Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.4 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời năm 1990, hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam (NHTM VN) đã đổi mới một cách căn bản về mô hình và tổ
chức hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại đã được
mở rộng và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, trong đó có nghiệp vụ thanh toán
quốc tế. Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán
quốc tế không chỉ đơn giản là sự lựa chọn một phương thức thanh toán cho phù hợp
hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Thanh toán quốc tế là
một hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN).
Hoạt động thanh toán xuất khẩu là một nghiệp vụ quan trọng của thanh toán quốc
tế. Yêu cầu đặt ra là: hoạt động thanh toán xuất khẩu phải được thực hiện nhanh
chóng, an toàn chính xác, đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và NHNT. Hoạt động
thanh toán xuất khẩu trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn,
giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiến tệ, tới khả năng thanh toán của
khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương
của mỗi nước.
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu,
phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của hai
bên, nhưng đồng thời là phương thức xảy ra nhiều tranh chấp nhất do mức độ phức
tạp của nó. NHNT VN là NHTM đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế
nói chung và hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
nói riêng. Nhưng NHNT VN vẫn không thể tránh nhiều hạn chế cả về số lượng và
chất lượng trong hoạt động này. Một mặt do bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được
1
những đòi hỏi ngày càng phức tạp và phát triển của giao dịch xuất nhập khẩu, mặt
khác do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh
toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam” là rất cấp thiết để đánh giá những kết quả đạt được và tìm ra những nguyên


nhân cũng như các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín
dụng chứng từ qua các năm 2004 – 2006, với những khó khăn và tồn tại riêng của
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát
triển hoạt động thanh toán xuất khẩu tại NHNT VN.
Chuyên đề áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, dựa trên
lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, của phép duy vật biện chứng, phân tích
và tổng hợp để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Đồng thời chuyên đề sử dụng các tài
liệu điều tra, khảo sát, số liệu thống kê qua các năm 2003 - 2005 của các báo cáo, đề
tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về thanh toán quốc tế và
phương pháp phân tích thống kê theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp,... để
phân tích thực trạng từ đó đưa ra kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hệ thống thanh
toán xuất khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại NHNT VN.
2
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM.
I. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế
là Bank For Foreign Trade Of Việt Nam, tên viết tắt là VIETCOMBANK, được
thành lập và chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một pháp nhân Ngân hàng
thương mại giao dịch trên thương trường quốc tế và trong nước. Trải qua 44 năm
xây dựng và phát triển, NHNT VN hiện nay đã đóng vai trò chủ lực trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc
biệt. NHNTT là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như: Hiệp hội Ngân hàng
Châu Á, Câu lạc bộ Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước, ngành ngân hàng,
NHNT VN đã sớm tiếp cận, thích nghi với kinh tế thị trường, tiếp tục góp phần vào
sự nghiệp phát triển kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập với bên

ngoài. Cơ chế thị trường đặt ra một yêu cầu bức xúc là phải năng động, nhạy bến,
sáng tạo mới thích nghi được với môi trường mới. Với bề dày kinh nghiệm hoạt
động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, đến nay NHNT đã chuyển
hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. NHNT VN là NHTM được Nhà nước
tin tưởng, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Đến nay NHNT đã trở thành một hệ
thống, phát triển theo hướng hình thành tập đoàn tài chính với hơn 40 đơn vị thành
viên ở trong và ngoài nước, tập hợp gần 5000 cán bộ nhân viên đang lao động hết
sức mình vì sự nghiệp của ngành.
Trong những năm qua, NHNT không ngừng khẳng định sự lớn mạnh của
mình qua việc liên tục mở rộng mạng lưới ra hầu hết các tỉnh thành phố trên cả
nước. Tính đến nay mạng lưới chi nhánh của NHNT gồm có 01 Sở giao dịch, 26 chi
3
nhánh cấp I, 45 chi nhánh cấp II và 52 phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngoài mạng
lưới chi nhánh trên, NHNT có 1 công ty tài chính, 3 văn phòng đại diện nước ngoài,
3 công ty trực thuộc, 5 công ty con ở trong nước, 1 công ty con ở nước ngoài, 2
công ty liên doanh.
Với truyền thống vẻ vang, NHNT được đánh giá là ngân hàng uy tín nhất
Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các
dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động
ngân hàng và một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đầy năng lực và nhiệt huyết,
NHNT VN luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống NHVN. Vươn xa trên trường
quốc tế, tính đến nay, NHNT hiện có quan hệ đại lý với trên 1300 ngân hàng và chi
nhánh ngân hàng đầu tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam,
NHNT có quan hệ với tất cả các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và văn phòng đại
diện hoạt động tại Việt Nam. NHNT giữ vững vị trí số một trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam về tài trợ xuất nhập khẩuđảm bảo phục vụ tốt nhất các yêu cầu của
khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực
tự động hóa hoạt động thanh toán sử dụng mạng SWIFT, NHNT có hệ thống công
nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam. NHNT VN được Ngân hàng JP MORGAN
CHASE (Mỹ) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng chất lượng thanh toán tốt nhất”

những năm 1996-2004. Và trong 5 năm liền 2000-2004, tạp chí The Banker (Anh)
đã bình chọn NHNT là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Những danh hiệu này khẳng
định vị trí của NHNT trong quá trính hội nhập quốc tế.
II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam:
1. Chức năng và nhiệm vụ:
Với nguồn vốn hơn 3.955 tỷ đồng, NHNT VN được tổ chức theo mô hình
Tổng công ty 90, 91. NHNT VN được biết đến là ngân hàng kinh doanh có tỷ trọng
kinh doanh ngoại tệ lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam.
NHNT là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong
nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời NHNT cũng
4
là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh, NHNT còn thực hiện
các dịch vụ: mở tài khoản, nhận gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, cho vay, bảo
lãnh, thuê mua tài chính, chiết khấu chứng từ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, nhờ
thu trơn, mua bán ngoại tệ, ngân hàng đại lý, bao thanh toán, bảo hiểm nhân thọ...
Với năng lực và khả năng của mình, NHNT được chọn lựa làm ngân hàng
chính của Việt Nam trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ
của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam.
2. Cơ cấu tổ chức:
Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng, cùng với
nhận thức nguồn nhân lực chính là vốn quý của ngân hàng, NHNT không ngừng nỗ
lực tăng cường đồng thời số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ. Hiện tại đội
ngũ cán bộ của Ngân hàng lên tới 6.700 người (tăng gần 2,5 lần so với cuối năm
2000). Cơ cấu lao động theo trình độ tại thời điểm 31/12/2005 như sau:
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ của NHNT
Trình độ Tỷ lệ (%)
Tiến sỹ 0,37
Thạc sỹ 3,45

Đại học 79,12
Cao cấp ngân hàng 6,04
Trung học chuyên nghiệp 4,85
Trình độ khác 6,17
Tổng số 100
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
Hiểu rõ sự gắn kết giữa hiệu quả lao động và chính sách đối với người lao
động, ngoài việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động theo quy định
hiện hành, NHNT luôn cố gắng nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên Ngân hàng,
thực hiện chính sách khen thưởng xứng đáng đối với những tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong lao động, có sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động
và doanh thu.
5
Hàng năm, Ngân hàng cử hàng trăm lượt cán bộ tham dự các khoá đào tạo
nghiệp vụ ngắn, trung dài hạn ở trong nước và nước ngoài nhằm tiếp thu kiến thức
mới, củng cố và nâng cao trình độ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày một cao của
khách hàng. Trong năm 2005, 1.182 lượt cán bộ được cử đi đào tạo trong nước và
493 lượt cán bộ được đi đào tạo nước ngoài ngắn và dài hạn.
6
MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

7
III. Các hoạt động chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
NHNT thực hiện các dịch vụ: mở tài khoản, nhận gửi tiết kiệm, phát hành kỳ
phiếu, cho vay, bảo lãnh, thuê mua tài chính, chiết khấu chứng từ, thanh toán quốc
tế, chuyển tiền, thẻ, nhờ thu trơn, mua bán ngoại tệ, ngân hàng đại lý, bao thanh
toán, bảo hiểm nhân thọ...
NHNT huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có
kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó NHNT còn phát hành chứng chỉ tiền gửi,

kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy
định. Khi cần thiết NHNT có thể vay vôn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong
nước. Ngoài ra, NHNT còn tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ
và các tổ chức kinh tế trong nước, ngoài nước.
NHNT thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dìa hạn bằng nội tệ và ngoại
tệ đối với khách hàng của thành phần kinh tế khác nhau. NHNT cho vay hộ gia đình
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng,... NHNT còn tài trợ vốn chi các
doanh nghiệp.
Ngoài các hoạt động cho vay thông thường NHNT đã tăng cường hoạt động
qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua NHNT luôn phát
huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất
nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc
tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt NHNT vẫn giữ vững được thị phần ở
mức cao và ổn định. NHNT thực hiện thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng,
trực tiếp cho vay các dự án.
Song song với các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn chú
trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu
tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bán lẻ (VCB -2010) -
một bộ phận của chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng - được đưa vào sử dụng
8
từ tháng 9/1999 tại Sở giao dịch và đến nay đã triển khai trong toàn hệ thống Ngân
hàng Ngoại thương.
Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, bình ổn tỷ giá góp
phần giữ vững sự phát triển của nền kinh tế khi có biến động mạnh trên thị trường
quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước,
Ngân hàng Ngoại thương đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động xã hội, qua
đó đã giúp cho mối quan hệ giữa Ngân hàng Ngoại thương với các địa phương ngày
thêm gắn bó chặt chẽ đồng thời nó cũng phục vụ có hiệu quả cho chính sách Đền ơn
đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, cụ thể:

• Ngân hàng Ngoại thương góp 200 tỷ VND cho Ngân hàng phục vụ người
nghèo với lãi suất thấp, dành một phần quỹ phúc lợi ủng hộ trường trẻ em
mồ côi, khuyết tật.
• Nhận phụng dưỡng suốt đời 118 bà mẹ Việt Nam anh hùng với mức
150.000đ/mẹ/tháng.
• Cấp 62 sổ tiết kiệm trị giá 2.000.000đ/sổ cho các trường hợp chính sách
khác.
• Góp 5 tỷ Đồng để xây nhà Tình nghĩa, nhà Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược -
Củ Chi, xây dựng công viên thiếu nhi tại thành phố Nha Trang.
• Đóng góp vào quỹ vì trẻ thơ Việt Nam trên 100 triệu đồng hàng năm, tặng
quà cho hội người cao tuổi, ủng hộ cán bộ hưu trí Ngân hàng...
• Luôn tích cực tham gia vào việc đóng góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên
tai, lũ lụt.
• Huy động CBCNV trong toàn hệ thống ủng hộ huyện An Lão tỉnh Bình Định
xây dựng trường cấp II cho đồng bào dân tộc thiểu số.
9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (2000-2006)
I. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2004-
2006) :
Trong giai đoạn 5 năm qua, NHNT VN tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu
đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho triển khai từ năm 2001.
Các mục tiêu trọng tâm của Đề án tái cơ cấu NHNT tập trung vào những nội dung:
nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ
và xây dựng mô hình quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và
kiểm tra – kiểm toán nội bộ. Những kết quả đạt được qua 5 năm thực hiện Đề án
như sau:
1. Nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của NHNT VN tại thời điểm 31/12/2004 đạt 121.200 tỷ
VND, tăng 24,54% so với năm 2003 (97.321 tỷ VND), tăng 48.72% so với năm
2002, vượt kế hoạch 8% và chiếm 20,3% vốn huy động của toàn ngành ngân hàng.
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNT năm 2004
10
1. Vốn huy động:
Năm 2004, tổng vốn huy động của NHNT đạt mức 110.142 tỷ VND, tăng
24,53% so với 2003, cao hơn so với mức tăng của toàn ngành là 18,9%. Vốn huy
động của NHNT bao gồm vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, từ dân cư và các tổ
chức kinh tế và huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Vốn huy động trên thị trường
II đạt 22.662 tỷ VND, tăng 58,7% so với năm trước. Nguồn huy động từ Ngân sách
Nhà nước và NHNN chiếm 44,7% trong vốn huy động trên thị trường II, so với năm
2003 là 47,3%. Bên cạnh đó, vốn huy động bằng ngoại tệ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế,
thể hiện ở 59% năm 2004 so với 57% năm 2003.
Những nỗ lực trong công tác huy động và quản trị đã giúp NHNT huy động
được 125.662 tỷ VND năm 2005, tăng 13,5% so với năm 2004. Trong đó, vốn huy
động từ dân cư và tổ chức kinh tế chiếm 87,2% tổng vốn huy động, tăng 23,8% so
với năm 2004; vốn huy động từ thị trường liên hàng chiếm 12,7%, giảm 27,8%. So
sánh với mức tỷ trọng dưới 80% của vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế vào
năm 2004, cơ cấu vốn huy động năm 2005 cho thấy tính ổn định của nguồn vốn
ngày càng được tăng cường. Cơ cấu vốn huy động VND/ngoại tệ năm 2005 là
41,8%/57,2%, thay đổi khá lớn so với 39,2%/60,8% của năm 2004. Cơ cấu kỳ hạn
không có biến động lớn, tỷ trọng vốn có kỳ hạn từ dân cư và tổ chức kinh tế vẫn
chiếm 45,5% năm 2005 so với 46,6% năm 2004.
2. Vốn chủ sở hữu:
Trong những năm gần đây, vốn chủ sở hữu của NHNT liên tục tăng .Từ khi
bắt đầu thực hiện Đề án đến nay, NHNT đã được Chính phủ cấp thêm 1.400 tỷ vốn
Điều lệ dưới dạng Trái phiếu đặc biệt (năm 2002: 1.000 tỷ VND, năm 2003: 400 tỷ
VND). Ngoài vốn do Chính phủ cấp, NHNT cũng có phương án tăng vốn điều lệ từ
nguồn lợi tăng thêm. Phương án trên được chính phủ đồng ý và bắt đầu thí điểm

vào năm 2003. Tính cả nguồn vốn NHNT tự bổ sung (bao gồm cả các quỹ và lợi
nhuận để lại), vốn chủ sở hữu của NHNT năm 2004 đạt gần 5735 tỷ VND tăng 30%
so với năm 2002. Tính đến nay, vốn chủ sở hữu của NHNT đã đạt gần 9000 tỷ đồng
(theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).
11
Với mục tiêu phấn đấu đạt mức chuẩn quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn, cùng với
800 tỷ đồng vốn điều lệ được Chính phủ cấp bổ sung, NHNT đã tích cực tự bổ sung
vốn bằng nguồn lợi nhuận để lại. Hệ số an toàn vốn được cải thiện hơn nhiều so với
thời điểm trước khi thực hiện Đề án.
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
2. Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động được NHNT chú trọng phát triển
mạnh. Song song với việc tìm các giải pháp tín dụng, NHNT đã chú trọng áp dụng
và hoàn thiện giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như: xác định giới hạn tín
dụng, tăng cường kiểm tra rà soát tín dụng,...
Tính đến cuối năm 2003, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống NHNT VN
là 39.269 tỷ VND, tăng 35,2% so với năm 2002, vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra từ
đầu năm (27,1%).
Đến cuối năm 2004, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 51.773 tỷ VND,
tăng 30,64% so với năm 2003, vượt mức tăng trưởng kế hoạch (27,2%). Dư nợ tín
dụng năm 2004 tăng 3,3 lần so với năm 2000, đạt tốc độ bình quân là 35,3%/năm và
đưa tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản tăng từ 23% lên 41%. Tổng nợ quá hạn đến cuối
năm 2004 là 1.451 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng dư nợ-chạm mức chỉ
tiêu khống chế đặt ra từ đầu năm là 2,85. Do vậy trong điều kiện thị trường cạnh
12
tranh gay gắt, thị phần của NHNT trong hoạt động tín dụng ngân hàng vẫn tăng từ
từ 8,3% lên khoảng 10% vào cuối năm 2004
Trong năm 2005, hoạt động tín dụng của NHNT vẫn phát triển theo định
hướng: “Tăng trưởng tín dụng trên cở sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng
tới chuẩn mực quốc tế”. Đến 31/12/2005, tổng dư nợ tín dụng của NHNT đạt

61.044 tỷ VND, tăng 13,9% so với dư nợ cuối năm 2004. Tốc độ tăng trưởng tín
dụng của NHNT tuy có chậm lại so với năm trước đây song phù hợp với tốc độ tăng
trưởng chung của thị trường tín dụng và chủ trương tập trung nguồn lực, nâng cao
chất lượng quản trị rủi ro. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng tín
dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số phương thức
quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ tín dụng
cho vay đã liên tục giảm. Chất lượng tín dụng vẫn tiếp tục được đảm bảo, với tỷ lệ
nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2005 là 1,88%, thấp hơn nhiều so
với mức khống chế của Hội đồng Quản trị đề ra từ đầu năm là 3%.
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
13
3. Thanh toán quốc tế:
Bảng 4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu NHNT
2003 2004 2005
Giá trị
(tỷ USD)
Thị phần
trong nước
Giá trị
(tỷ USD)
Thị phần
trong nước
Giá trị
(tỷ USD)
Thị phần
trong nước
DSTT XK 5.692 28,2% 6.968 26,3% 9.375 28,9%
DSTT NK 6.576 26,8% 9.414 29,5% 11.583 31,3%
Tốc độ tăng so
với năm trước 21,9% 31,6% 27,9%

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
Thanh toán quốc tế vốn là một sản phẩm truyền thống và là thế mạnh của
NHNT. Trong thời gian qua cũng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, đặc biệt từ
phía các ngân hàng nước ngoài có ưu thế vượt trội về mạng lưới quốc tế, về công
nghệ và các sản phẩm tiên tiến. Tuy nhiên Vietcombank vẫn tiếp tục duy trì được
doanh số thanh toán quốc tế chiếm khoảng 29% tổng doanh số thanh toán xuất nhập
khẩu cả nước.
Về thanh toán xuất khẩu năm 2001 đạt 4340 triệu USD, năm 2002 tăng 7,7%
đạt 4675 triệu USD. Năm 2003 con số này tiếp tục tăng với tỷ lệ cao 21,8% . Những
mặt hàng chủ lực trong thanh toán xuất khẩu là dầu thô, thuỷ sản và gạo. Về thanh
toán nhập khẩu, năm 2001, doanh số thanh toán nhập khẩu chỉ đạt 4447 triệu USD,
sang đến năm 2002 con số này đã lên đến 5541 triệu USD, tăng 24.6%. 6756 triệu
USD là doanh số đạt được của năm 2003, tốc độ tăng đạt 21,9%. Các mặt hàng chủ
yếu trong thanh toán nhập khẩu là xăng dầu (khoảng 25-30%), sắt thép (6-8%) và
thiết bị máy móc (10-12%)
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2003 đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng
21,9% so với 2002, chiếm 28% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước.
Doanh số thanh toán xuất khẩu (DSTT XK) trong năm 2003 đạt 5.692 triệu USD,
tăng 21,8% so với năm 2002 và chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả
nước. Những mặt hàng chủ lực trong thanh toán xuất khẩu qua NHNT là dầu thô
14
(đạt 2.159 triệu USD, chiếm 38,0% DSTT XK của NHNT), thủy sản (đạt 819 triệu
USD, chiếm 14,4%), gạo (đạt 405 triệu USD, chiếm 7,1%). Đây cũng chính là
những mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh toán khá lớn qua NHNT: dầu thô
chiếm 57,2% kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước, gạo 55,3% và thủy sản
36,9%. Doanh số thanh toán nhập khẩu (DSTT NK) năm 2003 đạt 6.756 triệu USD,
tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 27% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả
nước. Một số mặt hàng đạt tỷ trọng lớn trong DSTT NK qua NHNT là xăng dầu
26%, máy móc thiết bị 10,6%, sắt thép 7,4%. Hai mặt hàng có DSTT lớn là xăng
dầu và sắt thép đạt thị phần thanh toán cao, tương ứng là 73% và 30,3% trong kim

ngạch nhập khẩu hai mặt hàng này của cả nước.
DSTT thu và chi phí mậu dịch qua NHNT năm 2003 đạt 4.143 triệu USD,
tăng 21% so với năm 2002. Doanh số thu đạt 2.812 triệu USD, tăng 23%, trong đó
doanh số thu tiền kiều hối đạt 400 triệu USD, tăng 29,5%. Doanh số chi là 1.331
triệu USD, tăng 16,9%. Trong năm 2003, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10, 052 tỷ
USD, tăng 1, 258 tỷ USD hay 14,3% so với năm ngoái. Lượng ngoại tệ NHNT mua
vào tăng 13,2% và bán ra tăng 15,4% so với năm 2002. Tuy nhiên doanh số mua
bán ngoại tệ với nước ngoài giảm 29,4% so với năm 2002, do tỷ giá hối đoái trên thị
trường quốc tế có nhiều biến động bất thường như sự mất giá của USD đối với EUR
và JPY và sự tăng cường quản lý rủi ro của NHNT nhằm hạn chế rủi ro tới mức tối
thiểu đối với hoạt động kinh doanh này.
Giữ vững thế mạnh trên thị trường dịch vụ ngân hàng quốc tế, thanh toán
xuất nhập khẩu thực hiện qua NHNT chiếm 28,5% kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Duy trì tốc độ tăng trưởng khá, DSTT xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2004
đạt 16,4% tỷ USD, tăng 32,3% so với năm trước. DSTT XK qua NHNT năm 2004
đạt 6.967 triệu USD, tăng 22,4% so với năm 2003, chiếm 26,7% thị phần của cả
nước. DSTT NK năm 2004 đạt 9.409 triệu USD, tăng 39,3% thị phần của cả nước.
Đối với các giao dịch trong nước, NHNT đạt tổng doanh số mua bán là 13.601 triệu
USD, tăng 36,3% so với năm 2003, lượng mua vào và bán ra tương đối cân bằng.
Lượng ngoại tệ mua vào của NHNT chủ yếu vẫn là từ các tổ chức kinh tế thanh
15
toán nhập khẩu, chiếm 99,5%. Đối với các giao dịch kinh doanh với mức ngoài, nhu
cầu khác hàng tăng cao cùng với việc áp dụng rộng rãi các hình thức mua bán ngoại
tệ đa dạng giúp mảng kinh doanh này có tốc độ tăng trưởng trên 130% đạt 7.047
triệu USD.
Giữ vững vị trí số một trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về tài trợ xuất
nhập khẩu, năm 2005 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của hoạt động này tại
NHNT VN. Doanh số đạt gần 21 tỷ USD, tăng 27,9% so với năm 2004, chiếm thị
phần 30% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước. DSTT XK qua NHNT năm
2005 đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 34% và chiếm khoảng 29% thị phần xuất khẩu.

DSTT NK qua NHNT năm 2005 đạt trên 11 tỷ USD, tăng 23%, chiếm 31% thị phần
nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu thanh toán qua NHNT chủ yếu là dầu thô, gạo,
thuỷ sản trong khi các mặt hàng thanh toán nhập khẩu là xăng dầu, sắt thép, phân
bón, máy móc thiết bị. Tuy nhiên năm 2005 cả hoạt động thanh toán xuất và nhập
khẩu lại có xu hướng giảm sút.
4. Kết quả kinh doanh:
Năm 2004, với sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh tiếp tục
mang lại cho NHNT hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận. Tổng thu nhập của NHNT đạt
6.562 tỷ VND tăng 33,6% so với năm 2004. Hầu hết các nguồn thu đều tăng trưởng
khá. Nhờ dư nợ tín dụng tăng với tốc độ lớn và các công tác quản trị lãi suất được
tăng cường, thu lãi cho vay đạt 3.430 tỷ VND, tăng 36,0% và chiếm tỷ trong 52,3%
tổng thu nhập. Hoạt động kinh doanh tiền gửi có kỳ hạn ở NH nước ngoài tăng, thu
lãi tiền gửi tăng 31,2% và chiếm tỉ trọng 29,8% tổng thu nhập. Tổng chi phí của NH
trong năm là 5.287 tỷ VND, tăng 33,4% so với năm 2003. Một số khoản mục chi
phí chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí là: chi trả lãi tiền gửi chiếm 53,8%
tổng chi phí, tăng 28,95; chi trả lãi tiền vay chiếm 11%, tăng 8,6%; chi trích lập dự
phòng rủi ro là 450 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 8,5%. Nhờ cơ cấu thu nhập - chi phí
như trên, lợi nhuận trước thuế của NHNT năm 2004 tăng 45,38%, đạt 1.275 tỷ
VND.
16
Năm 2005, NHNT tiếp tục đạt những kết quả hoạt động kinh doanh rất đáng
khích lệ. Tổng thu nhập của NH lên tới 7.495 tỷ VND, tăng 38% so với năm 2004,
trong đó thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng chi phối 85% (so với 80% năm 2004), thu
nhập từ phí và dịch vụ khiêm tốn chiếm 8%, còn lại là các thu nhập khác. Trong khi
đó, tổng chi phí của NH ở mức 5.736 tỷ VND, tăng 36% so với năm 2004, trong đó
chi phí thu nhập từ lãi chiếm 53%. Chi phí dự phòng tăng không ảnh hưởng quá lớn
tới thu nhập sau thuế của NH. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng 17% của thu nhập
sau thuế năm 2005 so với năm 2004, đạt 1.292 tỷ VND.
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
II. Các hình thức thanh toán xuất khẩu ở Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam:
Thanh toán bằng L/C: là hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi và ưu việt
nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. Đây là
một sản phẩm chủ yếu của NHNT VN. Thông qua những giao dịch tại NHNTVN,
chính khách hàng là người xuất khẩu cũng tạo được uy tín đối với bạn hàng của
mình bằng những hỗ trợ có hiệu quả của NHNT VN.
Ngoài phương thức thanh toán bằng L/C NHNT còn thực hiện các phương
thức thanh toán khác như:
• Nhờ thu D/A (Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng
từ)
17
• Nhờ thu D/P (Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ)
• Nhờ thu D/OT (Nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện khác)
• Hoặc chuyển tiền đến
1. Phương thức chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách
hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu,...) yêu cầu ngân hàng của mình
chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu,
người cung ứng dịch vụ,...) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền
do khách hàng yêu cầu.
Chi phí chuyển tiền do người chuyển tiền hoặc người trả tiền thanh toán.
Ngân hàng chuyển tiền được hưởng các chi phí đó. Tiền chuyển có thể là đồng tiền
của nước trả tiền, hoặc người hưởng lợi, hoặc một nước thứ ba.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
(1). Giao dịch thương mại
(2) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với ủy nhiệm chi
(nếu có tài khoản mở tại ngân hàng )
(3) Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng.
(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi
2. Phương thức nhờ thu:

Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau
khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ ủy thác
cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người
18
bán lập ra. Có hai loại nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ và tuỳ
theo thời hạn trả tiền, ta chia phương thức này thành hai loại là D/A và D/P. So với
hình thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức D/A và D/P đảm bảo hơn vì ngân hàng
thay mặt người bán khống chế chứng từ.
1. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection):
Nhờ thu phiếu trơn là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân
hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ gửi
hàng sẽ đưọc gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. Trong phương thức
này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian làm dịch vụ thu hộ tiền người mua, còn
trách nhiệm trả tiền hay không là do người mua quyết định.
2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection):
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân
hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào
bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hối
phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.
Trong phương thức này, điểm khác biệt cơ bản với nhờ thu phiếu trơn là người xuất
khẩu uỷ thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn khống chế bộ chứng từ hàng
hoá đối với người nhập khẩu. Với cách khống chế chứng từ này, quyền lợi của
người bán sẽ được đảm bảo hơn.
3. Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document Against Payment-
D/P):
Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ được áp dụng trong trường hợp mua bán trả
tiền ngay. Đối với D/P thì người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng từ
hàng hoá mà không được kiểm tra hàng hoá trước. Vì vậy, người mua gặp rủi ro
trong trường hợp hàng hoá không giao đúng như mô tả chứng từ hoặc không đúng
trong hợp đồng. Còn về phía nhà xuất khẩu thì phải rất tin tưởng vào khả năng và

thiện chí thanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các ngân hàng tham gia hoàn toàn
không chịu trách nhiệm thanh toán. Nếu người mua từ chối bộ chứng từ thì người
19
xuất khẩu phải chịu hết tất cả chi phí chuyên chở hàng hoá và cả mọi rủi ro trên
đường vận chuyển .
4. Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document Against
Acceptance-D/A):
Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ được sử dụng trong trường hợp nhờ thu trả
sau. Đối với D/A thì người xuất khẩu chịu rủi ro nhiều hơn so với nhờ thu D/P, vì
khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì một lý do nào
đó trong khi đã nhận hàng. Thời gian thanh toán bị kéo dài do phải phụ thuộc vào
thời gian chứng từ luân chuyển từ ngân hàng bên xuất khẩu đến ngân hàng bên nhập
khẩu, nên người xuất khẩu phải mất khá lâu mới thu được tiền còn người nhập khẩu
thì có lợi hơn.
Với phương thức này, việc ngân hàng khống chế các chứng từ hàng hoá
khiến cho quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm hơn phương thức nhờ
thu phiếu trơn và chuyển tiền, thời gian thanh toán thì ngắn hơn và chi phí ít hơn so
với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Do vậy, phương thức này được sử
dụng trong phương thức xuất nhập khẩu với những hợp đồng có giá trị nhỏ và thanh
toán dịch vụ đối với các khách hàng quen và tin cậy.
3. Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư
tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của thư
tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó.
Khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy
định đề ra trong thư tín dụng. Một công cụ vô cùng quan trọng không thể thiếu được
trong phương thức tín dụng chứng từ là thư tín dụng, nếu không mở được thư tín
dụng thì phương thức thanh toán này cũng không được xác lập.
Thư tín dụng (Letter of Credit_L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh

toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu
của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho ngân hàng ở nước ngoài
20
(ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người hưởng (người xuất khẩu),
cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định, với
điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội
dung, điều kiện quy định như trong thư tín dụng.
III. Tình hình thanh toán xuất khẩu bằng phương pháp tín dụng
chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
1. Quy trình thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
từ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
1. Tiếp nhận và sửa đổi thư tín dụng:
Điện thư tín dụng nhận được chủ yếu qua đường SWIFT, chỉ một lượng nhỏ
là qua đường công văn. Người được phân công kiểm tra điện trước khi nhận. Nếu
điện không thuộc phạm vi xử lý thì phải trả lại cho trung tâm thanh toán qua mạng.
Nếu đúng thì người phân công nhận điện, giao hoặc đẩy điện cho các thành viên
liên quan, in bảng kê điện đã nhận hoặc ký nhận thư tín dụng. Việc sửa đổi thư tín
dụng do bộ phận văn thư giao và giao lại cho thanh toán viên phụ trách của ngân
hàng. Khi thanh toán viên nhận được bản thư tín dụng hoặc sửa đổi thư tín dụng
phải kiểm tra. Nếu thư tín dụng mở bằng Telex/Swift phải có xác nhận mã đúng,
nếu mở bằng thư thì phải có xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ. Thư tín dụng phải có
dẫn chiếu UCP 500 trừ khi có quy định khác. Thanh toán viên ngân hàng cũng phải
kiểm tra các thông tin khác như: người hưởng lợi, ngân hàng phát hành, ngân hàng
thông báo, các chỉ dẫn thanh toán.
2. Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi:
Thanh toán viên ngân hàng sẽ vào hồ sơ và lập bản thông báo thư tín dụng.
Bản thông báo thư tín dụng gửi kèm theo bản gốc thư tín dụng và sửa đổi thư tín
dụng có thể được giao trực tiếp cho khách hàng hoặc chuyển qua đường bưu điện.
Thanh toán viên ngân hàng phải theo dõi việc giao thông báo cho khách hàng, đồng
thời làm thông báo cho Ngân hàng thông báo về việc đã nhận được thư tín dụng

hoặc sủa đổi thư tín dụng.
21
3. Thông báo qua ngân hàng thông báo khác:
Đối với những thư tín dụng mà ngân hàng phát hành yêu cầu NHNT thông
báo cho một ngân hàng khác, thanh toán viên ngân hàng chuyển thư tín dụng qua
mạng SWIFT hoặc qua đường công văn cho ngân hàng đó. Nếu ngân hàng phát
hành yêu cầu NHNT thông báo kèm xác nhận thì thanh toán viên phải kiểm tra uy
tín của ngân hàng phát hành thông qua lượng giao dịch, qua các ngân hàng đại lý,
độ tin cậy thanh toán với các đơn vị thành viên, không xác nhận đối với những thư
tín dụng mà ngân hàng phát hành không có quan hệ đại lý với NHNT, nghiên cứu đề
xuất mức ký quỹ hoặc miễn ký quỹ với ngân hàng phát hành. Trong trường hợp
không đồng ý xác nhận thì phải thông báo rõ: “Chúng tôi không đồng ý xác nhận
thư tín dụng này”.
4. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ:
Khi nhận chứng từ do khách hàng xuất trình kèm bản gốc thư tín dụng và các
sửa đổi có liên quan, thanh toán viên ngân hàng phải kiểm tra lại chứng từ, số lượng
từng loại và mức độ phù hợp của chứng từ rồi chuyển cho phụ trách phòng. Nếu
chứng từ có sai sót thì thanh toán viên ngân hàng phải thông báo cho khách hàng để
có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Gửi chứng từ đòi tiền:
Thanh toán viên ngân hàng lập thư đòi tiến như trong chỉ thị thanh toán của
thư tín dụng, kèm với bộ chứng từ để gửi cho ngân hàng phát hành thư tín dụng.
Nếu là thư tín dụng xác nhận thì ngân hàng có quyền đòi tiền bằng điện qua mạng
SWIFT.
6. Chiết khấu chứng từ:
NHNT chiết khấu chứng từ dưới hai hình thức: chiết khấu miễn truy đòi
(mua đứt bộ chứng từ) và chiết khấu truy đòi.
Với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, ngân hàng chiết khấu miễn truy đòi
đối với bộ chứng từ sau khi kiểm tra các điều kiện sau:
• Bộ chứng từ của L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện.

22
• L/C quy định: vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận
đơn gốc được xuất trình qua NHNT.
• Chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều kiện, điều khoản L/C.
• Ngân hàng phát hành L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế.
• Thị trường truyền thống.
• Một số thông tin khác liên quan đến giá cả của mặt hàng xuất khẩu tại thời
điểm chiết khấu.
• Thư yêu cầu bảo lãnh đè nghị chiết khấu miễn truy đòi phải có đầy đủ chữ
ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng.
Với hình thức chiết khấu truy đòi, bộ chứng từ phải có đủ những điều kiện:
• Ngân hàng phát hành L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế.
• Thị trường truyền thống.
• Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt, mở tài khoản và hoạt
động thường xuyên tại NHNT.
• Khách hàng cam kết hoặc trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu trong trường
hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán.
• Thư yêu cầu chiết khấu truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và
kế toán trưởng.
Sau khi xem xét các điều kiện chiết khấu và tình trạng của bộ chứng từ,
thanh toán viên ngân hàng sẽ lập tờ trình đề xuất ý kiến chấp nhận hoặc từ chối
chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Trên cơ sở đề xuất đó, phụ trách phòng sẽ xem xét và
trình lãnh đạo quyết định việc chiết khấu.
Đối với chiết khấu truy đòi, nếu chứng từ phù hợp, phụ trách phong có
quyền quyết định chiết khấu đối với các bộ chứng từ có giá từ 100.000USD trở
xuống. Nếu vượt quá số tiền trên, phòng phải trình lãnh đạo Sở. Số tiền chiết khấu
luôn nhỏ hơn trị giá bộ chứng từ. Trong trường hợp bộ chứng từ không phù hợp,
lãnh đạo sở mới có quyền quyết định, số tiền chiết khấu không vượt quá 90% giá
trị bộ chứng từ
7. Nếu chứng từ bị từ chối thanh toán:

23
Thanh toán viên phải kiểm tra chứng từ, lý do từ chối thanh toán của ngân
hàng nước ngoài, thông báo cho khách hàng về việc bị từ chối thanh toán để khách
hàng định đoạt hay sửa đổi chứng từ, đồng thời điện ngay cho ngân hàng nước
ngoài phản đối nếu việc từ chối không xác đáng.
2. Thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng
chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
Trong giai đoạn hiện nay, đánh dấu sự phát triển rất mạnh mẽ của các Ngân
hàng thương mại cổ phần và sự hiện đại hóa của các Ngân hàng quốc doanh khác.
Những mối quan hệ quốc tế của các ngân hàng này trên thị trường được mở rộng,
các giao dịch trực tiếp tăng mạnh không cần NHNT VN làm cầu trung gian. NHNT
VN vẫn luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng chủ chốt trong hoạt động
thanh toán quốc. Với tuổi đời 44 năm hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại không
phải là nhiều so với các ngân hàng trên thế giới, nhưng so với các NHTM VN thì
NHNT VN là một trong những ngân hàng hoạt động lâu đời nhất trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu nói
chung và theo L/C nói riêng ở NHNT VN có xu hướng giảm đi. Đây cũng là những
khó khăn chung của thị trường thanh toán xuất nhập khẩu nước ta.
Trong những năm trở lại đây, hoạt động thanh toán xuất khẩu có sự giảm sút
mặc dù Sở giao dịch NHNT đã co nhiều cố gắng trong việc lôi kéo các khách hàng
có doanh số thanh toán lớn, lượng hàng xuất khẩu nhiều và giữ chân các khách hàng
truyền thống.
Bảng 6: Hoạt động thanh toán xuất khẩu tại NHNT VN (Sở giao dịch)
năm 2003-2005
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
24
Số thư tín dụng thông báo 6923 7290 5796
Số bộ chứng từ xuất trình 3430 3870 2763
Doanh số thanh toán 289 362 280

Doanh số chiết khấu 6,89 6, 14 1,58
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2003, 2004, 2005
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy doanh số chiết khấu lại liên tục giảm , tỷ lệ bộ
chứng từ được chiết khấu cũng giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu
của Sở có dấu hiệu thụt lùi nghiêm trọng. Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một
trong những hình thức tính dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng
kể cho ngân hàng, hơn nữa NHNT lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất
khẩu, đó là lợi thế không nhỏ để phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này.
Tuy nhiên NHNT (Sở giao dịch) vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Nguyên nhân
là ngân hàng còn quá cẩn trọng trong hoạt động chiết khấu, chính vì vậy nhiều
khách hàng muốn chiết khấu chứng từ mà không được chấp nhận. Nhiều khách
hàng đã chuyển sang xuất trình chứng từ ở các ngân hàng khác. Trong những năm
tới, NHNT cần phải có biện pháp thúc đẩy hoạt động chiết khấu chứng từ hàng
xuất, bởi vì sự sụt giảm này có thể dẫn tới sự sụt giảm trong thanh toán hàng xuất,
mất dần vị trí của ngân hàng trên thị trường.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là than đá chiếm tỷ trọng là 43,11% do NHNT
(Sở giao dịch) đã chủ động hơn trong việc marketing các công ty xuất khẩu than
như Coalimex, Tổng Cty than Việt Nam, Cty than miền bắc. Mặt hàng xăng dầu của
Petrolimex vẫn chiếm tỷ trọng thứ hai là 17,88%. Điều này chứng tỏ tiềm năng xuất
khẩu của các công ty xăng dầu là rất lớn. Các mặt hàng tiếp theo là gạo (9,5%), may
mặc (6,61%), thủ công mỹ nghệ (2,88%).
IV. Đánh giá hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương pháp tín
dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
1. Kết quả đạt được:
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ và đặc biệt là
thanh toán xuất khẩu theo L/C đã mang lại những kết quả nhất định cho bản thân
ngân hàng, cho khách hàng và cả nền kinh tế.
25

×