DỰ BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH MẠCH VÀNH VÀ MẠCH NÃO TRONG
10 NĂM BẰNG THANG ĐIỂM FRAMINGHAM CHO NGƯỜI TRƯỞNG
THÀNH TẠI TỈNH QUẢNG NAM
NGUYỄN THỊ LIÊN – TT TTGDSK Quảng Nam
TRẦN LÂM – khoa Nội TM BVĐKT
và cộng sự
Abtract
PREDICTING OF 10-YEAR RISK OF CARDIOVASCULAR DISEASES FOR VIETNAMESE
ADULTS IN QUANG NAM PROVINCE
BACKGROUND AND OBJECTIVE: The Framingham risk score (FRS) is widely used to identify
subjects at risk for developing cardiovascular disease. This study aims to address two issues: first,
estimates 10-Year risk of cerebrovascular disease (CVD) and coronary heart disease (CHD) by applying
the Framingham model, and second, analyze the relationships between this risk score and some major
cardiovascular risk factors.
SUBJECT AND METHOD: This study included 801 people (men 37,45%), aged 30 -74 years. The
following parameters were studied: arterial hypertension, dyslipidemia, diabetes, obesity, smoking, body
mass index (BMI), waist-hip ratio (WHR), and overall cardiovascular risk classified according to the
Framingham score. Data was collected from january to december 2007.
RESULT: The 10-year risk averaged 6.94% for CHD and 2.59% for CVD. The 10-year risk of CHD
significally correlates to age, BMI, smoking, TC, LDL, TG, HDL, systolic pressure, and diastolic pressure
(r= 0.620, 0.639, 0.29, 0.485, 0.492, 0.424, - 0.538, 0.348, and 0.458, respectively, all p< 0.0001). The
10-year risk of CVD significally correlates to age, smoking, systolic pressure, and diastolic pressure (r=
0.613, 0.354, 0.702, and 0.408, respectively, all p< 0.0001) but almost not to dyslipidemia.
CONCLUSION: The future cardiovascular disease risk of Vietnamese community in Quang Nam
province is not small. This risk significally correlates to major cardiovascular risk factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim vành đang trở thành một đại dịch không biên giới và là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu. Và hằng năm trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ, 5 triệu
người trong số đó bị tàn phế vĩnh viễn, đây là một gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.
Để dự phòng tiên phát hai loại hình bệnh lý này một cách có hiệu quả, cần phải có
một tầm nhìn tổng quát về vai trò của từng yếu tố nguy cơ và sự liên kết giữa các yếu tố
nguy cơ đó với nhau. Cụ thể, phải có một thang điểm để đánh giá các yếu tố nguy cơ, đưa
ra những dự báo về tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và mạch não, từ đó có thể thực hiện được
ý đồ chiến lược dự phòng tiên phát cho từng cá thể.
Dựa vào dữ liệu theo dõi trên một số lượng lớn đối tượng, nghiên cứu Framingham
đã đưa ra thang điểm dự báo chủ yếu dựa vào một số yếu tố nguy cơ chính (tuổi, giới,
huyết áp, hút thuốc lá, TC máu, HDL-C máu, đái tháo đường). Ở nước ta hiện nay, số
lượng đề tài nghiên cứu dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành, mạch não một cách hệ
thống còn khá khiêm tốn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Dự báo nguy cơ mắc bệnh
mạch vành và mạch não trong 10 năm bằng thang điểm Framingham cho người
trưởng thành tại tỉnh Quảng Nam” với 2 mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành và mạch não trong 10 năm
1
bằng thang điểm Framingham .
2. Phân tích sự tương quan giữa tỷ lệ dự báo nguy cơ với một số thông số lâm sàng
và cận lâm sàng khác
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu dự báo dựa vào cộng đồng, tiến hành từ tháng 1 đến tháng 12 năm
2007, thiết kế theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cư dân đang sống và làm việc tại một số xã / phường ở các huyện / thị xã / thành phố
đại diện cho 4 khu vực là vùng đồi núi, trung du, đồng bằng ven biển và đô thị của tỉnh
Quảng Nam.
Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu đại diện trong mỗi xã / phường nghiên cứu là 45 người được tính theo công
thức sau:
p.q
n = Z
2
(1-
α
/2)
d
2
Trong đó: Z
2
(1-α/2 ) :
Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, p = 3 % (tỷ lệ bệnh ước lượng),
q=0,97 (tỉ lệ không bị bệnh), d = 0.05 (độ chính xác mong ước).
n = 1,96
2
x 0,03 x 0,97/ 0,0025 = 45 người
Như vậy, cỡ mẫu là 45 người X 17 xã phường = 765 người, thêm # 5% dự phòng cho
các trường hợp bỏ cuộc, như vậy mẫu nghiên cứu # 800 người.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổ chức thăm khám theo một quy trình thống nhất :
- Địa điểm: Trạm y tế xã / phường
- Thăm khám:
+ Tiền sử, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ (YTNC)
+ đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông theo hướng dẫn hiện
hành.
+ Khám lâm sàng.
+ Xét nghiệm: ECG, TC, HDL-C, LDL-C, TG, đường máu.
Chẩn đoán tăng huyết áp: dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của
WHO/ISH 2004.
Chẩn đoán rối loạn lipid máu: Theo tiêu chuẩn của Hội Châu Á -Thái Bình
Dương về xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch máu (1998).
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: Theo tiêu chuẩn của WHO 1998.
Chẩn đoán béo phì: Dựa vào BMI: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của WHO
dành cho các nước Châu Á.
Dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành, mạch não:
Cho điểm các yếu tố nguy cơ và xác định tỷ lệ dự đoán tai biến mạch vành, mạch não
theo thang điểm Framingham đã được cài đặt sẵn. Đánh giá mức nguy cơ:
2
Bảng 1. Phân loại mức nguy cơ theo điểm Framingham
Mức nguy cơ Thấp Trung bình Cao
Điểm ≤ 5 6-14 ≥ 15
% nguy cơ ≤ 5 6-14 ≥ 15
Xử lý số liệu : Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 10.0 và Exel
2000.
Thông tin dữ liệu: Kết quả thăm khám bao gồm cả chỉ số nguy cơ Framingham của
từng đối tượng được in thành phiếu riêng, có kèm theo mẫu thông tin hướng dẫn chung
về các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch. Các phiếu này được chuyển về từng trạm y
tế để trao cho từng đối tượng nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Cỡ mẫu: 801 đối tượng, trong đó, 300 (37,45%) nam và 501 (62,55%) nữ, tuổi nhỏ
nhất là 30, tuổi lớn nhất là 74, đa số ≤ 59 tuổi (75.91%).
Phân bố theo địa dư: Thành phố Tam Kỳ 187 người (23.11%), huyện Bắc Trà My
184 người (24.22%), huyện Hiệp Đức 95 người (24.33% ), huyện Núi Thành 227 người
(28.34%); tỷ lệ này phù hợp với phương pháp pháp chọn mẫu.
Phân bố theo nghề nghiệp: Đối tượng chiếm đa số là nông dân (52.9%) đặc trưng
cho nền kinh tế của đất nước nông nghiệp, cán bộ viên chức nhà nước (22.5%), các
nghành nghề khác thấp hơn.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Các yếu tố nguy cơ cơ bản: Chúng tôi chỉ đánh giá các yếu tố nguy cơ cơ bản. Tỷ
lệ các yếu tố nguy cơ giảm dần như sau: cao nhất là rối loạn lipid máu (45.32%), tiếp đến
là THA (22.85%), béo phì (22.47), hút thuốc lá (17.87%), lối sống tĩnh tại (17.73%), ít
gặp nhất là ĐTĐ (2.49%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001).
Phân bố yếu tố nguy cơ : 39.95 % đối tượng có 1 YTNC, 24.72% có 2 YTNC,
9.23% có 3 YTNC, 2.99% có 4 YTNC, chỉ 0.37% có 5 YTNC. Như vậy, tổng số đối
tượng có ít nhất 1 YTNC trở lên chiếm 77.28%.
Hút thuốc lá: 20.1% đối tượng hút thuốc lá, tập trung ở nhóm tuổi ≤ 69 tuổi, ≥ 70
tuổi chỉ có 1.37% .
Một số chỉ số nhân trắc:
- BMI của 2 giới tương tương nhau (20.8);
- VB, tỷ VB/VM của nam cao hơn không đáng kể so với nữ (75 so với 73, và 0.86
so với 0.84), ( p> 0.05).
Tăng huyết áp: - 63.8% đối tượng có HA tối ưu, 13,36% có HA bình thường - bình
thường cao; như vậy, tỷ lệ không bị THA là 77,16%. THA gặp ở 22,84%, trong đó, THA
độ 1 chiếm 10.74%, THA độ 2 chiếm 6.62% và THA độ 3 chỉ 5.49%, không có sự khác
biệt có ý nghĩa giữa 2 giới (p> 0.05).
3
- THA gặp chủ yếu ở nhóm tuổi ≥ 50 (78.69%), kế đến là nhóm tuổi 40-49
(18.58%), nhóm tuổi ≤ 39 tuổi ít bị THA (2.73%), không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
2 giới (p> 0.05).
Rối loạn lipid máu: Tỷ lệ đối tượng tăng TC và giảm HDL-C tương đương nhau
(22.47% và 21.47%), tăng TG gặp ở 12.61%, tỷ lệ tăng LDL-C không cao (3.62%).
Đái tháo đường: Đái tháo đường chiếm tỷ lệ 2.5%.
Phân bố tỷ lệ dày thất trái : Chúng tôi đánh giá dày thất trái bằng các tiêu chuẩn
chẩn đoán điện tâm đồ. Chỉ có 2.12% đối tượng có biểu hiện dày thất trái.
DỰ BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH MẠCH VÀNH, MẠCH NÃO TRONG 10 NĂM THEO THANG
ĐIỂM FRAMINGHAM
Phân bố mức độ nguy cơ mắc bệnh
Tỷ lệ dự báo nguy cơ mắc BMV trong 10 năm là 6.94 ± 2.47%, đối tượng có nguy
cơ thấp chiếm đa số (54.93%), 37.08% có nguy cơ trung bình, và 7.99% có nguy cơ cao.
Tỷ lệ dự báo nguy cơ mắc BMN trong 10 năm là 2.59% ± 1.46%, đối tượng có nguy cơ
thấp chiếm đa số (88.39%), 10.11% có nguy cơ trung bình, và 1.50% có nguy cơ cao.
Phân bố nguy cơ mắc bệnh theo địa dư: Không có sự khác biệt giữa các huyện /
thành phố trong tỉnh về sự phân bố nguy cơ mắc BMV và BMN ở cả 3 mức nguy cơ (p>
0.05).
Phân bố nguy cơ mắc bệnh theo giới
BMV: Ở mức nguy cơ thấp và trung bình, nữ giới chiếm đa số (68.25% và
58.25%); ngược lại, ở mức nguy cơ cao, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều (76.56% so
với 23.44), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0.001).
BMN: Ở mức nguy cơ thấp, nữ giới chiếm đa số (65.82%); ngược lại, ở mức nguy
cơ trung bình, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn (58.02%); đặc biệt, ở mức nguy cơ cao, nam
giới chiếm tỷ lệ áp đảo (91.67%); sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (P<0.0001).
Phân bố nguy cơ mắc bệnh theo nhóm tuổi
100% đối tượng ở nhóm tuổi ≤ 39 có nguy cơ thấp mắc BMV và BMN, tuổi càng
cao tỷ lệ đối tượng có mức nguy cơ thấp càng giảm; ngược lại, tỷ lệ đối tượng có mức
nguy cơ trung bình và cao lại tăng dần theo nhóm tuổi tăng. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p <0.001
TƯƠNG QUAN GIỮA NGUY CƠ MẮC BỆNH TRONG 10 NĂM VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV với tuổi, hút thuốc lá và HA
Biểu đồ 1. Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV với tuổi
4
- Nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tương quan thuận với tuổi, tuổi càng cao, nguy
cơ mắc bệnh càng tăng (r= 0.620, p< 0.0001).
- Nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tương quan thuận yếu nhưng có ý nghĩa với
hút thuốc lá (r= 0.29, p< 0.001)
Biểu đồ 2. Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh ĐMV với HATTr
Biểu đồ 2. Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh ĐMV với HATT
Có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa nguy cơ mắc BMV với huyết áp tâm thu
(HATTh) và huyết áp tâm trương (HATTr) (r= 0.348 và r= 0.458, p< 0.0001).
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV với BMI, VB/VM
Biểu đồ 4. Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV với BMI
Nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tương quan thuận mức độ vừa với BMI (r= 0.566,
p< 0.0001), tương quan thuận yếu nhưng có ý nghĩa với tỷ VB/VM (r= 0.279, p < 0.001).
Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh mạch vành với lipid máu
Biểu đồ 6. Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh ĐMV với HDL
Biểu đồ 5. Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh ĐMV với TC
Biểu đồ 5. Tương quan giữa nguy
Biểu đồ 8. Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh ĐMV với TG
Biểu đồ 7. Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh ĐMV với LDL
- Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nguy cơ mắc BMV với CT, LDL-C
và TG (r= 0.485, r= 0.492 và r= 0.424, lần lượt, p< 0.0001).
- Có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa nguy cơ mắc BMV với HDL-C (r =
- 0.538, p< 0.0001).
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMN với tuổi, hút thuốc lá và HA
5
Biểu đồ 9. Tương quan giữa nguy cơ mắc BMN với tuổi
Nguy cơ mắc BMN trong 10 năm tương quan thuận với tuổi (r= 0.613, p<
0.0001).
Biểu đồ 10. Tương quan giữa nguy cơ mắc BMN với hút thuốc lá
Có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa nguy cơ mắc BMN trong 10 năm với số
hút thuốc lá (r= 0.354, p< 0.0001).
Biểu đồ 11. Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh ĐMV với HATT
Biểu đồ 11. Tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh ĐMV với HATTr
Nguy cơ mắc BMN tương quan thuận chặt chẽ với HATTh (r= 0.702, p< 0.0001),
tương quan thuận vừa với HATTr (r= 0.408, p< 0.0001).
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMN với BMI, VB/VM
Nguy cơ mắc BMN tương quan yếu với BMI, VB/VM, (r= 0.22, p< 0.001; r= 0.118,
p< 0.01).
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMN với lipid máu
Xét toàn thể, không có sự tương quan có ý nghĩa giữa nguy cơ mắc bệnh mạch máu
não với các thông số lipid máu.
BÀN LUẬN
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Đối tượng
Nghiên cứu bao gồm 801 cư dân tuổi từ 30 đến 74 đang sống ở 1 số địa phương
của tỉnh Quảng Nam.
+ Độ tuổi này nằm trong thang điểm Framingham mà chúng tôi ứng dụng
+ Đối tượng nghiên cứu được phân bố đồng đều giữa thành phố, miền núi, vùng
trung du và đồng bằng ven biển với tỷ lệ lần lượt là 23.11%, 24.22%, 24.33% và 28.34%.
Điều này phản ánh tính chất đa dạng và tính đại diện của quần thể nghiên cứu liên quan
đến khía cạnh địa dư ở một địa phương có đặc điểm địa lý phức tạp như tỉnh Quảng Nam.
+ Nghề nông chiếm đa số (52.9%), đặc trưng cho nền kinh tế của đất nước ta.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch
Tỷ lệ các YTNC sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: rối loạn lipid máu
(45.32%), THA (22.85%), béo phì (22.47), hút thuốc lá (17.87%), lối sống tĩnh tại
(17.73%), ĐTĐ (2.49%). Đa số đối tượng đều có 1 hoặc 2 YTNC (39.95 % và 24.72%,
tổng cộng 64.67%), số đối tượng có ≥ 3 YTNC chiếm 12.61%; như vậy, tổng số đối
tượng có ít nhất 1 YTNC chiếm đến 77.28%, chỉ có 22.72 % không có YTNC nào. Tuy
6
nhiên, bệnh ĐMV thường xảy ra một khi BN có nhiều YTNC cùng lúc. Greenland P và
cs phân tích gộp kết quả của 3 nghiên cứu đoàn hệ là Chicago heart Association
Detection Project in Industry, MRFIT, và Framingham với tổng cộng 386.915 đối tượng
nhận thấy những biến cố tim vành thường xảy ra ở những người đã có ít nhất 1 YTNC
tim mạch chủ yếu, chẳng hạn, 87-100% bệnh nhân tử vong do bệnh tim vành có ít nhất 1
YTNC, với NMCT không tử vong là 92% ở nam giới và 87% ở nữ. Như vậy, với 77.28%
đối tượng có ít nhất 1 YTNC rõ ràng là một thách thức lớn đối với ngành y tế, các cấp
chính quyền trong việc hoạch định chiến lược dự phòng bệnh tim mạch thời gian tới.
DỰ BÁO NGUY CƠ MẮC BMV, BMN TRONG 10 NĂM THEO THANG ĐIỂM
FRAMINGHAM
Tỷ lệ và mức độ nguy cơ mắc BMV trong 10 năm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm của
quần thể nghiên cứu là 6.94% ± 2.47%. Theo một khảo sát sức khỏe quốc gia của Hàn
quốc (2006), bệnh tim vành cũng là một vấn nạn sức khỏe chủ yếu của người Hàn quốc
với nguy cơ bệnh tim vành trong 10 năm là 11.1% ở nam giới và 5.5% ở nữ [31]. Mức độ
nguy cơ được phân theo 3 cấp độ: nguy cơ thấp khi có ≤ 5 điểm; mức nguy cơ trung bình
khi có > 5 điểm đến < 15 điểm, mức nguy cơ cao khi có ≥ 15 điểm. Như vậy, nguy cơ
thấp là 440 người chiếm 54.93 %; nguy cơ trung bình là 297 người chiếm 37.08%; nguy
cơ cao 64 người chiếm 7.99%. Từ đây có thể suy ra, so với dân số tại tỉnh Quảng nam
tính đến năm 2006 là 1.477.556 người, trong đó, số người độ tuổi từ 30-74 tuổi là
618.313 người thì có 339.639 người có nguy cơ thấp; 229.271 người có nguy cơ trung
bình; 49.403 người có nguy cơ cao. Nếu chỉ tính những người có nguy cơ trung bình và
nguy cơ cao cần phải quản lý và điều trị thì có đến 278.674 người (chiếm 45.07% người
ở độ tuổi 30 -74, 18.86% dân số) thuộc diện này. Đây quả là con số báo động, một vấn đề
lớn cần phải có sự quan tâm đầu tư tài chính, tập trung trí tuệ của ngành y tế và nhiều
ngành chức năng liên quan mới có thể giải quyết được.
Tỷ lệ và mức độ nguy cơ mắc BMN trong 10 năm
Nguy cơ mắc BMN trong 10 năm của quần thể nghiên cứu là 2.59 ±1.46. Mức độ
nguy cơ được phân theo 3 cấp như với mạch vành thì tỷ lệ nguy cơ thấp là 88.39%; nguy
cơ trung bình là 10.11%, nguy cơ cao 1.5%. Từ đây có thể suy ra, so với dân số tại tỉnh
Quảng nam tính đến năm 2006 là 1.477.556, trong đó, 618.313 người ở độ tuổi từ 30 đến
74 tuổi thì có 546.526 người bị nguy cơ thấp; 62.512 người có nguy cơ trung bình; 9.275
người có nguy cơ cao. Nếu chỉ tính những người có nguy cơ trung bình và nguy cơ cao
cần phải quản lý và điều trị thì có đến 71.787 (11.6% người có độ tuổi 30 - 74 và 4.86%
dân số) người thuộc diện này. Đây cũng là một thách thức lớn đối với xã hội, chúng ta
cần phải can thiệp bằng nhiều giải pháp để giảm thiểu nguy cơ này.
TƯƠNG QUAN GIỮA NGUY CƠ MẮC BMV, BMN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV, BMN với tuổi, giới
Có mối tương quan thuận giữa nguy cơ mắc bệnh mạch vành và mạch não với tuổi
ở cả hai giới, tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng (r= 0.620, p< 0.0001; r= 0.613,
p< 0.0001 lần lượt). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thành và Huỳnh Văn Minh tiến
hành ở đối tượng công nhân viên chức của thành phố Huế cũng cho kết quả tương tự.
7
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV, BMN với hút thuốc lá
Mối tương quan giữa hút thuốc lá và nguy cơ mắc bệnh mạch vành, mạch não đã
được khẳng định từ lâu. Tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, APCSC phân tích dữ liệu
của 40 nghiên cứu nhận thấy so với những người không hút, người hút thuốc lá có tỷ suất
rủi ro bị bệnh tim vành là 1.60, đột quỵ xuất huyết là 1.19, và đột quỵ thiếu máu cục bộ là
1.38; và có mối tương quan phụ thuộc liều rõ ràng giữa số điếu thuốc hút hằng ngày với
bệnh tim vành và đột quỵ [50]. APCSC cũng cho rằng hút thuốc lá và HATTh > 140
mmHg là 2 YTNC quan trọng và độc lập của xuất huyết dưới màng nhiện [22]. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho thấy có mối tương quan thuận giữa mức độ hút thuốc lá với
nguy cơ mắc bệnh mạch vành, mạch não (r= 0.29, r= 0.354, p< 0.0001, lần lượt).
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV, BMN với chỉ số nhân trắc
Theo kết quả của chúng tôi, có thể nói rằng dù với các mức độ khác nhau nhưng các
chỉ số nhân trắc đều tương quan dương tính với nguy cơ mắc bệnh, chỉ số nhân trắc càng
cao nguy cơ mắc bệnh mạch vành, mạch não càng tăng.
APCSC phân tích kết quả của 33 nghiên cứu cũng nhận thấy có mối tương quan
dương tính liên tục giữa BMI với nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết
và bệnh tim thiếu máu cục bộ. Trong khi đó, kết quả của một nghiên cứu tiến hành ở Iran
(2004) đã rút ra kết luận: Mặc dầu tất cả các chỉ số nhân trắc đều có tương quan có ý
nghĩa với nguy cơ tim mạch, nhưng tỷ VB/VM là chỉ số có hàm tương quan cao nhất; nó
có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao nhất để dự đoán nguy cơ tim mạch.
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV, BMN với tăng huyết áp
Theo nghiên cứu Framingham, nguy cơ bệnh tim mạch tăng liên tục với HA, bắt
đầu từ ngưỡng 115/75 mmHg [1], [7]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương
quan thuận giữa HATTh, HATTr với nguy cơ mắc BMV và BMN (r = 0.348, r = 0.458, p
< 0,0001 và r = 0.702; r = 0.408, p < 0,0001, lần lượt). APCSC phân tích gộp kết quả của
32 nghiên cứu cũng nhận thấy HATTh liên quan mạnh hơn với đột quỵ xuất huyết não ở
quần thể châu Á (p=0.04). Nghiên cứu này cũng chỉ rõ mối liên quan tuyến tính liên tục
giữa HATTh và nguy cơ đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ và tử vong tim mạch toàn
bộ. Ngoài ra, hút thuốc lá làm gia tăng ảnh hưởng của HATTh trên nguy cơ đột quỵ xuất
huyết; do vậy, liệu pháp kết hợp cai thuốc lá và hạ huyết áp sẽ có ích lợi lớn trong việc dự
phòng nguy cơ đột quỵ xuất huyết.
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV, BMN với TC, LDL-C
- Có mối tương quan thuận vừa giữa TC và LDL-C với nguy cơ mắc BMV (r =
0.485 và r = 0.492, p < 0.0001). Điều này chứng tỏ TC và LDL-C là những yếu tố nguy
cơ rất có giá trị cho dự đoán bệnh lý mạch vành. Theo APCSC, có mối tương quan dương
tính liên tục giữa CT và nguy cơ bệnh tim vành: cứ tăng mỗi 1 mmol/L TC liên quan với
tăng 35% nguy cơ tử vong do mạch vành, tăng 45% kết cục phối hợp NMCT không tử
vong hoặc tử vong do mạch vành.
- Không như bệnh mạch vành, mối liên quan giữa TC và LDL với BMN phức tạp
hơn. Theo kết quả của chúng tôi, không có sự tương quan nào giữa TC và LDL-C với
nguy cơ mắc BMN (r= -0.089 và r= -0.03, p> 0.05). Vài nghiên cứu quan sát tiến hành ở
người da trắng đã chứng minh một mối tương quan thuận yếu hoặc không có sự liên quan
8
nào giữa TC và đột quỵ. Ngay từ năm 1980, một nghiên cứu ở Nhật Bản nhận thấy những
người ở độ tuổi 40 – 69 có nồng độ TC cơ bản thấp dễ bị đột quỵ xuất huyết hơn, tỷ lệ
mới mắc đột quỵ và tử suất cao hơn ở những quần thể có tỷ lệ cao bị THA và TC thấp,
nhưng TC không phải là YTNC nặng ký đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ [48]. Kết quả
của nghiên cứu APCSC, xét tổng thể cũng không thấy có sự tương quan giữa TC và đột
quỵ tử vong, tuy nhiên, có sự khác nhau quan trọng trong mối liên quan giữa TC với
nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Phân tích cho thấy có mối
tương quan thuận giữa TC và nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ, cứ tăng mỗi 1 mmol/L
TC liên quan với tăng 25% nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ tử vong hoặc không tử
vong. Ngược lại, có mối tương quan nghịch giữa TC và nguy cơ tử vong do đột quỵ xuất
huyết, cứ tăng mỗi 1 mmol/L TC liên quan với giảm 20% nguy cơ tử vong do đột quỵ
xuất huyết. Tuy nhiên, nguy cơ quá cao dường như xảy ra chủ yếu đối với những người
có TC < 5 mmol/L. Từ những dữ liệu của nghiên cứu này, người ta ước tính đối với
người Châu Á cứ tăng 0.7 mmol/L TC có thể dẫn đến tăng 25 – 30% tỷ lệ mới mắc bệnh
tim vành, tăng 15 – 20% tỷ lệ mới mắc đột quỵ thiếu máu cục bộ, và dĩ nhiên không thể
bị cân bằng ngược bởi tiềm năng làm giảm 10 – 15% tỷ lệ mới mắc đột quỵ xuất huyết.
Như vậy, đối với người Châu Á, những hoạt động để ngăn chặn sự gia tăng hoặc tốt nhất
là làm giảm nồng độ TC vẫn là mục tiêu quan trọng.
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV, BMN với HDL-C
Nồng độ HDL-C tương quan nghịch với nguy cơ mắc BMV (r= -0.538, p< 0.0001),
nhưng với BMN thì không (r= 0.022, p> 0.05). Corti MC và cs theo dõi 3.904 người già
≥ 71 tuổi trong 4.4 năm nhận thấy nguy cơ tương đối của tử vong do bệnh tim vành ở
nhóm người có HDL< 0.9 mmol/L là 2.5 so với nhóm tham chiếu có HDL ≥ 1.55 mmol/L
[18]. Vì vậy, HDL-C thấp là YTNC cao rất có giá trị trong dự báo nguy cơ bệnh tim
mạch.
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV, BMN với TG
Theo chúng tôi, TG tương quan thuận vừa có ý nghĩa với nguy cơ mắc bệnh mạch
vành (r=0.424, p<0.001), nhưng không tương quan với nguy cơ mắc bệnh mạch não
(r=0.06, p>0.05). Một phân tích khác của APCSC bao gồm 331.100 đối tượng (75% là
người Châu Á, 25% là người Úc và New Zealand) cũng nhận thấy TG liên quan mạnh
hơn với bệnh tim vành ở cộng đồng Úc và New Zealand (p = 0.03), trong khi đó, HATTh
liên quan mạnh hơn với đột quỵ xuất huyết ở quần thể Châu Á (p = 0.04).
KẾT LUẬN
DỰ BÁO NGUY CƠ MẮC BMV, BMN TRONG 10 NĂM
Dự báo nguy cơ mắc BMV
- Tỷ lệ dự báo nguy cơ mắc BMV là 6.94 ± 2.47 %.
- Nguy cơ thấp chiếm 54.93 %;
- Nguy cơ trung bình chiếm 37.08 %;
- Nguy cơ cao chiếm 7.99 %.
Dự báo nguy cơ mắc BMN
- Tỷ lệ dự báo nguy cơ mắc BMN là 2.59 ± 1.46 %.
9
- Nguy cơ thấp chiếm 88.39%;
- Nguy cơ trung bình chiếm 10.11%;
- Nguy cơ cao chiếm 1.5%.
TƯƠNG QUAN GIỮA NGUY CƠ MẮC BMV, BMN VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHỦ YẾU
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMV với các YTNC
- Nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tương quan thuận với:
+ Tuổi (r= 0.620, p< 0.0001), BMI (r= 0.639, p< 0.0001),
+ Tình trạng hút thuốc lá (r= 0.29, p< 0.0001).
+ CT, LDL-C và TG (r= 0.485, r= 0.492 và r = 0.424, lần lượt, p< 0.0001).
+ Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (r= 0.348 và r= 0.458, p< 0.0001).
- Nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tương quan nghịch với HDL-C (r= - 0.538, p <
0.0001).
Tương quan giữa nguy cơ mắc BMN với các YTNC
- Nguy cơ mắc BMN trong 10 năm tương quan thuận với:
+ Tuổi (r= 0.613, p< 0.0001);
+ Tình trạng hút thuốc lá (r= 0.354, p< 0.0001).
+ HATTh, HATTr (r= 0.702, p< 0.0001, r= 0.408, p< 0.0001, lần lượt);
- Không có sự tương quan có ý nghĩa giữa nguy cơ mắc bệnh mạch não với:
+ Các thông số lipid máu.
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Gia Khải. Đặc điểm dịch tể học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội. Tạp chí Tim mạch học số
21/2000.
2. Martiniuk AL, Lee CM, Lam TH. The fraction of ischaemic heart disease and stroke attributable to
smoking in the WHO Western Pacific and South-East Asian regions. Tob Control. 2006; 15:181-8.
3. Henry Purcell, Caroline Daly. Reducing the cardiovascular risk in diabetes. Medical Progress.
2006: 57-61.
4. Lee CM, Huxley RR, Lam TH. Prevalence of diabetes mellitus and population attributable
fractions for coronary heart disease and stroke mortality in the WHO South-East Asian and Western
Pacific regions. Asia Pac J Clin nutr.2007;16:187-92.
5. Kengne AP, Patel A, Barzi F. Systolic blood pressure, diabetes and the risk of cardivascular
diseases in the Asian Pacific region. J Hypertension. 2007; 25:1205-13.
6. Kengne AP, Patel A, Barzi F. Cholesterol, diabetes and major cardiovascular diseases in the Asian
Pacific region. Diabetologia. 2007; 50:2289-97.
7. Dagenais GR et al. Impact of cigarette smoking in high-risk patients participating in a clinical trial.
Eur J Cardiovasc Prev Rehabil. (2005); 12(1): 75-81.
8. Woodward M, lam TH, Barzi F. Smoking, quitting, and the risk of cardiovascular disease among
women and men in the Asian Pacific region. Int J Epidemiol. 2005; 34:1036-45.
9. Feigin V, parag V, Lawes CM. Smoking and elevated blood pressure are the most important risk
factors for subarachnoid hemorrhage in the Asian Pacific region. Stroke. 2005; 36:1360-5.
10. Ni Mhurdhu C, Rodgers A, Pan WH. Body mass index and cardiovascular disease in the Asian
Pacific region. Int J Epidemiol. 2004; 33:751-8.
10