẩm an toàn.
EUREPGAP được xây dựng nhằm: tăng nhận thức của người tiêu thụ về vấn đề
sản xuất trong nền công nghiệp thực phẩm. Người tiêu thụ muốn đảm bảo rằng,
thực phẩm họ dùng được sản xuất một cách an toàn, thân thiện với môi trường và
phúc lợi xã hội của cả người lao động và động vật được quan tâm đúng mức. Với
EUREPGAP thì người tiêu thụ có thể chắc chắn rằng mỗi công đoạn trong sản xuất
phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia và quốc tế về sản xuất thực
phẩm an toàn. EUREPGAP hiện tại là nhãn hiệu quan trọng của chất lượng sản
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
phẩm. Cuối cùng các sản phẩm EUREPGAP có thể được truy nguyên nguồn gốc,
đó là quy định bắt buộc cho các sản phẩm được nhập vào Châu Âu kể từ năm
2005
Các nhà bán lẻ hàng đầu Châu Âu yêu cầu sự tuân thủ các quy định của
EUREPGAP là tiêu chuẩn sản xuất tối thiểu cho các chủ trang trại, giấy chứng nhận
EUREPGAP có thể giúp các nhà sản xuất nông nghiệp thâm nhập vào thị trường dễ
dàng hơn. Nó cũng sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất trong việc nâng cao được vị thế của
mình như là một nhà sản xuất có chất lượng hàng đầu, tạo nên hình ảnh tốt về công
ty cũng như vị thế tiếp thị của đơn vị trên thương trường. Về lâu dài, chi phí sản
xuất sẽ được giảm xuống nhờ vào sự cải thiện hệ thống sản xuất.
Những lợi thế trên đã giúp EUREPGAP trở thành một giấy chứng nhận hàng
đầu về thực phẩm nông nghiệp với hơn 14000 chủ trang trại ở 45 quốc gia đã áp
dụng các tiêu chuẩn này.
Các tiêu chí mà EUREPGAP yêu cầu tuân thủ gồm có:
1. Truy nguyên nguồn gốc
2. Ghi chép và lưu giữ hồ sơ
3. Giống cây trồng

4. Lịch sử vùng đất
5. Quản lý nguồn đất
6. Sử dụng bân bón
7. Tưới tiêu
8. Các hoạt động bảo vệ mùa màng
9. Thu hoạch
10. Vận hành sản phẩm
11. Quản lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất, tái sử dụng
12. Sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động
13. Môi trường
14. Khiếu nại
Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủ
tục xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn
EUREPGAP do các hội đồng chứng nhận EUREPGAP tư vấn và chứng nhận.
Tại Trung Quốc, sau một năm đăng ký và xây dựng, ngày 11/04/2006 vừa qua
đã được Hội đồng EUREPGAP công nhận ChinaGAP và đã công bố áp dụng trên
14 tỉnh của Trung Quốc.
Tại Nhật Bản, hội nghị giúp Nhật Bản xây dựng JGAP vào ngày 27-28/04/2006
được đánh dấu mới bắt đầu xây dựng tiêu chuẩn.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc
Tính đến năm 2005, tổ chức EUREPGAP đã chứng nhận cho 35.000 nhà sản
xuất và hơn 60 quốc gia, trong đó có Thái Lan với ThaiGap.
Tại khu vực ASEAN, Singapore công bố GAP-VF, Philippine công bố GAP-
FV, Indonesia công bố INDO GAP dựa trên cơ sở hệ thống QA phát triển thành.
Quy định về mức dư lượng tối đa (MRLs)
Quy định “Regulation (EC) No 396/2005” chính thức có hiệu lực từ ngày
1/9/2008, là kết quả của nỗ lực chung giữa Ủy ban châu Âu (EC), Cơ quan an toàn

thực phẩm Châu Âu (EFSA) và các quốc gia thành viên.
Quy định mới liên quan đến gần 1.100 loại thuốc bảo vệ thực vật đã hoặc
đang được sử dụng trong nông nghiệp ở trong và ngoài lãnh thổ EU. Quy định đưa
ra danh sách MRL cho 315 sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm chế biến.
Theo EC, quy định mới nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng, đồng thời tạo điều kiện cho người buôn bán và các nhà nhập khẩu thuốc bảo
vệ thực vật hoạt động dễ dàng hơn do những rắc rối, nhầm lẫn xung quanh 27 danh
sách MRLs khác nhau của các nước thành viên đã bị bãi bỏ.
Hội đồng Ủy ban Châu Âu đã ban hành chỉ thị 76/895/EEC nhằm kiểm soát
hàm lượng chát độc hại có trong các sản phẩm nông nghiệp vào ngày 23/11/1976.
Chỉ thị này nhằm ngăn chặn những sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng thuốc trừ
sâu cao xâm nhập vào thị trường EU, để bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người tiêu
dùng. Chỉ có các sản phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu dưới mức cho phép mới
được thâm nhập vào thị trường này. Những sản phẩm vi phạm chỉ thị này sẽ bị giữ
hoặc trả lại, thời gian giữ dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Chỉ thị này
quy định việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và hàm lượng tối đa cho phép trong
rau, quả. Ủy ban châu Âu cho rằng, sản xuất nông nghiệp tuân theo quy định hàm
lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau, quả sẽ đảm bảo cung cấp ra thị trường một
nguồn thực phẩm an toàn và góp phần bảo vệ môi trường. Theo chỉ thị 76/895/EEC,
các sản phẩm nông nghiệp của các nước muốn xuất khẩu vào thị trường EU thì
trong quá trình trồng trọt và chăm sóc cây trồng phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu
và hàm lượng tối đa cho phép đúng quy định. Trong sản xuất nông nghiệp, nếu
nước xuất khẩu nào mà sử dụng các loại thuốc trừ sâu không đúng quy định (không
có tên trong chỉ thị trên) hoặc sử dụng đúng loại thuốc trừ sâu, nhưng quá hàm
lượng cho phép thì đều vi phạm quy định hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong
sản phẩm nông nghiệp của EU.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Bích Ngọc

Bảng 1.1: Danh mục một số thuốc trừ sâu và hàm lượng tối đa cho phép
trong sản phẩm nông nghiệp
1 CHLORPYRIFOS- 0,01 mg/kg (1982) 10 FENITOTHION – 0,005 mg/kg (1988)
2 DDT – 0,02mg/kg 11 ENDRIN – 0,0002mg/kg
3 2,4-D-0,01 mg/kg (1996) 12 ETHION – 0,002 mg/kg (1990)
4 CHINOMETHIONAT – 0,006 mg/kg
(1987)
13 ETHOXYQUIN – 0,005 mg/kg (1998)
5 DIAZINON – 0,002 mg/kg 14 FENCHLORHOS – 0,1 mg/kg (1968)
6 DICHLORVOS – 0,004 mg/kg 15 ENDOSULFAN – 0,006 mg/kg
7 DICOFOL – 0,002 mg/kg (1992) 16 FENSULFOTHION – 0,0003 mg/kg
8 DIMETHOATE – 0,002 mg/kg 17 ENDOSULFAN - 0,006 mg/kg
9 DIOXATHION – 0,0015 mg/kg (1968) 18 CHLORPYRIFOS – METHYL -
0,01mg/kg (1992)
Nguồn: Thị trường EU- Các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản
phẩm trong Marketing xuất khẩu (Sách chuyên khảo). TS Nguyễn Thanh Bình, NXB
Lao động xã hội, 2005, tr81.
EU là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn trên thế giới và có
nhu cầu khá lớn về các loại quả nhiệt đới. Trong khi đó, Việt Nam lại có tiềm năng
sản xuất loại quả này. Để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói
chung và quả nhiệt đới nói riêng sang EU, các nhà sản xuất Việt Nam nên tuân thủ
quy định hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau, quả. Việc tuân thủ quy định
này không những góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU,
mà còn đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
SV: Nguyễn Thanh Nga Lớp: Kinh tế quốc tế 49B
25

×