Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh máy móc, vật tư và phương tiện giao thông vận tải phục vụ thi công xây dựng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.45 KB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài
“Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh máy móc, vật
tư và phương tiện giao thông vận tải phục vụ thi công xây dựng
của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn” là công trình
nghiên cứu của riêng em.
Những số liệu sử dụng trong chuyên đề được chỉ dẫn trong danh
mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố
trong bất kì công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Nguyễn Đức Hùng Khánh
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
1
Chuyên đề thực tập cuối khóa
MỤC LỤC
EX200LC-1 42
Komatsu PC150HD-3 42
PC200-3-20057 42
SK200-1 43
SK03-2 43
PW150ES-6K 43
SAMSUNG MX-3W 43
SAMSUNG MX55WS S/N: MX55WSY03127 43
SAMSUNG MX55WS S/N: MX55WSY03103 43
D60P-11 43
D40P-3 43
Lu rung SAKAI 1 cầu 42 tấn SV500 44
D40P-3 44
KDE-20SS3 44
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A


2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
EX200LC-1 42
Komatsu PC150HD-3 42
PC200-3-20057 42
SK200-1 43
SK03-2 43
PW150ES-6K 43
SAMSUNG MX-3W 43
SAMSUNG MX55WS S/N: MX55WSY03127 43
SAMSUNG MX55WS S/N: MX55WSY03103 43
D60P-11 43
D40P-3 43
Lu rung SAKAI 1 cầu 42 tấn SV500 44
D40P-3 44
KDE-20SS3 44
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang đi trên con đường hội nhập toàn cầu hóa, mở ra cho đất
nước nhiều cơ hội phát triển đồng thời đưa đến cho chúng ta nhiều thách thức
khi tham gia vào thị trường chung của thế giới. Trong bối cảnh như vậy, các
doanh nghiệp tại Việt Nam phải nhanh chóng thích ứng với môi trường cạnh
tranh đầy khốc liệt này. Để làm được điều đó, trong mỗi doanh nghiệp đều
phải biết tự định vị thương hiệu, hiểu và nắm rõ mặt mạnh mặt yếu của doanh
nghiệp mình, từ đó có những chính sách phù hợp trong quá trình kinh doanh
để đem lại hiệu quả cao nhất.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn ra đời trong hoàn cảnh đó.

Là công ty chuyên kinh doanh máy móc, vật tư và phương tiện giao thông vận
tải phục vụ thi công xây dựng. Công ty Thạch Sơn luôn tạo dựng được sự tín
nhiệm và chỗ đứng từ phía bạn hàng, khách hàng và các tổ chức liên quan
trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh.
Qua thời gian thực tập và làm việc tại công ty, em thấy hoạt động kinh
doanh của công ty đang còn manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, thị trường
tiêu thụ tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác triệt để, công ty chưa tận dụng
hết thế mạnh của mình. Điều này làm cho công ty chậm phát triển cũng như
bỏ lỡ nhiều cơ hội. Chính vì vậy em quyết đinh chọn đề tài: “Một số giải
pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh máy móc, vật tư và phương tiện
giao thông vận tải phục vụ thi công xây dựng của Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu Thạch Sơn” làm đề tài thực tập cuối khóa.
Khi làm chuyên đề này, em mong muốn có thể nhận thức rõ được thực
trạng doanh nghiệp, đồng thời đóng góp giải pháp cho Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Thạch Sơn khắc phục những tồn tại, yếu kém và hỗ trợ những giải
pháp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong quá trình công ty hoạt động.
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Em nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở thu thập, khai thác các tài liệu,
bài viết, báo cáo, các số liệu tổng hợp của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Thạch Sơn dưới sự hỗ trợ của Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thanh
Phong.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh máy móc, vật tư và phương
tiện giao thông vận tải phục vụ thi công xây dựng của Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu Thạch Sơn
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh máy móc,
vật tư và phương tiện giao thông vận tải phục vụ thi công xây dựng của

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn
Do hiểu biết có hạn nên nội dung của chuyên đề không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô, các cán bộ trong công ty Thạch
Sơn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn Thạc
sĩ Nguyễn Thanh Phong cùng tất cả các thầy cô trong khoa Thương mại và
Kinh tế quốc tế, các cán bộ trong phòng kinh doanh của công ty Thạch Sơn đã
đóng góp ý kiến và nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề
thực tập cuối khóa của mình.
Hà nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Đức Hùng Khánh
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THẠCH SƠN
1.1. Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn
- Tên tiếng Anh: THACH SON EXPORT IMPORT JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: THACH SON EXIM.,JSC
- Trụ sở giao dịch: Số 4, ngách 108, ngõ 553, đường Giải Phóng,
phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 043.6641578 Email:
- Vốn điều lệ: 4.800.000.000 VNĐ Mệnh giá cổ phần: 10.000 VNĐ
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn là công ty chuyên kinh
doanh máy móc, vật tư và phương tiện giao thông vận tải phục vụ thi công
xây dựng. Bên cạnh đó công ty còn tham gia vào các hoạt động tư vấn xây
dựng, tư vấn lập dự án xây dựng, trang trí, tư vấn trang trí nội thất, ngoại thất.

Công ty hiện nay với thị trường tiêu thụ và lượng khách hàng phủ rộng
khắp cả nước, trọng tâm như các tỉnh thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương, Đồng Nai.
Với mối quan hệ lâu dài với các đối tác nước ngoài đến từ các nước Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ.
Công ty cổ phần Thạch Sơn từng ngày khẳng định được vị thế trong
ngành nghề lĩnh vực theo đuổi.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Được sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ phía công ty cổ phần vật tư và xuất nhập
khẩu MASIMEX thành lập vào tháng 4 năm 1988, công ty Thạch sơn vào đầu
tháng 4 năm 2009 chính thức thành lập với hoạt động chính thời điểm ban đầu
dưới hình thức mua bán vật tư và công trình xây dựng.
Ra đời vào đầu tháng 4 năm 2009, cho đến nay công ty đã phát triển
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa
được 3 năm. Trong gần 3 năm vừa qua, công ty có nhiều bước chuyển biến
lớn khi tham gia thị trường kinh doanh trong nước. Quá trình hình thành và
phát triển của công ty được chia thành 3 giai đoạn:
 Giai đoạn tiền thành lập: 13 tháng trước khi thành lập doanh nghiệp
 Giai đoạn thâm nhập thị trường – tăng trưởng phát triển: 2 năm đầu:
2009 – 2010
 Giai đoạn mở rộng thị trường – lĩnh vự hoạt động kinh doanh: quý IV
năm 2010 đến nay
1.2.1. Giai đoạn tiền thành lập
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm tham gia trong
ngành lâu năm, số tuổi kinh nghiệm hoạt động trong ngành lớn hơn 7 năm,
bên cạnh đó nhận được sự hỗ trợ từ phía công ty MASIMEX nên trong quá
trình chuẩn bị cho việc công ty chính thức thành lập đi vào hoạt động thực tế
diễn ra thuận lợi. Công ty dành chọn gần 13 tháng nghiên cứu thị trường, xây

dựng hệ thống bạn hàng, khách hàng, đối tác sẵn có từ trước.
Tháng 4 năm 2009, công ty được cấp giấy phép chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 0103036813 do trọng tài kinh tế Hà nội cấp.
Công ty tham gia giao dịch đối ngoại với tên quốc tế: THACHSON
EXPORT IMPORT JOINT STOCK COMPANY.
Với số vốn điều lệ ban đầu là: 4.800.000.000 VNĐ, mệnh giá cổ phần
thời điểm đăng kí: 10.000 VNĐ.
1.2.2. Giai đoạn thâm nhập thị trường – tăng trưởng phát triển
Giai đoạn thâm nhập thị trường công ty xác định chiến lược trọng tâm:
kinh doanh vật tư và máy móc phục vụ thi công xây dựng, bởi đây là thế
mạnh chính, lớn nhất của công ty.
Sau gần 13 tháng nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh,
hình thành bộ máy cơ cấu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chính thức đi
vào thực tế. Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, bên cạnh đó được
hỗ trợ của công ty MASIMEX về đối tác, nguồn hàng, công nghệ quản lý.
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Công ty THẠCH SƠN nhanh chóng tạo ra cho mình thị trường tiêu thụ riêng,
từng ngày xây dựng mở rộng hệ thống tiêu thụ và liên kết với các đại lý phân
phối tại các tỉnh thành phố Hà Nội, Hưng yên, Hải Phòng, Nghệ An, Bình
Dương, Đồng Nai.
Giai đoạn này, đối tượng khách hàng chính của công ty là chủ thầu các
công trình xây dựng, khu công nghiệp có sẵn và mở rộng mối quan hệ dựa
vào chữ tín.
Với nhiệm vụ chính trong giai đoạn là:
 Xây dựng, phát triển mối quan hệ với bạn hàng trong nước và ngoài
nước.
 Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời nâng cao cải thiện mức
sống cho nhân viên. Không ngừng tìm kiếm nhân lực có năng lực để hoàn

thiện cơ cấu công ty.
 Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
1.2.3. Giai đoạn mở rộng thị trường – lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Từ quý IV năm 2010, sau khi ổn định hệ thống khách hàng với hoạt
động chính kinh doanh máy móc, vât tư và phương tiện giao thông vận tải
phục vụ thi công xây dựng. Công ty tiếp tục hoạt động thêm lĩnh vực hoạt
động tư vấn xây dựng, tư vấn lập dự án xây dựng, trang trí, tư vấn trang trí
nội thất, ngoại thất.
Hiện tại công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm các hình thức hoạt
động tư vấn.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty được mô tả qua sơ đồ 1.1.
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Công ty
1.3.1. Giám đốc
 Người có quyền hành cao nhất, điều hành, tổ chức mọi hoạt động của
công ty
 Tổ chức thực hiện giám sát, phối hợp với các phòng ban trong toàn công
ty
 Quan hệ đối ngoại với các cơ quan chức năng, đối tác bạn hàng
 Thiết lập chiến lược cho toàn công ty
1.3.2. Phó giám đốc
 Thực hiện nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc
 Chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật về mọi hoạt động của công ty
 Cùng với giám đốc thực hiện lên chiến lược, kế hoạch, đồng thời hỗ
trợ giám đốc trong những hoạt động cụ thể có liên quan
1.3.3. Phòng nhân sự, tổ chức hành chính
 Xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty, các phương án về

lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động, Đảm bảo
hiệu quả công tác tổ chức bộ máy nhân sự, hoạch định nguồn lực nhân sự.
 Tham mưu Giám đốc, xây dựng, duy trì các quy định, các quy trình
hoạt động của công ty, giám sát việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc, nội
quy của công ty. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế áp
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
6
Chuyên đề thực tập cuối khóa
dụng trong công ty. Xây dựng văn hóa công ty
 Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực định kỳ
năm, quý, tháng cho công ty. Tổ chức triển khai có kết quả các hoạt động
tuyển dụng, đào tạo, bảo hiểm, đánh giá cán bộ…theo chức trách và nhiệm vụ
mà ban lãnh đạo giám đốc giao
 Đảm bảo điều kiện, trang thiết bị, kỹ thuật và cơ sở vật chất cho hoạt
động của công ty (phương tiện đi lại, các trang thiết bị hành chính ). Quản
lý, tổ chức các hoạt động hành chính khác: văn thư, con dấu, các hoạt động
lựa chọn nhà cung ứng, hậu cần…
 Hỗ trợ cho các bộ phận trong công ty về công tác bố trí, quản lý nhân
sự, đánh giá nhân sự định kỳ
 Là cầu nối giữa ban lãnh đạo và người lao động trong công ty
 Phân công, quản lý các nhân viên thực hiện chức năng và nhiệm vụ
được giao. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của ban lãnh
đạo.
1.3.4. Phòng Kế toán, tài chính
 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tuần.
 Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí trả trước.
quản lý tài sản, trang thiết bị văn phòng
 Kiểm soát công nợ, đối chiếu công nợ, đôn đốc thu nợ quá hạn.
 Tính chi phí lỗ - lãi hàng tháng theo quy định của công ty
 Kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, tập hợp số liệu lập báo cáo tài chính

tháng
 Xử lý các vấn đề liên quan đến thuế
 Thu thập thông tin, chính sách mới áp dụng cho hệ thống kế toán để
đảm bảo hạch toán đúng quy định của Nhà nước.
 Chịu trách nhiệm hưỡng dẫn thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá
kết quả toàn bộ hệ thống kế toán tài chính nội bộ của công ty, như thu chi,
công nợ đại lý, lương thưởng nhân viên, hàng hóa, hóa đơn, chương trình
khuyến mại…
 Quản lý toàn bộ nhân viên Phòng Kế toán, phân bổ công việc, giám
sát thực hiện. Tuyển dụng – sa thải.
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa
 Đề xuất các phương pháp điều hành hệ thống kế toán công ty
1.3.5. Phòng xuất nhập khẩu
 Tiến hành tìm kiếm, đàm phán, soạn thảo hợp đồng với các đối tác
nước ngoài.
 Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh cước vận tải quốc tế
 Thực hiện chào bán các dịch vụ giao nhận vận tải và tiếp nhận (đường
bộ, đường biển, đường hàng không ) của công ty.
 Tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng (đối tượng khách
hàng là các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước)
 Làm việc với các đại lý, hãng tàu, hãng hàng không để đạt những
cam kết tốt nhất về giá cả, dịch vụ.
 Giao dịch, cập nhật, trao đổi thông tin với các đối tác, đại lý nước
ngoài.
1.3.6. Phòng kinh doanh/ marketing
 Triển khai, thúc đẩy kế hoạch bán hàng và các chương trình
marketing nhằm đạt mục tiêu doanh số được giao. Chủ động tìm kiếm, khai
thác mở rộng và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và lên kế hoạch và tổ

chức thực hiện các công việc liên quan tới kinh doanh nhằm đạt được mục
tiêu doanh số đề ra.
 Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch bán hàng; tìm kiếm, thiết
lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
 Xây dựng, thực hiện và báo cáo chiến lược kinh doanh, theo dõi hoạt
động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và phân tích tình hình thị trường.
 Tham gia tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, sắp xếp nhân sự tại chi
nhánh và đề xuất khen thưởng, kỷ luật.
 Thu thập, phân tích, báo cáo thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh,
từ đó có những giải pháp để thức đẩy hoạt động bán hàng.
 Thực hiện các báo cáo định kỳ, phát sinh và các công việc khác theo
yêu cầu của Ban lãnh đạo Công ty
1.3.7. Phòng tổng hợp
 Tổng hợp tình hình thị trường, giá cả trong nước và trên thế giới.
 Theo dõi và thu thập các văn bản pháp luật và dưới luật, quy định
xuất nhập khẩu, thuế, hải quan.
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa
 Thống kê số liệu theo yêu cầu của giám đốc và các phòng ban khác.
 Cập nhật thông tinh nội bộ công ty, viết báo cáo ngày, tuần, tháng,
quý, năm theo qui định.
1.3.8. Phòng vật tư/ kĩ thuật
Nhận đơn hàng từ bộ phận kế toán bán hàng, điều hành nhân viên
giao nhận lấy hàng và giao hàng cho khách hàng.
Kiểm soát việc thực thi công việc, đối chiếu yêu cầu của bộ phận kế
toán bán hàng và bộ phận giao nhận nhập xuất kho.
Kiểm soát công tác nhận hàng và giao hàng của các nhân viên giao
nhận đảm bảo về số lượng hàng hóa và thời gian giao hàng cho khách.
Tổ chức kho, đặc biệt là việc chăm sóc bảo quản hàng.

1.4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh của công ty
Công ty Thạch Sơn có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ, đáp
ứng nhu cầu thị trường trong nước về vật tư, thiết bị, máy móc…cung cấp cho
các công trình xây dựng quốc gia, quy hoạch đô thị, các dự án cải thiện cơ sở
hạ tầng nông thôn, cung cấp cho các công trình xây dựng khu công nghiệp mới.
1.4.1. Nhiệm vụ của công ty
 Xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng và tổ chức có hiệu quả
các kế hoạch kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho hoạt động của công ty.
 Đảm bảo đời sống cho nhân viên, tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ,
xây dựng văn hóa cho toàn công ty.
 Quản lý và khai thác, sử dụng tốt nguồn vốn của công ty
 Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập
khẩu và giao dịch đối ngoại.
 Tham gia và hoàn thành tốt công tác xã hội
1.4.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Hiện nay trên thị trường, các công ty kinh doanh đều tung ra nhiều mặt
hàng với nhiều chủng loại, nhãn hiệu, mẫu mã khác nhau để đảm bảo hiệu quả
kinh doanh cho doanh nghiệp.
Công ty Thạch Sơn cũng vậy. Sau khi nghiên cứu, lựa chọn được nguồn
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa
hàng nhập khẩu từ các nước Nhật bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ…
Sau khi tìm hiểu khả năng tiêu thụ của thị trường trong nước, tìm hiểu sự ảnh
hưởng của các yếu tố vĩ mô lẫn vi mô, công ty đã đưa ra quyết định kinh
doanh nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Điều này giúp cho công ty vừa
đảm bảo an toàn vừa đáp ứng được nhu cầu của nhiều tập thể khách hàng
khác nhau.
Với thị trường tiêu thụ nội địa, các sản phẩm, dịch vu công ty lựa chọn

để kinh doanh có cơ cấu như sau:
 Hàng vật tư, chi tiết máy cung ứng cho thi công xây dựng: chiếm 20%
cơ cấu
 Hàng thiết bị máy móc bao gồm: máy công trình, máy súc, máy ủi,
máy lu, máy san gạt…chiếm 60% cơ cấu
 Dịch vụ tư vấn: chiếm 10% cơ cấu
 Khác: 10% cơ cấu
Mặt hàng chủ yếu mà công ty Thạch sơn nhập khẩu để kinh doanh trên
thị trường trong nước là hàng thiết bị máy móc phục vụ thi công xây dựng.
Đây là những mặt hàng được công ty xem như là thế mạnh, có lợi thế cạnh
tranh về khách hàng, nguồn hàng nhập khẩu.
Mặt hàng chiếm thứ hai của công ty trong danh mục hàng nhập khẩu
đề kinh doanh là hàng vật tư, chi tiết máy phục vụ thi công xây dựng. Đây
là danh mục sản phẩm đi kèm hỗ trợ cho danh mục sản phẩm là máy móc
thi công xây dựng.
Cơ cấu thứ 3 của công ty là dịch vụ tư vấn xây dựng, tư vấn lập dự án
xây dựng, trang trí, tư vấn trang trí nội thất, ngoại thất. Đây là hoạt động kinh
doanh mới của công ty, trong năm 2012 xắp tới công ty tiếp tục mở rộng hoạt
động dịch vụ này.
1.4.3. Đặc điểm kĩ thuật của công ty
 Chịu ảnh hưởng từ khí hậu: sản phẩm máy móc xây dựng là mặt hàng
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
10
Chuyên đề thực tập cuối khóa
trọng tâm mà công ty kinh doanh, những sản phẩm này thường có kích thước cồng
kềnh, khối lượng lớn nên khó cất giữ trong kho có mái che mà phải là để ngoài bãi.
Điều này đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý bảo dưỡng, bảo vệ máy móc.
 Sản phẩm có giá thành trên mỗi sản phẩm cao: đó đều là những máy
móc hiện đại với hàm lượng công nghệ cao, được công ty nhập nguyên chiếc
từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý, Mỹ, Đức, Trung Quốc… Do đó với

qui mô vốn chưa nhiều điều đó cũng làm hạn chế năng lực của công ty.
 Sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao: Yếu tố kỹ thuật không chỉ trong
bản thân sản phẩm mà sản phẩm còn đòi hỏi người sử dụng, người bán, người
lắp đặt cũng phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật nhất định. Công ty đã phải
không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ
công nhân viên thuộc công ty.
 Chịu các biến động từ thị trường ngoại hối: Là một doanh nghiệp kinh
doanh nhập khẩu, công ty sử dụng các công cụ thanh toán quốc tế, do vậy
không thể tránh khỏi rủi ro từ các yếu tố tỷ giá, lãi suất, chính sách quản lý
ngoại tệ của Nhà nước làm tác động đến năng lực cạnh tranh, cũng như ảnh
hưởng đến kế hoạch kinh doanh đã đề ra của doanh nghiệp.
 Công ty có lợi thế về con người: Tuy thời gian hoạt động chưa lâu
nhưng nhờ nền tảng con người với kinh nghiệm sẵn có, công ty có được thuận
lợi to lớn về mặt con người.
 Thị trường giàu tiềm năng: Nền kinh tế hồi phục, các công trình
xây dựng dân dụng và công nghiệp đang gia tăng về số lượng, công ty duy
trì lượng các bạn hàng quen, đồng thời mở rộng thêm số lượng cũng như
đối tượng khách hàng.
1.4.4. Đặc điểm lực lượng đội ngũ nhân viên
Trong kinh doanh, lực lượng lao động của Doanh nghiệp có thể sáng tạo
ra công nghệ, kỹ thuật và áp đựng đưa chúng vào thực tế sử dụng tạo ra tiềm
năng lớn cho hiệu quả kinh doanh. Con người là nhân tố quyết định sự thành
công hay thất bại của công ty. Hiểu và nắm được những điều đó, kể từ khi
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
11
Chuyên đề thực tập cuối khóa
thành lập, công ty có những chính sách, chế độ đãi ngộ và phân chia nhiệm vụ
quyền hạn cho từng bộ phận, từng thành viên hợp lý theo mục tiêu và nhiệm
vụ của công ty:
 Xây dựng, phát triển mối quan hệ với bạn hàng trong nước và ngoài

nước.
 Tăng cương bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời nâng cao cải thiện mức
sống cho nhân viên. Không ngừng tìm kiếm nhân lực có năng lực để hoàn
thiện cơ cấu công ty.
 Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Ban giám đốc công ty luôn quan tâm, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh cũng như nghiệp vụ quản lý.
Việc xắp xếp nhân viên đúng ngành nghề, đúng việc làm cho nhân viên trong
công ty phát huy hết năng lực cá nhân, đồng thời hòa đồng trong văn hóa
Doanh nghiệp.
Song song với việc đào tạo cho nhân viên, công ty thường xuyên tổ chức
xắp xếp lại bộ máy để công ty hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều
kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến.
Tổng số lao động trong toàn doanh nghiệp : 32 nhân viên làm việc tại
văn phòng công ty và xưởng kho bãi (79% tốt nghiệp đại học, 21% tốt nghiệp
cao đẳng)
Một trong những lợi thế hàng đầu nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức
cạnh tranh của công ty Thạch Sơn là đội ngũ nhân viên, lực lượng lao động.
Thu nhập bình quân tháng của nhân viên trong công ty
Bảng 1.2. Bảng lương nhân viên của Công ty
(Đơn vị VNĐ)
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010
Thu nhập bình quân Đồng/người/tháng 2.300.000 3.150.000
Nguồn nội bộ công ty Thạch Sơn
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 1.3. Bảng phân công lao động của công ty
Vị trí
Số

lượng
Trình độ
Kinh nghiệm
làm việc tại vị trí
tương đương
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng phòng nhân sự
- Phó phòng nhân sự
- Nhân viên
Trưởng phòng kế toán tài chính
- Phó phòng
- Kế toán viên
- Thủ quỹ kiêm thống kê
Trưởng phòng xuất nhập khẩu
- Nhân viên
Trưởng phòng kinh doanh/
marketing
- Giám sát kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên Marketing
Phòng tổng hợp
Trưởng phòng vật tư kĩ thuật
- Nhân viên kĩ thuật
- Nhân viên xưởng
01
02
01
01
02

01
01
02
01
01
02
01
01
05
02
02
01
02
03
Đại học
Đại học
Đại học
Đại học
Đại học
Đại học
Đại học
Cao đẳng
Cao đẳng
Đại học
Đại học
Đại học
Đại học
Cao đẳng
Đại học
Cao đẳng

Cao đẳng
Cao đẳng
Cao đẳng
20
20
10
10
4
16
9
6
4
15
7
8
8
5
3
8
10
5
Nguồn tài liệu nội bộ công ty Thạch Sơn
Trong thời gian kinh doanh kể từ khi thành lập, công ty liên tục có các
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
13
Chuyên đề thực tập cuối khóa
hoạt động tạo môi trường thân thiện giữa các nhân viên trong nội bộ như: tổ
chức thăm quan du lịch, hoạt động teambulding, thăm hỏi tặng quà dịp lễ
tết…
Chính vì vậy toàn thể đội ngũ nhân viên công ty đều hăng hái tích cực

làm việc, đóng góp cống hiến cho công ty.
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
MÁY MÓC, VẬT TƯ VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
VẬN TẢI PHỤC VỤ THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THẠCH SƠN
2.1. Khát quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn là công ty chuyên kinh
doanh máy móc, vât tư và phương tiện giao thông vận tải phục vụ thi công
xây dựng. Bên cạnh đó công ty còn tham gia vào các hoạt động tư vấn xây
dựng, tư vấn lập dự án xây dựng, trang trí, tư vấn trang trí nội thất, ngoại thất.
Xét về hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, vào Qúy 2+3+4/2010
năm 2010, công ty đạt doanh thu 44.797.216.923 đồng tăng 10.178.612.167
đồng so với cùng kì năm 2009. Đến hết quý I năm 2011, công ty đạt Doanh
thu 10.845.881.852 đồng trong khi chịu tác động hàng loạt của thị trường cả
trong nước và quốc tế: Giá dầu tăng, giá điện tăng, tỷ giá không ổn định, thảm
họa thiên nhiên tại Nhật Bản,… làm ảnh hưởng đến cả nguồn cung hàng hóa
cũng như sức mua của khách hàng. Công ty có quan hệ chủ yếu với các thị
trường châu Á như: Đài Loan, Singapore, Nhật bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…và
một số nước Châu Âu như: Đức, Ý…Châu Mỹ như: Mỹ…
Công ty hiện nay với thị trường tiêu thụ và lượng khách hàng phủ rộng
khắp cả nước, trọng tâm như các tỉnh thành phố Hà nội, Hưng yên, Hải
Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương, Đồng Nai.
Với mối quan hệ lâu dài với các đối tác nước ngoài đến từ các nước Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ.
Công ty cổ phần Thạch Sơn từng ngày khẳng định được vị thế trong
ngành nghề lĩnh vực theo đuổi.

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh máy móc, vật tư và phương tiện
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa
giao thông vận tải phục vụ thi công xây dựng của công ty
2.2.1. Hoạt động nhập khẩu của công ty
Trong suốt 3 năm hoạt động kể từ khi thành lập, công ty Thạch Sơn luôn
đặt trọng tâm kinh doanh là các loại máy móc, thiết bị, và phương tiện giao
thông vận tải phục vụ thi công xây dựng.
So sánh tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty ta thấy kim ngạch tăng
qua các năm, Quý 2+3+4/2010 mức tăng là 31.44%, sang Quý 1/2011 mức
tăng chậm lại do ảnh hưởng từ thị trường nhập khẩu chính tại châu Á của
công ty là Nhật Bản. Thảm họa động đất, sóng thần làm cho nguồn hàng nhập
khẩu từ Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy vậy xét tổng thể, cho dù
có một vài dòng sản phẩm sụt giảm giá trị nhập khẩu nhưng tổng kim vẫn có
mức tăng 4.46%. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong điều hành của ban lãnh
đạo công ty đã tìm nguồn hàng bổ sung cho sự thiếu hụt từ thị trường Nhật
Bản. Kim ngạch nhập khẩu từ 2 khu vực châu Âu và Châu Mỹ có mức tăng
lần lượt là 44.6% và 25.5% khi so sánh các Quý 2+3+4/2010 so với cùng kỳ
năm 2009. Đến quý 1/2011 tình hình Nhật Bản khiến cho thị trường Châu Âu
và châu Mỹ tiếp tục trở thành nguồn hàng quan trọng của công ty. Quý
1/2011, kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường này vẫn đạt mức rất cao lần lượt
45.3% và 19%.
Với kết quả khả quan như vậy, trong năm 2011 công ty vẫn trên đà phát
triển với lượng khách hàng ổn định. Công ty có quan hệ chủ yếu với các thị
trường châu Á như: Đài Loan, Singapore, Nhật bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…và
một số nước Châu Âu như: Đức, Ý…Châu Mỹ như: Mỹ…
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa

Bảng 2.4. Tình hình nhập khẩu sản phẩm của công ty Quý 2+3+4/ 2009 so với Quí 2+3+4 / 2010
(Đơn vị: VNĐ)
Xét theo tổng kim ngạch theo mặt hàng
Chỉ tiêu Q2+3+4/2009 Q2+3+4/2010 So sánh
Doanh thu Tỉ lệ Doanh thu Tỉ lệ Số tuyệt đối Tỉ lệ
Tổng kim ngạch theo mặt
hàng
32,755,218,408 100% 43,052,951,219 100% 10,297,732,811 31.44%
Máy xúc 8,909,419,407 27.2% 11,021,555,512 25.6% 2,112,136,105 6.45%
Máy xúc lốp 4,520,220,140 13.8% 4,692,771,683 10.9% 172,551,543 0.53%
Máy xúc lật 2,358,375,725 7.2% 4,133,083,317 9.6% 1,774,707,592 5.42%
Máy ủi 6,092,470,624 18.6% 8,352,272,536 19.4% 2,259,801,913 6.90%
Máy lu 5,011,548,416 15.3% 7,189,842,854 16.7% 2,178,294,437 6.65%
Máy san gạt 2,554,907,036 7.8% 3,831,712,658 8.9% 1,276,805,623 3.90%
Máy phát điện 2,358,375,725 7.2% 2,712,335,927 6.3% 353,960,201 1.08%
Chi tiết phụ tùng máy 949,901,334 2.9% 1,119,376,732 2.6% 169,475,398 0.52%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty các quý năm 2009 và 2010
Xét theo tổng kim ngạch theo khu vực
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Chỉ tiêu
Q2+3+4/2009 Q2+3+4/2010 So sánh
Doanh thu Tỉ lệ Doanh thu Tỉ lệ Số tuyệt đối Tỉ lệ
Tổng kim ngạch theo khu
vực
32,755,218,408 100% 43,052,951,219 100% 10,297,732,811 31%
Châu Á 22,928,652,886 70.0% 29,534,324,536 68.6% 6,605,671,651 28.8%
Châu Âu 6,223,491,498 19.0% 8,998,066,805 20.9% 2,774,575,307 44.6%
Châu Mỹ 3,603,074,025 11.0% 4,520,559,878 10.5% 917,485,853 25.5%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty các quý năm 2009 và 2010
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 2.5. Tình hình nhập khẩu sản phẩm của công ty Quý 1/ 2010 so với Quý 1 / 2011
(Đơn vị: VNĐ)
Xét theo tổng kim ngạch theo mặt hàng
Chỉ tiêu Q1/2010 Q1/2011 So sánh
Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Số tuyệt đối Tỉ lệ
Tổng kim ngạch theo mặt hàng 10,324,589,646 100% 10,785,238,771 100% 460,649,125 4.46%
Máy xúc 3,016,737,735 29.2% 2,858,088,274 26.5% (158,649,461) -5.26%
Máy xúc lốp 1,125,380,271 10.9% 1,240,302,459 11.5% 114,922,187 10.21%
Máy xúc lật 777,650,443 7.5% 808,892,908 7.5% 31,242,465 4.02%
Máy ủi 1,789,460,228 17.3% 2,006,054,411 18.6% 216,594,184 12.10%
Máy lu 1,724,206,471 16.7% 1,962,913,456 18.2% 238,706,985 13.84%
Máy san gạt 972,266,019 9.4% 959,886,251 8.9% (12,379,769) -1.27%
Máy phát điện 650,449,148 6.3% 657,899,565 6.1% 7,450,417 1.15%
Chi tiết phụ tùng máy 268,439,331 2.6% 291,201,447 2.7% 22,762,116 8.48%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty năm 2011
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Xét theo tổng kim ngạch theo khu vực
Chỉ tiêu Q1/2010 Q1/2011 So sánh
Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Số tuyệt đối Tỉ lệ
Tổng kim ngạch theo khu vực 10,324,589,646 100% 10,785,238,771 100% 460,649,125 4%
Châu Á 6,762,403,252 65.5% 5,964,237,040 55.3% (798,166,212) -11.8%
Châu Âu 2,211,216,777 21.4% 3,214,001,154 29.8% 1,002,784,377 45.3%
Châu Mỹ 1,350,969,617 13.1% 1,607,000,577 14.9% 256,030,960 19.0%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty các quý năm 2010 và 2011

Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
20
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Nhìn vào bảng 2.4 và 2.5 ta thấy:
4 dòng sản phẩm chính: máy xúc, máy xúc lốp, máy ủi, máy lu là dòng
sản phẩm quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của công
ty. 4 dòng sản phẩm này chiếm đến hơn 70% kim ngạch nhập khẩu . Cụ thể:
- Quý 2+3+4/2009: Chiếm 74.9%
- Quý 2+3+4/2010: Chiếm 72.6%
- Quý 1/2010: Chiếm 74.1%
- Quý 1/2010: Chiếm 74.8%
So sánh tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty ta thấy kim ngạch tăng
qua các năm, Quý 2+3+4/2010 mức tăng là 31.44%, sang Quý 1/2011 mức
tăng chậm lại do ảnh hưởng từ thị trường nhập khẩu chính tại châu Á của
công ty là Nhật Bản. Thảm họa động đất, sóng thần làm cho nguồn hàng nhập
khẩu từ Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy vậy xét tổng thể, cho dù
có một vài dòng sản phẩm sụt giảm giá trị nhập khẩu nhưng tổng kim vẫn có
mức tăng 4.46%. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong điều hành của ban lãnh
đạo công ty đã tìm nguồn hàng bổ sung cho sự thiếu hụt từ thị trường Nhật
Bản. Kim ngạch nhập khẩu từ 2 khu vực châu Âu và Châu Mỹ có mức tăng
lần lượt là 44.6% và 25.5% khi so sánh các Quý 2+3+4/2010 so với cùng kỳ
năm 2009. Đến quý 1/2011 tình hình Nhật Bản khiến cho thị trường Châu Âu
và châu Mỹ tiếp tục trở thành nguồn hàng quan trọng của công ty. Quý
1/2011, kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường này vẫn đạt mức rất cao lần lượt
45.3% và 19%.
Thị trường nhập khẩu của công ty rất rộng lớn, trên cả 3 châu lục, nhưng
chủ yếu vẫn là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, và các thị trường Đức,
Malaysia… Thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Nhật
Bản, thị trường Nhật Bản có nguồn hàng dồi dào, mạnh về cả chất lượng và
số lượng. Công ty cũng đang có hướng đa dạng hóa thị trường, mà Trung

Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Quốc là một trong những địa điểm mà cô
ng ty đang nhắm tới với lợi thế về giá cả, số lượng.
Từ những phân tích trên ta thấy công ty đã hoàn thành mục tiêu mở rộng
thị trường khách hàng, tối đa hoá doanh thu và đa dạng hoá sản phẩm cung
ứng dịch vụ, công ty đã có nhiều giải pháp hữu hiệu và thích hợp với sự thay
đổi của thị trường, chuyển dịch cơ cấu hàng cung ứng, mở rộng danh mục
hàng nhập khẩu đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
Trong những năm qua, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thạch Sơn luôn
nỗ lực tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường của mình, cả về thị trường
mua lẫn thị trường bán. Thị trường kinh doanh của công ty được phân chia
thành ba khu vực chính là: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Trọng tâm
của thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng,
Hưng Yên, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh lân cận khác.
Các loại hàng bán được chia làm tám dòng sản phẩm chính là: Máy xúc, máy
xúc lốp, máy xúc lật, máy ủi, máy lu, máy san gạt, máy phát điện, chi tiết phụ
tùng máy.
Qua bảng số liệu 2.6 và 2.7 ta thấy doanh thu bán hàng các dòng sản
phẩm có sự tăng giảm trái chiều. Nếu như trong các Quý 2+3+4/2010 tổng
doanh thu của công ty đạt mức tăng 29.40% so với cùng kỳ năm 2009. Các
dòng sản phẩm đều có mức tăng từ 0.3 đến gần 6.5%. Thị trường tiêu thụ tăng
mạnh mẽ cụ thể:
Nguyễn Đức Hùng Khánh Lớp: QTKD Thương Mại 49A
22

×