Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.46 KB, 62 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Dược và Vật tư y tế Thanh hóa,
em đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài: “Các biện pháp hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập
khẩu của Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO”
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự
hướng dẫn của TS. Mai Thế Cường trong thời gian em thực tập tại công ty cổ phần
Dược và Vật tư y tế Thanh Hóa.Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác
em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HỮU THÀNH
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Mai Thế Cường.
Trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện chuyên đề em đã luôn nhận được sự chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình của thầy, đặc biệt là sự động viên về mặt tinh thần của thầy đã giúp em
vững tâm và vượt qua được những giai đoạn khó khăn để có thể hoàn thành tốt được đề tài
nghiên cứu của mình.
Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần Dược vật tư y tế
Thanh Hóa-THEPHACO, các cô chú, các anh chị trong công ty đã hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực tập tại công ty và nhiệt tình giúp em để em có thể hoàn
thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại &
Kinh Tế Quốc Tế đã tận tình dạy bảo em trong suốt bốn năm học Đại học, không chỉ
tiếp thu kiến thức chuyên môn mà em còn học được những bài học bổ ích về cuộc
sống.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HỮU THÀNH
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B


2
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
MỤC LỤC
NGUYỄN HỮU THÀNH 2
MỤC LỤC 3
1.Lý do chọn đề tài 4
2.Mục đích nghiên cứu 5
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.Kết cấu đề tài 6
CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC NHẬP KHẨU 7
1.1. Tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái 7
1.1.1.Khái niệm 7
1.1.2.Phân loại 8
1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái 8
1.2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu 11
1.2.1.Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu 11
1.2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu 16
1.2.3 Các biện pháp thường được sử dụng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối
đoái tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu 18
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA-THEPHACO 23
2.1.Giới thiệu sơ lược về công ty 23
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.3.Hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2008-2010 28
2.2.Thực trạng kinh doanh thuốc nhập khẩu của công ty 30
2.3. Thực trạng ảnh hưỏng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu
của công ty 37

2.3.1.Ảnh hưởng tích cực: 37
2.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực 39
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
3
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
2.4. Các biện pháp Thephaco đã sử dụng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái
đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu 41
2.5. Đánh giá việc sử dụng các biện pháp mà Thephaco đã sử dụng để hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu 44
2.5.1.Ưu điểm 44
2.5.2.Hạn chế 45
2.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế 46
3.1. Định hướng kinh doanh thuốc nhập khẩu của Thephaco đến 2015 48
3.1.1.Triển vọng ngành Dược 49
3.1.4.Mục tiêu phát triển 50
3.2.1.Đối với công ty 52
KẾT LUẬN 60
Tài liệu tham khảo 61
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy
triển vọng.Không có một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế
giới bên ngoài.Không nằm ngoài xu hướng đó Việt Nam đang ngày càng hội nhập
sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.Càng hội nhập thì nhu cầu trao đổi hàng hóa
cũng không ngừng tăng theo.Những luồng chu chuyển hàng hóa,dịch vụ và tiền tệ
đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế
khác nhau và ngày càng trở nên phong phú và đa dạng.Trong các vấn đề giao dịch
quốc tế,chúng ta không thể bỏ qua vấn đề về tỷ giá hối đoái,một thước đo giá trị của
đồng tiền này bằng đồng tiền khác.Hơn thế nữa do điều kiện lạm phát và chênh lệch

lãi suất giữa các quốc gia đang xảy ra một cách phổ biến do đó tỷ giá hối đoái biến
động rất thường xuyên và không ổn định.Sự biến động tăng hay giảm tỷ giá hối đoái
đang ảnh hưởng rất lớn tới kinh doanh của các doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu.
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
4
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Thực tế những năm gần đây ta còn có thể thấy,tốc độ tăng trưởng của ngành
dược thường cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế với mức tăng
bình quân của ngành là 15-20%.Hiện tại tân dược vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so
với đông dược với hơn 90% trong thị trường dược phẩm. Sản phầm của ngành mới
chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của nội địa,nên nhu cầu của thị trường về thuốc mà
nhất là thuốc nhập khẩu là rất lớn.Với sự phụ thuộc như vậy chỉ một sự thay đổi nhỏ
về tỷ giá cũng ảnh hưởng tới chi phí của các doanh nghiệp Dược.Ước tính khi tỷ giá
tăng 3,36% thì chi phí của doanh nghiệp dược tăng thêm 3,024%.Vậy các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành dược nói riêng đã có những biện pháp gì
để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá,và những biện pháp này đã đạt được
những gì và còn những hạn chế gì,nguyên nhân của hạn chế đó.
Xuất phát từ thực tế trên,cộng với thực tế khi thực tập tại công ty cổ phần Dược-
Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO em xin chọn đề tài “Các biện pháp hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của
Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO” làm đề tài nghiên cứu cho
chuyên đề thực tập cuối khóa.
2.Mục đích nghiên cứu.
- Phân tích,đánh giá sự ảnh hưởng của tỷ giá đối vói hoạt động kinh doanh thuốc
nhập khẩu của công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO.
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của sự ảnh hưởng của tỷ giá hối
đoái đối với hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần Dược-Vật
tư y tế Thanh Hóa THEPHACO.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh
doanh thuốc nhập khẩu công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO.
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
5
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
- Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh thuốc
nhập khẩu của công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO giai đoạn 2008-
2010.
4.Kết cấu đề tài.
- Chương 1.Tỷ giá hối đoái và những ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt
động kinh doanh thuốc nhập khẩu
- Chương 2. Thực trạng về ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt
động kinh doanh thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa-
THEPHACO
- Chương 3. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt
động nhập khẩu của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa-THEPHACO
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
6
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC NHẬP KHẨU
1.1. Tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối
đoái
1.1.1.Khái niệm.
Trong điều kiện nền kinh tế mở,các quan hệ giữa các nước về kinh tế,chính
trị,văn hóa ngày càng được mở rộng,cho nên phát sinh giữa những quan hệ thanh
toán quốc tế.Trong thanh toán quốc tế,vàng được dùng làm tiền tệ thế giới.Nhưng

trong giao dịch quốc tế nói chung,người ta không dùng vàng để chi trả trực tiếp mà
dùng đơn vị tiền tệ của một nước nào đó thông qua các phương tiện thanh toán quốc
tế như séc,hối phiếu,kỳ phiếu,thẻ tín dụng…
Phương tiện thanh toán dùng trong giao dịch quốc tế ghi theo đơn vị tiền tệ của
một nước hay ngoại hối đối với nước khác.Đồng tiền của một nước là công cụ chi
trả bắt buộc và chỉ có giá trị lưu thông trên lãnh thổ nước đó.Vì thế để có thể mua
bán hàng hóa,dịch vụ,chi trả nợ nần cho nhau…đòi hỏi phải đổi tiền nước này ra
nước khác,từ đó phát sinh ra vấn đề tỷ giá hối đoái
Vì vậy,tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng
tiền tệ của một nước khác,hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền
của các nước khác nhau
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
7
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
1.1.2.Phân loại.
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là mức giá thị trường của một đồng tiền tính bằng
đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định.Tuy giá trị tham khảo nhất định nhưng
tỷ giá hối đoái danh nghĩa chưa phản ánh được tương quan thực sự giữa các đồng
tiền do sự tác động của giá cả hàng hóa,lạm phát và các nhân tố khác.Tỷ giá này
thường được công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng và do
ngân hàng nhà nước công bố
• Tỷ giá hối đoái thực tế: là tỷ giá phản ánh tương qua sức mua giữa hai đồng
trong tỷ gá.Khi hàng hóa và dịch vụ trong hoặc ngoài nước tăng lên hoặc giảm
xuống thì không thể xác định được giá cả tương quan của hàng hóa và dịch vụ của
nước ngoài nếu như chỉ căn cứ vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa mà không tính đến các
biến động giá cả đó
1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
• Mức độ chênh lệch lạm phát giữa các nước : Nếu như mức độ lạm phát giữa
hai nước khác nhau,trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi sẽ dẫn đến giá

cả hàng hóa ở hai nước đó sẽ có những biến động khác nhau,làm cho ngang giá sức
mua của hai đồng tiền đó bị phá vỡ tức là làm thay đổi tỷ giá hối đoái
Giả sử,Việt Nam và Mỹ đang duy trì tỷ lệ lạm phát thấp,nhưng sau đó tỷ lệ lạm
phát ở Việt Nam tăng lên một cách tương đối so với tỷ lệ lạm phát ở Mỹ.Vậy,tỷ giá
hối đoái giữa USD và VND sẽ thay đổi như thế nào trong điều kiện các nhân tố khác
không thay đổi.Ở Mỹ,vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn,giá cả hàng hóa và dịch
vụ nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tăng lên và bởi vậy nhu cầu về các hàng hóa và dịch
vụ này ở Mỹ sẽ giảm xuống.Cùng với sự giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ
này,nhu cầu về VND ở Mỹ cũng sẽ giảm xuống.Sự giảm nhu cầu về VND ở Mỹ
tương đường với sự giảm cung USD trên thị trường ngoại hối.Ngược lại,ở Việt
Nam,vì tỷ lệ lạm phát ở Mỹ thấp hơn,nhu cầu về các hàng hóa và dịch vũ của Mỹ sẽ
tăng lên.Điều này có nghĩa là nhu cầu về USD tăng lên.Sự tăng lên nhu cầu về USD
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
8
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
xảy ra đồng thời với sự giảm cung về USD sẽ gây ra sự tăng giá USD,tức là tỷ giá
hối đoái sẽ tăng lên.Giá của USD tăng lên đến tận khi bù đắp hoàn toàn mức chênh
lệch lạm phát giữa hai quốc gia
• Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước : Thu nhập quốc
dân của một nước tăng lên hay giảm xuống so với nước khác,trong điều kiện các
nhân tố khác không thay đổi,sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vị
nhập khẩu,do đó sẽ làm nhu cầu về ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng
lên hoặc giảm xuống.
Giả sử thu nhập quốc dân của Mỹ tăng lên trong khi mức thu nhập quốc dân
của Việt Nam không thay đổi.Điều này dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Việt
Nam ở Mỹ sẽ tăng lên.Do đó,nhu cầu về USD sẽ tăng lên trên thị trường ngoại hối
vì những nhà nhập khẩu cần bán USD đề mua ngoại tệ dùng thanh toán hàng nhập
khẩu.Vì mức thu nhập quốc dân của Việt Nam không đổi,nhu cầu nhập khẩu hàng
hóa Mỹ không đổi và bởi vậy,nhu cầu về USD sẽ không đổi.Kết quả là,USD sẽ giảm

giá,tức là tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ giảm xuống.
• Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước : Khi mức lãi suất ngắn hạn của một
nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác,trong khi các nhân tố khách
không thay đổi,thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh
lệch do tiền lãi tạo ra đó.Điều này làm cho cung ngoại hối giảm đi,dẫn đến sự thay
đổi tỷ giá
Giả sử,Mỹ nâng lãi suất tiền gửi trong khi Việt Nam vẫn giữ nguyên mức lãi
suất như cũ,các nhà kinh doanh ở Việt Nam sẽ mua các tín phiếu ngắn hạn ở Mỹ để
nhằm thu tiền lãi cao hơn.Do đó,cầu về USD sẽ tăng lên để đổi lấy các tín phiếu
đó.Đồng thời,các nhà kinh doanh Mỹ muốn giữ tiền gửi ở các ngân hàng hoặc các
chứng từ có giá ở nước mình hơn là đầu tư ở Việt Nam với lãi suất thấp.Do đó cung
USD sẽ giảm xuống trên thị trường hối đoái
• Những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái : Kỳ vọng của những người tham gia vào
thị trường ngoại hối về triển vọng lên giá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
9
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
thể là một nhân tố quan trọng quyết định tỷ giá.Những kỳ vọng về giá cả của một
đồng tiền liên quan chặt chẽ đến những kỳ vong về biến động tỷ lệ lạm phát,lãi suất
và thu nhập giữa các quốc gia
Giả sử rất nhiều người tham gia vào thị trường ngoại hối,đặc biệt là các nhà đầu
cơ lớn cho rằng đồng USD sẽ giảm giá trong thời gian tới,trong điều kiện các nhân
tố khác không thay đổi.Điều này sẽ dẫn đến cung về USD sẽ tăng lên trên thị trường
ngoại hối vì nhiều người muốn bán chúng để mua về ngoại tệ trước khi USD bị mất
giá.Đồng thời,cầu về USD sẽ giảm xuống đến tận sau khi sự giảm USD xảy ra.Kết
quả là tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống
• Sự can thiệp của chính phủ : Bất kỳ một chính sách nào của chính phủ mà có
tác động đến tỷ lệ lạm phát,thu nhập thực tế hoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh
hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.Chính phủ có thể sử dụng ba loại hình

can thiệp chủ yếu :
Thứ nhất,can thiệp vào thương mại quốc tế. Sự can thiệp của chính phủ nhằm
khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu.Chính phủ có thể sử dụng các biện
pháp khuyến khúc xuất khẩu như trợ cấp sản xuất xuất khẩu hoặc áp dụng các biện
pháp hạn chế nhập khẩu như thuế quan,hạn ngạch,cấm xuất khẩu…Việc áp dụng các
biện pháp trên có ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái vì chúng ảnh
hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái vì chúng ảnh hưởng đến nhu cầu xuất
khẩu hoặc nhập khẩu và bởi vậy ảnh hưởng đến cầu hoặc cung về nội tệ trên thị
trường ngoại hối
Thứ hai,can thiệp vào đầu tư quốc tế. Chính phủ có thế can thiệp dòng đầu tư
quốc tế bằng các biện pháp cấm đầu tư ra nước ngoài,đánh thuế thu nhập lợi tức của
công dân nước mình ở nước ngoài hoặc của công ty nước ngoài ở nước mình…
Thứ ba,canh thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.Chính phủ có thể mua hay
bán trực tiếp nội tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mục
tiêu đặt ra
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
10
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
1.2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập
khẩu
1.2.1.Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu
• Khi tỷ giá hối đoái tăng lên,hàng nhập khẩu đắt hơn,nên các doanh nghiệp hạn
chế kinh doanh hàng nhập,gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu,vật tư,hàng hóa
ngoại nhập,làm tăng giá các mặt hàng này,gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong
nước,nhất là những cơ sở chỉ sử dụng nguyên liệu nhập.Đồng thời lưu lượng ngoại
tệ vận chuyển vào trong nước có xu hướng tăng lên khối lượng dự trữ ngoại hối dồi
dào,tạo điều kiện cho sự ổn định cán cân thương mai quốc tế
• Khi tỷ giá giảm là cơ hội tốt cho các nhà nhập khẩu,nhất là nhập khẩu nguyên
liệu,máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.Đồng thời lưu lượng

ngoại tệ chuyển vào trong nước có xu hướng giảm xuống làm cho khối lượng dự trữ
ngoại tệ ngày càng bị xói mòn vì khuynh hướng gia tăng nhập khẩu để có lợi nhuận
Qua đó,ta có thể rút ra các ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu
• Những ảnh hưởng tiêu cực :
Tỷ giá tăng khó khăn lớn nhất tới các nhà sản xuất phụ thuộc nhập khẩu.
Nhìn chung,nền kinh tế Việt Nam còn quá phụ thuộc vào nhập khẩu.Mặc dù có
nguồn tài nguyên rất dồi dào,nhưng những nguyên vật liệu quan trọng hoặc những
thành phẩm quan trọng đều phải nhập của nước ngoài.Điều này làm cho những
doanh nghiệp sản xuất,phân phối gặp rất nhiều khó khăn khi tỷ giá thay đổi.Thực
vậy,với mức nhập khẩu lên đến 84 tỉ USD trên GDP 102 tỉ USD năm 2010, trong đó
chỉ 10% là hàng tiêu dùng, 20% là trang thiết bị, máy móc, còn lại khoảng 70% là
đầu vào cho hoạt động kinh tế như xăng dầu, sắt thép, bông sợi , nền kinh tế nước
ta quá phụ thuộc vào nhập khẩu và việc tỉ giá tăng mạnh như lần này sẽ dẫn đến tăng
giá đáng kể các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu kể trên và qua đó tác động tới giá
thành sản phẩm và giá mua của người tiêu dùng.Đối với các doanh nghiệp xăng dầu,
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
11
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
quyết định tăng giá xăng dầu trở thành mối lo ngại đối với người tiêu dùng và các
doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, nhưng nhìn lại vấn đề thì các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải chịu thêm sức ép tỷ giá tăng
và sự tăng giá của giá dầu trên thị trường thế giới.Đối với những doanh nghiệp Dược
phẩm cũng giống như một số ngành khác, các hoạt chất dược phẩm (API - active
pharmaceutical ingredients) phần lớn là nhập khẩu và chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành
bên cạnh đó là sản phẩm trong nước mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thuốc của
thị trường trong nước.Chính vì sự phụ thuộc này,doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp rất
nhiều khó khăn với việc tỷ giá biến động tăng.Đối với những ngành khác như sắt
thép,điện năng hay chính thế mạnh của chúng ta là thủy sản,may mặc cũng ít nhiều
bị ảnh hưởng vì sự biến động tăng của tỷ giá

Tỷ giá tăng có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí tài chính của các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng
Do tỷ giá thay đổi nên ảnh hưởng đầu tiên đối với các doanh nghiệp là khoản chi
phí khổng lồ mà doanh nghiệp phải chi để bù đắp những ảnh hưởng của chênh lệch
tỷ giá,nhiều doanh nghiệp còn phải trích trừ những khoản doanh thu lớn để lập quỹ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá,chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hay chi trả cổ
tức cho cổ đông.Bên cạnh đó là việc chi phí đầu vào tăng cao,khiến các doanh
nghiệp buộc phải tăng giá để bù đắp những thiếu hụt do thay đổi tỷ giá hối đoái gây
ra.Những khoản bù đắp này doanh nghiệp phải trích từ doanh thu đạt được sau hoạt
động kinh doanh,chính vì vậy đã làm cho lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sụt
giảm một cách đáng kể.Chưa kể đến việc các doanh nghiệp không thể hoàn thành
được một số hạng mục đầu tư,do phải trích trừ những khoản lợi nhuận để bù đắp cho
biến động tỷ giá. Theo phân tích, doanh nghiệp xăng dầu phải chịu tác động của hai
loại chênh lệch tỷ giá. Loại thứ nhất, theo hình thức thanh toán bình thường, khi lô
hàng xăng dầu về cảng, khoảng 30 ngày sau, doanh nghiệp mới thanh toán cho đối
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
12
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
tác nước ngoài. Loại phát sinh chênh lệch tỷ giá thứ hai là khi đến hạn thanh toán
ngoại tệ cho đối tác nước ngoài, các ngân hàng không bán ngoại tệ mà bắt doanh
nghiệp xăng dầu phải vay ngoại tệ. Giờ đến hạn phải trả ngoại tệ cho ngân hàng thì
nghiễm nhiên, doanh nghiệp buộc phải chịu thiệt hại lớn với khoảng chênh tỷ giá
tăng tới 1.200-1.400 đồng/USD so với trước.Theo ước tính,Petrolimex đang phải nợ
một khoản ngoại tệ vô cùng lớn đối với cả ngân hàng trong nước và đối tác nước
ngoài, ước giá trị lên tới hàng trăm triệu USD.Vì biến động tỷ giá, đơn vị sẽ phải
mất thêm cả nghìn tỷ đồng, một khoản phát sinh chi phí kinh doanh khổng lồ.Bài
học mà được nhiều doanh nghiệp được nhìn thấy thời gian gần đây trên thị trường
chứng khoán là trường hợp của công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại,tuy đây không
phải là công ty nhập khẩu nhưng lại có số vốn vay của chính phủ Nhật Bản lên đến

36 tỷ JPY.Chính vì vậy,việc tỷ giá của đồng JPY thay đổi theo chiều hướng xấu đã
ảnh hưởng rất lớn đối với lợi nhuận của công ty khi khoản trích trừ và bù đắp thiếu
hụt của tỷ giá lên đến hàng ngàn tỷ đồng,dẫn đến việc công ty luôn trong tình trạng
chậm trễ trong việc chi trả cổ tức mặc dù lợi nhuận đạt được của công ty là tương
đối lớn.Đây là bài học lớn cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh
nghiệp nhập khẩu nói riêng,có thể nhìn nhận vay ngoại tệ là con dao hai lưỡi,với chi
phí vay thấp nguồn vay ngoại tệ có thể là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của công
ty,nhưng với sự tác động của tỷ giá hối đoái thì đây có thể là yếu tố làm suy giảm lợi
nhuận một cách nhanh chóng.Chính vì vậy,việc đánh giá một cách đúng mức tình
hình tài chính của công ty so với sự biến động của tỷ giá hối đoái là hết sức quan
trọng.Từ đó,các công ty có thể đưa ra các quyết định nhập khẩu một cách đúng đắn
phù hợp với thực trạng của công ty và sự biến động của kinh tế thế giới.Từ đó,vừa
đảm bảo sản xuất kinh doanh vừa có thể giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng từ tỷ giá
hối đoái
Việc tỷ giá thay đổi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất và phân phối phụ thuộc và nguồn nguyên liệu nhập khẩu
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
13
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Với việc, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu nguyên
vật liệu cho sản xuất. Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sự tăng
trưởng cao trong nhiều năm qua như: hàng dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và
đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu, Ô tô, xe máy, hàng điện tử, sản phẩm
nhựa cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu.
Nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiếm trên 60% giá
thành sản phẩm như: giấy in, giấy viết, phôi thép và thép cán, lốp xe các loại Việc
nhập khẩu với số lượng lớn nguyên vật liệu cũng sẽ gây tác động trực tiếp tới tính
chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tới
giá thành do phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá

hối đoái.Với đa phần các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải nhập khẩu nguyên
liệu, việc ký hợp đồng mua nguyên liệu với các đối tác nước ngoài thường được
thực hiện dài hơi theo quý hoặc cả năm nên khi tỷ giá bất ngờ tăng, họ khó có thể bù
vào khoản chênh lệch và lại càng không thể đàm phán lại các đơn hàng đã ký. Vì
thế, không ít công ty đang rơi vào tình thế rất khó khăn. Nếu phá hợp đồng thì sẽ
đứng trước nguy cơ bị đối tác kiện. Còn nếu nhập nguyên liệu về để sản xuất thì giá
thành sản phẩm sẽ đội lên nhiều lần. Không tăng giá bán, doanh nghiệp sẽ phải lỗ
nặng. Còn nếu tăng giá bán quá cao, doanh nghiệp sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh với
các sản phẩm ngoại nhập.
• Những ảnh hưởng tích cực:
Ngoại tệ giảm, giá bán hàng nhập khẩu vẫn cao tạo điều kiện gia tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp
Trong khi giá ngoại tệ ở các ngân hàng và ở thị trường tự do liên tục giảm thì giá
cả các mặt hàng nhập khẩu bán bằng ngoại tệ vẫn giữ ở mức giá cũ.Ví dụ như một
số mặt hàng có giá trị lớn như ôtô nhập khẩu,vào thời điểm tháng 4 năm 2011 khi đó
tỷ giá USD niêm yết đang là 20.770 đồng,nhưng tại các showroom thì giá bán đều
tính tỷ giá USD với mức giá cao hơn từ 40-110 đồng.Như vậy với một chiếc ôtô bán
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
14
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
ra với giá 63.000USD thì khách hàng phải trả thêm từ 2,5-6 triệu đồng.Có thể kể đến
việc các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô khi tỷ giá USD ở mức cao nên rất khó có thể
giảm giá sẽ gây đến sự suy giảm lợi nhuận.Nhưng có thể xem xét lại vấn đề ở một
khía cạnh khác là sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp ký được các hợp đồng xuất khẩu
ở mức tỷ giá USD thấp hơn 20.000 đồng,khi tỷ giá tăng lên,các mặt hàng nhập khẩu
thường có tâm lý ăn theo tỷ giá có nghĩa là doanh nghiệp nhập khẩu ở bất kỳ thời
điểm nào bị ảnh hưởng hay không bị ảnh hưởng của tỷ giá thì khi tỷ giá tăng nghiễm
nhiên doanh nghiệp cũng tăng giá cho sản phẩm của mình.Chính vì vây,các doanh
nghiệp sẽ thu được lợi ích cao hơn dự tính.Qua vấn đề này cũng cho thấy khi các

doanh nghiệp biết tính toán được điểm rơi của tỷ giá thì hoàn toàn thu được lợi ích
tối đa từ sự tác động của tỷ giá
Tỷ giá giảm giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào,
Việc quá phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu làm cho lợi nhuận cũng như giá
thành của sản phẩm đều phải tăng giảm theo giá đầu vào.Chính vì thế,khi tỷ giá
giảm,các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi khá nhiều khi tiết kiệm được một
lượng lớn chi phí khi mua nguyên vật liệu.Với những doanh nghiệp mua nguyên vật
liệu hoặc thành phẩm ở thời điểm tỷ giá thấp,thì có thể đạt thêm được lợi nhuận,vì
mức giá không đổi,mà chi phí đầu vào lại giảm xuống.Với những doanh nghiệp phải
trích trừ lợi nhuận thì thời điểm này có thể thu hồi những khoản trích trừ để đầu tư
vào các hạng mục khác nhằm mục đích tăng lợi nhuận,hoặc phát triển sản xuất kinh
doanh.Khi tỷ giá tăng,các doanh nghiệp đã ký kết mua bán từ trước đó là những
doanh nghiệp được hưởng lợi,bởi họ có thể dựa vào việc tăng của tỷ giá mà tăng giá
thành ở một mức cạnh tranh nào đó,mà giá trị đầu vào thấp hơn các doanh nghiệp
khác,chính vì thế,vừa có được lợi thế cạnh tranh,vừa có được lợi nhuận cao hơn
trước.Bên cạnh đó với mức giá ổn định doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh
tranh lớn với các sản phẩm ngoại nhập do có giá nhân công thấp hoặc mạng lưới
phân phối lớn hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
15
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
1.2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động kinh doanh thuốc
nhập khẩu
• Tiêu cực.
+ Giá thành của sản phẩm
Theo báo công thương,mặc dù được xếp vào danh mục hàng hóa đặc biệt nhưng
tốc độ tăng giá của mặt hàng dược phẩm cũng chẳng kém các mặt hàng tiêu dùng
khác. Theo Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh dược Việt Nam, trong tháng 1/2010,
qua khảo sát 53 cơ sở trong cả nước, có 21 cơ sở điều chỉnh giá thuốc; trong 8.704

lượt mặt hàng thuốc được khảo sát, có tới 116 lượt mặt hàng tăng giá với mức tăng
trung bình 6,1%.Đầu năm 2011, hầu hết các đại lý lớn ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
đã thiết lập mặt bằng giá mới cho nhiều loại thuốc có xuất xứ từ Pháp, Hungary
của các công ty nhập khẩu, phân phối dược phẩm.Tại Hà Nội, một số đại lý cho biết,
các nhãn hàng như Medocalm (trị xương khớp, giảm đau), Estrogen (điều trị nội
tiết), Arcalion, Cavinton, Duxil (thuốc tuần hoàn não), Digoxin, Ednyt (trị huyết áp,
tim mạch), Trivastel (thuốc thần kinh) đều đã được thông báo điều chỉnh tăng giá
5%- 20%. Tại TP. Hồ Chí Minh, giá thuốc bán lẻ đã liên tục tăng, trong đó nhiều
mặt hàng tăng giá 10%, cụ thể: các loại thuốc điều trị huyết áp như Furosemid tăng
10%, Nifedipine hay Amlor mỗi loại tăng từ 5.000-10.000 đồng/hộp, Exfort (của
Pháp) tăng từ 540.000 đồng lên 590.000 đồng/hộp; nhiều mặt hàng thuốc kháng sinh
cũng tăng giá với mức tăng trung bình 10%.Qua tình hình thực tế trên ta có thể thấy
giá mặt hàng thuốc nhập khẩu tăng một cách đột biến,nguyên nhân là do sự tăng giá
của nhà sản xuất,nhưng nhìn chung thì nguyên nhân chính vẫn là do sự tăng giá của
đồng USD.Đây chính là ảnh hưởng rất tiêu cực của việc biến động tỷ giá hối
đoái,chính sự biến động này đã buộc các doanh nghiệp phải tăng giá,nếu không
muốn bị lỗ nhưng việc tăng giá thuốc sẽ tương đối khó khăn khi ngành chịu sự quản
lý chặt chẽ của Cục Quản lý Dược
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
16
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
+ Lợi thế cạnh tranh
Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường BMI (Anh), thị trường dược phẩm
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 25% mỗi năm và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào
2013. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp trong nước không biết nắm bắt cơ hội, thị
trường dược phẩm Việt Nam sẽ trở thành thị trường béo bở cho các công ty nước
ngoài. Từ ngày 1/1/2009, ngành dược Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh
quyết liệt hơn từ các doanh nghiệp nước ngoài sau khi thực hiện lộ trình mở cửa thị
trường theo cam kết gia nhập WTO với việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài

được nhập khẩu trực tiếp nhưng chưa được phân phối trực tiếp thuốc ở Việt Nam
Bên cạnh đó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước.Để chuẩn
bị cho giai đoạn cạnh tranh sắp tới hiện nay nhiều doanh nghiệp dược Việt Nam
đang đẩy mạnh đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh. Mới đây, Công ty dược
Danapha đã khởi công xây dựng Nhà máy Công nghệ dược Nanosome tại Đà Nẵng
với vốn đầu tư 3,2 triệu USD. Còn Công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông thì đặt
mục tiêu đến đầu năm 2010 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 Nhà máy liên doanh dược
phẩm Lili of France tại Bắc Ninh với tổng đầu tư 394 tỷ đồng.Tuy nhiên,điểm yếu
của doanh nghiệp dược Việt Nam là tính liên kết chưa cao. Hiện Việt Nam có hơn
100 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuốc, nhưng sức cạnh tranh
của các sản phẩm dược trong nước chưa cao,một doanh nghiệp khó có thể làm tốt
được tất cả các công đoạn của chu trình kinh doanh.Nhưng nếu có sự liên kết chặt
chẽ, tính cạnh tranh của công nghiệp dược nội địa sẽ được nâng lên
Có thể thấy được giai đoạn sắp tới là giai đoạn cạnh tranh rất khốc liệt đối với
các doanh nghiệp kinh doanh thuốc nhập khẩu.Nhưng với sức ép của tỷ giá các
doanh nghiệp buộc phải tăng giá để đảm bảo lợi nhuận,đây sẽ là yếu thế của doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh sắp tới
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
17
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
• Tích cực :
Chi phí đầu vào giảm,giá thành giảm,tăng cạnh tranh
Điểm tích cực đầu tiên khi tỷ giá giảm đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc
đó là có thể thu được số lượng hàng hóa lớn hơn với cùng một số lượng tiền chi
ra,mặt khác,có thể cân đối được những khoản chi phí,khi chi phí giảm mà giá cả
thường thì không giảm ngay,các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội có được những
khoản lợi nhuận nhất định.Bên cạnh đó,khi mà tỷ giá giảm,doanh nghiệp có thể
giảm giá bán hàng để có thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp khác.Nhưng
một thực tế có thể nhìn thấy ở Việt Nam là khi tỷ giá tăng thì các doanh nghiệp kinh

doanh thuốc đồng loạt tăng giá,nhưng khi tỷ giá giảm thì hầu hết các doanh nghiệp
đều không đưa giá về với giá ban đầu.Chính điều này đã đẩy giá thuốc vài năm qua
trở thành rất cao đối với người bệnh.Mặt khác,những doanh nghiệp kinh doanh
thuốc nhập khẩu,hầu hết là phải nhập qua trung gian là các doanh nghiệp quốc
doanh,chính vì thế khi tỷ giá tăng hay giảm thì họ đều phải chịu hai lần tăng giá,từ
nhà sản xuất và từ chính doanh nghiệp trung gian.Một khía cạnh khác,để có thể nhìn
thấy ảnh hưởng tích cực của việc tỷ giá giảm là việc các nhà nhập khẩu thuốc có thể
tận dụng cơ hội thuốc nhập khẩu giảm giá để có thể nhập về những đơn hàng lớn và
đa dạng hóa sản phẩm,từ đó có thể tăng lợi nhuận khi tỷ giá tăng,và từng bước xóa
bỏ độc quyền của một số công ty khác,tăng vị thế cạnh tranh của các công ty trên thị
trường nội địa
1.2.3 Các biện pháp thường được sử dụng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu
• Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá :
Cơ sở của giải pháp: Trên thực tế thì các biến động về tỷ giá sẽ mang tính quy
luật,bởi nó sẽ chịu ảnh hưởng của một số các yếu tố khác cũng mang tính quy luật
và lịch sử,chính vì vậy việc dự báo tỷ giá một cách tương đối là hoàn toàn có thể
thực hiện được
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
18
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Nội dung của giải pháp :Thông thường các nhà phân tích thường dùng hai cách
để dự báo tỷ giá :
Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào
việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống.
Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất,
lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư… Ý tưởng của phương pháp
này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để
xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó

nhất của phương pháp này là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã
được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là : Lý
thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân
thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,…
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) đơn giản là một phương pháp dự báo dựa
vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu
là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự
đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt,
dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
được tự do chọn lựa. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự
báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán
chứ không phải theo cảm tính.Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý
thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave… Trong phân tích kỹ thuật
có các giả định: thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo
một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lập lại theo chu kỳ và có
sự lập lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai.
Hiệu quả mà giải pháp mang lại: Qua các dự báo phân tích này,các doanh
nghiệp có thể đưa ra các quyết định nhập khẩu có lợi nhất,từ đó,tránh được rủi ro
của tỷ giá
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
19
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
• Lựa chọn ngoại tệ thanh toán :
Cơ sở của giải pháp: Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ
thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro
tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau.
Nội dung của giải pháp: Khi ký kết các hợp đồng nếu có thể nên chọn các ngoại
tệ thanh toán có mức độ biến động thấp
Hiệu quả mà giải pháp mang lại: Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương

đối ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ
giá.Nhưng giải pháp này cũng khó thực hiện bởi hầu hết các giao dịch hiện nay đều
sử dụng USD làm đồng tiền trao đổi
• Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành
Cơ sở của giải pháp: Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ
sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất
do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với
VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để
bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên
giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà.
Nội dung của giải pháp: Tăng cường các hợp đồng xuất khẩu hoặc trao đổi hàng
hóa với phía đối tác. Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng
cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có
giá trị và thời hạn tương đương nhau.
Hiệu quả mà giải pháp mang lại: Trung hòa được rủi ro tỷ giá,giảm thiểu tối đa
những thiệt hại mà rủi ro tỷ giá mang lại,thậm chí đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp mà vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh
• Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
20
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Cơ sở của giải pháp: Các doanh nghiệp có thể tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho
chính mình bằng lợi nhuận thu thêm nhờ biến động tỷ giá
Nội dung của giải pháp:Trong giải pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận
dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ
dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn
thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết
quả hoạt động kinh doanh. Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí
khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho

quỹ này không bi lạm dụng vào việc khác.
Hiệu quả mà giải pháp mang lại: Tránh được những rủi ro tỷ giá mà không tốn
quá nhiều chi phí cũng như phương thức thực hiện đơn giản
• Sử dụng thị trường tiền tệ
Cơ sở của giải pháp:Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là
cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản
phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá. Như vậy
bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại
hối, doanh nghiệp biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng
xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của
công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.
Nội dung của giải pháp: Doanh nghiệp có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do
các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xảy
ra.Tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều triển khai các nghiệp vụ giao
dịch hối đoái như:
Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một
lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán
trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
21
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán
với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được
thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá
ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá.
Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng
ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán
của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời

điểm ký hợp đồng
Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán
quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán
một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian
thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán
quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa
thuận trước.
Hiệu quả mà giải pháp mang lại:
Đối với từng loại giao dịch sẽ thích hợp với từng đối tượng doanh nghiệp khác
nhau :
Spot (giao dịch giao ngay): Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có
nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.
Forward (giao dịch kỳ hạn): Giao dịch này thích hợp với các doanh nghiệp có
kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng
ngày.
Swap (giao dịch hoán đổi) : Giao dịch này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi
thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình.
Option (giao dịch quyền lựa chọn): Giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi
ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
22
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu
quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.
Qua đây,các doanh nghiệp có thể chọn phương thức giao dịch phù hợp với
doanh nghiệp mình,từ đó,bảo hiểm được các rủi ro về tỷ giá
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA-THEPHACO

2.1.Giới thiệu sơ lược về công ty.
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
23
23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh hoá.
Thanh hoa medical materials pharmaceutical joinl stock company
Tên viết tắt: THEPHACO
Ngày thành lập: 10/04/1961
Địa chỉ văn phòng công ty: Số 232 - Đường Tần Phú - Phường Lam Sơn – Thành
phố Thanh Hoá - tỉnh Thanh Hoá
Điện thoại: 0373 852 286; 0373 852 691;
Fax: 0373 855 209
Website: www.thephaco.com.vn
Email:
Tài khoản: 10201 0000375997 tại Ngân hàng Công thương Thanh hoá.
Mã số thuế: 2800231948
Ngành nghề kinh doanh:
• Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược: kinh doanh thuốc tân
dược, cao đơn hoàn tán, kinh doanh hoá chất dược dụng, hoá chất xét nghiệm, mỹ
phẩm, kinh doanh sản xuất, sủa chữa thiết bị vật tư y tế.
• Kinh doanh thuốc nam, bắc; kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc và thiết bị vật tư y tế.
• Kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng,văn phòng phẩm công
nghệ phẩm.
• Đầu tư hoạt động phòng khám đa khoa – phòng mạch.
• Sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng.
Là doanh nghiệp nhà nước thành lập ngày 10/04/1961 và chuyển đổi thành Công
ty cổ phần từ ngày 01/12/2002 theo QĐ số 3664/QĐ – CT ngày 05/11/2002 của Chủ

tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
24
24
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Qua gần 50 năm liên tục phấn đấu Công ty luôn giữ vững truyền thống từng bước
trưởng thành, tăng trưởng và phát triển năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007
doanh thu tiêu thụ đạt 550 tỷ VNĐ, doanh thu hàng Công ty sản xuất đạt 205 tỷ
VNĐ.
Mười năm (1998 - 2007), tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã được nhà
nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động, 5 Huân chương lao động, 2 danh
hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, 3 bằng khen Chính phủ, 3 cờ thi đua Chính phủ và 5
cờ thi đua của Bộ y tế, của tỉnh và các ban ngành đoàn thể xã hội.
Hiện nay tổng số CBCNV Công ty là 905 người trong đó hơn 130 người có trình
độ Đại học và trên Đại học. Công ty luô chú trọng đạo tạo và nâng cao tay nghề kỷ
thuật cho đội ngũ CBCN để sự dụng tốt thiết bị và công nghệ mới trong sản xuất,
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn văn minh doanh nghệp cho cán bộ quản lý,
mậu dịch viên bán hàng.
Với 30 chi nhánh ở tất cả các Huyện thị, Thành phố trong Tỉnh, 02 trung tâm bán
buôn, bán lẻ, 01 phòng khám bênh đa khoa, 02 chi nhánh tại Hà Nội, 01 chi nhánh
tại tp Hồ Chí Minh, 01 chi nhánh tại Hải Phòng cùng nhiều đại lý trên toàn quốc.
Công ty đã và đang mở rộng hoàn thiện hệ thống cung ứng thuốc sản xuất, kinh
doanh, xuất nhập khẩu với chất lượng dịnh vụ tốt và giá cả hợp lý.
Công ty đã hoàn thành xây dựng 3 xưởng thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt, xưởng
thuốc viên, cốm, bột no βlactam và βlactam phòng kiểm nghiệm GLP và kho GSP
hiện tại đã triển khai đầu tư xây dựng xưởng Đông dược, xưởng dung dich thuốc
uống đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
Hiện nay Công ty đã sản xuất 260 sản phẩm, nhiều sản phẩm Công ty sản xuất đã
đạt được nhiều danh hiệu cao quý: Thuốc ống uống Biofil 10ml và viên bao tròn bao
film Hydan đạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC);

Ống uống Biofil còn nhận được huy chương động tại hội chợ kinh tế kỷ thuật Seoul
Hàn Quốc năm 2004. Sản phẩm VIDORYGYL được nhận cúp vàng ISO.
SVTH: Nguyễn Hữu Thành Lớp: QTKD Quốc tế 49B
25
25

×