Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt nam trên thị trường quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.09 KB, 85 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khóa
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I 8
Khái quát về thị trường tôm thế giới 8
và vai trò của xuất khẩu tôm đối với Việt Nam 8
1.1.2.1. Xuất khẩu tôm thế giới 11
1.1.2.2. Nhập khẩu tômthế giới 15
Chương II 27
Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng 27
tôm xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 27
Chương III 65
Định hướng và giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh 65
mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 65
3.1. Định hướng phát triển ngành tôm Việt Nam đến 2020 65
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng sức cạnh của mặt hàng tôm Việt Nam
xuất khẩu 69
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
1
Chuyên đề thực tập cuối khóa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Chú giải
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ACC
Average Coverage


Criterion
Tiêu chuẩn trung bình
2 AJCEP
Asean- japan
Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN – Nhật
Bản
3 ASEAN
Association of Southeast
Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
4 BMP
BetterManagement
Practices
Quy phạm thực hành sản
xuất tốt hơn
5 BNNPTNT
Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn
6 COC Chain of Custody Chuỗi lưu ký để theo dõi
7 DOC
Department Of
Commerce
Bộ Thương mại Hoa Kỳ
8 EU European Union Liên minh Châu Âu
9 FAO
Food and Agriculture

Organization of the
United Nations
Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc
10 FDI
Foreign Direct
Investment
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
11 GAP
Good Agricultural
Practices
Quy định chung về thực
hành sản xuất nông nghiệp
tốt
12 GDP Gross Dosmetic Product Tổng sản phẩm quốc nội
13 GMP
Good Manufacturing
Pratice
Tiêu chuẩn Thực hành tốt
Sản xuất
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
14 HACCP
Hazard Analysis and
Control of Critical Point
Phân tích mối nguy và

điểm kiểm soát tới hạn
15 ISO
International
Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế
16 IUU
Illegal Unreported and
Unregulated fishing
Luật chống đánh bắt cá bất
hợp pháp, không báo cáo
và không theo qui định
17 ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính
thức
18 OECD
Organisation for
Economic Co-operation
and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
19 USD United States Dollar Đồng Đô la Mỹ
20 VASEP
Vietnam Association of
Seafood Exporters and
Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất

khẩu Thủy sản Việt Nam
21 WTO
Word Trade
Organization
Tổ chức Thương mại thế
giới
22 WWF
World Wide Fund for
nature
Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên
nhiên
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất tôm toàn cầu giai đoạn 2005-2011 10
Bảng 1. 2: Tình hình xuất khẩu tôm thế giới giai đoạn 2005 – 2010 14
Bảng 1.3: Một số quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới 15
Bảng 1. 4: Tình hình nhập khẩu tôm thế giới giai đoạn 2005 – 2010 18
Bảng 2.1: Tình hình biến động sản lượng tôm khai thác và nuôi trồng tôm Việt
Nam giai đoạn 2005- 2010 32
Bảng 2.2:Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam giai đoạn 2005-2011 36
Bảng 2.3: Hiện trạng nguyên liệu tôm cho chế biến năm 2010 43
Bảng 2.4: Xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 45
Bảng 2.5: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam vào các thị trường năm
2010 48
Bảng 2.6: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2006 – 2010 54
Bảng 2.7: Sản lượng và giá trị tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2005-
2010 56

Bảng 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tôm giai đoạn 2006-2010
63
Bảng 3 .1:Các chỉ tiêu phát triển nuôi trồng tôm đến năm 2020 70
Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác tôm của Việt Nam giai đoạn 2005- 2010 34
Biểu đồ 2.2: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam giai đoạn 2005-2011 38
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2010 49
Biểu đồ 2.4: Sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật giai đoạn 2005-2010 50
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của sự toàn cầu hoá kinh tế và cạnh tranh sẽ trở thành
động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề cũng như toàn bộ nền
kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường thế giới rộng
lớn nhưng cũng buộc các quốc gia cho dù ở các nước phát triển hay đang phát triển,
phải đối mặt với một môi trường nhiều rủi ro và cạnh tranh gay gắt hơn.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế trên, mạnh dạn mở cửa nền kinh tế,
chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Đó là việc gia nhập
các tổ chức thương mại như APEC, ASEAN, WTO… tham gia đàm phán ký kết các
hiệp định thương mại song và đa phương, từ đó Việt Nam không ngừng nâng cao vị
thế cũng như vai trò của mình trong khu vực cũng như quốc tế.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đó, Việt Nam đã phát huy thế mạnh
của mình, tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa tới khắp các thị trường, các châu
lục. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi (đường bờ biển dài hơn 3.200
km, vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2, vùng mặt nước nội địa
lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc) đã giúp Việt
Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản.
Trong những năm gần đây các sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng

được đa dạng hóa. Đặc biệt mặt hàng tôm xuất khẩu đã tạo được chỗ đứng trên thị
trường thế giới vàđứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với
tỷ lệ đóng góp tới 40,7%. Tổng giá trị xuất khẩu tôm trong năm 2010 đạt trên 2 tỷ
đôla, tăng 17.6 % về giá trị, và khoảng 240.000 tấn , tăng 14,3% về khối lượng xuất
khẩu.
Tuy vậy trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhu cầu cũng
như thị hiếu của người tiêu dùng không ổn định, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
những qui định của thị trường nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng
chặt chẽ Trong khi nội lực trong nước chưa phát huy một cách có hiệu quả, việc
khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn, bất cập, hiệu
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa
quả sản xuất chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển. Do đó việc nghiên
cứu “Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt nam trên thị
trường quốc tế” là yêu cầu bức thiết phải đặt ra nhằm từng bước nâng cao sản
lượng cũng như chất lượng tôm xuất khẩu, từng bước nâng cao vị thế của mặt hàng
tôm xuất khẩu Việt nam trên trường quốc tế.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận và thực
tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam. Từ đó rút ra bài học thực tiễn, những thành tựu
đạt được và hạn chế còn tồn đọng, đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Vận dụng lý thuyết để phân tích thực tiễn năng lực cạnh tranh của mặt hàng
tôm xuất khẩu của Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt
Nam.
- Đề xuất các định hướngvà giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm tôm xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
*Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm
và năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
*Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi của chuyên đề, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng,
giải quyết những vấn đề khó khăn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
6
Chuyên đề thực tập cuối khóa
tôm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thời gian nghiên cứu từ năm
2005 tới nay và đề xuất phải pháp đến năm 2020.
Đề tài cũng được nghiên cứu trên giác độ vĩ mô, tức là nghiên cứu năng lực
cạnh tranh mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu nói chung chứ không nghiên cứu cụ
thể năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp xuất khẩu tôm nào.
4. Phương pháp luận nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp thống kê, phân
tích và tổng hợp theo hệ thống các nguồn số liệu trong và ngoài nước nhằm làm
sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài được áp dụng nguyên tắc khách quan, logic
và lịch sử trong phân tích và nhận xét. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp
diễn dịch, quy nạp, so sánh cùng với ý kiến các chuyên gia trong quá trình phân tích
và minh họa cho những nhận định của mình.

5. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
bao gồm 3 chương chính:
Chương I: Khái quát về thị trường tôm thế giới và vai trò của xuất khẩu tôm
đối với Việt Nam.
Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian qua.
Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh mặt hàng
tôm xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020.
Hà Nội, tháng 5/2011.
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Chương I
Khái quát về thị trường tôm thế giới
và vai trò của xuất khẩu tôm đối với Việt Nam
1.1. Khái quát thị trường tôm thế giới
1.1.1. Khai thác, nuôi trồng tôm trên thế giới
Sản lượng tôm trên thế giới dựa vào hai nguồn sản xuất là khai thác và nuôi
trồng. Trong đó sản lượng nuôi trồng tôm giai đoạn 2005-2010 tăng trưởng mạnh,
dần thay thế vị trí của tôm khai thác. Điều đó được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 1.1:Tình hình sản xuất tôm toàn cầu giai đoạn 2005-2011
*: Ước tính
Năm
Khai thác Nuôi trồng
Tổng sản
lượng
(nghìn tấn)
Sản lượng

(nghìn tấn)
% tăng
giảm
Sản lượng
(nghìn tấn)
% tăng
giảm
2005 3.205 - 2.662 - 5.867
2006 3.276 2.2 3.118 17.1 6.394
2007 3.26 -0.5 3.282 5.3 6.542
2008 3.12 -4.3 3.399 3.6 6.519
2009 3.155 1.1 3.251 -4.4 6.406
2010 3.101 -1.7 3.672 12.9 6.773
2011* 3.051 -1.6 3.994 8.8 6.945
(Nguồn: Fishery Statistical Collections-
FAO - Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc)
Theo số liệu thống kê ở bảng 1.1 ta thấy rằng sản lượng tôm khai thác và nuôi
trồng được có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2005 sản lượng đạt 5.867 nghìn
tấn thì đến năm 2010 đạt 6.773 nghìn tấn và dự kiến trong năm 2011 tăng lên 6.773
nghìn tấn. Tuy vậy, con tôm vẫn là một mặt hàng được ưa chuộng và có giá trị cao
trong giao dịch quốc tế.
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Ta sẽ đi sâu vào phân tích kỹ hơn tình hình khai thác và nuôi trồng tôm toàn
cầutrong những năm qua.
*Khai thác tôm tự nhiên
Năm 2000, khi nuôi trồng tôm chưa phát triển, sản lượng tôm khai thác tự
nhiên chiếm một tỷ lệ áp đảo khoảng 73,9% tổng sản lượng tôm thế giới. Tuy nhiên

đến năm 2010 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 47%, trong khi tỷ lệ tôm nuôi thì không
ngừng gia tăng. Điều đáng chú ý là đi cùng tỷ lệ giảm là sản lượng tôm khai thác tự
nhiên cũng có xu hướng giảm nhẹ tuy không nhiều. Nguyên nhân của sự suy giảm
này xuất phát từ việc diện tích đánh bắt thủy sản không được mở rộng, cùng với
việc lãnh đạo các quốc gia dần mất kiểm soát với ngành công nghiệp này, dẫn đến
sự ô nhiễm và đánh bắt thủy sản vượt quá mức cho phép khiến cho đại dương bị
khủng hoảng.
Sản xuất tôm toàn cầu đã giảm mạnh năm 2009 do dịch bệnh tại châu Á và
thời tiết xấu ở nhiều khu vực trên thế giới, tuy nhiên sang năm 2010 tình hình được
cải thiện và sản lượng lại tiếp tục tăng mạnh nhờ giá tôm cao. Trung Quốc là nước
khai thác tôm đứng đầu thế giới đạt sản lượng năm 2010 là 1.217 nghìn tấn, chiếm
39.2% tổng sản lượng tôm khai thác trên toàn cầu. Kinh tế tăng trưởng nhanh, thu
nhập khả dụng tăng và thị trường xuất khẩuvững là những yếu tố làm tăng nhu cầu
và kích thích sản xuất. Tiếp theo đó là Ấn Độ đạt 425 nghìn tấn, Indonesia 245
nghìn tấn, Canada 168 nghìn tấn, Việt Nam 159 nghìn tấn…
*Nuôi trồng tôm giống
Từ một ngành thuỷ sản công nghiệp với khai thác thuỷ sản đóng vai trò chủ
đạo và những quốc gia có sản lượng lớn nhất là các nước phát triển với những đội
tàu khai thác xa bờ cùng một nền công nghiệp chế biến hiện đại trong những năm
trước thập kỷ 90, trong giai đoạn từ năm 2000 tới nay ngành thuỷ sản đã phát triển
theo hướng nông nghiệp, nghĩa là nuôi trồng thuỷ sản đã tăng nhanh tỷ lệ đóng góp
của mình và các nước đang phát triển nhanh chóng trở thành những nước có sản
lượng đứng đầu thế giới.
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Hiện nay, do sản lượng đánh bắt tôm có dấu hiệu chững lại nên nguồn cung
tôm của thế giới hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào tình hình nuôi trồng tôm. Nhìn
chung, trong giai đoạn 2005-2010, sản lượng tôm nuôi nhân tạo tăng qua từng năm

với tốc độ trung bình là 8.34%, chứng tỏ nghề nuôi tôm đang được các nước đặc
biệtchú trọng, bên cạnh đó cũng phải kể đến nhu cầu tiêu dùng tôm thế giới tăng
mạnh, bán được giá cao. Năm 2000, sản lượng tôm nuôi là 865 nghìn tấn, thì đến
năm 2005 đạt2.662 nghìn tấn.Năm 2010, sản lượng tôm nuôi đã đạt 3.672 nghìn tấn
với giá trị khoảng 17.95 tỷ USD.
Trên thịtrường thế giới, từ chỗ con tôm sú thống lĩnh thị trường tiêu thụ tôm
đông lạnh (năm 2000 chiếm 70% sản lượng tôm nuôi, đạt sản lượng 585 nghìn tấn
với tổng trị giá 3,7 tỷ USD), thì đến nay tiêu thụ tôm thẻ chân trắng đang chiếm 2/3
tiêu thụ tôm toàn cầu. Năm 2010, xuất khẩu tôm được giữ vững, phần nhiều nhờ
công đóng góp của con tôm thẻ chân trắng. Trong tình cảnh người tiêu dùng tôm thế
giới thắt chặt chi tiêu, tăng nhu cầu mua tôm giá rẻ, tôm thẻ chân trắng càng có lợi
thế để bứt phá. Rõ ràng trong giai đoạn tới đây, tôm thẻ chân trắng sẽ trở thành đối
tượng nuôi quan trọng nhất và đem lại giá trị kinh tế cao.
Hiện nay tôm nuôi chủ yếu ở hai khu vựcChâu Á và Châu Mỹ La tinh, sản
lượng tôm nuôi chiếm ở Châu Á có tỷ trọng lớn, chiếm 85.1% tổng sản lượng tôm
nuôi thế giới(theo thống kê năm 2010).Trung Quốc vẫn là quốc giadẫn đầu về sản
lượng tôm nuôi trên thế giới. Năm 2010 Trung Quốc tăng 20% diện tích nuôi tôm,
do vậy ước tính tổng sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 1,45 triệu tấn, chiếm 40% tổng
sản lượng tôm nuôi thế giới, tiếp theo sau là Thái Lan: 548 nghìn tấn, Việt Nam 358
nghìn tấn và Indonesia 334 nghìn tấn… Theo một báo cáo thìmột số nước có sự sụt
giảm sản lượng so với năm trước, tuy nhiênLiên minh người nuôi trồng thủy sản
toàn cầu (Global Aquaculture Alliance)dự báo hầu hết các nước sẽ tăng sản lượng
trong vòng 2 năm tới.
Về phương pháp nuôi tôm cũng có nhiều biến chuyển tích cực, người nuôi tôm
dần chuyển từ hình thức nuôi tôm thâm canh năng suất thấp sang hình thức nuôi
quảng canh và quảng canh cải tiến. Bên cạnh đó công tác quản lý, quy hoạch vùng
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
10
Chuyên đề thực tập cuối khóa

nuôi cũng được chú trọng, người nông dân đã biết sử dụng kháng sinh, thuốc diệt
khuẩn và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng. Đây là một tín hiệu tích cực tới thị
trường tôm thế giới.
1.1.2. Xuất nhập khẩu tôm trên thị trường thế giới.
1.1.2.1. Xuất khẩu tôm thế giới
Trên thị trường thế giới hiện nay, hàng thuỷ sản được xếp vào nhóm các sản
phẩm cơ bản và luôn trong trạng thái cung không đáp ứng được cầu. Trong đó thị
trường tôm toàn cầu là thị trường đắt đỏ nhất trong giao dịch thủy sản thế giới. Khối
lượng tôm khai thác và nuôi trồng chỉ chiếm khoảng 5-6% tổng khối lượng thủy sản
song giá trị xuất khẩu tôm lại chiếm tới hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy
sản thế giới. Tuy tổng sản lượng tôm hiện nay đã đạt tới gần 7 triệu tấn/năm, song
tôm vẫn là mặt hàng có giá trị thương mại cao nhất so với các mặt hàng thủy sản
khác. Hàng năm khoảng hơn một nửa sản lượng tôm được các quốc gia sản xuất
tôm tiêu thụ ngay tại thị trường nội địa, còn lại được giao dịch trên thị trường tôm
quốc tế. Trên thế giới hiện nay đã có trên 100 quốc gia tham gia vào lĩnh vực xuất
khẩu tôm và ngày càng gia tăng.
Trên thị trường này, hai họ tôm chính được giao dịch là tôm nước lạnh và tôm
nước ấm. Tôm nước lạnh được sản xuát chủ yếu ở các nước như Canada, Bắc Âu…
Còn lại tôm nước ấm được đánh bắt và nuôi trồng tại các vùng nhiệt đới như: Châu
Á, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi. Theo bản điều tra mới được thực hiện, người tiêu
dùng cho rằng tôm nước ấm ngon hơn, nhiều thịt hơn và mùi vị thơm ngon hơn tôm
nước lạnh, nhờ đó tôm nước ấm dần chiếm lĩnh thị trường thế giới với sản lượng và
giá trị giao dịch không ngừng nâng cao.
Các mặt hàng tôm được giao dịch trên thế giới là tôm sống, tôm ướp đá, tôm
đông lạnh, tôm khô, và các sản phẩm khác như tôm xay, tôm hộp, tôm tẩm bột, và
các sản phẩm hỗn hợp có tôm. Trong đó tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất,
tôm sống là sản phẩm có giá trị gia tăng cao với tỉ trọng ngày càng tăng tăng, còn
tôm khô có tỉ trọng giảm.
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

11
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 1. 2: Tình hình xuất khẩu tôm thế giới giai đoạn 2005 – 2010
Năm Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (tỷ USD)
2005 2.263 12,94
2006 2.478 14,17
2007 2.419 14,37
2008 2.331 14,95
2009 2.407 16,05
2010 2.628 18,08
(Nguồn: Fishery Statistical Collections-
FAO - Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc)
Cùng với xu thế tăng của sản lượng tôm sản xuất được trên phạm vi toàn cầu,
sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm cũng tăng đều qua các năm. Năm 2005 sản lượng
xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn, có giá trị 12,94tỷ USD thì sau 5 năm, sản lượng đã tăng
18,2% lên mức 2,6 triệu tấn, trong khi đó giá trị xuất khẩu lại tăng mạnh tới 39,1%
đạt 18,08 tỷ USD. Đặc biệt trong thời gian suy thoái kinh tế toàn cầu 2007 - 2008
khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, kéo theo khối lượng tôm xuất khẩu giảm từ 2.478
nghìn tấn năm 2006 xuống 2.331 nghìn tấn năm 2008. Nhưng giá trị xuất khẩu vẫn
tăng nhẹ trong cùng kỳ từ 14,17 tỷ USD lên 14,95 tỷ USD, nguyên nhân là do sản
phẩm tinh với hàm lượng giá trị gia tăng cao dần thay thế sản phẩm tôm tươi, chế
biến thô. Tới khi nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn hồi phục 2009 – 2010,
người tiêu dùng lại quay lại với loại mặt hàng này, dẫn đến nhu cầu tôm xuất khẩu
tăng trở lại lên mức 2.407 nghìn tấn năm 2009, đạt 2.628nghìn tấn năm 2010; cùng
với đó do dịch bệnh, thiên tai hoành hành, nguyên liệu đầu vào đắt đỏ khiến nguồn
cung tôm tại một số khu vực bị ảnh hưởng, khiến giá cả tăng cao, đẩy giá trị tôm
xuất khẩu tăng kỷ lục tới 20,9% sau 2 năm đạt 18,08 tỷ USD.
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
12

Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 1.3: Một số quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới
Quốc gia
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Khối
lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
USD)
Khối
lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
USD)
Khối
lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(triệu
USD)
Khối
lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị

(triệu
USD)
Thái Lan
356,02 2.367 359,55 2.535 380,37 2.832 405,72 3.352
Trung Quốc
258,75 1.275 240,90 1.380 263,25 1.520 288,82 1.893
Việt Nam
197,78 1.450 208,77 1.571 224,75 1.674 240,54 2.085
Indonesia
140,24 934 154,69 1.084 149,22 1.053 132,15 1.126
(Nguồn: Fishery Statistical Collections-
FAO - Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc)
Năm nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới lần lượt là Thái Lan, Trung Quốc,
Việt Nam, Inđônêxiatrong năm 2010 đạt trên 1 triệu tấn tôm chiếm tới 40,6% tổng
khối lượng tôm xuất khẩu; đem lại doanh thu 8,5 tỷ USD chiếm 47,3% tổng giá trị
tôm xuất khẩu(bảng 1.3) .
Đánh giá một số quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.
*Trung Quốc
Ngành tôm Trung Quốc có đặc trưng là sự phát triển đồng đều trên cả 3 lĩnh
vực là sản lượng, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Sản lượng tôm xuất khẩu của Trung
Quốc đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan, tuy nhiên do giá tôm Trung Quốc rẻ nên
giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ 3 sau Thái Lan và Việt Nam. Năm 2005, sản lượng
tôm xuất khẩu đạt 258.750 tấn với giá trị 1.275 triệu USD và tiếp tục đà tăng trưởng
tới năm 2010 đạt 288.820 tấn đóng góp hơn 1.893 triệu USD cho đất nước. Mặt
hàng xuất khẩu tôm của Trung Quốc hiện nay tập trung vào tôm thẻ chân trắng, cá
thể này đã được đưa vào Trung Quốc từ những năm 1980. Trung Quốc có lợi thế
cạnh tranh về mặt hàng tôm xuất khẩu do nước này có ưu thế về sản lượng với bở
biển dài, đồng thời chi phí nuôi tôm thấp nên có giá thành rẻ. Các thị trường lớn
tiêu thụ tôm của Trung Quốc là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc…
SV: Phạm Hoài Sơn

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
13
Chuyên đề thực tập cuối khóa
*Thái Lan
Năm 2010, Thái Lan đã duy trì được vị trí là nước xuất khẩu tôm đứng đầu thế
giới nhờ ngành tôm liên tục phát triển và đi tiên phong trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm và hoạt động nuôi trồng. Số liệu thống kê cho thấy, trong 11 tháng đầu năm
2010, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 405 nghìn tấn, thu về 2,8 tỷ USD, tăng 11%
về khối lượng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.
Các nhà xuất khẩu Thái Lan đang cố gắng cân bằng thị trường, giảm sự phụ
thuộc vào bất cứ thị trường nào bằng cách chỉ duy trì khối lượng xuất khẩu sang
một thị trường đơn lẻ ở mức tối đa 45% trên tổng lượng xuất khẩu. Hiện tại, Hoa
Kỳ là thị trường lớn nhất của tôm Thái Lan, chiếm gần 45% trong tổng khối lượng
400.000 tấn tôm xuất khẩu của Thái Lan.
Trong 2 năm tới, Thái Lan dự kiến tăng sản lượng tôm sản xuất mỗi năm ít
nhất 5% với mức tăng lần lượt là 551.000 tấn năm 2011 và 578.000 tấn năm 2012.
Dự kiến xuất khẩu tôm cũng chỉ tăng nhẹ trong 3 năm tới do nền kinh tế của các
nước nhập khẩu chính khôi phục chậm.
Ngành tôm của Thái Lan có hai điểm rất đáng lưu ý, một là tỷ trọng xuất khẩu
rất lớn, năm 2010 Thái Lan xuất khẩu hơn 400.000 tấn so với khoảng 120.000 tấn
tiêu thụ nội địa; hai làtiêu chuẩn chất lượng và tỷ lệ hàng chế biến có giá trị gia tăng
cao nhất trong các nước xuất khẩu tôm.
*Inđônêxia
Cũng như nhiều nước khác trong khu vực, ngành tôm của Inđônêxia trong
những năm qua đã đóng góp trên 1 tỷ USD, gần 50% giá trị xuất khẩu thủy sản của
Indonesia, trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tôm của Inđônêxia xuất
khẩu chủ yếu ở dạng tươi và đông lạnh. Chính phủ Inđônêxia đã nới lỏng những
hạn chế đối với thuỷ sản nguyên con đông lạnh và tươi xuất khẩu với hy vọng sẽ
thu được lợi nhuận tối đa từ xuất khẩu thuỷ sản chưa chế biến, bởi giá bán thuỷ sản
nguyên con cao hơn thuỷ sản chế biến.Các thị trường tiêu thụ tôm chính của

Inđônêxia là Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc Trong những năm gần đây,
Indonesia đã bỏ ngỏ thị trường Nhật Bản để tăng cường xuất khẩu vào thị trường
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Hoa Kỳ nhân lúc Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador và Brazil đang
phải đối phó với vụ kiện chống bán phá giá và có nguy cơ bị áp thuế rất cao.Tuy
nhiên, do sản lượng xuất khẩu của Indonesia không đáp ứng nổi nhu cầu của Hoa
Kỳ dẫn tới hệ quả biến Indonesia trở thành một nước tái xuất, với việc nhập khẩu
tôm giá rẻ từ Trung Quốc, nhưng cũng gây lo ngại về chất lượng của nguồn tôm
này.
Năm 2010, virus myonecroisis tàn phá các trại nuôi tôm tại Inđônêxia khiến
sản lượng tôm nước này giảm 20-30%, từ mức 250.000 tấn dự kiến xuống còn
132.000 tấn. Mỗi năm, Inđônêxia xuất khẩu chừng 150.000 tấn với trị giá trên 1 tỷ
USD và lượng tôm xuất khẩu của nước này có khả năng cũng sẽ sụt giảm trong năm
nay.
*Việt Nam
Từ năm 2000 đến nay, mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn,sản xuất trong
nước bị dịch bệnh hoành hành, song kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn ổn
định và có xu hướng tăng đều qua các năm. Xuất khẩu những năm 2000 chỉ đạt
67.341 tấn thì đến năm 2010 đã tăng gần 4 lần đạt trên 240.000 tấn. Con tôm sẽ tiếp
tục giữ vị trí quan trọng trong xuất khẩu thủy sản những năm tới, vì tôm vẫn sẽ là
mặt hàng có giá trị kinh tế cao và nhu cầu tiêu thụ tôm tiếp tục tăng mạnh ở hầu
khắp các khu vực trên thế giới. Đến cuối năm 2010, tôm xuất khẩu Việt Nam đã đạt
mức trên 2 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước tới nay.
Cũng theo nhu cầu thị trường thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh sản xuất,
nuôi trồng và xuất khẩu thể tôm thẻ chân trắng, tuy vậy mặt hàng tôm sú vẫn là sản
phẩm xuất khẩu chủ lực vì tôm sú Việt Nam có truyền thống và khả năng cạnh
tranh cao.Các thị trường lớn nhập khẩu của tôm Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản,

EU, Trung Quốc, Hàn Quốc….
1.1.2.2. Nhập khẩu tômthế giới
Sau 20 năm, cùng sự gia tăng của sản lượng xuất khẩu tôm toàn cầu, nhu cầu
nhập khẩu tôm của thế giới đã tăng gấp hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị. Nếu
năm 1990 toàn thế giới mới nhập khẩu 1.091 nghìn tấn tôm các loại, trị giá 7.633
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa
triệu USD thì đến năm 2010 khối lượng tôm nhập khẩu trên toàn thế giới đã tăng
lên 2,538 nghìn tấn, trị giá 18,69 tỷ USD. Có sự chênh lệch nhỏ giữa khối lượng và
giá trị tôm xuất nhập khẩu các năm do một số quốc gia thực hiện tái xuất, tức là
nhập tôm nguyên liệu về chế biến rồi lại xuất khẩu sang thị trường khác.
Bảng 1. 4: Tình hình nhập khẩu tôm thế giới giai đoạn 2005 – 2010
Năm Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (tỷ USD)
2005 2.129 12,77
2006 2.276 14,11
2007 2.314 14,40
2008 2.226 15,14
2009 2.315 16,32
2010 2.538 18,69
(Nguồn: Fishery Statistical Collections-
FAO - Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc)
Có thể nhận thấy Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU là ba thị trường nhập khẩu tôm
đứng đầu thế giới, đạt hơn 1.7 triệu tấn/năm, chiếm gần 70% tổng khối lượng tôm
nhập khẩu toàn cầu. Vậy nên những gì đang diễn ra ở ba thị trường này đều gây tác
động trực tiếp và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tôm thế giới.
Mặc dù giá sản phẩm tăng trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế và đồng Euro
giảm giá, nhưng nhập khẩu tôm vào Châu Âu vẫn tăng. Sau cuộc suy thoái kinh tế,
EU vẫnlàthịtrường nhập khẩutôm chính của thế giới. Thị trường lớn nhất là Tây

Ban Nha, tiếp đến là Pháp. Tuyvậy phần lớn sản phẩm tôm được nhập khẩu từ các
nội bộ các nước trong khối.Loại tôm nhập khẩu chínhlàtôm nước ấm đông lạnh.
Năm 2009, giá thấp làm cho giá trị nhập khẩu tôm của EU không đổi hoặc chỉ
tăng nhẹ. Tuy nhiên, năm 2010, giá mặt hàng tôm được đẩy lên cao tới mức kỷ lục,
nhưng lượng nhập khẩu từ EU vẫn tiếp tục tăng và đạt giá trị cao.
Hiện thị trường EU27ổn định tiêu thụ thủy sản vào khoảng 21 kg/người/năm.
Thủy sản nhập khẩu tăng,đồng thời EU27 tăng mức kiểm soát an toàn thực phẩm,
ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sản xuất nội địa và thêm nhiều các chứng
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa
nhận tự nguyện. Nhu cầu nhập tôm tại thị trường EU lớn thứ 2 thế giới (465.000-
475.000 tấn/năm) và cũng khá ổn định. Các quốc gia xuất khẩu tôm lớn vào thị
trường EU gồm Êcuađo, Ấn Độ, Greenland, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Tuy nhiên, Thái Lan đang tăng trưởng rất mạnh trong 2 năm trở lại đây, đặc biệt
tính đến tháng 7/2010, tăng gần 88% so với cùng kỳ năm 2009.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới hiện nay. Theo số liệu mới
nhất của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, năm 2009, nhập khẩu tôm vào nước này
giảm cả về khối lượng và giá trị. Năm 2009, khối lượng tôm nhập khẩu của Hoa
Kỳ đạt 552,2 nghìn tấn, giảm 2,5% so với năm 2008 (566,5 nghìn tấn), giá trị
đạt 3,78 tỷ USD, giảm 7,8% so với đầu năm (4,1 tỷ USD). Đối với thị trường Hoa
Kỳ, mặc dù đồng USD đang mất giá và thiếu ổn định, sức tiêu thụ giảm trong năm
2008- 2009, Mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm tại Hoa Kỳ tăng từ 0,64kg
năm 1980 lên 1,98 kg năm 2010.
Do đó, thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng thời gian dài, sớm thành thị trường
hàng đầu. Đồng thời, Hoa Kỳ tăng mức kiểm soát an toàn thực phẩm, ghi nhãn, truy
xuất nguồn gốc, bảo hộ sản xuất nội địa và thêm nhiều các chứng nhận tự nguyện.
Nhu cầu nhập tôm của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới (555.000- 570.000 tấn/năm) và ổn
định trong thời gian dài. Thái Lan là nhà cung cấp tôm số một vào thị trường Hoa

Kỳ (180.000 – 195.000 tấn/năm) và giữ mức tăng trưởng 5- 10%.
Rất ít nhóm hàng tôm duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn
xem xét hành chính. Tăng nhiều là nhóm hàng tôm lột vỏ và cũng là mặt hàng nhập
khẩu quan trọng thứ 2. Nhập khẩu mặt hàng này tăng cả về khối lượng (+10,7%) và
giá trị (+12,8%). Tuy nhiên, tăng mạnh nhất trong giai đoạn này phải kể đến tôm
nguyên vỏ bỏ đầu đông lạnh cỡ 21/25, tăng 35,2% và 27,1% lần lượt về khối lượng
và giá trị. Nhập khẩu tôm cỡ 15/20 và < 15 cũng tăng nhưng tổng nhập khẩu tôm
nguyên vỏ bỏ đầu đông lạnh lại giảm 3,4% về khối lượng và 4,5% về giá trị, tuy
nhiên, đây vẫn là nhóm hàng nhập khẩu quan trọng của Hoa Kỳ.
Nhật Bản trở thành quốc gia nhập khẩu tôm lớn thứ hai thế giới sau khi bị
Hoa Kỳ vượt vào năm 1997. Thị trườngNhật đã suy giảm thời gian dài, với mức
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa
tiêu thụ cao 65 kg/người/năm và sẽ tăng kiểm soát an toàn thực phẩm. Sau khi đạt
mức kỷ lục là 319.620 tấn năm 1994, khối lượng tôm nhập khẩu của Nhật Bản giảm
dần và xuống mức thấp nhất là 266.878 tấn năm 1998. Sau đó, khối lượng nhập
khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản phục hồi rất chậm, đạt mức 294.046 vào năm
2002 rồi năm 2003 lại một lần nữa sản lượng giảm xuống còn 228.973. Trong
những năm trở lại đây, nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật ổn định với mức 290.000-
300.000 tấn/năm. Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản với sản
lượng 39.000- 43.000 tấn/năm. Tuy nhiên, đang gặp sự cạnh tranh quyết liệt bởi 2
nước cung cấp lớn thứ 2 và thứ 3 là Thái Lan và Indonesia, đặc biệt là Thái Lan có
mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2010 gần 20%.
Hiện nay do thói quen ăn uống và thị hiếu tiêu dùng, Nhật Bảntrở thành thị
trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 thế giới và đang có xu hướng tăng nhập khẩu loài
tôm nước lạnh. Theo dự đoán của các chuyên gia, với tình hình kinh tế Nhật Bản
đang phải hứng chịu đợt động đất sóng thần vừa qua và có xu hướng chuyển dần từ
lạm phát sang giảm phát, cùng với biểu hiện đi xuống của hoạt động tiêu dùng thì

sản lượng nhập khẩu tôm nói riêng và thủy sản nói chung vào Nhật sẽ giảm.
1.1.3. Tình hình biến động giá tôm thế giới
Qua những phân tích ở trên có thể thấy ba thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU
tiêu thụ gần 80% tôm xuất khẩu thế giới nên diễn biến tại ba thị trường này quyết
định sự tăng giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu nên có tác động mạnh đến giá cả mặt
hàng tôm trên thị trường thế giới.
Sản xuất tôm toàn cầu đã giảm mạnh hồi năm ngoái do dịch bệnh tại châu Á
và thời tiết xấu ở nhiều khu vực trên thế giới. Dẫn tới việc giá tôm tăng mạnh đã đặt
dấu chấm hết nhiều thập kỷ giá mặt hàng hải sản quan trọng nhất của thế giới này
giảm. Bình quân mỗi năm, giá trị thương mại quốc tế của mặt hàng tôm đạt 15 tỷ
USD. Vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm 2010 vừa qua cũng là một nguyên nhânkhiến
giá tôm thế giới tăng. Theo một báo cáo mới đây, thị trường tôm thế giới dường như
muốn tránh việc gia tăng giá cao hơn, nhưng ngành tôm hiện tại đang phải gánh
chịu việc giá cả nguyên liệu và hàng hóa gia tăng.
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Gần đây, nhu cầu thị trường thế giới bắt đầu quay lại mặt hàng này. Giá tôm
xuất khẩu luôn ở mức cao, giá bình quân là 8.530 USD/tấn, cao gấp 1,7 lần so với
cùng kỳ năm trước. Đây là điều khá bất ngờ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới dù
đã hồi phục nhưng còn nhiều khó khăn. Giá tôm trung bình trên thế giới năm 2011
tăng tới trên 50% so với cùng kỳ năm trước(theo Shrimpnews.com).
1.2. Vai trò của xuất khẩu tôm đối với Việt Nam
1.2.1. Tạo nguồn thu ngoại tệ phục vụ công nghiệp hóa đất nước
Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có
một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Nguồn
vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn:xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ,
thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu lao động Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để
nhập khẩu. Theo dõi diễn biến những năm gần đây, có thể thấy xuất khẩu tôm năm

2010 có tốc độ tăng tháng sau luôn cao hơn tháng trước tới 23%. Con tôm năm
2010 vừa qua đã đóng góp trên 2 tỷ USD, một con số kỷ lục, tăng trưởng 17% so
với 1,7 tỷ USD thu được năm 2009, đóng góp hơn 35% vào kim ngạch xuất khẩu
thủy sản cả nước.
Việt Nam ngày càng đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng và chế biến tôm nhằm
tăng năng suất, chất lượng tôm, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
nhằm nâng cao vị thế của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thị
trường tiêu thụ tôm đã vươn tới trên 100 nước, trong đó 3 thị trường nhập khẩu
chính chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đều đạt mức tăng trưởng cao
hơn so với năm trước. Hiện nay nhu cầu thị trường tôm thế giới đang tăng mạnh,
giá tôm cao hứa hẹn nguồn thu ngoại tệ rất lớn trong những năm tới đây.
1.2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển
Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp
cho việc gia tăng nhu cầu đánh bắt chăn nuôi, kinh doanh ở những doanh nghiệp
chế biến. Đối với con tôm, trong năm 2010 cả diện tích và sản lượng nuôi trồng đều
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa
tăng, diện tích nuôi thả tôm sú hết năm 2010 trên 613.000ha, bằng 101% so với năm
2009. Còn tôm thẻ chân trắng diện tích nuôi năm 2010 trên 25.000 ha bằng 132% so
với năm 2009 với tổng sản lượng đạt gần 470.000 tấn. Theo dự kiến, trong năm
2011, diện tích nuôi tôm nước lợ trong cả nước sẽ đạt 640.000 ha, đạt sản lượng
460.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 320.000 ha và tôm chân trắng đạt
140.000 ha. Xuất khẩu tôm đã mở rộng tới hơn 100 thị trường tiêu thụ, phân tán rủi
ro cạnh tranh và phụ thuộc vào thị trường, giữ cho sản xuất ổn định và kinh tế phát
triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến tôm phải không ngừng cải tiến sản xuất,

nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm ra những phương thức kinh doanh có hiệu quả,
giảm chi phí và tăng năng suất.
Con tôm nói riêng và thủy sản nói chung giúp chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp nông thôn. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu
được những hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu
kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu
cho nông dân. Một phần lớn diện tích canh tác lúa nông nghiệp kém hiệu quả đã
được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
1.2.3. Giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu làm tăng GDP, gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó tác động
làm tăng nhu cầu tiêu dùng nội địa, là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng
trưởng.Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế,nhất là
trong ngành sản xuất và chế biến cho tôm xuất khẩu, làm gia tăng đầu tư trong
ngành sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu, trở thành nhân tố kích thích nền kinh tế
tăng trưởng.
Ngành Thuỷ sản đã xây dựng nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng
việc phát triển các mô hình nuôi trồng tôm đến cả vùng sâu, vùng xa, không những
cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói
giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000 nuôi tôm nước lợ đã chuyển
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
20
Chuyên đề thực tập cuối khóa
mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và
thâm canh, thậm chí nhiều nơi còn áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ
nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất
hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên
nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
1.2.4. Khai thác lợi thế so sánh của ngành tôm Việt Nam.
Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu ha mặt nước nội địa vì

vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam
ước tính vào khoảng 4,2 triệu tấn với nguồn tái tạo khoảng 1,73 triệu tấn. Lãnh thổ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía đông nam của phần
châu Á, thuận lợi với ngành nuôi tôm nước ấm, hiện rất được thế giới ưa chuộng.
Việt Nam lại có lợi thế địa lý là có vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, với hàng nghìn
hòn đảo lớn nhỏ có khả năng phát triển thành những vùng nuôi tôm lớn. Ngoài ra,
về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở khu vực gần các thị trường lớn với mặt hàng tôm
như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…có tiềm năng tăng trưởng lớn
đối với việc tiêu thụ sản phẩm tôm tươi sống, tôm đông lạnh cũng như qua chế biến.
Với những ưu đãi từ thiên nhiên đó, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát
triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển,
ngăn chặn những ảnh hưởng của biểnnhằm mở rộng đất đai canhtáclàđịnh hướng
cho một nền kinh tế nông nghiệplúa nướcthì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại
gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại
hoá. Trong nhữngthập kỉ qua, nhiều côngtrình hồthuỷ điện đã được xây dựng, khiến
nước mặn ngoài biểnthâm nhập sâu vào vùng cửa sông và ven biển. Đối với nuôi
trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được coi là một tiềm năng mới.
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng tôm ở các vùng nông thôn Việt
Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai vàlao
động. Hầu như người nông dân không phải chi phí nhiềutiền vốnvì phần lớnlà nuôi
quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân biết tận dụng các mặt
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa
nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng tôm nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm
canh và thâm canh cho năng suất cao.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động lại dồi dào, chi phí lao động của nước ta
thấpđã góp phần làm giảm giá đầu vào khiến sản phẩm thuỷ sản Việt Nam có sức
cạnh tranh cao. Số lao động nghề cá năm 2010 đạt 4,7 triệu người. Ngành thủy sản

cần tích cực đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động để họ có thể
ứng dụng ứng dụng khoa học, công nghệ và trang bị của đội tàu xa bờ.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất
khẩu của Việt Nam.
1.3.1. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, hàng rào thuế quan và phi thuế quan tại
nước nhập khẩu luôn là vấn đề cần quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tổng
sản lượng và giá cả hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay Hoa Kỳ, EU và Nhật là ba thị
trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam đồng thời là những thị trường có hệ
thống rào cản thương mại khắt khe nhất.
Tháng 3 năm 2011, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định tiếp tục
áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam trong 5 năm tiếp theo, với lý do
nếu dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽtái lập tình trạng bán phá giá như những năm vừa
qua. Như vậy, thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam sẽ giống như mức áp
dụngở mức thấp hơn trước kia với mức tối thiểu là 0% - 1,67%.
Còn tại thị trường Nhật Bản, sau khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2008, VJEPA
là hiệp định song phương đầu tiên của Việt Nam và Nhật Bản với những cam kết
sâu hơn AJCEP, theo cam kết, mức thuế áp dụng với con tôm Việt Nam được hạ
xuống mức 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực ngày 01/10/2009.
Khi các rào cản quan thuế được dỡ bỏ theo quy định của WTO để tiến tới một
thị trường cạnh tranh bình đẳng trong thương mại quốc tế, thì trên thực tế các quốc
gia trên thế giới không ngừng dựng lên những rào cản phi thuế quan nhằm ngăn
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
22
Chuyên đề thực tập cuối khóa
chặn dòng chảy nông phẩm từ các nườc đang phát triển đổ vào thị trường của các
quốc gia phát triển; từ các nước đang phát triển qua các quốc gia đang phát triển và
giữa các quốc gia phát triển với nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhằm bảo hộ

ngành sản xuất nội địa. Đặc biệt với lợi thế về khoa học kỹ thuật và công nghệ các
nước phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra những rào cản phi thuế quan gây bất
lợi cho thương mại của các quốc gia nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong thương
mại quốc tế hiện nay.
Theo một nghiên cứu gần đây của OECD, nhiều nước phát triển đã áp dụng
các rào cản phi thuế quan nhằm thay thế cho các quy định cắt giảm thuế quan của
WTO. Trong số các rào cản phi thuế quan thì rào cản kỹ thuật được áp dụng phổ
biến nhất. Các rào cản kỹ thuật đề cập tới những yêu cầu mà hàng hóa xuất khẩu
cần đạt được theo quy định của từng quốc gia. Những tiêu chuẩn này có tác dụng
nhằm hạn chế thương mại. Rào cản kỹ thuật gồm ba công cụ chính:
- Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: các quy định này được đưa ra
nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy định về chất
lượng, an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu,
hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất.
- Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn gian
lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận
dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
Thị trường EU vẫn là nơi có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh
thực phẩm, thị trường này thống nhất áp dụng HACCP - Hazard Analysis and
Control of Critical Point như một yêu cầu bắt buộc của EU đối với các ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh "Tương đương" bao
gồm tương đương về hệ thống luật pháp về kiểm tra chất lượng, tương đương về tổ
chức, chức năng của cơ quan nhà nước về kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản phải đảm bảo các điều
kiện về vệ sinh an toàn hàng thuỷ sản tương đương với doanh nghiệp của EU. Thực
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
23
Chuyên đề thực tập cuối khóa

chất đây là một biện pháp giúp các nước đang phát triển có thể thoả mãn yêu cầu
chất lượng vệ sinh hàng thuỷ sản của các thị trường nhập khẩu khác như Hoa Kỳ.
Khách hàng EU không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh
doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết nguồn gốc ở vùng nào, khai thác có hợp
pháp không, chế độ, điều kiện nuôi ra sao… Tiêu chuẩn Global GAP và quy định
IUU (illegal unreported and unregulated fishing) đối với các mặt hàng thủy sản có
nguồn gốc từ nuôi trồng và khai thác là một trong những chuẩn hóa mà EU đưa ra
với hàng nhập khẩu từ các nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Việt Nam chỉ mới
có một vùng nuôi tôm đạt tiêu chuẩn Global GAP, còn đối với công tác chứng nhận
nguồn gốc thủy sản khai thác thì vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc trong khâu tổ
chức thực hiện.
Đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam, thị trường EU chủ yếu áp dụng biện
pháp quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo dự lượng kháng sinh
thấp hơn mức cho phép, ngoài ra không áp dụng các biện pháp phi quan thuế nào
khác.
Nhật Bản cũng áp dụng các biện pháp phi thuế quan tương tự, đối với các tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thuỷ sản.
Nhìn chung, sản phẩm thủy sản Việt Nam đang dần được các thị trường tiêu
thụ chấp nhận, song một số sản phẩm do đang được nuôi trồng với số lượng và quy
mô lớn nhưng chưa có kế hoạch và phương hướng bao tiêu hợp lý, dẫn đến việc các
nhà xuất khẩu Việt Nam tự cạnh tranh với nhau ngay trên sân nhà. Điều này là
nguyên nhân chính dẫn tới việc hàng của ta không đủ sức cạnh tranh với các nhà
xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Vì vậy, để có thể đưa hàng qua các thị trường khó
tính như EU, Nhật Bản, Nga…các doanh nghiệp xuất khẩu nên tự tìm cho mình một
chiến lược an toàn trong lĩnh vực thanh toán cũng như quan tâm đúng mức tới chất
lượng sản phẩm. Bởi lẽ muốn đưa hàng vào Nhật Bản hay Hàn Quốc, các doanh
nghiệp nên chú ý đến quy cách chất lượng hải sản; trái lại muốn xuất hàng qua EU
thì cần chú ý tiêu chuẩn vi sinh…
1.3.2. Các yếu tố trong nước
SV: Phạm Hoài Sơn

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
24
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Chiến lược kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp, của ngành hàng trên cơ sở
phân tích thị trường, lợi thế so sánh và định hướng thị trường cũng như chủng loại
sản phẩm. Đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, xây dựng thương hiệu và giữ uy tín
cũng như mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước
và quốc tế.
Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận và đổi mới công
nghệ, chi phí nghiên cứu và triển khai là những yếu tố hàng đầu về sản lượng và
chất lượng mặt hàng tôm.
Các yếu tố đầu vào gồm giống tôm, thức ăn tạo nên chất lượng sản phẩm, do
đó việc chọn giống tôm nuôi khỏe mạnh, chống chịu tốt và hiệu quả cao là rất cần
thiết. Giá thức ăn chăn nuôi cần được ổn định vì nó là ảnh hưởng lớn tới giá cả, sức
cạnh tranh của con tôm xuất khẩu.
Chi phí sản xuất và quản lý, gồm những chi phí sản xuất kinh doanh, quản
lývà xúc tiến thương mại những chi phí này góp phầnvào giá thành của sản phẩm.
Theo báo cáo thì nhiều chi phí đầu vào của Việt Nam được cho là cao hơn so với
mặt bằng giá trong khu vực, ngoài ra còn những khoản chi ngoài quy định của pháp
luật.
Vấn đềnhân lực và năng suất lao động, gồm các yếu tố liên quan tới người lao
động, năng suất lao động, đào tạo và bồi dưỡng người lao động.
Các yếu tố vĩ mô: các hệ thống chính sách, biện pháp, chủ trương của Nhà
nước đối với mặt hàng tôm xuất khẩu như chính sách thuế, chính sách hỗ trợ đầu tư,
chính sách tín dụng, chính sách thương mại
1.3.3. Đối thủ cạnh tranh
Khi thế giới ngày càng phẳng và hẹp,sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh
trên lĩnh vực kinh doanh, sự xuất hiện những đối thủ mới có ảnh hưởng lớn tới
quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặc dù Việt Nam là một trong những nước có sản lượng và giá trị xuất khẩu

tôm hàng đầu thế giới. Việt Nam có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng
SV: Phạm Hoài Sơn
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
25

×