Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu chuẩn OGC và ứng dụng cho bài toán quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường cấp địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 82 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ






ĐINH THỊ PHƢƠNG THẢO









NGHIÊN CỨU CHUẨN OGC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG
CẤP ĐỊA PHƢƠNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ









Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ






ĐINH THỊ PHƢƠNG THẢO





NGHIÊN CỨU CHUẨN OGC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG
CẤP ĐỊA PHƢƠNG





Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm
Mã số: 60 48 10




LUẬN VĂN THẠC SĨ






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trƣơng Ninh Thuận

Hà Nội - 2011

-iii-

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU viv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viivi
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT xvii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHUẨN OGC 5
(OPEN GEOSPATIAL CONSORTIUM) 5

1.1. Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về GIS 5
1.1.2. Các nhiệm vụ của hệ thống thông tin địa lý - GIS 10
1.1.3. Ứng dụng của GIS 11
1.1.4. Các công nghệ liên quan đến GIS 12
1.2. Các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) 13
1.2.1. Giới thiệu 13
1.2.2. Cơ chế hoạt động 15
1.2.3. Tổng quan các đặc tả dịch vụ web OGC (OGC Web Services) 16
1.2.4. Dịch vụ bản đồ WMS (Web Map Service) 20
1.2.5. Dịch vụ bản đồ WFS (Web Feature Service) 24
1.2.6. Dịch vụ bản đồ WCS (Web Coverage Service) 31
1.2.7. Ngôn ngữ trình bày bản đồ (Styled Layer Descriptor) 34
1.2.8. Ngôn ngữ thể hiện dữ liệu địa lý GML (Geography Markup Language) . 38
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƢỚC 4241
CẤP ĐỊA PHƢƠNG 4241
2.1. Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trƣờng cấp Địa phƣơng 4241
2.1.1. Hiện trạng dữ liệu tài nguyên môi trường địa phương 4745
2.1.2. Kiến trúc cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường địa phương 4746
2.2. Cơ sở dữ liệu tài nguyên nƣớc và giải pháp 4847
2.2.1. Khảo sát hiện trạng về tài nguyên nước 4847
2.2.2. Phân tích và giải pháp cho dữ liệu tài nguyên nước 4948
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM PHÂN PHỐI 5654
-iv-

DỮ LIỆU KHÔNG GIAN 5654
3.1. Xây dựng mô hình Use-Case 5654
3.1.1. Tác nhân 5654
3.1.2. Tổng quan hệ thống 5654
3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu 6462

3.3. Chƣơng trình 6765
3.4. Đánh giá 6966
KẾT LUẬN 7168
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7269
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHUẨN OGC 5
(OPEN GEOSPATIAL CONSORTIUM) 5
1.1. Giới thiệu hệ thống thông tin Địa lý (GIS) 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về GIS 5
1.1.2. Các nhiệm vụ của hệ thống thông tin Địa lý - GIS 10
1.1.3. Ứng dụng của GIS 11
1.1.4. Các công nghệ liên quan đến GIS 12
1.2. Các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) 13
1.2.1. Giới thiệu 13
1.2.2. Cơ chế hoạt động 15
1.2.3. Tổng quan các đặc tả OGC Web Services 16
1.2.4. Dịch vụ bản đồ WMS (Web Map Service) 20
1.2.5. Dịch vụ bản đồ WFS (Web Feature Service) 24
1.2.6. Dịch vụ bản đồ WCS (Web Coverage Service) 31
1.2.7. Ngôn ngữ trình bày bản đồ (Styled Layer Descriptor) 34
1.2.8. Ngôn ngữ thể hiện dữ liệu địa lý GML (Geography Markup Language)
37
Formatted

Formatted: Font: (Default) Arial

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted: Font: (Default) Arial
Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted


Formatted

Formatted

Formatted

-v-

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC 41
CẤP ĐỊA PHƯƠNG 41
2.1. Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường cấp Địa phương 41
2.1.1. Hiện trạng dữ liệu tài nguyên môi trường Địa phương 44
2.1.2. Kiến trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường Địa phương 44
2.2. Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và giải pháp 45
2.2.1. Khảo sát hiện trạng về tài nguyên nước 45
2.2.2. Phân tích và giải pháp cho dữ liệu tài nguyên nước 46
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM PHÂN PHỐI 52
DỮ LIỆU KHÔNG GIAN 52
3.1. Xây dựng mô hình Use-Case 52
3.1.1. Tác nhân 52
3.1.2. Tổng quan hệ thống 52
3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu 60
3.3. Chương trình 62
3.4. Đánh giá 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Formatted


Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted

Formatted: Font: (Default) Arial
Formatted

Formatted

Formatted: Font: (Default) Arial
Formatted

Formatted

-vi-


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng1.1.Các chuẩn dịch vụ web OGC (OGC Web Services) 19
Bảng 1.2.Các ký tự trong truy vấn WMS [11] 21
Bảng 1.3.Tham số trong yêu cầu HTTP GET [11] 21
Bảng 1.4.Các tham số yêu cầu của thao tác GetCapabilities [11]. 21
Bảng 1.5.Các tham số của thao tác GetMap [11]. 23
Bảng 1.6.Các tham số của thao tác GetFeatureInfo[11]. 24
Bảng 1.7.Tham số yêu cầu GET và POST[8] 31
Bảng 1.8.Các tham số yêu cầu WCS [8] 32
Bảng 1.9.Tham số của thao tác DescribeCoverage[8]. 33
Bảng 1.10.Tham số của thao tác GetCoverage[8] 34
Bảng 1.11. Các thuộc tính hình học trong GML 40
Bảng 2.2.Hạng mục dữ liệu tài nguyên nước 4948
Bảng 3.1.Đặc tả Use-Case quản lý bản đồ 5856
Bảng 3.2.Đặc tả Use-Case quản lý bản đồ 6058
Bảng 3.3.Thuộc tính thực thể ctrBando 6058
Bảng 3.4.Hành động thực thể ctrBando 6260
Bảng 3.5.Thuộc tính thực thể frmBando 6260
Bảng 3.6.Hành động thực thể frmBando 6462
Bảng 3.7.Danh mụckhu vực hành chính 6462
Bảng 3.8.Danh mục bản đồ 6563
Bảng 3.9.Dịch vụ 6563
Bảng 3.10.Chi tiết dịch vụ 6664
Bảng1.1.Các chuẩn OGC Web Services 5
Bảng 1.2.Các ký tự trong truy vắn WMS [11] 6
Bảng 1.3.Tham số trong yêu cầu HTTP GET [11] 6
-vii-

Bảng 1.4.Các tham số yêu cầu của thao tác GetCapabilities [11]. 7
Bảng 1.5.Các tham số của thao tác GetMap[11]. 9

Bảng 1.6.Các tham số của thao tác GetFeatureInfo[11]. 9
Bảng 1.7.Tham số yêu cầu GET và POST[8] 17
Bảng 1.8.Các tham số yêu cầu WCS [8] 17
Bảng 1.9.Tham số của thao tác DescribeCoverage[8]. 18
Bảng 1.10.Tham số của thao tác GetCoverage[8] 19
Bảng 1.11. Các thuộc tính hình học trong GML 25
Bảng 2.2.Hạng mục dữ liệu tài nguyên nước 31
Bảng 3.1.Đặc tả Use-Case quản lý bản đồ 39
Bảng 3.2.Đặc tả Use-Case quản lý bản đồ 41
Bảng 3.3.Thuộc tính thực thể ctrBando 41
Bảng 3.4.Hành động thực thể ctrBando 43
Bảng 3.5.Thuộc tính thực thể frmBando 43
Bảng 3.6.Hành động thực thể frmBando 45
Bảng 3.7.Danh mục bản đồ 45
Bảng 3.8.Dịch vụ 45
Bảng 3.9.Chi tiết dịch vụ 46




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình1.1.Hệ thông tin Địa lý. 6
Hình 1.2.Mô hình công nghệ hệ thống GIS 6
Hình 1.3.Các thành phần của hệ thống GIS 8
-viii-

Hình 1.4.Các thành phần phần cứng của hệ thống GIS 9
Hình 1.5.Các thành phần phần mềm của hệ thống GIS 10
Hình 1.6.Mô hình web-gis theo chuẩn OGC [12]. 14
Hình 1.7.Dịch vụ web (Web services) và kiến trúc hướng dịch vụ 16

Hình 1.7.Quá trình xử lý các yêu cầu WFS [7]. 25
Hình 1.8.Cấu trúc một Geometry collection trong GML 39
Hình 1.9.Cấu trúc của các đối tượng 40
Hình 2.1.Mô hình cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường Địa phương 4342
Hình 2.2.Kiến trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường Địa phương 4847
Hình 2.3.Mô hình kiến trúc ứng dụng tài nguyên nước Địa phương 5452
Hình 3.1. Sơ đồ các tác nhân tham gia hệ thống 5654
Hình 3.2. Sơ đồ tổng quan các chức năng hệ thống tài nguyên nước 5755
Hình 3.3.Use Case Quản lý bản đồ 5755
Hình 3.4. Sơ đồ chi tiết chức năng quản lý bản đồ 5856
Hình 3.5. Sơ đồ quan hệ thực thể 6058
Hình 3.6.Ràng buộc giữa các bảng 6764
Hình 3.7. Giao diện chức năng quản lý danh mục bản đồ 6865
Hình 3.8. Giao diện chức năng mapviewer 6865
Hình 3.9. Giao diện chức năng bật tắt lớp 6966
Hình1.1.Hệ thông tin Địa lý. 5
Hình 1.2.Mô hình công nghệ hệ thống GIS 6
Hình 1.3.Các thành phần của hệ thống GIS 8
Hình 1.4.Các thành phần phần cứng 9
Hình 1.5.Các thành phần phần mềm 10
Hình 1.6.Mô hình WEBGIS theo chuẩn OGC[12] 1
Hình 1.7.Web services và kiến trúc hướng services 2
-ix-

Hình 1.7.Quá trình xử lý các yêu cầu WFS [7]. 11
Hình 1.8.Cấu trúc một Geometry collection trong GML 25
Hình 1.9.Cấu trúc của các đối tượng 26
Hình 2.1.Mô hình cơ sở dữ liệu Địa tài nguyên môi trường Địa phương 27
Hình 2.2.Kiến trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường Địa phương 31
Hình 2.3.Mô hình ứng dụng tài nguyên nước Địa phương 36

Hình 3.1.Tác nhân hệ thống tài nguyên nước 38
Hình 3.2.Tổng quan hệ thống tài nguyên nước 39
Hình 3.3.Use Case Quản lý bản đồ 39
Hình 3.4.Chi tiết chức năng quản lý bản đồ 40
Hình 3.5.Quan hệ thực thể 42
Hình 3.6.Ràng buộc giữa các bảng 48
Hình 3.7.Quản lý danh mục bản đồ 49
Hình 3.8.Mapview 49
Hình 3.9.Bật tắt lớp 50
-x-

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CAD
: Thiết kế được trợ giúp bởi máy tính (Computer Aided Design)
CSDL
: Cơ sở dữ liệu
DBMS
: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management Systems)
GIS
: Hệ thống thông tin Địa lý (Geographic Information System)
GPS
: Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)
HTTĐL
: Hệ thống thông tin Địa lý
HTTP
: Giao thức truyền tải siêu văn bản (Hyper Text Transfer Protocol)
GML
: Ngôn ngữ thể hiện dữ liệu địa lý (Geography Markup Language)
OGC

: Cộng đồng không gian Địa lý mở (Open Geospatial Consortium)
SLD
: Ngôn ngữ trình bày bản đồ (Styled Layer Descriptor)
TNMT
: Tài nguyên môi trường
URI
: Định danh tài nguyên (Uniform Resource Identifier)
URL
: Định danh Địa chỉ tài nguyên trang mạng (Uniform Resource Locator)
WCS
: Dịch vụ bản đồ WCS (Web Coverage Service)
WFS
: Dịch vụ bản đồ WFS (Web Feature Service)
WMS
: Dịch vụ bản đồ WMS (Web Map Service)
XML
: Ngôn ngữ đánh dấu có thể mở rộng (eXtensible Markup Language)
Formatted Table


-1-

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu năng lượng
cần để cung ứng tăng cao, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên được con người khai thác
triệt để thì vấn đề quản lý nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia được đặt lên hàng đầu.
Việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào cho hợp lý, cân đối giữa các vùng, miền
của đất nước là một bài toán đã và đang được giải quyết. Nước ta có nguồn tài nguyên
phong phú, đa dạng nhưng lại không được phân bố đồng đều giữa các vùng, nên việc

quản lý dữ liệu tài nguyên (bao gồm dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian) tại các
Tỉnh, Thành phố (Địa phương) Việt Nam vẫn chưa hiệu quả, khó khăn trong việc triển
khai.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ra đời vào những năm 1960 là một nhánh của
công nghệ thông tin và là sự kết hợp của công nghệ thông tin, khoa học trái đất và
khoa học thông tin địa lý. GIS đang từng ngày phát triển, ứng dụng rộng rãi và sử
dụng có hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên, thiên nhiên và môi trường.
Qua việc khảo sát và thực tế tại các Địa phương, tác giả nhận thấy dữ liệu tài
nguyên môi trường ở các Địa phương rất đa dạng và phong phú nhưng việc quản lý và
phân phối dữ liệu không gian còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi và tìm
hiểu của người dân, doanh nghiệp, việc trao đổi dữ liệu giữa các Địa phương, giữa Địa
phương với Trung ương gặp nhiều khó khăn.
Những hạn chế, khó khăn đó đến từ việc, hiện nay việc thu thập, lưu trữ, quản
lý và phân phối dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu không gian ở các Địa phương chưa được
thống nhất, còn manh mún và có nhiều hạn chế. Một số dữ liệu không gian vẫn được
quản lý và lưu trữ trên giấy dưới dạng các bản đồ, biểu đồ, một số dữ liệu không gian
được số hóa, biên tập dưới nhiều định dạng khác nhau dựa trên nền tảng công nghệ
của nhiều hãng khác nhau như AutoCAD, Microstation (Bentley), MapInfo, Arcgis
(Esri), …Dữ liệu này được quản lý ở nhiều đơn vị, nhiều cấp độ do đó gây khó khăn
trong việc tích hợp và phân phối thông tin. Phần lớn việc chia sẻ, trao đổi các dữ liệu,
thông tin tài nguyên môi trường này chỉ diễn ra trong nội bộ các đơn vị, cơ quan nhà
nước trong ngành tại Địa phương, với người dân và doanh nghiệp thì rất khó tiếp cận
đến nguồn dữ liệu này. Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu trước đây gặp khó khăn là do
chia sẻ trực tiếp, theo mô hình 1-1, trên cơ sở chia sẻ dữ liệu gốc, qua file dữ liệu.
Hiện nay, công nghệ đã cho phép chia sẻ dữ liệu đến nhiều người sử dụng, nhiều


-2-

người sử dụng có thể đồng thời sử dụng cùng một nguồn dữ liệu, thông qua các hệ

thống web-gis hoặc gis-portal, dữ liệu được chia sẽ thông qua các dịch vụ dữ liệu,
trong đó có dịch vụ bản đồ. Có thể liệt kê ra các Địa phương đi đầu trong việc áp dụng
các công nghệ mới trong việc quản lý và phân phối dữ liệu tương đối thành công như:
TP Huế (với GIS Huế), TP Hồ Chí Minh (với HCM Gis Portal), tỉnh Vĩnh Phúc (với
Web-gis tỉnh Vĩnh Phúc), ….
Không chỉ việc theo dõi tìm hiểu của người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn mà
việc trao đổi qua lại dữ liệu giữa các Địa phương, giữa Địa phương và Trung ương
cũng gặp các khó khăn tương tự, khi mà tại các Địa phương vẫn dùng các phương
pháp thủ công để trao đổi đó là sao chép từ máy này sang máy khác vừa không tiện
dụng lại mất thời gian, đôi khi còn làm sai lệch nguồn dữ liệu gốc theo kiểu “tam sao
thất bản”.
Để giải quyết khó khăn, hạn chế đã nêu ở trên, cộng với việc thực tế các khó
khăn đã gặp trong quá trình thực hiện các dự án, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu và
nhận thấy rằng các đặc tả OGC, được cung cấp bởi tổ chức OGC (Open Geospatial
Consortium) sẽ giúp các Địa phương có thể vận hành, phân phối dữ liệu không gian
hợp lý, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người dân, doanh nghiệp và thực hiện việc trao
đổi, đồng bộ với Địa phương khác và Trung ương hiệu quả hơn vì hầu hết các sản
phầm GIS đều hỗ trợ các đặc tả: Web Map Service (WMS), Web Feature Service
(WFS), Web Coverage Service (WCS), eXtensible Markup Language (XML).Trong
đó các dịch vụ bản đồ WMS, WFS, WCS cho phép hiển thị bản đồ, chồng xếp các lớp
thông tin (layer), tùy biến người dùng, còn XML đã được sử dụng rất nhiều như là một
định dạng trung gian cho phép trao đổi giữa nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, dựa trên
cấu trúc XML đó, OGC đã phát triển thành một dạng đặc tả mới, đó là Geography
Markup Language (GML), cho phép truyền tải và lưu trữ các thông tin địa lý bao gồm
cả thông tin hình học và thuộc tính của đối tượng địa lý. Trước đây, các phần mềm
thương mại như AutoCAD, MicroStation, MapInfo, Arcgis Desktop, … tự đưa ra cho
mình các chuẩn riêng trong việc trình bày, biên tập bản đồ, các chuẩn này là chuẩn
đóng, chỉ được hiểu và hiển thị đúng trong trường hợp sử dụng đúng phần mềm
thương mại đã tạo ra nó. Để thống nhất được cấu trúc định nghĩa việc hiển thị và trình
bày các dữ liệu không gian, bản đồ, OGC đã thống nhất và đưa ra đặc tả Styled Layer

Descriptor (SLD) cho phép người dùng có thể định nghĩa các kiểu hiển thị, trình bày
bản đồ như: màu sắc, độ đậm nét, ký hiệu hiển thị (symbol) của các đối tượng đồ họa
dạng điểm, dạng đường, dạng vùng, …mà tất cả người sử dụng nếu biết, hiểu chuẩn
SLD đều có thể hình dung, tất cả các phần mềm thương mại đã tích hợp module đọc


-3-

và hiển thị chuẩn SLD đều có khả năng hiển thị một cách thống nhất. Sự kết hợp của
các đặc tả OGC về dịch vụ bản đồ (WMS, WFS, WCS) và các đặc tả GML, SLD giúp
cho chúng ta có thể tích hợp, đồng bộ và phân phối, chia sẻ dữ liệu không gian một
cách thống nhất, đồng bộ trên môi trường đa người dùng.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu chuẩn OGC và ứng dụng cho bài
toán quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường cấp Địa phương” để nghiên cứu.
Trong các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường cấp
Địa phương, cơ sở dữ liệu thành phần tài nguyên nước là một cơ sở dữ liệu điển hình,
dữ liệu không gian và thuộc tính trong lĩnh vực tài nguyên nước lớn, có ý nghĩa kinh tế
- xã hội quan trọng, là đầu vào của nhiều bài toán, nhiều dự án mang tính trọng điểm,
và theo đặc thù đa phần các Địa phương đều có. Do vậy, trong luận văn này, tác giả sẽ
đi sâu nghiên cứu một số chuẩn OGC và áp dụng các chuẩn này cho cơ sở dữ liệu tài
nguyên nước, xây dựng ứng dụng web-gis phân phối dữ liệu không gian lĩnh vực tài
nguyên nước.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số chuẩn OGC và áp dụng vào việc phân phối,
trao đổi thông tin dữ liệu không gian ở Địa phương, trong luận văn tác giả lấy dữ liệu
lĩnh vực tài nguyên nước một loại dữ liệu điển hình mà Địa phương nào cũng có để
xây dựng một ứng dụng thử nghiệm quy mô nhỏ cho phép phân phối dữ liệu không
gian dưới dạng các dịch vụ bản đồ theo chuẩn OGC.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: các chuẩn OGC Web Services: WMS, WFS,

WCS và các chuẩn OGC khác như GML, SLD, cơ sở dữ liệu Địa
phương, cơ sở dữ liệu không gian lĩnh vực tài nguyên nước ở Địa
phương.
 Phạm vi nghiên cứu:
• Với các đặc tả: hoạt động và sử dụng các phương thức, thao tác cơ
bản của các đặc tả.
• Với dữ liệu: dữ liệu không gian tài nguyên nước.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


-4-

 Nghiên cứu hoạt động và sử dụng một số đặc tả cơ bản của OGC như
WMS, WFS, WCS, GML và SLD.
 Nghiên cứu các đặc điểm cơ sở dữ liệu Địa phương đặc biệt là tài nguyên
nước.
 Xây dựng ứng dụng thử nghiệm web-gis phân phối dữ liệu không gian
lĩnh vực tài nguyên nước cấp Địa phương.
 Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn này có thể được áp dụng đối với
việc phân phối dữ liệu không gian thuộc Dự án Xây dựng Cơ sở dữ liệu
Quốc gia về tài nguyên và môi trường (hiện đang được triển khai) và đối
với hạng mục Thử nghiệm Địa phương nằm trong Dự án này.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục ký hiệu viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương.
Chƣơng 1: Nghiên cứu một số chuẩn OGC.
Chương này giới thiệu các khái niệm cơ bản, chức năng và ứng dụng của hệ
thống thông tin địa lý (GIS), đồng thời giới thiệu về OGC, tổng quan các chuẩn và đi
sâu tìm hiểu các đặc tả: Web Map Service (WMS), Web Feature Service (WFS), Web
Coverage Service (WCS), Geography Markup Language (GML), Styled Layer

Descriptor (SLD).
Chƣơng 2: Phân tích cơ sở dữ liệu tài nguyên nước cấp Địa phương.
Trong chương này tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích mô hình tổ chức cơ
sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường cấp Địa phương, trong đó đi sâu nghiên cứu cơ
sở dữ liệu thành phần lĩnh vực tài nguyên nước, danh mục dữ liệu, tổ chức dữ liệu, các
loại dữ liệu cần trao đổi, phân phối. Từ đó đưa ra giải pháp giải quyết bài toán quản lý,
phân phối dữ liệu của cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường cấp Địa phương, cụ
thể với các dữ liệu trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Chƣơng 3: Xây dựng ứng dụng thử nghiệm phân phối dữ liệu không gian
Xây dựng ứng dụng web-gis phân phối cơ sở dữ liệu tài nguyên nước cấp Địa
phương, giới thiệu các chức năng, đưa ra các nhận xét đánh giá về ưu điểm, nhược
điểm, các kinh nghiệm thu được trong quá trình xây dựng ứng dụng thử nghiệm.


-5-

CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHUẨN OGC
(OPEN GEOSPATIAL CONSORTIUM)
1.1. Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về GIS
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về GIS nhưng chúng đều có điểm giống nhau
như: bao hàm khái niệm không gian, phân biệt giữa hệ thống thông tin quản lý
(Management Information System – MIS) và GIS. Về khía cạnh của bản đồ học thì
GIS là sự kết hợp của việc lập bản đồ được trợ giúp bởi máy tính và công nghệ CSDL.
GIS ngoài việc tổ chức lưu trữ dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phục vụ việc
biểu diễn thành các bản đồ, quan trọng hơn là việc xử lý, phân tích dữ liệu trên mối
tương quan về không gian, địa lý, từ đó kết xuất ra các dữ liệu, thông tin có ý nghĩa
quan trọng với kinh tế - xã hội và góp phần hỗ trợ ra quyết định. Do vậy, GIS có khả
năng quan sát từ các góc độ khác trên cùng một tập dữ liệu. Sau đây là một vài định
nghĩa GIS hay được sử dụng.

Định nghĩa của dự án The Geographer’s Craft, Khoa Địa lý - Trường Đại học
Texas:
GIS là CSDL số chuyên dụng trong đó hệ trục toạ độ không gian là phương pháp
tham chiếu chính. GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau:
 Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và
các nguồn khác.
 Lưu trữ dữ liệu, khai thác và truy vấn CSDL.
 Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hoá, bao gồm cả dữ liệu thống kê và
dữ liệu không gian.
 Lập báo cáo gồm bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế hoạch.
Định nghĩa của Viện Nghiên cứu Hệ thống môi trường ESRI, Mỹ:
GIS là công cụ trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những cái đang tồn
tại và các sự kiện đang xảy ra trên Trái đất.
Định nghĩa của David Cowen, NCGIA (National Center for Geographic
Information and Analysis -1993), Mỹ:
GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu thập
quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hoá và hiển thị các dữ liệu quy chiếu không gian để
giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp.




-6-





Hình1.1.Hệ thông tin Địa lý.
Hiểu một cách cụ thể hơn thì GIS là một hệ thống máy tính có khả năng tích

hợp, lưu trữ, thu thập, phân tích và hiển thị những thông tin liên quan đến địa lý.
a. Mô hình công nghệ
Một cách khái quát, có thể hiểu một hệ GIS như là một quá trình sau:




Hình 1.2.Mô hình công nghệ hệ thống GIS
 Dữ liệu vào: dữ liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi giữa
các cách biểu diễn dữ liệu, máy quét, hình ảnh từ vệ tinh, ảnh chụp, …
 Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tổng hợp, GIS cần cung cấp
các thiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu nhằm đảm bảo: bảo mật số liệu, tích
hợp số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì. GIS lưu thông tin thế
giới thực thành các tầng dữ liệu riêng biệt, các tầng này đặt trong cùng một
hệ trục toạ độ và chúng có khả năng liên kết với nhau.
 Xử lý dữ liệu: các thao tác xử lý dữ liệu được thực hiện để tạo ra thông tin.
Nó giúp cho người sử dụng quyết định cần làm tiếp công việc gì. Kết quả của
xử lý dữ liệu là tạo ra các ảnh, báo cáo và bản đồ.
 Phân tích và mô hình: số liệu tổng hợp và chuyển đổi chỉ là một phần của
GIS. Những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định
tính và định lượng thông tin đã thu thập.
Ngƣời sử dụng
GIS



Phần mềm
công cụ
CSDL
Thế giới thực

Quản lý dữ
liệu
Xử

dữ
liệu
Phân tích và
mô hình
Dữ liệu vào
Dữ liệu ra


-7-

 Dữ liệu ra: một trong các phương diện công nghệ GIS là sự thay đổi của các
phương pháp khác nhau trong đó thông tin có thể hiển thị khi nó được xử lý
bằng GIS. Các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị có thể cung cấp
bằng các bản đồ và ảnh ba chiều.
b. Các lĩnh vực khoa học liên quan đến GIS
GIS là sự hội tụ các lĩnh vực công nghệ và các ngành truyền thống, nó hợp nhất
các số liệu mang tính liên ngành bằng tổng hợp, mô hình hoá và phân tích. Vì vậy có
thể nói, GIS được xây dựng trên các tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để
tạo ra các hệ thống phục vụ mục đích cụ thể. Các ngành này bao gồm:
 Ngành địa lý: là ngành liên quan mật thiết đến việc biểu diễn thế giới và
vị trí của đối tượng trong thế giới. Nó có truyền thống lâu đời về phân
tích không gian và nó cung cấp các kỹ thuật phân tích không gian khi
nghiên cứu.
 Ngành bản đồ: nguồn dữ liệu đầu vào chính của GIS là các bản đồ.
Ngành bản đồ có truyền thống lâu đời trong việc thiết kế bản đồ, do vậy
nó cũng là khuôn mẫu quan trọng nhất của đầu ra GIS.

 Công nghệ viễn thám: các ảnh vệ tinh và ảnh máy bay là nguồn dữ liệu
Địa lý quan trọng cho hệ GIS. Viễn thám bao gồm cả kỹ thuật thu thập
và xử lý dữ liệu ở mọi vị trí trên quả Địa cầu. Các dữ liệu đầu ra của hệ
thống ảnh vệ tinh có thể được trộn với các lớp dữ liệu của GIS.
 Ảnh máy bay: khi ta xây dựng bản đồ có tỷ lệ cao thì ảnh chụp từ máy
bay là nguồn dữ liệu chính về bền mặt trái đất được sử dụng làm đầu
vào.
 Bản đồ địa hình: cung cấp dữ liệu có chất lượng cao về vị trí của ranh
giới đất đai, nhà cửa…
 Ngành thống kê: các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu
GIS. Nó là đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phát sinh các lỗi
hoặc tính không chắc chắn trong số liệu của GIS.
 Khoa học tính toán: tự động thiết kế máy tính cung cấp kỹ thuật nhập,
hiển thị biểu diễn dữ liệu. Đồ hoạ máy tính cung cấp công cụ để thể hiện,
quản lý các đối tượng đồ hoạ. Quản trị cơ sở dữ liệu cho phép biểu diễn


-8-

dữ liệu dưới dạng số, các thủ tục để thiết kế hệ thống, lưu trữ, xâm nhập,
cập nhật.
 Toán học: các ngành hình học, lý thuyết đồ thị được sử dụng trong thiết
kế hệ GIS và phân tích dữ liệu không gian.
c. Các thành phần của GIS
GIS bao gồm 5 thành phần.








Hình 1.3.Các thành phần của hệ thống GIS
 Con người:
Con người là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thưc hiện các thao tác điều
hành sự hoạt động của hệ thống GIS.
Người dùng GIS là những người sử dụng các phần mềm GIS để giải quyết các
bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thường là những người được đào
tạo tốt về lĩnh vực GIS hay là các chuyên gia.
Người xây dựng bản đồ: sử dụng các lớp bản đồ được lấy từ nhiều nguồn khác
nhau, chỉnh sửa dữ liệu để tạo ra các bản đồ theo yêu cầu.
Người xuất bản: sử dụng phần mềm GIS để kết xuất ra bản đồ dưới nhiều định
dạng xuất khác nhau.
Người phân tích: giải quyết các vấn đề như tìm kiếm, xác định vị trí…
Người xây dựng dữ liệu: là những người chuyên nhập dữ liệu bản đồ bằng các
cách khác nhau: vẽ, chuyển đổi từ định dạng khác, truy nhập CSDL…

GIS
Phần
cứng
Phần
mềm
Dữ liệu
Phƣơng
pháp
phân tích
Con
ngƣời



-9-

Người quản trị CSDL: quản lý CSDL GIS và đảm bảo hệ thống vận hành tốt.
Người thiết kế CSDL: xây dựng các mô hình dữ liệu lôgic và vật lý.
Người phát triển: xây dựng hoặc cải tạo các phần mềm GIS để đáp ứng các nhu
cầu cụ thể.
 Dữ liệu:
Một cách tổng quát, người ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại:
o Dữ liệu không gian (spatial data) cho ta biết kích thước vật lý và vị trí
địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất.
o Dữ liệu thuộc tính (non-spatial data) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta
biết thêm thông tin thuộc tính của đối tượng.
 Phần cứng:


Hình 1.4.Các thành phần phần cứng của hệ thống GIS


-10-

Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame … là các thiết bị
mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị
ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ
(plotter), máy quét (scanner)…
 Phần mềm:






Hình 1.5.Các thành phần phần mềm của hệ thống GIS
Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi đơn vị xây dựng GIS đều có hệ phần
mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các đơn vị phải xây dựng
là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng
cho các phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ liệu, định nghĩa bảng,
quản lý các giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối tượng
hình học trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác.
 Phương pháp phân tích: các phương pháp phân tích cấu trúc và nội dung dữ
liệu.
1.1.2. Các nhiệm vụ của hệ thống thông tin địa lý - GIS
Bất kỳ một hệ thống GIS nào đều cần cung cấp thông tin về các hiện tượng
không gian địa lý. Nói cách khác, nhiệm vụ và chức năng của một hệ thống GIS bao
gồm: Thu thập dữ liệu (capture), xây dựng cấu trúc (structuring), thao tác dữ liệu
(manipulation), phân tích (analysis), và hiển thị (presentation) [8].
 Thu thập dữ liệu: Việc thu thập dữ liệu là đưa dữ liệu không gian vào hệ thống.
Hiện có nhiều kỹ thuật và thiết bị khác nhau phục vụ cho việc thu thập cả dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Các thiết bị thường được sử dụng để thu
thập dữ liệu không gian có thể được phân loại thủ công, bán tự động hoặc tự
động, và đầu ra của các thiết bị đó hoặc là dữ liệu véc tơ hoặc là dữ liệu raster.
Thu thập
dữ liệu
Chuyển
đổi dữ liệu
Hiển thị và
làm báo cáo
Phân tích
không gian
Giao diện
người dùng
Quản trị CSDL

địa lý


-11-

 Xây dựng cấu trúc: Quá trình xây dựng cấu trúc là một giai đoạn quyết định
trong việc tạo ra CSDL không gian được sử dụng trong các hệ thống GIS. Điều
này là bởi nó quyết định loại các chức năng có thể được sử dụng để thao tác và
phân tích. Các hệ thống khác nhau có thể có khả năng xây dựng cấu trúc khác
nhau (cấu trúc hình học đơn giản hoặc phức tạp, quan hệ hoặc hướng đối
tượng).
 Thao tác dữ liệu: Trong số các phép toán thao tác dữ liệu, có hai phép toán
quan trọng là tổng quát hoá (generalisation) và chuyển đổi. Tổng quát hóa việc
làm trơn dữ liệu không gian, bao gồm: làm trơn đường, lọc bớt điểm,…Chuyển
đổi bao gồm việc chuyển đổi giữa các hệ tọa độ khác nhau về một phép chiếu
bản đồ cụ thể và xác định tỷ lệ.
 Phân tích: là chức năng cốt lõi của hệ thống GIS, bao gồm các phép toán ma
trận và hình học trên dữ liệu không gian và thuộc tính. Về cơ bản, phân tích
trong GIS là bao gồm các phép toán trên một hoặc nhiều tập dữ liệu mà có thể
tạo ra được thông tin không gian mới từ tập dữ liệu đó. Phân tích Địa hình
(terrain analysis), tính toán hình học (geometric computations), chồng xếp, tạo
bộ đệm (buffering), khoanh vùng (zoning) là các chức năng phân tích đặc biệt
trong GIS.
 Hiển thị: là công việc cuối cùng trong hệ thống GIS, ở giai đoạn này, tất cả các
thông tin hoặc kết quả được sinh ra sẽ được hiển thị dưới dạng bản đồ, đồ thị,
bảng, báo cáo,…
1.1.3. Ứng dụng của GIS
Công nghệ GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi. GIS có khả năng sử dụng dữ
liệu không gian và thuộc tính (phi không gian) từ các nguồn khác nhau khi thực hiện
phân tích không gian để trả lời các câu hỏi của người sử dụng. Một số ứng dụng cụ thể

của GIS thường thấy trong thực tế là:
 Quản lý hệ thống giao thông: tìm đường, dẫn đường, giám sát, điều khiển, phân
luồng giao thông, lập kế hoạch lưu thông xe cộ, phân tích vị trí, chọn khu vực
xây dựng các tiện ích như bãi đỗ xe, ga tàu xe…Lập kế hoạch phát triển giao
thông.
 Quản lý giám sát tài nguyên, thiên nhiên, môi trường: quản lý gió và thuỷ hệ,
các nguồn nhân tạo, bình đồ lũ, vùng ngập úng, đất nông nghiệp, tầng ngập


-12-

nước, rừng, vùng tự nhiên, phân tích tác động môi trường… Xác định ví trí chất
thải độc hại. Mô hình hoá nước ngầm và đường ô nhiễm. Phân tích phân bố dân
cư, quy hoạch tuyến tính.
 Quản lý quy hoạch: phân vùng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, hiện
trạng xu thế môi trường, quản lý chất lượng nước…
 Quản lý các thiết bị: xác định đường ống ngầm, cáp ngầm. Xác định tải trọng
của lưới điện. Duy trì quy hoạch các thiết bị, sử dụng đường điện.
 Phân tích tổng điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện và nhiều
ứng dụng khác.
1.1.4. Các công nghệ liên quan đến GIS
GIS liên quan mật thiết với một số hệ thống thông tin khác, nhưng khả năng
thao tác và phân tích các dữ liệu địa lý chỉ có công nghệ GIS là thực hiện được. Mặc
dù không có quy tắc chính tắc về cách phân loại các hệ thống thông tin, nhưng những
giới thiệu dưới đây sẽ giúp phân biệt GIS với các công nghệ thành lập bản đồ trên máy
tính (Desktop Mapping), trợ giúp thiết kế nhờ máy tính (Computer-Aided Design -
CAD), viễn thám (Remote Sensing), hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS), và hệ thống
định vị toàn cầu (Global Positioning Systems - GPS).
 Desktop Mapping (thành lập bản đồ )
Hệ thống thành lập bản đồ trên máy tính sử dụng bản đồ để tổ chức dữ liệu và

tương tác người dùng. Trọng tâm của hệ thống này là thành lập bản đồ (bản đồ là cơ sở
dữ liệu). Phần lớn các hệ thống thành lập bản đồ trên máy tính đều hạn chế hơn so với
hệ thống GIS về khả năng quản lý dữ liệu, phân tích không gian và khả năng tuỳ biến.
Các hệ thống thành lập bản đồ hoạt động trên các máy tính để bàn như PC, Macintosh,
và các máy trạm UNIX nhỏ.
 CAD ( trợ giúp thiết kế nhờ máy vi tính)
Hệ thống CAD trợ giúp cho việc tạo ra các bản thiết kế xây dựng nhà và cơ sở
hạ tầng. Tính năng này đòi hỏi các thành phần của những đặc trưng cố định được tập
hợp để tạo nên toàn bộ cấu trúc. CAD yêu cầu một số quy tắc về việc tập hợp các
thành phần và các khả năng phân tích rất giới hạn. Hệ thống CAD có thể được mở
rộng để hỗ trợ bản đồ nhưng thông thường bị giới hạn trong quản lý và phân tích các
cơ sở dữ liệu Địa lý lớn.
 Viễn thám và GPS ( hệ thống định vị toàn cầu)
Viễn thám là ngành khoa học nghiên cứu bề mặt trái đất sử dụng kỹ thuật cảm


-13-

biến như quay camera từ máy bay, các trạm thu GPS hoặc các thiết bị khác. Các thiết
bị cảm biến này thu thập dữ liệu dạng ảnh và cung cấp các khả năng thao tác, phân tích
và mô phỏng những ảnh này. Do thiếu các tính năng phân tích và quản lý dữ liệu địa
lý, nên không thể gọi là GIS thực sự.
 DBMS ( Hệ quản trị CSDL)
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu chuyên về lưu trữ và quản lý tất cả các dạng dữ liệu
bao gồm cả dữ liệu địa lý. Nhiều hệ GIS đã sử dụng DBMS với mục đích lưu trữ dữ
liệu. DBMS không có các công cụ phân tích và mô phỏng như GIS.
1.2. Các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium)
1.2.1. Giới thiệu
OGC (Open Geospatial Consortium) là nơi quy tụ của hơn 424 công ty, cơ
quan chính phủ và các trường đại học tham gia để phát triển các chuẩn giao tiếp dùng

chung miễn phí. OGC hỗ trợ các giải pháp tích hợp cho web hướng không gian “geo-
enable”, mạng không dây, các dịch vụ theo vị trí (location-based) và IT mainstream.
Các chuẩn này trao quyền cho các nhà phát triển công nghệ để tạo ra thông tin không
gian phức tạp và các dịch vụ truy cập hữu ích với tất cả các loại ứng dụng [12].
OGC và OpenGIS là thương hiệu được đăng ký của Open Geospatial
Consortium. OGC là tên thương hiệu gắn liền với các chuẩn và các tài liệu được tạo ra
bởi OGC. Các chuẩn OGC được phát triển trong một quá trình đồng thuận duy nhất
được được hỗ trợ bởi công nghệ của OGC hoặc sẵn sàng sử dụng (plug and play) [12].
Các chuẩn và các đặc tả OGC là các tài liệu kỹ thuật chi tiết về giao diện và mã
hóa (encodings), các nhà phát triển phần mềm sử dụng những tài liệu này để xây dựng,
hỗ trợ giao diện hoặc mã hóa trong các sản phẩm hay dịch vụ của họ. Những đặc tả
này là “sản phẩm” chính của OGC và được phát triển bởi các thành viên. Lý tưởng
nhất là khi các đặc tả này được triển khai bởi các kỹ sư phần mềm khác nhau, làm
việc độc lập, thì các thành phẩn có sẵn (plug and play) mà họ làm việc cùng nhau
không phải gỡ rối thêm [12].
Dưới đây là mô hình ứng dụng web-gis theo chuẩn OGC.


-14-

















Hình 1.6.Mô hình web-gis theo chuẩn OGC [12].
HTTP
connection
Client
Special server
Open Web
Mapping
W3C
Standards
Standards
OGC Standards
SLD
GML
WFS
Garateer
WMS
HTTP
XML
XML
Chema
Server
E.g.UDig
E.g.MapBuilder
E.g.ArcMap
E.g.Geoserver

E.g.Mapserver
E.g.Inoic
Cascading
WMS


-15-

1.2.2. Cơ chế hoạt động
Dịch vụ bản đồ theo chuẩn mở của hiệp hội OpenGIS bao gồm hai thành phần
chính là Web Map Server và Web Map Client.
a. Máy chủ bản đồ web (Web Map Server)
Máy chủ bản đồ web là phần dịch vụ bản đồ chạy trên server, nó có nhiệm vụ cung
câp các chức năng:
• Tạo ra bản đồ (dưới dạng ảnh, tập tin đồ họa, dữ liệu địa lý…);
• Trả lời các câu truy vấn của máy khách bản đồ web (Web Map Client) về nội
dung bản đồ;
• Cung cấp các chương trình khác mà server có thể thực hiện được.
b. Máy khách bản đồ web (Web Map Client)
Máy khách bản đồ web (trình duyệt web hay một ứng dụng) có chức năng gửi các
yêu cầu (Request) đến Máy chủ bản đồ web về các thuộc tính của bản đồ dưới dạng
một URL, nội dung của URL phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ mà máy chủ bản đồ web
cung cấp:
• Yêu cầu tạo ra bản đồ, tham số URL phải chỉ ra được phạm vi địa lý của bản
đồ, hệ tọa độ, kiểu thông tin được sử dụng, dạng lưu trữ, kích thước, kết quả,…;
• Yêu cầu truy vấn nội dung bản đồ, URL phải chỉ ra lớp thông tin cần truy vấn,
vị trí cần truy vấn;
• Yêu cầu cung cấp thông tin về khả năng phục vụ của Máy chủ bản đồ web.
c. Cơ chế hoạt động









×