Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tài liệu hướng dẫn phong thủy trong nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.94 KB, 33 trang )

BẢNG TƯỢNG BÁT QUÁI:

Tây bắc Tây
Tây
nam
Nam
Đông
nam
Đông
Đông
bắc
Bắc
Bát
quái
Càn Đoài Khôn Li Tốn Chấn Cấn Khảm
Tự
nhiên
Trời Ao đầm Đất Lửa Gió Sấm Núi Nước
Xã hội Cha Thiếu nữ Mẹ Trung nữ
Trưởng
nữ
Trưởng
nam
Thiếu
nam
Trung
nam
Thuộc
tính
Khỏe Vui Thuận Che chở Vào Động Dừng Trũng
Động


vật
Ngựa Dê Trâu
Chim
công
Gà Rồng Chó Lợn
Cơ thể
Đầu,
phổi,
xương
Ruột già,
miệng
Lá lách,
bụng
Tim,
ruột
non, mắt
Mật, đùi
Gan,
chân
Dạ dày,
thắt
lưng, tay
Thận,
bàng
quang, tai
BẢNG CÁT HUNG 24 PHƯƠNG VỊ:
Hướng
lưng
nhà
Nhâm Tý Quý Sửu Cấn Dần Giáp Mão

Phương
vị (độ)
Bắc
337,6
352,5
Bắc
352,6
7,5
Bắc 7,6
22,5
Đông
bắc 22,6
37,5
Đông
bắc 37,6
52,5
Đông
bắc 52,6
67,5
Đông
67,6
82,5
Đông
82,6 97,5
Ngũ
hành
Thủy Hỏa Mộc Thổ Mộc Hỏa Mộc Kim
Ý nghĩa
Tài
quyền

uy, cao
quan,
tướng
quân
Cao quý
Dũng
cảm, táo
bạo
Kho đụn,
tích trử
của,
thần tiên
Thắng
bại (cửa
quỷ)
Bệnh
tật, y
học,
phong
thủy
Bệnh
tật, cự
phú
Cao sang,
quyền uy
Hướng
lưng
nhà
Ất Thìn Tốn Tỵ Bính Ngọ Đinh Mùi
Phương

vị (độ)
Đông
97,6
112,5
Đông
nam
112,6
127,5
Đông
nam
127,6
142,5
Đông
nam
142,6
157,5
Nam
157,6
172,5
Nam
172,6
187,5
Nam
187,6
202,5
Tây nam
202,6
217,5
Ngũ
hành

Hỏa Hỏa Hỏa Hỏa Hỏa Kim Hỏa Thổ
Ý nghĩa
Sở
trường,
có kỹ
thuật, tài
năng
Kho đụn,
cần
kiệm, có
học vấn
Văn
chương,
thi cử, tú

Được
lộc, nhà
bếp
Địa vị,
danh dự
Biến
động,
phân li
Mạnh
khỏe,
trường
thọ
Giàu có,
thần
thánh,

thần tiên
Hướng
lưng
nhà
Khôn Thân Canh Dậu Tân Tuất Càn Hợi
Phương
vị (độ)
Tây nam
217,6
232,5
Tây nam
232,6
247,5
Tây
247,6
262,5
Tây
262,6
277,5
Tây
277,6
292,5
Tây bắc
292,6
307,5
Tây bắc
307,6
322,5
Tây bắc
322,6

337,5
Ngũ
hành
Kim Thủy Thổ Hỏa Hỏa Thổ Kim Mộc
Ý nghĩa
Cao vời
vợi (cửa
quỉ)
Ngọc tỉ,
thiên ấn
Anh
hùng,
tướng
quân,
người chỉ
huy
Cao quý,
quan
chức,
đào hoa
Tú tài,
tinh anh,
văn
chương
Giàu có,
nhiều
bất động
sản,
thần tiên
Tôn

nghiêm
Quý phúc
đức, tôn
kính, địa
vị
VỊ TRÍ ĐẶT BỒN NƯỚC THEO 24 PHƯƠNG VỊ:
Hướng
lưng
nhà
Nhâm Tý Quý Sửu Cấn Dần Giáp Mão
Hướng
đặt bồn
nước
Tuất
Mùi,
khôn
Thân Tỵ, bính Bính Hợi
Tuất,
càn
Càn
Hiệu
quả
Hòa hợp,
nhu hòa,
được
giúp đỡ
Yên ổn,
ôn hậu,
trường
thọ

Phồn
vinh,
mạnh
khỏe, ăn
nói lưu
loát
Phồn
vinh,
mạnh
khỏe, ăn
nói lưu
loát
Yên ổn,
ôn hậu,
trường
thọ
Phồn
vinh,
mạnh
khỏe, ăn
nói lưu
loát
Phát
triển,
năng
động,
giúp
tăng
thêm
Hòa hợp,

nhu hòa,
được giúp
đỡ
Hướng
lưng
nhà
Ất Thìn Tốn Tỵ Bính Ngọ Đinh Mùi
Hướng
đặt bồn
nước
Mùi,
khôn,
thân
(không
cần)
Tốn
(không
cần)
Nhâm,

Càn, hợi Càn, hợi
Giáp,
mão
Hiệu
quả
Sở
trường,
có kỹ
thuật, tài
năng


Hòa hợp,
nhu hòa,
được
giúp đỡ

Hòa hợp,
nhu hòa,
được
giúp đỡ
Hòa hợp,
nhu hòa,
được
giúp đỡ
Yên ổn,
ôn hậu,
trường
thọ
Phồn
vinh,
mạnh
khỏe, ăn
nói lưu
loát
Hướng
lưng
nhà
Khôn Thân Canh Dậu Tân Tuất Càn Hợi
Hướng
đặt bồn

nước
Cấn, dầnCấn, dần Tuất Sửu, cấn Cấn
(không
cần)
Tuất,
càn
(không
cần)
Hiệu
quả
Hòa hợp,
nhu hòa,
được
giúp đỡ
Hòa hợp,
nhu hòa,
được
giúp đỡ
Yên ổn,
ôn hậu,
trường
thọ
Phồn
vinh,
mạnh
khỏe, ăn
nói lưu
loát
Yên ổn,
ôn hậu,

trường
thọ

Phát
triển,
năng
động,
giúp
tăng
thêm

Dưới đây là ý nghĩa của 24 phương vị, trong dấu ngoặc có ghi số độ.
Khi dùng la bàn để xác định phương vị của nhà ở thì độc giả cần căn cứ
vào số độ đã ghi để tìm ra chính xác hướng nhà. 24 phương vị cũng có
tác dụng đối với phương hướng của phần mộ, đền đài, bàn thờ. Nhìn hình
vẽ bên trái để xác định xem hướng lưng nhà của mình tương ứng: (lưu ý
hướng ở đây là hướng lưng nhà, Hướng nhìn vào nhà qua cửa chính)
1/ Hướng "nhâm" (bắc 337,6-352,5 thủy):(Hướng lưng nhà)
Hướng này là hướng quyền thế và phú quý.
Hướng này không những thuộc về phú quý mà còn có cả quyền uy, chức
quan cao hoặc làm tướng, có nghia là quyền thế ở cấp cao. Nhâm là một
trong những phương vị thế của khí rất mạnh, nếu có thể lợi dụng được
khí của địa long một cách thuận lợi để bổ trợ thêm thì còn có khả năng
đem lại sự giàu sang rất lớn, ngoài ra xây nhà theo hướng này còn có
hàm ý trong gia đình sẽ có người đi xa hoặc ra nước ngoài tu nghiệp
thêm.
2/ Hướng "tý" (bắc 352,6-7,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Đây là phương vị cao quý và thường không bỏ lỡ những cơ hội tốt trong
cuộc đời.
Đây là hướng cao quý, cũng là hướng mà các đền đài, bàn thờ thường hay

chọn, vì cung tý đối diện với thái dương, cho nên cung tý còn được gọi
là cung ánh sáng. Hóa thân của thái dương chính là thủy tổ Thiên Chiếu
đại thần của Thiên Hoàng Nhật Bản, do đó Hoàng cung dùng để tế lễ đại
thần cũng chọn theo phương cung tý này.
Vì cung tý tượng trưng cho sự quả đoán dũng cảm, cho nên nếu có thể
kết hợp với địa long thì có thể sản sinh ra khí tốt khiến cho người ta
có sự anh minh tiên kiến, táo bạo quả quyết, do đó thường không bỏ lỡ
những cơ hội tốt trong đời.
3/ Hướng "quý" (bắc 7,6-22,5 mộc):(Hướng lưng nhà)
Đó là hướng dũng cảm, táo bạo và những nhà doanh nghiệp thành công.
Hướng này thuộc về phương bắc, có nghĩa là gần giống với hướng tý,
tượng trưng cho lòng dũng cảm, tích cực và tinh thần tiến thủ mạnh
bạo, cũng là hướng thích hợp với quân nhân, võ tướng. Nói theo ngày
nay thì đó là tượng trưng cho nhà doanh nghiệp thành đạt, ngoài ra
hướng này còn có nghĩa là "hầu kỹ", tức là gia đình có khả năng sinh
con gái đẹp.
4/ Hướng "sửu" (bắc 22,6-37,5 thổ):(Hướng lưng nhà)
Hướng này là hướng giàu lòng tín ngưỡng và thường gặp thành công.
Sửu cũng có nghĩa là thổ, vì thế những công ty kinh doanh có liên quan
đến vật liệu xây dựng thì văn phòng, trụ sở chính của công ty nên xây
dựng theo hướng này như thế việc kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ.
5/ Hướng "cấn" (đông bắc 37,6-52,5, mộc):(Hướng lưng nhà)
Hướng này thích hợp với những người nghề buôn bán tự do hoặc làm nghề
tự do.
Hướng này nếu được vận dụng thích hợp thì trong thời gian ngắn có thể
giàu lên rất nhanh. Hướng này đối với những người buôn bán, làm nghề
tự do thì rất có lợi, song theo kinh nghiệm nếu huyền quang va nhà vệ
sinh đặt theo hướng này thì sẽ phát sinh những điều bất lợi, cho nên
phải nhờ thầy phong thủy uyên thâm, kinh nghiệm để phán đoán, nếu
không khi vận dụng không đúng sẽ rất tai hại.

6/ Hướng "dần" (đông bắc 52,6-67,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Hướng xấu. Vì vậy điều kiện để chọn hướng này là nhất định phải có lực
của địa long.
Đây là hướng rất khó sử dụng, nếu khinh suất xây lăng mộ theo hướng
này thì rất dễ dẫn đến suy nhược, con cái thần kinh suy yếu. Dù sao đi
nữa khi khi chọn hướng này nhất thiết phải có lực của địa long kiềm
chế.
7/ Hướng "giáp" (đông 67,6-82,5 mộc):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng bệnh tật, nhưng cũng có lúc nhờ địa long mà giàu.
Hướng này giống với hướng dần, nếu không dùng thì an toàn hơn, hướng
giáp còn có tên là cung bệnh tật, nếu xây mộ theo hướng này thì rất có
thể sinh con bị tê dại hoặc thân thể bị suy nhược.
Nhưng nếu có điều kiện vận dụng thuận lợi lực của địa long thì giống
như hướng nhâm, đem lại sự giàu sang, quyền cao chức trọng, khi xây
dựng mộ theo hướng này sẽ có thể sinh con văn tài xuất chúng.
8/ Hướng "mão" (đông 82,6-97,5 kim):(Hướng lưng nhà)
Đó là hướng thành công và phồn vinh.
Đây là hướng mà thế của vận rất mạnh, người chọn hướng đó không những
công việc thuận lợi như ý mà trong thời gian ngắn còn khẳng định được
năng lực làm việc của mình, từ đó tiến lên được giao phó những trọng
trách, thăng quan tiến chức.
9/ Hướng "ất" (đông 97,6-112,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Đó là hướng dựa vào sở trường của kỹ thuật mà làm giàu. Tuy nhiên cùng
là hướng đông nhưng hướng ất so với hướng mão có sự ổn định và vững
chắc hơn nhiều, do đó hướng ất cũng là hướng tượng trưng cho người có
tài năng và danh lợi song toàn.
10/ Hướng "thìn" (đông nam 112,6-127,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Là hướng mà người nỗ lực cố gắng thì sẽ giàu có, là hướng làm ăn cố
gắng, cần kiệm tích trữ thì sẽ giàu, hướng này nếu còn lợi dụng được
địa long để bổ trợ thì tuy không thấy ngay hiệu quả, nhưng chỉ cần một

thời gian ngắn sẽ giàu rất nhanh.
11/ Hướng "tốn" (đông nam 127,6-142,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng đến năm 2003 thì vận khí yếu dần, hướng này còn có tên là
"cung văn chương" đó là hướng về mặt văn chương thi cử có vận thế rất
mạnh.
Song từ năm 1984 đến năm 2003 hướng này thường không được dùng nữa vì
dòng khí của hướng này dần dần giảm yếu.
12/ Hướng "tị" (đông nam 142,6-157,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Hướng này thích hợp với những người làm nghề đầu bếp, hướng này có
nghĩa là nhà bếp của thiên tử, vì mang nghĩa thực lộc cho nên đây là
hướng rất thích hợp với sự phát triển của nghề ăn uống. Hướng này
ngoài nghĩa ăn còn có nghĩa lộc, nếu kết hợp đươc với địa long thì sẽ
thu được doanh lợi khá lớn.
13/ Hướng "bính" (nam 157,6-172,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng đưa lại tiếng tăm, tên tuổi, cũng là hướng linh khí rất
mạnh, nó tượng trưng cho chữ quý làm đầu, nghĩa của chữ quý là cao
sang, danh tiếng. Trong xã hội nó tượng trưng cho những nghị viên quốc
hội, những nhà chính trị cao cấp của nhà nước, ngoài ra nó còn hàm
nghĩa là được quý nhân phù trợ.
14/ Hướng "ngọ" (nam 172,6-187,5 kim):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng tượng trưng cho sự biến động, nếu không tốt nhất thì là
xấu nhất.
Hướng này rất khó vận dụng, nó vốn có nghĩa là biến động, phân ly. Tuy
nhiên chọn hướng này rất có thể trở thành vị lãnh đạo hàng vạn người,
cũng có thể rơi vào cảnh chạy nạn, xa quê cầu thực. Điều đáng chú ý
đây gọi là hướng "âm" cho nên nếu xây mộ hoặc xây miếu cho hướng này
thì có thể dòng họ sẽ sinh nữ nhiều hơn sinh nam.
15/ Hướng "đinh" (nam 187,6-202,5 kim):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng chủ nhân được nhiều người ủng hộ, ngưỡng mộ. Trong sách
cổ có ghi đây là hướng: "nếu long mạch chính, nếu địa khí thông thì

tuổi thọ trăm năm". Phương vị này đại biểu cho sao nam cực, tức là
"tiên ông nam cực", cho nên có hàm nghĩa thân thể an khang, thọ lâu
trăm tuổi. Ngoài ra, nếu kết hợp được với địa long, địa khí thì bất kể
ở lĩnh vực nào đều trở thành nhà lãnh đạo được rộng rãi quần chúng yêu
mến, ngưỡn mộ.
16/ Hướng "mùi" (tây nam 202,6-217,5 thổ):(Hướng lưng nhà)
Hướng này tài sản hùng hậu, hoặc lộc dồi dào.
Hướng này có hàm nghĩa kho đụn đầy nhà, giống hướng thìn, hướng sửu.
Nếu chọn hướng này tuy thanh danh không lừng lẫy bốn phương nhưng
ngược lại tài sản hùng hậu. Thông thường người này chỉ có một văn
phòng nhỏ trong tòa lầu lớn, sự nghiệp tuy không to tác nhưng lại có
bất động sản hùng hậu trong môi trường đô thị. Như thế là được ảnh
hưởng của mộ kho nên làm cho người có một tài sản nhiều không ngờ
được.
17/ Hướng "khôn" (tây nam 217,6-232,5 kim):(Hướng lưng nhà)
Hướng xuất hiện hào kiệt cuối đời. Đây là hướng ngược với hướng "cấn",
hướng quỷ môn, nên còn gọi là "bao quỷ môn". Vì có tên gọi quỷ môn nên
dùng hướng này thường không an toàn. Song đối với những người chuyên
nghiên cứu phong thủy học như chúng tôi, hoặc đạo sĩ âm dương của Nhật
Bản thì hướng này thực ra không đáng kiên kị lắm. Bỡi vì phối hợp
thành công với lực địa long thì hướng này thậm chí có thể xuất hiện
những nhân vật hào kiệt của thời đại.
18/ Hướng "thân" (tây nam 232,6-247,5 thủy):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng tất yếu phải kết hợp với điều kiện địa khí, hướng thân
còn có nghĩa là "ngọc tỉ", "thiên ấn", là hướng lực tương đối yếu
trong 24 phương vị, cho nên nhất thiết phải kết hợp với điều kiện khí
địa long, ngoài ra cũng không nên thiếu thủy khí được, nếu kết hợp
được với những điều kiện trên thì mới vận dụng được hướng này.
19/ Hướng "canh" (tây 247,6-362,5 thổ):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng sáng suốt, minh mẫn và giàu sức quyết đoán.

Hướng canh còn có tên là cung "vũ diệu", cũng là một trong những hướng
thế vận rất mạnh, qua tên gọi của nó có thể thấy rõ hình tượng người
anh hùng, tướng quân, vị chỉ huy. Ngoài ra nó còn có nghĩa là sáng
suốt, trí tuệ, tiên kiến và có sức quyết đoán hơn người.
20/ Hướng "dậu" (tây 262,6-277,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng phần lớn cho nhà tập thể, trụ sở cơ quan, cũng thích hợp
với hướng đền đài, bàn thờ. Hướng này còn có nghĩa là danh tiếng, quan
chức co quý, đối với công nhân viên chức mà nói đây là hướng cũng có
thể phát huy được, ngoài ra hướng này ngoảnh mặt về đông, tức là hướng
chào mặt trời, nếu xác định long huyệt không đúng thì sẽ dẫn đến "đào
hoa", đam mê nữ sắc, sống đàn điếm.
21/ Hướng "tân" (bắc 277,6-292,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng của những học giả hay những nhà nghiên cứu thành đạt,
hướng này không có nhược điểm gì đáng kể mà lại rất dễ vận dụng, hàm ý
của nó là tú tài, lí trí sáng suốt và cũng có tên là cung văn chương
giống như hướng tốn, nếu vận dụng khéo hướng này, không được quan cao
lộc hậu thì cũng thăng chức vĩnh viễn.
22/ Hướng "tuất" (tây bắc 292,6-307,5 thổ):(Hướng lưng nhà)
Là hướng thu được tiền nhiều nhờ bất động sản, giống như hướng mùi,
đây cũng là hướng mộ kho. Do đó nó có nghĩa là sinh tài, đặc biệt là
nhờ ruộng đất hoặc bất động sản mà giàu có. Nếu khéo kết hợp với địa
long thì sẽ gặp được những vận may bất ngờ, trong thời gian từ 1984
đến 2003 vận khí của hướng này rất mạnh.
23/ Hướng "càn" (tây bắc 307,6-322,5 kim):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng lý tưởng cho nhà ở và lăng mộ. Lúc chọn nhà theo hướng
này, mặt trước của nhà sẽ đối diện với hướng tốn, tức là hướng đông
nam, tức là hướng ánh sáng mặt trời đầy đủ, tinh thần sản khoái, cho
dù là đối với âm trạch hay dương trạch thì hướng này là hướng tốt
nhất. Song cho đến năm 2000 thì thế khí cua hướng này đã dần dần giảm
yếu.

24/ Hướng "hợi" (tây bắc 322,6-337,5 mộc):(Hướng lưng nhà)
Đây là hướng "thiên tử", chi phối cả 24 hướng.
Là một trong những hướng mạnh nhất, có thể nói là hướng trọng yếu
nhất, thống soái cả 24 hướng. Trong tư tưởng triết học trung hoa cổ
đại, hợi mới là phương vị cao nhất. Hợi đại biểu cho phương vị sao Bắc
cực, sao Bắc cực vĩnh viễn đứng yên, tất cả các sao khác đều chuyển
động quanh sao Bắc cực.
Phương vị này đại biểu cho các ý tưởng tốt như: phúc đức, tôn nghiêm,
danh dự, cao quý, được cấp trên giúp đỡ, đề bạt
Tám phương vị không đơn giản chỉ là sự phân chia không gian mà mỗi
phương vị đều có một ý nghĩa riêng, tuy ý nghĩa của tám phương vị đã
trở thành một phạm trù riêng, nhưng ở đây cũng giới thiệu một cách đơn
giản để độc giả dễ nhớ:
Phương tây bắc là "càn": Trong tự nhiên nó là "trời", trong xã hội đó
là "cha", thuộc tính là khỏe, trong động vật nó là "ngựa", trong cơ
thể nó là đầu, phổi, xương.
Phương tây vốn nghĩa là "đoài": Trong tự nhiên nó là đại biểu cho "ao
đầm", trong xã hội đó là "thiếu nữ", thuộc tính là vui vẻ, trong động
vật nó là "dê", trong cơ thể nó là ruột già, miệng.
Phương tây nam là "khôn": Trong tự nhiên nó là "đất", trong xã hội đó
là "mẹ", thuộc tính là thuận, trong động vật nó là "trâu", trong cơ
thể nó là lá lách, bụng.
Phương nam là "ly": Trong tự nhiên nó là "lửa", trong xã hội đó là
"trung nữ", thuộc tính là che chở, trong động vật nó là "chim công",
trong cơ thể nó là tim, ruột non, mắt.
Phương đông nam là "tốn": Trong tự nhiên nó là "gió", trong xã hội đó
là "trưởng nữ", thuộc tính là nhập, trong động vật nó là "gà", trong
cơ thể nó là mật, đùi.
Phương đông là "chấn": Trong tự nhiên nó là "sấm", trong xã hội đó là
"trưởng nam", thuộc tính là động, trong động vật nó là "rồng", trong

cơ thể nó là gan, chân.
Phương đông bắc là "cấn": Trong tự nhiên nó là "núi", trong xã hội đó
là "trung nam", thuộc tính là dừng, trong động vật nó là "chó", trong
cơ thể nó là dạ dày, thắt lưng, tay.
Phương bắc là "khảm": Trong tự nhiên nó là "nước", trong xã hội đó là
"thứ nam", thuộc tính là trũng, trong động vật nó là "lợn", trong cơ
thể nó là thận, bàng quang, tai.
Địa lý phong thủy quan niệm rằng:
-Huyền quan là cửa vào nhà của vượng khí.
-Nhà bếp là cửa bài xuất suy khí.
Vì vậy trong nhiều vấn đề của bố cục nội thất theo thuật phong thủy
thì sự bố trí vị trí của huyền quan và nhà bếp là quan trọng nhất,
dưới đây sẽ giới thiệu cụ thể cách chọn vị trí huyền quan và nhà bếp
cho từng hướng nhà:
1/ Hướng "nhâm" (bắc 337,6-352,5 thủy):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông nam,
nam.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, tây nam,
tây.
2/ Hướng "tý" (bắc 352,6-7,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây nam, nam.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Nam, đông.
3/ Hướng "quý" (bắc 7,6-22,5 mộc):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây nam.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, nam.
4/ Hướng "sửu" (bắc 22,6-37,5 thổ):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây nam, nam.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông.
5/ Hướng "cấn" (đông bắc 37,6-52,5, mộc):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Nam, tây nam,

tây.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Nam, tây nam,
tây bắc.
6/ Hướng "dần" (đông bắc 52,6-67,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Nam, tây nam,
tây.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Nam, tây nam,
tây bắc.
7/ Hướng "giáp" (đông 67,6-82,5 mộc):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây, tây nam,
tây bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Nam, bắc.
8/ Hướng "mão" (đông 82,6-97,5 kim):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây nam, tây.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Bắc.
9/ Hướng "ất" (đông 97,6-112,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây bắc, tây,
tây nam.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Bắc.
10/ Hướng "thìn" (đông nam 112,6-127,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng tây, bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông bắc,
bắc.
11/ Hướng "tốn" (đông nam 127,6-142,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây bắc, bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Tây nam, tây,
đông.
12/ Hướng "tị" (đông nam 142,6-157,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng tây bắc, bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Tây nam, tây,

đông.
13/ Hướng "bính" (nam 157,6-172,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông bắc,
bắc, tây bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, tây.
14/ Hướng "ngọ" (nam 172,6-187,5 kim):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây bắc,
đông, bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, tây,
nam.
15/ Hướng "đinh" (nam 187,6-202,5 kim):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Tây bắc, đông
bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, tây.
16/ Hướng "mùi" (tây nam 202,6-217,5 thổ):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông, đông
bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, nam.
17/ Hướng "khôn" (tây nam 217,6-232,5 kim):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Bắc, đông.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, nam, tây
bắc.
18/ Hướng "thân" (tây nam 232,6-247,5 thủy):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Bắc, đông,
đông bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Nam, tây bắc.
19/ Hướng "canh" (tây 247,6-362,5 thổ):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông nam,
đông.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông bắc, tây

bắc, đông nam, nam.
20/ Hướng "dậu" (tây 262,6-277,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông nam,
đông.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Bắc, nam.
21/ Hướng "tân" (bắc 277,6-292,5 hỏa):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông nam,
đông bắc.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Nam, đông bắc,
tây bắc.
22/ Hướng "tuất" (tây bắc 292,6-307,5 thổ):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông nam,
đông.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Bắc.
23/ Hướng "càn" (tây bắc 307,6-322,5 kim):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông nam,
nam.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, bắc.
24/ Hướng "hợi" (tây bắc 322,6-337,5 mộc):(Hướng lưng nhà)
-Huyền quan - cửa vào của "vượng khí": Cửa mở theo hướng Đông nam,
nam.
-Nhà bếp - cửa ra của "suy khí": Nhà bếp nên đặt ở phía Đông, bắc.
VỊ TRÍ BÀN THỜ CŨNG NÊN ĐƯỢC ĐẶT ĐÚNG
Nhà hướng nhâm nên đặt bàn thờ ở vị trí đông bắc hoặc đông nam là tốt. Song nên
đặt ở gian nào người hay tập trung là tốt nhất, vì vậy không nên đặt trong phòng
ngủ.
Phương đông bắc gồm có 3 hướng: sửu, cấn, dần. Trong đó hai hướng dần và cấn
không nên dùng, vì như trên kia đã nói, hướng dần rất khó sử dụng, còn hướng cấn
là "quỉ môn". Do đó bàn thờ tốt nhất tránh xa hai hướng này mà chỉ nên dùng
hướng sửu.

Nếu phòng đông nam không phải là phòng ngủ thì bàn thờ nên đặt ở phòng này.
Khi đó đặt bàn thờ ở một trong 3 vị trí theo hướng: thìn, tốn, tị đều được.
Ngoài ra cũng có những hướng nhà mà vị trí đặt bàn thờ có khi trùng với vị trí nhà
bếp, điều đó làm ta thấy không thỏa đáng. Song cũng không nên quá lo lắng về
điều này, vì không phải bao giờ cũng trùng hoàn toàn mà luôn luôn có những hướng
không trùng.
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KHI HƯỚNG NHÀ KHÔNG TỐT.
Sau khi đã có những hiểu biết trên, chắc nhiều người cảm thấy không vừa ý với
huyền quan và nhà bếp của mình đang ở, đặc biệt là đối với những người mà sau
khi ở ngôi nhà đó thường gặp những việc không hay hoặc vị trí nhà bếp và huyền
quan của nhà mình không phù hợp với quan điểm phong thủy, song đó là vì nhà
thuê không được phép sửa chữa. Hoặc cho dù là nhà mình đi nữa thì việc sửa chữa
cũng rất tốn kém, do đó không sửa thì không yên tâm, nhưng muốn sửa cũng
không được, gặp trường hợp đó, có thể dùng biện pháp sửa một cách ứng phó như
sau:
-Đầu tiên phải xác định chính xác hướng nhà
-Đặt cửa sổ ở vị trí thích hợp và thường xuyên mở cửa sổ để đón vượng khí
Nghiêm túc mà nói vượng khí theo người đi vào nhà để vào, do đó cửa sổ không
thay được huyền quan, song dù sao cửa sổ mở thì cũng đón được một ít vượng khí.
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1/ Loại giấy tờ nào hiện nay được xem là giấy tờ hợp pháp về nhà ở đô
thị?
Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
được xem là giấy tờ hợp pháp về nhà ở và đất ở đô thị, thường gọi là
"giấy hồng" (Vì màu giấy chứng nhận có màu phơn phớt hồng).
Còn một số loại giấy tờ khác cũng công nhận chủ quyền nhà, nhưng hình
thức không giống mẫu "giấy hồng" được gọi là giấy tờ hợp lệ về nhà ở,
đất ở.
Các loại giấy chủ quyền nhà (giấy tờ nhà hợp pháp và giấy tờ nhà hợp
lệ) đều có giá trị pháp lý như nhau, đều được chuyển nhượng, thế chấp,

xin phép xây dựng, được đền bù khi có giải tỏa.
2/ Giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở là những loại nào?
Theo quyết định 38 ngày 19-6-2000 của UBND TPHCM thì giấy tờ hợp lệ về
nhà ở và đất ở có nhiều loại:
Trước 30/4/1975 có các loại giấy tờ sau:
Giấy tờ đất thổ cư, trước đây gọi là bằng khoán điền thổ, trong đó có
ghi rõ trên đất có nhà.
Giấy phép cho xây nhà được ơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp như
Đô trưởng Sài Gòn, tỉnh trưởng Gia Định
Giấy mua bán nhà (văn tự đoạn mãi bất động sản) có chứng nhận của
Chưởng khế Sài Gòn.
Sau 30/4/1975 là những loại sau:
Các loại quyết định như quyết định hợp thức hóa nhà, quyết định cho
mua bán nhà, quyết định cấp chủ quyền nhà do UBND thành phố, sở nhà
đất thành phố, UBND quận huyện cấp và đã trước bạ.
Giấy phép xây dựng nhà kèm theo giấy sở hữu nhà hoặc giấy cấp đất,
giao đất hợp lệ.
Giấy phép ủy quyền nhà do Sở Nhà Đất hoặc UBND quận, huyện cấp và đã
thực hiện thủ tục trước bạ.
Ngoài ra các loại giấy tờ sau đây kèm theo giấy chủ quyền nhà của chủ
cũ cũng được coi là hợp lệ về sở hữu nhà:
Tờ di chúc hoặc phân chia di sản về nhà ở, có chứng nhận của cơ quan
công chứng.
Bản án hoặc quyết định của tòa án công nhận quyền sở hữu nhà, đã có
hiệu lực pháp luật.
Hợp đồng mua bán nhà đã công chứng và trước bạ.
Văn bản mua bán nhà đấu giá của trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc
mua phát mại của cơ quan thi hành án.
3/ Muốn được cấp giấy chủ quyền nhà phải làm thế nào?
Để được cấp giấy chủ quyền nhà, đương sự phải làm đơn (theo mẫu chung)

kèm theo bản vẽ sơ đồ nhà đất do đơn vị có tư cách pháp nhân lập và
bản sao các giấy tờ liên quan về nhà, đất, bản sao hộ khẩu Hồ sơ
được lập thành 2 bộ có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc,
sau khi có ý kiến cấp phường đương sự nộp hồ sơ tại cấp quận. Việc cấp
giấy chủ quyền nhà được chia ra làm 2 loại:
Một là cấp theo yêu cầu: Ai có yêu c62u thì lập hồ sơ để xin cấp giấy
chứng nhận.
Hai là cấp theo kế hoạch: UBND quận, huyện sẽ có kế hoạch tuần tự
tiến hành cấp giầy chứng nhận cho tất cả các công trình nhà ở. Nếu
chưa cần gấp thì nên chờ chính quyền cấp giấy chứng nhận theo kế
hoạch, thủ tục do cơ quan nhà nước thực hiện, bạn sẽ ít tốn thời gian
đi lại nộp hồ sơ.
4/ Những trường hợp nào không được hoặc chưa được cấp giấy chủ quyền
nhà?
Không cấp chủ quyền nhà đối với các trường hợp:
Nhà thuộc sở hữu của Nhà nước: nhà có quyết định quản lý của UBND
tỉnh, thành phố, quận, huyện.
Nhà đất nằm trong khu quy hoạch
Nhà đã có quyết định giải tỏa
Nhà do lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép trên dự án đã được
duyệt.
Chưa cấp chủ quyền cho các trường hợp:
Nhà, đất đang có tranh chấp.
Nhà thuộc diện 2/IV
Nhà có yếu tố ngước ngoài
Người không có hộ khẩu tại TPHCM cũng chưa được xét cấp chủ quyền đối
với nhà xây dựng trái phép, hoặc nhà mua của người chưa có chủ quyền.
1/ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì? Muốn chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, hộ, gia đình và cá nhân cần có giấy tờ và những điều kiện
gì?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường được gọi là mua bán đất, bên
chuyển nhượng quyền sử dụng đất gọi là bên bán đất, bên nhận chuyển
nhượng gọi là bên mua.
Về nguyên tắc, người sử dụng đất phải có "giấy đỏ" hoặc "giấy hồng"
thì mới được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trường hợp không
có giấy chứng nhận nhưng có một trong 8 loại giấy tờ được nêu trong
câu 1 phần những quy định chung thì cũng được chuyển nhượng tài sản
thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng đất.
2/ Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) gồm những gì?
Theo nghị định 79 ngày 1/11/2001 của chính phủ, hồ sơ mua bán đất gồm:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở, hoặc giấy tờ hợp lệ về đất.
Sơ đồ thửa đất (trích lục bản đồ thửa đất hoặc trích đo trên thực
địa).
Chứng từ nộp tiền thuê đất(trong trường hợp được thuê đất).
Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu của 2 bên mua bán, của vợ chồng sao
y.
Trường hợp bên bán có vợ hoặc chồng chết thì nộp thêm bản sao giấy
chứng tử và cam kết của các con (nếu có) có xác nhận chữ ký của UBND
phường, xã.
Nếu bên bán là người độc thân thì phải có giấy xác nhận độc thân do
UBND phường, xã nơi thường trú xác nhận.
Giấy tờ chứng minh quan hệ của vợ chồng bên bán.
Giấy cam kết sử dụng đất đúng mục đích (đất nông nghiệp).
3/ Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán)?
Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại UBND phường, xã nơi có
đất.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND phường,
xã thẩm tra hồ sơ, nếu được thì xác nhận vào bản hợp đồng chuyển

nhượng, nếu không đủ điều kiện thì trả hồ sơ và nói rõ lý do.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng địa
chính xem xét hồ sơ, ghi nội dung thẩm tra vào bản hợp đồng rồi trình
UBND quận, huyện.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do phòng địa
chính trình, UBND quận, huyện hoàn thành việc xác nhận được chuyển
nhượng vào hợp đồng.
Sau đó phòng địa chính thông báo bên chuyển nhượng nộp thuế chuyển
quyền sử dụng đất và bên nhận chuyển nhượng nộp lệ phí trước bạ. Và
bên mua được UBND quận, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4/ Không có hộ khẩu thường trú tại TPHCM có được mua đất ở?
Được, vì theo chỉ đạo của UBND TPHCM (tại công văn 2014 ngày
19/6/2001), khi giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở,
các cơ quan có thẩm quyền không xem việc có đăng ký hộ khẩu thường trú
tại TPHCM là điều kiện bắt buộc đối với người nhận chuyển nhượng đất
ở.
1/ Lệ phí trước bạ là gì? ai không phải nộp lệ phí trước bạ?
Lệ phí trước bạ là một loại tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng
ký quyền sở hữu, về nguyên tắc người mua phải nộp lệ phí trước bạ là
1%.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ, cụ
thể là:
Nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận chung cho cả hộ gia đình, khi
phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình thì không phải nộp
lệ phí trước bạ. Chuyển giao tài sản cho vợ, chồng, con cái, cha mẹ
cũng không phải nộp lệ phí trước bạ.
Nhà đất được đền bù, kể cả nhà đất được mua bằng tiền đền bù.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất để
sản xuất nông, lâm ngư nghiệp.
2/ Cách tính lệ phí trước bạ như thế nào?

Tiền nộp = (Diện tích đất) X (Giá đất) X (lệ phí)
-Diện tích đất được tính bằng m2.
-Giá đất để tính tiền sử dụng đất do UBND tỉnh, Thành phố quy định, ở
TPHCM áp dụng theo bảng giá đất 05.
-Lệ phí là 1%
1/ Muốn mua bán nhà một cách hợp lệ cần phải có những loại giấy tờ gì?
Để làm thủ tục mua bán nhà hợp lệ, thì phải có giấy tờ chủ quyền nhà
hợp lệ, giấy tờ nhà có thể là "giấy hồng" hoặc các loại giấy phép,
giấy công nhận sở hữu
Ngoài giấy tờ chủ quyền nhà, bên bán còn phải bản sao bản vẽ hiện trạn
nhà, đất, giấy chứng minh nhân dân. Bên mua chỉ cần xuất trình và nộp
bản sao giấy chứng minh nhân dân.
Các bước tiến hành mua bán:
Bước 1: Đến phòng công chứng (nếu căn nhà mua bán ở nội thành) Hoặc
đến UBND huyện (nếu căn nhà mua bán ở ngoại thành) Lập hợp đồng mua
bán nhà, hợp đồng có thể tự soạn thảo hay nhờ cơ quan công chứng soạn
thảo giúp.
Bước 2: Nộp toàn bộ hồ sơ mua bán nhà (bản sao) và hợp đồng mua bán
nhà đã công chứng tại phòng thuế trước bạ và thu khác (đối với các
quận nội thành) hoặc chi cục thuế (đối với các huyện).
Bên bán sẽ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất (4% trị giá đất theo bản
giá UBND TP ban hành). Bên mua nộp lệ phí trước bạ (1% trị giá nhà và
đất tính theo giá ghi trên hợp đồng)
Bước 3: Người mua đến phòng Đăng bộ sở địa chính nhà đất nộp toàn bộ
hồ sơ nhà, hợp đồng mua bán, biên lai trước bạ. Sở địa chính nhà đất
sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu căn nhà để người mua nhà đứng tên
chủ quyền nhà.
2/ Những vướng mắc thường gặp khi làm thủ tục mua bán nhà?
Bản vẽ hiện trạng nhà đất: Nếu nhà đất đã có bản vẽ hiện trạng cũ và
nhà không thay đổi hiện trạng thì không phải vẽ lại hiện trạng, nên

đến phòng quản lý đô thị để kiểm tra lại hiện trạng cũng như quy hoạch
trên bản vẽ.
Nhà có diện tích lớn hơn diện tích ghi trong chủ quyền thì sau khi
làm thủ tục mua bán, bên mua phải làm thủ tục hợp thức hóa phần ngoài
chủ quyền đó thì toàn bộ căn nhà mới được coi là có chủ quyền hợp
pháp.
Nhiều nhà chung khuôn viên đất, có lối đi chung: Khi mua nhà phải có
hợp đồng cụ thể về lối đi chung hoặc tách đất thành lối đi riêng.
Nếu nhà có xây dựng, sửa chữa thay đổi kiến trúc thì phải kèm theo
giấy phép xây dựng mới hợp lệ.
1/ Ai được mua nhà thuộc sở hữu nhà nước, thủ tục thế nào?
Chỉ có người đứng tên thuê nhà của nhà nước mới được mua và mua chính
căn nhà mình đang thuê. Ngoài người đứng tên thuê nhà những người sau
đây cũng được đứng tên mua nhà với điều kiện:
Là cha, mẹ, vợ, chồng, anh em ruột với người đứng tên thuê nhà.
Có tên trong hộ khẩu tại căn nhà đó
Có tên trong hợp đồng thuê nhà.
Có giấy đồng ý của người đang đứng tên trong hợp đồng thuê nhà.
Người mua nhà chỉ cần nộp đơn xin mua nhà (theo mẫu) tại cơ quan quản
lý nhà, mọi việc còn lại do cơ quan quản lý nhà thực hiện cho đến khi
ra chủ quyền nhà cho người mua
2/ Hiện nay có mấy loại hợp đồng thuê nhà của nhà nước? trường hợp nào
được mua nhà đang thuê của nhà nước?
Hiện nay có 2 loại hợp đồng thuê nhà của nhà nước:
Hợp đồng 1-2 năm: cho những người đang ở thuê trong những căn nhà
thuộc khu dự kiến quy hoạch, nhà công vụ, nhà chờ xử lý Các căn nhà
này chưa được xét bán theo nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của chính
phủ.
Hợp đồng dài hạn 5 năm: cho người đang ở thuê trong các căn nhà được
xét bán theo nghị định 61/CP.

Nhà nước thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang
thuê, trừ các loại nhà sau đây:
Nhà thuộc khu vực quy hoạch xây dựng các công trình khác hoặc cải tạo
thành nhà ở mới.
Nhà chuyên dùng đang bố trí tạm làm nhà ở.
Biệt thự các loại có kế hoạch làm công thự hoặc dùng vào các mục đích
khác.
3/ Chính sách miễn, giảm tiền mua nhà khi mua nhà thuộc sở hữu của nhà
nước được quy định như thế nào?
Khi mua nhà thuộc sở hữu của nhà nước, tùy theo quá trình công tác,
người mua nhà được miễn hoặc giảm một phần tiền mua nhà, hiện có các
mức miễn, giảm như sau:
Giảm toàn bộ hay một phần cả tiền đất và nhà tùy theo thời điểm tham
gia đối với người hoạt động cách mạng từ 31/12/1944 trở về trước.
Giảm từ 65% đến 100% tiền đất đối với người tham gia hoạt động cách
mạng từ 1/1/1945 đến 19/8/1945.
Giảm tiền nhà đối với cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan đảng,
chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang,
mức giảm là 100 ngàn đồng cho một năm công tác đối với CBCNV, 180 ngàn
đồng cho một năm công tác đối với lực lượng vũ trang.
1/ Những loại giấy tờ gì chứng nhận quyền sử dụng đất?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ("giấy đỏ") hoặc giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị ("giấy hồng").
Nếu chưa có "giấy đỏ" hoặc "giấy hồng" mà có một trong những loại giấy
tờ sau đây thì cũng được gọi là giấy tờ hợp lệ về đất:
Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật về đất đai.
Những giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê
đất cấp trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai trong từng
thời kì của nhà nước VN Dân chủ Cộng Hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời

Cộng hòa Miền nam VN, Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà
người được giao đất, cho thuê đất vẫn liên tục sử dụng đất từ đó đến
nay.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp vẫn liên tục sử dụng
đất từ đó đến nay.
Giấy tờ về thừa kế, tặng, cho nhà ở gắn liền với đất mà được UBND xã,
phường, thị trấn xác nhận và đất đó không có tranh chấp.
Bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật
hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.
Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển nhượng
quyền sử dụng đất được UBND xã, phường, thị trấn thẩm tra là đất đó
không có tranh chấp và được UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã, phường, thị trấn.
2/ Muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải có giấy tờ
gì?
Theo thông tư 1990 ngày 30/11/2001 của tổng cục địa chính thì người sử
dụng đất có 1 trong 10 loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất:
Giấy tờ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho hộ gia
đình, xã viên hợp tác xã từ trước ngày 28/6/1971.
Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà theo quy định của pháp luật.
Và 8 loại giấy tờ đã nêu ở câu số 1.
3/ Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
UBND cấp tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ
chức trong nước, nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo và tổ chức, cá
nhân nước ngoài sử dụng đất tại VN.

UBND cấp quận, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng.
4/ Thế nào là đất ở, hạn mức đất ở được quy định như thế nào?
Đất ở của hộ gia đình, cá nhân là đất để xây dựng nhà ở và các công
trình phục vụ sinh hoạt như bếp, sân, giếng nước, nhà tắm, vệ sinh,
lối đi, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà kho
Tại TPHCM theo quyết định số 64 ngày 30/7/2001 của UBND TPHCM, hạn
mức đất ở là:
-Không quá 160m2 đối với các quận nội thành (1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11,
Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp).
-Không quá 200m2 đối với các quận mới 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và thị trấn
(các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè)
-Không quá 250m2 đối với khu quy hoạch, phát triển đô thị.
-Không quá 300m2 đối với huyện Cần Giờ và các khu dân cư nông thôn.
5/ Đất nông nghiệp muốn chuyển thành đất ở thì phải làm sao?
Đất nông nghiệp muốn chuyển thành đất ở phải lập thủ tục chuyển mục
đích sử dụng đất, Trên thực tế có thể lập hồ sơ chuyển nhượng (mua
đất) và chuyển mục đích cùng một lúc.
1/ Điều kiện để hộ gia đình, cá nhân thế chấp bằng giá trị quyền sử
dụng đất được quy định như thế nào?
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, được thế chấp giá trị quyền sử
dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được nhà
nước giao hoặc do nhận quyền sử dụng đất hợp pháp thì được thế chấp
giá trị quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê
đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều
năm mà nếu thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5
năm.
Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất

hằng năm thì chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền
với đất đó.
2/ Hồ sơ và trình tự thực hiện việc thế chấp bằng giá trị quyền sử
dụng đất của hộ gia đình và cá nhân được quy định như thế nào?
Hồ sơ thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gồm có:
Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sơ đồ thửa đất (trích lục bản đồ thửa đất hoặc trích đo trên thực
địa).
Chứng từ nộp tiền thuê đất (trong trường hợp được thuê đất)
Trình tự thực hiện việc thế chấp như sau:
Bên thế chấp và bên nhận thế chấp (bên đi vay và bên cho vay) ký kết
hợp đồng thế chấp, bên thế chấp phải đăng ký thế chấp tại UBND phường,
xã nơi có đất đó.
Khi hoàn thành đăng ký thế chấp thì bên nhận thế chấp cho vay tiền
theo thỏa thuận trong hợp đồng.
3/ Tổ chức muốn thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất phải có những
điều kiện gì?
Đất do nhà nước giao có thu tiền.
Đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp.
Đất do nhà nước cho thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian
thuê, hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê
đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm.
4/ Hồ sơ và trình tự thực hiện việc thế chấp bằng giá trị quyền sử
dụng đất đối với tổ chức được quy định như thế nào?
Hồ sơ thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gồm có:
Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sơ đồ thửa đất (trích lục bản đồ thửa đất hoặc trích đo trên thực
địa).

Chứng từ nộp tiền thuê đất (trong trường hợp được thuê đất)
Trình tự thực hiện việc thế chấp như sau:
Bên thế chấp kê khai nội dung thuộc phần mình vào bản hợp đồng thế
chấp và nộp hồ sơ cho sở Địa chính Nhà đất nơi có đất.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sở địa chính
nhà đất thẩm tra hồ sơ và xác nhận hợp đồng thế chấp, nếu không được
thế chấp thì trả lại hồ sơ và giải thích lý do.
Sau khi có xác nhận của sở địa chính nhà đất bên thế chấp và bên nhận
thế chấp ký kết hợp đồng thế chấp.
Bên thế chấp phải đăng ký thế chấp tại Sở địa chính nhà đất.
1/ Thừa kế quyền sử dụng đất là gì? ai là người được nhận và để thừa
kế quyền sử dụng đất?
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người
chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp
với quy định pháp luật.
Về nguyên tắc, người sử dụng đất phải có "giấy đỏ" hoặc "giấy hồng"
thì mới được để thừa kế quyền sử dụng đất, trường hợp không có giấy
chứng nhận nhưng có một trong 8 loại giấy tờ được nêu trong câu 1 phần
những quy định chung thì cũng được để thừa kế tài sản thuộc sở hữu của
mình gắn liền với quyền sử dụng đất.
2/ Muốn để thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc phải làm thế nào?
Người sử dụng đất chỉ có thể để thừa kế đối với "phần đất" thuộc tài
sản riêng của mình và muốn để cho ai thì phải làm di chúc.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải
tự tay viết và ký vào bản di chúc.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: nếu người lập di chúc không
thể tự tay viết di chúc được thì có thể nhờ người khác viết dùm, nhưng
phải có ít nhất 2 người làm chứng, người lập di chúc phải ký hoặc điểm
chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm
chứng phải ký vào bản di chúc.

1/ Thuế chuyển quyền sử dụng đất là gì? ai phải nộp và ai không phải
nộp?
Thuế chuyển quyền sử dụng đất là khoản thu phát sinh khi chuyển quyền
sử dụng đất từ người này sang người khác đều phải nộp loại thuế này.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp không phải nộp thuế khi chuyển
quyền sử dụng đất, cụ thể là:
Chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp ly hôn, thừa kế quyền sử
dụng đất theo pháp luật.
Chuyển quyền sử dụng đất giữa vợ với chồng, cha mẹ với con, giữa ông
bà với cháu, giữa anh chị em ruột với nhau.
Nhà nước bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cùng với chuyển quyền sử dụng
đất cho người mua nhà.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất sử
dụng theo quy định của pháp luật.
2/ Cách tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào? bên nào
phải nộp thuế?
Tiền nộp = (Diện tích đất) X (Giá đất) X (thuế suất)
-Diện tích đất được tính bằng m2.
-Giá đất để tính tiền sử dụng đất do UBND tỉnh, Thành phố quy định, ở
TPHCM áp dụng theo bảng giá đất 05.
-Thuế suất là 2% đối với đất sản xuất nông, lâm nghiệp. 4% đối với đất
ở, đất xây dựng công trình và các loại đất khác.
3/ Ai được miễn, giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất?
-Những trường hợp được miễn thuế: Bà mẹ VN anh hùng, hộ gia đình, cá
nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đến định cư tại các vùng kinh
tế mới, người sử dụng đất chuyển đổi cho nhau để sản xuất nông lâm ngư
nghiệp.
-Những trường hợp được giảm 50%: Cá nhân thương binh hạng 1/4, hạng
2/4, bệnh binh hạng 1/3, hạng 2/3,thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ
cấp hàng tháng, người tàn tật không còn khả năng lao động, người chưa

đến tuổi thành niên và người già cô đơn không nơi nương tựa.
1/ Tiền sử dụng đất được thu trong những trường hợp nào? có trường hợp
nào không phải nộp tiền sử dụng đất?
Theo nghị định 38 ngày 23/8/2000 của Chính phủ, tiền sử dụng đất được
thu trong các trường hợp người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất, mua nhà thuộc sở hữu nhà nước và
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp được giao đất nhưng không phải nộp
tiền sử dụng đất, cụ thể là:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trong hạn mức theo
quy định của pháp luật đất đai, tổ chức sử dụng đất vào mục đích công
cộng, doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng đất do nhà nước giao trước
ngày 1/1/1999 vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối.
Người sử dụng đất được nhà nước cho thuê đất.
Người đang sử dụng đất có giấy tờ hợp lệ.
Người sử dụng đất được mua nhà thuộc sở hữu nhà nước trong các trường
hợp thanh lý, hóa giá cho người đang thuê trước ngày 5/7/1994 đã nộp
đủ tiền theo quy định và trong giá bán nhà đã tính yếu tố vị trí nhà
hoặc tiền sử dụng đất, hoặc trong giấy tờ thanh lý, hóa giá có ghi
diện tích nhà kèm theo diện tích đất sử dụng.
Người đang sử dụng đất mà đã nộp tiền sử dụng đất, khi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để làm nhà
ở, để xây dựng công trình.
2/ Tiền sử dụng đất được tính như thế nào?
Tiền nộp = (Diện tích đất) X (Giá đất) X (Mức thu)
-Diện tích đất được tính bằng m2.
-Giá đất để tính tiền sử dụng đất do UBND tỉnh, Thành phố quy định, ở
TPHCM áp dụng theo bảng giá đất 05.

-Mức thu là 0%, 20%, 40% hoặc 100% tùy trường hợp.
3/ Mức thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi được
chuyển mục đích sử dụng được quy định như thế nào?
Hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất là đất ao, vườn, nằm
trong khu dân cư, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển
mục đích sang đất làm nhà ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất đối
với diện tích đất trong hạn mức đất ở (hạn mức đất ở xem ở câu 4 phần
những quy định chung), phần diện tích vượt hạn mức phải nộp 100% tiền
sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang đất
làm nhà ở thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất
trong hạn mức đất ở (hạn mức đất ở xem ở câu 4 phần những quy định
chung), phần diện tích vượt hạn mức phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao cho tổ chức
sử dụng không phải vào mục đích làm nhà ở và không phải nộp tiền sử
dụng đất, nhưng tổ chức này đã tự phân chia cho hộ gia đình, cá nhân
để làm nhà ở, nếu được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đấtthì phải nộp tiền sử dụng đất như sau:
-Nếu thời điểm phân chia nhà hoặc đất trước ngày 15/10/1993, thì
người đang sử dụng đất phải nộp 40% tiền sử dụng đất đối với diện tích
đất trong hạn mức đất ở, phần diện tích đất vượt hạn mức đất ở phải
nộp 100% tiền sử dụng đất.
-Nếu thời điểm phân chia đất từ ngày 15/10/1993 trở về sau thì người
sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
4/ Mức thu tiền sử dụng đất đối với đất đô thị khi xét cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất?
Người đang sử dụng đất ở đô thị mà không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử
dụng đất nhưng phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, khi được
xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng

đất như sau:
-Sử dụng đất ở ổn định trước ngày 18/12/1980 thì không phải nộp tiền
sử dụng đất.
-Sử dụng đất ở ổn định từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993
thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất.
-Sử dụng đất ở ổn định từ ngày 15/10/1993 trở về sau thì phải nộp
100% tiền sử dụng đất.
-Nếu do nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất trước đó (từ ngày
15/10/1993 trở đi) mà không có giấy tờ hợp lệ, chỉ có giấy tờ mua bán,
chuyển nhượng giữa 2 bên được UBND xã, phường xác nhận thì phải nộp
40% tiền sử dụng đất.
Các mức thu tiền sử dụng đất nói trên chỉ áp dụng đối với diện tích
đất ở trong hạn mức đất ở, phần diện tích đất ở vượt hạn mức phải nộp
100% tiền sử dụng đất.
5/ Còn đối với đất ở khu dân cư nông thôn, mức thu tiền sử dụng đất
khi xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Được tính như sau:
-Sử dụng đất ở ổn định trước ngày 31/5/1990 thì không phải nộp tiền
sử dụng đất.
-Sử dụng đất ở ổn định từ ngày 31/5/1990 đến trước ngày 15/10/1993
thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất.
-Sử dụng đất ở ổn định từ ngày 15/10/1993 trở về sau thì phải nộp
100% tiền sử dụng đất.
-Nếu do nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất trước đó (từ ngày
15/10/1993 trở đi) mà không có giấy tờ hợp lệ, chỉ có giấy tờ mua bán,
chuyển nhượng giữa 2 bên được UBND xã, phường xác nhận thì phải nộp
40% tiền sử dụng đất.
6/ Ai được giảm tiền sử dụng đất? giảm bao nhiêu?
-Giảm 100%: Bà mẹ VN anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng
lao động, người hoạt động cách mạng trước CMT8 1945, thương binh, bệnh

binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức từ 81% trở
lên.
-Giảm 90%: Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương
binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80%.
-Giảm 80%: Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương
binh bị mất sức lao động từ 41% đến 60%.
-Giảm 70%: Thân nhân của liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng
đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 40%.
-Giảm 65%: Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch
bắt tù đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ
quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng thưởng huân chương kháng chiến
hạng I hoặc huân chương chiến thắng hạn nhất.
1/ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?
Đối với trường hợp đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị thì
tòa án giải quyết tất cả các tranh chấp nói chung.
Đối với đất có một trong 8 loại giấy tờ hợp lệ (câu 1 phần những quy
định chung) cũng như đất không có giấy tờ hợp lệ thì tòa án chỉ giải
quyết các tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.
Trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ gì thì việc giải quyết
tranh chấp được quy định như sau:
-Nếu đương sự đã có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc
sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, thì tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản và cả tranh
chấp về quyền sử dụng đất.
-Nếu đương sự không có xác nhận về việc sử dụng đất hợp pháp, nhưng có
văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó
là không quy phạm qui hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử
dụng đất, thì tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản đồng thời xác

định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để UBND cấp
có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự đúng theo pháp luật.
-Nếu UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất là
không hợp pháp, tài sản trên đất đó là không được phép tồn tại, thì
tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản.
2/ Khi quyết định giải quyết cuối cùng (hoặc bản án) đã có hiệu lực
thi hành nhưng đương sự vẫn tiếp tục không đồng ý với quyết định (hoặc
bản án) đó thì phải làm sao?
Trong lĩnh vực đất đai, quyết định giải quyết cuối cùng có hiệu lực
thi hành thì đương sự không còn quyền khiếu nại nữa. Nhưng nếu vẫn
không đồng ý với quyết định giải quyết cuối cùng thì đương sự có thể
gởi đơn đề nghị chính những người đã ra quyết định giải quyết cuối
cùng xem xét lại quyết định đó, hoặc đề nghị Tổng cục địa chính, Tổng
thanh tra nhà nước xem xét lại, nếu cần thì kiến nghị Thủ Tướng xem
xét, giải quyết lại sự việc.
1/ Để được cấp giấy phép xây dựng cần phải có những loại giấy tờ nào?
Người xin cấp giấy phép xây dựng (gọi là chủ đầu tư) phải có một trong
những loại giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu làm nhà trên nền đất trống.
Giấy chủ quyền nhà, nếu làm nhà trên nền nhà cũ.
Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan có thẩm quyền
cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp (gồm: bằng khoán
điền thổ hoặc trích lục, trích sao bản đồ điền thổ, bản đồ phân chiếc
thửa, chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch, sang tên tại văn
phòng chưởng khế, Ty điền địa, nha trước bạ).
Giấy tờ thừa kế nhà, đất được UBND phường xã xác nhận về thừa kế,
không có tranh chấp.

Bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật.
Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo quyền sử dụng
đất ở được UBNN phường-xã, quận-huyện xác nhận không có tranh chấp.
Các loại giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo quyết định 38 ngày 19-6-
2000 của UBND TPHCM.
2/ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở được quy định như thế
nào?
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới được lập thành 3 bộ và nộp tại
UBND quận, huyện gồm:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.
Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm
theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ
đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.
Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)
Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-
1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt
công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ
cấp thoát nước, điện. (liên hệ với chúng tôi để lập)
3/ Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép xây dựng? thời gian cấp phép xây
dựng là bao lâu?
Chủ tịch UBND quận, huyện cấp phép xây dựng nhà ở và các công trình có
diện tích sàn đến 1000m2 hoặc kinh phí đầu tư đến 2 tỷ đồng, các công
trình lớn hơn do Thành Phố cấp phép.
Thời gian cấp phép xây dựng tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ
hợp lệ. Sau 30 ngày nếu không có giấy phép hoặc ý kiến từ chối của cơ
quan cấp phép thì người xin cấp phép làm đơn báo UBND cấp phường và
được quyền khởi công xây dựng không cần giấy phép.
4/ Xin gia hạn giấy phép xây dựng, thời gian gia hạn bao lâu?
Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có giấy phép xây dựng mà công trình

chưa khởi công thì người xin cấp phép xin được gia hạn, thời gian được
gia hạn thêm là 12 tháng.
Hồ sơ xin gia hạn gồm: đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng (theo mẫu),
bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp. Thời gian cấp giấy phép gia
hạn là 10 ngày.
5/ Thủ tục hoàn công được quy định như thế nào?
Sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hoàn công, cơ quan
cấp phép cũng chính là cơ quan ra biên bản hoàn công, hồ sơ hoàn côg
bao gồm:
Giấy báo đề nghị kiểm tra công trình hoàn thành (theo mẫu)
Bản sao giấy phép xây dựng
Bản sao hợp đồng thi công với nhà thầu xây dựng có tư cách pháp nhân
(có thị thực)
6/ Xin phép sửa chữa, cải tạo, mở rộng nhà ở riêng lẻ của tư nhân.
Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa được lập thành 3 bộ và nộp tại UBND
quận, huyện gồm:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.
Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, và
quyền sở hữu nhà (nếu có) kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích
đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng
quy định địa chính.
Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)
Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-
1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt
công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ
cấp thoát nước, điện. (liên hệ với chúng tôi để lập)
Ảnh chụp mặt chính căn nhà xin sửa chữa và 2 căn liên kế 2 bên (khổ
9x12)
Hồ sơ khảo sát hiện trạng móng (xác định khả năng nâng tầng và biện
pháp gia cố) của tổ chức tư vấn có pháp nhân (trường hợp có nâng tầng)

×