Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hệ thống phân tán và ứng dụng cho hệ thống điều hành 119 của viễn thông Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 109 trang )




















































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ





TRỊNH NGỌC QUẢNG






HỆ THỐNG PHÂN TÁN VÀ ỨNG DỤNG CHO
HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH 119 CỦA
VIỄN THÔNG HẢI PHÒNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ











HÀ NỘI - 2009














Lời cảm ơn


Trước tiên em xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn đối với thày giáo
PGS.TS. Nguyễn văn Vỵ giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm – Khoa Công
nghệ thông tin – Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN. Trong suốt thời gian học
và làm luận văn tốt nghiệp, thầy đã dành rất nhiều thời gian quí báu tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, định hướng cho em trong việc nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Em xin được cảm ơn các Thày giáo của Trường Đại học Công nghệ, Viện
Công nghệ Thông tin và Đại học Khoa học Tự nhiên đã đọc các bài giảng cho lớp
em trong quá trình học tập, đọc và nhận xét luận văn của em, giúp em hiểu thấu đáo
hơn lĩnh vực mà em nghiên cứu, những hạn chế mà em cần khắc phục trong việc
học tập, nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này.
Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và nhất là các thành viên trong gia đình
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học và làm
luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, năm 2009
Trịnh Ngọc Quảng












ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ





TRỊNH NGỌC QUẢNG





HỆ THỐNG PHÂN TÁN VÀ ỨNG DỤNG CHO
HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH 119 CỦA
VIỄN THÔNG HẢI PHÒNG

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm
Mã số: 60.48.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ







HÀ NỘI - 2009







LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn đối với thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm - Khoa Công
nghệ thông tin - Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội. Trong suốt thời gian
học và làm luận văn tốt nghiệp, thầy đã dành rất nhiều thời gian quí báu tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, định hướng cho em trong việc nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Em xin được cảm ơn các thầy giáo của Trường Đại học Công nghệ,Viện Công
nghệ Thông tin và Đại học Khoa học Tự nhiên đã truyền đạt các bài giảng cho lớp
em trong quá trình học tập, đọc và nhận xét luận văn của em, giúp em hiểu thấu đáo
hơn lĩnh vực mà em nghiên cứu, những hạn chế mà em cần khắc phục trong việc
học tập, nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này.
Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và nhất là các thành viên trong gia đình
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học và làm
luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, năm 2009


Trịnh Ngọc Quảng






















LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan những kết quả đạt được trong luận văn này là do tôi nghiên
cứu, tổng hợp và thực hiện, không sao chép lại bất kỳ điều gì của người khác. Toàn
bộ những điều được trình bày trong luận văn hoặc là của cá nhân, hoặc được tham
khảo và tổng hợp từ các nguồn tài liệu khác nhau. Tất cả tài liệu tham khảo, tổng
hợp đều được trích dẫn với nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Nếu có điều gì
sai trái, tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định.
Hà Nội, năm 2009

Trịnh Ngọc Quảng































MỤC LỤC
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Chương I

1

TỔNG QUAN VẾ HỆ THỐNG PHÂN TÁN


1.1 Hệ thống phân tán 1
1.2 Các hình thức tổ chức hệ thống phân tán 2
1.2.1 Tổ chức hệ thống mạng địa phương 2
1.2.2 Tổ chức hệ thống theo kiến trúc máy khách/máy dịch vụ 3
1.3 Đặc trưng của các loại hình hệ thống phân tán 5
1.3.1 Một số đặc trưng máy dịch vụ tệp và kiến trúc máy khách/máy dịch vụ 5
1.3.2 Những dạng tiên tiến của kiến trúc máy khách/máy dịch vụ 5
1.3.3 Sự cân bằng giữa các yếu tố trong hệ phân tán 10
1.4 Tổ chức dữ liệu trong hệ thống phân tán 11
1.4.1 Chiến lược phân tán dữ liệu 11
1.4.2 Kiến trúc cơ bản của một cơ sở dữ liệu phân tán 12

1.4.3 Các mức trong suốt và tính tự trị 14
1.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 17
1.5.1 Sơ đồ thiết kế tổng thể cơ sở dữ liệu phân tán 17
1.5.2 Các hướng thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 17
1.5.3 Thiết kế phân đoạn 19
Chương II

25
CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG PHÂN TÁN CỦA ORACLE


2.1 Kiến trúc Oracle Server 25
2.1.1 Thể hiện của Oracle 25
2.1.2 Vùng nhớ chung của hệ thống - SGA 25
2.1.3 Cơ sở dữ liệu Oracle 31
2.2 Kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán trong Oracle 35
2.2.1 Hệ thống cơ sở dữ liệu đồng nhất 36
2.2.2 Hệ thống cơ sở dữ liệu không đồng nhất 37


2.2.3 Kiến trúc cơ sở dữ liệu Client/Server 38
2.2.4 Cơ sở dữ liệu liên kết 39
2.2.5 Trong suốt vị trí trong ORACLE 40
2.2.6 Quản trị cơ sở dữ liệu phân tán trong ORACLE 41
Chương III

43
BÀI TOÁN NGHIỆP VỤ BÁO HỎNG VÀ ĐIỀU HÀNH SỬA CHỮA DÂY MÁY CÁP

119 -VTHP

3.1 Tổ chức hoạt động của Viễn thông Hải Phòng 43
3.1.1 Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Viễn thông Hải Phòng 43
3.1.2 Mô hình tổ chức và quản lý của Viễn thông Hải Phòng 43
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Đài điều hành 119 44
3.2 Bài toán nghiệp vụ khắc phục sự cố điện thoại cố định của hệ thống Điều
hành 119 45
3.2.1 Sơ đồ hệ thống mạng Điều hành 119 45
3.2.2 Bài toán nghiệp vụ của hoạt động điều hành 119 47
Chương IV

53
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ, CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG

4.1 Phân tích hệ thống 53
4.1.1 Phân tích và thiết kế dữ liệu 53
4.1.2 Phân tích xử lý 56
4.2 Thiết kế hệ thống 57
4.2.1 Vị trí đặt cơ sở dữ liệu và phân nhóm người sử dụng 58
4.2.2 Phân quyền sử dụng dữ liệu 59
4.3 Giới thiệu về cài đặt hệ thống 60
4.3.1 Kiến trúc hệ thống nền 60
4.3.2 Kiến trúc hệ thống phần mềm 61
KẾT LUẬN

72
TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

74
A. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận thuộc Viễn thông Hải Phòng 74
B. Các quy định yêu cầu đối với hoạt động điều hành 119 75
C. Bảng kết quả đo các thông số báo hỏng 77
D. Bảng mã sự cố dịch vụ 78
E. Cấu trúc một số bảng dữ liệu 87



MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông
tin, đặc biệt là những tiến bộ về phần cứng cho phép người ta mở rộng các mạng
máy tính trên phạm vi không gian rộng lớn. Khi mở rộng các mạng máy tính, một
vấn đề đặt ra tự nhiên là phải tổ chức phân tán các dữ liệu và xử lý như thế nào để
đạt hiệu quả hoạt động nghiệp vụ cao với các yêu cầu đặt ra ngày càng gay gắt: tốc
độ xử lý và truyền dẫn dữ liệu nhanh, an toàn bảo mật tốt, Nhiều vấn đề lý thuyết
đã được nghiên cứu và đề xuất, nhiều công cụ đã được phát triển (như hệ quản trị
Oracle) để trợ giúp cho các ứng dụng loại này. Tuy nhiên, trong thực tế, việc ứng
dụng các nghiên cứu có được vào thực tế lại là vấn đề không đơn giản.
Viễn thông Hải Phòng là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, hiện đang cung cấp dịch vụ và quản lý một số lượng hơn 400.000
khách hàng là thuê bao các loại sử dụng dịch vụ Viễn thông, công nghệ thông tin
trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Tính đến hết quý I/2009 số lượng khách hàng
của Viễn thông Hải Phòng như sau:
STT
Loại dịch vụ
Số lượng thuê bao
1

Thuê bao cố định
295.752
2
Thuê bao ADSL
63.124
3
Thuê bao Gphone
18.828
4
Thuê bao Vinaphone
46.397
5
Thuê bao FTTH
411
Do việc cần phải quản lý một số lượng khách hàng lớn, trên một địa bàn
rộng, để phục vụ sản xuất kinh doanh, Viễn thông Hải Phòng có nhu cầu phát triển
một hệ thống điều hành báo hỏng và khắc phụ sự cố 119. Dự án dự kiến triển khai
trên hệ thống mạng máy tính LAN nội bộ và các cơ sở dữ liệu Oracle tập trung.
Với mong muốn thử nghiệm ứng dụng lý thuyết về phân tán vào dự án này,
tôi đã chọn đề tài “Hệ thống phân tán và ứng dụng cho hệ thống điều hành 119 của
Viễn thông Hải phòng”. Việc ứng dụng này trước hết giúp tôi hiểu sâu hơn lý
thuyết, sau nữa là có được những kinh nghiệm triển khai công nghệ vào thực tế, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị hiện tôi đang công tác (Viễn thông
Hải Phòng). Trong điều kiện khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn
thông, Công nghệ thông tin tại Hải Phòng ngày càng tăng lên một cách nhanh


chóng. Nhu cầu phân tán các hoạt động kinh doanh và bảo hành sửa chữa máy hỏng
theo khu vực là nhu cầu cấp bách trong những năm sắp tới. Với hệ quản trị cơ sở dữ
liệu Oracle rất mạnh và nhiều công cụ trợ giúp cho việc tổ chức phân tán, việc triển

khai ứng dụng này có nhiều thuận lợi. Việc triển khai thành công không những đem
lại hiệu quả kinh tế to lớn, mà còn mở đường cho việc triển khai nhiều ứng dụng
khác theo hướng này.
Luận văn chỉ tập trung giải quyết phần cốt yếu của bài toán điều hành 119, là
vấn đề điều hành dịch vụ nhận báo hỏng và sửa chữa khắc phụ sự cố, vì những nội
dung khác liên quan có thể giải quyết dễ dàng. Phương pháp sử dụng là phân tích hệ
thống phân tán cả dữ liệu và xử lý theo các đài Viễn thông khu vực quận, huyện
nhằm tăng khả năng tự chủ của khu vực và giảm thời gian dữ liệu chuyển dịch trên
mạng. Nhờ vậy mà đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng dịch vụ sửa chữa cho khách
hàng.
Nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Trình bày tổng quan về hệ thống phân tán và thiết kế CSDL hệ
thống phân tán.
Chương 2: Trình bày hệ quản trị CSDL Oracle và công cụ trợ giúp phát triển
hệ thống phân tán.
Chương 3: Mô tả bài toán về báo hỏng và quá trình điều hành sửa chữa để
khắc phục sự cố máy hỏng đáp ứng yêu cầu đặt ra cho điều hành 119 Viễn thông
Hải Phòng.
Chương 4: Phát triển hệ thống điều hành sửa chữa báo hỏng điện thoại cố
định 119, vận dụng lý thuyết và công cụ trợ giúp phát triển hệ thống phân tán và
những kết quả cài đặt hệ thống đạt được.
Cuối cùng là kết luận và hướng phát triển tiếp theo của đề tài.















BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tên đầy đủ
API
Application Program Interface
CKPT
Checkpoint Process
CASD
Computer Aided Software Engineering
CSDL
Cơ sở dữ liệu
DBWR
Database Writer
DBMS
Database Management System
HTML (XML)
HyperText (eXtensible) Markup Language
HS
Hetergeneous Services
HTTT
Hệ thống thông tin
JN
JOIN
LAN

Local Area Network
LGWR
Log Writer
OEM
Oracle Enterprise Manager
OMS
Oracle Management Server
PJ
PROJECTION
PMON
Process Monitor
SGA
System Global Area
SL
SELECT
SMON
System Monitor
UN
UNION
WAN
Wide Area Network






DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1.
Kiến trúc máy dịch vụ tệp

2
Hình 1.2.
Kiến trúc máy khách/máy dịch vụ
4
Hình 1.3.
Kiến trúc cơ bản của cơ sở dữ liệu phân tán
12
Hình 1.4.
Các đoạn và các ảnh vật lý của một quan hệ tổng thể
13
Hình 1.5.
Sự trong suốt phân đoạn
14
Hình 1.6.
Sự trong suốt định vị
15
Hình 1.7.
Sự trong suốt ánh xạ địa phương
16
Hình 1.8.
Sơ đồ thiết kế tổng thể
17
Hình 1.9.
Sơ đồ thiết kế CSDL phân tán theo mô hình trên xuống
18
Hình 1.10.
Cây phân đoạn của quan hệ
23
Hình 2.1.
Kiến trúc Oracle Server

25
Hình 2.2.
Cấu trúc Share Pool
26
Hình 2.3.
Database buffer cache
27
Hình 2.4.
Redo log buffer
28
Hình 2.5
Database Writer (DBWR)
29
Hình 2.6.
Log Writer (LGWT)
30
Hình 2.7.
Cấu trúc CSDL Oracle
32
Hình 2.8.
Quan hệ giữa CSDL, không gian bảng và tệp dữ liệu
34
Hình 2.9.
Cơ sở dữ liệu Oracle đồng nhất phân tán
37
Hình 2.10.
Một hệ thống cơ sở dữ liệu Oracle phân tán
38
Hình 2.11.
Cơ sở dữ liệu Oracle liên kết

39
Hình 3.1.
Mô hình cơ cấu tổ chức của Viễn thông Hải phòng
44
Hình 3.2.
Sơ đồ hệ thống mạng Điều hành 119
46
Hình 3.3.
Biểu đồ hoạt động của nghiệp vụ 119
48
Hình 3.4.
Sơ đồ thông tin tiếp nhận báo hỏng
49
Hình 3.5.
Sơ đồ thông tin xuất phiếu điều xử lý máy hỏng
50
Hình 3.6.
Sơ đồ thông tin xử lý máy hỏng tại Đài khu vực
51
Hình 3.7.
Sơ đồ thông tin kiểm tra lại kết quả xử lý máy hỏng tại Đài
khu vực
51
Hình 3.8.
Sơ đồ thông tin kiểm tra lại kết quả xử lý và lập báo cáo
tại đài 119
52
Hình 4.1.
Sơ đồ quan hệ dữ liệu theo mô hình tổ chức
53



Hình 4.2.
Sơ đồ quan hệ giữa các bảng dữ liệu
54
Hình 4.3.
Sơ đồ phân tán và kết nối cơ sở dữ liệu trong không gian
58
Hình 4.4.
Giao diện thực đơn chính của hệ thống
61
Hình 4.5.
Báo cáo công việc của tổ 119
63
Hình 4.6.
Báo cáo Thống kê máy sửa tốt theo Đài VT
63
Hình 4.7.
Báo cáo Thống kê máy tồn trên mạng theo Đài VT
64
Hình 4.8.
Báo cáo chất lượng mạng theo loại dịch vụ
64
Hình 4.9.
Báo cáo chất lượng mạng nội hạt
65
Hình 4.10.
Báo cáo Thống kê máy hỏng nhiều lần
65
Hình 4.11.

Giao diện màn hình chức năng điều hành
66
Hình 4.12.
Giao diện tiếp nhận thuê bao báo hỏng
66
Hình 4.13.
Giao diện kiểm tra danh sách thuê bao chờ xuất phiếu hay
nghiệm thu
67
Hình 4.14.
Giao diện gửi máy đi đo và xác định loại máy hỏng
67
Hình 4.15.
Giao diện xuất phiếu điều để sửa chữa máy hỏng
68
Hình 4.16.
Giao diện Điều hành Dây máy cáp
68
Hình 4.17.
Giao diện xem phiếu điều sửa chữa và chọn phiếu để in
69
Hình 4.18.
Giao diện bổ sung thông tin và in phiếu
69
Hình 4.19.
Nội dung phiếu điều xử lý sẽ in ra
70
Hình 4.20.
Giao diện kiểm tra nghiệm thu
70


















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1.
Sự khác nhau giữa máy xử lý tệp và kiến trúc máy
khách/máy dịch vụ
5
Bảng 1.2a.

Trình diễn thông tin phân tán
6
Bảng 1.2b.
Trình diễn từ xa
7

Bảng 1.2c.
Quản lý dữ liệu từ xa
8
Bảng 1.2d.
Phân tán chức năng
8
Bảng 1.2e.
Phân tán dữ liệu
9
Bảng 1.2f
Xử lý phân tán
10
Bảng 1.3.
Các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống phân tán
10
Bảng 3.1.
Các báo cáo thống kê yêu cầu của Đài điều hành 119
52
Bảng 4.1.
Các hoạt động xử lý và dữ liệu phân theo khu vực
56
Bảng 4.2.
Bảng phân quyền cho các nhóm làm việc trên các bảng
59


Chương I
TỔNG QUAN VẾ HỆ THỐNG PHÂN TÁN

Sự thay đổi của môi trường cạnh tranh và những cơ hội mới nảy sinh trong

kinh tế đã thúc đẩy việc cơ cấu lại các công ty: sát nhập, hợp nhất và củng cố đã dẫn
đến việc liên kết hoặc sắp xếp lại các ứng dụng riêng lẻ ở các công ty. Tương tự như
vậy, việc chia nhỏ công ty lại khiến những người quản lý phải mở rộng sự kiểm
soát, dẫn đến yêu cầu phải truy nhập tới các dữ liệu, các ứng dụng và con người trên
một phạm vi rộng lớn.Việc quản lý các luồng dữ liệu trên cơ sở mạng cục bộ (LAN)
với kiến trúc máy quản lý tệp đơn giản đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Vì
thế, các hệ thống phân tán được thiết kế và phát triển. Nhất là khi toàn cầu hóa phát
triển mạnh, nhiều công ty đa quốc gia ra đời và mở rộng hoạt động ra nhiều quốc
gia, lãnh thổ. Tình huống này đòi hỏi phải có những hệ thống thông tin có năng lực
tương ứng trợ giúp hoạt động của họ. Đó chính là những hệ thống phân tán trải rộng
trong nhiều không gian lãnh thổ. Vì thế các hệ thống phân tán phát triển rất nhanh.
Nó có một ý nghĩa to lớn đối với các hoạt động hàng ngày của các tổ chức rộng lớn
và là thành tựu của việc phát triển các hệ thống thông tin.
Một số công nghệ dưới đây đã được sử dụng để hợp nhất, chia nhỏ và phân tán
dữ liệu của các hệ thống thông tin. Những công nghệ đó là mạng với CSDL, CSDL
kiến trúc máy khách/máy dịch vụ và CSDL phân tán cùng với những hệ quản trị
CSDL mạnh [1] cho các hệ thống mạng này.
1.1 Hệ thống phân tán
Hệ thống phân tán là một hệ thống mạng máy tính được phân tán ở những
không gian khác nhau cùng với các dữ liệu và các chương trình được cài đặt và vận
hành trên các thiết bị đó để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau [2,3,9]. Mạng
máy tính có thể là các loại mạng khác nhau được liên kết với nhau. Những loại
mạng điển hình là mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) hay mạng toàn cầu
(Internet). Sự phân tán ở đây điển hình là sự phân tán các dữ liệu và các xử lý trên
các nút của thiết bị mạng trong thời gian mà nó vận hành.


2
1.2 Các hình thức tổ chức hệ thống phân tán
1.2.1 Tổ chức hệ thống mạng địa phương

Các máy tính cá nhân và máy trạm có thể được sử dụng như một hệ thống độc
lập trợ giúp các ứng dụng của địa phương. Tuy nhiên, dữ liệu có thể là có giá trị cho
nhân viên thuộc những nhóm khác nhau. Bằng cách kết nối bên trong giữa các máy
tính, các nhân viên có thể sử dụng chung dữ liệu và các tài nguyên khác của mạng
như máy in, máy fax, . . như vậy sẽ rẻ hơn khi dùng riêng rẽ.
Một mạng cục bộ (Local Area Network - LAN) sẽ trợ giúp một mạng các máy
tính cá nhân với các kho dữ liệu riêng của nó và có thể chia sẻ các thiết bị và phần
mềm trên nó. Một máy tính được gán nhiệm vụ của một máy chủ để lưu trữ CSDL
và các ứng dụng. Các đơn thể của hệ quản trị CSDL sẽ trợ giúp việc truy nhập từ
nhiều người dùng vào CSDL dùng chung.
1.2.1.1 Máy dịch vụ tệp (file Server)
Trong một môi trường LAN, tất cả thao tác dữ liệu đều diễn ra ở máy trạm, ở
đó dữ liệu được yêu cầu. Một hay một số máy dịch vụ tệp được gắn vào mạng LAN.
Một máy dịch vụ tệp là một thiết bị quản lý các hoạt động file và phục vụ các máy
tính cá nhân được kết nối trong mạng LAN.
Trong cấu hình của máy dịch vụ tệp, mỗi máy dịch vụ tệp có một phần đĩa
cứng dành cho mỗi máy cá nhân. Chương trình trên máy cá nhân có thể tham chiếu
đến các file trên đĩa này bằng một đặc tả đường dẫn đến và mọi thư mục cùng file
trên nó.








Khi sử dụng một CSDL trong môi trường máy dịch vụ tệp, mỗi máy cá nhân
được phép sử dụng chương trình ứng dụng CSDL trên nó. Như vậy là có một CSDL
Yêu cầu DL của khách

Gửi trả lại máy khách toàn bộ tệp
Hình 1.1. Kiến trúc máy dịch vụ tệp

Máy dịch
vụ file
Máy
khách







IBM Compatible

Mac II


3
trên máy dịch vụ tệp và nhiều bản sao của nó hoạt động bình thường trên mỗi máy
cá nhân đang hoạt động (hình 1.1). Đặc trưng nguyên thuỷ của mạng LAN dựa trên
máy khách là tất cả mọi thao tác dữ liệu được thực hiện trên máy cá nhân, không
phải trên máy dịch vụ tệp. Máy dịch vụ tệp đơn giản như một thiết bị lưu trữ dữ liệu
dùng chung và là sự mở rộng của máy cá nhân. Như vậy, khi các máy cá nhân làm
việc và có yêu cầu, máy dịch vụ sẽ gửi toàn bộ file tương ứng qua mạng đến máy cá
nhân, và ở đó các thao tác dữ liệu được thực hiện. Các hoạt động an toàn cũng thực
hiện tại máy cá nhân .
1.2.1.2 Những hạn chế của máy dịch vụ tệp
Khi sử dụng máy dịch vụ tệp (file) trên mạng cục bộ có 3 hạn chế sau:

 Sự di chuyển dữ liệu quá nhiều trên mạng.
 Các máy trạm khách phải đủ mạnh.
 Việc kiểm soát dữ liệu là phi tập trung.
1.2.2 Tổ chức hệ thống theo kiến trúc máy khách/máy dịch vụ
(Clien/Server architecture)[10]
Một sự cải tiến trong hệ thống dựa trên mạng LAN là kiến trúc máy
khách/máy dịch vụ, trong đó các dữ liệu và xử lý ứng dụng được phân chia giữa
máy khách và máy dịch vụ. Máy trạm khách thường quản lý các giao diện và trình
diễn dữ liệu, còn máy dịch vụ CSDL đại diện cho việc lưu trữ CSDL và truy nhập
đến nó, xử lý các truy vấn. Kiến trúc máy khách/máy dịch vụ tiêu biểu được mô tả
trên hình 1.2.
Trong kiến trúc máy khách/máy dịch vụ, tất cả các hoạt động phục hồi, an
toàn CSDL và quản lý truy nhập tương tranh đều tập trung ở máy dich vụ. Các chức
năng CSDL trung tâm thường được gọi là máy CSDL trong một môi trường máy
khách/máy dịch vụ. Ở máy dịch vụ, mọi yêu cầu về dữ liệu được thực hiện, và chỉ
những dữ liệu kết quả đáp ứng các yêu cầu mới được gửi về máy khách qua mạng.
Như vậy, máy dịch vụ cung cấp mọi dịch vụ CSDL chung cho các máy khách.
Các ứng dụng xây dựng trên cơ sở kiến trúc máy khách/máy dịch vụ cũng
khác với hệ thống CSDL tập trung trên một máy lớn. Điều khác cơ bản đó là, mỗi
máy khách là một phần thông minh của hệ thống xử lý ứng dụng. Nói cách khác,
chương trình ứng dụng được người dùng thực hiện trên máy khách mà không phải
trên máy dịch vụ. Còn máy dịch vụ quản lý tất cả hoạt động truy nhập dữ liệu và


4
các chức năng kiểm tra. Trong khi đó, trong môi trường máy lớn, tất cả các bộ phận
của hệ thống thông tin (HTTT) được quản lý và thực hiện trên máy lớn.











Một ưu điểm khác của kiến trúc máy khách/máy dịch vụ là khả năng ghép nối
môi trường máy khách với môi trường máy dịch vụ. Máy khách có thể gồm nhiều
loại khác nhau. Điều đó có nghĩa là, nó có thể dùng một hệ thống ứng dụng bất kì
để sinh ra lệnh gửi yêu cầu dữ liệu đến máy dịch vụ (chương trình ứng dụng có thể
viết bằng Quattro, DBASE, Foxpro, ) miễn là có giao diện chương trình ứng dụng
(API) cho máy CSDL.
Kiến trúc máy khách/máy dịch vụ có các ưu điểm sau:
− Cho phép nhận được nhiều lợi ích từ công nghệ máy trạm mini.
− Cho phép thực hiện hầu hết các xử lý gần nguồn dữ liệu được xử lý, nhờ vậy
rút ngắn thời gian và giảm chi phí lưu thông trên mạng.
− Nó tạo điều kiện sử dụng các giao diện đồ hoạ và kỹ thuật trình diễn trực quan
thường sẵn có đối với các máy trạm.
− Nó khuyến khích chấp nhận các hệ mở.
Những hiểu biết về kiến trúc máy dịch vụ tệp và kiến trúc máy khách/máy
dịch vụ cho phép ta có thể trình bày một số các thiết kế cho các hệ phân tán dựa trên
các cấu hình của các kiến trúc trên đây.
IBM Compatible
Mac II
Máy
khách
Máy
dịch vụ
Yêu cầu DL của khách

Kết quả yêu cầu trả lại khách
Hình 1.2. Kiến trúc máy khách/máy dịch vụ



5
1.3 Đặc trưng của các loại hình hệ thống phân tán
Việc chuyển các hệ thống máy lớn trung tâm và các ứng dụng trên máy mạng
cá nhân độc lập sang một hình thức tổ chức các hệ thống phân tán và xử lý trên
nhiều máy khác nhau, đây là một xu hướng phát triển mạnh. Vấn đề đặt ra là cần
lựa chọn hình thức phân tán nào cho mỗi mô hình phân tán cụ thể.
1.3.1 Một số đặc trưng máy dịch vụ tệp và kiến trúc máy khách/máy
dịch vụ
Cả hai mô hình máy dịch vụ tệp và cấu trúc máy khách/máy dịch vụ đều sử
dụng máy cá nhân, máy trạm và nối với nhau bằng mạng LAN. Trong khi kiến trúc
dịch vụ tệp trợ giúp phân tán dữ liệu thì kiến trúc máy khách/ máy dịch vụ trợ giúp
cả phân tán dữ liệu và phân tán xử lý [3,9]. Bảng 1.1. tổng hợp những khác nhau cơ
bản giữa hai loại kiến trúc trên.
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa máy xử lý tệp và kiến trúc máy khách/máy dịch vụ
Đặc trưng
Máy dịch vụ tệp
Máy khách/máy dịch vụ
Xử lý
Chỉ ở khách
Cả máy khách, máy dịch vụ
Truy nhập dữ liệu đồng
thời
Thấp, mỗi máy khách
thực hiện
Cao, máy dịch vụ đảm

nhiệm
An toàn và toàn vẹn
CSDL
Thấp, máy khách quản

Cao, máy dịch vụ đảm
nhiệm
Sử dụng mạng
File lớn, chuyển cả file
Truyền dữ liệu nhiều mức
Bảo trì phần mềm
Thấp, chỉ ở máy dịch vụ
Hỗn hợp, một số phần mềm
có thể gửi đến máy khách
Phần cứng và hệ thống
sự mềm dẻo phần mềm
Ghép nối máy khách và
máy dịch vụ và có thể
phối hợp
Ghép nối máy khách và máy
dịch vụ và có thể phối hợp
1.3.2 Những dạng tiên tiến của kiến trúc máy khách/máy dịch vụ
Ngày nay người ta đã đưa vào mô hình máy khách/máy dịch vụ nhiều chức
năng hệ thống ứng dụng khác nhau dựa trên ba thành phần sau đây:


6
1. Quản trị dữ liệu: các chức năng này quản lý mọi tương tác giữa phần mềm,
file và CSDL, bao gồm việc lấy dữ liệu, truy vấn, cập nhật, an toàn, kiểm tra
tương tranh và phục hồi.

2. Trình diễn dữ liệu: chức năng này quản lý giao diện giữa phần mềm, người
dùng và hệ thống, bao gồm hiển thị, in các biểu báo và thẩm định đầu vào hệ
thống.
3. Xử lý dữ liệu: chức năng này chuyển đổi cái vào thành cái ra bao gồm từ tổng
hợp đơn giản đến các mô hình toán học phức tạp.
Các kiến trúc máy khách/ máy dịch vụ khác nhau phân tán các chức năng kể
trên cho từng máy khách, máy dịch vụ hay cả hai. Theo cách phân tán này có thể có
đến 27 mô hình khác nhau, trong đó chỉ có sáu mô hình là phổ dụng hơn cả (xem
các bảng 1.2).
Công nghệ hiện tại cho phép phát triển ứng dụng sử dụng khi sử dụng một
trong số các mô hình trên thông qua công cụ CASE mà không cần phải tạo ra mã
chương trình riêng cho mỗi loại.
1.3.2.1 Trình diễn thông tin phân tán
Hình thức trình diễn phân tán của kiến trúc máy khách/máy dịch vụ (bảng
1.2a) được sử dụng để làm mới các ứng dụng trên máy dịch vụ và được gửi cho
máy khách. Trong kiến trúc máy khách/máy dịch vụ, công việc gọi "máy quét màn
hình " làm việc trên máy khách để định dạng lại một cách đơn giản các dữ liệu do
máy dịch vụ quản lý. Kết quả này làm dễ dàng việc sử dụng báo cáo, biểu mẫu và
giao diện mà không phá huỷ hoặc phải viết lại hệ thống cũ.
Bảng 1.2a.Trình diễn thông tin phân tán
Chức năng
Máy khách
Máy dịch vụ
Quản lý dữ liệu

Quản lý mọi dữ liệu
Phân tích dữ liệu

Phân tích mọi dữ liệu
Trình diễn dữ liệu

Dữ liệu trình diễn trên máy
dịch vụ được định dạng để
trình diễn cho người dùng
Dùng dữ liệu gửi cho khách
, sử dụng công nghệ trình
diễn của máy dịch vụ


7
Trình diễn phân tán đã hạn chế được sự hoạt động của các biểu mẫu, báo cáo
đang tồn tại, và khi cần những đơn thể trình diễn trên cả máy khách và máy dịch vụ
có thể thay đổi và bảo trì đồng thời.
1.3.2.2 Trình diễn từ xa
Kiểu trình diễn từ xa của mô hình máy khách/máy dịch vụ (bảng 1.2b) đặt tất
cả các chức năng trình diễn dữ liệu trên máy khách nên phần mềm trên máy khách
có mọi khả năng trình diễn những dữ liệu định dạng. Kiến trúc tạo ra một sự mềm
dẻo rất lớn so với kiến trúc trình diễn phân tán. Khi người dùng cần thay đổi các
biểu mẫu, báo cáo hay nội dung mới thì chỉ cần bảo trì phần mềm trên máy khách.
Ngày nay định dạng siêu văn bản (HTML, XML) trở thành định dạng chung
cho hệ mạng toàn cầu Internet [7]. Vì vậy, mọi máy khách trong hệ này được trang
bị sẵn các phần mềm trình duyệt (như Netscape, Internet Explorer, ) có thể trình
duyệt mọi thông tin lấy về từ mọi máy dịch vụ trên hệ thống mà nó có thể kết nối
được.
Bảng 1.2b. Trình diễn từ xa
Chức năng
Máy khách
Máy dịch vụ
Quản lý dữ liệu

Quản lý mọi dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Phân tích mọi dữ liệu
Trình diễn dữ liệu
Dữ liệu phân tích trên
máy dịch vụ được định
dạng để trình diễn cho
người dùng

1.3.2.3 Quản lý dữ liệu từ xa
Hình thức quản lý dữ liệu từ xa của kiến trúc máy khách/máy dịch vụ (bảng
1.2c) đặt mọi phần mềm ở máy khách, trừ các phần mềm quản lý dữ liệu. Trên một
hệ thống mạng tốc độ cao, tất cả các dữ liệu cần cho sự phân tích (mà không phải
cho sự trình diễn) đều có thể truyền từ máy dịch vụ đến máy khách.





8
Bảng 1.2c. Quản lý dữ liệu từ xa
Chức năng
Máy khách
Máy dịch vụ
Quản lý dữ liệu

Quản lý mọi dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Dữ liệu thô được lấy từ
máy dịch vụ và được phân

tích

Trình diễn dữ liệu
Trình diễn tất cả dữ liệu

Trên máy khách có thể sử dụng các phần mềm bất kỳ (Excel, MATLAB, ) để
xử lý dữ liệu có được. Như vậy CSDL trên máy dịch vụ được sử dụng chung nhưng
nó vẫn quản lý tập trung. Ngày nay, do sự phát triển của kỹ thuật phần cứng, các
máy khách là đủ mạnh (fast client), đủ khả năng để lưu trữ được các dữ liệu lớn và
tiến hành các xử lý cần thiết.
1.3.2.4 Phân tán chức năng
Kiến trúc máy khách/máy dịch vụ với chức năng phân tán (bảng 1.2d) phân
tán các chức năng phân tích trên cả máy khách và máy dịch vụ, để toàn bộ phần
trình diễn dữ liệu trên máy khách, tất cả chức năng quản lý dữ liệu trên máy chủ.
Kiến trúc này cho phép cài đặt các chức năng phân tích trên các máy mà có chi phí
hiệu quả nhất. Chẳng hạn, những phân tích đòi hỏi nhiều dữ liệu có thể đặt trên máy
dịch vụ mà trên đó lưu trữ phần lớn các dữ liệu cần thiết cho việc phân tích sẽ giảm
lưu lượng thông tin phải truyền trên mạng. Tuy nhiên, trong môi trường này, việc
phát triển, kiểm thử và bảo trì không tránh khỏi khó khăn vì nó liên quan đến việc
đảm bảo sự phối hợp nhất quán giữa các chức năng phân tích được phân tán cả trên
máy khách và máy dịch vụ.
Bảng 1.2d. Phân tán chức năng
Chức năng
Máy khách
Máy dịch vụ
Quản lý dữ liệu

Quản lý mọi dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Các dữ liệu được lấy và phân

tích từ máy dịch vụ
Các dữ liệu được lấy và
phân tích từ máy dịch vụ
sau đó truyền cho máy
khách


9
Trình diễn dữ liệu
Tất cả dữ liệu (được phân
tích cả trên máy dịch vụ và
máy khách)

1.3.2.5 Cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed Database)
Kiến trúc máy khách/máy dịch vụ với CSDL phân tán (bảng 1.2e) đặt mọi
chức năng trên máy khách, trừ phần dữ liệu và chức năng quản lý được dự kiến cho
máy dịch vụ. Trong trường hợp này, mỗi máy khách (máy trạm) được lưu trữ các dữ
liệu cần thiết thường xuyên cho các xử lý của nó. Chỉ dữ liệu dùng chung mới đặt
trên máy dịch vụ và được chia sẻ cho mọi máy khách. Chương trình của máy khách
có thể gọi đến cả máy trạm địa phương hay máy dịch vụ với cùng một truy vấn.
Khái niệm về phân đoạn dữ liệu theo chiều dọc hay phân đoạn dữ liệu theo chiều
ngang được sử dụng để quyết định xem dữ liệu nào được lưu trữ trên máy khách
hay máy dịch vụ nào.
Bảng 1.2e. Phân tán dữ liệu
Chức năng
Máy khách
Máy dịch vụ
Quản lý dữ liệu
Quản lý dữ liệu địa phương
Chia sẻ quản lý dữ liệu

trên máy dịch vụ
Phân tích dữ liệu
Dữ liệu được lấy từ cả máy khách
và máy dịch vụ để phân tích

Trình diễn dữ
liệu
Tất cả dữ liệu

Nhiều công cụ đã được phát triển (như Designer 2000 của Oracle) để làm đơn
giản hoá việc thiết kế và triển khai các hệ thống CSDL phân tán.
1.3.2.6 Xử lý phân tán (Distributed Processing)
Kiến trúc máy khách/ máy dịch vụ với xử lý phân tán (bảng 1.2f) phối hợp các
đặc trưng tốt nhất của chức năng phân tán và CSDL phân tán bằng cách liên kết
chúng lại trên cả máy khách và máy dịch vụ, và chỉ để lại chức năng trình diễn cho
máy khách. Mô hình này cho phép định vị một cách mềm dẻo cả chức năng phân
tích và dữ liệu ở nơi mà chúng hoạt động là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng như các mô
hình khác, mô hình này không tránh khỏi một số khó khăn như nó vốn có từ các mô
hình đã nêu trên.


10
Những mô hình kiến trúc nêu trên cho các nhà thiết kế một phạm vi rộng rãi
để lựa chọn một mô hình thích hợp đối với mỗi trường hợp cụ thể. Cũng giống như
đối với các thiết kế vật lý khác, những chuẩn mực của tổ chức và các ràng buộc mà
tổ chức đặt ra (thời gian đáp ứng, trình độ người sử dụng, ) phải được xem xét khi
lựa chọn một mô hình thích hợp.
Bảng 1.2f. Xử lý phân tán
Chức năng
Máy khách

Máy dịch vụ
Quản lý dữ liệu
Quản lý dữ liệu địa
phương
Chia sẻ quản lý dữ liệu trên
máy dịch vụ
Phân tích dữ liệu
Dữ liệu được lấy từ cả
máy khách và máy dịch
vụ để phân tích
Dữ liệu được lấy từ máy dịch
vụ để phân tích. Sau đó gửi cho
máy khách để phân tích tiếp và
trình diễn
Trình diễn dữ liệu
Tất cả dữ liệu

1.3.3 Sự cân bằng giữa các yếu tố trong hệ phân tán
Đối tượng chủ yếu của CSDL phân tán là cung cấp dịch vụ truy nhập dữ liệu
cho người sử dụng ở mọi nơi khác nhau. Để đáp ứng được mục tiêu đó, hệ thống
phân tán phải có được tính trong suốt địa phương. Tính trong suốt địa phương được
hiểu là một người sử dụng ở bất kì một địa phương nào khi yêu cầu dữ liệu thì họ
không cần biết các dữ liệu họ cần được lưu trữ ở đâu.
Mỗi yêu cầu bất kì để lấy dữ liệu hay cập nhật dữ liệu ở một trạm nào đó đều
được đáp ứng tự động bằng cách hệ thống gửi các thông tin cần thiết đến trạm này.
Các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống phân tán cho trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống phân tán
Các ưu điểm
Các nhược điểm
− Tăng cường khả năng của hệ thống

liên quan đến sự dư thừa
− Kiểm soát dữ liệu địa phương theo
hướng hoàn thiện sự tích hợp và
quản trị dữ liệu từ xa.
− Phần mềm đắt và phức tạp
− Phải xử lý mọi thay đổi thông
báo trong mọi địa điểm


11
− Tăng cường các đơn thể ứng dụng
và CSDL mà không làm cản trở
người sử dụng hiện tại
− Đáp ứng nhanh hầu hết các ứng
dụng sử dụng dữ liệu ở tại địa
phương.
− Khó kiểm soát được tính toàn
vẹn dữ liệu với nhiều bản sao
dữ liệu và được phân bố rộng
rãi.
− Đáp ứng chậm nhu cầu trong
trường hợp các phần mềm ứng
dụng không được phân bố phù
hợp với việc sử dụng chúng.
1.4 Tổ chức dữ liệu trong hệ thống phân tán
Một cơ sở dữ liệu phân tán là một cơ sở dữ liệu vật lý được phân chia một
cách vật lý trên nhiều máy tính ở nhiều địa phương và kết nối với nhau bằng một
mạng truyền thông dữ liệu. Các máy trạm của hệ thống có thể được phân bố trên
một vùng rộng lớn. Chẳng hạn như toàn thế giới hoặc trong một phạm vi nhỏ như
trong một ngôi nhà. Các máy tính trong hệ thống có thể là máy cá nhân đến máy lớn

hay máy cực lớn.
1.4.1 Chiến lược phân tán dữ liệu
Nhiều tổ chức có mạng tính toán phân tán. Đối với những tổ chức này, vấn đề
quan trọng khi thiết kế vật lý là phải quyết định phân bố và định vị dữ liệu như thế
nào trong mạng. Bốn chiến lược phân tán dữ liệu cơ bản là:
1. Tập trung dữ liệu: tất cả dữ liệu tập trung tại một chỗ. Cách này là đơn giản,
nhưng có ba nhược điểm:
 Các dữ liệu không sẵn sàng cho người sử dụng truy nhập từ xa.
 Chi phí truyền thông dữ liệu tốn kém, có thể cao.
 Toàn bộ hệ thống ngừng khi cơ sở dữ liệu ngừng hoạt động.
2. Chia nhỏ dữ liệu: cơ sở dữ liệu được chia thành các phần nhỏ liên kết với nhau
(không trùng lắp). Mỗi phần dữ liệu này được đưa đến gần những người sử
dụng ở từng địa phương để họ dễ dàng truy nhập hơn.
3. Sao lặp dữ liệu : Cơ sở dữ liệu được sao thành nhiều bản sao từng phần hay
đầy đủ và được đặt ở hai hay nhiều vị trí trên mạng. Nếu bản sao của CSDL
được lưu trữ tại mọi trạm ta có trường hợp sao lặp đầy đủ. Phương thức này
làm cực đại việc truy nhập tới dữ liệu ở mọi địa phương. Tuy nhiên, phương


12
thức này nảy sinh nhiều vấn đề khi cập nhật: khi có thay đổi dữ liệu ở một cơ
sở thì cần được xử lý lại và đồng bộ hoá dữ liệu cho tất cả các vị trí khác. Một
kỹ thuật mới hơn cho phép tạo các bản sao không đầy đủ phù hợp với yêu cầu
dữ liệu mỗi trạm lưu trữ và một bản đầy đủ ở máy dịch vụ. Sau mỗi thời gian,
các bản sao được làm đồng bộ với bản chính ở máy dịch vụ bằng một công cụ
phần mềm nào đó. Phần mềm Brieafcase là một công cụ của Microsoft cho
phép thực hiện dịch vụ này trên cơ sở dữ liệu Acesss.
4. Phương thức lai: với chiến lược này, cơ sở dữ liệu được phân thành phần quan
trọng và không quan trọng. Phần ít quan trọng được lưu trữ chỉ ở một nơi,
trong khi các mảng quan trọng hơn được lưu trữ ở nhiều nơi.

Khi xem xét tất cả các vấn đề và các khả năng có thể, vấn đề phân tích phân
tán dữ liệu trên mạng trở nên vô cùng phức tạp.
1.4.2 Kiến trúc cơ bản của một cơ sở dữ liệu phân tán
Sơ đồ dưới đây cho ta một kiến trúc cơ bản (hình 1.3) để tổ chức cho bất kỳ
một cơ sở dữ liệu phân tán nào. [9]























Sơ đồ phân đoạn : Mỗi quan hệ tổng thể có thể chia thành một vài phần nhỏ
hơn không giao nhau được gọi là đoạn (fragments). Có nhiều cách khác nhau để

Sơ đồ tổng thể
Sơ đồ phân đoạn
Sơ đồ định vị
Sơ đồ ánh xạ địa phương 1
Sơ đồ ánh xạ địa phương 2
DBMS của vị trí 1
DBMS của vị trí 2
CSDL địa phương tại vị trí 2
CSDL địa phương tại vị trí 1

Độc lập với
các vị trí
(Các vị trí khác)
. . . . .
Hình 1.3. Kiến trúc cơ bản của cơ sở dữ liệu phân tán



13
thực hiện việc phân chia này. Sơ đồ tổng thể mô tả các ánh xạ giữa các quan hệ tổng
thể và các đoạn được định nghĩa trong sơ đồ phân đoạn. Ánh xạ này là một nhiều.
Có thể có nhiều đoạn liên kết tới một quan hệ tổng thể, nhưng mỗi đoạn chỉ liên kết
tới nhiều nhất là một quan hệ tổng thể. Các đoạn được chỉ ra bằng tên của quan hệ
tổng thể cùng với tên của chỉ mục đoạn.
Sơ đồ định vị: các đoạn là các phần lôgic của một quan hệ tổng thể được định
vị trên một hoặc nhiều vị trí vật lý trên mạng. Sơ đồ định vị xác định đoạn nào ở các
trạm nào. Lưu ý rằng, kiểu ánh xạ được định nghĩa trong sơ đồ định vị quyết định
cơ sở dữ liệu phân tán là dư thừa hay không. Tất cả các đoạn liên kết với cùng một
quan hệ tổng thể R và được định vị tại cùng một trạm j cấu thành ảnh vật lý của
quan hệ tổng thể R tại trạm j. Bởi vậy, ta có thể ánh xạ một-một giữa một ảnh vật lý

và một cặp (quan hệ tổng thể, trạm) (hình 1.4). Các ảnh vật lý có thể được chỉ ra
bằng tên của một quan hệ tổng thể và một chỉ mục trạm .
Ví dụ: Ký hiệu R
i
chỉ tới đoạn thứ i của quan hệ tổng thể R (hình 1.4).
Kí hiệu R
j
là ảnh vật lý của quan hệ tổng thể R tại trạm j (hình 1.4)


























Sơ đồ ánh xạ địa phương: ánh xạ các ảnh vật lý tới các đối tượng được các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu địa phương thao tác tại các trạm. Ánh xạ này phụ thuộc vào
R
R
1

R
2

R
3
R
4

(R
1
1
)
(R
1
2
)
(R
2
1
)


(R
2
2
)
(R
3
2
)
(R
3
3
)

(R
3
4
)

(R
3
4
)
R
1
(Trạm 1)
R
2
(Trạm 2)
R
3

(Trạm 3)
Các phân đoạn
Các ảnh vật lý
Quan hệ tổng thể
Hình 1.4. Các đoạn và các ảnh vật lý của một quan hệ tổng thể

×