Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thuốc kháng sinh nhập khẩu của Công ty Cổ phần dược Trung Ương Mediplantex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.54 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập
Lời mở dầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay việc trao đổi buôn bán, xuất
nhập khẩu hàng hóa trên thế giới diễn ra hết sức sôi động và mạnh mẽ. Việt Nam
cũng là một quốc gia tham gia vào trong quá trình này. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay Việt Nam vẫn đang là nước nhập siêu rất nhiều các loại hàng hóa trên thế
giới. Một trong số đó là các sản phẩm thuốc mà Việt Nam chưa thể sản xuất được
và tự cung cấp đủ được nhu cầu trên thị trường trong nước.
Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu của người dân nên cũng
như các thị trường khác, thị trường dược phẩm ở nước ta đang phát triển rất mạnh.
Hơn nữa khi mở cửa thị trường nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển dời sống
của nhân dân ngày được nâng cao, sức khỏe của nhân dân được quan tâm nhiều
hơn thì thị trường dược phẩm của nước ta trở thành một thị trường hết sức tiềm
năng. Tuy nhiên trong điều kiện nước ta hiện nay, khoa học kĩ thuật và trang thiết
bị còn rất khó khăn và thiếu thốn nên việc nghiên cứu và sản xuất ra một số loại
dược phẩm còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới.
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex là công ty mới được cổ phần
hóa nhưng là công ty đã kinh doanh trong ngành dược tương đối lâu với các mặt
hàng kinh doanh chủ yếu là thuốc tân dược, thuốc được bào chế từ thiên nhiên và
các loại thuốc nhập khẩu từ nước ngoài. Một trong những sản phẩm được công ty
tiến hành nhập khẩu và phân phối trên thị trường Việt Nam hiện nay là các sản
phẩm thuốc kháng sinh, một loại thuốc vẫn đang có nhu cầu rất lớn trên thị trường
nước ta. Nhưng song song với sự phát triển cũng có rất nhiều vấn đề cần phải giải
quyết mà Công ty Cỏ phần dược Trung ương Mediplantex đang tham gia hoạt
động kinh doanh, cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt đòi hỏi để phù hợp với cơ chế
thị trường. Do đó hiện nay Công ty Dược phẩm Trung Ương Mediplantex đang
đứng trước những thử thách hết sức khó khăn.
Trong quá trình thực tập tại công ty Dược phẩm Trung Ương Mediplantex em
nhận thấy được sự phức tạp và tầm quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh
của các sản phẩm thuốc kháng sinh nhập khẩu của công ty. Do đó để duy trì và


phát triển trong tương lai thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Công ty
hiện nay là làm thế nào để ngày càng hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh cho
các sản phẩm thuốc kháng sinh nhập khẩu của mình. Vì vậy em đã chọn đề tài : ”
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
1
Chuyên đề thực tập
Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thuốc kháng sinh nhập khẩu của Công ty Cổ
phần dược Trung Ương Mediplantex”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích chủ yếu của chuyên đề là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động nhập khẩu thuốc kháng sinh của Công ty Cổ phần dược Trung Ương
Mediplantex, từ đó tổng kết đánh giá những thuận lợi và những hạn chế cần khắc
phục. Đóng góp ý kiến cho giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
thuốc kháng sinh nhập khẩu được kinh doanh và phân phối tại Công ty Cổ phần
dược Trung Ương Mediplantex.
2.2. Nhiệm vụ
- Khái quát và hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng
hóa
- Phân tích thực trạng sức cạnh tranh của thuốc kháng sinh nhập khẩu tại của
Công ty Cổ phần dược Trung Ương Mediplantex
- Phân tích những cơ hội, khó khăn và thách thức để rút ra được những điểm
mạnh, điểm yếu và nguyên nhân với mặt hàng thuốc kháng sinh nhập khẩu tại
Công ty Cổ phần dược Trung Ương Mediplantex
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là sức cạnh tranh nhóm hàng kháng sinh
nhập khẩu tại Công ty Cổ phần dược Trung Ương Mediplantex trên thị trường
Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào: Lĩnh vực nhóm hàng kháng
sinh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần dược Trung Ương Mediplantex. Địa điểm
trên lãnh thổ Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp,
thống kê, so sánh. Phương pháp dự báo trên cơ sở vận dụng phép biện chứng và
duy vật để luận giải các vấn đề đang đặt ra
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
2
Chuyên đề thực tập
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Danh mục bảng biểu có những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương
Mediplantex và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh sản phẩm thuốc kháng sinh
nhập khẩu tại công ty
Chương 2 : Thực trạng sức cạnh sản phẩm thuốc kháng sinh nhập khẩu tại
công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Mediplantex
Chương 3 : Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm thuốc
kháng sinh nhập khẩu tại công ty Dược Trung ương Mediplantex
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
3
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1 : Giới thiệu về công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương
Mediplantex VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM THUỐC NHẬP KHẨU
1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex
Tên giao dịch: Mediplantex National Pharmaceutical Joint Stock Company

Tên viết tắt: Mediplantex., JSC
Địa chỉ trụ sở chính: 358 đường Giải Phóng - quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 04. 38643368 – 04.38647416
Fax: 04.38641584b
Website: www.mediplantex.com
Email: hoặc
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Bà Đoàn Thị Hồng Thúy
Chức vụ: Tổng Giám Đốc
Số tài khoản: 0011000013526. Sở giao dịch: Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam
Mã số thuế: 0100108430
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0103007436 - Sở KH và ĐT Hà Nội
cấp ngày 03/6/2008.
Vốn đăng ký kinh doanh: 50 tỷ VNĐ
Vốn đầu tư: 300 tỷ VNĐ
Doanh thu: 500 tỷ VNĐ/năm
Từ năm 1958 trở về trước: Tiền thân là Công ty thuốc Nam – thuốc Bắc thuộc
Bộ nội thương.
Năm 1958 - 1961: Công ty thuốc Nam – thuốc Bắc TW thuộc Bộ Y tế.
Năm 1961 - 1968: Quốc doanh Dược liệu cấp 1 - thuộc Bộ y tế
Năm 1968 - 1970: Cục Dược liệu - Bộ y tế
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
4
Chuyên đề thực tập
Năm 1971-1984: Công ty có tên là Công ty Dược liệu cấp I, là đơn vị kinh tế
trực thuộc khối trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn trồng trọt, thu mua, chế biến
dược liệu, phân phối thuốc Nam – thuốc Bắc để cung cấp nguyên liệu, dược liệu
cho các công ty, xí nghiệp, bệnh viện… trên toàn quốc theo kế hoạch của Nhà
nước.
Năm 1984-2005: Công ty có tên là Công ty Dược liệu TW I. Công ty được Bộ

y tế xếp là doanh nghiệp loại 1 với nhiệm vụ: Sản xuất, kinh doanh xuất nhập
khẩu nguyên phụ liệu, thành phẩm Đông Nam dược, thành phẩm Tân dược, dụng
cụ y tế, hương liệu.
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex là đơn vị thành viên của
tổng công ty Dược Việt Nam, thành viên Hiệp Hội Sản Xuất Kinh Doanh Dược
Phẩm Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, với gần 50 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất,
phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng trong nước và quốc tế, công ty Dược TW đã
được khách hàng trong và ngoài nước tin cậy và dánh giá cao chất lượng sản
phẩm cũng như phong cách phục vụ.
Năm 2001, Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex chính thức được
cục sở hữu cộng nghiệp quyết định cấp giấy chứng nhận số 38265 ngày
10/9/2001, công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty cho tất cả
các hàng hoá và dịch vụ của công ty tại Việt Nam
Hiện nay công ty đã và đang đăng kí bảo hộ thương hiệu của công ty tại các
nước: Lào, Myanma, Cộng Hoà Liên Bang Nga.
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex là đơn vị có thành tích cao
về kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua. Công ty là
một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn, mạng lưới phân phối rộng khắp từ các tỉnh
miền núi biên giới phía bắc đến các vùng xa Tây Nguyên, với các chi nhánh đại
diện và các đại lí phân phối đảm bảo khả năng phân phối nhanh chóng và hiệu quả
các sản phẩm thuốc chữa bệnh đến mọi nơi khi có nhu cầu, với giá cả hợp lí.
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex là đơn vị đi đầu trong nghiên
cứu, sản xuất tinh dầu với sản lượng lớn phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất
khẩu.
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
5
Chuyên đề thực tập
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex cũng là đơn vị đầu tiên và
chủ lực đi tiên phong trong nghiên cứu và sản xuất thuốc sốt rét từ cây Thanh Hao

Hoa Vàng thành các thuốc Artermisinin, Artesunat, Artemether trị bệnh sốt rét có
hiệu quả cao. Những công trình nghiên cứu và sản xuất thuốc trị bệnh sốt rét do
công ty thực hiện là một bộ phận quan trọng trong cụm công trình nghiên cứu chế
tạo thuốc sốt rét ở tay nguyên và các tỉnh miền núi. Cụm công trình này đã được
nhận giải thưởng Hồ Chí Minh của Nhà Nước.
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex trong những năm vừa qua
đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản
xuất, mua sắm trang thiết bị mới hiện đại phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng
sản phẩm, cơ sở sản xuất dược phẩm của công ty đã 2 lần Cục Quản Lí Dược Việt
Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng thực hành sản xuất thuốc GNP - ASEAN.
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex chú trọng đầu tư đáng kể
cho nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới
mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, ngoài các sản phẩm mới tiên tiến và hiện đại
công ty cũng quan tâm phát triển các sản phẩm truyền thống kết hợp lí luận Y học
cổ truyền với công nghệ bào chế hiện đại, công tác nuôi trồng, chế biến Dược
Liệu trong nước, thay thế dần hàng nhập khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, xoá đói giảm nghèo tại các vùng nông nghiệp và nông thôn tham gia phát triển
nguyên liệu và dược liệu cho công ty. Công ty đã trực tiếp làm chủ nhiệm nhiều
dự án phát triển và đề tài nghiên cứu cấp Nhà Nước trong những năm qua.
Công ty cũng là một trong những đơn vị có thành tích cao về giá trị xuất
nhập khẩu, theo đó công ty có quan hệ xuất nhập khẩu với trên 20 Quốc Gia ở các
Châu Lục, công ty nhiều lần được Bộ Y Tế, Bộ Thương Mại, Uỷ Ban Nhân Dân
Thành Phố Hà Nội tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu từ năm 1998 đến nay
và 5 năm liên tục 1998-2002 là đơn vị dẫn đầu các doanh nghiệp trong ngành Y
Tế về kim ngạch xuất nhập khẩu . Với những thành tích đã đạt được, Công ty CP
dược TW Mediplantex đã được nhà nước và Chính phủ tặng thưởng:
- Huân chương lao động hạng Ba - năm 1980
- Huân chương lao động hạng Hai - năm 1985
- Huân chương lao động hạng Hai - năm 2001
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ - năm 2001

- Giải thưởng Hồ chí Minh - năm 2003
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
6
Chuyên đề thực tập
- Chứng nhận thương hiệu uy tín - năm 2004
- Chứng nhận thương hiệu mạnh - năm2004
- Thương hiệu nổi tiếng - năm 2005
- Sao vàng đất Việt - năm 2005
- Cúp vàng phát triển bền vững - năm 2006
- Cúp vàng Uy tín thương mại quốc tế - năm 2007
và quản lý thương hiệu toàn cầu
Nhiều bằng khen của Bộ Y tế, Tổng công ty dược Việt Nam, UBNDTP Hà Nội về
thành tích sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và nhiều huy chương và bằng khen về
chất lượng sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế
Hệ thống phân phối của Công ty đã bao trùm trên lãnh thổ không những trong
nước mà cả một số nước bạn đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng với ý thức
trách nhiệm cao và phương châm "Vì sức khoẻ và vẻ đẹp con người''
Với những cố gắng và những thành tựu đã đạt được, Mediplantex luôn là điểm
đến của các khách hàng trong và ngoài nước.
Bảo vệ môi trường là một bộ phận quan trọng gắn liền với phương án sản
xuất kinh doanh của công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex, phương án
bảo vệ môi trường của công ty đã được Sở Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường
Hà Nội kiểm tra và công nhận. Tất cả khí thải, bãi thải sản xuất của công ty đều
được xử lí, làm sạch và kiểm tra trước khi thải vào môi trường tự nhiên.
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex có hệ thống kỉ thuật đảm
bảo an toàn sản xuất đến từng tổ đội lao động, trang bị đầy đủ phương tiện phòng
chống cháy nổ, bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn cho người và các tài sản trong
các dây chuyền sản xuất kinh doanh.
Công ty có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi
bán hàng có chất lượng tốt nhất, thể hiện “Văn hoá, văn minh thương nghiệp cao

nhất trong kinh doanh”. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ
khoa học kỉ thuật nhiệt tình, có trách nhiệm cao, sẵn sang đáp ứng yêu cầu phục
vụ của mọi khách hàng .
Năm 2005 cho đến nay: Ngày 25/04/2005 căn cứ vào quyết định số 4410/QĐ-
BYT ngày 7/12/2004 của bộ y tế, công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ DNNN
thành công ty cổ phần và thay đổi tên gọi từ Công ty Dược liệu TW I thành Công
ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex, với 28% vốn nhà nước. Công ty chính
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
7
Chuyên đề thực tập
thức hoạt động sang mô hình công ty cổ phần từ tháng 4/2005, với chức năng kinh
doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm, dược liệu, nguyên liệu
hoá dược, tinh dầu, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, bao bì cao cấp ngành dược phẩm,
mỹ phẩm.
Với tinh thần lao động sáng tạo không mệt mỏi và liên tục của các thế hệ lãnh
đạo và cán bộ công nhân viên công ty, từ ngày thành lập đến nay, công ty luôn
đứng vững và phát triển với vai trò là một công ty đầu ngành trong lĩnh vực sản
xuất và phân phối dược phẩm, đóng góp tích cực cho sự nghiệp chăm sóc sức
khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và năng lực của công ty
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex là một tổ chức kinh tế hoạt
động độc lập, theo đó công ty hoạt động trong phạm vi luật doanh nghiệp, có tư
cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng theo quy định của
Nhà Nước. Phạm vi hoạt động kinh doanh là khắp địa bàn cả nước và được quyền
kinh doanh ở nước ngoài.
1.1.2.1. Chức năng của công ty:
Công ty có chức năng kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng
Dược phẩm; Dược liệu; Nguyên liệu hoá dược; Tinh dầu; Mĩ phẩm; Máy móc và
thiết bị; Bao bì ngành dược phẩm và mĩ phẩm.
Ngoài ra công ty còn trực tiếp thực hiện bào chế nuôi trồng các sản phẩm liên

quan đến dược liệu từ đó phát huy lợi thế so sánh nguồn nguyên liệu dược liệu
phong phú và quý báu, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá trong nước, thay thế
hàng nhập khẩu bằng hàng hoá trong nước góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
xoá đói giảm nghèo và tham gia vào việc phát triển vùng kinh tế nông thôn.
Công ty trong những năm qua đã trực tiếp làm chủ nhiệm nhiều dự án phát
triển và công trình nghiên cứu cấp Nhà Nước như:
- Chủ nhiệm cấp Nhà Nước về hoàn thiện quy trình bán tổng hợp Artemethen
làm thuốc chữa trị sốt rét ác tính đã nghiệm thu 2001.
- Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà Nước về nghiên cứu đột biến gen di truyền để tạo
giống cây Thanh Hao Hoa Vàng mới có hàm lượng Artemisimin cao và ổn định
để sản xuất thuốc sốt rét 2006-2009.
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
8
Chuyên đề thực tập
- Chủ nhiệm dự án cấp Bộ về hoàn thiện quy trình tinh chế bột thô vàng đắng
để có Berberin hàm lượng cao 98% xuất khẩu 2000-2002.
- Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà Nước nghiên cứu và đưa ra ứng dụng và sản xuất
thuốc cảm cúm Comazin, thuốc hỗ trợ ung thư và chống lão hoá Mediphylamin,
tinh dầu Bạc Hà có hàm lượng Methal tăng hơn so với giống Việt Nam trước đây
30% với nhiều đặc tính ưu việt v.v
Và còn chủ nhiệm và đưa ra nhiều công trình mang tính thực tiễn cao, góp
phần vào công tác phòng và chữa bệnh cho dân trong và ngoài nước.
1.1.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
- Tuân thủ các chính sách của Nhà Nước.
Xây dựng và tiến hành sản xuất dựa trên cơ sở kế hoạch kinh doanh mà công
ty đã đề ra và thích ứng với nhu cầu của thị trường về mặt hàng tân dược cũng
như mặt hàng đông dược.
Thực hiện công tác bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội và bảo vệ môi
trường. Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của cán bộ công nhân viên theo luật lao
động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội.

Ngày càng đa dạng hoá các hình thức kinh doanh nhằm nắm bắt kịp những
thay đổi của thị trường. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng trước,
trong và sau khi bán hàng. Thể hiện văn hoá văn minh thương hiệu cao nhất trong
kinh doanh.
Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho việc sản xuất
kinh doanh tốt nhất.
1.1.2.3. Năng lực kinh doanh
- Kinh doanh nhập khẩu:
Trong những năm qua, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp
với nhau, nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty CP Dược Trung
ương Mediplantex đã có rất nhiều cố gắng trong việc duy trì bạn hàng cũ và tìm
kiếm bạn hàng mới. Hiện nay, công ty đã thiết lập được mối quan hệ với các Công
ty ở trên 20 nước từ châu Âu tới châu Á như: Pháp, Anh, Áo, Đức, Tiệp, Trung
Quốc, Ấn độ . Kim nghạch nhập khẩu của công ty trong các năm gần đây đạt
khoảng 16.000 000 USD mỗi năm trên 6 thị trường trọng điểm: Pháp, Úc, Đức,
Ấn độ, Nhật, Hàn Quốc. Sản phẩm thuốc nhập khẩu có số Visa của Cục quản lý
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
9
Chuyên đề thực tập
dược với số lượng trên 200 loại thuốc khác nhau với các nhóm đặc thù như: nhóm
thuốc kháng sinh, hạ sốt, đường ruột, tim mạch, thần kinh, bổ dưỡng.
- Kinh doanh trong nước:
Công ty CP Dược TW Mediplantex đã tham gia cung cấp thuốc cho nhiều chương
trình thuốc của nhà nước và của Bộ Y tế cũng như cung cấp thuốc cho các bệnh
viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Viện 108, Viện 103 , Hữu nghị, Viện 198, Viện
Nhi Thuỵ Điển, Viện Da liễu và hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Chính từ
sự nỗ lực của Ban lãnh đạo công ty cùng sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân
viên – cùng với sự ủng hộ của đông đảo bạn hàng mà tổng doanh số hàng năm đạt
trên 500 tỉ đồng Việt Nam, thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước mỗi năm khoảng
15 tỉ đồng Việt Nam. Và chúng tôi nghĩ rằng doanh số không phải là điều mà

chúng tôi mong mỏi, điều mà chúng tôi hướng tới là mọi người có nhu cầu thuốc
đều được sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Công ty có các chi nhánh khu vực : Chi nhánh TPHCM phục vụ thành phố HCM
và các tỉnh đồng bằng nam bộ, Chi nhánh Đắc Lắc phục vụ các tỉnh miền trung,
Tây nguyên và Đông nam bộ, Ngoài ra còn có các Chi nhánh Bắc Giang, Chi
nhánh Thái Bình, Chi nhánh tại nước Lào.
- Kinh doanh xuất khẩu:
Công ty CP Dược TW- Mediplantex không chỉ sản xuất , kinh doanh phục vụ thị
trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như : Nga,
Lào, Campuchia, các nước Châu Âu, Myanma , Nhật Bản, Ấn Độ
+ Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu, thành phẩm thuốc chữa sốt rét
được chiết xuất từ Thanh Hao Hoa Vàng, các loại thành phần tân dược, đông
dược, tinh dầu
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đố 2.1 : Sơ đồ tổ chức
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
10
Chuyên đề thực tập
Lực lượng lao động trong công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex làm
việc với đúng chuyên môn (98%) và phù hợp với năng lực của từng các nhân
trong phòng ban họ làm việc. Với lực lượng lao động có trình độ đại học và trên
đại học chiếm tỷ trọng lớn cùng với tay nghề cao của công nhân viên là nguồn lực
rất lớn giúp công ty thực hiện kế hoạch của mình.
Đối với phòng thực hiện chức năng marketing của công ty và phòng thị trường
có 80 người, chiếm 15.9% trong tổng số cán bộ công nhân viên chức của công ty.
Số nhân lực này được phân bổ ở nhiều khu vực thị trường của công ty. Làm việc
tại khu hành chính của công ty có 9 người, trong đó có một trưởng phòng, 3 phó
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
11
Chuyên đề thực tập

phòng, 1 tổ nghiên cứu và phát triển thị trường gốm 5 người. Ngoài ra làm việc tại
thị trường Hà Nội có thêm 28 người ỏ đội bán hàng.
Bảng 2.1 : Phân bổ nhân lực tại các bộ phận trong công ty cổ phần Dược
Trung ương Mediplantex
Đơn vị Số
người
ĐƠn vị Số
người
Ban giám đốc 2 P.Kiểm tra chất lượng 10
P.Tổ chức hành chính 25 P.Đảm bảo chất lượng 5
P.kế toán tài vụ 16 P.Nghiên cứu phát triển 11
P.Kinh doanh xuất nhập
khẩu
21 P.Thị trường –
Marketing
80
Xưởng số 1 86 P.Kinh doanh dược liệu 17
Phòng kho vận 35 Chi nhánh Đắc Lắc 4
Xưởng hóa dược 30 Chi nhánh TP Hồ Chí
Minh
10
Nhà máy dược phẩm số 2 122 TENAMYD 32
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính
Bảng 2.2 : Phân loại trình độ lao động trong công ty cổ phần Dược Trung
ương Mediplantex
Trình Độ Số lượng (người) Tỷ Trọng (%)
Trên đại học 20 3,96
Đại học 150 29,82
Trung cấp 120 23,86
Công nhân kĩ thuật 205 42,34

Tổng cộng 495 100
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty và vai trò của các
phòng ban
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
12
Chuyên đề thực tập
1.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
- Đại Hội Cổ Đông: Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết,
là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại hội cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại; Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty.
+ Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, trừ trường hợp điều chỉnh
vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được phép
chào bán tại điều lệ của công ty.
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của
công ty.
- Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Quyết định chiến lược phát triển công ty.
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại.

+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại; Quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
+ Quyết định phương án đầu tư.
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua
hợp đồng mua bán và cho vay, vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỉ lệ khác nhỏ
hơn được quy định tại điều lệ của công ty
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
13
Chuyên đề thực tập
+ Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, cách chức Giám đốc( Tổng giám đốc) và cán bộ
quản lí quan trọng khác của công ty; Quyết định mức lương và lợi ích khác của
cán bộ quản lí đó.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ của công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ
phần của doanh nghiệp khác.
+ Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lí các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
+ Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Định giá tài sản
góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng.
+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Đại hội
đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý
kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
+ Quyết định mua lại không quá 10% cổ phần đã bán của từng loại.
+ Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
- Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ
Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong quản lí, điều hành hoạt động kinh

doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính
+ Thẩm định báo cáo tài chinh hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến quản lí, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết
hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm
cổ đông.
+ Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; Tham
khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến
nghị lên đại hội đồng cổ đông
+ Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính xác thực, chính xác, trung thực hợp
pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, và
các báo cáo khác của công ty; tính trung thực hợp pháp trong quản lí, điều hành
hoạt động kinh doanh của công ty
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
14
Chuyên đề thực tập
+ Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lí, điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty
Lưu ý: Việc kiểm tra không được gây cản trở hoạt động bình thường của Hội
đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng
ngày của công ty.
Ban giám đốc của công ty: bao gồm tổng giám đốc; phó tổng giám đốc; giám
đốc của các nhà máy sản xuất xí nghiệp chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động quản
lí hàng ngày của công ty. Cụ thể:
- Tổng Giám Đốc (trực thuộc ban giám đốc): là người điều hành hoạt động
hàng ngày của công ty và chiu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:
+ Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ, hoạt
động đối ngoại của công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công ty, trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức.
+ Quyết định lương và phụ cấp nếu có đối với người lao động trong công ty,
kể cả cán bộ quản lí thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của tổng Giám đốc.
+ Quản lí các phòng: Nhà Máy Dược Phẩm Số 2 Mê Linh Vĩnh Phúc, Nhà
Máy Dược Phẩm Số 1 358 Giải Phóng Hà Nội, Xưởng Hóa Dược Mĩ Đình - Hà
Nội, phòng Tổ Chức Hành Chính, phòng Kế Toán Tài Vụ, phòng Xuất Khẩu,
phòng Nghiên Cứu Phát Triển, phòng Đảm Bảo Chất Lượng.
- Phó Tổng Giám Đốc ( trực thuộc ban giám đốc): Là người thừa hành, thay
mặt cho Tổng giám đốc công ty thực hiện một số việc nhất định khi không có mặt
Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc có các chức năng và quyền hạn sau:
+ Thực hiện kí kết hợp đồng trong điều kiện cho phép của quyền hạn, ở công
ty Dược Phó tổng giám đốc thực hiện kí kết các hợp đồng liên quan đến bộ phận
mình phụ trách hay các mảng quản lí của mình.
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
15
Chuyên đề thực tập
+ Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ nhân viên trong bộ phận
mình phụ trách cũng như tổ chức lại hệ thống các phòng mà mình quản lí.
+ Không có quyền thay đổi các chức vụ trưởng và các phó phòng có liên
quan .
+ Quản lí các phòng: Marketing, phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Nhập Khẩu
và Sản Xuất, phòng Kinh Doanh Dược Liệu, Hệ Thống Chi Nhánh, phòng Vận
Chuyển Và Kho Vận.
+ Thực hiện thay mặt Tổng giám đốc giám sát các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các phòng ban trong công ty.
1.1.3.2. Vai trò của các phòng ban trong công ty :

- Phòng Tổ Chức- Hành Chính: là đơn vị hành chính tổng hợp của công ty, có
chức năng đảm nhiệm các công tác quản lí sản xuất kinh doanh và quản lí các hoạt
động hành chính xã hội. Đây là bộ phận có chức năng tham mưu giúp việc cho
Ban giám đốc về vấn đề ngoại giao, công tác cán bộ, vấn đề tiền lương của cán bộ
công nhân viên, hành chính chính trị, y tế, giáo dục, bảo vệ và kiểm tra cũng như
thực thi các hoạt động chính sách cũng như các văn bản pháp luật hiện hành.
- Phòng Kế Toán- Tài Vụ: Là phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho
Ban giám đốc quản lí các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán của công ty, với
nhiệm vụ sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hợp lí, đúng chế độ, chính sách, phục
vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển: Là phòng tham mưu cho Ban giám đốc,
thực hiện các chức năng bao gồm: Công tác xây dựng kế hoạch hoàn thiện cải tiến
các sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh, định hướng nghiên cứu, phát triển các
sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường
- Phòng Đảm Bảo Chất Lượng: Là phòng có chức năng kiểm tra chất lượng
cũng như số lượng của các lô hàng sản xuất ra. Khi phát hiện các lỗi của các sản
phẩm phòng còn có chức năng thông báo cho bộ phận tổ chức yêu cầu ngừng
ngay việc tiêu thụ cũng như thu hồi mặt hàng bị lỗi cũng như có quyền yêu cầu bộ
phận kiểm tra ngừng ngay việc sản xuất lô hàng đó. Ngoài ra phòng còn đảm nhận
chức năng kiêm kỉ thuật máy móc trong công ty.
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
16
Chuyên đề thực tập
- Nhà máy sản xuất thuốc số 1- 358 Giải Phóng - Hà nội: Có chức sản xuất
các mặt hàng thuốc như: Artesunat; Artemisimin; Mediphylamin; Conmazin;
Atexsick;…
- Xưởng Hoá Dược Mĩ Đình- Hà Nội: Có chức năng sản xuất thuốc: Conmafil;
kem bôi da Metid; thuốc ho Bổ Phế; Becberinclorid;…
- Nhà máy Dược Phẩm Số 2 Mê Linh Vĩnh Phúc: có chức năng sơ chế và trực
tiếp sản xuất thuốc như: Bào chế tinh dầu Bạc Hà; Sản xuất thuốc kẽm Pokysan;

Sơ chế Thanh Tao Hoa Vàng phục vụ cho việc sản xuất thuốc chống sốt rét; Sản
xuất thuốc chữa bệnh ung thư Mediphylamin,…
- Phòng Marketting: thực hiện các hoạt động Marketting, đây là phòng có chức
năng đặc biệt bởi nó đảm nhiệm nhiều công việc vì thế phòng này còn được chia
làm nhiều bộ phận khác nhau như: Tổ Marketting, Tổ Nghiên Cứu Thị Trường,
Tổ Bán Hàng, Các Cửa Hàng. Trong đó: Tổ Marketting có chức năng thực hiện
các hoạt động marketing, quảng bá thuốc ở thị trường trong nước; Tổ Nghiên Cứu
Thị Trường có chức năng nghiên cứu nhu cầu của thị trường đồng thời phát hiện
và liên hệ để mở rộng thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống; tổ Bán
Hàng Và Cửa Hàng thực hiện chức năng đảm nhiệm bán sản phẩm thuốc ra thị
trường và liên hệ với các bộ phận khác để thực hiện tốt phần việc của từng tổ.
- Phòng Kế Hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu: Đây làm phòng có vai trò đảm
nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc cũng như trưởng các chi nhánh kinh doanh
của công ty trong việc kinh doanh ở thị trường trong nước các mặt hàng nhập
khẩu cũng như thực hiện liên hệ giữa bộ phận nghiên cứu thị trường với bộ phận
sản xuất trong việc sản xuất thuốc cung ứng đúng và đủ ra thị trường trong nước
từ đó xây dựng kế hoạch nhập khẩu thuốc cũng như sản xuất thuốc. Bên cạnh đó
tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc các vấn đề liên quan đến việc xuất khẩu
thuốc sang các thị trường như Lào, Mianma, Liên Bang Nga… Đồng thời nghiên
cứu tìm kiếm các thị trường mới và là nơi giải quyết các vấn đề liên quan đến việc
khiếu nại cho các thị trường xuất khẩu.
- Phòng Kinh Doanh Dược Liệu: Tư vấn và tham mưu cho Ban giám đốc trong
vấn đề quản lí nguồn dược liệu và đồng thời đảm nhận việc kinh doanh dược liệu
với các công ty thuốc cũng như người tiêu dùng cần mua dược liệu về mà mới chỉ
qua sơ chế chưa qua sản xuất.
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
17
Chuyên đề thực tập
- Hệ Thống Chi Nhánh: Đây là bộ phận không thể thiếu của một công ty sản
xuất và kinh doanh nói chung và công ty dược phẩm trung ương MEDIPLANTEX

nói riêng. Hệ thống này liên quan đến kênh phân phối của công ty, trong mỗi hệ
thống có tổ chức khác nhau đảm nhận nhiệm vụ kinh doanh ở thị trường nhất định
theo yêu cầu của công ty. Bao gồm các hê thống ở các tỉnh: Hải Phòng; Hà Tĩnh;
Hà Nội; BẮc Giang; Thanh Hoá; Vĩnh Phúc, Thái Bình; Thành Phố Hồ Chí Minh;
Đắc Lắc.
- Phòng Vận Chuyển Và Kho Vận: Là bộ phận chịu trách nhiệm trước Ban
giám đốc trong việc trong việc bảo quản hàng hoá, thuốc men. Cũng như chiu
trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng hoá từ công ty và các cơ sở sản xuất của
công ty tới hệ thống chi nhánh cũng như các dược liệu chưa qua sơ chế về các cơ
sở sản xuất.
1.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược
Trung ương Mediplantex
Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex là một trong 5 công ty hàng
đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc phục vụ cho điều
trị và chữa bệnh. Trong những mặt hàng thuốc của công ty đã có nhiều sản phẩm
được trong và ngoài nước tin cậy và ưa chuộng như sản xuất và phát triển thuốc trị
sốt rét Comazin, chiết xuất tinh dầu Bạc Hà, sản xuất thuốc trị bệnh ung thư
Mediphytamin Để đạt được những điều đó công ty đã có nhiều nỗ lực trong sản
xuất và kinh doanh
Bảng 2.3 : Tổng kết kinh doanh của công ty 2006– 2010
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
18
Chuyên đề thực tập
Nguồn : Phòng kế toán tài chính
Theo bảng trên ta thấy rõ :
Năm 2008 công ty làm ăn chưa hiệu quả. Do những nguyên nhân khác nhau
như điều kiện cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quản lí cũng như tình hình khủng
hoảng nền kinh tế toàn cầu. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh
doanh cũng như doanh thu và lợi nhuận của công ty. Các chỉ số đều rất thấp và lợi
huận cuối cùng của năm không cao lắm. Đây là tình trạng chung của các doanh

nghiệp ttrong nước cũng như trên thế giới đang trong thời kì khủng hoảng và suy
thoái kinh tế toàn cầu Nhưng từ năm 2009 trở về sau này khi công ty đã có
những thay đổi vế chiến lược và chính sách kinh doanh cũng như tình hình kinh tế
trên thế giới đã có nhiều khởi sắc hơn sau thời kì khủng hoảng kéo dài thì tỉ lệ lợi
nhuận so với doanh thu của công ty đều tăng. Còn tỉ lệ vốn lưu động trên tổng tài
sản thay đổi thể hiện chính sách của công ty trong việc định hướng chiến lược
kinh doanh hàng năm.
Năm 2010 vừa qua được xem là một năm thành công của công ty khi các chỉ
số đều tăng vượt bậc. Đó chính là nhờ sự nỗ lực cố gắng của các thành viên trong
công ty trong việc đưa công ty phát triển đi lên.
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
T
T
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010
1 Sản xuất công nghiệp
Giá trị xuất xưởng
Giá trị thương phẩm
Nghìn đồng
Nghìn đồng
59.172,888 70.209,100 84.369,625 100.734,000
162.103,0
130.000.000
186.692.057.
2 Tổng trị giá bán
Trong đó:
a/ Xuất khẩu:
b./ Nội địa:
Nghìn đồng
Nghìn đồng
Nghìn đồng

463.866,646
35.157,408
428.709,238
536.207,000
11.351,424
524.855,576
418.325,000
26.340,000
391.985,000
499.458,000
39.931,288
463.526,712
442.474.330
44.790.528
397.683.802
3 Vốn điều lệ Nghìn đồng 37.683,396 50.241,000 50.241,000 50.241,000 50.241.000
4 Vốn chủ sở hữu Nghìn đồng 55.761,117 101.335,000 98.203,000 103.181,000 105
5 Lợi nhuận trước thuế đồng 4.690.755,473 6.568,000 3.143,000 9.282,000 10.321.862,5
23
6 Nộp ngân sách nhà
nước
Tỷ đồng 13 15 10 14 14
7 Tỷ lệ chia cổ tức hàng
năm
% 12 14 3 12 12
8 Nhân lực Người 456 504 501 485 495
19
Chuyên đề thực tập
2.2. Khái quát về thị trường thuốc kháng sinh tại Việt Nam
2.2.1. Tổng quan thị trường thuốc Việt Nam

Thị trường thuốc ở Việt Nam là thị trường có tiềm năng tăng trưởng mạnh,
vì dân số Việt Nam gần 90 triệu người. Mỗi người Việt Nam tiêu thụ thuốc 10
- 12% mỗi năm và có thể tăng thêm nữa, đạt 15.5% vào năm 2010. Điều này
có nghĩa là thị trường thuốc ước lượng sẽ trị giá 2.25 - 2.4 tỉ năm 2015 và 3.5
tỉ năm 2020.
Thuốc là một trong những mặt hàng thiết yếu của người dân nên ngành dược
phụ thuộc nhiều vào diễn biến sức khỏe của người dân. Ngành dược luôn là ngành
có tốc độ tăng trưởng và ổn định, tốc độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm. Đây
chính là yếu tố hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư nước rót vốn vào thị trường
này của Việt Nam. Hiện nay đã có 40 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
dược phẩm với tổng số vốn đăng kí trên 300 triệu đô la Mỹ, trong đó có hơn
20 dự án đầu tư sản xuất thuốc. Tuy nhiên con số này vẫn còn nhỏ so với tiềm
năng của thị trường và nhu cầu chữa bệnh của gần 90 triệu dân ở Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Trị giá sản xuất thuốc trong nước và tổng trị giá tiền
thuốc sử dụng
(đvt : triệu USD)
Nguồn : Cục thống kê
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
20
Chuyên đề thực tập
Trị giá thuốc sản xuất trong nước, trị giá nhập khẩu và tổng trị giá tiền thuốc
sử dụng (đơn vị triệu USD)
Chi tiêu tiền thuốc bình quân theo dầu người qua các năm đều tăng do đời
sống của nhân dân ngày càng phát triển, nhất là trong các năm gần đây. Năm
2009, chi tiêu tiền thuốc bình quân theo đầu người là 19,8 USD/người/năm tăng
20% so với năm 2008. Năm 2010, chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên
mức 22,5 USD/người/năm. Tuy nhiên, mức chi tiêu này vẫn còn thấp hơn rất
nhiều so với mức chi trung bình của thế giới là 40 USD/người/năm
Biểu đồ 2.2 : Chỉ tiêu tiền thuốc theo bình quân đầu người
Nguồn : Cục thống kê

Hiện tại, trong178 doanh nghiệp sản xuất thuốc thì có 98 doanh nghiệp sản
xuất thuốc tân dược và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược. theo quy định
của Bộ Y tế, hết năm 2010, các cơ sở sản xuất thuốc trong nước sẽ phải đáp ứng
tiêu chuẩn GMP – WTO, nếu không sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất hoặc
chuyển đổi hình thức hoạt động. Trong khi phần lớn doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm đã đáp ứng được tiêu chuẩn này thì chỉ có 5/80 doanh nghiệp đong dược đạt
chuẩn. Ngành dược vẫn còn khá nhiều điểm hạn chế do các nhà mý chủ yếu là sản
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
21
Chuyên đề thực tập
xuất các dạng bào chế thông thường. Hiện còn nhiều tồn tại khiến các doanh
nghiệp dược Việt Nam chưa thể phát triển một cách nhanh chóng. Các công ty
trong nước sản xuất trùng lặp nhiều các loại thuốc có dược tính giống nhau, có giá
trị thấp như thuốc giảm đau – hạ sốt, kháng sinh, vitamin và thuốc bổ. Trong khi
thuốc nước ngoài là các loại thuốc chuyên khoa đặc trị có giá trị cao như ung thư,
tim mạch…
Tình hình nhập khẩu thuốc trong nước :
Hiện nay kim ngạch nhập khẩu thuốc tại nước ta vẫn đạt giá trị cao, kim ngạc
nhập khẩu thuốc qua các năm vẫn tăng liên tục. Đặc biệt năm 2010, kim ngạch
nhập khẩu thuốc tăng mạnh và đạt 1,24 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước,
do giá trị thuốc sản xuất trong nước từ năm 2009 đã chậm lại vì số doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chi nhành doanh nghiệp nước ngoài tại
Việt Nam được nhập khẩu thuốc trực tiếp gia tăng về số lượng. Vì vậy, thị
trường thuốc Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu mới đảm bảo
nhu cầu thuốc cho người dân.
Biểu đồ 2.3 : Trị giá nhập khẩu thuốc qua các năm
Nguồn : Cục thống kê
Trong đó năm 2010, kim ngạch nhập khẩu thuốc tăng cao nhất và đạt 1,24 tỷ
USD, với kỉ lục về kim ngạch nhập khẩu thuốc qua các tháng liên tiếp
Những nguyên nhân khiến tốc độ nhập khẩu thuốc trong năm tăng nhanh là do

nhu cầu sử dụng thuốc trong nước cao hơn nhiều so với khả năng đáp ứng của
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
22
Chuyên đề thực tập
thuốc nội. Đặc biệt nhập nhiều loại thuốc mới và đặc trị để chữa nhiều loại bệnh
nan y và khả năng trong nước chư sản xuất được
Kháng sinh vẫn là nhóm hàng thuốc dẫn đầu về kim ngạch và đạt 272 triệu
USD, chỉ tăng 3,2 % so với năm trước. Hiện thị phần nhập khẩu của nhóm thuốc
này chiếm khoảng 21% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc. Đây cũng là nhóm
có nhiều mặt hàng mới được nhập trong năm 2010, nguồn cung chủ yếu là từ Ấn
Độ. Giá nhập khẩu thuốc kháng sinh rất biến động do số lượng mặt hàng phong
phú, lượng nhập lớn. Đây cũng là nhóm hàng nhạy cảm, dễ bị chi phối do giá
nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu… tác động.
Đứng ở vị trí thứ hai là nhóm thuốc chuyển hóa dinh dưỡng với kim ngạch đạt
154 triệu USD trong năm 2010, tăng khá mạnh 19% so với năm trước và chiếm
10,37% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Đơn giá nhập khẩu nhóm thuốc này ổn
định hơn so với các nhóm hàng khác.
Kim ngạch nhập khẩu nhóm thuốc chống viêm – giảm đau – hạ nhiệt vượt qua
nhóm thuốc tim mạch và đạt 101 triệu USD, tăng rất mạnh. Nguyên nhân của sự
tăng này là do mặc dù được đầu tư và phát triển chỉ sau nhóm kháng sinh (trong
tổng số 10000 số đăng ký thuốc nhưng chỉ dừng lại ở 500 hoạt chất và tập trung
chủ yếu vào thuốc kháng sinh, chống viêm – giảm đau – hạ nhiệt nhưng hiện nay
trong tổng số 300 tên thuốc chống viêm – giảm đau – hạ nhiệt khác nhau thì các
doanh nghiệp mới chỉ đầu tư sản xuất các loại thuốc có dạng bào chế thông
thường, trong khi các loại đặc trị gần như chưa có sổ đăng kí mà vẫn phải nhập
khẩu.
Nhiều mặt hàng có giá giảm, thị trường nhập khẩu thuốc mặc dù không biến
động mạnh như thị trường bán buôn bán lẻ. Tuy nhiên, do những biến động của tỷ
giá ngoại tệ tác động nên những năm gần đây giá nhập khẩu một số mặt hàng
cũng có thay đổi. Đáng chú ý năm 2010 thuốc có giá nhập khẩu giảm chiếm số

lượng nhiều hơn so với thuốc có giá nhập tăng, với tỷ lệ giảm giá ở mức trung
bình là 9,56%/sản phẩm.
Trong khi năm 2009, số thuốc có giá giảm này chiếm số lượng ít hơn (chiếm
42%) tuy nhiên tỷ lệ giảm giá trung bình cao hơn 10,3%/ sản phẩm.
Thị trường cung cấp thuốc đang có sự chuyển đổi. Thuốc nhập ngoại gần như
chiếm lĩnh toàn bộ thị trường thuốc tân dược của nước ta. Một phần là do năng lực
sản xuất thuốc nội còn yếu thiếu cơ sở vật chất, vốn đầu tư hạn hẹp… Bên cạnh
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
23
Chuyên đề thực tập
đó yếu tố tâm lý của người tiêu dùng vẫn hướng tới thuốc ngoại nhiều. Số thị
trường cung cấp thuốc là 64 thị trường, trong đó, kim ngạch nhập khẩu thuốc từ
các thị trường truyền thống như Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc… vẫn chiếm ưu thế.
Hiện nay các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc nhập khẩu thuốc. Nhiều loại
thuốc có sự chuyển đổi thị trường cung cấp, cùng với đó là tăng cường nhập khẩu
thêm nhiều mặt hàng thuốc mới.
Trong năm 2010, Pháp tiếp tục là thị trường dẫn đầu với kim ngạch cung cấp
thuốc đạt 197 triệu USD, tăng 2,54% so với năm trước. Tốc độ nhập khẩu thuốc
từ Pháp chậm lại chủ yếu là do chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng Euro giảm so với
đồng USD. Nhập khẩu thuốc từ Ấn độ đạt 167 triệu USD, tăng 12,8% so cới năm
trước. Hiện kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này chiếm 13,5% tổng kim ngạch
nhập khẩu thuốc của cả nước. Dự báo trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ thay thế thị
trường Pháp để trở thành thị trường cung cấp thuốc số một vào Việt Nam. Các
doanh nghiệp trong nước cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu từ thị trường này bằng
việc liên tục nhập thêm các mặt hàng thuốc mới mới. Nhập khẩu từ Hàn Quốc ổn
định với vai trò là nhà cung cấp thuốc lớn thứ ba vào nước ta. Tính chung cả nước
năm 2010, kim ngạch nhập khẩu thuốc từ thị trường này đạt 143 triệu USD, tăng
rất mạnh 32,5% so với năm trước. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống vẫn
được các doanh nghiệp quan tâm nhập khẩu nhiều thì thị trường này cũng đang
mở rộng cung cấp thêm các loại thuốc mới và kim ngạch nhập khẩu ngày càng

tăng. Những thị trường cung cấp thuốc có kim ngạch đạt cao trong năm qua nổi
bật là nhóm thị trường thuộc khu vực EU như Đức, Bỉ, Italia… kim ngạch nhập
khẩu từ các thị trường này đều tăng cao so với năm trước. Tuy nhiên trong năm
2010 đây cũng là khu vực tập trung nhiều thị trường có kim ngạch cung cấp thuốc
vào Việt Nam giảm như Anh, Ba lan, Hungary, Đan Mạch.
2.2.2. Thị trường thuốc kháng sinh tại Việt Nam
2.2.2.1. Công dụng và vai trò của thuốc kháng sinh
Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán
tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát
triển hoặc diệt được vi khuẩn" Thuốc kháng sinh là một nhóm hóa chất dùng để
ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật như vi trùng, nấm và ký sinh trùng. Ban đầu,
thuốc kháng sinh được sản xuất từ sinh vật: Penicilline từ nấm mốc và
Streptomycine từ vi trùng.
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
24
Chuyên đề thực tập
Thuốc kháng sinh được phân loại dựa theo tác dụng của thuốc (ví dụ:
Penicillin tấn công lớp vỏ của vi trùng. Azithromycine làm ngưng trệ việc sản
xuất protein bên trong vi trùng) Một số kháng sinh có phổ hẹp trong khi một số
kháng sinh khác có phổ rộng hơn.
Trước đây, kháng sinh được sản xuất từ các vi sinh vật như vi nấm. Ngày nay,
nó được bào chế theo phương pháp tổng hợp. Kháng sinh có tác dụng ức chế sự
phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Việc dùng kháng sinh không đúng
bệnh sẽ gây nhờn thuốc.
Kháng sinh chống lại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của
chúng như lớp vỏ bảo vệ, màng trao đổi chất Tuy nhiên, trong phương diện điều
trị, người ta quan tâm đến 2 loại tác dụng: diệt khuẩn và kìm khuẩn (chỉ làm cho
vi khuẩn ngưng phát triển, không sinh sản). Loại kìm khuẩn được dùng khi hệ
thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đã bị thuốc làm cho yếu đi.
Nếu người bệnh quá yếu thì bắt buộc phải dùng loại diệt khuẩn.

Thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Điều đáng
quan tâm là hiện nay người dân có một thói quen nguy hiểm, bị bệnh thì tự đi
mua thuốc uống và loại thuốc thường không thể thiếu là kháng sinh.Khi dùng
thuốc nói chung và thuốc Tây để cải thiện sức khoẻ, chữa bệnh…đó là mục đích
cuối cùng. Tuy nhiên bất cứ loại thuốc nào đều có tác dụng phụ. Trong Y khoa
người ta sẽ cân nhắc giữa hai yếu tố này để quyết định cho thuốc, điều trị. Vì vậy,
kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Dị ứng, nhẹ là nổi mề đay, ban
đỏ, ngứa; nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây tử vong. Nhiễm độc các cơ quan,
như gây độc đối với gan, thận (tetracyclin, sulfamid), các tế bào máu
(cloramphenicol), thần kinh thính giác (streptomycin, gentamycin), xương răng
(tetracyclin làm hại răng trẻ em)
Việc sử dụng kháng sinh không đúng (dùng không đủ liều hay thời gian) sẽ
dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, không tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn.
Một số còn sống sót sẽ đề kháng lại kháng sinh đã sử dụng. Kháng sinh đó sẽ
không còn tác dụng ở những lần điều trị sau. Vì vậy, nên dùng kháng sinh theo chỉ
định của bác sĩ điều trị. Đặc biệt, đối với trẻ em, khi nghi ngờ bị bệnh do nhiễm
khuẩn, nên đưa trẻ đến bác sĩ.
Mặc dù, cả vi khuẩn hay vi rút đều có thể là thủ phạm khiến trẻ bị ốm nhưng
dù biểu hiện có thể giống nhau nhưng nếu cơ chế gây bệnh khác nhau thì mức độ
SVTH: Mùng Thị Thùy Trang GVHD: TS. Mai Thế Cường
25

×