Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo của công ty CP lương thực Bình Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 70 trang )

MC LC
LỜI NÓI ĐẦU
Xu hướng chủ động trong tự do hoá thương mại của khu vực và quốc tế sẽ
mang đến cho các DN Việt Nam nhiều cơ hội hơn trong hoạt động xuất khẩu.
Thêm vào đó, nằm trong một phần của tiến trình toàn cầu hoá, rất nhiều các DN
nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam . Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác
cho DN Việt Nam, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức mới do sự cạnh tranh
1
ngày càng gay gắt và quyết liệt. Hiện nay, gạo là mặt hàng đem lại nguồn ngoại
tệ rất lớn cho đất nước.Sản lượng Gạo xuất khẩu cả nước năm 2009 đạt 6,052
triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gần 2,7 tỷ USD.Năm 2010,chạm ngưỡng 3 tỷ
USD.theo dự báo của các chuyên gia thì kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này
sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới và có khả năng sẽ giành vị trí số 1 của Thái
Lan trong danh sách các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Mặc dù gạo của
Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu nhưng thực tế kim ngạch xuất khẩu gạo của
chúng ta còn quá nhỏ so với nhu cầu thị trường thế giới. Nguyên nhân là do thị
phần xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, hầu như các doanh
nghiệp mới chỉ chú ý đến mở rộng thị trường xuất khẩu mà chưa đẩy mạnh xuất
khẩu theo chiều sâu. Chính vì vậy,Châu Á vẫn là thị trường chủ yếu của Việt
Nam, còn những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu chúng ta
vẫn chưa hoàn toàn chinh phục được họ. Trước tình hình đó, việc phát triển thị
trường luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu, thị phần càng lớn thì lượng tiêu thụ của doanh nghiệp
càng nhiều sẽ tăng lợi nhuận và đem lại lợi thế cho doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập đã giúp em nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
phát triển thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu
gạo của công ty CP lương thực Bình Minh” cho chuyên đề tốt nghiệp này.
Nội dung chuyên đề tốt nghiệp của em có 3 chương:
Chương I: Khái quát về hoạt động phát triển thị trường của công ty CP
lương thực Bình Minh


Chương II: Thực trạng về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu gạo của
công ty CP lương thực Bình Minh
Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo
của công ty CP lương thực Bình Minh
2
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo Th.s Nguyễn
Quang Huy cùng toàn thể anh chị cán bộ của công ty CP lương thực Bình Minh
đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH MINH
1.1 Giới thiệu về công ty CP lương thực Bình Minh
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Giới thiệu:
Công ty cổ phần lương thực Bình Minh là một công ty xuất khẩu gạo của
Việt Nam với các chủng loại sản phẩm đa dạng. Sản phẩm của công ty đã có mặt
3
ở các khu vực như: Châu Phi, Iran, Irac, Đông Nam Á, Trung Quốc, Nga và
Trung Đông
Công ty Bình Minh chuyên kinh doanh các lĩnh vực : Gia công chế biến,
thương mại và xuất khẩu lương thực và thực phẩm. Hiện nay, công ty Bình Minh
đựơc biết đến như một công ty chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ,
có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo và nắm vững nghiệp vụ.
Bắt đầu từ việc lựa chọn và bảo quản tốt nguyên liệu đầu vào , hàng năm,
Bình Minh bán trên 10.000 tấn gạo và hàng ngàn tấn tinh bột, các loại đậu đạt
tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ.
Theo chiến lược phát triển của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường,
công ty Bình Minh đang từng bước nâng cấp và mở rộng nhà xưởng kho bãi để
với mục đích tăng sản lượng đầu ra. Công ty Bình Minh cũng đang từng bước
gia tăng tỷ lệ gạo thơm, gạo chất lượng cao, sản phẩm tinh bột, các loại đậu
trên tổng doanh số bán hàng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong nước

và quốc tế.
Kinh doanh:
Công ty cổ phần lương thực Bình Minh kinh doanh các loại gạo chất lượng
cao bao gồm: Gạo tẻ hạt dài 5%, 10%, 15%, 25%, 35%, 100% tấm, gạo nếp hạt
tròn, các loại gạo thơm với khả năng xuất khẩu khoảng 5.000tấn/ tháng.
Công ty có trang bị hệ thống kho xưởng và máy móc cho quá trình sản xuất:
Tổng diện tích: 5.000m2
Sức chứa của nhà kho: 6.000 tấn
Công suất sản xuất: 250 tấn/ ngày
Thị trường:
Thị trường nội địa: Cung cấp cho các đại lý lớn ở thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc và một số công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam.
4
Thị trường xuất khẩu: Các thị trường truyền thống như: Malaysia,
Indonesia,Philippines, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Cuba
Thị trường tiềm năng: Trung Đông, Nam Phi.
Định hướng phát triển:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nứơc, các hoạt động kinh doanh
của công ty Bình Minh luôn hướng tới sự phát triển bền vững. Ban lãnh đạo
công ty cùng với đội ngũ nhân viên luôn coi việc phát triển quan hệ hợp tác lâu
dài với các đối tác thương mại trong và ngoài nước là ưu tiên hàng đầu.
Uy tín của công ty và các đối tác thương mại và khách hàng đã tạo nên sự
thành công trong kinh doanh của công ty Bình Minh trong suốt thời gian qua. Để
đạt đựơc những điều trên, công ty Bình Minh luôn nâng cao năng lực của mình,
sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên công ty, đầu tư vào thiết bị công nghệ
mới và nâng cao nhà xưởng, khai thác và thu mua nguyên liệu đầu vào sạch để
sản xuất và chế biến ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Liên hệ:
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần lương thực Bình Minh
Tên giao dịch: Sunrise foodstuff., JSC

Trụ sở chính: Phòng 801- Tầng 8- 185 Giảng Võ- Q Đống Đa- TP Hà Nội
Điện thoại:+844.25123566 Fax: +844.35123565
Chi nhánh: 107 Lô K, Bàu Cát II, Đường H
ồng Lạc, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại:+848.39752720 Fax: +844.39752721
Nhà máy 1: Khu công nghiệp Thanh Oai, Quận Hà Đông, Hà Nội
Nhà máy 2: Quốc lộ 80, thị trấn Lấp Vò, Đồng Tháp.
Email:
Website:
5
Giám đốc: Phạm Thị Hà Anh
Số lượng nhân viên: 40
Sản phẩm tiêu biểu:
• Gạo lài sữa thơm 5% tấm
• Gạo hạt dài 5% tấm
• Gạo nếp hạt dài
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty được thành lập vào đầu tháng 2/ 2010 với số vốn điều lệ là 3,8 tỷ
đồng của 5 cổ đông đóng góp với mục tiêu hoạt động là thúc đẩy xuất khẩu các
mặt hàng nông sản trong nước, mở rộng thị trường nội địa đi kèm với những
việc đó công ty cũng thực hiện phát triển vai trò là một nhà môi giới cũng như
nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các loại hàng hoá.Ngoài ra, công ty cũng phát triển
dịch vụ đóng gói , gia công chế biến xay xát các loại gạo.
Trong quá trình xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty,"
phát triển bền vững”luôn là định hướng chiến lược quan trọng của công ty. Công
ty không ngừng tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng mà luôn chú ý đến
giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu gạo mang lại cho xã hội đồng thời không
làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
Đầu năm 2010 khi mới thành lập công ty bắt đầu bằng việc làm trung gian
cho các đối tác trong nước và nước ngoài. Với chức năng nghiên cứu và tìm hiểu

thị trường nước ngoài để cung cấp những thông tin cần thiết cho các dợanh
nghiệp trong nước đồng thời công ty cũng tìm nguồn hàng trong nước cho các
nhà nhập khẩu nước ngoài có nhu cầu về mặt hàng nông sản. Bên cạnh đó, công
ty cũng thiết lập các quan hệ buôn bán với các đối tác trong và ngoài nước thực
hiện được các hợp đồng xuất khẩu nhỏ như gạo thơm, gạo cao cấp, các sản phẩm
tinh bột và các loại đậu.Tuy số lượng chưa lớn nhưng cũng là bước đầu công ty
tập dượt và vững vàng trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Qua những hợp đồng
6
đầu tiên, công ty đã tạo được một số uy tín trong và ngoài nước. Đến cuối tháng
2/2010 công ty đã nhận được hợp đồng xuất khẩu gạo đầu tiên với số lượng 200
tấn cho đối tác Singapore đặt nền móng cho sự phát triển bền vững và lâu dài
của công ty.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng
• Công ty trực tiếp thực hiện xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản,
cung ứng sản phẩm cho các đại lý, nhà xuất khẩu trong nước.
• Công ty nhận uỷ thác xuất nhập khẩu và làm các loại dịch vụ thuộc
lĩnh vực, phạm vi kinh doanh của công ty theo yêu cầu của khách hàng ở trong
và ngoài nước.
• Công ty nhận môi giới về mặt hàng nông sản cho các đối tác trong và
ngoài nước
• Công ty thực hiện gia công, đóng gói, chế biến các loại gạo và gia vị.
Nhiệm vụ
• Công ty có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản
xuất kinh doanh theo pháp luật và quy định hiện hành có liên quan
• Nghiên cứu khả năng sản xúât, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
nhằm phát triển thị trường tiêu thụ.
• Tuân thủ các chính sách, các chế độ và pháp luật của nhà nước trong
việc quản lý xuất nhập khẩu, giao dịch đối ngoại và quản lý kinh tế tài chính.
• Thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn và các nguồn

tài nguyên khác của công ty: lao động, cơ sỏ kỹ thuật
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Ban giám đốc của công ty bao gồm giám đốc và 2 phó giám đốc chuyên
trách quản lý các phòng.
7
Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty,
giao dịch đàm phán tìm kiếm đối tác mở rộng các hoạt động của công ty.
Hai phó giám đốc trực tiếp giúp đỡ giám đốc điều hành các phòng ban , các
lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công.
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần lương thực Bình Minh
8
GIÁM
ĐỐC
Khối quản

Khối
nghiệp vụ
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng kế
hoạch kinh
doanh
Phòng kỹ
thuật
Phòng kế
toán tài
chính
Các đơn vị
trực thuộc
Chi nhánh

tại TP.
HCM
Nhà máy 1
tại khu
công
nghiệp
Thanh Oai,
HN
Nhà máy 2
tại thị trấn
Lấp Vò,
Đồng Tháp
Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty cổ phần lương thực Bình Minh
Chức năng nhiệm vụ hoạt động chính của các phòng ban
a/ Phòng xuất nhập khẩu
Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện phương án kinh doanh xuất- nhập khẩu, dịch vụ uỷ thác và các kế
hoạch có liên quan đến công ty.
Tham mưu cho giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất – nhập
khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh. Giúp giám
đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hợp đồng ngoại
thương khác.
9
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, khi được uỷ quyền thì
được phép ký kết hợp đồng thuộc lĩnh vực này.
Giúp Giám đốc tiếp khách, giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước
ngoài.
Giới thiệu, chào bán các sản phẩm của công ty tại các hội chợ triển lãm, thu
thập thông tin nhằm mở rộng thị trường.
Thực hiện các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho việc chế

biến và đóng gói các mặt hàng nông sản
b/ Phòng kế hoạch kinh doanh
Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty thuộc
các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động và các kế hoạch liên quan
đến hoạt động của công ty.
Tham khảo ý kiến của các phòng ban liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất
kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông, kế hoạch nhập xuất và các kế hoạch khác
của công ty.
Thường xuyên dự báo cung cầu, gía cả thị trường trong nước nhằm phục vụ
cho sản xuất kinh doanh của công ty.
Cân đối hàng hóa và có kế hoạch hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần
bình ổn thị trường.
Tổ chức quản lý thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ công ty để
báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên Giám đốc.
Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những người không có trách
nhiệm để tránh thiệt hại đối với hoạt động kinh doanh của công ty
Làm báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng và hàng năm của công ty
Tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh doanh của công ty và trực
tiếp thực hiện các kế hoạch của công ty.
10
Được phép ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa,vận chuyển, bao bì khi được
uỷ quyền để tạo điều kiện chủ động với thị trường.
Căn cứ vào kế hoạch của công ty, đảm bảo nguồn dự trữ gạo để cung ứng
cho các đối tác.
Phối hợp với phũng xuất nhập khẩu khai thác các nguồn hàng khác để kinh
doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh.
c/ Phòng kĩ thuật
Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho việc
sản xuất, chế biến, đóng gói mặt hàng nông sản.
Kết hợp với phòng kế hoạch kinh doanh nghiên cứu tạo mẫu dáng thương

hiệu, bao bì, nhãn mác theo yêu cầu của thị trường, làm các thủ tục đăng ký bản
quyền thương hiệu, kiểu dáng bao bì với các cơ quan hữu trách của Nhà nước.
Xây dựng tiêu chuẩn các mặt hàng nông sản, xây dựng các quy trình sản
xuất, chế biến và kiểm tra chất lượng sản phẩm, quy định về an toàn lao động và
vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết bị và người lao động, kiểm tra các
đơn vị thành viên trong sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng quy
định, quy trình đề ra.
d/ Phòng kế toán tài chính
Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài
chính- kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý
tài chính của Nhà nước.
Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các
đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính của công ty. Tổ chức theo dõi và
đôn đốc đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao.
Tổ chức quản lý kế toán ( bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng
dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế
11
toán Nhà nước ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên hợp nhất là các
đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo công ty về
tình hình biến động của các nguồn vốn, hiệu qủa sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn
của các đơn vị thành viên cũng như toàn công ty.
Tham mưu đề xuất việc khai thác. Huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời
cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước.
Kiểm tra các hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong công ty.
Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của văn
phòng công ty. Tiếp nhận hoặc phân phối các nguồn tài chính,thanh toán, quyết
toán với Nhà nước.
Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty nhằm phục vụ tốt công tác
sản xuất kinh doanh của Văn phòng cũng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh

đạo.
1.1.5 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
1.1.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010
Công ty được thành lập năm 2010 là một công ty cổ phần với số vốn tự có
được huy động từ các cổ đông đóng góp nên gắn liền với quyền lợi và trách
nhiệm của từng thành viên quản lý. Tuy là một công ty mới nhưng công ty đó
từng bước vượt qua được khó khăn ban đầu từ ngày thành lập và đó dần khẳng
định được uy tín trong và ngoài nước với các đối tác tin cậy trong các lĩnh vực
đầu tư sản xuất, chế biến, đóng gói và xuất khẩu.Vì vậy, số vốn điều lệ của công
ty đó dần tăng lên đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất và kinh
doanh của công ty.
Bảng 1: Kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2010 của công ty CP lương
thực Bình Minh Đơn vị: Đồng Việt Nam
12
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 24,089,758,698
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 24,089758,698
4 Giá vốn hàng bán 21,962,982,554
5 Lợi nhuận gộp về bán hang và cung cấp dịch vụ 2,126,776,144
6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 196,877,429
7 Chi phí tài chính 0
8 - Trong đó: chi phí lãi vay 0
9 Chi phí quản lý kinh doanh 1,424,485,368
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 899,168,205
11 Thu nhập khác 154,141,000
12 Chi phí khác 0
13 Lợi nhuận khác 154,141,000
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,053,309,205
15 Chi phí thuế TNDN 263,327,301

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 789,981,904
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của công ty Bình Minh
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy doanh thu và lợi
nhuận của công ty khá ổn định. Điều này chứng tỏ công ty đang hoạt động kinh
doanh có hiệu quả, chiến lựơc phát triển của công ty đang đi đúng hướng. Trong
vòng 1 năm hoạt động kinh doanh, tập thể cán bộ và người lao động của công ty
cổ phần lương thực Bình Minh đã nỗ lực phấn đấu để thu được tổng doanh thu
là 24,286,637,127 đồng đạt 114,96% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế là
1,053,309,205 đồng đạt 105 % kế hoạch; số phải nộp ngân sách nhà nước là
263,327,301 đồng đạt 112,51% kế hoạch. Đây là một con số hết sức ấn tượng
đối với một công ty mới thành lập trong sự cạnh tranh hết sức gay gắt của thị
trường.
1.1.5.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
13
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty năm
2010.
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Doanh thu Tỷ trọng
Xuất khẩu 19,289,450,000 80,07%
Đầu tư sản xuất 4,603,431,261 19,13%
Dịch vụ tài chính 196,877,429 0,8%
Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Bình Minh
Từ bảng trên ta thấy doanh thu từ hoat động xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số doanh thu của công ty( hơn 80%), phần lớn công ty thực hiện
việc xuất khẩu gạo và các nông sản khác: Đậu, tinh bột nghệ tươi, nghệ lát, muối
sạch, dầu ăn
Trong đầu tư, công ty có một nhà máy chế biến gạo tại khu công nghiệp
Thanh Oai, Hà Nội và một nhà máy tại thị trấn Lấp Vò, Đồng Tháp chịu trách
nhiệm lo sản xuất chế biến gạo để xuất khẩu đồng thời nhận dịch vụ đóng gói,
chế biến xay xát gạo cho các đại lý, nhà xuất khẩu khác.

Dịch vụ tài chính công ty thực hiện việc tư vấn và môi giới từ các đối tác
nước ngoài cho các đối tác trong nước và hưởng phần trăm hoa hồng từ những
hoạt động này. Ngoài ra công ty còn nhận uỷ thác xuất khẩu các loại hàng hoá.
Lĩnh vực này công ty mới chỉ thu được gần 200 triệu đồng năm 2010. Tuy nhiên,
công ty có định hướng phát triển lĩnh vực này trong những năm tiếp theo về quy
mô cũng như chất lượng dịch vụ.
Là một công ty chỉ mới thành lập nhưng công ty cổ phần lương thực Bình
Minh không chỉ tham gia vào một ngành nghề duy nhất mà cũng đã góp mặt
trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên xuất khẩu mặt hàng nông sản luôn là lĩnh vực
hoạt động chủ đạo của công ty. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thì gạo là một
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu( trung bình chiếm khoảng 85%), tập trung chủ yếu ở
14
thành phố Hồ Chí Minh nơi có chi nhánh của công ty Kim ngạch xuất khẩu gạo
năm 2010 của công ty đạt hơn 16 tỷ đồng. Tỷ trọng xuất khẩu gạo so với xuất
khẩu nông sản khác được công ty tổng hợp dưới đây:
Biểu 1 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty năm 2010

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Bình Minh
Bảng 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Bình Minh
Thị trường Giá trị %
Philippines 4,962,123,000 25,72
Indonsia 4,050,000,000 21
Singapore 2,970,600,000 15,4
15
Cuba 1,445,000,000 7,49
Malaysia 1,310,000,000 6,79
Đài Loan 1,122,010,000 5,81
Hồng kông 1,231,008,000 6,38
Nam phi 600,145,000 3,11
Trung đông 679,899,000 3,52

Các nước khác 918,665,000 4,78
Nguồn: Công ty XNK Bình Minh
Tuy là một công ty mới tham gia vào thị trường xuất khẩu nhưng Bình Minh
cũng đã xuất khẩu mặt hàng nông sản của mình sang nhiều nước:
Tại thị trường Châu Á: Châu Á là thị trường lớn nhất của công ty với kim
ngạch xuất khẩu bình quân đạt gần 90 % trong đó Singapore, Cuba, Indonesia,
Philippines là những bạn hàng truyền thống có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất
trong khu vực này.Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Philippines
là gần 5 tỷ đồng; Indonesia là hơn 4 tỷ đồng;Singapore là gần 3 tỷ đồng, Cuba
đạt 1,445 tỷ đồng.Kim ngạch xuất khẩu sang 4 thị trường này chiếm 69,61%
tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường Châu Á. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Hồng Kông,
Đài Loan là hơn 1 tỷ đồng., một số thị trường Iran, Irac, Trung Quốc là không
đáng kể.
Thị trường Trung Đông và Nam Phi: Đây là 2 thị trường tiềm năng của công
ty Bình Minh hướng tới trong thời gian hoạt động kinh doanh của mình. Với giá
trị kim ngạch xuất khẩu của thị trường Trung Đông là 679,899,000 đồng, Nam
Phi là 600,145,000 đồng. Tuy tỷ trọng xuất khẩu của 2 thị trường này chỉ chiếm
hơn 3% kim ngạch xuất khẩu của công ty nhưng tốc độ mở rộng thị phần và
lượng giá trị xuất khẩu tăng lên tương đối nhanh. Chính vì thế, định hướng phát
triển thị trường trong những năm tới là 2 thị trường này.
16
Tại thị trường Châu Âu: Công ty có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
Châu Âu không đáng kể. Thị trường Châu Âu có nhu cầu về các mặt hàng nông
sản là rất lớn, đặc biệt là gạo có chất lượng cao. Tuy nhiên thị phần ở khu vực
này của công ty hầu như là chưa có. Trong những năm tới mục tiêu của công ty
là đẩy mạnh hơn nữa vào khu vực thị trường Châu Âu bằng việc phát triển và
mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Tại thị trường châu Mỹ và châu Úc: Đây là những thị trường tiềm năng lớn.

Tuy nhiên, thị trường này còn khá mới mẻ với công ty, công ty cần nghiên cứu
xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở những
thị trường này.
Qua phân tích tình hình xuất khẩu của công ty, ta thấy mặt hàng xuất khẩu
của công ty đã được mở rộng. Hiện nay, mặt hàng nông sản của công ty đã được
biết đến và dần khẳng định được uy tín đối với khách hàng ở những thị trường
truyền thống cũng như những thị trường mới khai thác. Mặc dù số lượng thị
trường khá lớn nhưng chưa cao so với nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường.
Do vậy, để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới, công ty cần
phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển thị trường cùng với việc đa dạng
hoá các sản phẩm.
1.2 Vai trò và nội dung của công tác phát triển thị trường xuất khẩu
Gạo của công ty
1.2.1 Vai trò của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu Gạo của
công ty
Trong nền kinh tế thị trường hết sức năng động và khốc liệt, các doanh
nghiệp đều bị cuốn vào vòng quay của sự phát triển không ngừng. Bản thân mỗi
doanh nghiệp ở vị trí cạnh tranh nào, ở thời điểm nào thì đều có những mục tiêu
17
khác nhau. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp đều hướng đến sự phát triển
bền vững và lâu dài.
* “ Phát triển bền vững về kinh tế” là một trong ba trụ cột của định hướng”
phát triển bền vững” của công ty Bình Minh cùng với nó là hai trụ cột “ phát
triển bền vững về xã hội” và “ phát triển bền vững về môi trường sinh thái”. Để
thực hiện được mục tiêu “ phát triển bền vững về kinh tế “ thì công ty phải đảm
bảo được có lợi nhuận để tồn tại và phát triển.
Để thực hiện được điều đó, công ty phải giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản
phẩm mà thị trường là yếu tố then chốt. Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều
khả năng phát triển của doanh nghiệp càng cao bởi vì lúc đó quy mô sản xuất
của doanh nghiệp được mỏ rộng làm chi phí hoạt động kinh doanh giảm do lợi

thế về quy mô. Do vậy, phát triển thị trường xuất khẩu là yếu tố tiên quyết đảm
bảo tính thành công của công ty, tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
của thị trường đem lại.
* Thị trường xuất khẩu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thị
trường là nơi trực tiếp diễn ra trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ. Qua đó ta
có thể thấy được tình hình xuất khẩu, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp và
tương lai phát triển của doanh nghiệp khi nhìn vào thị trường xuất khẩu.
* Thị trường xuất khẩu là nơi đánh giá các quyết định, kế hoạch kinh doanh
của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ thành công của các
quyết định từ đó đưa ra được những phương hướng phát triển cho tương lai bằng
việc thông qua tình hình tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh và vị trí củasản
phẩm trên thị trường xuất khẩu
* Thị trường hướng dẫn hoạt động kinh doanh:
Để làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải
hiểu được nhu cầu của khách hàng là gì từ đó có các cách thức để thoả mãn nhu
cầu đó.Chính sách khách hàng trên thị trường xuất khẩu sẽ định hướng cho
18
chính sách về sản phẩm xuất khẩu, chính sách về giá cả, hoạt động xúc tiến Từ
đó xây dưng kế hoạch sản xuất. thu mua hàng cho phù hợp và đề ra các biện
pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Như
vậy, thị trường quyết định đến từng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải thích ứng với thị trường.
Hơn nữa, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào
cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt từ phía thị trường không chỉ
với các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài mà ngay cả đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu trong nước thì việc đẩy mạnh ra thị trường quốc tế có thể thu được
hiệu quả cao.Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho các doanh nghiệp khả
năng khai thác tối đa lợi thế so sánh do việc sản xuất và chế biến trong nước đem
lại. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường rất khắc nghiệt, nó đào thải tất
cả các doanh nghiệp không theo kịp với thị trường.Vì vậy, để tồn tại và phát

triển, các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình, huy động mọi nguồn lực, không
ngừng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Thị trường luôn biến động, doanh
nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình thì phải thường xuyên
quan tâm, nắm bắt thị trường, không ngừng phát triển thị trường.Doanh nghiệp
sẽ sớm tụt hậu và loại ra khỏi thị trường nếu như không nắm bắt được cơ hội, sự
vận động của nền kinh tế, không biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, chế biến và bảo quản. Doanh nghiệp muốn thành công thì không chỉ dành
lấy một phần thị trường mà cần nắm vững thị trường, thường xuyên mở rộng và
phát triển thị trường giúp cho doanh nghiêp tăng doanh số bán, tăng thị phần,
tăng lợi nhuận và đặc biệt là tăng uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường .tạo điều kiện cho sự phát triển trong tương lai
1.2.2 Nội dung của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu Gạo của
công ty
1.2.2.1 Các phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu
19
Công ty cổ phần lương thực Bình Minh là một công ty mới chỉ được thành
lập năm 2010, nguồn lực còn hạn chế nhưng có định hướng phát triển thị trường
rất rõ ràng theo chiều rộng lẫn chiều sâu.
a/ Phát triển thị trường theo chiều rộng
Phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là doanh nghiệp cố gắng mở
rộng thị trường, tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới.
Phương hướng này được doanh nghiệp sử dụng bởi vì:
- Công ty mới thành lập cần phải mở rộng lượng khách hàng tiêu thụ
sản phẩm để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận để đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của công ty.
- Doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mở rộng thêm thị trường mới.
Phát triển thị trường theo chiều rộng được công ty sử dụng dưới 3 tiêu thức:
• Theo tiêu thức địa lý: mở rộng thị trường theo khu vực địa lý hành chính.
Để mở rộng thị trường theo tiêu thức này thì đòi hỏi sản phẩm gạo và các sản
phầm nông sản khác của công ty phù hợp và đạt được tiêu chuẩn nhất định đối

với những khu vực địa lý mới. Có như vậy thì mới có khả năng được chấp nhận
và từ đó mới tăng đựơc khối lượng hàng bán ra và công tác phát triển thị trường
mới thu được hiệu quả. Chính vì vậy công ty nỗ lực tìm hiểu nhu cầu khách hàng
ở từng khu vực địa lý xem sở thích, thị hiếu của họ là như thế nào để đáp ứng
nhu cầu của họ một cách tối ưu nhất.
Công ty Bình Minh đã dần mở rộng khách hàng của mình không chỉ ở 2
thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nơi có trụ sở chính và Chi
nhánh mà còn lan rộng ra các tỉnh thành khác như Đồng Tháp, Bình Dương, Đà
Nẵng, Hải Phòng Còn đối với thị trường nước ngoài, công ty đang có định
hướng xâm nhập vào 2 thị trường tiềm năng là Trung Đông và Nam phi.
20
• Theo tiêu thức sản phẩm: Công ty đưa ra những sản phẩm gạo mới
phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mới. Công ty áp dụng chính
sách đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Những sản phẩm của công ty là gạo lài sữa thơm 5% tấm, gạo hạt dài 5%
tấm, gạo nếp hạt dài. Đây là những mặt hàng tiêu biểu của công ty có quy cách
kỹ thuật đạt tiêu chuẩn cao đã gây được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài
nước. Ngoài ra, công ty không ngừng tìm những loại gạo thơm mới phù hợp với
nhu cầu nâng cao của người tiêu dùng.
• Theo tiêu thức khách hàng: Công ty khuyến khích các nhóm khách
hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình. Có thể là khách hàng của đối thủ cạnh
tranh hoặc khách hàng tiềm năng của bản thân công ty.
Để làm được như vậy thì công ty hết sức nhạy bén trong việc nắm bắt nhu
cầu của khách hàng và hành vi mua hàng của họ.
- ‘ trong nước, công ty mở rộng khách hàng bằng các hình thức bán
buôn, phân phối trực tiếp tới các nhà máy, các siêu thị lớn trên cả nước. Những
khách hàng trong nước có thể kể đến như: Công ty CP Tập đoàn Phú Thái, Tổng
công ty TM Hà Nội Hapro, Siêu thị Lan Chi, Tổng công ty May 10- công ty cổ
phần, Công ty TNHH Lương thực- Thuỷ sản XNK Tân Vương, Ngân hàng
TMCP Liên Việt, Công ty TNHH Dinh dưỡng Động vật EH Hải Phòng Việt

Nam.
- ‘ thị trường nước ngoài: Công ty mở rộng khách hàng bằng việc
nghiên cứu các thị trường mới. Trước hết là khu vực Đông Nam Á: Singapore,
Malaysia, Indonesia, Philippines sau đó là các nước Châu Á như Đài Loan,
Trung Quốc, Iran, Irac rồi xâm nhập vào các nước khó tính: Anh, Mỹ, Úc
rồi cả sang Châu Phi, Nga và Trung Đông.
b/ Phát triển thị trường theo chiều sâu
21
Phát triển thị trường theo chiều sâu là công ty cố gắng tăng khả năng tiêu thụ
sản phẩm của công ty trên thị trường hiện tại.
Phương hướng này được doanh nghiệp áp dụng bởi vì:
- Thị trường hiện tại có nhiều tiềm năng để phát triển mà công ty chưa khai
thác hết.
- Sản phẩm của công ty đã dần khẳng định được uy tín trên thị trường.
- Sức cạnh tranh của công ty trên thị trường hiện tại là khá lớn.
Xâm nhập sâu hơn vào thị trường
Công ty đã dùng hình thức xâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại có
nghĩa là doanh nghiệp vận dụng các biện pháp khuyến mại, quản bá, xúc tiến,
giảm giá sản phẩm để thu hút nhiều hơn lượng khách hàng hiện tại. Vì công ty
cổ phần lương thực Bình Minh là một công ty mới thành lập nên quy mô của thị
trường hiện tại vẫn còn nhỏ chính vì vậy công tác phát triển thị trường xuất khẩu
theo chiều sâu được ban lãnh đạo công ty định hướng phát triển ngay tại thị
trường mới mà công ty đã phát triển theo chiều rộng, người tiêu dùng đã bắt đầu
có khái niệm về sản phẩm của công ty mình.
Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu
Công ty luôn nắm rõ được nhu cầu của người tiêu dùng phụ thuộc vào tâm
lý, trình độ, độ tuổi nên có những phân đoạn thị trường khác nhau. Do vậy,
công ty tập trung mọi nỗ lực của mình để thoả mãn tốt nhất nhu cầu đặc thù của
mỗi đoạn thị trường. Từ đó công ty tìm được phần thị trường hấp dẫn nhất, tìm
ra được thị trường trọng điểm để doanh nghiệp tiến hành khai thác.

Đa dạng hoá sản phẩm:
Công ty nắm rõ nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, chu kỳ sản phẩm
ngày càng ngắn lại. Một khách hàng chỉ có thể duy trì sở thích, sự thoả mãn về
một sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, họ luôn muốn được
tối đa hoá lợi ích của mình. Chính vì thế mà công ty luôn tìm tòi thiết kế mẫu mã
22
bao bì mới lạ, tiện ích cho người tiêu dùng và đặc biệt nâng cao chất lượng sản
phẩm, tìm kiếm những loại gạo mới để làm thoả mãn nhu cầu của họ.
Phát triển ngược
Gạo là một mặt hàng chủ lực của công ty trong hoạt động kinh doanh xuất
khẩu. Chính vì thế đảm bảo nguồn hàng cung ứng là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Công ty luôn nỗ lực khống chế được người cung cấp về mức giá và chất lượng
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Khi đầu vào của quá trình sản xuất ổn định
thì việc phát triển thị trường xuất khẩu sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Phát triển về phía trước
Là việc công ty khống chế đường dây tiêu thụ đến tận tay người tiêu dùng
cuối cùng.
Là một công ty mới nhưng phương hướng phát triển thị trường của công ty là
rất rõ ràng và chuyên nghiệp. Công ty đang dần hình thành để xây dựng được
một mạng lưới, kênh phân phối hàng hoá đầy đủ, hoàn hảo cho đến tận tay người
tiêu dùng cuối cùng kết hợp với tổ chức các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cần thiết.
Như vậy, việc ổn định và phát triển thị trường là rất có lợi. Thông qua hệ thống
kênh phân phối và đường dây tiêu thụ, sản phẩm được quản lý một cách chặt ch,
thị trường sản phẩm có khả năng mở rộng và đảm bảo người tiêu dùng sẽ nhận
được sản phẩm với giá tối ưu mà không phải chịu bất cứ một khoản chi phí nào.
Phát triển thống nhất
Là việc công ty kết hợp hai hình thức phát triển đó là phát triển về phía trước
và phát triển ngược. Tức là công ty vừa khống chế đường dây tiêu thụ vừa đảm
bảo nguồn hàng cung ứng ổn định. Đây là một mô hình phát triển lý tưởng của
công ty luôn muốn hướng đến. Bởi điều kiện cần và đủ để áp dụng hình thức này

đòi hỏi công ty có được nguồn kinh phí lớn và trình độ quản lý cao.
23
1.2.2.2. Nội dung công tác phát triển thị trường xuất khẩu.
Công tác phát triển thị trường xuất khẩu của công ty được thực hiện theo quy
trình sau:
a/ Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đối với bất kỳ một doanh
nghiệp nào để tiến hành sản xuất kinh doanh. Đặc biết đối với hoạt động kinh
doanh xuất khẩu thì nghiên cứu thị trường lại càng quan trọng và cần thiết. Bởi
để thâm nhập một thị trường nước ngoài mà không am hiểu về điều kiện kinh tế
xã hội, chính trị luật pháp, nhu cầu, sở thích, lối sống của người tiêu dùng thì rất
khó khăn và khả năng thất bại là rất cao.
Công ty cổ phần lương thực Bình Minh đã ý thức được tầm quan trọng của
việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là do công ty mới được thành lập
nên đã rút được những kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước. Công ty đã
tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường để tìm ra được thị trường mục tiêu của
mình. Công ty đã thực hiện các biện pháp điều tra thực tế, qua sách báo, qua
internet về các điều kiện kinh tế xã hội, chính trị luật pháp để từ đó điều chỉnh
về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phương thức kinh doanh, phương thức thanh
toán,,,sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của thị trường mục tiêu, đem lại
hiệu quả xuất khẩu gạo cao nhất của công ty.
b/ Lập chiến lược phát triển thị trường
Nghiên cứu
thị trường
Lập chiến lược
phát triển thị
trường
24
Kiểm tra và
đánh giá kết

quả thực
hiện phát
triển thị
trường
Thực hiện chiến
lược phát triển
thị trường
Sau khi nghiên cứu thị trường công ty tiến hành lập chiến lựơc phát triển thị
trường.
Công ty cổ phần lương thực Bình Minh ý thức được là một công ty mới,
nguồn lực còn hạn chế nên trước mắt công ty cung cấp sản phẩm phù hợp với
từng thị trường đã nghiên cứu để tạo được thói quen tiêu dùng sản phẩm của
mình tiến tới ổn định thị trường.
Lâu dài, từng bước chiếm lĩnh thị trường. Khai thác triệt để nhu cầu, ngày
càng hoàn thiện sản phẩm tạo đà thay thế các sản phẩm khác, mở ra khả năng
chiếm lĩnh các phần thị trường còn lại. Cùng với đó, đưa ra các sản phẩm mới
tạo thế cạnh tranh trên thị trường.
c/ Thực hiện chiến lược phát triển thị trường
Việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường là thể hiện tính đúng đắn của
việc lập chiến lược và là khâu thực hiện mục tiêu của công ty.
Việc thực hiện hoạt động phát triển thị trường là việc công ty xem xét lại
mục tiêu, thực trạng, thị trường, nguồn lực của doanh nghiệp, chiến lược phát
triển thị trường. Từ đó có được những sự điều chỉnh phù hợp, thực hiện phân
phối nguồn lực tài chính và con người hợp lý cho từng bộ phận như chiến lược
phát triển sản phẩm, chiến lược khuếch trương sản phẩm, chiến lược phát triển
kênh phân phối. Đó là cơ sở để thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả. Và cuối
cùng, công ty sử dụng chính sách marketing hốn hợp bao gồm chính sách sản
phẩm, giá cả, phân phối và khuếch trương sản phẩm.
d/ Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện phát triển thị trường.
Sau khi thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu thì công ty luôn

kiểm tra lại hệ thống mục tiêu chiến lược để có được những điều chỉnh phù hợp
cần thiết. Công ty sử dụng tiêu chuẩn chỉ tiêu đánh giá là quy mô và sự tăng
trưởng, vị trí của sản phẩm trên thị trường, sức ép của thị trường đối với sản
phẩm của mình để xác định kết quả thực hiện được so với chiến lược phát
25

×