Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủ công Mỹ nghệ Artexport

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.19 KB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách
đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so
sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng
đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược
phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của thanh toán quốc tế ngày
càng được khẳng định.Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong
dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân, là khâu quan trọng trong giao dịch
mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác
nhau, góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục
của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi
quốc tế.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các
quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi
và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động thanh
toán quốc tế làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền
kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.Tuy
nhiên, trong quá trình hoạt động của mình thương mại quốc tế không đơn
thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ gây rủi
ro, tổn thất trực tiếp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đất
nước.
Để thực hiện mục tiêu phát triển, an toàn, hiệu quả trong kinh doanh, việc
nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán
tiền hàng xuất khẩu tại Công ty Artexport là vô cùng cần thiết. Nhận thức
được vấn đề trên nên em lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là:
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
1
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy


“Biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại Công ty cổ
phần Xuất Nhập khẩu Thủ công Mỹ nghệ Artexport ”
Mục đích nghiên cứu đề tài: Vận dụng những lý thuyết cơ bản về xuất
khẩu để đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán tiền hàng
xuất khẩu tại Công ty Artexport
Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo
luận văn gồm hai chương:
Chương I – Thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Chương II – Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh
toán xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Artexport
Do thời gian nghiên cứu chưa dài và thiếu kinh nghiệm cũng như hạn chế về
mặt nhận thức, chuyên đề thực tập này của em không khỏi còn những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề
thực tập này của em được hoàn thiện hơn.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
2
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ ARTEXPORT
I. Giới thiệu công ty Xuất Nhập khẩu Thủ công Mỹ nghệ ARTEXPORT
1. Khái quát chung về Công ty artexport
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty:
-Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Artexport
-Tên giao dịch: ARTEXPORT

-Trụ sở chính: 31-33 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ được thành lập theo quyết
định số 617/ Bộ ngoại thương nay là Bộ Thương Mại 23/12/1964. Công ty
được thành lập theo quyết định số 334/TM - TCCB ngày 31/3/1993, giấy
phép đăng ký kinh doanh số 108474 ngày 14/5/1993 do trọng tài kinh tế Nhà
nước cấp. Được tách ra từ Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm
(TOCONTAP).Artexport là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động xuất nhập
khẩu có tư cách pháp nhân có quyền và nghĩa vụ theo luật định, có con dấu
riêng và có tài khoản và các quĩ tập trung, được mở tài khoản trong và ngoài
nước, được tố chức và hoạt động theo điều lệ Tổng công ty. Hiện Công ty có
ba chi nhánh tại ba thành phố lớn đó là:
- Chi nhánh Artexport tại Thành phố Hải Phòng: số 25, đường Đà Nẵng,
TP Hải Phòng.
- Chi nhánh Artexport tại Thành phố Hồ Chí Minh: 31-33 Trần Quốc
Thảo, Quận 3 TP Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Artexport tại Thành phố Đà Nẵng: số 74 Trưng Nữ Vương,
Thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra Công ty còn có xưởng thêu, xưởng sản xuất
hàng gỗ mỹ nghệ chuyên cung cấp hàng thêu, hàng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu,
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
3
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
các cửa hàng và các khu kinh doanh như số 2 Phạm Sư Mạnh Hà Nội, Số 23
Láng Hạ Hà Nội, cửa hàng 37 Hàng Khay Hà Nội…
Hình thành từ năm 1964, Artexport được biết đến là một trong những
Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn của Bộ Thương mại.
Trước năm 1975 khi đất nước còn chiến tranh ác liệt với sự nỗ lực cố gắng
của mình, công ty vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu, hoàn thành được nhiệm vụ
mà Nhà nước và Bộ giao. Thời kỳ từ năm 1976 đến trước năm 90 mặc dù là
thời kỳ hoà bình đất nước thống nhất nhưng công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ
và xuất khẩu theo nghị định thư với các nước XHCN. Mặc dù trải qua nhiều

khó khăn, công ty vẫn tổ chức tốt hoạt động triển khai sản xuất và thu gom
hàng nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm
trước mà cao nhất là năm 1988 công ty xuất khẩu được gần 100 triệu đô la,
đồng thời công ty đưa mở rộng thị trường ra một số nước tư bản phát triển
như Pháp, Đức, Tây Ban Nha…Năm 1991 được xem như bước ngoặt quan
trọng của Công ty từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, việc
xuất khẩu theo nghị định thư và độc quyền không còn nữa, vậy nên công ty
gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế cũ để lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất
và công nợ. Mặc dù vậy nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của tập thể lãnh
đạo công ty và sự chỉ đạo sát sao của Bộ Thương Mại, công ty đã dần dần đẩy
mạnh xuất khẩu với kim ngạch hàng năm đạt ngưỡng 25 triệu đô la. Thời kỳ
từ năm 2000 đến nay chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và Đông
Nam á, cạnh tranh gay gắt giữa những người cũng sản xuất mặt hàng thủ công
mỹ nghệ, song công ty đã biết kết hợp hài hòa và linh hoạt giữa sản xuất, xuất
khẩu và quảng bá thương hiệu, gây dựng được vị trí xứng đáng trên thị
trường. Ghi nhận những thành tích lớn lao của tập thể cán bộ công nhân viên,
Nhà nước đã trao tặng Công ty Huân Chương Lao Động hạng nhất năm 2004.
Sau 40 năm hoạt động tích cực trong lĩnh vực kinh doanh và xây dựng hình
ảnh về một Artexport vững mạnh tiên tiến, Công ty đã đi đến quyết định
chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hoá. Đồng hành với những thay
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
4
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
đổi về kinh tế, xã hội trong nước và thế giới, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủ công mỹ nghệ Artexport cũng có những thay đổi đáng kể trong việc mở
rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Ngày nay, khi nhắc tới Artexport bạn bè
trong nước và nước ngoài còn được biết thêm một lĩnh vực hoạt động mới
nhưng đã rất thành công đó là kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng,
nhà xưởng, kho bãi. Với lợi thế sẵn có, Artexport đã và đang tiến hành xây
dựng một số toà nhà có tiêu chuẩn chất lượng cao phục vụ công tác kinh

doanh cho thuê văn phòng tại Hà Nội. Ngoài ra công ty cũng rất chú trọng tới
việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, phát triển các mặt hàng mới, đồng
thời liên doanh sản xuất với các đối tác để tạo ra một nguồn hàng ổn định,
chất lượng cao dành cho xuất khẩu.
Artexport đã mang đến cho thị trường quốc tế những mặt hàng thủ công tinh
hoa được sản xuất từ bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam. Những nỗ lực
trên của Artexport được công nhận bằng những giải thưởng sáng giá như giải
thưởng doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc do thương vụ Việt Nam tại các nước
bình chọn, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho thương hiệu nổi tiếng và
một số bằng khen của Chính Phủ cũng như của Bộ Thương Mại Việt Nam.
Bên cạnh những đánh giá tích cực của bạn bè trong nước, Artexport với hơn
200cán bộ nhân viên chuyên nghiệp cũng luôn được khách hàng quốc tế tin
tưởng với uy tín làm việc cũng như chính những sản phẩm chất lượng cao và
phong phú về mẫu mã mà Artexport cung cấp.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
1.2.1. Chức năng:
Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport kinh doanh xuất
nhập khẩu chuyên về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trang trí sản xuất cho
các nghành công nghiệp nhẹ. Mục đích hoạt động của công ty là thông qua
các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ công ty đã khai
thác có hiệu quả nguồn vốn, vật tư, nhân lực và tài nguyên của đất nước, đẩy
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
5
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế của đất nước.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có những chức năng sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ và các mặt hàng khác được Nhà nước cấp phép.
- Sản xuất và gia công chế biến: Sản xuất và gia công chế biến các sản

phẩm gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren và các mặt hàng tổng hợp khác để bán
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Kinh doanh dịch vụ:
+ Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà ở.
+ Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất.
- Kinh doanh khác: Thực hiện sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và
dịch vụ tổ hợp đa ngành mà Nhà nước cho phép kinh doanh. Cụ thể:
+ Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế.
+ Kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu; vật tư; máy móc; thiết bị thi
công, thiết bị phục vụ ngành điện.
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng; thiết bị văn phòng; nội thất và hàng
tiêu dùng.
+ Chế biến hàng nông lâm hải sản, khoáng sản, công nghệ phẩm, may,
sản phẩm với chất liệu da.
+ Đại lý tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng trong nước và quốc tế.
+ Tổ chức hội chợ triển lãm trong và ngoài nước đối với mặt hàng thủ
công mỹ nghệ.
+ Kinh doanh phương tiện vận tải.

Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
6
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
1.2.2. Nhiệm vụ:
Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội thực hiện nhệm vụ
sau:
- Nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu, điều tra thị trường trong nước để xây
dựng kế hoạch xuất nhập khẩu mỗi năm và lâu dài đáp ứng yêu cầu công
nghiệp nhẹ cũng như nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế.
- Thực hiện các chức năng kinh tế đối ngoại của Bộ Thương Mại.
- Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công, thu mua mặt hàng thủ công mỹ

nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được phép của Bộ Công thương để
phục vụ hoạt động xuất khẩu.
- Thu thập và phổ biến thông tin thị trường, giá cả, mặt hàng, mẫu mã,
chủng loại mới cho các đơn vị và văn phòng trực thuộc, hướng dẫn nghiệp vụ
kinh doanh xuất nhập khẩu cho các đơn vị cấp dưới khác.
- Quản lý tập trung quỹ ngoại tệ của toàn công ty để tính toán và sử
dụng có hợp lý theo kế hoạch.
- Tuân theo đúng luật lệ, chính sách của Bộ Thương Mại.
- Thực hiện đúng cam kết trong hợp tác quốc tế qua hợp đồng thương
mại.
1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
7
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
(Nguồn: Báo cáo của phòng tổ chức hành chính Công ty năm 2011)
- Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Quyết định những vấn đề sau:
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
8
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được
quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ
trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Ban kiểm soát
+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty

nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều
chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần
được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
+ Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại
+ Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh
nghiệp và Điều lệ công ty
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thông qua
quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình
thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có
một phiếu biểu quyết.Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội
đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết
định của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng
quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
9
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó
phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù
thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được
miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của
công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hội đồng
quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.
- Ban kiểm soát: là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong

quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và tài
chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban
kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kì 5 năm do Đại Hội Cổ Đông bầu ra;
thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban
kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty
quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt
Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.
- Tổng giám đốc: là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả
các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công
ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký
với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy
định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng giám đốc phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty
- Hai Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ
động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc uỷ quyền và phân
công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
10
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
1.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
- Các phòng ban chức năng: Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có
chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Tổng giám đốc, trực tiếp điều
hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Tổng giám đốc. Công ty
hiện có 9 phòng, 1 ban với trên 100 cán bộ, nhân viên, trong đó gần 90% có
trình độ đại học và trên đại học, 7% có trình độ trung và sơ cấp, số còn lại là
lao động phổ thông. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban quy định như

sau:
+ Phòng Tài chính kế hoạch:
Tham mưu, thừa lệnh tổ chức các hoạt động chung của Công ty, giúp
việc cho HĐQT, Tổng giám đốc. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo
quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty
chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy của Công ty. Tổ chức
điều hòa, phối hợp hoạt động của các Phòng, Ban, đơn vị trong Công ty để
thực hiện công việc tài chính, kế toán, kiểm toán nội bộ của Công ty. Tham
mưu, giúp việc Tổng giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công
việc thuộc các lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán - kiểm soát nội bộ, thu
hồi công nợ, thống kê và thông tin kinh tế; Kiểm tra, giám sát các hoạt động
tài chính trong Công ty. Thừa lệnh HĐQT, Tổng giám đốc Công ty quản lý
tập trung toàn bộ mọi hoạt động có liên quan theo đúng quy định chi tiết tại
chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ Xây dựng phương thức, qui chế, hình
thức cho vay của công ty và bảo lãnh của Ngân hàng, nắm chắc chu trình luân
chuyển của vốn, của từng hợp đồng, phương án nhằm ngăn chặn nguy cơ
đọng, hụt hoặc mất vốn, không để tình trạng này xảy ra vì buông lỏng quản
lý, sao nhãng nguyên tắc quản lý tài chính tiền tệ. Lập quĩ dự phòng để giải
quyết kịp thời các phát sinh bất lợi trong sản xuất kinh doanh, có nguồn vốn
dự trữ cho các hợp đồng mới, chủ động xử lý khi có thay đổi về tổ chức, nhân
sự, lao động có liên quan đến tiền
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
11
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
+ Phòng Tổ chức-Hành chính:
Có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty theo
chức năng, nhiệm vụ được giao. Phòng có chức năng tổ chức tổng hợp, thu
thập, xử lý thông tin về tình hình và kết quả trên các lĩnh vực hoạt động của
Công ty; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, đề án
công tác và kiểm tra đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ và kế

hoạch đó. Giúp Ban Giám đốc tổ chức thực hiện các mặt công tác pháp chế,
hành chính, nhân sự, lao động - tiền lương, công tác xây dựng Đảng và phong
trào thanh niên, các hoạt động văn hóa - thể thao, công tác hậu cần của Công
ty
+ Ban Xúc tiến thương mại: có chức năng tổng hợp và trình Ban Tổng
giám đốc những giao dịch với khách hàng nước ngoài, nghiên cứu và tìm hiểu
toàn bộ các hội chợ về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới và tham mưu cho
lãnh đạo Công ty những hội chợ Công ty nên tham gia.
+ Các phòng kinh doanh: có chức năng trong việc xác định mục tiêu,
chiến lược, phương hướng hoạt động tiếp thị và kinh doanh sản phẩm. Thực
hiện nhiệm vụ mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác.
+ Phòng thêu, phòng mỹ nghệ, phòng gốm: là ba bộ phận trong công ty
có chức năng chính là tổ chức quản lý và giám sát quá trình sản xuất tại các
xưởng, ngoài ra ba phòng trên còn thực hiện chức năng thiết kế mẫu sản
phẩm, tiếp nhận những đơn đặt hàng về sản phẩm, tính toán định mức nguyên
vật liệu cho từng mẫu sản phẩm và từng đơn hàng cụ thể, xác định giá bán
của sản phẩm giúp các đơn vị trong Công ty đàm phán với khách hàng nước
ngoài và thu mua hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Mỗi phòng chuyên môn lại có
một xưởng sản xuất riêng.
Đặc điểm hoạt động thanh toán xuất khẩu của Công ty:
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền
lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Vì
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
12
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều cố gắng thỏa
thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Hoạt động thanh toán tiền hàng
xuất khẩu được thực hiện thông qua bộ máy thanh toán quốc tế của Công ty.
- Các bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán: Thông thường nó bao gồm
các bộ phận: Ban giám đốc, phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế và

phòng kinh doanh. Để hoạt động thanh toán được tiến hành nhanh chóng và
thuận lợi cần phải quy định về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận có
liên quan cũng như điều lệ về sự phối kết hợp của từng bộ phận trong quá
trình thanh toán quốc tế.
- Các phương thức thanh toán: Hiện nay,Công ty Artexport thường sử dụng
nhiều nhất ba phương thức là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ .
Công ty có nghĩa vụ là kiểm tra thư tín dụng do người nhập khẩu mở, giao hàng
đúng hợp đồng, lập bộ chứng từ có phù hợp với các điều khoản đã quy định. Việc
lập bộ chứng từ phù hợp chính là khâu gặp nhiều khó khăn nhất mà người xuất
khẩu phải thực hiện thông qua nhiều công đoạn thủ tục. Đây cũng là nguyên nhân
dẫn đến sai sót và giả mạo trong các giấy tờ thủ tục. Chẳng hạn như trường hợp
người xuất khẩu lập chứng từ giả mạo để tránh việc kiểm tra chất lượng hàng hóa
của cơ quan có thẩm quyền để lừa gạt người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu
không nghiêm túc thực hiện hợp đồng, lập bộ chứng từ phù hợp nhưng thực tế lại
không giao hàng đúng quy định như trong hợp đồng theo đó quy trình thanh toán
bị chậm lại, thậm chí còn dẫn đến việc hủy bỏ hợp đông đã kí kết.
- Các phương tiện thanh toán:
+ Hối phiếu:
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát
(là người xuất khẩu hàng hóa hoặc người cung ứng các dịch vụ có liên quan)
cho một người khác (người nhập khẩu hoặc người sử dụng các cung ứng dịch
vụ liên quan) yêu cầu phải trả một số tiền nhất định và có tính đến thời gian
cho một người khác hoặc cho người cầm phiếu.
Hối phiếu bao gồm các loại như: hối phiếu trả tiền ngay, hối phiếu trả tiền
sau, hối phiếu có kì hạn, hối phiếu trơn, hối phiếu kèm theo chứng từ.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
13
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Về mặt nội dung hối phiếu gồm: tiêu đề hối phiếu, thời gian kí phát, địa điểm
kí phát hối phiếu; lệnh trả tiền vô điều kiện; người kí phát hối phiếu, số tiền

thanh toán, thời hạn trả tiền hối phiếu, người hưởng lợi; người trả tiền hối
phiếu
+ Séc
Séc hình thành dựa trên cơ sở lưu thông tín dụng ngân hàng. Một cách tương
tự để hiểu Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một đối tác của
ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng này lấy một số tiền nhất định từ tài khoản
của mình mở ở ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ
định trên séc.
Séc gồm các loại: séc vô danh; séc đích danh; séc gạch chéo; séc theo lệnh
Nội dung của séc gồm: tiêu đề, số tiền, ngày tháng và địa điểm lập séc hoặc
cho người được chỉ định trên séc, mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện.
Ngoài ra công ty còn có thể sử dụng các phương thức thanh toán khác như kỳ
phiếu, thẻ tín dụng… trong hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu.
-Ngân hàng thanh toán: Với một doanh nghiệp có uy tín như công ty
Artexport thì quan hệ với ngân hàng tương đối thuận lợi và hoạt động thanh
toán quốc tế không gặp nhiều khó khăn. Thông thường thì ngân hàng dễ dàng
chấp nhận chiết khấu hối phiếu cho công ty có uy tín, việc kinh doanh ổn định
và có lãi chứ không bao giờ chấp nhận thanh toán cho một công ty không mới
chưa có tiếng trên thị trường do đó việc quan hệ tốt với ngân hàng, công ty có
thể nhận được tiền hàng nhanh hơn trên cơ sở đề nghị ngân hàng chiết khẩu
hối phiếu đôi khi ngân hàng sẵn sàng ứng trước tiền để người xuất khẩu tiến
hành thu mua, gom hàng xuất khẩu với một mức lãi suất ưu đãi… Điều này
cũng sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí và có thể rút ngắn thời gian
thanh toán. Ngược lại, nếu quan hệ không tốt với ngân hàng thì sẽ phải trải
qua nhiều thủ tục rườm rà, bị kéo dài thời gian thanh toán, làm phát sinh thêm
chi phí trong hoạt động thanh toán.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
14
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
II. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu của Công ty Artexport:

1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Công ty:
1.1 .Hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua:
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động mạnh do
tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập WTO của Việt
Nam giúp cho nền kinh tế nước nhà dễ dàng hội nhập và mở cửa tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn còn tồn tại khó khăn cho các công ty, trên thị trường đối thủ
cạnh tranh gia tăng nhanh chóng, tỉ lệ lạm phát cao, tỉ giá hối đoái thay đổi
liên tục khiến cho công ty gặp không ít khó khăn. Song vượt lên trên hoàn
cảnh khó khăn đó ban lãnh đạo và nhân viên của công ty đã cố gắng không
ngừng, nỗ lực đưa công ty đi lên và kết quả đạt được rất khả quan.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
15
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2006-2010:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thực
hiện
% so
với
KH
% so
C.Kì
Thực
hiện
% so
với
KH
% so
C.Kì
Thực

hiện
% so
với
KH
% so
C.Kì
Thực
hiện
% so
với
KH
% so
với c.kì
Thực
hiện
% so
với
KH
% so
với c.kì
Tổng kim
ngạch XNK
(1000USD)
16124 94,7 158,9 17874 94,2 168,3 20912 94,8 153,5 22300 79,6 109,4 23658 96,8 154,5
Kim ngạch xuất
khẩu
(1000USD)
10985 97,6 166,2 11378 97.6 134,4 14292 98,9 141,8 15150 81,7 112,7 17807 97,8 132,9
Kim ngạch
nhập khẩu

(1000USD)
5139 95,7 154,9 6496 83,7 142,8 6720 89,2 122,4 7150 95,2 138,8 5851 93,4 149,7
Kinh doanh tiền
Việt Nam
(Triệu VNĐ)
653120 179,9 143,3 786376 175,8 144,7 114568 188,7 174,5 120954 121,4 159,2 16369 189,7 128,8
Tổng doanh thu
(Triệu VNĐ)
317754 - - 355934 - - 436032 - - 445790 - - 162948 - -
Lợi nhuận thực
hiện (Triệu
VNĐ)
16703,6 - - 17872,4 - - 18822,6 - - 20752 - - 2654,64 - -
Tổng nộp
NSNN (Triệu
VNĐ)
232,95 - - 379,12 - - 595,84 - - 824,8 - - 793,76 - -
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của phòng tài chính - Kế hoạch Công ty trong năm 2006 – 2010)
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
16
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Biểu 1.1: Cơ cấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty
(2006-2010):
Đơn vị(1000USD)
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh phòng tài chính- kế hoạch năm 2006-2010)
Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm vừa
qua đều có mức tăng trưởng khá ổn định, vượt mức kế hoạch. Điều này cho
thấy, hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, thu hút được nhiều
nhà đầu tư với số vốn đầu tư lớn điều đó góp phần cải thiện điều kiện làm việc
cũng như nâng cao được mức thù lao cho cán bộ công nhân viên công ty. Mức

tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân thời kì 2006 – 2010 hàng năm vào khoảng
87%. Năm 2006 đạt 16.124.000 USD, năm 2007 đạt 17.874.000 USD, năm
2008 đạt 20.912.000 USD và năm 2010 đạt 23.586.000 USD. Riêng năm 2009,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty có mức tăng đáng kể, kim ngạch
xuất khẩu của Công ty đạt 22.300.000USD tăng so với kế hoạch do một số thị
trường chính của Công ty tăng thêm nhu cầu so với năm trước nguyên nhân là
do trên thị trường ngày càng cần lượng hàng chất lượng đăm bảo và mặt hàng
phong phú nên đối với một công ty lớn như Artexport đây lại là một lợi thế so
với đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng so với cả năm 2009 và đạt
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
17
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
tổng trị giá 23.586.000USD. Hàng năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty
luôn chiếm khoảng 92% tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty.
Một số thị trường mới của Công ty cũng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng
trong tổng kim ngạch của Công ty. Đây là dấu hiệu tốt cho Công ty mở rộng
khu vực kinh doanh của mình với những khách hàng mục tiêu cần được Công
ty đẩy mạnh hoạt động Marketing. Tuy nhiên, cơ cấu thị trường của Công ty
chậm được cải thiện, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, các thị trường tiềm
năng Mỹ, Cannada vẫn chiếm tỉ trọng khiêm tốn, nguy cơ mất thị trường cũ
nếu không quan tâm một cách đúng mực.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu luôn là mục tiêu
được ưu tiên hàng đầu đối với Công ty. Trong thời gian qua Công ty cũng đã
thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm,
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng hiệu quả của hoạt
động này vẫn còn chưa cao.
1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty:
Thủ công mỹ nghệ là nhóm sản phẩm của những ngành nghề thủ công
truyền thống, mang đậm nét của văn hoá dân tộc, nên hàng thủ công mỹ nghệ

không chỉ là những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sông hàng
ngày mà còn đóng vai trò văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng
nhu cầu am hiểu hơn về tinh hoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công
mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu cao
trên thị trường nước ngoài. Mặt khác thủ công mỹ nghệ là nhóm sản phẩm
góp phần giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động ở các vùng nông
thôn. Cơ cấu các mặt hàng vì thế mà rất phong phú và đa dạng.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
18
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Bảng 1.2: Cơ cấu một số mặt hàng chính của Công ty qua các năm từ 2006 – 2010
Mặt hàng
2006 2007 2008 2009 2010 Tổng
Thực
hiện
Tỉ lệ
(%)
Thực
hiện
Tỉ lệ
(%)
Thực
hiện
Tỉ lệ
(%)
Thực
hiện
Tỉ lệ
(%)
Thực

hiện
Tỉ lệ
(%)
Thực
hiện
Tỉ lệ
(%)
Gốm sứ
2134 15,9 2130 16.6 5120 36,6 2485 18,2 3201 22,0 15070 22,0
Cói, mây tre
đan
2456 18,5 2450 19,1 2098 15,0 2012 14,7 2120 14,6 11136 16,3
Thêu ren
4328 32,4 3285 25,5 4269 30,5 2875 20,1 4012 27,5 18769 27,4
Khác
1032 7,5 1729 13,4 1764 12,6 1789 13.9 293 2,0 6607 9,6
Tổng
13370 100 12864 100 13997 100 13691 100 14569 100 68491 100
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại quốc tế 49
19
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Thông qua bảng trên ta có thể thấy được các mặt hàng xuất khẩu của công
ty tăng giảm không đều qua các năm.Các sản phẩm truyền thống có số lượng
tương đối ổn định trong khi đó các mặt hàng khác biền động tương đối mạnh
trong 2 năm 2009 và 2010, năm 2009 từ 13,9% giảm xuống chỉ còn 2% vào
năm 2010. Điều này khẳng định mặt hàng truyền thống của công ty ngày càng
được chú trọng và phát triển trong đó mặt hàng thuê ren chiếm tỉ trọng lớn
nhất và là mặt hàng chủ lực của công ty, được bạn hàng quốc tế ưa chuộng.
Nhìn vào tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa như trên có thể thấy Công

ty đã áp dụng đúng một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng xuất khẩu và đổi mới cơ chế và chính sách kinh doanh để có thể nâng
cao được chất lượng sản phẩm và tăng thêm sự phong phú đa dạng cho các
mặt hàng để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự cạnh
tranh quyết liệt của các đối thủ trên thị trường xuất khẩu. Công ty Artexport
có nguồn hàng xuất khẩu đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại đáp ứng
được nhiều loại khách hàng với nhiều thị trường khác nhau, có khả năng thoả
mãn được nhiều tầng lớp khách hàng và nhiều thị trường với những nét truyền
thống văn hoá đa dạng, sản phẩm có nhiều thiết kế về kiểu dáng và chất liệu
nên rất được nhiều khách hàng ưa chuộm và tin dùng. Nền kinh tế nước ta
ngày nay đang vận động và phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập
WTO vì thế muốn giữ vững vị trí của mình trên thị trường và có thể quảng bá
sản phẩm một cách sâu rộng hơn trong những năm tới công ty sẽ vẫn duy trì
cộng tác với đói tác lâu năm đồng thời tìm kiếm thêm những đối tác tiềm
năng mới đi đôi với việc mở rộng thị trường thu hút khách hàng và nhà đầu
tư.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại
quốc tế 49
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Hàng cói,

mây tre
1.743.689 12,2% 2.156.321 14,2% 1.814.887 10,2%
Sơn mài mỹ
nghệ, đá, gỗ,
sản phẩm gỗ
mỹ nghệ
3.845.127 26,9% 3.474.902 23,0% 4.497.254 25,3%
Hàng gốm
sứ, đất nung
1.835.965 12,8% 1.801.213 11,9% 2.542.738 14,3%
Hàng thêu
ren
6.205.200 43,4% 6.784.982 44,8% 7.512.942 42,2%
Hàng nông
sản, thực
phẩm, rau
quả
463.785 3,3% 623.125 4,1% 973.704 5,5%
Hàng tạp hóa
198.234 1,4% 309.457 2,0% 465.475 2,5%
Tổng giá trị 14.292.000 100% 15.150.000
100%
17.807.000
100%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh phòng tài chính-kế hoạch 2008-
2010)
Trên đây là kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng chủ lực của công ty.
Trong đó mặt hàng thêu ren chiếm tỷ trọng lớn nhất - chiếm 43,4% (2008),
44,8% (2009), 42,2% (2010) tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng thêu được
hình thành ngay từ khi Công ty mới thành lập năm 1964. Ngày nay, kim

ngạch xuất khẩu thường giao động ở mức 42%. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ
nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai
của Artexport trong giai đoạn 2008 - 2010.Năm 2008 tỷ trọng của mặt hàng
này đạt 26,9%; 2009 đạt 23,0%; 2010 đạt 25,3% tổng kim ngạch.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại
quốc tế 49
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
1.3. Thị trường xuất khẩu:
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh và nó luôn gắn liền với thị trường. Bất cứ một mặt hàng nào muốn tiêu
thụ được thì phải có thị trường quyết định chất lượng, số lượng, giá cả hàng
hoá .
Trải qua hơn 40 năm hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, thị trường
sản phẩm phải được hết sức quan tâm bởi nó quyết định sự sống còn của
doanh nghiệp và đôi khi việc xuất khẩu sản phẩm của công ty bị đình trệ,
song với tất cả nỗ lực của công nhân viên trong toàn công ty , cho tới nay,
công ty đã có quan hệ với trên 30 nước trên thế giới trong đó gồm châu Phi,
Châu Âu, Châu á…mặc dù đặc điểm của mỗi khu vực thị trường là khác nhau
nhưng công ty luôn cố mở rộng mối quan hệ của mình với các đối tác mới ở
nước ngoài.
Thị trường xuất khẩu là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi công
ty,thị trường rộng lớn và năng động đòi hỏi các công ty phải cạnh tranh, tồn
tại và phát triển.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại
quốc tế 49
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2007, 2008, 2009
Thị
trường
Giá trị

(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Châu Á 3.354.012 29,5% 4.938.057 34,6% 5.834.576 38,5%
Tây Âu 6.358.590 56,0% 6.990.487 48,9% 6.829.422 45,0%
Châu Mỹ 892.212 7,8% 983.815 6,9% 933.450 6,2%
Châu Đại
Dương
124.642 1,1%
149.375
1,0% 180.963 1,2%
SNG 560.848 4,9% 944.766 6,6% 983.863 6,5%
Châu Phi 87.696 0.7% 285.500 2,0% 387.726 2,6%
Tổng kim
ngạch 11.378.000 100.00%
14.292.00
0
100.00
%
15.150.00
0 100.00%
(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2007,2008,2009. Phòng

Tài chính tổng hợp)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rõ mặt hàng xuất khẩu của công ty
sang thị trường châu Á đã có dấu hiệu tăng lên tích cực, năm 2007 chiếm tỷ
trọng 29,5% và 34,6% vào năm 2008, năm 2009 là 38,5%. Thị trường Tây
Âu là thị trường chủ lực của công ty đạt mức cao nhất vào năm 2007 với
56,0% nhưng sau đó giảm xuống vào các năm sau là 48,9% vào năm 2008 và
chỉ còn 45,0% trong năm 2009. Các thị trường còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ và
thường dưới 5% mỗi năm.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại
quốc tế 49
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
Biểu 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năn 2010
Đơn vị (%)
(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2010. Phòng Tài chính
tổng hợp)
Trong các năm vừa qua, Công ty đã không ngừng tiến hành các hoạt
động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, năng cao danh thế của mình như
tham gia hội chợ triển lãm, báo chí Mặc dù đây chỉ là bước khởi đầu nhưng
nó đã cho thấy nỗ lực của công ty và kết quả khả quan. Ngoài các đối tác lâu
năm ra thì kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào các thị trường khác có
nhữnh dấu hiệu tích cực. Nhìn chung, các thị trường của các nước mà Công ty
có quan hệ lâu năm đều có xu hướng tăng lên, đặc biệt là thị trường EU là thị
trường đòi hỏi khắt khe về mẫu mã cũng như về chất lượng đã có dấu hiệu
tăng tỷ trọng đáng kể vào năm 2010 là 54,3%. Kim ngạch các thị trường như
Hồng Kông, Nhật Bản, Đông Âu,Mỹ đều tăng ở mức khá ổn định và đồng
đều.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại
quốc tế 49
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy
2. Thực trạng thanh toán tiền hàng xuất khẩu của Công ty:

2.1. Tổ chức hoạt động thanh toán xuất khẩu:
Quy định trong hoạt động thanh toán xuất khẩu của công ty
 Quy trình hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại công ty
Artexport:
Các bộ phận tham gia hoạt động thanh toán:
+ Phòng kinh doanh: được giao nhiệm vụ thực hiện các phương án kinh
doanh như: chuẩn bị nguồn hàng, lập bộ chứng từ thanh toán, sưa đổi bổ sung
(nếu có) cùng các hoạt động liên quan khác.
+ Phòng kế toán đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
Thanh toán quốc tế.Có nhiệm vụ là thực hiện phương án kinh doanh và thực
hiện các hoạt động nhằm thu hồi tiền hàng xuất khẩu cho công ty.
+ Ban giám đốc và giám đốc: có vai trò là quản lý kiểm tra đơn vị kinh doanh,
trách nhiệm là đánh giá, xem xét và duyệt các phương án kinh doanh theo đề
xuất của phòng kế toán và phòng kinh doanh xuất khẩu để hoàn thiện phương
án kinh doanh đó.
Hoạt động thanh toán tiền hàng xuât khẩu bao gồm các bước:
 Chuẩn bị giao hàng
 Chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán
 Giao dịch với ngân hàng
 Thu tiền
 Giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có)
 Sử dụng các phương thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu:
+ Thực hiện các thủ tục huy động vốn tối ưu một cách nhanh chóng, kịp thời
và đầy đủ để có thể tiến hành thu gom nguồn hàng xuất khẩu một cách hiệu
quả nhất.
+ Hoàn thành các bước khác có liên quan tới việc thực hiện hợp đồng ngoại
thương đã kí. Đối với hoạt động thanh toán hàng xuất, phòng kế toán thực
hiện các công việc như: ứng tiền cho mặt hàng xuất khẩu, kiểm tra L/C mà
người nhập khẩu gửi đến.
Nguyễn Thị Thu Thủy Thương Mại

quốc tế 49

×