Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.67 KB, 98 trang )

z



  







LU ẬN VĂN T ỐT NGHIỆP



B ảo hiểm trách nhiệm của
ngư ời giao nhận tại Việt
Nam: Th ực trạng và Giải
pháp







Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Ngọc Thu - Lớp: A10 - K38C - KTNT
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Ngọc Thu - Lớp: A10 - K38C - KTNT

LỜI CẢM ƠN




Qua thời gian thực hiện Khoá luận tốt nghiệp với đề tài "Bảo hiểm
trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp",
đối với em đây là một đề tài tương đối mới mẻ nhưng được sự giúp đỡ tận
tình trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện Khóa
luận tốt nghiệp em đã hoàn thành Khoá luận đúng với thời hạn quy định. Vì
thời gian có hạn cộng với kinh nghiệm thực tế còn ít trong quá trình thực
hiện Khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót nên Khoá luận của em còn
tồn tại một số nhược điểm chưa hợp lý. Em rất mong được sự góp ý của các
thầy cô giáo cũng như các bạn bè để Khoá luận của em hoàn thiện hơn. Một
lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ các thầy cô giáo,
nhất là thầy giáo hướng dẫn - TS. Phạm Duy Liên đã giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện Khoá luận tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện
2
2
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Ngọc Thu - Lớp: A10 - K38C - KTNT
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Ngọc Thu - Lớp: A10 - K38C - KTNT

Trần Thị Ngọc Thu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AFFA
ASEAN Federation of Forwarders
Association
Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận
ASEAN

ASEAN
Asociation of South East Asia
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
B/L Bill of Lading Vận đơn
C/P Charter Party Hợp đồng thuê tàu chuyến
COR Cargo Outturn Report Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng
CSC Certificate of Shortlanded Cargo Giấy chứng nhận hàng thiếu
ESCAP
Economic and Social
Commission for Asia and the
Pacific
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu
Á Thái Bình Dương
3
3
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Ngọc Thu - Lớp: A10 - K38C - KTNT
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Ngọc Thu - Lớp: A10 - K38C - KTNT
FBL
FIATA Combined Transport
Bill of Lading
Vận tải đơn đa phương thức của
FIATA
FCL Full Container Load Hàng nguyên
FIATA
International Federation of Freight
Forwarders Associations
Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội
Giao nhận

IATA
International Air Transport
Association
Hiệp hội Vận tải Hàng không
Quốc tế
ICAO
International Civil Aviation
Organization
Tổ chức Vận tải hàng không
Dân dụng Quốc tế
LCL Less Container Load Hàng lẻ
LIFFA
Lao International Freight
Forwarders Association
Hiệp hội Giao nhận Quốc tế Lào
MTO Multimodal Transport Operator Người kinh doanh vận tải đa
NVOCC Non Vessel Operating Common
4
4
phương thức
Người vận tải công cộng Carrier
không tàu

ROROC Report on Receipt of Cargo Biên bản kết toán nhận hàng
với tàu
SDR Special Drawing Right Quyền rút vốn đặc biệt (đơn vị
tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
-
IMF)
TTClub

Through Transport Mutual
Insurance Association Limited
Hội bảo hiểm trách nhiệm
tương hỗ vận tải đi suốt
UNDP
United Nations Development
Programme
Chương trình Phát triển Liên
Hợp Quốc
VIETRAN
S
Vietnam National Foreign Trade
Forwading And Warehousing
Corporation
Tổng công ty Giao nhận Kho
vận Ngoại thương
VIFFAS
Vietnam Freight Forwarders
Association
Hiệp hội Giao nhận Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI GIAO NHẬN 3
I. Khái niệm về giao nhận và người giao nhận 3
1. Định nghĩa giao nhận và người giao nhận 3

2. Phạm vi các dịch vụ giao nhận
5
3. Vai trò của người giao nhận 6
II. Sự cần thiết phải phát triển loại hình bảo hiểm trách nhiệm của
người giao nhận 7
III. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 9
1. Với tư cách là đại lý 9
2. Với tư cách là người chuyên chở 12
IV. Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận 14
1. Vài nét về Bảo hiểm trách nhiệm 14
2. Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận
15
V. Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận 20
1. Rủi ro được bảo hiểm 20
2. Rủi ro loại trừ 23
3. Rủi ro hạn chế bảo hiểm
25
4. Giới hạn bảo hiểm 25
VI. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về việc bảo hiểm
trách nhiệm của người giao nhận 26


CHƯƠNG II: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI GIAO NHẬN TẠI VIỆT NAM 30
I. Tình hình hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt
Nam trong những năm gần đây 30
1. Sự phát triển của giao nhận vận tải quốc tế tại Việt Nam
30
2. Tình hình giao nhận hàng hoá tại Việt Nam
35

II. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người
giao nhận trong hoạt động xuất nhập khẩu
36
1. Phạm vi áp dụng bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại
Việt Nam 36
2. Sự tăng trưởng của hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người giao
nhận 38
3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
41
III. Nội dung bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam 44
1. Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận theo Quy tắc của
Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (BAOMINH) 44
2. Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận theo Quy tắc của
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET) 45
IV. Hợp đồng trong bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận 50
1. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận
50
2. Thời hạn bảo hiểm
53
3. Phí bảo hiểm
53
V. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm của
người giao nhận 56
1. Xác định thiệt hại và tổn thất
56
2. Khiếu nại đòi bồi thường
58
3. Hồ sơ khiếu nại
60 VI. Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm của
người giao nhận 62

1. Các quy định của Việt Nam về bảo hiểm trách nhiệm của người
giao nhận 62
2. Các quy định quốc tế về bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận
mà Việt Nam áp dụng 64

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TẠI VIỆT NAM 65
I. Xu hướng phát triển bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận
trong thời gian tới
65
II.Các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của bảo hiểm trách nhiệm
người giao nhận trong những năm tới 67
1. Các biện pháp đối với các cơ quan quản lý
67
2. Các giải pháp từ phía các công ty bảo hiểm
70 3. Biện pháp của người giao nhận vận tải
74
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80





LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra một trong những mục tiêu quan trọng
đó là phải tiếp tục đưa đất nước ta thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phát huy nội lực của mình, đồng thời thực hiện "chương trình kinh tế đối

ngoại" là một chủ trương hoàn toàn đúng và phù hợp với xu thế phát triển
của nhiều nước trên thế giới.
Kinh doanh trong các lĩnh vực được mở rộng và phát triển với quy mô
ngày càng lớn thực sự trở thành một trong những cầu nối vững chắc cho các
ngành kinh tế khác phát triển. Giao nhận vận tải, đặc biệt vận tải đa phương
thức là một loại hình kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh trong những năm
gần đây. Với thực tế ngày nay, người giao nhận không chỉ đóng vai trò đại lý
mà còn thực hiện vai trò người chuyên chở dịch vụ vận tải - người chuyên
chở. Người giao nhận sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn. Vì vậy, bảo hiểm
trách nhiệm của người giao nhận là không thể thiếu được nhằm bảo đảm an
toàn trong kinh doanh cũng như để tăng chất lượng và quy mô của của dịch
vụ giao nhận ở Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên toàn
thế giới.
Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn về bảo hiểm trách nhiệm của người giao
nhận vận tải chưa được nghiên cứu kỹ càng ở Việt Nam và việc phát triển
loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Với đề tài này,
tôi xin đóng góp một số lý luận và giải pháp để phát triển loại hình bảo hiểm
trách nhiệm của người giao nhận vận tải ở Việt Nam.
2. Mục đích của việc nghiên cứu Khoá luận:
* Làm rõ cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn và sự cần thiết của bảo hiểm trách
nhiệm của người giao nhận vận tải .
* Đưa ra biện pháp để mở rộng và phát triển dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm của
người giao nhận vận tải.
* Đề ra biện pháp giúp người kinh doanh dịch vụ giao nhận xem xét áp dụng
trong hoạt động của mình để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cung cấp
dịch vụ của mình.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
* Phạm vi nghiên cứu: Tình hình giao nhận hàng hoá và bảo hiểm trách nhiệm
của người giao nhận từ năm 1990 đến nay.
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giao nhận và Bảo hiểm trách nhiệm của

người giao nhận trên thế giới và Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng
làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, khoá luận còn kết hợp sử
dụng với một số phương pháp khác như phân tích, so sánh, thống kê và diễn
giải để nghiên cứu và trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.
5. Nội dung nghiên cứu:
*Tên Khoá luận: "Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp"
*Kết cấu của Khoá luận: Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, Khoá
luận bao gồm có ba chương:
Chương I: Giới thiệu chung về bảo hiểm trách nhiệm của người
giao nhận
Chương II: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người
giao nhận tại Việt Nam
Chương III: Các giải pháp phát triển bảo hiểm trách nhiệm của
người giao nhận tại Việt Nam
6. Dự kiến kết quả đạt được:
* Khoá luận đưa ra một cái nhìn khái quát về người giao nhận và dịch vụ giao
nhận vận tải.
* Chỉ ra sự cần thiết phải phát triển Bảo hiểm trách nhiệm của người giao
nhận.
* Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình bảo
hiểm còn rất mới này ở Việt Nam.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN

I/ KHÁI NIỆM VỀ GIAO NHẬN VÀ NGƯỜI GIAO NHẬN
1. Định nghĩa giao nhận và người giao nhận

Trong mua bán quốc tế, người mua và người bán thường ở những vị trí
cách xa nhau. Để có thể vận chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua
được cần phải thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình
chuyên chở như bao bì, đóng gói, bốc xếp, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm
các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải, dỡ hàng và giao cho người
nhận Tất cả những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.
Vậy, giao nhận là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối,
thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cuối cùng.
Giao nhận thực chất là việc tổ chức vận chuyển hàng hoá và thực hiện tất cả
các công việc liên quan đến vận chuyển hàng hoá đó.
Theo "Quy tắc mẫu của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận
(International Federation of Freight Forwarders Associations - FIATA) về
dịch vụ giao nhận" thì Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) là bất
kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp,
đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên
quan đến các dịch vụ trên , kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Theo Luật Thương mại Việt Nam thì " Dịch vụ giao nhận hàng hoá là
hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận
hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự
uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao
nhận khác (gọi chung là khách hàng)"[8].
Luật Thương mại xác định rõ nội dung của dịch vụ giao nhận hàng hoá là
một nghề gắn bó với mua bán hàng hoá nhưng lại liên quan chặt chẽ với các
hoạt động vận tải, bốc xếp, bảo quản
Hiện nay trên thế giới, dịch vụ giao nhận được coi là một nghề kinh
doanh dịch vụ, một loại hình dịch vụ tổng hợp cần thiết cho hoạt động
thương mại đặc biệt là các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, là một ngành
công nghiệp giao nhận (Forwarding Industry) thu hút nhiều sự chú ý của

người làm dịch vụ giao nhận.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận thì được gọi là Người giao nhận
(Forwarder, Freight Forwarder, Forwarder Agent).
FIATA định nghĩa về người giao nhận như sau: "Người giao nhận vận tải
quốc tế là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác
mà bản thân anh ta không phải là người vận tải. Người giao nhận cũng đảm
nhiệm thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo
quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá" v.v [14]
Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho
hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có
đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá. Luật Thương mại Việt Nam
định nghĩa về người giao nhận như sau: "Người làm dịch vụ giao nhận hàng
hoá là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hoá" [8]. Nói tóm lại, Người giao nhận phải có kiến thức rộng rãi
về nghiệp vụ Thương mại về Luật pháp (Luật Quốc gia và Quốc tế), về nhiều
lĩnh vực liên quan như vận tải, hàng hải, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong
ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Người giao
nhận ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại vận tải quốc tế. Ở
các nước khác nhau người giao nhận có tên gọi khác nhau, như: "Người
chuyên chở chính"(Principal Carier), "Đại lý hải quan"(Customs House
Agent), "Môi giới hải quan"(Customs Broker), "Đại lý gửi hàng và giao
nhận"(Shipping and Forwarding Agent), "Đại lý thanh toán"(Clearing
Agent) Tuy nhiên, dù kinh doanh dưới tên gọi nào đi chăng nữa thì họ đều
có một tên chung trong giao dịch quốc tế là "Người giao nhận Vận tải Quốc
tế"(International Freight Forwarders) cùng kinh doanh các dịch vụ giao nhận.
2. Phạm vi các dịch vụ giao nhận
Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận.
Trừ khi bản thân người gửi hàng hay người nhận hàng muốn tự mình tham
gia vào bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, thông thường người giao nhận

thay mặt họ lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua các cung đoạn cho
đến tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một
cách trực tiếp hay thông qua đại lý và những người thứ ba khác. Người giao
nhận cũng có thể sử dụng đại lý của họ ở nước ngoài. Do đó, phạm vi các
dịch vụ của người giao nhận là khá rộng, nó bao gồm các dịch vụ như:
- Chuẩn bị hàng hoá sẵn sàng để chuyên chở,
- Lựa chọn người vận tải, phương thức vận tải, tuyến đường thích hợp
để bảo đảm cho hàng hoá được vận chuyển một cách nhanh chóng, chính
xác, an toàn và tiết kiệm,
- Thiết lập và thu thập các chứng từ cần thiết cho việc giao nhận theo
yêu cầu của khách hàng ,
- Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng,
- Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch đúng với luật lệ, tập
quán từng địa phương tạo thuận lợi cho hàng hoá di chuyển nhanh chóng,
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá khi được chủ hàng yêu cầu,
- Đóng gói hoặc chia lẻ hàng hoá cho phù hợp với bản chất của hàng
hoá, tuyến đường, phương thức vận tải và những luật lệ áp dụng nếu có ở
nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ,
- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng,
- Lưu kho và bảo quản hàng hoá,
- Thanh toán các loại cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi,
- Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải,
- Ghi nhận những tổn thất về hàng hoá nếu có và thông báo tổn thất với
người chuyên chở,
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại với người chuyên chở trong trường
hợp có tổn thất hàng hoá,
- Làm tư vấn cho khách hàng trong việc chuyên chở hàng hoá,
Hiện nay, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hoá thông
thường mà còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như

vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vận chuyển
quần áo may mặc sẵn treo trên mắc đến thẳng các cửa hàng, hàng quá cảnh,
hàng tham gia hội chợ, triển lãm Đặc biệt, trong những năm gần đây người
giao nhận còn cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức đóng vai trò là MTO
(Multimodal Transport Operator) và phát hành chứng từ vận tải.
3. Vai trò của người giao nhận
Trong xu thế phát triển ngày càng nhanh của vận tải container, vận tải đa
phương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận uỷ thác mà
còn cung cấp các dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một Người chuyên chở
(Carrier), Người gom hàng (Cargo Consolidator), Người kinh doanh vận tải
đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO):
a. Người gom hàng (Cargo Consolidator): ở Châu Âu, người giao nhận
từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt. Đặc
biệt trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể
thiếu được nhằm thu gom hàng lẻ (Less Container Load - LCL) thành hàng
nguyên (Full Container Load - FCL), để tận dụng sức chở của container và
giảm cước phí vận tải. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng
vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
b. Đại lý (Agent): Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách
nhiệm của người chuyên chở. Họ chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người
gửi hàng và người chuyên chở như là đại lý của người chuyên chở hoặc của
người gửi hàng. Người giao nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên
chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập
chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho, thuê và cho thuê vỏ container, thuê
tàu, thuê khoang tàu trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
c. Người chuyên chở (Carrier): Người giao nhận ngày nay còn đóng vai
trò là người chuyên chở. Người giao nhận sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng vận
tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này
đến một nơi khác.
d. Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO): Trong trường hợp

người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức có nghĩa là việc
vận chuyển hàng hoá được thực hiện bởi ít nhất hai phương thức vận tải từ
nơi xếp hàng đến nơi dỡ hàng ở những nước khác nhau hoặc dịch vụ vận tải
từ cửa đến cửa (door to door service) thì khi đó với các kỹ thuật nghiệp vụ
khác nhau người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa
phương thức. MTO là người am hiểu về nhiều loại phương tiện vận chuyển,
biết áp dụng từng phương thức vận chuyển để tổ chức quá trình vận tải một
cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất. MTO cũng là người chuyên chở
và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá và chính vì vậy mà người giao
nhận còn được gọi là "Kiến trúc sư của vận tải" (Architect of Transport).
II/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
Trong quá trình tiến hành giao nhận, người giao nhận phải chịu trách
nhiệm đối với những việc làm của mình hoặc người thay mặt mình, khi họ
hoạt động với danh nghĩa đại lý, người vận tải hay người tổ chức vận tải đa
phương thức. Dù hoạt động với danh nghĩa đại lý hay với tư cách là người
kinh doanh vận tải đa phương thức, người giao nhận đều phải chịu trách
nhiệm về những hành vi sơ suất của mình. Khi hoạt động với tư cách là
người kinh doanh vận tải đa phương thức, người giao nhận không những
phải chịu trách nhiệm về hành vi, thiếu sót của mình mà còn phải chịu trách
nhiệm về những hành vi, sơ suất hay lỗi lầm của người làm công cho mình
hay người mà anh ta sử dụng dịch vụ. Người giao nhận cũng phải chịu trách
nhiệm với người thứ ba khi người giao nhận gây thiệt hại cho họ trong quá
trình cung cấp dịch vụ. Để đảm bảo khả năng tài chính và sự ổn định trong
kinh doanh thì các công ty giao nhận phải mua bảo hiểm trách nhiệm của
mình khi ký hợp đồng giao nhận với khách hàng.
Hiện nay ở Việt Nam, do hoạt động giao nhận không còn là độc quyền
của một số công ty giao nhận nữa, vì thế hàng loạt các công ty giao nhận đã
xuất hiện làm cho thị trường giao nhận hết sức nhộn nhịp. Tuy vậy, theo quy
định của của FIATA thì chỉ có một số công ty giao nhận có đủ điều kiện

tham gia bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận, vì muốn mua bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của người giao nhận thì hợp đồng giao nhận phải được ký
kết phù hợp với tập quán thương mại quốc tế hoặc các điều kiện kinh doanh
chuẩn của Hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS). Ở Việt Nam, nhiều công
ty cung cấp các dịch vụ giao nhận là các công ty giao nhận tư nhân. Thậm
chí các công ty kinh doanh các lĩnh vực không liên quan đến giao nhận cũng
cung cấp dịch vụ giao nhận, họ không có đủ các điều kiện cần thiết và không
có nghiệp vụ giao nhận. Vì vậy, việc ký kết các hợp đồng giao nhận phù hợp
với tập quán quốc tế hay điều kiện kinh doanh chuẩn của VIFFAS là điều
không thể thực hiện được. Do đó nhiều công ty giao nhận phải tự bảo hiểm
cho mình, điều này thường vượt quá khả năng tài chính của họ, hay nói cách
khác là các công ty giao nhận không thể tự bảo hiểm cho mình được.
Chủ hàng khi ký hợp đồng với người giao nhận, họ không thể yên tâm
nếu người giao nhận không mua bảo hiểm trách nhiệm. Bảo hiểm hàng hoá
thường không hoàn toàn đảm bảo bồi thường cho người chủ hàng, vì nhiều
trường hợp tổn thất về hàng hoá không thuộc phạm vi bảo hiểm của người
bảo hiểm hàng hoá. Việc yêu cầu các công ty giao nhận bồi thường tổn thất
diễn ra vô cùng phức tạp, khó khăn, nhiều khi tổn thất có thể lại lớn hơn khả
năng tài chính của các công ty giao nhận. Do đó, các chủ hàng Việt Nam
thường tìm cách tự giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, gây nên một tình
trạng lộn xộn trong giao nhận hàng hoá ở cảng. Nhân viên của các công ty
xuất nhập khẩu này thường không có nghiệp vụ giao nhận chuyên nghiệp nên
tiến hành giao nhận chậm chạp, không có tổ chức và dễ xảy ra tổn thất và
gây nhiều hiện tượng tiêu cực.
Do các công ty giao nhận Việt Nam không mua bảo hiểm trách nhiệm
nên phần lớn người xuất nhập khẩu nước ngoài thường lựa chọn các công ty
giao nhận nước ngoài để uỷ thác việc giao nhận hàng mà không chọn các
công ty giao nhận Việt Nam. Các công ty giao nhận Việt Nam mất đi một
nguồn thu ngoại tệ đáng kể khi phải nhận lại dịch vụ giao nhận từ các công ty
giao nhận nước ngoài thông qua các hợp đồng đại lý.[5]

Khi người giao nhận được công nhận là thành viên chính thức của
FIATA hoặc là thành viên chính thức của Hiệp hội quốc gia là thành viên của
FIATA thì người giao nhận được tự mình phát hành vận tải đơn đa phương
thức FBL (FIATA Combined Transport Bill of Lading) và thực hiện vai trò
của một người cung cấp chính của dịch vụ vận tải. Để đảm bảo quyền lợi,
người giao nhận cần phải bảo hiểm trách nhiệm của mình khi phát hành vận
đơn và thực hiện vai trò cũng như chịu trách nhiệm của người chuyên chở.
III/ NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
Người giao nhận dù hoạt động với danh nghĩa là đại lý hay người
chuyên chở thì đều phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của mình.
1. Với tư cách là đại lý
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những hành vi hay sơ suất của
bên thứ ba ( người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao nhận ) miễm là
chúng minh được mình đã cẩn thận một cách thích đáng khi tiến hành lựa
chọn bên thứ ba.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, người giao nhận hoặc người
làm công của anh ta có thể phạm sai sót hoặc nhầm lẫn ( theo ngôn ngữ bảo
hiểm là "lỗi lầm sai sót - errors and omissions" không phải do cố ý hay coi
thường nhưng gây ra thiệt hại về tài chính cho khách hàng hoặc gây nên tổn
thất về hàng hoá thì người giao nhận phải chịu trách nhiệm. Các trường hợp
mà người giao nhận phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tự tiến hành bao
gồm:
+ Giao hàng khác với chỉ dẫn của khách của khách hàng như đã thoả
thuận trong hợp đồng. Mắc phải những lỗi lầm nghiệp vụ như xếp dỡ không
theo chỉ dẫn trên bao bì hàng hoá như tránh mưa, nắng, đổ vỡ
+ Quên không mua bảo hiểm cho hàng mặc dù đã có chỉ dẫn của khách
hàng có thể vì quên hoặc có thể cố tình không mua vì cho là không quan
trọng. Dù bất kỳ lý do gì thì trách nhiệm vẫn thuộc về người giao nhận. Nếu
lô hàng bị tổn thất trên đường vận chuyển, không được đền bù vì không mua
bảo hiểm, nếu ngân hàng phát hành thư tín dụng bảo hiểm thì lúc này người

giao nhận phải chịu trách nhiệm đền bù tất cả những thiệt hại đó cho chủ
hàng.
+ Sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan.
+ Chở hàng đến sai địa điểm. Một lý do đơn giản là do không quy định
cụ thể địa điểm trong hợp đồng vận tải, người vận tải có thể sẽ đưa hàng đến
địa điểm khác trong khu vực gây thiệt hại tài chính cho chủ hàng do tốn một
khoản chi phí để đưa hàng về đúng địa điểm. Chí phí đó dĩ nhiên là người
giao nhận cuối cùng phải gánh chịu do sơ suất của anh ta khi ký kết hợp
đồng vận tải.
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận.
+ Không thực hiện sự cần mẫn hợp lý khi thay mặt khách hàng lựa
chọn người chuyên chở, thủ kho hoặc các đại lý khác.
+ Giao hàng không lấy vận đơn: người giao nhận có trách nhiệm lấy
vận đơn từ người vận tải để giao cho chủ hàng và còn phải kiểm tra xem nội
dung ghi trong vận đơn đã chính xác chưa, yêu cầu điều chỉnh lại nếu phát
hiện có sai sót. Vì một lý do nào đó mà người giao nhận quên không lấy vận
đơn, lỗi lầm nghiệp vụ này tương đối nghiêm trọng. Như vậy người nhận
hàng không thể nhận được hàng và người bán hàng cũng sẽ không nhận được
tiền thanh toán. Điều này, tất yếu dẫn đến thiệt hại về tài chính và thiệt hại đó
người giao nhận phải gánh chịu vì đó là lỗi lầm của anh ta.
+ Giao hàng không lấy các chứng từ liên quan đến hàng hoá.
+ Tái xuất hàng không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn
thuế.
+ Không thông báo cho người nhận hàng. Sau khi giao hàng lấy chứng
từ vận tải gửi cho người nhận hàng, người giao nhận còn phải thông báo cho
người nhận hàng về hành trình vận chuyển, dự kiến thời gian dỡ hàng để
người nhận hàng có kế hoạch chuẩn bị việc nhận hàng tránh những thiệt hại
không cần thiết cho mình và chủ hàng Nếu người nhận hàng không được
báo trước thì rất có thể sẽ phát sinh nhiều chi phí do lưu tàu, lưu kho, giao
hàng chậm cho khách hàng nơi đến. Nếu thuộc trách nhiệm của người giao

nhận thì anh ta phải chịu một hậu quả mà đôi khi còn lớn hơn nhiều so với
tiền công dịch vụ mà anh ta nhận được.
+ Giao hàng mà không thanh toán được tiền từ người nhận hàng.
+ Giao hàng không đúng chủ. Thông thường người chuyên chở hoặc
đại lý của anh ta giao hàng trên cơ sở vận đơn. Song có những lúc có thể do
nhiều người cùng nhận hàng ( đối với hàng lẻ ) hoặc đối với các loại hàng có
bao bì giống nhau hoặc gần giống nhau người ta vẫn có thể giao nhầm hàng
cho người nhận. Những chi phí đó người giao nhận sẽ phải gánh chịu trước
khi anh ta quy lỗi cho một ai đó.
+ Chịu trách nhiệm về thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà
mình gây ra.
2. Với tư cách là người chuyên chở
Người giao nhận chịu trách nhiệm đối với hành vi và sơ suất của mình
cũng như người mà mình thuê.
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng
của hàng hoá và chậm giao hàng: đây là trách nhiệm lớn nhất của người giao
nhận khi đóng vai trò là người chuyên chở. Khi đóng vai trò người chuyên
chở, người giao nhận có thể đóng vai trò là người thầu chuyên chở hay người
chuyên chở thực tế. Dù trong trường hợp nào thì người giao nhận cũng phải
chịu trách nhiệm về hàng hoá từ nơi nhận hàng để chở đến nơi giao hàng mà
quá trình này có thể gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau.
Trách nhiệm của người chuyên chở gồm ba nội dung cơ bản:
- Cơ sở trách nhiệm ( Basic of Liability)
- Thời hạn trách nhiệm ( Period of Responsibility)
- Giới hạn trách nhiệm ( Limits of Liability)
Trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trò là người chuyên chở
đường biển
Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hoá được
quy định trong các Công ước quốc tế và các Nghị định thư sửa đổi, bổ sung.
Hiện nay có ba quy tắc song song tồn tại đồng thời có hiệu lực là: Quy tắc

Hague (Hague Rules); Quy tắc Hague - Visby (Hague-Visby Rules) và Quy
tắc Hamburg (Hamburg Rules).
Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá theo ba Quy tắc
trên là khác nhau và tăng dần từ Quy tắc Hague đến Quy tắc Hamburg.
* Cơ sở trách nhiệm:
Theo các Quy tắc Hague và Quy tắc Hague - Visby [2] thì người chuyên
chở có ba trách nhiệm cơ bản là:
- Trước và vào lúc bắt đầu hành trình người chuyên chở phải cần mẫn một
cách hợp lý để đảm bảo cho tàu có đủ khả năng đi biển;
- Tiến hành một cách cẩn thận và thích hợp việc chất xếp, di chuyển, bảo quản
hàng hoá và dỡ hàng;
- Cấp vận đơn (B/L).
Theo Quy tắc Hamburg, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về mất
mát hư hỏng của hàng hoá và chậm giao hàng nếu có sự cố gây ra mất mát,
hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra khi hàng hoá còn thuộc trách nhiệm của
người chuyên chở trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng anh ta đã
áp dụng mọi biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa sự cố xảy ra và hậu
quả của nó.
Trách nhiệm của người chuyên chở dựa trên nguyên tắc "Lỗi hoặc sơ
suất suy đoán" có nghĩa là khi có tổn thất thì suy đoán rằng người chuyên
chở có lỗi, muốn thoát lỗi người chuyên chở phải chứng minh là mình không
có lỗi.
* Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở:
Cả hai Quy tắc Hague và Hague-Visby đều quy định: Người chuyên chở
chịu trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi hàng được xếp lên tàu ở cảng đi cho
đến khi hàng được dỡ khỏi tàu tại cảng đến. Tổn thất của hàng hoá trước khi
hàng xếp lên tàu và sau khi hàng dỡ khỏi tàu sẽ không được người chuyên
chở bồi thường.
Quy tắc Hamburg quy định thời hạn trách nhiệm rộng hơn, chủ yếu là
thời gian trước khi xếp hàng lên tàu và thời gian sau khi dỡ hàng khỏi tàu. Cụ

thể, người chuyên chở chịu trách nhiệm kể từ khi anh ta nhận hàng từ người
gửi hàng hoặc từ người thứ ba khác có thẩm quyền tại cảng xếp hàng tiếp tục
trong suốt quá trình chuyên chở cho đến khi anh ta giao hàng cho người nhận
hàng hoặc đại diện người nhận hàng tại cảng dỡ.
* Giới hạn trách nhiệm:
- Theo Quy tắc Hague thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm về hư
hỏng, mất mát của hàng hoá vượt quá 100 bảng Anh (GBP) cho một kiện
hàng hay đơn vị đóng hàng trừ khi tính chất và trị giá hàng hoá được người
gửi hàng khai trước khi xếp hàng và đã nêu trong vận đơn.
- Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở quy định trong Quy tắc Hague-
Visby ở mức tiền cao hơn là 30 Fr cho một kg trọng lượng hàng hoá cả bì
(tương đương 2SDR - Special Drawing Rights) hoặc 10.000 Fr cho một kiện
hoặc một đơn vị (tương đương với 666.67SDR).
- Theo Quy tắc Hamburg thì giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đã
tăng lên rất nhiều so với hai Quy tắc trên: 835 SDR cho một kiện hay đơn vị
chuyên chở hoặc 2,5 SDR cho một kg hàng hoá cả bì bị mất. Đối với các
nước không phải là thành viên của IMF hoặc những nước mà luật lệ cấm sử
dụng đồng SDR thì có thể tuyên bố tính giới hạn trách nhiệm theo đơn vị tiền
tệ (monetary unit - mu) với mức tương ứng là 12.500 mu/kiện hay đơn vị
hoặc 37,5 mu/kg hàng hoá cả bì bị mất mát, hư hỏng.[2]
IV/ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
1. Vài nét chung về bảo hiểm trách nhiệm:
Có thể định nghĩa về Bảo hiểm như sau:" Bảo hiểm là một sự cam kết
bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt
hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với
điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó
và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm" [3]
Như vậy, Bảo hiểm là một biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để khắc
phục hậu quả của rủi ro. Nếu xét theo đối tượng bảo hiểm thì có các loại hình
bảo hiểm khác nhau như: Bảo hiểm con người, Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm

trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách
nhiệm của người được bảo hiểm đối với người thứ ba. Đối tượng của bảo
hiểm trách nhiệm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm. Bên thứ
ba có thể là pháp nhân hoặc cá nhân bị thiệt hại về thân thể hoặc tài sản do
một tai nạn hay sự cố mà người được bảo hiểm gây ra. Vì vậy, trong quan hệ

×