Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty May 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.03 KB, 93 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dệt may Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước
tiến đáng kể, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam cũng đạt được những kết
quả tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù, trang thiết bị của ngành may mặc đã dần
được đổi mới và hiện đại hoá. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn,
và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Nhưng, các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư
thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã
khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có
thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các
doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm
nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít
nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong
thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái
kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.
Không nằm ngoài tình trạng chung của toàn ngành, tổng công ty May 10
cũng chịu những ảnh hưởng nhất định từ phía những thị trường xuất khẩu truyền
thống của mình. Mặc dù, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, mà đặc biệt là
May 10, đều được giới đầu tư đánh giá là doanh nghiệp có tiềm lực rất lớn trong
việc duy trì và phát triển hệ thống cung cấp sản phẩm của mình tại thị trường
nước ngoài, trong đó có thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản. Tuy có một vài khó khăn
cho bất cứ doanh nghiệp dệt may nào, nhưng đây vẫn được coi là một thị trường
hoàn toàn màu mỡ đối với May 10. Bên cạnh đó, cùng với những đổi mới hiện
nay của mình, khả năng cung ứng các sản phẩm may mặc mang thương hiệu
May 10 cho thị trường nội địa cũng như nước ngoài ngày càng tăng. Mặt khác,
tổng công ty May 10 cũng đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 1 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
công ty cũng như mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối trên thị trường quốc tế.


Do đó, nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường về cả chiều sâu và chiều rộng là
rất cấp bách.
Trên cơ sở những cơ hội thị trường có được đối với ngành dệt may Việt
Nam nói chung, tổng công ty May 10 nói riêng cũng như sức mạnh nội lực của
doanh nghiệp, việc nghiên cứu đề tài: “ Phát triển thị trường xuất khẩu hàng
may mặc của tổng công ty May 10” là hoàn toàn cần thiết với chiến lược phát
triển của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát
triển thị trường xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty May 10 trong giai
đoạn 2011 - 2015.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu một
cách chính xác và hợp lý, đề tài cần phải làm rõ được các vấn đề sau:
- Trước hết cần phải có được cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp đang
nghiên cứu – Tổng công ty May 10. Bên cạnh đó, đề tài sẽ làm rõ các đặc điểm
của sản phẩm may mặc và quan trọng nhất là phân tích rõ được các nhân tố làm
ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển thị trường của tổng công ty May 10.
- Tiếp theo, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng của việc phát triển
thị trường xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty may 10 trong giai đoạn
2006 -2010. Từ đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế của các hoạt động phát
triển thị trường mà doanh nghiệp đã thực hiện, đồng thời chỉ ra được các nguyên
nhân của hạn chế đó.
- Bên cạnh các vấn đề đã nghiên cứu ở trên, việc dự báo nhu cầu thị trường
và mức độ cạnh tranh của các sản phẩm may mặc đến năm 2015, cũng như việc
xác định, phân tích rõ các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển thị
trường đến năm 2015 cuả tổng công ty May 10 sẽ giúp chuyên đề đề xuất được
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 2 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
các định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm may
mặc của tổng công ty May 10 phù hợp với xu hướng phát triển mới của toàn

ngành dệt may Việt Nam và thế giới, cũng như định hướng phát triển thị trường
và chiến lược phát triển nói chung của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 –
2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng
dệt may của công ty May 10.
Phạm vi nghiên cứu: Danh mục sản phẩm xuất khẩu của May 10 là rất
nhiều. Do đó, để đảm bảo bài viết được phân tích một cách cụ thể, đề tài sẽ tiến
hành nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường các sản phẩm áo sơ mi và
veston nam – nữ của tổng công ty May 10 trong giai đoạn 2006 – 2010 tại thị
trường EU, cũng như định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu
hàng dệt may của công ty đến năm 2015.
4. Kết cấu chuyên đề thực tập
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề thực tập
bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu về tổng công ty May 10 và các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc của doanh
nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.
- Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng may mặc của
tổng công ty May 10 giai đoạn 2006 – 2010
- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu
các sản phẩm may mặc của tổng công ty May 10 đến năm 2015.
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 3 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỂ TỔNG CÔNG TY MAY 10 VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
May mặc không phải là ngành xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Có thể
nói rằng Việt Nam được biết đến khá nhiều trong lĩnh vực này. Mặc dù không

phải được biết đến với những thương hiệu mạnh hay nổi tiếng trong giới thời
trang, mà đơn thuần chỉ là một nơi có nguồn lao động dồi dào cho ngành may
với giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, điều đó không thể hiện được sự phát triển bền
vững của ngành dệt may, bởi cốt lõi của sự phát triển là ở vấn đề thị trường và
phát triển thị trường của dệt may Việt Nam. Vấn đề này được không chỉ Nhà
nước quan tâm mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều coi đây là vấn đề
cơ bản trong chiến lược phát triển của mình.
Mục tiêu của chương 1 là trình bày sơ lược về tổng công ty May 10 và
phân tích các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường xuất
khẩu hàng may mặc của tổng công ty giai đoạn 2006 - 2007. Để thực hiện được
mục tiêu của chương 1, chuyên đề có nhiệm vụ trình bày các vấn đề sau:
- Thứ nhất, trình bày tổng quan về Tổng công ty May 10. Mục này sẽ giúp
chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về doanh nghiệp đang nghiên cứu.
- Thứ hai, chuyên đề sẽ tiến hành phân tích đặc điểm của các sản phẩm
may mặc của tổng công ty May 10. Đối với một công ty dệt may, sản
phẩm và đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan
trọng cho việc xây dựng mọi đường đi, hướng phát triển của doanh
nghiệp. Hiểu rõ được đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp thì mới có
thể hiểu được tác động là thuận lợi hay bất lợi của các yếu tố môi trường
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 4 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
đến các chiến lược, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, mà cụ thể
trong phạm vi chuyên đề này là hoạt động phát triển thị trường sản phẩm
xuất khẩu của doanh nghiệp. Do vây, mục tiêu của phần này là phân tích
được các đặc điểm cơ bản, đặc trưng của sản phẩm, đồng thời làm rõ
được mỗi một đặc điểm của sản phẩm sẽ gây khó khăn hay thuận lợi
cho việc thực hiện các biện pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, đây là một trong số các yếu tố nội lực của doanh
nghiệp mà người nghiên cứu phải biết trước tiên và hiểu một cách rõ
ràng để có thể lí giải, phân tích được nguyên nhân tại sao doanh nghiệp

lại lựa chọn phương thức này phát triển thị trường xuất khẩu này mà
không phải phương thức khác và kết quả đạt được đối với doanh nghiệp
chỉ là ở mức độ này.
- Cuối cùng, chuyên đề tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc
phát triển thị trường xuất khẩu của tổng công ty May 10. Phương pháp
nghiên cứu của phần này là chúng ta sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đó theo hướng chúng thay đổi theo chiều hướng nào, thì sẽ tác động đến
các hoạt động phát triển thị trường theo hướng thuận lợi hay bất lợi. Từ
đó có thể đề ra các biện pháp tận dụng các cơ hội cũng như các biện
pháp nhằm tránh được các yếu tố bất lợi trong khi phát triển thị trường
các sản phẩm may mặc của tổng công ty May 10 giai đoạn 2006 – 2010.
Tóm lại, nội dung chính của chương bao gồm các mục sau:
(1) Tổng quan về tổng công ty May 10
(2) Đặc điểm các sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10
(3) Các nhân tố ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu
sản phẩm may mặc của tổng công ty May 10 giai đoạn 2006 – 2010.
Dưới đây là nội dung chi tiết của chương:
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 5 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY 10
1.1.1. Giới thiệu chung về tổng công ty May 10
1.1.1.1. Giới thiệu chung
- Tên công ty: Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
- Tên giao dịch: Garment 10 corporation Joint Stock Company
- Trụ sở chính: Phường Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội – Việt Nam
- Điện thoại: 84 – 4 – 38 276 923, 38 276 396
- Fax: 84 – 4 – 38 276 925
- Website: www.garco10.vn
- Email:


- Số GCNĐKKD: 0103006688
- Số đăng ký mã số thuế: 0100101308
* Năng lực hoạt động
- Tổng số lao động thường xuyên: 11000 lao động
- Tổng số nhà máy: 15
- Tổng số máy móc: 6000 chiếc các loại
- Năng lực sản xuất hàng năm: 21 triệu đơn vị sản phẩm
- Sản phẩm chính: áo sơ mi, quần âu dành cho nam và nữ, veston nam nữ, jacket
cho nam, các trang phục công sở và các loại đồng phục,…
- Thị trường chính: EU, Mỹ, Nhật Bản,…
1.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty May 10
* Chức năng của tổng công ty May 10
- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và một số nguyên phụ
liệu ngành may.
- Đào tạo nghề.
- Xuât nhập khẩu trực tiếp.
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 6 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Gia công một phần hoặc toàn bộ các sản phẩm may mặc.
- Kinh doanh hệ thống siêu thị bán lẻ.
- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
* Nhiệm vụ của tổng công ty May 10
- Cung cấp các sản phẩm hàng may mặc phục vụ nhu cầu thị trường trong
và ngoài nước.
- Tạo việc làm cho ít nhất 11000 lao động thường xuyên. Liên tục nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người lao động. Thường xuyên đào tạo và nâng cao
tay nghề cho người lao động.
- Đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của ngành may mặc Việt Nam.
- Nộp thuế đầy đủ cho nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các quy định của
pháp luật có liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan tâm

hơn nữa đến các công tác xã hội.
1.1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty May 10
Lĩnh vực kinh doanh đầu tiên của tổng công ty May 10 là sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm may mặc thời trang và sinh hoạt cá nhân. Các sản phẩm cụ
thể sẽ được trình bày ở mục 1.2 Đặc điểm các sản phẩm may mặc của tổng công
ty May 10.
Lĩnh vực thứ hai là kinh doanh hệ thống siêu thị bán lẻ M10 Mark. Hiện
nay, hệ thống này đã mở được một số địa điểm tại Hà Nội và Bắc Ninh. Siêu thị
tiến hành kinh doanh các sản phẩm như thực phẩm, đồ gia dụng, đồ dùng văn
phòng phẩm, các sản phẩm may mặc của công ty và một vài doanh nghiệp khác,
đồ thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, có phục vụ cả cơm, thức ăn hàng ngày với giá cả
khá hợp lí. Hiện nay, để mở rộng hơn nữa hệ thống siêu thị bán lẻ của mình,
công ty có chương trình khuyến mại làm thẻ “khách hàng thân thiết”, “khách
hàng vàng” của siêu thị để được hưởng những ưu đãi đặc biệt như giảm giá, tặng
quà sinh nhật,…
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 7 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Được sự cho phép của bộ Giáo dục – đào tạo, trường Cao đẳng nghề Long
Biên được thành lập dưới sự điều hành của tổng công ty May 10, nhằm đào tạo
kĩ năng nghề cho thanh niên, học sinh. Trường được xây dựng vào năm 2008 và
đi vào hoạt động năm 2009. Các lĩnh vực đào tạo có kế toán, tin học, nhưng chủ
yếu vẫn là các lĩnh vực ngành may mặc như thiết kế, may đo, sửa chữa máy
may,…Ngoài ra, trường còn là nơi tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công
nhân may của công ty hàng năm. Trường có hệ thống cơ sở học tập lý thuyết và
thực hành đầy đủ nên chất lượng đào tạo được đảm bảo. Hàng năm số lượng
học viên theo học tăng, năm 2009 là 250 học viên, 2010 là 350 học viên, năm
2011 là 500 học viên. Nhà trường có khu kí túc xá để phục vụ cho học viên hoặc
một số công nhân viên của Tổng công ty ở xa.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty May 10
- Năm 1946: hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch

Hồ Chí Minh, các xưởng may là tiền thân của May 10 được thành lập với các
xưởng quân trang phục vụ cho các lực lượng bộ đội về quân trang.
- Năm 1947 – 1954: Do điều kiện chiến tranh, các xưởng may quân trang
phải di dời lên Việt Bắc. Tại đây xưởng quân trang sản xuất ra các sản phẩm
phục vụ nhu cầu thiết yếu của bộ đội như: áo sơmi ngắn tay, quần sooc, màn,
bao gạo, phao, mũ…Sau đó các xưởng may AK1, BK1, CK1 được xác nhập
thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, rồi đổi thành xưởng may 1 mang bí số là X1.
Năm 1952, X1 được đổi tên thành xưởng may 10.
- Năm 1954 - 1956: Xưởng May 10 sáp nhập với xưởng may 40 vẫn lấy
tên là xưởng May 10, trực thuộc bộ quốc phòng, và chuyển từ Việt Bắc về Sài
Đồng, thuộc Long Biên hiện nay, Hà Nội. Lúc này, ngoài sản xuất quân trang
còn sản xuất phục vụ tiêu dùng bình dân.
- Năm 1961: Xưởng May 10 đổi tên thành xí nghiệp May 10, do Bộ công
nghiệp nhẹ quản lí.
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 8 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Năm 1975 – 1990: May 10 chuyển hướng sang gia công xuất khẩu cho
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
- Sau năm 1990: May 10 mở rộng sang các khu vực như Nhật Bản, Hồng
Kông, và một số nước ở Châu Âu.
- Năm 1992: Xí nghiệp May 10 đổi tên thành công ty May 10 để phù hợp
với chức năng và nhiệm vụ trong thời kì đổi mới.
- Tháng 1/2005: công ty May 10 đổi tên thành công ty Cổ phần may 10 với
50% vốn của Tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX).
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các thế hệ quản lí và công
nhân của tổng công ty May 10 đã nỗ lực hết mình cho sự phát triển của công ty
cũng như của thương hiệu May 10. Đến nay, May 10 đã trở thành một trong
những doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam. Hơn thế nữa, thương hiệu May
10 không chỉ có vị trí quan trọng trong thị trường thời trang nội địa mà thương
hiệu May 10 đã được nhiều tên tuổi lớn trên làng thời trang quốc tế biết đến và

hợp tác sản xuất như: Pierre Cardin, Alain Delon, GuyLaroche, Jacques Britt,
Van Heusen, Perry Ellis, Old Navy, Leo Storm,…
Từ những xí nghiệp may quân trang, May 10 hiện nay đã có tới 15 nhà
máy sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao và mang nhiều tính thời
trang, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và
ngoài nước. Do đó tổng công ty luôn đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định.
Mặc dù nền kinh tế trong nước và thế giới những năm gần đây phải trải
qua khủng hoảng toàn cầu, tổng công ty May 10 cũng bị ảnh hưởng bởi tình
trạng này, tình hình doanh thu và thị trường của công ty bị trầm lại, song công ty
vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm thêm thị trường và phát triển các thị trường của mình
một cách nhanh chóng và bền vững.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty May 10
1.1.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 9 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Dưới đây là mô hình cơ cấu tổ chức của tổng công ty May 10 – CTCP
(Nguồn: phòng Tổ chức hành chính)
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổng công ty May 10
1.1.3.2. Các phòng ban chức năng của công ty
Các phòng ban trong công ty là một khối thống nhất, thể hiện một sự phối
hợp nhàng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là một vài phòng
ban quan trọng:
* Cơ quan tổng giám đốc
Là cơ quan có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất sau Hội đồng quản trị.
Đứng đầu là tổng giám đốc, giúp việc có các phó tổng giám đốc. Cơ quan này
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 10 QTKDQT 49B
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó TGĐ
GĐ điều hành 2 GĐ điều hành 3GĐ điều hành 1
Trưởng ca A Tổ trưởng

hòm hộp
Tổ trưởng
quản trị
Tổ trưởng
kiểm hóa
Trưởng ca B
Các tổ
trưởng
máy
Tổ trưởng
cắt A
Tổ trưởng
là A
Các tổ
trưởng
máy
Tổ trưởng
cắt B
Tổ trưởng
là B
GĐ xí nghiệp 1,2,3,4,5 GĐ xí nghiệp địa
phương và LD
HỘI ĐỒNG QUẢNTRỊ
Phòng KH
Phòng KD
Phòng QA
Phòng TC-KT
Ban đầu tư
Phòng thị trường
Văn phòng

Phòng kĩ thuật
XN phụ trợ
Kho vận
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
chịu trách nhiệm trước tổng công ty, bộ công nghiệp và nhà nước về mọi hoạt
động của toàn công ty.
* Phòng kế hoạch
Có nhiệm vụ tham mưu cho cơ quan tổng giám đốc quản lí công tác kế
hoạch, xuất nhập khẩu; kinh doanh thương mại quốc tế (FOB), xây dựng
phương án giá thành cho các đơn hàng, tham gia đàm phán kí kết các hợp đồng
kinh tế. Tiến hành tất cả các giao dịch cần thiết để hoàn thành cho một đơn hàng
cụ thể. Xây dựng và đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch của công ty.
Tổ FOB, hiện nay được tách ra làm phòng thị trường. ngoài các công việc
trên còn phải thực hiện soạn thảo và thanh toán các hợp đồng, giải quyết các thủ
tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc.
* Phòng kinh doanh
Đảm nhận vai trò tham mưu trong công tác tổ chức kinh doanh thương
mại tại thị trường trong nước.
* Phòng kĩ thuật
Quản lí công tác kĩ thuật, xác định định mức nguyên vật liệu, may mẫu.
Thiết kế sản phẩm dựa theo mẫu và tài liệu kĩ thuật. Nghiên cứu ứng dụng các
thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
* Phòng tổ chức hành chính
Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lí
hoạt động sản xuất kinh doanh vừa làm nhiệm vụ về hành chính xã hội. Có chức
năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác cán bộ, lao động tiền lương,
Hành chính quản lí, y tế, nhà trẻ,…
* Phòng QA
Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lí hệ thống chất lượng
của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt

SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 11 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
động có hiệu quả. Kiểm tra chất lượng đầu vào đầu ra của sản phẩm để sản xuất
đáp ứng các yêu cầu đã quy định.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10
Sản phẩm mang tính thời vụ cao: tính thời vụ được thể hiện ở chỗ, tùy
theo từng mùa, theo từng khu vực khách hàng mà có các mẫu mã, kiểu dáng
khác nhau. Bởi các sản phẩm may mặc được thiết kế thích ứng theo từng đối
tượng và từng thời kì và rất ít khi có sự lặp lại. Do đó khó khăn cho việc thực
hiện các biện pháp phát triển mang tính lâu dài, tổng thể.
Là sản phẩm mang tính thời trang cao: tính thời trang không chỉ ở kiểu
dáng, mẫu mã thích hợp với từng đối tượng khách hàng, mà vẫn đảm bảo theo
xu hướng thời trang của thị trường. Bên cạnh đó, không đơn thuần là “chạy”
theo thị trường, tính thời trang của sản phẩm còn có tác động dẫn dắt, hình thành
xu hướng mới, trước hết là tại thị trường khai sinh ra sản phẩm. Đây là một đặc
điểm rất khó có thể đo lường được, phụ thuộc rất nhiều ở cảm nhận của khách
hàng. Do vậy để đưa ra được các biện pháp phát triển thị trường theo chiều sâu
sản phẩm là rất khó khăn.
Chu kì sản phẩm ngắn: trong cuộc sống hối hả như hiện nay, nhu cầu của
người tiêu dùng là luôn thay đổi, sự thay đổi diễn ra trên từng ngày, những đánh
giá tốt, sự ưa thích về một sản phẩm cũng bị rút ngắn đi rất nhiều và sản phẩm
nhanh bị “lãng quên”. Không chỉ vậy, các nhà thiết kế, nhà tạo mẫu ngày càng
rút ngắn thời gian để đưa ra sản phẩm nghệ thuật mới của mình. Bởi lẽ đó mà
các sản phẩm may mặc rất nhanh bị “ lỗi mốt”. Để kéo dài tuổi thọ của các sản
phẩm may mặc, nhà sản xuất phải thường xuyên phải cải tiến các sản phẩm của
mình và phát triển các dòng sản phẩm mới. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm
trong chiến lược phát triển của mỗi một công ty may mặc. Tuy nhiên, điều này
cũng là một thuận lợi cho việc thâm nhập, mở rộng vào thị trường mới bằng các
dòng sản phẩm mới. Khi nhu cầu thị trường luôn thay đổi, khả năng chấp nhận
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 12 QTKDQT 49B

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
sản phẩm mới của người tiêu dùng là rất nhanh, do đó các hãng may mặc mới có
cơ hội cao khi thâm nhập vào những thị trường này.
Chất lượng sản phẩm có nhiều cấp độ: tiêu chí kinh doanh của Tổng
công ty May 10 là lấy khách hàng và sự thỏa mãn của khách hàng làm mục tiêu
hướng tới của tất cả các hoạt động kinh doanh của mình. Các sản phẩm của May
10 đáp ứng được các yêu cầu từ những nhu cầu bình thường nhất như sinh hoạt
hàng ngày đến nhu cầu cao cấp như khẳng định đẳng cấp,phong cách; từ khách
hàng là những người lao động nghèo khổ đến những người có uy tín trong xã
hội, hay những người nổi tiếng trong làng giải trí. Các loại sản phẩm rất đa dạng
như áo sơ mi, veston, quần, quần áo mặc ở nhà, váy, đồ thể thao, đồ bảo hộ,….
Trong mỗi loại sản phẩm lại có những dòng sản phẩm có cấp độ khác nhau. Ví
dụ như, trong sản phẩm áo sơ mi, các sản phẩm mang tên Classic với giá rẻ để
hướng tới những khách hàng có thu nhập thấp như học sinh, công nhân lao động
bình thường; các sản phẩm dòng Royal Class với chất lượng cao hơn chủ yếu lại
phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu; dòng sơmi Cleopatre không chỉ được khách
hàng nội địa có thu nhập cao chấp nhận, ngay cả một số công ty kinh doanh thời
trang lớn như C&A, H&M cũng thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn. Đặc
biệt, May 10 còn phát triển một số dòng thời trang cao cấp mới như Grus’Z để
phục vụ thị trường trong nước và Lande’leva cho thị trường xuất khẩu. Do vậy,
các sản phẩm may mặc của May 10 đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau. Điều này rất thuận lợi cho các hoạt động phát triển thị trường của
công ty theo chiều rộng.
Nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩn luôn đảm bảo chất lượng ổn
định. Nguyên liệu đầu vào của May 10 có hai loại chính. Nguyên liệu chính cho
sản xuất sản phẩm may mặc như vải, bông, dựng thì được cung cấp bởi các nhà
cung cấp nước ngoài; còn các nguyên phụ liệu khác thì tùy vào từng loại sản
phẩm, dòng sản phẩm mà được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước hoặc
nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà cung cấp này đều là nhà cung cấp lâu năm của
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 13 QTKDQT 49B

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
May 10 nên chất lượng hàng luôn được đảm bảo ở mức cao. Mặt khác, các sản
phẩm được nhập May 10 phải đáp ứng được những tiêu chuẩn mà May 10 đưa
ra như: độ bền, độ co với từng loại vải, màu sắc nhuộm của vải không được gây
kích ứng cho da; dựng phải 100% cotton, không có polyester,… Tất cả đều được
quy định trong hệ thống ISO do phòng QA nghiên cứu và xây dựng lên. Tuy có
nhiều khách hàng và mỗi khách hàng có yêu cầu tối thiểu về chất lượng nguyên
liệu khác nhau, song do May 10 áp dụng tiêu chuẩn đầu vào tối thiểu nên chất
lượng đầu vào của công ty đáp ứng được yêu cầu chất lượng của nhiều khách
hàng cùng một lúc. Chính bởi lẽ đó mà chất lượng đầu vào của May 10 luôn ở
mức trung bình cao so với các nhà cung cấp hàng may mặc trong nước và khu
vực Đông Nam Á. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho May 10 khi công ty xâm
nhập vào các thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao như thị trường EU.
Các mặt hàng sản xuất chủ yếu rất đa dạng, nhiều chủng loại. Để phục vụ
tối đa được nhu cầu và khả năng thanh toán của thị trường, May 10 đã phát triển
các dòng sản phẩm của mình ở nhiều lĩnh vực như quần áo thể thao, quần áo
công sở, quần áo bảo hộ, quần áo ngành tư pháp, các sản phẩm cao cấp, quần áo
trẻ em, quần áo mặc ở nhà,… May 10 đã và đang trở thành một thương hiệu thời
trang Việt được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng với những dòng sản phẩm
như: May 10 M Series, May 10 Series, May 10 Expert, May 10 Prestige, May
10 Classic, Pharaon Series, Pharaon Advancer, Pharaon Classic, Pharaon EX,
Cleopatre, Freeland, Chambray, MMTeen Năm 2011, các nhà thiết kế của
tổng công ty tiếp tục cho ra mắt các bộ sưu tập sơ-mi và veston nam, nữ như
May 10 Series, May 10 Expert với mẫu mã và giá cả đa dạng. Ngoài các sản
phẩm truyền thống phục vụ chủ yếu phân khúc thị trường phổ thông và thu nhập
trung bình khá, hiện nay Trung tâm cung ứng thời trang Khu vực châu Âu và
Bắc Mỹ trực thuộc tổng công ty đang đầu tư phát triển thương hiệu mới cho thị
trường EU với dòng sản phẩm cao cấp Internity Grus’Z dành riêng cho giới
doanh nhân và đối tượng khách hàng có thu nhập khá với. Phòng thiết kế thời
trang May 10 đã và đang đẩy mạnh mở rộng các dòng sản phẩm của mình không

SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 14 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
chỉ phục vụ các nhu cầu trong nước mà tập trung hướng các sản phẩm của mình
phục vụ nhiều hơn cho nhu cầu xuất khẩu ra thị trường may mặc thế giới, mà cụ
thể trong giai đoạn 2006 – 2010 là tập trung vào thị trường may mặc EU. Đặc
điểm này của công ty May 10 là một trong những yếu tố thuận lợi rất lớn cho
việc phát triển thị trường của doanh nghiệp cả về chiều sâu và chiều rộng.
Sản phẩm của May 10 được đánh giá là có tính sang trọng, lịch sự và
chất lượng được đảm bảo. Châu Âu là một thị trường khá biến động bởi nhu
cầu khách hàng luôn cao, và rất khó tính. Nhưng May 10 vẫn thành công trong
việc thâm nhập vào thị trường này. Tỷ trọng doanh thu của thị trường châu Âu
chiếm tới 40% doanh thu xuất khẩu của toàn doanh nghiệp. Tính sang trọng và
lịch sự là những yếu tố mà thị trường EU rất quan tâm và có yêu cầu rất cao.
Thêm vào đó, cảm giác thực sự của người mặc mới là một trong những nguyên
nhân tạo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của May 10. “Các sản phẩm
của May 10 không gây được ấn tượng mạnh khi nhìn thoáng qua, nhưng khi
mặc vào, sự tự tin và thoải mái lại tăng lên gấp nhiều lần” – nhận xét của cô
Tống Giai Hy – nhân viên kinh doanh công ty Painel Trading Inc - trong dịp
tham gia hội chợ mùa xuân tại Hồng Kông tháng 3/2010. Đây là cơ hội cho việc
xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường, đồng thời cũng là một nhân tố rất
thuận lợi cho các hoạt động mở rộng thị trường của May 10 nhờ thương hiệu.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 GIAI
ĐOẠN 2006 -2010
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới bất kì chương trình hoạt động nào của
doanh nghiệp đều chiếm một vị trí rất quan trọng. Có rất nhiều các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của các doanh nghiệp cũng như có
nhiều cách tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, với phạm vi
chuyên đề này, để đảm bảo tính khách quan cao nhất, chuyên đề sẽ tiếp cận

theo cấp độ môi trường từ các nhân tố thuộc về ngành dệt may toàn thế giới,
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 15 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
đến các nhân tố cụ thể tại thị trường EU, rồi đến các nhân tố của ngành dệt
may Việt Nam và cuối cùng là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà
có ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển thị trường của tổng công ty May 10.
Với mỗi một nhân tố, chiều hướng biến động của nhân tố đó sẽ có tác động
thuận lợi/ bất lợi hay cơ hội/ thách thức đối với hoạt động phát triển thị trường
của doanh nghiệp. Từ đó chỉ ra được yêu cầu đặt ra đối với hoạt động phát
triển thị trường của doanh nghiệp trong giai đoạn này.
1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngành may mặc trên toàn thế giới giai đoạn
2006 – 2010
1.3.1.1. Một số quy định của WTO đối với ngành may mặc giai đoạn 2006 –
2010
Các quy định của WTO có tác động mạnh tới ngành dệt may đều có hiệu
lực từ trước giai đoạn 2006 – 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có một sự
kiện ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động thương mại quốc tế của tất cả các ngành,
lĩnh vực của Việt Nam, không riêng gì ngành may mặc, đó chính là việc Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO năm
2007. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho tất cả các doanh nghiệp Việt
Nam, buộc các doanh nghiệp phải có những phản ứng khác nhau trong từng
chiến lược phát triển của mình để phù hợp với các động thái phát sinh từ thị
trường do sự kiện này gây ra. Do đó, trong phạm vi chuyên đề, phần này sẽ tiến
hành phân tích mức độ tác động khác nhau của một số các quy định của WTO
đối với ngành dệt may nói chung, và cụ thể là với chiến lược phát triển thị
trường hàng may mặc của tổng công ty May 10 nói riêng trong giai đoạn 2006 –
2010, thời kì trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Thứ nhất, hiệp định Tổng quan về thuế quan và thương mại. Theo hiệp
định này, hàng hóa các nước được đối xử bình đẳng hơn, do đó tạo thuận lợi cho
việc thực hiện các biện pháp phát triển thị trường của May 10 khi Việt Nam là

thành viên của hiệp định này.
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 16 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Theo như nội dung của Hiệp định này, các thành viên WTO sẽ không
được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi
phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có
thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không
được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của ta. Điều này có ý nghĩa
đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang
các nước thành viên của WTO, trong đó có sản phẩm xuất khẩu của tổng công ty
May 10 sang thị trường các quốc gia EU.
Thứ hai, các quy định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại. Khi khoa học
công nghệ phát triển, hóa chất càng được sử dụng nhiều trong việc sản xuất các
nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất. Tuy nhiên các hóa chất ngày càng
gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Do đó, yêu cầu
kĩ thuật, chất lượng của các sản phẩm may mặc ngày càng cao, và mức độ kiểm
soát chúng càng yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Đặc biệt đối với các thị trường khó
tính như châu Âu, thì các doanh nghiệp ngày càng khó khăn khi phải đáp ứng
tiêu chuẩn kĩ thuật tối thiểu để thâm nhập vào những thị trường này. Thực tế
trên đã gây nhiều bất lợi cho các hoạt động phát triển thị trường của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có tổng công ty May 10.
Thứ ba, các quy định về xuất xứ hàng hóa ngày càng được các quốc gia áp
dụng nhiều hơn, các quy định cũng rõ ràng và cụ thể hơn. Việc quy định xuát xứ
hàng hóa có tác dụng đảm bảo kiểm soát được nguồn gốc hàng, giảm thiểu tối
đa hàng nhái, hàng giả và hàng trốn thuế. Do có quy định và các ưu đãi khác
nhau đối với một số trường hợp, nên các quốc gia nhập khẩu sẽ quy định chứng
nhận về nguồn gốc hàng hóa để làm điều kiện để áp dụng các mức thuế suất
khac nhau. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam,
trong đó có tổng công ty May 10. Bởi doanh nghiệp có làm tốt được vấn đề này
sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ thị trường nhập khẩu như ưu đãi về thuế

xuất, hoặc được sự bảo hộ của chính phủ,…Những yếu tố này tác động thuận
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 17 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
lợi tới hiệu quả của các hoạt động phát triển thị trường của tổng công ty May 10
nếu doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ các quy định liên quan.
1.3.1.2. Đặc điểm kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới ngành dệt may giai đoạn
2006 – 2010
Kinh tế thế giới giai đoạn trước khủng hoảng tài chính – kinh tế năm 2007
mà cụ thể là năm 2006 có những gam màu rất sáng. Trong bối cảnh giá dầu
không ổn định và đã được dự báo có khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng
năng lượng toàn cầu, song nền kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng ở mức 5,4%, sự
tăng trưởng kinh tế diễn ra ở hầu hết các châu lục, đặc biệt tại khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, hai nền kinh tế Trung Quốc và ấn Độ có những bước phát
triển đột phá. Tuy nhiên, khu vực châu Âu, Mĩ vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng
ở mức cao ổn định là 2,8% và 3,4%. Như vậy, có thể nói, thị trường xuất khẩu
của các doanh nghiệp Việt Nam là khá phát triển và ổn định. Khi nền kinh tế ổn
định và tăng trưởng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể. Nhu cầu về
các sản phẩm may mặc cũng tăng lên và theo nhiều khía cạnh khác nhau. Điều
kiện này rất thuận lợi cho phát triển thị trường của các doanh nghiệp dệt may;
trong đó có việc hướng tới phát triển thị trường xuất khẩu hàng may mặc của
tổng công ty May 10 sang thị trường EU.
Năm 2007 được dự đoán tiếp tục chu kì năm năm tăng trường kinh tế liên
tục. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của IMF, FED nhận định thì nền kinh tế thế
giới vẫn còn có thể có những biến động lớn trong năm nay, khó có thể dự đoán
trước được. Đúng như vậy, khủng hoảng trên thị trường nhà đất Mỹ kéo dài từ
cuối năm 2006 mở rộng sang thị trường tín dụng nước này. Ngay khi cuộc
khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra, nó nhanh chóng lan sang các khu vực và các
nền kinh tế khác và trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sức ảnh hưởng
và tác động của nó tác động theo nhiều chiều, và lên tất cả các lĩnh vực của nền
kinh tế thế giới, trong đó có ngành dệt may.

SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 18 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Mặc dù các nền kinh tế vẫn được thống kê có sự tăng trưởng nhưng ở mức
chậm lại so với năm 2006. Tăng trưởng kinh tế toàn thế giới đạt 5,2%, thấp hơn
mức 5,4% của năm 2006, Mỹ tăng trưởng 2% và khu vực EU tăng 2,6%. Tuy
nhiên, mức độ lạm phát tăng cao khiến mức tăng trưởng thực tế của nền kinh tế
ở nhiều quốc gia ở mức rất thấp. Tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia phát triển là từ
1% - 4%, tại các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi như Trung
Quốc, Ấn Độ là từ 15% - 60%. Do vậy, thu nhập thực tế của người dân giảm
mạnh, khiến cho chi tiêu cho tiêu dùng cũng giảm. Điều này làm giảm sức tiêu
thụ đối với các sản phẩm hàng may mặc trên toàn thế giới. Tình hình trở lên bất
lợi cho việc phát triển thị trường hàng may mặc của May 10. Tuy nhiên, ở một
khía cạnh khác, khi nền kinh tế của các quốc gia bị suy giảm, chính phủ buộc
phải yêu cầu cắt giảm đầu tư cho một số ngành, lĩnh vực (cả FDI và FII). Đầu tư
FDI cho ngành may mặc theo thống kê của Ngân hàng phát triển châu Á – ADB
trên toàn thế giới năm 2007 giảm 0,4% so với 2006, FDI vào khu vực Đông Á
giảm còn 201, 3 tỷ USD so với mức 279,8 tỷ USD năm 2006. Tại một số quốc
gia phát triển của khu vực đồng tiền chung EU như Hà Lan, Đức, mức đầu tư
nội địa cho ngành dệt may cũng giảm từ 1,2% đến 2,3%. Như vậy, tại những thị
trường này và đặc biệt là những thị trường nhập khẩu hàng may mặc từ các quốc
gia đang phát triển ở châu Á, mức cung hàng hóa cũng giảm xuống, giảm đi
phần nào yếu tố cạnh tranh trong thời gian ngắn sau khủng hoảng. Với thế mạnh
về nguồn nhân công, cùng với đà tăng trưởng của ngành may mặc Việt Nam,
đây thực sự có thể coi là điều kiện thuận lợi rất hiếm hoi cho các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam khi muốn mở rộng thị trường của mình trong giai đoạn nhạy
cảm này.
Không chỉ đối với thị trường hàng tiêu dùng, khủng hoảng kinh tế thế giới
cũng có tác động mạnh đối với thị trường nguyên liệu đầu vào cho các ngành
công nghiệp. Ví dụ như đối với ngành dệt may, giá cả nguyên phụ liệu đầu vào
tăng liên tục và không ổn định. Mức độ khó khăn gia tăng gấp nhiều lần ở tính

không ổn định của thị trường. Bởi nó ảnh hưởng tới những dự định, mục tiêu, kế
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 19 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
hoạch trong thời gian dài của các doanh nghiệp. Điều này bất lợi rất lớn cho
hoạt động tìm kiếm, đàm phán và thực hiện hợp đồng trong chuỗi các hoạt động
nhằm phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Trong ngành dệt may, bông là nguồn nguyên liệu đầu vào cơ bản nhất cho
hầu hết các nguyên liệu chính của ngành may như vải, dựng,… Giá bông làm
ảnh hưởng tới giá của vải, dựng – 2 thành phần chiếm tới trên 50% giá thành của
1 sản phẩm may mặc hoàn chỉnh. Bảng 1.1 là tổng hợp giá bông giai đoạn 2006
– 2010, điểm nổi bật cho sự bất lợi của giá cả nguyên liệu đầu vào đến ngành
may, qua đây sẽ cho thấy mức độ biến động của giá bông, từ đó có thể thấy
được tính phức tạp của giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến các hoạt động
phát triển thị trường của doanh nghiệp như thế nào.
Bảng 1.1 Giá bông nguyên liệu giai đoạn 2006 – 2010
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)
Theo như bảng 1.1 cho thấy, giá bông nguyên liệu tăng trong giai đoạn
2006 – 2010 tăng trung bình 20,44% cho cả giai đoạn, trừ năm 2009. Đây là
mức tăng giá khá cao đối với nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ. Nhìn diễn
biến tốc độ tăng giá của năm sau so với năm trước, giá cả của bông thay đổi rất
nhanh, nhất là từ sau khủng hoảng năm 2007. Thời kì 2006-2007, giá bông tăng
nhẹ 2,5%. Năm 2007-2008, giá bông tăng đột biến 20,4%, bởi nền kinh tế rơi
vào khủng hoảng, chỉ số giá cả tăng 2%. Trong lúc này, tâm lí các nhà đầu cơ
mong muốn thu nhiều lợi nhuận khi giá cả ngày càng tăng bằng cách tích hàng,
đợi giá lên cao để bán ra ăn chênh lệch. Tuy nhiên, ngay sau đó, khi thị trường
dệt may giai đoạn đầu khủng hoảng tạm thời lắng xuống, các nhà đầu cơ ào ạt
bán ra khiến giá bông giảm 6,3% xuống còn $1,365/kg vào nửa đầu năm 2009.
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 20 QTKDQT 49B
2006 2007 2008 2009 Quý
1/2010

Quý
2/2010
Quý
3/2010
Giá bông nguyên liệu
(USD/kg)
1,180 1,210 1,457 1,365 1,588 2,105 2,878
Mức tăng so với năm
trước (%)
- 2,5 20,4 -6,3 16,3 32,6 36,7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Thời gian này, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu khôi phục lại sau khủng hoảng, nhu
cầu bông tăng lên, lại kéo giá bông lên mức $1,588/kg vào quý I/2010, tăng
16,3% so với năm 2009. Điều đáng nói ở đây là mức biến động giá cả ngày càng
diễn ra trong thời gian ngắn hơn khiến các doanh nghiệp “trở tay không kịp”,
gặp khó khăn hơn rất nhiều trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện các hợp
đồng của mình. Kết quả là tác động bất lợi đến hoạt động phát triển thị trường
xuất khẩu của tổng công ty May 10.
Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp, trước hết là cần phải ổn định
tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đồng thời tiến hành giảm chi phí
sản xuất nhằm mục đích giảm hoặc duy trì giá sản phẩm rẻ và ổn định hơn đối
thủ cạnh tranh. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các chiến lược cạnh tranh và phát
triển thị trường trên tất cả các mặt về giá cả, chất lượng, kiểu dáng,…
Một tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng đó là cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ khiến đồng đôla sụt giảm giá liên tục trên thị trường tiền tệ thế giới,
gây ảnh hưởng nặng tới các giao dịch thương mại sử dụng đồng USD làm đồng
tiền thanh toán và tính toán. Các hoạt động của công ty May 10 đều sử dụng
USD làm đồng tiền giao dịch. Trước hết, khi giá sản phẩm của May 10 đều được
niêm yết bằng đồng USD, giá USD giảm khiến tổng doanh thu của công ty
giảm. Giá đồng USD giảm so với đồng EU, khiến mức giá của May 10 rẻ hơn

sản phẩm cùng loại của nhà cung cấp nội, do đó hàng hóa của May 10 có thể sẽ
gặp những phản ứng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước như áp dụng điều kiện
nhập khẩu đặc biệt, hay các vụ kiện hàng May 10 bán phá giá,…khi doanh
nghiệp thực hiện các biện pháp hướng phát triển thị trường tại khu vực EU này.
Vấn đề này ảnh hưởng rất bất lợi cho hoạt động phát triển thị trường của các
doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có May 10.
Khi đồng USD biến động, buộc các ngân hàng trung ương quốc gia điều
chỉnh tỷ giá so với đồng nội tệ của mình, để đảm bảo ổn định thị trường tài
chính trong nước. Đồng thời nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của mình
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 21 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
hoạt động kinh doanh được an toàn hơn. Vấn đề này sẽ là yếu tố thuận lợi cho
hoạt động PTTT của tổng công ty May 10.
Như vậy, tình hình kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động phát triển thị trường xuất
khẩu hàng may mặc của Tổng công ty May 10. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có
một vài yếu tố có thể dẫn tới những cơ hội lớn cho doanh nghiệp nếu doanh
nghiệp biết tận dụng và có những biện pháp phản ứng kịp thời.
1.3.1.3. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm dệt may thế giới giai đoạn 2006 –
2010
Nhìn chung giai đoạn 2006 – 2010, cùng với những biến động thất thường
của kinh tế thế giới, nhu cầu thị trường các khu vực khác nhau rất khác nhau và
cũng thay đổi liên tục. Vấn đề này gây khó khăn rất lớn cho May 10 khi muốn
phát triển thị trường xuất khẩu của mình trên quy mô rộng, trong thời gian ngắn.
Đây là bất lợi chung cho tất cả các doanh nghiệp dệt may, không riêng bất cứ
doanh nghiệp nào. Do đó thành công chỉ đến với những doanh nghiệp xác định
được cho mình nhiệm vụ rõ ràng là phải am hiểu và thường xuyên cập nhập
thông tin từ thị trường, đáp ứng được tối đa nhu cầu thị trường mục tiêu của
mình. Bên cạnh đó, biết chủ động tạo ra những tiêu chuẩn về sản phẩm của riêng
mình có thể đáp ứng hài hòa cho nhu cầu của nhiều khách hàng.

Trước hết, so với bất cứ giai đoạn nào trước đó, thì giai đoạn 2006 – 2010
nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hàng may mặc tăng lên cả về số lượng và chủng
loại. Theo thống kê của InterBrand Media – công ty chuyên tổ chức sự kiện,
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các giải pháp e-marketing – cho thấy: giai
đoạn 2004-2005, mức chi tiêu cho hàng may mặc trung bình trên thế giới chiếm
0,2% thu nhập cá nhân; giai đoạn 2006 – 2007, con số này lên tới 0,34%; giảm
nhẹ giai đoạn 2007 – nửa đầu năm 2009 xuống mức 0,23% và tiếp tục tăng lên
đến 0,41% vào năm 2010. Tại khu vực châu Á lần lượt là 0,17%; 0,36%, 0,24%
và 0,51%. Châu Phi, năm 2004 chi tiêu cho hàng may mặc chiếm 0,14% thu
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 22 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
nhập, tăng lên con số 0,31% năm 2007 và 0,4% năm 2010. Châu Âu thì mức
tăng tỷ lệ chi tiêu cho tiêu dùng hàng may mặc trong tổng thu nhập hàng năm
đạt 2 – 3%/năm. Không chỉ có vậy, giai đoạn 2006 – 2010, tình hình chính trị
thế giới có nhiều bất ổn như chiến tranh Irac, lực lượng nổi dậy Taliban, các vụ
giao tranh vùng Trung Đông và Trung cận đông diễn ra nhiều hơn khiến nhu cầu
hàng may mặc/ quân trang cho các bên giao tranh tăng lên đáng kể. Bên cạnh
đó, những biến đổi phức tạp của khí hậu đã làm tăng nhu cầu về các loại quần áo
bảo hộ như đồ áo phao, đồ bơi, các loại áo chống nắng,… Đây chính là cơ hội
phát triển cho ngành may mặc thế giới và là yếu tố rất thuận lợi cho việc phát
triển thị trường xuất khẩu của May 10.
Thứ hai, về mặt yêu cầu tiêu dùng của các thị trường cũng có sự thay đổi
lớn: tại một số thị trường khu vực châu Á, trước đây, yêu cầu cơ bản của các sản
phẩm dệt may chủ yếu là giá cả. Giá càng rẻ thì càng được ưa chuộng, do đó đã
từng là thế mạnh của hàng may mặc Trung Quốc và một số quốc gia có nguồn
lao động rẻ như Việt Nam, Campuchia, Indonexia,… Nhưng hiện nay, yêu cầu
dần dịch chuyển sang chất lượng sản phẩm tăng, mẫu mã sản phẩm phong phú
đã phần nào gây bất lợi cho sự phát triển thị trường của May 10 bởi cùng lúc
phải đáp ứng được cả hai yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm khi muốn
mở rộng thị trường ở đây. Do tính chất Á Đông của người dân châu Á, các sản

phẩm ngoài tính bền khi mặc còn phải quan tâm đến tính “ kín đáo” trong quan
niệm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, internet được sử dụng rộng rãi hơn, đặc biệt từ năm 2007 - 2008, các công
nghệ kĩ thuật số ra đời, nhiều luồng văn hóa phương Tây được du nhập vào làm
thay đổi trạng thái cố hữu trong quan điểm của người phương Đông. Do đó các
sản phẩm may mặc không thiên quá nhiều về tính truyền thống nữa mà dần thiên
về tính thời trang và tính tiện nghi. Điều này buộc các dòng sản phẩm tại các
khu vực này thường xuyên phải thay đổi, cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng; kết quả
là gây khó khăn cho việc xác định và xây dựng danh mục sản phẩm xuất khẩu
của May 10. Đây thực sự gây bất lợi cho việc phát triển thị trường thông qua
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 23 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
các biện pháp cải tiến về dòng, mẫu mã sản phẩm; nhưng đồng thời cũng là
thuận lợi cho việc mạnh dạn tấn công, phát triển thị trường sang các khu vực
hoàn toàn mới.
Còn tại thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ, ngoài các yêu cầu về kiểu dáng
mẫu mã, thì các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có liên quan đến sức khỏe
người tiêu dùng và an toàn môi trường lại được đặt lên hàng đầu. Chỉ những sản
phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu như tiêu chuẩn về sử dụng hóa chất
của EU hay quy định về tính khó cháy của vải có hiệu lực từ 12/11/ 2008 của
CPSC (Hội đồng an toàn sản phẩm bảo vệ người tiêu dùng) áp dụng cho tất cả
các sản phẩm may mặc nhập khẩu vào Mỹ, Và những sản phẩm sản xuất từ
chất liệu “sạch” luôn có khả năng cạnh tranh rất cao. Vấn đề này gây không it
bất lợi cho sản phẩm may mặc của các quốc gia đang phát triển, trong đó có
Việt Nam, cụ thể là tổng công ty May 10.
Đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, các
sản phẩm may mặc tập trung chủ yếu đến an toàn cho người sử dụng và thân
thiện với môi trường. Bởi vậy gây nhiều bất lợi cho việc mở rộng/phát triển thị
trường thông qua chất lượng sản phẩm. Yêu cầu đặt ra đối với tổng công ty May
10, đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường là phải tìm kiếm được nhà cung

cấp các nguyên phụ liệu đầu vào có thể đáp ứng được tốt các yêu cầu về bảo vệ
môi trường và an toàn cho người tiêu dùng.
Một vấn đề rất thuận lợi cho dệt may Việt Nam, cụ thể là cho hàng may
mặc xuất khẩu của May 10, đó là việc các nhà nhập khẩu EU, Mỹ đang có xu
hướng giảm dần sự phụ thuộc vào hàng hóa may mặc của Trung Quốc nên từ
năm 2006, các khu vực này ưu tiên hơn đối với hàng dệt may của các quốc gia
đang phát triển như Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Indonexia, ….Năm 2005, thị
phần hàng may mặc tại Mỹ của Trung Quốc là 35,6%, năm 2006 là 40,2%;
nhưng đến năm 2007 là 39,4%; năm 2008 là 37,7 % và xuống mức 37,2% vào
năm 2010. Tuy nhiên, sức ép đối với hàng may mặc của May 10 lúc này là phải
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 24 QTKDQT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
làm sao đạt được chất lượng và giá cả phù hợp để cạnh tranh với sản phẩm của
các quốc gia còn lại có nhiều điểm tương đồng với mình. Bài toán ngày càng trở
nên khó khăn đối với các hoạt động phát triển thị trường hàng may mặc của tổng
công ty May 10.
Có rất nhiều yếu tố thuộc về xu hướng tiêu dùng hàng may mặc của thị
trường hàng may mặc trên thế giới, nhưng trên đây, trong phạm vi chuyên đề
này chỉ phân tích một vài khía cạnh có ảnh hưởng lớn và điển hình đến hoạt
động phát triển thị trường hàng may mặc xuất khẩu của Tổng công ty May 10
giai đoạn 2006 – 2010.
Không nằm ngoài tình trạng chung của toàn thế giới, tình hình thị trường
EU cũng có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng
may mặc của tổng công ty May 10. Dưới đây sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của
một số yếu tố cụ thể tại thị trường EU có tác động rõ và trực tiếp đến hoạt động
này của tổng công ty May 10.
1.3.2. Các nhân tố tại thị trường EU có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển
thị trường xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty May 10 giai đoạn
2006 – 2010
1.3.2.1. Các nhân tố về kinh tế

Tốc độ phát triển kinh tế của EU có ảnh hưởng đến cung và cầu hàng hóa
may mặc. Bảng 1.2 dưới đây sẽ cho thấy mức tăng trưởng GDP của các quốc gia
khu vực EU.
Bảng 1.2 Tỷ lệ tăng trưởng của một số quốc gia tại khu vực EU
Thành viên Nhà
nước
% Tăng trưởng GDP
2005 2006 2007 2008 2009 2010
2005
-2009
Áo
2.5 3.6 3.7 2.2 -3.9 2.0 8,2
Bỉ
1.7 2.7 2.9 1.0 -2.8 2.1 5,5
Thành viên
Nhà nước
% Tăng trưởng GDP
2005 2006 2007 2008 2009 2010
2005
-2009
Bulgaria
6.4 6.5 6.4 6.2 -5.5 0.2 21,8
Cyprus
3.9 4.1 5.1 3.6 -1.7 1.0 15,8
SV Nguyễn Thị Thanh Huyền 25 QTKDQT 49B

×