Chuyên đề thực tập: Bản thảo
MỤC LỤC
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Trong cơ chế thị trường việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Lịch sử kinh doanh trên thế giới đã từng chứng kiến không ít người gia nhập thương
trường kinh doanh từ một số vốn ít ỏi, nhưng họ đã nhanh chóng thành đạt và đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác nhờ chiến lược kinh doanh đúng của mình. Chiến
lược kinh doanh ví như bánh lái của con tàu để nó vượt được trùng khơi về trúng
đích khi mới khởi nghiệp doanh nghiệp. Nó còn được ví như cơn gió giúp cho diều
bay lên cao mãi.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doan nghiệp vừa và nhỏ, rất ít
quan tâm đến vấn đề chiến lược, thậm chí không xác định được cho mình một chiến
lược. Nguyên nhân cơ bản là do các doanh nghiệp này chưa nhận thức được vai trò
của chiến lược.
Xuất phát từ đòi hỏi yêu cầu thực tế của công ty cổ phần Kính Vạn Hoa nên em
chọn đề tài “ Xây dụng chiến lược phát triển công ty cổ phần Kính Vạn Hoa
giai đoạn 2010 đến 2015” làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là đánh giá một cách toàn diện về
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Kính Vạn Hoa, tìm ra
những lợi thế, những yếu kém, những cơ hội và những thách thức. Từ đó xây dựng
chiến lược phát triển công ty đến năm 2015
Đối với sinh viên năm cuối thì đây là chính là việc áp dụng lý thuyêt quản trị
kinh doanh vào một tình huống cụ thể của cuộc sống, qua đó vừa để kiểm nghiệm
kiến thức đã học trên ghế nhà trường vừa để nâng cao kiến thức thực tế cần thiết
cho sau này khi ra trường.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là xây dựng cơ sở lý
luận về xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh một cách cơ bản nhất cho một
doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần Kính Vạn Hoa chỉ tập trung phân tích những
yếu tố cơ bản nhất có ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược phát triển kinh
doanh, từ đó xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho công ty cổ phần Kính
Vạn Hoa đến năm 2015.
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
3
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
3. Nội dung của chuyên đề gồm những phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Kính Vạn Hoa. Phần này giới thiệu
một cách khái quát về công ty: Lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức bộ
máy, tình hình hoạt động tài chính máy năm ngần đây.
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến
lược phát triển kinh doanh của Kalei. Phần này giới thiệu khái quát về công ty cổ
phần Kính Vạn Hoa và phân tích môi trường nền kinh tế, môi trường ngành, đánh
giá thực trạng môi trường nội bộ công ty để từ đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu, cơ
hội và thách thức có ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty trong tương lai.
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển công ty cổ phần Kính Vạn Hoa giai
đoạn 2010 đến 2015. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, xây dựng các ma trận
lựa chọn chiến lược, từ đó thiết lập chiến lược phát triển công ty cổ phần Kính Vạn
Hoa đến năm 2015. Đồng thời cũng đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện
chiến lược đó.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu của em dựa trên lý thuyết chung về xây dựng chiến lược kinh
doanh trong cơ chế thị trường, kết hợp phân tích và tổng hợp các nghiên cứu thực
tế.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu, phân tích các thông tin và số liệu thứ cấp thu
thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp từ nội bộ công ty cổ
phần Kính Vạn Hoa ở những nội dung cơ bản nhất. Sử dụng phương pháp nghiên
cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp logic, các phương pháp khoa học
thống kê.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học: Trong nền kinh tế thị trường, chiến lược phát triển kinh
doanh có tính quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp, chiến lược phát
triển kinh doanh là rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ
riêng một doanh nghiệp nào đó. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì chiến
lược phát triển kinh doanh càng có ý nghĩa thật sự quan trọng hơn bao giờ hết.
Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng chiến lược phát triển cho một doanh nghiệp.
Chuyên đề thực tập có một ý nghĩa khoa học là tổng hợp lý luận đã có từ nhiều
nguồn khác nhau để xây dựng một quy trình xây dựng chiến lược phát triển kinh
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
4
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
doanh cho công ty một cách cơ bản nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng.
Ý nghĩa thực tiễn: Quy trình xây dựng chiến lược phát triển được áp dụng xây
dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho công ty cổ phần Kính Vạn Hoa đến năm
2015. Để tồn tại và phát triển thì trước tiên công ty phải xây dựng được một chiến
lược phát triển kinh doanh hiệu quả.
6. Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Thị Thu Hương và ban lãnh đạo, các
anh chị trong công ty cổ phần Kính Vạn Hoa đã tận tình hướng dẫn để em hoàn
thành chuyên đề thực tập này.
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
5
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH VẠN HOA
1.1 Thông tin cơ bản về công ty
Tên Việt Nam: công ty cổ phần Kính Vạn Hoa
Tên quốc tế : Kalei joint company
Tên viết tắt : Kaleijsc
Trụ sở chính: Phòng 1102 tầng 11 tòa nhà Hacisco, 15/107 Nguyễn Chí Thanh,
Đống Đa, Hà Nội
Phòng giao dịch: Phòng 1716, tòa nhà MOMOTA, 151A Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng
Mai, Hà Nội
Điện thoại: (+84-4)36628162 Fax: (+84-4)36628162
Email:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 010314555 cấp ngày 15 tháng 01 năm
2006
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Thành viên sáng lập công ty:
Ông Phạm Ngọc Dương: Giám đốc công ty
Bà Phạm Thanh Hương : Phó giám đốc công ty
Ông Lương Trần Lương: Phó giám đốc công ty
Số lượng nhân sự hiện nay:
Văn phòng : 20 người
Xưởng sản xuất: 36 người
Vốn đăng ký kinh doanh: 1.500 (Triệu VNĐ)
Vốn đầu tư hiện nay : 10.000 (Triệu VNĐ)
Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Sản xuất, thiết kế trang thiết bị nội thất, ngoại
thất, thiết kế đồ họa, dịch vụ thương mại, quảng cáo, truyền thông….
1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Kinh tế phát triển, nhu cầu đời sống của người dân theo đó cũng ngày càng cao.
Khái niệm ăn no mặc ấm giờ được thay bằng ăn ngon mặc đẹp, không chỉ dừng lại ở
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
6
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
đó mà nhu cầu còn sang cả đồ dùng nội ngoại thất của gia đình, văn phòng…Ngày
nay khách hàng không chỉ yêu cầu đẹp, hài hoà, tính thẩm mỹ cao mà kết hợp cả yếu
tố phong thuỷ vào các đồ nội thất. Xuất phát từ nhu cầu đó các công ty về thiết kế
kiến trúc nội thất đã được thành lập. Cũng không nằm ngoài xu thế đó Công ty cổ
phần Kính Vạn Hoa (Kalei) đã ra đời nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.
Công ty cổ phần Kính Vạn Hoa có giấy chứng nhận ĐKKD số 010314555 cấp
ngày 15 tháng 01 năm 2006 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.Với số
vốn ban đầu là: 1.500 (Triệu VNĐ) và số lượng nhân sự ban đầu là: 21 người (trong
đó; văn phòng là 9 người, xưởng sản xuất là 12 người).
Năm 2008 sau 2 năm hoạt động số lượng nhân sự của công ty đã tăng lên 32
người, đến cuối năm 2009 theo số liệu thống kê của phòng nhân sự là 40 người,
tăng 25% so với năm 2008.
Tính đến hết tháng 10/20010 thì số lượng nhân viên đã là 56 người (trong đó:
văn phòng có 20 người, xưởng sản xuất là 36 người) tăng 40% so với năm 2009.
Với số vốn đầu tư hiện nay lên đến 10.000 (Triệu VNĐ), có sự tăng đột biến đó là
do đầu năm 2010 công ty đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, trang bị thêm máy móc
thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nên công ty phải tuyển thêm lao động và
đầu tư vốn. Một con số không nhỏ so với một công ty mới thành lập gần 5 năm.
Không tự hào với những thành quả có được Kalei vẫn đang cố gắng xây dựng
và trưởng thành hơn để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường trong nước
và hướng tới thị trường nước ngoài. Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mang
thương hiệu Việt ra nước ngoài.
Nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của công ty khi mới thành lập là: sản xuất,
thiết kế trang thiết bị nội thất, ngoại thất, thiết kế đồ họa, quảng cáo, dịch vụ thương
mại, truyền thông
1.3 Sản phẩm, dịch vụ hiện nay công ty cung cấp
Sản xuất các sản phẩm nội thất từ gỗ: Gỗ công nghiệp, gỗ verneer, gỗ ván
sàn laminate, gỗ MFC melamine như: vách ngăn trong công ty, bàn làm việc
cho nhân viên, quầy bàn giao dịch của các văn phòng giao dịch.
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
7
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Cải tạo sửa chữa các công trình dân dụng theo yêu cầu của khách hàng.
Thiết kế và thi công lắp đặt các gian hàng triển lãm, showroom, văn phòng, gia
đình, khách sạn…
Thiết kế thi công biển quảng cáo trên các chất liệu: biển hiệu, Aluminium,
booth ATM…
Phân phối các sản phẩm nội thất nhập ngoại…
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Công ty cổ phần Kính Vạn Hoa tổ chức và hoạt động theo luật doanh được quốc
hội thông qua năm 2005. Các hoạt động của công ty tuân thủ luật doanh nghiệp, các
luật khác có liên quan và điều lệ hoạt động của công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ
máy của công ty như sau:
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
Giám Đốc
Phòng
thiết kế
Phó giám
đốc tài
chính
Xưởng
sản xuất
Phó giám
đốc kinh
doanh
Phòng
nhân sự
Phòng kế
toán
8
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Nguồn: Phòng nhân sự
Mô hình tổ chức của công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng; đứng đầu
là giám đốc công ty, có 2 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc (trong đó có 1 phó
giám đốc kinh doanh, 1 phó giám đốc tài chính), dưới có các phòng ban chuyên
trách: Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng thiết kế và xưởng
sản xuất. Mỗi phòng ban có một chức năng nhiệm vụ riêng cụ thể, bên cạnh đó mỗi
phong ban còn phải hỗ trợ nhau trong công việc, phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ
chính của công ty đã giao.Trong tương lai phát triển công ty, mở rộng quy mô sản
xuất thì công ty cần chú ý thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với tình hình, yêu cầu
thực tế.
Chức năng từng bộ phận:
Giám đốc công ty: Ông Phạm Ngọc Dương là người có thẩm quyền cao nhất
của công ty, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là
người đại diện cho toàn bộ công nhân viên, đại diện pháp luật của công ty trước
pháp luật, đồng thời được sự giúp đỡ trực tiếp của 2 phó giám đốc để điều hành
công ty.
Phó giám đốc kinh doanh; Ông Lương Trần Lương chịu trách nhiệm chủ yếu
mảng đối ngoại của công ty từ việc hiệp tác sản xuất, liên doanh liên kết đến công
tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nói rộng ra là tổ chức hoạt động marketing của công
ty.
Phó giám đốc tài chính: Bà Phạm Thanh Hương chuyên phân tích đánh giá tình
hình tài chính của công ty, tạo vốn và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất, quản lý
vốn: chủ yếu quản lý sự lưu thông, khả năng thanh toán và các quan hệ tín dụng
nhằm đưa ra các căn cứ chính xác, tư vấn giúp giám đốc quyết định một cách chính
xác nhất, đạt hiệu quả nhất giúp công ty phát triển, đứng vững trên thị trường.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký các hợp
đồng với khách hàng, phát triển mở rộng thị trường kinh doanh cho công ty, xây
dựng tạo lập các mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Phối hợp cùng với phòng thiết
kế để hoàn thiện bản thiêt kế cho khách hàng.
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
9
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tổ chức hạch toán kinh doanh của toàn đơn
vị, thực hiện giao vốn, kiểm tra giám sát sử dụng bảo toàn các nguồn lực của công
ty; tổng hợp báp cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê vật tư tài sản
của toàn đơn vị theo luật định. Kết hợp với các phòng ban chức năng khác làm tốt
công tác tổ chức và phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Phòng nhân sự: với nhiệm vụ lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng nhân sự, bố trí
nhân sự, đánh giá nhân sự, phát triển nhân viên, thù lao, quản lý nhân sự thông qua
hồ sơ dữ liệu nhân sự, qua thống kê hoạt động của nhân viên và hỗ trợ đời sống cho
công nhân viên trong công ty. Tổ chức những hoạt động giúp công nhân viên giảm
căng thẳng sau thời gian làm việc, giúp họ phục hồi thể lực và trí lực một cách tốt
nhất để làm việc hiệu quả hơn. Tạo động lực bằng chế độ lương, thưởng và các
chính sách nhân sự của công ty.
Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ thực hiện công tác thiết kế theo hợp đồng, theo yêu
cầu của khách hàng. Kết hợp với phòng vật tư điều chỉnh lượng vật tư cần thiết cho
công tác sản xuất sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng
Xưởng sản xuất là nơi tạo sản phẩm hữu hình, tạo doanh thu trực tiếp cho doanh
nghiệp, với nhiệm vụ chính là: Hoạch định chương trình sản xuất, xây dựng kế
hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và sản xuất ra sản phẩm cuối cùng
theo mẫu đã thiết kế sẵn của phòng thiết kế.
1.5 Kết quả hoạt động trong những năm vừa qua (2007 – 2009)
Hoạt động tài chính kế toán của công ty áp dụng theo quy định của chế độ kế
toán hiện hành.
Từ khi thành lập đến nay tình hình hoạt động tài chính của công ty có nhiều sự
biến động. Để thấy rõ sự biến động này ta xem xét tình hình tài chính của công ty
trong 3 năm gần đây (từ 2007 đến 2009) thể hiện ở bảng báo cáo kết quả kinh
doanh sau.
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
10
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Triệu VNĐ - %
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ
1.Doanh thu (DT) bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.769 100 5.035 100 14.650 100 -734 -12,7 9.615 190
2.Các khoản giảm trừ DT 0 0 0
3.DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.769 100 5.035 100 14.650 100
4.Giá vốn hàng bán 5.122 88,78 4.780 94,93 12.236 83,52 -342 -6,7 7.456 155
5.Lợi nhuận (LN) gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
647 11,21 255 4,47 2.414 16,47
6.DT hoạt động tài chính 2 3 8
7.Chi phí (CP) tài chính 0 0 0
8.Chi phí quản lý kinh doanh 391 6,67 410 8,11 589 4,02 19 4,8 179 43
9.LN thuần từ hoạt động kinh doanh 258 4,47 (150) 1.833 12,51
10.Thu nhập khác 0 0 0
11.CP khác 0 0 0
12.Lợi nhuận khác 0 0 0
13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 258 4,47 (150) 1.833
14.CP thuế thu nhập doanh nghiệp 72,24 1,25 (42) 458,25
15.LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp 185,76 3,22 (150) 1.374,75 9,38
Nguồn: Phòng kế toán
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
11
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Phân tích bảng 1 ta có thể đưa ra những đánh giá khái quát như sau:
Tình hình kinh doanh của công ty thay đổi theo sự thay đổi của môi trường nền
kinh tế và không ổn định qua các năm. Điều này chứng tỏ chiến lược phát triển của
công ty chưa được thể hiện rõ ràng, mà chủ yếu hoạt động theo sự bíên động của
môi trường kinh doanh.
Giá vốn hàng bán có xu hướng giảm dần, chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt các
giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí quản lý kinh doanh cũng có xu hướng giảm, điều này làm kết quả kinh
doanh trước thuế và sau thuế tăng. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 9,38% so tổng
doanh thu, đây là con số cao nhất trong 3 năm.
Để đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty ta xem xét bảng sau:
Bảng 2: Kết cấu tài sản – nguồn vốn của Kalei.
Đơn vị tính: Triệu VNĐ - %
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ
I. Tài sản 2.350 100 2.124 100 4.423 100
1.TS LĐ 2.100 89,3 1.528 71,9 3.921 88,7 -576 -27,2 1.763 115
1a.Vốn bằng
tiền
1.013 43,1 956 45,0 2.758 62,4
1b.Phải thu 544 23,1 396 18,6 800 18,1
1c.Hàng tồn
kho
543 23,1 176 8,3 363 8,2
2.TS CĐ 250 10,7 596 28,1 502 11,3 346 138 -94 15,7
II.Nguồn vốn 2.350 100 2.124 100 4.423 100
1.Nợ 665 28,3 589 27,7 1514 34,3 -76 -11,4 925 157
1a.Nợ ngắn
hạn
665 28,3 589 27,7 1514 34,3
1b.Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0
2.VCSH 1.685 71,7 1535 72,3 2.909 65,7 -150 -8,9 1.374 89,5
Nguồn: Phòng kế toán
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
12
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Phân tích bảng kết cấu tài sản nguồn vốn kinh doanh của Kalei cho ta thấy
Về tài sản:
Tài sản lưu động (TSLĐ) biến động qua các năm nhưng luôn chiếm tỷ trọng rất
cao: Năm 2007 chiếm 89,3%, năm 2008 giảm còn 71,9%, sang năm 2009 tăng lên
đến 88,7%. Cụ thể năm 2008 TSLĐ giảm 576 (Triệu VNĐ) tức giảm 27.2% so với
năm 2008, năm 2009 TSLĐ tăng 1763 (Triệu VNĐ) tức tăng 115% so với năm
2008
Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản: Năm 2007
chiếm 10,7%, năm 2008 có tăng lên đến 28,1% nhưng lại giảm trong năm 2009 chỉ
còn 11,3%.
Về nguồn vốn:
Năm 2008 và 2007 VCSH chiếm khoảng 71% nguồn vốn, năm 2009 vốn chủ sở
hữu tăng giảm chỉ còn 65,2%. Năm 2008 VCSH giảm 150 (Triệu VNĐ) tức giảm
8,9% so với 2007, do đây là một năm nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế
trong nước khủng hoảng, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các công ty,
trong đó công ty cổ phần Kính Vạn Hoa cũng không ngoại lệ chịu sự tác động ảnh
hưởng của sự suy thoái kinh tế. Năm 2009 VCSH tăng 1374 (Triệu VNĐ) tức tăng
89,5%, do đây là năm nền kinh tế đã bắt đầu có sự phục hồi điều này là cho công
việc kinh doanh của công ty thu được lợi nhuận cao và để lại phần lợi nhuận không
chia góp vào VCSH.
Tỷ lệ nợ của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ vào khoảng 27% - 34% và toàn bộ là nợ
ngắn hạn. Trong tình hình kinh tế đầy biến động khó khăn, lãi xuất ngân hàng cao
như hiện nay thì tỷ lệ nợ nhỏ lại là một lợi thế về vốn kinh doanh của công ty.
Nhưng công ty cũng cần xem xét tỷ lệ này khi tình hình kinh tế phát triển ổn định.
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
13
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA KALEI
2.1 Tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược của công ty cổ phần Kính
Vạn Hoa
Những thành tựu đã đạt được có tính chiến lược:
Đảm bảo thu nhập, việc làm cho cán bộ công nhân của công ty, tăng cường
công tác đào tạo. Tạo mọi điều kiện cho người lao động thích nghi với điều kiện
làm việc trong nền kinh tế thị trường.
Những tồn tại trong công tác xây dựng chiến lược của công ty:
Các kế hoạch chiến lược công ty đưa ra không dựa trên sự phân tích trên cơ sở
các biện pháp kỹ thuật ra quyết định, dựa vào thông tin hoàn chỉnh mà chủ yếu dựa
vào sự nhạy cảm, trực giác và óc sáng tạo của lãnh đạo cấp cao.
Các yếu tố chiến lược kinh doanh của công ty được hình thành như là sản phẩm
của một sự phản xạ có điều kiện khi va chạm thực tế của môi trường kinh doanh.
Các bộ phận phận chưa được hình thành như: Chiến lược tài chính, chiến lược
nhân sự, chiến lược marketing…Các phương pháp, công cụ dùng để xác định chiến
lược chưa được sử dụng khi xác định chiến lược dài hạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
Lý thuyết về vấn đề chiến lược kinh doanh còn khá mới đối với các doanh
nghiệp nước ta cũng như công ty cổ phần Kính Vạn Hoa.
Hầu như chưa có sự hướng dẫn việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược
từ nhà nước và các cơ quan nghiên cứu. Các doanh nghiệp phần lớn tự dựa vào kinh
nghiệm và tự nghiên cứu thực tế từ các nước.
Nguyên nhân chủ quan:
Đội ngũ cán bộ làm kế hoạch chiến lược của công ty thiếu về số lượng và yếu
kém về chất lượng: Chưa có kinh nghiệm, hiểu biết chưa đầy đủ về chiến lược kinh
doanh, về tiến trình xây dựng chiến lược kinh doanh, về phương pháp xây dựng,
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
14
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
triển khai thực hiện và đánh giá chiến lược.
Chưa có sự đầu tư thích đáng về nhân lực cũng như tài chính cho công tác này,
để tiến hành thu thập thông tin thị trường và những dự báo cần thiết là điều kiện cần
cho một chiến lược kinh doanh.
Do quan điểm lãnh đạo công ty, coi trọng kế hoạch ngắn hạn hơn kế hoạch dài
hạn nên chưa có sự đầu tư thích đáng.
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến
lược phát triển công ty.
Môi trường kinh doanh là tập hợp tất cả các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp,
chúng luôn vận động biến đổi không ngừng. Các yếu tố thuộc môi trường kinh
doanh có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp,
chúng có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều tới hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy
khi phân tích môi trường kinh doanh doanh nghiệp chúng ta chỉ cần phân tích
những yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp.Việc phân tích môi trường
kinh doanh để tìm kiếm cơ hội và phát hiện những thách thức đặt ra cho các doanh
nghiệp, cụ thể ở đây là công ty cổ phần Kính Van Hoa (Kalei), cụ thể các yếu tố
thuộc môi trường kinh doanh cần phân tích bao gồm môi trường nền kinh tế và môi
trường ngành.
2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường nền kinh tế
Là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức, có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức. Nó được xác lập bởi các
yếu tố vĩ mô như: Môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, công nghệ, tự
nhiên.
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Tăng trưởng kinh tế, mức tăng thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng trực
tiếp, mạnh mẽ tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
tiêu dùng, cụ thể là ngành sản xuất đồ gỗ nội thất.
Kinh tế liên tục phát triển, các mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ được hoàn
thành làm cho quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
15
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
(Bộ kế họach và Đầu tư), tổng GDP từ khoảng 6,472 tỷ USD năm 1990 đã lên đến
53,053 tỷ USD năm 2005 và dự kiến khoảng 94 – 98 tỷ USD vào năm nay (năm
2010), theo đó GDP bình quân đầu người cũng tăng từ khoảng 98 USD/người năm
1990 lên đến 640USD/người năm 2005 và dự kiến khoảng 1.100USD/người vào
năm 2010.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm được thể
hiện qua bảng số liệu sau:
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
16
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1900 – 2010 (%)
Năm 1990 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
(DK)
Tốc
độ
tăng
trưởng
GDP
5,1 6,8 6,98 7,08 7,34 7,79 8,4 8,2 8,48 6,23 5,32 6,5
Nguồn: Theo tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu ta nhận thấy tốc độ tẳng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, bền
vững. Cùng với tăng trưởng, thu nhâp bình quân đầu người dân cũng ngày càng
được cải thiện, điêu này giúp người đan cũng như các doanh nghiệp đầu tư trong
lĩnh vực xây dựng, mua sắm tiêu dùng cá nhân ngày càng cao. Tạo điều kiện cho
ngành nội thất có cơ hội phát triển trong tương lai.
2.2.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị của một quốc gia có ổn định không? Là câu hỏi đặt ra đầu
tiên cho các doanh nghiệp khi đưa ra bất cứ quyết định kinh doanh nào. Tại Việt
Nam với sự ổn định chính trị trong suốt hơn 20 năm đổi mới là nền tảng vững chắc
cho các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh, đầu tư và xây dựng các
chiến lược kinh doanh, phát triển doanh nghiệp mình.
Hiến pháp đã được sửa đổi bổ sung, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật về
kinh tế, đặc biệt các luật như: Luật doanh nghiệp, Luật ngân sách, Luật đất đai, Luật
đầu tư, Luật khoa học công nghệ… làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành các chủ
trương, nguyên tắc xây dựng, thực hiện chiến lược xây dựng cho doanh nghiệp
mình.
Chỉ tính riêng trong vòng 5 năm (2002 – 2007), Chính phủ đã trình Quốc hội,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội 120 dự án luật, pháp lệnh (gồm 93 dự án luật, 27 dự án
pháp lệnh). Tính đến hết tháng 2/2007, Chính phủ đã xây dựng và ban hành 275 văn
bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh
(gồm 266 nghị định, 04 nghị quyết và 05 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ).
Những luật kinh tế đã ban hành, cùng với các cơ chế chính sách được đổi mới,
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
17
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
đã tạo lòng tin cho các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi công dân, doanh
nghiệp phát triển đầu tư kinh doanh, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực ngành
nghề, địa bàn: tôn trọng quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do trong đầu tư
kinh doanh theo pháp luật: bảo đảm cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư bình đẳng
trong tiếp cận cơ hội và nguồn lực phát triển.
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách
và giải pháp tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường cũng đã
được triển khai thực hiện. Tạo ra môi trường pháp lý vững chắc cho các hoạt động
kinh tế của doanh nghiệp.
2.2.1.3 Môi trường công nghệ
Trong những năm qua, hoạt động khoa học công nghệ đã có bước chuyển mới,
tập trung nghiên cứu ứng dụng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đóng
góp thiết thực, có ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới của đát nước. Lĩnh vực khoa học
công nghệ được chú trọng, vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2001 –
2005 tổng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, điều tra cơ bản và môi trường là
16,1 nghìn tỷ đồng, giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010 tổng vốn đầu tư tăng lên đạt
37,4 nghìn tỷ đồng
Năng lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và có bước phát triển mới.
Các viện nghiện nghiên cứu đầu ngành được trang bị tương đối hiện đại, cơ sở hạ
tầng khoa học và công nghệ đã được cải thiện. Lực lượng cán bộ khoa học công
nghệ khá dồi dào. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã có những đóng góp
đáng kể vào quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ ở nước ta và hiện đang là
lực lượng chính trong quản lý, vận hành và khai thác các dây chuyền công nghệ
nhập khẩu của nước ngoài.
Đầu tư của nhà nước vào ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng tăng đáng kể,
hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nội thất đồ gồ sản xuất theo công
nghệ hiện đại, với nhiều chất liệu, nhiều tính năng tác dụng khác nhau như: Gỗ
công nghiệp chịu nước, chịu được nhiệt cao (chống cháy)…
2.2.1.4 Môi trường văn hóa xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường và sự gia tăng
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
18
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
của các công ty mới thành lập thì kéo theo đó là sự phát triển của thị trường nội thất
văn phòng. Để có thể đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đa dạng của thị trường thì các công
ty chuyên sản xuất cung cấp hàng nội thất cũng rất đa dạng về quy mô, chất lượng,
mẫu mã cho đến nguyên vật liệu sử dụng.
Vấn đề đặt ra là liệu những sản phẩm đang được tiêu thụ trên thị trường có thực
sự mang lại sự hài lòng cho khách hàng về chất lượng sản phẩm hay không. Nội
thất không chỉ là thẩm mỹ mà trên hết là sự tiện dụng và chất lượng của sản phẩm.
Từ trước tới nay, đa phần người dân Việt Nam quen sử dụng những sản phẩm gia
công từ các xưởng mộc hoặc nhập khẩu hoặc từ Trung Quốc với tiêu chí lựa chọn là
giá càng rẻ thì các tốt. Nhưng trong những năm gần đây xu hướng sử dụng đã thay
đổi, một trong những tiêu chí đặt ra khi lựa chọn mặt hàng nội thất là chất lượng sản
phẩm phải tốt và mẫu mã của sản phẩm phải hiện đại, thể hiện được phong cách làm
việc chuyên nghiệp. Đây là một thách thức lớn đối với công ty sản xuất thiết kế
hàng nội thất.
2.2.1.5 Môi trường tự nhiên
Tỷ lệ diện tích rừng trồng không theo kịp tỷ lệ khai thác gỗ tự nhiên, diện tích
rừng ngày càng thu hẹp. Năm 2010 tổng diện tích rừng trong cả nước khoảng 10,9
triệu ha, bình quân mới có 0,14 ha/người, trong khi trên thế giới tỷ lệ này là 0,97
ha/người. Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn). Do đó lượng gỗ tự nhiên giảm, làm cho lượng sản phẩm được sản xuất từ gỗ
tự nhiên theo đó cũng có xu hướng giảm (đây là mặt hàng cao cấp giá cao).
Xu hướng trong tương lai ngành chế biến các sản phẩm được chế biến từ đồ gỗ
công nghiệp (gỗ mùn cưa ép) sẽ có cơ hội phát triển lớn trong tương lai. Một sản
phẩm từ sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay. Hiện trên thị trường có rất
nhiều sản phẩm gỗ công nghiệp có tính năng vượt trội hơn gỗ tự nhiên như: Chịu
được nước, chịu được lửa, không bị vênh mo trong điều kiện khô hanh nóng ẩm
như Việt Nam…
2.2.1.6 Những mặt hạn chế, tồn tại
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
19
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Thứ nhất: Thể chế và bộ máy nhà nước chậm đổi mới, còn nhiều bất cập, chưa theo
kịp yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội:
Tư duy kinh tế chậm đổi mới, thực tế phát triển cho thấy đến nay nước ta vẫn
chưa hình thành được một khung lý luận vững chắc về thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa nên vẫn chưa tôn trọng đầy đủ và nhất quán những
nguyên tắc của kinh tế thị trường, do vậy trong xử lý các vấn đề cụ thể tỏ ra lúng
túng, không nhanh nhạy. Việc xây dựng và vận hành thể chế kinh tế, pháp luật kinh
tế, xã hội chưa kịp đồng bộ.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được cụ thể hoá
đúng mức và chưa hoàn thiện. Khung pháp luật về kinh tế thị trường tuy đã và đang
thay đổi nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra cơ chế hiệu quả cho việc bảo vệ quyền tự do
kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp cho các
doanh nghiệp hoạt động.
Thứ hai: Hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội:
Trình độ khoa học công nghệ nước ta còn quá thấp so với các nước chung
quanh, bất cập so với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát
nước, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội còn nhỏ bé. Lực lượng cán bộ khoa
học tuy đông, nhưng không mạnh, ít có những công trình nghiên cứu lớn. Phần lớn
những công nghệ tiên tiến và hiện đại đều nhập khẩu từ bên ngoài, khả năng tự tạo
công nghệ trong nước còn hạn chế.
Chất lượng nghiên cứu khoa học nhìn chung còn thấp, hoạt động nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn và yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô, trình độ và
chiều sâu nên chất lượng nghiên cứu khoa học và hiệu quả còn hạn chế.
Thứ ba: Môi trường kinh tế Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Việt Nam đứng ở vị trí 118 trong tổng số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được
Forbes xếp hạng về môi trường kinh doanh. Trong báo cáo về môi trường kinh
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
20
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
doanh toàn cầu “Best countries for business” năm nay (2010) của tạp chí Forbes,
Việt Nam đã tụt 5 bậc, xuống vị trí 118 trong tổng số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ
được xếp hạng. Xếp hạng môi trường kinh doanh của Forbes được thực hiện dựa
trên việc đánh giá các tiêu chí gồm mức độ tự do hóa thương mại, tự do tiền tệ, bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ, tình trạng quan liêu,
mức độ bảo vệ nhà đầu tư, tình trạng tham nhũng, tự do cá nhân, gánh nặng thuế
má…
2.2.2 Môi trường ngành
Môi trường nền kinh tế đã giúp đưa ra một cái nhìn tổng quát về môi trường vĩ
mô có ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy các
doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi năm nhân tố (lực lượng) tác động
được M.Porter xây dựng, năm lực lượng đó bao gồm: Đối thủ cạnh tranh hiện tại,
cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế, được thể hiện
thông qua sơ đồ sau:
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
21
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
Sơ đồ 2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh
Nguồn: Michael E.Porter. “Competitive Advantage”. New York Free Press, 1985
Sức mạnh của các áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ đầu tư
của công ty, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận của ngành. Khi các áp lực cạnh
tranh càng cao thì khả sinh lời và tăng giá hàng của các công ty cùng ngành bị hạn
chế, ngược lại khi áp lực cạnh tranh yếu thì đó là cơ hội cho các công ty thu được
lợi nhuận cao.
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trong giai đoạn hiện nay thị trưòng nội thất phát triển rất kó khăn. Đây là thời
kỳ khó khăn đối với các nhà phân phối, thiết kế nội thất. Đặc biệt trong tình trạnh
nền kinh tế có nhiều biến động mạnh như hiện nay, mọi cá nhân tổ chức đều tiết
kiệm chi tiêu. Bên cạnh đó trên thị truờng lại có rất nhiều nhà cung cấp, thiết kế nội
thất lớn và đã có thương hiệu lâu năm như: An Dương home center, Nhà xinh, Đất
việt SJC…Với những nhà phân phối, cung cấp, thiết kế này vì họ đã có thương hiệu
trên thị trường, khách hàng của họ chủ yếu là các công ty, tập đoàn có tên tuổi trên
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
Những người nhập
ngành
Những sản phẩm thay
thế
Những người
mua
Những nhà cạnh
tranh trong ngành
Mật độ của các nhà
cạnh tranh
Những người
cung cấp
22
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
thị truờng (đây là đoạn thị truờng hạng sang). Ngoài ra trên thị trường còn có những
nhà cung cấp, phân phối thiết kế nội thất nhỏ lẻ là các phố cung cấp nội thất như:
Phố Đê La Thành, Cát Linh, Truờng Trinh…Khúc khách hàng của nhóm này là các
cá nhân riêng lẻ, tập trung chủ yếu là các gia đình (đây là đoạn thị truờng giá rẻ).
Hiện tại khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở khúc thị trường giá
trung bình. Bên cạnh đó có rất nhiều nhà cung cấp, phân phối, thiết kế ở khúc thị
trường này là rất nhiều. Do đó vấn đề ở đây là làm thế nào để công ty biết tìm đến
khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cách nào, qua phương tiện nào tìm
tới được với khách hàng luôn là câu hỏi đối với nhân viên phòng kinh doanh của
công ty và của toàn công ty.
2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Mức độ cạnh tranh trong tương lai cũng bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của
những nhà cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các
rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời.
Theo Michael E.Porter cho rằng có các nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu sau.
Lợi thế kinh tế theo quy mô: Với các công ty sản xuất hàng loạt thì lợi ích kinh
tế theo quy mô được thể hiện khá rõ nét, còn đối với các công ty sản xuất đơn chiếc
như Kalei thì lợi thế kinh tế thể hiện theo quy mô là không rõ.
Đòi hỏi về vốn đầu tư vào ngành (cạnh tranh trực tiếp với Kalei) để thành lập
một doanh nghiệp nhỏ yêu cầu lượng vốn không nhiều. Thời gian thu hồi vốn ngắn
điều này làm cho rất nhiều công ty muốn tham gia thị trường tư vấn thiết kế nội thất
đồ gỗ.
Với loại hình sản xuất nhỏ, gia công. Chi phí chủ yếu về nhân lực bao gồm: Chi
phí đào tạo, chi phí về lương, còn chi phí về máy móc thiết bị là nhỏ. Do vậy tổng
chi phí chuyển đổi các lĩnh vực khác sang ngành tư vấn thiết kế sản xuất là nhỏ.
Không có khả năng tạo rào cản các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành.
Sự khác biệt về sản phẩm là một yếu tố đặc thù của ngành tư vấn. Sản phẩm
mang tính đơn chiếc cá biệt và có tính sáng tạo cao. Các doanh nghiệp muốn gia
nhập ngành phải tạo lập cho mình được một đội ngũ kỹ sư thiết kế có óc tưởng
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
23
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
tượng sáng tạo cao, khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm cao.
Khả năng tiếp cận kênh phân phối: Do đặc điểm loại hình sản xuất nên kênh
phân phối đối với các công ty tư vấn thiết kế cũng rất đặc biệt. Sản phẩm không qua
các cửa hàng hay siêu thị mà trực tiếp đến tay người tiêu dùng, sản phẩm gắn liền
với quá trình tư vấn thiết kế và đơn đặt hàng ban đầu cảu khách hàng. Để tham gia
được kênh phân phối dạng này thì các doanh nghiệp phải có mối quan hệ tốt với
khách hàng của mình, giữ được mối quan hệ này và mở rộng các mối quan hệ, có
như vậy thì công việc kinh doanh của công ty mới được thuận lợi.
Đánh giá chung: Rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của các công ty mới nhảy vào lĩnh
vực này là không cao, do đó mức độ cạnh tranh của ngành trong tương lai là rất gay
gắt.
2.2.2.3 Nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của công ty
Hiện trên thị trường có rất nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu được sản xuất
trong nước, với số lượng lớn, chất lượng nguyên vật liệu của các nhà cung ứng
tương đương nhau và chủ yếu phụ thuộc theo giá.
Bên cạnh lượng nguyên vật liệu được cung cấp trong nước thì một lượng lớn
nguyên vật liệu nhập khẩu có chất lượng tốt hơn hàng nội địa mà giá không chênh
lệch nhau nhiều.
Số lượng nhà cung ứng phong phú, lượng nguyên vật liệu trên nhiều làm cho áp
lực của các nhà cung ứng đối với các công ty sản xuất sử dụng một lượng nhỏ
nguyên vật liệu đầu vào này là không đáng kể.
2.2.2.4 Khách hàng của công ty
Khách hàng của công ty bao gồm: Các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp
quy mô lớn và nhỏ và cuối cùng là các cơ quan tổ chức nhà nước.
Các cá nhân, hộ gia đình:
Khách hàng thuộc nhóm này chiếm số lưọng khá đông. Sản phẩm tiêu thụ chủ
yếu là thiết bị nội thất gia đình: Các phòng như phòng ăn, phòng ngủ, phòng tiếp
khách…Đối tượng khách hàng này tiêu thụ nhỏ lẻ. Hình thức tiêu thụ chủ yếu của
công ty là thông qua các mối quan hệ có sẵn. Một số ít công ty tiêu thụ qua hình thức
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
24
Chuyên đề thực tập: Bản thảo
mua bán. Đây là thị trường rất tiềm năng nếu công ty khai thác tốt. Nhóm khách hàng
này rất khó tiếp cận, yêu cầu thẩm mỹ và chất lượng của đối tượng khách hàng này là
khá cao.
Các doanh nghiệp:
Doanh nghiệp với quy mô lớn: Khách hàng thuộc nhóm này thưòng là các tập
đoàn lớn, các ngân hàng…Đây là nhóm khách hàng tiêu thụ sản phẩm với số luợng
lớn, đem lại doanh thu khá cao cho công ty. Hiện tại công ty cũng đã cung ứng sản
phẩm dịch vụ cho khúc thị trường này nhưng với số lượng chưa cao. Điển hình như:
công ty FPT, các ngân hàng như maritime bank, VIBank….
Doanh nghiệp nhỏ: Khách hàng thuộc nhóm này như các văn phòng triển lãm,
các công ty nhỏ. Tiêu thụ sản phẩm lẻ đơn chiếc. Đây là khách hàng chủ yếu của
công ty hiện tại và chiếm đa số doanh thu của công ty. Nhóm khách hàng này khá
phong phú và luôn có nhu cầu về sản phẩm cao.
Các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước:
Hiện tại công ty hầu như chưa tiếp cận được với thị trường này. Nhưng đây là
thị trường cũng khá tiềm năng nếu có được hợp động thì hợp đồng đem lại là khá
lớn và đây sẽ là khách hàng khá trung thành của công ty.
2.2.2.5 Sản phẩm dịch vụ thay thế
Kinh tế phát triển, công nghệ mới cũng thay đổi từng ngày làm xuất hiện nhiều
loại chất liệu mới, sản phẩm mới có khả năng thay thế sản phẩm được sản xuất từ
chất liệu bằng gỗ. Các sản phẩm mới này có tính năng, tính thẩm mỹ, tác dụng
nhiều khi còn vượt trội hơn so với sản phẩm được sản xuất từ gỗ công nghiệp như:
Sản phẩm sản xuất từ kinh chịu lực, từ nguồn gỗ tự nhiên qua xử lý hoặc chưa qua
xử lý, sản phẩm từ chất liệu polime cao cấp có thể thu gấp tuỳ ý…Đang cạnh tranh
trực tiếp với các sản phẩm của công ty.
Các sản phẩm này có mức giá đa dạng: Giá rẻ, giá trung bình và giá cao cấp,
phù hợp cho khách hàng lựa chọn, phù hợp với thị hiếu và sở thích người tiêu dùng.
Trong khi đó mức giá của hàng nội thất mà công ty đang sản xuất chỉ có một mức
giá chung là giá trung bình. Mẫu mã kiểu dáng cũng hạn chế hơn so với các sản
SV: Lê Văn Ba Lớp: QTKD CN49C
25