Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản để vượt qua các rào cản kĩ thuật trên thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.98 KB, 55 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Đối với toàn nền kinh tế 8
Đối với doanh nghiệp 8
Nguyễn Xuân Hội
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành
môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế
giới. Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự
khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa.
Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ mặt trái
của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động. Trong
khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi là cơ
hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Cho
dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay khác, với
các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các
nước, nếu nhìn về dài hạn.
Sau 4 năm gia nhập WTO chúng ta đã gặp không ít thuận lợi, cũng như những
khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường trong nước
và quốc tế. Đứng trước tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam phải có những
biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để giành thế chủ động trên
thương trường, tồn tại và phát triển lâu dài. Việt Nam đã và đang phải cạnh tranh
với các quốc gia khác để giành vị thế của mình trên trường quốc tế. Điều này đồng
nghĩa với việc phải đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng của Việt Nam trên thị trường
thế giới.
Nước ta là một nước nông nghiệp, khi hội nhập vào kinh tế quốc tế các sản
phẩm nông nghiệp càng phải cần chú trọng hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh
tranh. Trong nhiều năm, xuất khẩu thủy sản nói chung và mặt hàng cá tra và cá basa
nói riêng trở thành mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu nông sản của nước ta, và
luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.


Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, tình hình cạnh tranh, các cuộc
tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia ngày gay gắt hơn
bao giờ hết, chúng không chỉ nằm trong giới hạn quốc gia mà còn vượt qua các vụ
kiện mang tính khu vực và thế giới như trong ngành thủy sản là các vụ kiện liên
quan đến cá, tôm. Có thể nói, thị trường Mỹ là một thị trường rất tiềm năng và luôn
hàm chứa tính cạnh tranh rất lớn, các vụ kiện thường xuyên xảy ra giữa phía Mỹ và
các nhà xuất khẩu trong đó có Việt Nam. Cùng với sự cạnh tranh đó, Chính phủ Mỹ
còn đưa ra các rào cản phi thương mại và thương mại như các quy định khắt khe về
Nguyễn Xuân Hội
2
Chuyên đề tốt nghiệp
an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về bảo vệ môi trường, các công ước lao động
…nhằm hạn chế nhập khẩu vào nước này. Tuy thủy sản của Việt Nam đã có chỗ
đứng trên thị trường Mỹ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức tiềm ẩn đối
với các doanh nghiệp trong thời gian tới. Chinh phục thị trường này là một điều
không dễ, nhất là khi chúng ta phải cạnh tranh với hàng của các nước đang phát
triển khác. Xuất phát từ vần đề này em chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm thủy sản để vượt qua các rào cản kĩ thuật trên thị trường Mỹ” làm
đề tài nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài này, sẽ giúp chúng ta hiểu được rõ thực trạng năng lực
cạnh tranh của sản phẩm cá trá và cá basa của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Từ đó,
sẽ giúp đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt
hàng này, để ngày càng khẳng định được giá trị, chỗ đứng và nâng cao giá trị xuất
khẩu cho Việt Nam.
Đề tài được nghiên cứu bằng cách kết hợp một số các phương pháp như
nghiên cứu tại chỗ, tổng hợp, phân tích, trọng số và hệ thống
Kết cầu của đề tài gồm 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, rào cản và nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Phần II: Phân tích năng lực cạnh tranh và các rào cản đối với sản phẩm thủy

sản trên thị trường Mỹ.
Phần III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên
thị trường Mỹ.
Em xin trân thành gửi lời cảm ơn tới TS. Vũ Thị Minh - Giảng viên khoa
Kinh tế Bất động sản và tài nguyên và TS. Lê Xuân Nhật; TS. Nguyễn Thùy
Dung – Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản đã nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ Em hoàn
thành chuyên đề này.
Nguyễn Xuân Hội
3
Chuyên đề tốt nghiệp
NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN, CẠNH TRANH, NĂNG
LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN
THỦY SẢN
1. Khái niệm về cạnh tranh
1.1. Đặc điểm về sản phẩm thủy.
Sản phẩm thủy sản là loại sản phẩm có tính chất tươi sống rất cao, các nguyên
liệu chế biến đều được đánh bắt sống và chế biến theo quy trình hỗn hợp liên ngành.
Các loại sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều của
điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, dòng chảy.
Các sản phẩm thủy sản nhiều dinh dưỡng, được dùng trong các bữa ăn của con
người, do vậy nó có một vai trò hết sức quan trọng là giúp con người tái sản xuất
sức lao động sau những giờ lao động mệt mỏi. Hầu hết các sản phẩm thủy sản đều
là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa
tuổi. So với các loại thịt, cacds loại thực phẩm thủy sản có chứa ít chất mỡ hơn,
nhiều chất khoáng hơn những đạm cũng khá cao. Sản phẩm thủy sản ngày càng
được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung
thư…) ngày càng xuất hiện như những món chính trong bữa ăn hàng ngày của
người dân
Cá tra và basa là hai trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác

định ở sông Cửu long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp
cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nước ta và còn sống sót rất
ít ở Thái lan và Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá cần được bảo vệ nghiêm
ngặt (sách đỏ). Cá tra và basa của ta cũng khác hoàn toàn với loài cá nheo Mỹ
(Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae.
Sản phẩm cá tra và cá basa giàu chất dinh dưỡng. Cũng như các loài cá khác,
thịt cá tra, basa là nguồn protein động vật chất lượng cao, cung cấp nhiều protein,
các chất khoáng quan trọng và có chứa nhiều loại vitamin cần thiết rất tốt cho sức
khỏe. Thịt cá có hàm lượng protein từ 23-28%, tương đối cao hơn so với các loài cá
nước ngọt khác (16-17%). Các protein trong cá nhìn chung dễ đồng hóa, dễ hấp thu
hơn thịt và cung cấp dầy đủ các acid amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con
Nguyễn Xuân Hội
4
Chuyên đề tốt nghiệp
người. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy rằng tổng lượng chất béo có trong thịt cá
thấp hơn so với thit và phần lớn chúng là các chất béo có lợi, đặc biệt là hai chất
dinh dưỡng quan trọng DHA và EPA. Đáng lưu ý, những nghiên cứu gần đây cho
thấy, mỡ cá basa chứa một lượng DHA (Docosa Hexaenoic Acid) và EPA
(eicosapentaenoic acid) (4.74% DHA và 0.31% EPA) mà trước đây, loại axit béo
quan trọng này được xác định là chỉ có trong mỡ cá hồi, cá ngừ, cá sọc, một số loài
cá vùng biển sâu. Tổng lượng chất béo được tìm thấy trong cá Tra từ 2.55 – 3.42%
với tỉ lệ acid béo chưa bão hòa chiếm trên 50% tổng số acid béo. Trong đó, acid
oleic là acid chiếm thành phần cao nhất trong các acid béo chưa bão hòa đơn
(30.93%) và acid linoleic chiếm thành phần cao nhất trong acid béo chưa bão hòa
đa (8.43%). Nhiều công trình nghiên cứu khoa cũng đã chứng minh về những lợi
ích của acid béo không bão hòa trong đó có vai trò làm giảm nguy cơ bệnh tim
mạch. Những acid này gíup hạ mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL
(cholesterol xấu) trong máu phòng xơ vữa động mạnh, nhồi máu cơ tim. Cá tra,
basa còn đặc trưng bởi hàm lượng cholesterol rất thấp (21-39 mg/100g). Đây là đặc
tính quan trọng đượ1.2. c khuyến cáo trong các chế độ dinh dưỡng nằm làm giảm

lượng cholesterol tiêu thụ hằng ngày trong bữa ăn. Cho đến nay, cá tra, basa đã thực
sự chinh phục người tiêu dùng trên thế giới nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao, vị ngon
và vai trò quan trọng của các thành phần có trong thịt cá.
Nguyễn Xuân Hội
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Hình ảnh minh họa sản phẩm cá tra cá basa.
1.2. Quan niệm về cạnh tranh
Đặc trưng cơ bản và nổi bật của kinh tế thị trường là tính cạnh tranh, bất cứ
một chủ thể nào tham gia vào thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Khi nói tới
cạnh tranh là nói tới nền kinh tế thị trường và ngược lại, nói tới kinh tế thị trường là
nói tới cạnh tranh. Ngược lại, thị trường mà không có cạnh tranh thì không còn là
thị trường nữa. Mặt tích cực của thị trường cũng là mặt tích cực của cạnh tranh. Mặt
tiêu cực của thị trường, tồn tại theo quan niệm của nhiều người; cũng là mặt tiêu
cực của cạnh tranh.
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất
phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá sự tách biệt
tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu sẽ dẫn
đến sự cạnh tranh để giành những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên
liệu nhân công rẻ gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật
phát triển nhằm làm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động
xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. khi còn sản xuất hàng hoá còn phân công lao
động thì còn cạnh tranh.
Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do dựa vào để
đảm bảo rằng các doanh nghiệp thoả mãn được các nhu cầu và mong muốn của
Nguyễn Xuân Hội
6
Chuyên đề tốt nghiệp
người tiêu dùng. Khi có canh tranh không một chính phủ nào cần các doanh nghiệp
sản xuất mặt hàng gì với số lượng chất lượng và giá như thế nào. cạnh tranh trực

tiếp quy định những vấn đề đó của doanh nghiệp.
Cạnh tranh là gì? Toàn bộ ý nghĩa của khái niệm này là người mua được
quyền chọn lựa trong số các nhà cung cấp khác nhau thì họ sẽ có nhiều khả năng
mua được những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý hơn.
- Theo Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
- Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh), cạnh tranh trong
cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.
- Theo kinh tế chính trị học: “ Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối
thử nhằm giành giật thị trường khách hàng cho Doanh nghiệp mình”. Trong nền kinh
tế thị trường cạnh tranh được hiểu là : “sự ganh đua giữa các Doanh nghiệp trên thị
trường nhằm giành giật được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ,
về cùng một loại khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.”
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất: “Cạnh tranh là sự ganh đua, là
cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một
thị trường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trường, thông
qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao”. ( Trần Sửu,
2005, tr.46 ).
Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể
tham gia thị trường. Đối với người mua, họ muốn mua được loại hàng hoá có chất
lượng cao, với một mức giá rẻ. Còn ngược lại, người bán bao giờ cũng muốn tối đa
hoá lợi nhuận của mình. Vì mục tiêu lợi nhuận, họ phải giảm chi phí và tìm cách
giành giật khách hàng và thị trường về phía mình. Và như vậy cạnh tranh sẽ xảy ra.
Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường hay có thể nói. Thị
trường là vũ đài cạnh tranh, là nơi gặp gỡ của các đối thủ cạnh tranh, mà kết quả sẽ
là một số bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi một số khác vẫn tồn tại
và phát triển hơn nữa. Quy luật chọn lọc nghiệt ngã thông qua cạnh tranh của thị
trường đã chia các chủ thể tham gia thị trường thành hai nhóm: nhóm năng động và

nhóm trì trệ. Quy luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị
Nguyễn Xuân Hội
7
Chuyên đề tốt nghiệp
trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho
quá trình phát triển của toàn xã hội. Kết quả của cạnh tranh sẽ xác định vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường, vì thế mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tìm cho mình
một chiến lược cạnh tranh phù hợp để vươn lên tới vị thế cao nhất
1.3. Vai trò của cạnh tranh
Trong cơ chế thị trường, kinh doanh luôn gắn liền với cạnh tranh. Kinh doanh
là cạnh tranh gay gắt không khoan nhượng. Mỗi một doanh nghiệp không phân biệt
thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động thích nghi với cơ chế này. Cạnh tranh
và quy luật cạnh tranh được thừa nhận. Vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể
hiện rõ nét hơn.
Đối với toàn nền kinh tế
Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội.
Đây cũng chính là sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả hơn, tích cực áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chúng ta biết kết quả của cạnh
tranh là loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh, không
có chiến lược cũng như chiến lược kinh doanh không hiệu quả. Một nền kinh tế
mạnh là khi có các công ty, các doanh nghiệp vững mạnh và có khả năng cạnh tranh
cao. Tuy nhiên cạnh tranh ở đây phải là cạnh tranh hoàn hảo thì nền kinh tế mới bền
vững được, còn cạnh tranh độc quyền làm cho nền kinh tế không ổn định, môi
trường cạnh tranh không ổn định dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích, quyền lợi.
Cạnh tranh sẽ đảm bảo việc điều chỉnh quan hệ giữa cung và cầu (quyền tự
chủ của người tiêu dùng ). Cạnh tranh sẽ điều khiển sao cho những nhân tố sản xuất
sẽ được sử dụng vào những nơi có hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tổng giá thành của
sản xuất xã hội. Dưới điều kiện cạnh tranh là những tiền đề thuận tiện nhất làm cho
sản xuất thích ứng linh hoạt dưới sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất. Cạnh
tranh sẽ tác động một cách tích cực đến việc phân phối thu nhập thông qua việc cản

trở sự bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không
tương ứng với năng suất. Sự thúc đẩy đổi mới được coi là một chức năng cạnh tranh
năng động trong những thập kỷ gần đây.
Đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Cạnh tranh có thể gọi là cuộc đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể
lẩn tránh mà cần tìm mọi cách vươn lên để chiếm ưu thế và chiến thắng.
Nguyễn Xuân Hội
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải vươn lên tìm cách nâng cao
chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, dịch vụ bán càng ngày càng hoàn thiện hơn
đáp ứng nhu cầu khách hàng và bao giờ các đối thủ cũng tìm cách đưa ra mức giá
thấp nhất và có thể chất lượng hoàn hảo nhất. Chính điều này khiến các doanh
nghiệp phải lựa chọn phương án chiến lược nội dung tối ưu như: chi phí nhỏ nhất,
công nghệ hiện đại cạnh tranh khiến các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới tạo
sức ép cho các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để
giảm giá thành, nâng cao chất lượng.
Mỗi doanh nghiệp không thể lẩn tránh cạnh tranh vì như vậy là cầm chắc sự
thất bại, có thể dẫn tới phá sản. Vì thế doanh nghiệp muốn vươn lên phải xây dựng
cho mình một chiến lược cạnh tranh hợp lý. Coi cạnh tranh như là một công cụ, là
bàn đạp vươn lên. Trong cơ chế thị trường và trong thương mại quốc tế, cạnh tranh
có vai trò làm cho giá cả của hàng hóa giảm xuống, chất lượng của hàng hóa không
ngừng tăng lên và các dịch vụ sau bán hàng ngày càng tăng lên. Vì thế, trước hết
cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất, phải không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sự cạnh tranh khốc liệt làm cho các doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, phát
triển đi lên, chỉ có cạnh tranh mới làm cho doanh nghiệp ngày thể hiện được khả
năng, bản lĩnh của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan, các

doanh nghiệp tham gia vào thị trường đều chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh thúc
đẩy sản xuất và phát triển. Cạnh tranh sẽ đào thải những doanh nghiệp hoạt động
yếu kém, giúp doanh nghiệp tìm tòi và khắc phục những yếu điểm để vươn lên nắm
giữ thị trường. Doanh nghiệp nào có chính sách cạnh tranh hiệu quả sẽ tạo ra được
vị thế trên thị trường, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy
nhiên, vị thế cạnh tranh chỉ mang tính tương đối, có thể là lớn ở điểm này nhưng lại
yếu ở điểm khác. Như vậy, doanh nghiệp phải luôn nhìn nhận cạnh tranh, điều kiện
cạnh tranh như là một trong các căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược phát
triển trước mắt cũng như lâu dài.
Đối với khách hàng
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra càng gay gắt thi
người được lợi nhiều nhất là khác hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng
(khách hàng) được tiêu dùng hàng hóa có chất lượng cao hơn với giá cả phải chăng,
Nguyễn Xuân Hội
9
Chuyên đề tốt nghiệp
nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng tốt hơn. Có được điều đó là vì có cạnh
tranh nên hàng hóa trong trao đổi quốc tế trở nên phong phú và đa dạng về chủng
loại, bao bì, mẫu mã và đặc biệt là chất lượng ngày càng cao, giá thành hạ. Bất kỳ
hàng hóa nào muốn tham gia vào thị trường thế giới đều phải kiểm tra chất lượng.
Chẳng hạn, hàng thủy sản của Việt Nam muốn vào được thị trường EU phải đạt
tiêu chuẩn chất lượng theo HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm
soát tới hạn).
1.4. Phân loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1.4.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
- Cạnh tranh giữa những người bán với người bán: : Là cuộc cạnh tranh gay go
và quyết liệt nhất. Cuộc cạnh tranh này thường diễn ra trong trường hợp cung lớn
hơn cầu. Thực chất cạnh tranh giữa những người bán là sự giành giật các lợi thế
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất
- Cạnh tranh giữa người mua với người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở

quy luật cung cầu. Khi cung một loại hàng hoá dịch vụ nào đó nhỏ hơn mức cầu thì
cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt hơn. Gía cả hàng hoá và dịch vụ đó sẽ tăng
nhanh. Kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên người
mua lại phải chịu thiệt thòi
- Cạnh tranh giữa người mua với người bán: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo
quy luật mua rẻ bán đắt. Người bán luôn mong muốn bán hàng hoá của mình với
giá cao nhất, còn người mua lại muốn mua ở mức giá thấp nhất
1.4.2. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các
công ty cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch, cạnh tranh
dưới góc độ chi phí lao động cá biệt nhỏ hơn chi phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu
được lợi nhuận siêu ngạch. Do vậy để thu được lợi nhuận các doanh nghiệp thi đua
cạnh tranh vệ khoa học kỹ thuật, phải luôn cải tiến công cụ sản xuất, máy móc thiết
bị để giúp giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm và nâng cao
chất lượng.
- Cạnh tranh ngoài ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh
các doanh nghiệp của một ngành với những ngành khác nhằm đạt được lợi nhuận
cao và tìm kiếm nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Nguyễn Xuân Hội
10
Chuyên đề tốt nghiệp
- Rõ ràng giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác
nhau như: nhu cầu, tính chất quan trọng hay không quan trọng, tâm lý nên cùng một
lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành
khác. Điều đó dẫn đến tình trạnh những người sản xuất tại những nơi có tỷ suất lợi
nhuận thấp có xu hướng chuyển nguồn lực sang đầu tư sản xuất tại những ngành có
tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các
ngành. Kết quả là những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực,
quy mô sản xuất tăng. Khi đó cung ứng hàng hóa vượt quá cầu của nó sẽ làm cho
giá cả hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao giảm xuống. Điều đó làm giảm tỷ suất lợi

nhuận, ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho một số
nhà đầu tư chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất của ngành giảm,
cung nhỏ hơn cầu nên giá cả hàng hóa tăng nên tỷ suất lợi nhuận tăng.
1.4.3. Căn cứ vào thị trường
- Cạnh tranh hoàn hảo: hay gọi là cạnh tranh thuần tuý là tình trạng cạnh
tranh mà giá cả của một loại hàng hoá là không đổi trong toàn bộ các nơi của thị
trường do có nhiều người bán và người mua, họ có đủ thông tin về các điều kiện
của thị trường. Thực tế, rất ít tồn tại hình thái cạnh tranh này.
Đặc điểm của thị trường này:
+ Hàng hóa có tính đồng nhất cao, chúng dễ thay thế cho nhau trên thị trường.
+ Người mua và người bán đều không ảnh hưởng đến giá cả, thị trường của
sản phẩm, tức là phải chấp nhận giá của thị trường.
+ Trong thị trường hoàn hảo người mua và người bán tự do tham gia hay rút
lui khỏi thị trường mà không bị ràng buộc.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thái chiếm ưu thế trong các ngành sản
xuất kinh doanh. Ở đó, các nhà sản xuất bán hàng đủ mạnh để chi phối giá cả các
sản phẩm của mình trên thị trường hoặc từng nơi, từng khu vực cụ thể.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (gồm cạnh tranh độc quyền và cạnh
tranh tập đoàn) là loại thị trường mà trong đó chỉ có một số hãng cung ứng toàn bộ
mức cung ứng của toàn bộ thị trường về mọi loại hàng hóa và dịch vụ nào đó.
+ Đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền là các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm phân biệt, các sản phẩm này thay thế
cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải thay thế hoàn toàn. Sự gia nhập hay rút
Nguyễn Xuân Hội
11
Chuyên đề tốt nghiệp
lui vào thị trường dễ dàng.
+ Đặc trưng của thị trường cạnh tranh tập đoàn: Hàng hóa và dịch vụ có thể
giống nhau một ít, có thể khác nhau một ít, các hàng hóa mới khó ra nhập thị
trường. Giá cả luôn cứng nhắc, khi chi phí giảm hay cầu thị trường giảm thì các

doanh nghiệp không muốn giảm giá vì điều đó xảy ra thì cuộc chiến tranh giá sẽ
xảy ra giữa các doanh nghiệp; ngược lại cầu tăng, hay chi phí tăng các doanh
nghiệp không muốn tăng giá vì các đối thủ cùng tập đoàn không tăng giá.
2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm thủy sản.
2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Khi nói đến khái niệm năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh) người ta rất khó
có thể định nghĩa chung chung, thông thường định nghĩa về năng lực cạnh tranh
thường sẽ định nghĩa cụ thể hơn về phạm vi cũng như cấp độ. Khả năng cạnh tranh
là thuật ngữ được dùng để nói đến các đặc tính cho phép một doanh nghiệp cạnh
tranh một cách có hiệu quả với các doanh nghiệp khác nhờ có chi phí thấp hoặc sự
vượt trội về công nghệ và kỹ thuật trong so sánh quốc tế. Như vậy : “Khả năng
cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là việc có được các lợi thế cạnh tranh so
với các doanh nghiệp đối thủ. Cạnh tranh để duy trì vị trí của nó một cách lâu dài
trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ
đòi hỏi cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.”
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Sức cạnh tranh là khả năng của các doanh
nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.” Định nghĩa này đã phản ánh được khái niệm
cạnh tranh quốc gia trong mối liên hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các
doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.
Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh) là khả năng giành được thị
phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một
phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001,
NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội).
Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa là gì?
Nguyễn Xuân Hội
12

Chuyên đề tốt nghiệp
Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so
sánh đối với sản phẩm cùng loại.
Lợi thế so sánh của một sản phẩm bao hàm các yếu tố bên trong và bên ngoài
tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng
thị trường của sản phẩm Khi so sánh cùng một loại sản phẩm của hai doanh
nghiệp sản xuất khác nhau A, B, và nói rằng sản phẩm A có năng lực cạnh tranh
hơn sản phẩm của B là nói đến những lợi thế vượt trội của sản phẩm do A sản xuất,
như doanh nghiệp A có năng lực sản xuất lớn hơn, có chi phí sản xuất trên một đơn
vị sản phẩm thấp hơn, dung lượng thị trường chiếm lĩnh được lớn hơn…
Còn nếu so sánh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thế được thể
hiện cơ bản qua giá bán sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm và một phần không
nhỏ là tâm lý tiêu dùng. Có thể thấy rằng, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái
niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường
vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh
tranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu
không giữ được các yếu tố lợi thế. Nhìn chung, các sản phẩm nhóm may mặc, đặc
biệt là hàng may sẵn, hàng tơ tằm và vải dệt kim hiện nay đang có năng lực cạnh
tranh cao và trong giai đoạn 2006 - 2010, cơ bản vẫn giữ được mức độ cạnh tranh.
2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản
Từ những tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nói trên, chúng ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh của
sản phẩm cá tra và cá basa là khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường
so với các mặt hàng cùng loại của những nước khác. Nói đến năng lực cạnh tranh là
nói đến những lợi thế của sản phẩm chúng ta, bên cạnh đó cũng không thể không
nhắc đến những yếu điểm. Từ đó, giúp cho năng lực cạnh của sản phẩm cá tra và cá
basa trên thị trường ngày càng được nâng cao.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm cá tra và cá basa thì chúng ta
căn cứ vào những tiêu chí riêng, phù hợp với đặc điểm của sản phẩm. Cụ thể chúng
ta sẽ xem xét các tiêu chí đó trong phần sau.

3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản
3.1. Các tiêu chí mang tính định lượng.
3.1.1. Chi phí sản xuất sản phẩm
Nguyễn Xuân Hội
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp
phải chi ra trong một thời kỳ nhất định để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chi phí sản xuất, mua
hàng, chi phí bảo quản, chi phí lưu thông, chi phí quản lý. Chi phí có ảnh hưởng lớn
đến giá thành sản phẩm, nếu chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm cũng giảm
đi, do đó chi phí sản xuất cũng có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản
phẩm, và chi phí sản xuất thấp cũng thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chi phí thấp chính là bước khởi đầu để có thể cạnh tranh, sự phát triển kinh doanh
năng động mới tận dụng được lợi thế so sánh chi phí để từ đó nâng cao khả năng về
chất, nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đánh giá năng lực
cạnh tranh của sản phẩm dựa trên yếu tố chi phí là đánh giá các chỉ tiêu về chi phí
liên quan đến sản phẩm ( giá thành sản phẩm).
3.1.2. Giá bán sản phẩm
Chất lượng và giá cả là hai yếu tố thường xuyên đi liền với nhau. Chất lượng
sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, song một sản
phẩm có chất lượng rất tốt nhưng đồng thời giá của nó cao so với sự đánh giá của
khách hàng mục tiêu mà nó nhắm tới thì nó cũng không thể có sức cạnh tranh lớn
khi đưa ra thị trường. Do vậy, doanh nghiệp cần có chính sách giá hợp lý mà sản
phẩm lại có chất lượng tốt có thể bán sản phẩm chất lượng tốt với giá rẻ. Để đạt
được mục tiêu trên doanh nghiệp cần phải cắt giảm những chi phí không cần thiết,
sao cho giá sản xuất sản phẩm thấp, như vậy doanh nghiệp mới có thể hạ giá thành
sản phẩm.
Giá thành hàng hoá là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào hình thành nên hàng
hoá như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương công nhân sản xuất… trên cơ sở đó

xác định giá cả của hàng hoá.
Muốn giá cả thấp doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành tức là phải tận
dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có, đồng thời đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất,
nâng cao hiệu quả quản lý… có như vậy mới hạ giá thành từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng hoá.
Giá bán = Giá thành sản xuất + Chi phí liên quan + Lợi nhuận dự kiến
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng có quyền lựa chọn cho mình những
hàng hoá tốt nhất và cùng một loại hàng hoá thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn hàng hoá
Nguyễn Xuân Hội
14
Chuyên đề tốt nghiệp
có giá thấp hơn. Vì vậy, giá là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường. Để
chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có các chính sách giá thích
hợp cho từng loại hàng hoá, từng giai đoạn trong chu kỳ sống của hàng hoá hay tuỳ
thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.
3.1.3. Khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm
Lợi nhuận một đơn vị sản phẩm đem lại là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu
hiện kết quả kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp. Lợi nhuận không chỉ có ảnh
hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà nó còn là động lực, mục tiêu
của cạnh tranh, cạnh tranh chỉ là một trong những cách phổ biến nhất để đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm bị chi phối bởi
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
chính là khả năng duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường. Không thể tồn
tại được lâu dài một sản phẩm có khả năng sinh lời thấp mà lại có năng lực cạnh
tranh cao trên thị trường. Một sản phẩm không có khả năng sinh lời hay khả năng
sinh lời thấp thì sớm muộn cũng sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm khác. Đồng thời,
một sản phẩm có khả năng sinh lời cao sẽ tạo nhiều điều kiện để góp phần cải tiến
sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành từ đó góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm
3.1.4. Tốc độ tăng doanh thu, tăng thị phần

•Tốc độ tăng doanh thu:
Là một chỉ tiêu mang tính tuyệt đối thể hiện sức cạnh tranh của hàng hoá.
Hàng hoá mà có sức cạnh tranh lớn sẽ bán được nhiều, làm tăng doanh thu hơn
những hàng hoá có sức cạnh tranh yếu, sẽ bán được ít.
Doanh thu của hàng hóa đạt mức cao trên thị trường chứng tỏ được thị trường
chấp nhận, khách hàng ưa chuộng. Sự chấp nhận của khách hàng thể hiện hàng hóa
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như vậy, tăng doanh thu nghĩa là hàng hóa thoả
mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mức độ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng
phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa cao hơn.
Tăng doanh thu của hàng hóa có thể đạt được thông qua tăng giá bán, trong
khi giữ nguyên số lượng hàng may mặc cung ứng trên thị trường. Điều đó khó có
thể xảy ra đối với hàng hóa chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và trong
môi trường tự do hóa thương mại. Hơn nữa, khi tự do hoá thương mại diễn ra. Xu
Nguyễn Xuân Hội
15
Chuyên đề tốt nghiệp
hướng chung của hàng hóa trên thế giới đều giảm giá bán.
Tăng doanh thu bán hàng bằng cách bán giá thấp hơn và đưa ra thị trường số
lượng hàng hóa lớn hơn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Đây chính là
xu hướng chung của các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá trên thế giới nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá.
•Tốc độ tăng thị phần
Thị phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán hàng hóa của
doanh nghiệp so với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại
hàng hóa đó trên một thị trường và trong một thời gian nhất định.
Thị phần càng lớn thì nó biểu hiện hàng hoá của doanh nghiệp được nhiều
người tiêu dùng trên thị trường đó chấp nhận. Khi đó, sức cạnh tranh của hàng hóa
đó là lớn. Còn khi chỉ tiêu này nhỏ thì nó biểu hiện hàng hóa đó của doanh nghiệp
có sức cạnh tranh kém. Điều đó buộc doanh nghiệp phải xem xét để cải tiến mặt
hàng hoặc đưa ra các chính sách sản phẩm khác để nâng cao sức cạnh tranh cho sản

phẩm đó hoặc có thể dừng sản xuất mặt hàng đó nếu không thể cạnh tranh nổi so
với đối thủ.
3.2. Các chỉ tiêu định tính.
3.2.1. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của
sản phẩm và cũng là yếu tố quan trọng đầu tiên được sử dụng để đánh giá năng lực
cạnh tranh của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố như
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của người lao động.
Chất lượng sản phẩm được nâng cao dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ tăng, tăng
khối lượng hàng hoá bán ra và kéo dài chu kỳ sống của hàng hoá, từ đó tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Khi hàng hoá có chất lượng cao dẫn tới tăng uy tín của
doanh nghiệp từ đó mở rộng thị phần doanh nghiệp góp phần tăng sức cạnh tranh
của hàng hoá.
Vì vậy, chất lượng hàng hoá là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với một doanh
nghiệp bởi vì, chất lượng hàng hoá thấp đồng nghĩa với việc giảm uy tín, mất khách
hàng và nhanh chóng phá sản.
Để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong điều
kiện nền kinh tế thị trường hiện đại cạnh tranh gay gắt cần hiểu rõ và đúng đắn hơn
Nguyễn Xuân Hội
16
Chuyên đề tốt nghiệp
về sản phẩm. Sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng, một sản
phẩm được xác định theo cách nhìn của nhà doanh nghiệp chưa hẳn đã là một sản
phẩm mà khách hàng mong muốn. Một sản phẩm tốt theo khách hàng là một sản
phẩm có chất lượng “vừa đủ”. Khi đưa một sản phẩm nào đó ra thị trường doanh
nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, để đưa ra những sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm tới. Bán cái thị trường
cần chứ không phải bán cái doanh nghiệp có. Sản xuất một sản phẩm có chất lượng
tốt phải theo đánh giá của khách hàng.
3.2.2.Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Uy tín thương hiệu được hình thành dựa trên chất lượng, các dịch vụ sau bán
hàng, thời gian giao hàng,… Một thương hiệu có uy tín với khách hàng thì đồng
nghĩa với việc có lợi thế trong cạnh tranh. Khách hàng khi đó tin rằng họ đang tiêu
dùng một hàng hoá có chất lượng cao, các dịch vụ kèm theo tốt…Do đó, hàng hoá
đưa ra thị trường có thể nhanh chóng thu hút được người tiêu dùng. Điều này sẽ
giúp doanh nghiệp giảm một phần chi phí cho việc thu hút khách hàng, khách hàng
sẽ trung thành với thương hiệu hàng hoá hơn. Thương hiệu hàng hóa có ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng phát triển và năng lực cạnh tranh của một sản phẩm. Thương
hiệu thường gắn với sản phẩm và được sử dụng để xác định sản phẩm của từng
doanh nghiệp nên khách hàng thường mua sản phẩm thông qua thương hiệu. Một
thương hiệu tốt đồng nghĩa với một sản phẩm tốt và ngược lại. người tiêu dùng tìm
mua sản phẩm trên cơ sở các mức đọ đánh giá khác nhau về hình ảnh của nhãn hiệu
trên thị trường. Mức độ chấp nhận thương hiệu tương ứng với mức độ chấp nhận
sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, thương hiệu có tầm quan trọng và ảnh hưởng
ngày càng lớn đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩm.
3.2.3. Mức độ hấp dẫn của sản phẩm: bao bì, nhẵn hiệu tới khách hàng
Một sản phẩm chỉ có chất lượng tốt chưa phải là một sản phẩm hoàn thiện, nó
sẽ chỉ đáp ứng, thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng mà thôi, trong đó, nhu cầu
của khách hàng ngày càng phong phú đa dạng theo sự phát triển của xã hội. Khi
khách hàng mua sản phẩm ngoài mục đích giá trị sử dụng của sản phẩm, khách
hàng còn có nhu cầu thể hiện địa vị khi sử dụng sản phẩm. Mẫu mã sản phẩm cũng
như kiểu dáng giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu này, một chiếc xe sang trọng, một
sản phẩm có bao bì trang trí bắt mắt sang trọng sẽ được khách hàng lựa chọn thay vì
phải lựa chọn sản phẩm không được đẹp mặc dù chất lượng có thể hơn hoặc ngang
Nguyễn Xuân Hội
17
Chuyên đề tốt nghiệp
bằng. Mức độ hấp dẫn tạo ra sức cạnh tranh của hàng hoá vì nó mang lại những đặc
thù riêng biệt của hàng hoá này so với hàng hoá khác. Nhu cầu con người càng đa
dạng, hàng hoá phải đáp ứng được tính đa dạng trong nhu cầu đó thể hiện những giá

trị, yếu tố trong cuộc sống của khách hàng. Đặc biệt, với sản phẩm may mặc tính
thời trang nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm rất cao. Chính sự khác biệt của
hàng hoá này so với hàng hoá khác đã đem lại những giá trị khác nhau cho những
hàng hoá khác nhau. Sự khác biệt này tạo ra sức cạnh tranh rất lớn cho hàng hoá. Vì
vậy, bên cạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý tới
kiểu dáng, mẫu mã hình thức bên ngoài của sản phẩm tạo nên tính độc đáo hấp dẫn
của sản phẩm, sự khác biệt hóa theo hướng tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh so với sản phẩm của đối thủ.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm
3.3.1. Nhóm các yếu tốt khách quan
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì môi trường bên ngoài doanh
nghiệp luôn luôn biến đổi và đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của hàng
hoá của doanh nghiệp.Theo M. Porter thì có 5 lực lượng tác động đến cạnh tranh
của doanh nghiệp đó là các nhân tố cạnh tranh liên quan đến cùng một ngành của
doanh nghiệp như về khách hàng, nhà cung ứng, hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp
đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như đối thủ cạnh
tranh tiềm tàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại và các sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là những công ty, doanh nghiệp đang hoạt động
kinh doanh trong một ngành công nghiệp nhất định, những công ty, doanh nghiệp
này đã vượt qua được những rào cản để xâm nhập vào ngành hoặc những hãng
muốn rút lui khỏi ngành nhưng chưa có cơ hội.
Các lĩnh vực cần tìm hiểu về tiềm năng của đối thủ cạnh tranh bao gồm chủng
loại sản phẩm, chính sách marketing, tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực và trình độ
quản lý, khả năng về công nghệ, những cơ hội đầu tư, các quan hệ xã hội của đối
thủ,…
Những điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức phản ánh khả năng thích
nghi của đối thủ cạnh tranh trước những thay đổi của môi trường kinh doanh. Nếu
Nguyễn Xuân Hội
18

Chuyên đề tốt nghiệp
đối thủ cạnh tranh nào có nhiều điểm mạnh hay cơ hội thì khả năng thích nghi của
họ với những thay đổi của môi trường kinh doanh càng lớn và ngược lại.
Khách hàng:
Tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằm làm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Nếu doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của người
tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ và sự trung
thành từ phía khách hàng.
Trong điều kiện một ngành có sự cạnh tranh gay gắt thì vai trò của khách hàng
càng trở nên quan trọng và cần được ưu tiên hơn. Một doanh nghiệp không thể thỏa
mãn được tất cả nhu cầu của các loại khách hàng. Cho nên, nhất thiết các doanh
nghiệp phải phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau. Trên cơ sở đó mới
tiến hành phân tích và đưa ra các chính sách thích hợp để thu hút ngày càng nhiều
khách hàng về phía mình.
Các nhà cung ứng:
Các nhà cung ứng bao gồm các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt
động của một số công ty, như các nhà cung cấp vốn, nguyên vật liệu cho sản xuất,
nhân công, … Các nhà cung ứng có thể gây một áp lực khá mạnh tới hoạt động của
công ty. Cho nên, việc phân tích và tìm hiểu các nhà cung ứng là vấn đề quan trọng
trong quá trình phân tích cạnh tranh.
Các nhà cung cấp nguyên, vật liệu cho sản xuất: Những nhà cung ứng này có
thể gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tăng giá cung ứng hoặc giảm mạnh
chất lượng các yếu tố cung ứng. Yếu tố làm tăng thế mạnh của các nhà cung ứng
cũng tương tự như yếu tố làm tăng thế mạnh của khách hàng. Ví dụ như yếu tố số
lượng người cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có nhà cung
ứng chào bán sản phẩm có tính khác biệt. Nếu nhà cung ứng có được điều kiện
thuận lợi như vậy thì các doanh nghiệp mua hàng cần cải thiện quan hệ của họ
thông qua việc tác động vào các yếu tố nói trên.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Khi một ngành có sự gia tăng thêm số lượng các đối thủ cạnh tranh mới thì hệ

quả có thể là tỷ suất lợi nhuận bị giảm và tăng thêm mức độ cạnh tranh. Các đối thủ
cạnh tranh mới tham gia vào thị trường sau, nên họ có khả năng ứng dụng những
thành tựu mới của khoa học, công nghệ.
Nguyễn Xuân Hội
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện thì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ
thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tự tạo ra một hàng rào ngăn cản sự xâm
nhập của các đối thủ mới. Những hàng rào này là lợi thế sản xuất theo quy mô, đa
dạng hóa sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng
cao, khả năng hạn chế xâm nhập các kênh tiêu thụ.
Sản phẩm thay thế:
Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị
tụt lại ở các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các hãng không ngừng nghiên cứu và tung ra
các mặt hàng thay thế.
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển bùng nổ về công
nghệ trong vài thập kỷ trở lại đây. Muốn đạt được thành công, các hãng phải luôn
ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
Chính sách của các cấp chính quyền
Ở mỗi nước có những chính sách riêng biệt để giúp tạo thuận lợi cho khả
năng phát triển ngành nghề, sản phẩm đó ở nước. Và các chính sách thì liên tục
được thay đổi, chỉnh sửa theo từng giai đoạn, thời kì. Do đó, việc kịp thời nắm bắt
và hiểu đúng các chính sách sẽ giúp sản phẩm không bị cách chính sách đó làm
giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường đó.
3.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan
Ngoài các nhân trên ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp thì các
nhân tố thuộc bên trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh
của hàng hoá. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, năng
lực tài chính, năng lực về vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý và một loạt các
hoạt động Maketing, mạng lưới phân phối để đưa sản phẩm tới khách hàng một

cách tốt nhất.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn tới
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của công ty bao gồm từ các
nhà lãnh đạo, các nhân viên, người lao động. Nếu ban lãnh đạo có trình độ quản lý
cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, có khả năng đánh giá và
quan hệ đối ngoại tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại
Đội ngũ nhân viên, người lao động: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Nguyễn Xuân Hội
20
Chuyên đề tốt nghiệp
chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố: năng suất lao động, trình độ
tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động, sự sáng tạo…bởi vì các yếu tố này
chi phối tới việc nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành cũng như tạo thêm
tính ưu việt, độc đáo, mới lạ của hàng hoá.
Năng lực tài chính
Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp và tình
hình hoạt động. Các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn, khả năng
thanh toán… Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động
vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh,
đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh
liên kết. Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Năng lực về vật chất kỹ thuật
Năng lực về vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ công nghệ hiện tại và khả năng
có được các công nghệ đó đồng thời nó thể hiện qui mô, năng lực sản xuất của
doanh nghiệp
Nếu quy mô và năng lực sản xuất lớn sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra khối lượng
hàng hoá lớn hơn từ đó giảm giá thành tạo thỏa mãn nhu cầu của những khách hàng
nhạy cảm về giá, có năng lực vật chất kỹ thuật doanh nghiệp có khả năng đáp ứng

những nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, kịp thời những đòi hỏi mang tính kỹ
thuật. Doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần và xâm nhập
thị trường sâu hơn đối thủ cạnh tranh.Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất
kinh doanh doanh nghiệp phải có được những công nghệ tiên tiến hiện đại, đồng
thời tránh lãng phí công suất thiết bị nếu không lúc đó chi phí cố định vào giá thành
cao từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá.
Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị,
hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí và đặc biệt là nề nếp hoạt động của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp biết tập hợp sức mạnh đơn lẻ của các thành viên và biến
thành sức mạnh tổng hợp thì doanh nghiệp đó sẽ vững mạnh. Doanh nghiệp cần
phải xây dựng cơ cấu phòng ban hợp lý, quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ
ràng. Một nề nếp tốt có thể dẫn dắt mọi người tích cực hơn trong công việc và lôi
kéo họ vào quá trình đạt tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tạo một bầu không
Nguyễn Xuân Hội
21
Chuyên đề tốt nghiệp
khí thoải mái, thân thiện, trách nhiệm có chế độ khen thưởng hợp lý sẽ tạo cho nhân
viên có niềm tin vào doanh nghiệp và từ đó có thể giúp họ có nên gắn bó doanh
nghiệp, trung thành với công ty hay không. Buộc doanh nghiệp phải có chính sách
thu hút nhân tài, cũng như giữ chân nhân tài để họ có thể tự nguyện cống hiến sức
mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt đông Marketing, mạng lưới phân phối, công tác bán hàng
Nhiệm vụ chính của Marketing là nghiên cứu, phát hiện các nhu cầu thị hiếu,
nhu cầu thị trường và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, giá cả, phân
phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang vươn tới. Từ đó, xây dựng mạng
lưới phân phối phù hợp để đưa hàng hóa tới người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Để tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp cần lựa chọn các kênh phân phối, từ đó có
các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả đúng nhu cầu của khách hàng.
Đối với từng mặt hàng khác nhau doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân phối

phù hợp với từng mặt hàng để đạt hiệu quả tối ưu.
3.3.3. Nhóm yếu tố về sản phẩm:
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm trước hết phụ thuộc vào chính các đặc tính
của sản phẩm như : chất lượng của sản phẩm, kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu,
tính độc đáo của sản phẩm.
Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh khi nó có khả năng đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng, trong các loại nhu cầu thì nhu cầu về chất lượng thường là nhu
cầu được quan tâm đầu tiên khi quyết định mua sản phẩm.
Đối với sản phẩm may mặc nhu cầu về hợp thời trang của sản phẩm đóng vai
trò quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh chất lượng của sản phẩm thì các yếu tố kèm theo như bao bì,
kiểu dáng, màu sắc, tính độc đáo của sản phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng, tức đồng
nghĩa với việc nó có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Như vậy, chất lượng của sản phẩm, các yếu tố đi kèm bao gồm kiểu dáng, màu
sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của sản phẩm là những yếu tố quan trọng đầu
tiên có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường
4. Khái quát về rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kì
4.1. Các rào cản phi thuế quan (NTBs)
Nguyễn Xuân Hội
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Rào cản phi thuế quan tthực chất là những biện pháp kỹ thuật hiện đã được rất
nhiều nước phát triển đã áp dụng trong đó quốc gia sử dụng nhiều nhất phải kể đến
là Mỹ, Mỹ đã sử dụng các rào cản phi thuế quan nhằm để thay thế cho các quy định
cắt giảm thuế quan của WTO. Các rào cản thuế quan ngày nay rất đa dạng, các rào
cản này bao gồm
- Các biện pháp kỹ thuật
- Các loại thuế và phí trong nước
- Các quy định và thủ tục hải quan

- Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường liên quan đến cạnh tranh
- Các hạn chế về định lượng nhập khẩu
- Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung)
- Các thực tiễn về mua sắm của Chính phủ
- Trợ cấp và các hỗ trợ của Chính phủ
- Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu
- Quy định hoặc chi phí vận chuyển
- Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)
- Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hoặc người lao động
- Các công cụ bảo hộ thương mại ( chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền
tự vệ)
- Các quy định của thị trường trong nước.
Các hàng rào phi thuế quan khác có thể thấy là Đạo luật chống khủng bố sinh
học năm 2002 có quy định áp dụng các quy định nghiêm ngặt đối với công ty xuất
khẩu thực phẩm sang Mỹ, theo đạo luật này, các nhà cung cấp phải đăng ký với cơ
quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tất cả các công ty nước ngoài sản
xuất, chế biến, đóng gói các thực phẩm phục vụ cho người và vật nuôi ở Mỹ phải
đăng ký với cơ quan này trước ngày 12/12/2004. Các doanh nghiệp nào không tuân
thủ quy định thì hàng hoá của họ sẽ không được phép nhập vào các cảng của Mỹ và
các nhà xuất khẩu này sẽ phải chịu các chế tài nhất định.
4.2. Các rào cản kĩ thuật trong thương mại (TBTs)
Các hàng rào kỹ thuật đề cập tới tiêu chuẩn của hàng hóa mà mỗi nước quy
định khác nhau. Những tiêu chuẩn này cũng có thể tác động đến việc hạn chế
Nguyễn Xuân Hội
23
Chuyên đề tốt nghiệp
thương mại. Các tiêu chuẩn bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hóa
có thể do các cơ quan chính quyền hoặc các tổ chức tư nhân đặt ra. Mặc dù đây
không phải là quy định bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ sẽ bị thị trường tẩy
chay. Các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được những yêu

cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường. Các thông số kỹ thuật có thể đóng
vai trò như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó được quy định khác nhau giữa
các nước. Và Mỹ đã sử dụng điều này để hạn chế rất nhiều đối với hàng hóa thủy
sản nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại có thể được chia làm 3 nhóm sau:
• Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn để bảo vệ sức khoẻ cho người, vật
nuôi và cây trồng.
• Các biện pháp đối với người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm
bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp
chất.
• Các biện pháp thương mại nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các
chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo
lường
Nguyễn Xuân Hội
24
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN II
PHÂN TÍCH CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT, NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM CÁ TRA VÀ CÁ BASA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản nói chung, cá tra và cá basa sang thị
trường Hoa Kỳ
1.1. Tổng quan về thị trường thủy sản Mỹ nói chung, và thị trường cá tra,
cá basa nói riêng.
Mỹ được biết đến là quốc gia đa sắc tộc, có sự đan xen hòa quyện giữa nhiều
nền văn hóa khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong nhu cầu và tập
quán tiêu dùng của người dân. Dân tộc Mỹ là dân tộc được biết đến với đặc tính
chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm và tiêu xài càng nhiều
thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó nền kinh tế sẽ phát triển
hơn. Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường
người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất trên thế giới.

Đối với các hàng hoá thực phẩm tiêu dùng như thuỷ sản nhu cầu của người
dân Mỹ cũng rất phong phú và đa dạng. Trong những thập niên gần đây, người Mỹ
có khuynh hướng tiêu dung nhiều hải sản thay cho các loại thịt đỏ, vì họ sợ mắc các
bệnh béo phì, cao huyết áp, đột quỵ, mỡ trong máu và trong gan. Họ ngày càng
quan tâm đến các sản phẩm có chất lượng cao, và có lợi cho sức khỏe.
Mỹ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Nhật Bản.
Đây là thị trường khổng lồ với mức tiêu thụ thuỷ sản lớn. Theo nghiên cứu mới đây
của Hiệp hội Tiếp thị Thực phẩm và Hiệp hội thịt ở Mỹ, người dân nước này ngày
càng ăn nhiều thuỷ sản để cải thiện sức khoẻ của mình. Khi người tiêu dùng Mỹ
quan tâm nhiều hơn đến các bệnh về tim mạch, dự kiến họ sẽ tiêu thụ cá nhiều hơn
do trong cá có chứa hàm lượng Omega3 và Omega6 giúp bảo vệ tim mạch và trí
não. Nghiên cứu sức mua thịt hàng năm được tiến hành với 1170 người tiêu dùng
trên toàn quốc cho thấy, 28% người tiêu dùng thường xuyên mua thuỷ sản và 52%
người tiêu dùng thỉnh thoảng mua thuỷ sản để cải thiện thói quen ăn uống của mình.
Ngoài ra, ở độ tuổi khác nhau, người tiêu dùng cũng có cái nhìn khác nhau về lợi
ích của thuỷ sản: 40% người tiêu dùng ở độ tuổi 65 và trên 65 thích ăn thuỷ sản,
trong khi đó chỉ có 16% người tiêu dùng ở độ tuổi 18 đến 24 thích ăn thuỷ sản. Mặc
Nguyễn Xuân Hội
25

×