Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu một số kỹ thuật tra cứu ảnh và ứng dụng vào bài toán kiểm chứng cổ vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 86 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 7 U
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRA CỨU ẢNH 11
1.1. VẤN ĐỀ TRA CỨU ẢNH 11
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU ẢNH 12
1.2.1. Tra cứu ảnh theo nội dung 13
1.2.2. Tra cứu ảnh theo bản thể (ontology-based image retrieval) 15
1.2.3. Tra cứu ảnh theo đồ thị (graph based image retrieval) 17

CHƯƠNG 2: TRA CỨU ẢNH THEO NỘI DUNG 19
2.1. GIỚI THIỆU 19 U
2.2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG TRA CỨU ẢNH THEO NỘI DUNG 20
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ NỘI DUNG ẢNH 21
2.3.1. Mô tả các đặc điểm màu sắc 22
2.3.2. Mô tả các đặc điểm kết cấu 29
2.3.3. Mô tả các đặc điểm hình dạng 40
2.3.4. Thông tin về không gian 55
2.4. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TƯƠNG TỰ VÀ XÂY DỰNG SƠ ĐỒ ĐÁNH CHỈ SỐ 59
2.4.1. Đánh giá độ tương tự 59
2.4.2. Xây dựng sơ đồ đánh chỉ số 62
2.5. TƯƠNG TÁC VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG 67
2.5.1. Đặc tả truy vấn 67
2.5.2. Xử lý phản hồi 69
2.6. HIỆU NĂNG CỦA HỆ THỐNG TRA CỨU ẢNH 70

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG 73
3.1. GIỚI THIỆU BÀI TOÁN TRA CỨU CỔ VẬT 73
3.2. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN 74
3.3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUERYIMAGE 75


3.3.1. Sơ đồ khối tổng quát 75
3.3.2. Tra cứu theo hình dạng 76
3.3.3. Tra cứu theo màu sắc 81
3.3.4. Sử dụng chương trình QueryImage 82
3.4. KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 84
3.4.1. Những hạn chế của chương trình 84
3.4.2. Khả năng mở rộng 84

KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ tắt Dạng đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
PCA Principal Component Analysis Phân tích thành phần cơ bản
KL Karhumen-Loeve (transform)
Kullback-Leibler
Biến đổi Karhumen-Loeve
SAR Simultaneous Auto-Regressive Tự thoái lui đồng thời
MLE Maximum likelihood estimation Phép ước lượng khả năng tối đa
LSE Least square error Sai số bình phương tối thiểu
PWT Pyramid-structured
wavelet transform
Biến đổi dạng sóng kiểu hình chóp
TWT Tree-structured
wavelet transform
Biến đổi dạng sóng kiểu hình cây
MRF Markov random field Trường ngẫu nhiên Markov
DC Direct Current Thành phần một chiều

SOM Self Organization Map Bản đồ tự tổ chức
AVR Average rank Thứ hạng trung bình
MRR Modified retrieval rank Thứ hạng tra cứu sửa đổi
NMRR Nomalized Modified
retrieval rank
Thứ hạng tra cứu sửa đổi
chuẩn hoá

Mở đầu

MỞ ĐẦU



Những năm gần đây, ảnh số ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều
người, một phần là do các thiết bị thu nhận ảnh số ngày càng phổ biến và có giá cả
phù hợp, cho phép nhiều người có thể sở hữu và sử dụng. Mặt khác các công nghệ
chế tạo thiết bị lưu trữ luôn được cải tiến để cho ra đời các thiết bị lưu trữ có dung
lượng lớn và giá thành hạ làm cho việc lưu trữ ảnh dưới dạng các file trở nên phổ
biến. Thêm nữa là sự phát triển của mạng Internet làm cho số lượng ảnh số được
đưa lên lưu trữ và trao đổi qua Internet là rất lớn.
Tuy nhiên khi số lượng ảnh được lưu trữ trở nên rất lớn thì vấn đề là phải có
những phương pháp tổ chức cơ sở dữ liệu ảnh tốt cùng với những kỹ thuật tìm
kiếm, tra cứu ảnh hiệu quả, có độ chính xác cao và có hiệu năng tốt.
Việc tìm kiếm được một bức ảnh mong muốn trong hàng triệu bức ảnh thuộc
đủ loại chủ đề khác nhau là rất khó khăn.
Khi số lượng ảnh trong một bộ sưu tập còn ít, việc nhận diện một bức ảnh hay
việc so sánh sự giống và khác nhau giữa nhiều bức ảnh có thể thực hiện được bằng
mắt thường, tuy nhiên khi có số lượng rất lớn ảnh thì việc so sánh bằng mắt thường
là rất khó khăn, đòi hỏi phải có những phương pháp hiệu quả và chính xác hơn.

Trong thực tế, bài toán tra cứu ảnh số có rất nhiều ứng dụng quan trọng. Ví dụ
như trong lĩnh vực ngân hàng việc so sánh chữ ký của khách hàng với mẫu chữ ký
đã được lưu trữ sẵn có thể thực hiện rất nhanh và chính xác nếu có được một phần
mềm so sánh mẫu chữ ký tốt. Thực tế hiện nay tại các ngân hàng ở Việt nam người
ta vẫn phải sử dụng phương pháp so sánh bằng mắt thường vì việc so sánh chữ ký
bằng phần mềm vẫn chưa thực hiện được. Một ví dụ khác là bài toán quản lý biểu
-7-
Mở đầu

trưng (logo) trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Khi một đơn vị muốn đăng ký logo riêng
cho đơn vị của mình thì cơ quan quản lý phải tiến hành đánh giá xem mẫu logo đó
đã được sử dụng hay chưa hoặc có tương tự với mẫu logo nào đó đang được sử
dụng hay không. Trong trường hợp này nếu sử dụng mắt thường để duyệt thì sẽ tốn
rất nhiều thời gian, nếu có các phần mềm cho phép tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu ảnh
có sẵn những biểu trưng tương tự với biểu trưng mẫu thì việc đánh giá sự tương tự
sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Các ứng dụng phức tạp hơn như so sánh mẫu vân tay, tìm kiếm ảnh tội phạm
v.v là những bài toán tra cứu ảnh được áp dụng trong ngành khoa học hình sự.
Đối với lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng, vấn đề lưu trữ và tra cứu ảnh số có vai trò
ngày càng quan trọng. Ảnh của các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc hoặc các cổ vật
được lưu trữ dưới dạng các file ảnh sẽ đảm bảo được chất lượng tốt hơn, thời gian
lưu trữ lâu dài hơn và việc trao đổi hay giới thiệu với công chúng cũng dễ dàng hơn.
Bài toán tra cứu cổ vật xuất phát từ một thực tế của ngành bảo tồn, bảo tàng là khi
sưu tầm được một cổ vật mới, người ta cần xác định hàng loạt các thuộc tính như
niên đại, chất liệu, nguồn gốc và có thể là chủ sở hữu của cổ vật đó. Nếu có được sự
trợ giúp của phần mềm tra cứu ảnh phù hợp thì người ta có thể dễ dàng xác định
xem mẫu cổ vật đó đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu nào hay chưa, có những loại
cổ vật nào tương tự với nó trong kho tàng cổ vật của thế giới và phần mềm có thể
đưa ra ảnh của các loại cổ vật có màu sắc, hình dạng, hoa văn tương tự với cổ vật
vừa tìm thấy. Những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia trong

quá trình phân loại, kiểm chứng một cổ vật.
Vấn đề này chính là động lực để chúng tôi tìm hiểu các phương pháp tra cứu
ảnh số đang được ứng dụng nhiều trong thực tế và tìm kiếm phương pháp phù hợp
nhất để giải quyết bài toán này.
Trước năm 1990, người ta thường sử dụng phương pháp tra cứu ảnh theo văn
bản (Text Based Image Retrieval). Theo cách này người ta sẽ gán cho mỗi bức ảnh
một lời chú thích phù hợp với nội dung hoặc một đặc điểm nào đó của ảnh, sau đó
-8-
Mở đầu

việc tra cứu ảnh được thực hiện dựa trên những lời chú thích này. Phương pháp này
khá đơn giản, tuy nhiên lại không thể áp dụng để tra cứu các cơ sở dữ liệu ảnh có số
lượng ảnh lớn và kết quả tra cứu thì mang tính chủ quan và cảm ngữ cảnh [1].
Một trong những phương pháp được nhiều người quan tâm nghiên cứu hiện
nay là phương pháp “Tra cứu ảnh dựa theo nội dung” (Content Based Image
Retrieval). Ý tưởng phương pháp này là trích chọn các đặc điểm dựa vào nội dung
trực quan của ảnh như màu sắc, kết cấu, hình dạng và bố cục không gian của ảnh
để làm cơ sở cho việc tra cứu, sắp xếp, tổ chức cơ sở dữ liệu ảnh [1, 6, 10].
Một số hệ thống tra cứu ảnh nổi tiếng như QBIC (IBM), Virage (Virage Inc.),
Photobook (MIT), VisualSEEK (Columbia University) đã áp dụng khá thành công
phương pháp tra cứu này [1, 6, 7, 12, 17].
Trên cơ sở của phương pháp tra cứu ảnh theo nội dung người ta còn tìm cách
bổ sung, cải tiến để cho ra đời một số phương pháp tra cứu ảnh khác như tra cứu
ảnh theo bản thể, tra cứu ảnh theo đồ thị, tra cứu ảnh theo nhận thức v.v [8, 9]
Nội dung của đề tài này giới thiệu cơ sở lý thuyết và các ứng dụng chính của
một số phương pháp tra cứu ảnh, trong đó đi sâu vào giới thiệu phương pháp tra
cứu ảnh theo nội dung. Trên những cơ sở đó tiến hành thử nghiệm một phương
pháp cụ thể để xây dựng một chương trình phần mềm tra cứu cổ vật cho phép đọc
vào một ảnh cổ vật mẫu và tìm kiếm những ảnh tương tự với ảnh mẫu trong một tập
hợp các ảnh cho trước theo hai đặc điểm là hình dạng và màu sắc của cổ vật.

Chương trình sẽ trợ giúp đắc lực cho công tác bảo tồn, bảo tàng cũng như có
thể cải tiến để áp dụng cho một số lĩnh vực khác như giáo dục, sở hữu trí tuệ, y học,
khoa học hình sự
Nội dung luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Trình bày tổng quan vấn đề tra cứu ảnh, giới thiệu sơ lược một số
phương pháp tra cứu ảnh và một số hệ thống tra cứu ảnh tiêu biểu .
-9-
Mở đầu

Chương 2: Giới thiệu chi tiết về phương pháp tra cứu ảnh theo nội dung, trong
đó giới thiệu mô hình của một hệ thống tra cứu ảnh theo nội dung và một số kỹ
thuật cơ bản được sử dụng để xây dựng hệ thống tra cứu ảnh theo nội dung.
Chương 3: Giới thiệu một ứng dụng của phương pháp tra cứu ảnh theo nội
dung áp dụng vào bài toán tìm kiếm cổ vật; những hạn chế và khả năng mở rộng
của chương trình ứng dụng đó.
-10-
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRA CỨU ẢNH



1.1. VẤN ĐỀ TRA CỨU ẢNH
Những năm gần đây, vấn đề tra cứu ảnh số nhận được sự quan tâm ngày càng
lớn. Nguyên nhân một phần là do sự phát triển của công nghệ chế tạo thiết bị thu
nhận và lưu trữ ảnh số cũng như sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet. Người
sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau có cơ hội để truy cập và sử dụng các kho
lưu trữ ảnh thuộc đủ loại chủ đề và với nhiều kiểu định dạng ảnh khác nhau. Tuy
nhiên người ta cùng nhận thấy rằng việc tìm được một bức ảnh mong muốn trong
bộ sưu tập ảnh đa dạng có kích thước lớn là rất khó khăn.

Tra cứu ảnh là một quá trình tìm kiếm trong một cơ sở dữ liệu ảnh những ảnh
thoả mãn một yêu cầu nào đó. Ví dụ, người sử dụng có thể tìm kiếm tất cả các ảnh
về chủ đề về biển trong một cơ sở dữ liệu ảnh hoặc một người sử dụng khác lại
muốn phân loại cơ sở ảnh của mình thành các bộ sưu tập có chủ đề khác nhau. Một
ví dụ khác về tra cứu ảnh là một người muốn tìm tất cả các ảnh tương tự với một
bức ảnh mẫu nào đó trong một cơ sở dữ liệu ảnh.
Vấn đề tra cứu ảnh đã được nhìn nhận rộng rãi và việc tìm kiếm các giải pháp
cho vấn đề này trở thành một lĩnh vực rất sôi động, thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu và phát triển.
Những kỹ thuật tra cứu ảnh số đã được nghiên cứu từ cuối những năm 70 của
thế kỷ 20. Năm 1979 một cuộc hội thảo chuyên đề về "Các kỹ thuật tổ chức cơ sở
dữ liệu cho các ứng dụng đồ hoạ" được tổ chức ở thành phố Florence, Italia. Từ đó
đến nay, khả năng ứng dụng cao của các kỹ thuật quản lý cơ sở dữ liệu ảnh đã thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu [1].
-11-
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh

1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU ẢNH
Các phương pháp tra cứu ảnh được sử dụng đầu tiên không dựa trên các đặc
điểm trực quan của ảnh mà dựa trên các chú thích bằng lời của các bức ảnh, đầu tiên
người ta gán cho mỗi ảnh một câu chú thích bằng lời (text) dựa trên một đặc điểm
nào đó của ảnh, sau đó sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm văn bản thông thường để tìm
kiếm ảnh.
Phương pháp tra cứu ảnh dựa trên văn bản như trên sử dụng các kỹ thuật cơ sở
dữ liệu truyền thống để quản lý ảnh. Dựa vào các lời chú thích, người ta có thể tổ
chức cơ sở dữ liệu ảnh bằng các phân lớp theo chủ đề hay theo ngữ nghĩa và việc
duyệt cơ sở dữ liệu ảnh chỉ dựa trên các truy vấn kiểu Bool thông thường. Phương
pháp tra cứu ảnh dựa trên chú thích như trên còn được gọi là tra cứu ảnh theo từ
khoá. Do việc xây dựng các thuật toán có khả năng tự động sinh ra các chú thích
cho một cơ sở dữ liệu ảnh có nhiều chủ đề là hết sức khó khăn nên nói chung các hệ

thống tra cứu ảnh kiểu này vẫn yêu cầu phải chú thích ảnh một cách thủ công và
trên thực tế việc chú thích ảnh như vậy tốn rất nhiều công sức và quan trọng hơn là
nó mang tính chủ quan, bị ảnh hưởng của hoàn cảnh và thường là không đầy đủ. Vì
vậy các hệ thống tra cứu ảnh dựa theo từ khoá không hỗ trợ được những kiểu truy
vấn phụ thuộc tác vụ [1, 8, 9]
Phương pháp tra cứu ảnh theo nội dung ra đời đã khắc phục được những
nhược điểm của phương pháp từ khoá. Nội dung chính của phương pháp này là dựa
trên sự tương tự của những đặc điểm trực quan của ảnh như màu sắc, hình dạng, kết
cấu hay bố cục không gian của ảnh để phân loại, sắp xếp các ảnh trong một cơ sở
dữ liệu ảnh. Tuy nhiên những đặc điểm mà phương pháp này trích chọn để tra cứu
vẫn là những đặc điểm ở mức thấp, chưa phản ánh được nội dung mang tính ngữ
nghĩa của một đối tượng ảnh. Vì vậy người ta đã đưa ra một số cách tiếp cận mới
phát triển phương pháp tra cứu ảnh theo nội dung thành các phương pháp tra cứu
ảnh theo đồ thị [9] hay tra cứu ảnh theo bản thể [8]
-12-
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh

Phần sau đây giới thiệu sơ lược một số mốc phát triển quan trọng của phương
pháp tra cứu ảnh theo nội dung và một số phương pháp tra cứu ảnh cải tiến đang
được áp dụng trong các hệ thống tra cứu ảnh.
Chi tiết về phương pháp tra cứu ảnh theo nội dung sẽ được đề cập trong
chương 2.

1.2.1. Tra cứu ảnh theo nội dung
[1, 6, 10]
Đầu những năm 1990, do sự phát triển của Internet và các công nghệ ảnh số
tiên tiến, số lượng ảnh số trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, y tế, công nghiệp
được tung ra cho người sử dụng truy cập tăng lên một cách nhanh chóng. Điều này
làm cho những khó khăn của các hệ thống tra cứu ảnh dựa theo văn bản càng thêm
khó giải quyết. Sự cần thiết phải có một hệ thống quản lý hiệu quả các thông tin

trực quan là vô cùng cấp bách. Nhu cầu đó chính là động lực thúc đẩy các nhà
nghiên cứu vào cuộc mạnh mẽ hơn và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của
phương pháp tra cứu ảnh theo nội dung.
Năm 1992, Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation) của Hoa
Kỳ đã tổ chức một buổi Hội thảo về các hệ thống quản lý thông tin trực quan để xác
định hướng đi mới cho các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ảnh. Tại buổi hội thảo
này người ra phải công nhận với nhau rằng cách hiệu quả nhất để thể hiện và sắp
xếp các thông tin trực quan của một bức ảnh là phải dựa trên các thuộc tính được
trích chọn từ chính những bức ảnh đó. Các nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực khác
nhau như thị giác máy tính (computer vision), quản lý cơ sở dữ liệu, giao diện
người-máy và tra cứu thông tin đã cùng bị hấp dẫn bới hướng nghiên cứu này [1].
Từ đó đến nay, những công trình nghiên cứu về tra cứu ảnh theo nội dung
được triển khai rất nhiều.
Từ năm 1997 những kết quả nghiên cứu về tra cứu ảnh theo nội dung như các
kỹ thuật trích chọn thông tin trực quan, tổ chức, sắp xếp, thiết kế truy vấn, tương tác
-13-
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh

với người dùng, quản lý cơ sở dữ liệu được công bố ngày một nhiều. Tương tự
như vậy, một số lượng lớn các mô hình nghiên cứu cũng như sản phẩm thương mại
các hệ thống tra cứu ảnh theo nội dung đã được các trường đại học, các cơ quan
nghiên cứu và các công ty tin học cho ra đời.

Một số hệ thống tra cứu ảnh theo nội dung tiêu biểu:
o QBIC hay Query By Image Content do hãng IBM và Trung tâm
nghiên cứu Almaden hợp tác phát triển. Hệ thống này cho phép người sử
dụng dùng các công cụ đồ hoạ để mô tả và hiệu chỉnh truy vấn dựa trên
nhiều thuộc tính trực quan như màu sắc, kết cấu và hình dạng của đối tượng
ảnh. QBIC hỗ trợ các kiểu truy vấn dựa trên ảnh mẫu, dựa trên hình phác
thảo hoặc dựa trên các mẫu màu hoặc mẫu kết cấu [17].

o VIR Image Engine do Công ty Virage Inc. phát triển, cũng giống như
QBIC, hệ thống này cho phép tra cứu ảnh dựa trên các thuộc tính màu sắc,
kết cấu và cấu trúc [17].
o VisualSEEK và WebSEEK do trường Đại học Tổng hợp Columbia
(Mỹ) phát triển. Cả hai hệ thống này đều hỗ trợ các cách tìm kiếm theo màu
sắc, kết cấu và bố cục không gian [17].
o NeTra do trường Đại học Tổng hợp California (Mỹ) phát triển. Hệ
thống này hỗ trợ tìm kiếm theo màu sắc, hình dạng, bố cục không gian và kết
cấu cũng như theo sự phân mảnh của ảnh [17].
o MARS hay Multimedia Analysis and Retrieval System do trường Đại
học Tổng hợp Illinois phát triển, hỗ trợ tìm kiếm theo màu sắc, bố cục không
gian, kết cấu và hình dạng [17].
o Viper hay Visual Information Processing for Enhanced Retrieval do
trường Đại học Geneva phát triển, tìm kiếm theo màu sắc và kết cấu [17].
-14-
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh

Ngoài ra người ta còn giới thiệu nhiều phương pháp tra cứu ảnh khác như tra
cứu ảnh theo nhận thức (Perception based image retrieval), tra cứu ảnh theo phân
đoạn (Segment based image retrieval), tra cứu ảnh theo đồ thị (Graph based image
retrieval), tra cứu ảnh theo bản thể (Ontology based image retrieval) Tuy nhiên
phần lớn trong số các phương pháp đó lại sử dụng các nguyên tắc cơ bản của tra
cứu ảnh theo nội dung.

1.2.2. Tra cứu ảnh theo bản thể [8]

1.2.2.1. Giới thiệu
Cách đơn giản nhất để xuất bản một ảnh lên kho lưu trữ là tạo một giao diện
truy vấn dựa trên từ khoá cho một cơ sở dữ liệu. Ở đó người sử dụng có thể chọn
giá trị lọc hoặc sử dụng từ khoá cho các trường khác nhau của cơ sở dữ liệu, chẳng

hạn như "người tạo" hoặc "thời gian" hoặc cho các mô tả nội dung bao gồm phân
loại và nội dung văn bản. Nhiều truy vấn có thể kết hợp bằng cách sử dụng các biểu
thức logic [8].
Các phương pháp tìm kiếm theo từ khoá có rất nhiều hạn chế: một từ khoá
trong văn bản không chỉ ra được văn bản đó có thích hợp hay không và các văn bản
thích hợp lại có thể không chứa một từ khoá nhất định. Các từ đồng nghĩa làm giảm
độ thu hồi, các từ đồng âm làm giảm độ chính xác và các quan hệ ngữ nghĩa như
quan hệ thượng hạ vị, trái nghĩa, phản nghĩa chưa được đề cập đến.
Việc tìm kiếm theo từ khoá có ích cho những người sử dụng đã những từ khoá
nào được sử dụng để đánh chỉ số ảnh và do đó có thể dễ dàng tạo truy vấn. Tuy
nhiên cách tiếp cận này khá khó khăn khi người sử dụng chưa có mục đích rõ ràng,
không biết có gì trong cơ sở dữ liệu và kiểu khái niệm ngữ nghĩa có liên quan đến
lĩnh vực đang quan tâm. Các vấn đề nảy sinh khi sử dụng phương pháp tìm kiếm
bằng từ khoá:
-15-
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh

• Cấu thành thông tin cần thiết: người sử dụng không biết chính xác cần
phải đặt câu hỏi gì.
• Cấu thành truy vấn: người sử dụng không biết phải sử dụng từ khoá gì
liên quan với thông tin mà họ muốn tìm kiếm.
• Cấu thành kết quả: tạo danh sách các ảnh phù hợp với từ khoá có thể
bỏ qua mất một phương diện hay nhất của việc lưu trữ là quan hệ giữa các
ảnh trong cơ sở dữ liệu rất đa dạng và phong phú.
Công nghệ web ngữ nghĩa (semantic web) hứa hẹn có thể giải quyết được
những khó khăn trên.

1.2.2.2. Chú giải ngữ nghĩa
Các cách tiếp cận sau thường được sử dụng để chú giải ảnh:
- Từ khoá: danh sách các từ được phép sử dụng để chú giải ảnh được hạn chế

làm cho việc tìm kiếm dễ dàng hơn.
- Phân loại: có nhiều hệ thống phân loại có khả năng phân loại theo nhiều
phương diện khác nhau thành các cây phân cấp theo chủ đề. Một ảnh có thể chú
thích bằng một tập các chủ đề mô tả ảnh đó. Ví dụ, ảnh trên một chiếc phong bì vẽ
một toà lâu đài có thể liên quan tới lớp “phong bì” và lớp “lâu đài”.
- Mô tả ảnh: Sử dụng những câu mô tả các đối tượng ảnh có trong ảnh. Hệ
thống tra cứu thông tin có nhiệm vụ đánh chỉ số các văn bản này để có thể tìm kiếm
bằng từ khoá.

1.2.2.3. Tra cứu ảnh ngữ nghĩa
Các bản thể tạo thành hạt nhân của của các hệ thống tra cứu ảnh ngữ nghĩa
được sử dụng cho ba mục đích:
-16-
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh

o Thuật ngữ chú giải: mô hình bản thể cung cấp thuật ngữ và các khái
niệm để diễn tả dữ liệu về dữ liệu (metadata) của các ảnh.
o Tìm kiếm theo cách nhìn: các bản thể của một mô hình, chẳng hạn Sự
kiện, Con người hoặc Vị trí cho ta các cách nhìn khác nhau vào cùng
một nội dung giới thiệu. Mỗi cách nhìn bao gồm các lớp và các trường
hợp ví dụ biểu diễn bằng metaphor của một trình duyệt hệ thống file
trong đó các lớp tương ứng với các thư mục và các trường hợp ví dụ
tương ứng với các file.
o Duyệt ngữ nghĩa: Sau khi tìm kiếm được tâm điểm chú ý là một ảnh
nào đó, mô hình bản thể ngữ nghĩa cùng với dữ liệu ảnh ví dụ có thể
được sử dụng để tìm ra mối quan hệ giữa ảnh được lựa chọn và các ảnh
trong cơ sở dữ liệu ảnh. Các ảnh này sẽ được đưa ra cho người sử dụng
chọn. Những ảnh đó có thể không phù hợp hoàn toàn với truy vấn
nhưng nói chung là tương đối phù hợp.


1.2.3. Tra cứu ảnh theo đồ thị
[9]
Hạn chế cơ bản của phương pháp tra cứu ảnh theo nội dung và phản hồi thích
hợp là chúng dựa trên các đặc điểm mức thấp (màu sắc, kết cấu, hình dạng) của ảnh
mà những đặc điểm mức thấp lại rất hạn chế khi thể hiện không chỉ sự tương tự về
mặt nội dung mà cả sự tương tự về mặt khái niệm và ngữ cảnh giữa các ảnh
với nhau.
Mặt khác, các công cụ tra cứu ảnh dựa trên văn bản (text-based) lại bị hạn chế
bởi không phải lúc nào ảnh cũng được chú thích đầy đủ và những chú thích nếu có
cũng rất khó mô tả đầy đủ được nội dung của một tấm ảnh.
Phần sau đây giới thiệu một cách tiếp cận mới xây dựng một hệ thống tra cứu
theo nội dung, khái niệm và ngữ cảnh cho phép sử dụng những phản hồi của người
-17-
Chương 1: Tổng quan về tra cứu ảnh

sử dụng về sự thích hợp giữa các ảnh chỉ sử dụng các liên kết giữa các ảnh mà
không dựa vào các đặc điểm của ảnh hay các lời chú thích.
Như đã giới thiệu ở phần 1.2.1, kỹ thuật tra cứu ảnh theo nội dung dựa vào
những đặc điểm mức thấp như màu sắc, kết cấu và hình dạng của đối tượng ảnh.
Trong khi các phương pháp mô tả ảnh mức cao có khả năng mô tả gần gũi hơn với
trực giác của người sử dụng nhưng việc phát triển những phương pháp đó mới dừng
ở mức thử nghiệm và đòi hỏi rất nhiều quá trình xử lý phức tạp.
Mặc dù việc mô tả ảnh bằng các đặc điểm mức thấp có thể thực hiện khá hiệu
quả và đơn giản nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không gần gũi
với sự cảm nhận trực quan của hầu hết người sử dụng và do đó thường không đủ
đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Những ảnh mà ta cảm nhận được sự giống
nhau bằng mắt thường nhưng đôi khi lại rất khác nhau nếu so sánh bằng các đặc
điểm mức thấp.
Động lực của phương pháp này dựa trên một thực tế là những ảnh thích hợp về
mặt trực giác thường không có chung những đặc điểm mức thấp nhưng vẫn có sự

tương tự về mặt khái niệm và về mặt ngữ cảnh đối với con người. Ví dụ, những ảnh
chụp người trong bộ đồ tắm thường có màu sắc, hình dạng và kết cấu rất đa dạng
nhưng về mặt khái niệm thì lại được con người cảm nhận là tương tự nhau.
Vì vậy phương pháp tra cứu ảnh theo đồ thị được giới thiệu ở đây không dựa
trên các đặc điểm ở mức thấp (trừ giai đoạn khởi tạo) mà dựa vào những sự liên kết
có tính trực giác giữa các ảnh được thiết lập bởi người sử dụng bằng cách phản hồi
thích hợp.
Mục tiêu của phương pháp này là xây dựng một sơ đồ để tích luỹ thông tin do
những tương tác với người sử dụng theo cách đơn giản hơn phản hồi thích hợp và
sử dụng những thông tin này để việc tra cứu ảnh cho những kết quả có ý nghĩa trực
giác hơn [8, 9].
-18-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

CHƯƠNG 2: TRA CỨU ẢNH THEO NỘI DUNG



2.1. GIỚI THIỆU
Phương pháp tra cứu ảnh theo nội dung (Content-Based Image Retrieval) sử
dụng các nội dung trực quan của ảnh như màu sắc, hình dạng, kết cấu (texture) và
phân bố không gian để thể hiện và đánh chỉ số các ảnh [1, 6, 7, 11]. Trong một hệ
thống tra cứu ảnh theo nội dung điển hình (hình vẽ 2.1) các nội dung trực quan của
ảnh được trích chọn và mô tả bằng những véc tơ đặc trưng nhiều chiều. Tập hợp các
vec tơ đặc trưng của các ảnh trong một cơ sở dữ liệu ảnh tạo thành cơ sở dữ liệu đặc
trưng. Quá trình tra cứu ảnh được tiến hành như sau: người sử dụng cung cấp cho
hệ thống tra cứu một ảnh mẫu cụ thể hoặc hình vẽ phác thảo của đối tượng ảnh cần
tìm. Sau đó hệ thống sẽ chuyển những mẫu này thành các véc tơ đặc trưng và tính
toán sự giống nhau (hay độ tương tự) giữa véc tơ đặc trưng của ảnh mẫu và véc tơ
đặc trưng của các ảnh trong cơ sở dữ liệu. Sau cùng việc tra cứu được tiến hành với

sự trợ giúp của các sơ đồ đánh chỉ số. Sử dụng sơ đồ đánh chỉ số là cách hiệu quả để
tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu ảnh. Một số hệ thống tra cứu ảnh mới phát triển
gần đây còn tích hợp cả chức năng xử lý phản hồi của người sử dụng để cải tiến các
qui trình tra cứu để đưa ra những kết quả tra cứu tốt hơn.




-19-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

2.2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG TRA CỨU ẢNH THEO
NỘI DUNG

Hình 2.1: Mô hình hệ thống Tra cứu ảnh theo nội dung

Trong mô hình này, người sử dụng sẽ tạo truy vấn bằng cách chọn một ảnh
mẫu trong một cơ sở dữ liệu ảnh cho trước hoặc phác thảo một hình vẽ mô tả đối
tượng ảnh cần tìm bằng cách sử dụng một giao diện đồ hoạ của hệ thống.
Ảnh mẫu đó được đưa qua khối mô tả nội dung trực quan, trong đó người ta sử
dụng một phương pháp mô tả nội dung trực quan nào đó để trích chọn một đặc điểm
nội dung trực quan để xây dựng thành một véc tơ đặc trưng.
Véc tơ đặc trưng của ảnh mẫu sẽ được so sánh với véc tơ đặc trưng tương ứng
của các ảnh trong cơ sở dữ liệu ảnh. Kết quả của phép so sánh là một chỉ số đánh
giá độ tương tự giữa ảnh mẫu và ảnh lấy ra để so sánh.
Dựa vào chỉ số độ tương tự tính toán được ở trên, hệ thống sẽ sắp xếp các ảnh
tìm được trong cơ sở dữ liệu ảnh theo một sơ đồ đánh chỉ số nào đó. Danh sách các
ảnh tìm được (đã được sắp xếp) được đưa ra đầu ra của hệ thống.

Tạo truy vấn

Mô tả
Nội dung
Trực quan
Các Vector
Đặc trưng
Cơ sở Dữ
liệu ảnh
Mô tả
Nội dung
Trực quan
Cơ sở Dữ
liệu Đặc
trưng
Đánh giá độ
tương tự
Tra cứu và
Đánh chỉ số
Phản hồi
thích hợp
Kết quả tra
cứu
Người
sử
dụng
Đầu ra
-20-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ NỘI DUNG ẢNH
Nếu nhìn một cách tổng quát thì nội dung của một bức ảnh có thể bao gồm cả

nội dung trực quan và nội dung ngữ nghĩa [1].
Nội dung trực quan của ảnh lại được phân làm hai loại là nội dung tổng quan
và nội dung đặc tả. Nội dung tổng quan bao gồm màu sắc, kết cấu, hình dạng và các
quan hệ không gian giữa các đối tượng ảnh hoặc giữa các vùng ảnh. Nội dung đặc
tả thì tuỳ vào từng ứng dụng cụ thể, ví dụ với các ứng dụng tra cứu ảnh người thì
mặt người hoặc con mắt là các nội dung đặc tả; với các ứng dụng tra cứu ảnh ô tô
thì bánh xe là một nội dung đặc tả [1].
Nội dung ngữ nghĩa có thể phát hiện thông qua các chú thích hoặc sử dụng các
phương pháp suy diễn từ nội dung trực quan.
Trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi chỉ tập trung vào việc mô tả nội
dung trực quan tổng quan của ảnh.
Một phương pháp mô tả nội dung trực quan được thiết kế tốt phải có tính bất
biến đối với các biến đổi bất thường sinh ra trong quá trình xử lý ảnh (ví dụ như
những biến đổi bất thường của độ sáng của cảnh vật). Tuy nhiên cũng cần phải chú
ý tới sự cân bằng giữa tính bất biến và khả năng đáp ứng những thay đổi tuỳ ý của
các đặc trưng trực quan của ảnh, bởi vì một hệ thống có tính bất biến lớn thì thường
là không có tính nhạy cảm, mất khả năng phản ánh những thay đổi nhỏ nhưng rất
quan trọng.
Một phương pháp mô tả nội dung trực quan có thể là phương pháp toàn cục
hoặc phương pháp cục bộ. Phương pháp mô tả nội dung toàn cục sử dụng các đặc
trưng trực quan của toàn bộ bức ảnh còn phương pháp mô tả nội dung cục bộ lại sử
dụng những đặc trưng trực quan của các vùng ảnh hoặc các đối tượng ảnh để mô tả
nội dung của ảnh.
Để mô tả được nội dung cục bộ trước hết người ta phải chia ảnh thành các
phần riêng biệt. Cách đơn giản nhất để phân chia ảnh là sử dụng một bộ phân hoạch
-21-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

chia ảnh thành các ô có kích thước và hình dạng giống nhau. Cách phân chia đơn
giản như vậy không tạo ra được những vùng ảnh có ý nghĩa thực sự nhưng nó là

cách đơn giản để biểu diễn nội dung toàn cục của ảnh với độ chính xác cao hơn.
Một phương pháp phân chia tốt hơn là phân chia ảnh thành các vùng đồng nhất dựa
vào các tiêu chí sử dụng các thuật toán phân vùng ảnh đã được nghiên cứu và áp
dụng trong ngành thị giác máy tính.
Một cách phức tạp hơn để phân chia ảnh là thực hiện phân chia theo các đối
tượng ảnh để tách ra các đối tượng ảnh có nghĩa thực sự (như quả bóng, cái ô tô hay
con ngựa). [1, 10]
Phần tiếp theo giới thiệu một số một số kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi
để trích chọn các đặc điểm màu sắc, kết cấu, hình dạng và các quan hệ không gian
của các đối tượng ảnh.

2.3.1. Mô tả các đặc điểm màu sắc [1, 3, 6]
Trên thực tế thì màu sắc được sử dụng nhiều nhất để mô tả nội dung trực quan
của ảnh. Lý do là vì màu sắc của ảnh có tác động lớn đến nhận thức của con người
về nội dung của ảnh hơn là các đặc điểm khác như hình dạng của các đối tượng ảnh,
kết cấu của ảnh hay sự phân bố không gian của các đối tượng ảnh.
Màu sắc được biểu diễn thông qua một véc tơ 3 chiều sẽ có khả năng biểu diễn
tốt hơn so với việc chỉ sử dụng giá trị độ xám của ảnh (1 chiều). Trước khi xem xét
kỹ hơn về các phương pháp mô tả nội dung màu sắc, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược
về các không gian màu.

2.3.1.1. Không gian màu
Mỗi điểm ảnh trên một bức ảnh có thể được biểu diễn bằng một điểm trong
một không gian màu 3 chiều. Những không gian màu được sử dụng nhiều nhất
-22-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

trong các hệ thống tra cứu ảnh là RGB, CIE L*a*b, CIE L*u*v, HSV và không gian
màu đối lập.
Người ta cũng chưa chỉ ra được rằng không gian màu nào được sử dụng tốt

hơn cho việc tra cứu ảnh. Tuy nhiên tính chất quan trọng nhất để một không gian
màu phù hợp để sử dụng trong một hệ thống tra cứu ảnh là tính đồng nhất. Một
không gian màu được gọi là có tính đồng nhất nếu các cặp 2 màu tương tự nhau
trong không gian màu thì cũng được con người cảm nhận như nhau. Nói một cách
khác, khoảng cách đo được giữa hai màu bất kỳ phải có liên quan trực tiếp với độ
tương tự sinh học giữa hai màu đó.
RGB là không gian màu được sử dụng phổ biến nhất để hiển thị ảnh. Không
gian RGB bao gồm 3 thành phần màu là Đỏ (Red), Xanh lá cây (Green) và Xanh
lam (Blue). Các thành phần này gọi là màu cộng bởi vì các màu sắc trong không
gian RGB đều có thể thu được bằng cách cộng 3 thành phần màu này lại với nhau.
Ngược lại, CMY là không gian màu thường sử dụng trong in ấn. Ba thành
phần màu của không gian CMY là màu xanh lơ (Cyan), hồng sẫm (Magenta) và
vàng (Yellow). Ba thành phần này gọi là các thành phần màu trừ vì mỗi màu trong
không gian CMY được sinh ra bởi sự hấp thụ các thành phần màu đó.
Cả RGB và CMY đều phụ thuộc thiết bị và không có tính đồng nhất.
Các không gian màu CIE L*a*b và CIE L*u*v là các không gian màu không
phụ thuộc thiết bị và có thể coi là đồng nhất. Bao gồm các thành phần độ sáng (L)
và hai thành phần độ kết tủa màu (sắc độ màu) là a và b hoặc u và v. CIE L*a*b
được thiết kế để làm việc với việc trộn các thành phần màu trừ còn CIE L*u*v được
thiết kế để làm việc với việc trộn các thành phần màu cộng.
Các không gian màu RGB và CIE có thể chuyển đổi với nhau, tức là chúng ta
có thể sử dụng các công thức để chuyển đổi một giá trị màu từ không gian màu này
sang không gian màu khác.
-23-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

Không gian màu HSV được sử dụng rộng rãi trong đồ hoạ máy tính và được
coi là một phương pháp biểu diễn màu sắc trực quan hơn. Ba thành phần màu là sắc
màu (hue), độ bão hoà màu (s) và giá trị độ sáng (v). Thành phần sắc màu không
thay đổi khi ta thay đổi độ chiếu sáng hay góc quan sát vì vậy thích hợp để sử dụng

trong việc nhận dạng đối tượng ảnh. Cũng có thể dễ dàng chuyển đổi các giá trị từ
không gian HSV sang RGB và ngược lại.
Không gian màu đối lập sử dụng các trục màu ngược (R-G, 2B-R-G, R+G+B),
cách biểu diễn này có ưu điểm là tách được thông tin về độ sáng ra một trục riêng
biệt (trục thứ ba). Bằng cách này, hai thành phần kết tủa màu sẽ không bị thay đổi
khi thay đổi độ chiếu sáng.
Các phần tiếp theo sẽ giới thiệu một số phương pháp mô tả nội dung màu sắc
của ảnh: các moment màu, histogram màu, véc tơ gắn kết màu và biểu đồ tương
quan màu.

2.3.1.2. Các moment màu
Các moment màu đã được sử dụng rất thành công trong nhiều hệ thống tra cứu
ảnh đặc biệt là khi ảnh chỉ chứa một đối tượng ảnh. Các thành phần moment bậc
nhất (trung vị), bậc hai (phương sai) và bậc ba (độ lệch) đã được chứng minh là có
thể được sử dụng rất hiệu quả để biểu diễn sự phân bố màu sắc của ảnh.
Công thức toán học để biểu diễn 3 moment này như sau:


=
=
N
j
iji
f
N
1
1
μ
(2.1)


2
1
)(
1
i
N
j
iji
f
N
μσ
−=

=
(2.2)
-24-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung


3
1
3
)(
1

=
−=
N
j
iiji

f
N
s
μ
(2.3)

Trong đó f
ij
là giá trị của thành phần màu thứ i của điểm ảnh thứ j và N là số
lượng điểm ảnh của ảnh đó.
Sử dụng cả thành phần moment bậc ba s
i
sẽ giúp tăng cường hiệu năng tra cứu
so với khi chỉ sử dụng các moment bậc nhất
μ
i
và bậc hai
σ
i
. Tuy nhiên đôi khi việc
sử dụng moment bậc 3 làm cho việc biểu diễn đặc trưng của ảnh nhạy cảm hơn đối
với những thay đổi của cảnh nền và do đó làm giảm khả năng của hệ thống.
Do chỉ sử dụng 9 giá trị (3 moment cho mỗi màu trong bộ ba màu) để biểu
diễn nội dung màu của mỗi ảnh nên việc sử dụng moment màu để biểu diễn véc tơ
đặc trưng màu là rất đơn giản nếu so sánh với các phương pháp biểu diễn khác. Và
cũng chính do sự đơn giản đó nên phương pháp này cho kết quả khá hạn chế.
Thông thường, phương pháp biểu diễn bằng moment màu được sử dụng trong
những bước đầu tiên của quá trình tra cứu ảnh với mục đích làm giảm kích thước
không gian tìm kiếm trước khi áp dụng các phương pháp phức tạp hơn để tra cứu.


2.3.1.3. Lược đồ màu (histogram màu)
Histogram màu là cách hiệu quả để biểu diễn nội dung màu của một bức ảnh
trong trường hợp mẫu màu của bức ảnh đó là duy nhất trong tập hợp các ảnh trong
cơ sở dữ liệu. Histogram màu dễ tính toán và rất hiệu quả để biểu diễn cả sự phân
bố màu tổng quan và sự phân bố màu cục bộ của ảnh. Ngoài ra, histogram màu
không bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển hay sự quay của ảnh và rất ít bị ảnh hưởng
của tỉ lệ và góc nhìn ảnh.
-25-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

Do mỗi điểm ảnh được mô tả bằng ba thành phần trong một không gian ảnh
xác định (ví dụ: ba thành phần Đỏ (R), Xanh lục (G) và Xanh da trời (B) trong
không gian màu RGB hay ba thành phần là sắc màu (H), độ bão hoà màu (S) và giá
trị màu (V) trong không gian HSV) nên có thể định nghĩa cho mỗi thành phần màu
một histogram tức là một sự phân bố một số lượng điểm ảnh cho mỗi bin lượng tử
màu. Cụ thể hơn là càng sử dụng nhiều bin màu thì khả năng biểu diễn càng tốt.
Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều bin màu không chỉ làm tăng khối lượng tính toán
mà còn không thích hợp để xây dựng một sơ đồ đánh chỉ số hiệu quả cho cơ sở dữ
liệu ảnh. Hơn nữa việc lượng tử hoá quá mịn cũng không thật cần thiết trong nhiều
trường hợp.
Một cách để làm giảm số lượng bin màu là sử dụng không gian màu đối lập
cho phép làm giảm số lượng mẫu độ sáng của ảnh. Một cách khác là sử dụng các
phương pháp phân cụm để xác định K màu tốt nhất trong một tập hợp ảnh xác định,
mỗi một màu trong K màu tốt nhất đó được coi là một bin màu. Do quá trình phân
cụm tính toán sự phân bố màu của tất cả các ảnh trong cơ sở dữ liệu nên sẽ được
giảm thiểu được số lượng các bin màu không chứa hoặc chứa rất ít điểm ảnh.
Một cách khác là sử dụng các bin màu có chứa nhiều điểm ảnh nhất, khi đó
chỉ cần một số lượng nhỏ bin màu cũng biểu diễn được đặc trưng quan trọng nhất
của một bức ảnh. Cách làm này không những không làm giảm hiệu năng của
phương pháp so sánh histogram mà đôi khi còn làm tăng hiệu năng do các bin màu

có kích thước lớn sẽ tránh được ảnh hưởng của nhiễu.
Khi cơ sở dữ liệu có chứa quá nhiều ảnh thì phương pháp so sánh histogram
có thể bị bão hoà, khi đó kết quả so sánh histogram màu chưa chắc đã phản ánh sự
tương tự về nội dung của các ảnh, để khắc phục nhược điểm này người ta đưa ra kỹ
thuật histogram liên kết.
Histogram liên kết có bổ sung thêm các thông tin khác mà không làm giảm sự
đơn giản của histogram màu. Để đạt được điều này, người ta phải lựa chọn rất cẩn
thận các đặc trưng cục bộ sẽ bổ sung vào histogram liên kết. Mỗi phần tử trong lược
-26-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

đồ histogram liên kết chứa số lượng điểm ảnh trong ảnh được mô tả bởi một bộ các
giá trị đặc trưng. Như vậy histogram liên kết là lược đồ histogram đa chiều.
Mặt khác, do histogram màu không phản ánh được các thông tin mang tính
không gian của các điểm ảnh, vì vậy về mặt lý thuyết, các ảnh rất khác nhau có thể
có sự phân bố màu tương tự nhau. Vấn đề này rất dễ xảy ra đối với các cơ sở dữ liệu
ảnh lớn. Người ta đã đề xuất một vài cách khác nhau để khắc phục vấn đế này, một
cách đơn giản nhất là chia các bức ảnh thành những phân vùng nhỏ hơn và tính
histogram của từng phân vùng. Có thể sử dụng phương pháp phân vùng đơn giản là
phân thành các hình chữ nhật đồng đều hoặc phức tạp hơn là phân theo các vùng
ảnh hoặc các đối tượng ảnh. Ảnh được phân vùng càng nhỏ thì độ chính xác càng
cao nhưng khối lượng tính toán cũng nhiều hơn.

2.3.1.4. Véc tơ gắn kết màu
Một cách tiếp cận khác để đưa thông tin về không gian vào histogram màu là
sử dụng véc tơ gắn kết màu (Color Cohefeence Vector - CCV). Phương pháp này có
thể tóm tắt như sau:
Mỗi bin màu được phân thành 2 loại: loại có gắn kết nếu như bin màu đó
thuộc vào vùng có màu đồng nhất lớn, ngược lại thì gọi là không gắn kết. Ký hiệu α
i


là số lượng các điểm ảnh gắn kết của trong bin màu thứ i và β
i
là số lượng các điểm
ảnh không gắn kết trong một bức ảnh. Thế thì, CCV của một bức ảnh được định
nghĩa là véc tơ:
<(α
1
, β
1
),(α
2
, β
2
), , (α
N
, β
N
)>
Chú ý là <α
1
+ β
1

2
+ β
2
, , α
N
+ β

N
> chính là histogram màu của ảnh.
Do có chứa các thông tin về không gian của các điểm ảnh nên sử dụng các véc
tơ gắn kết màu sẽ cho kết quả tra cứu tốt hơn so với sử dụng histogram màu, đặc
biệt là đối với những ảnh có vùng đồng nhất màu lớn.
-27-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

Đối với cả phương pháp dùng véc tơ gắn kết màu và phương pháp dùng
histogram màu thì sử dụng không gian HSV sẽ cho kết quả tốt hơn là sử dụng
không gian CIE L*u*v hay L*a*b.

2.3.1.5. Sơ đồ tương quan màu
Sơ đồ tương quan màu không chỉ thể hiện sự phân bố màu của các điểm ảnh
mà còn thể hiện sự tương quan về mặt không gian của từng cặp màu. Trong sơ đồ
tương quan màu, thành phần thứ nhất và thứ hai của một histogram màu 3 chiều thể
hiện màu sắc của một cặp màu nào đó và thành phần thứ 3 là khoảng cách không
gian của chúng.
Sơ đồ tương quan màu là một bảng được đánh chỉ số bởi các cặp màu, trong
đó đầu vào thứ k của cặp (i,j) thể hiện xác suất để tìm thấy điểm ảnh có màu j ở
khoảng cách k so với điểm ảnh có màu i trong ảnh. Giả sử I là tập hợp tất cả các
điểm ảnh trong ảnh và I
c(i)
là tập hợp các điểm ảnh có màu là c(i) thì có thể định
nghĩa sơ đồ tương quan màu như sau:

]|||[Pr
21)(22,1
)(
,

)(
kppIp
icIpIp
k
ji
ic
=−∈=
∈∈
γ
(2.4)
trong đó i, j

{1, 2, , N}, k

{1, 2, , d}, và |p
1
– p
2
| là khoảng cách giữa
hai điểm p
1
và p
2
. Nếu chúng ta tính toán cho tất cả các cặp màu có thể thì kích
thước của sơ đồ tương quan màu sẽ là rất lớn (O(N
2
d), vì vậy để đơn giản người ta
thường sử dụng sơ đồ tự tương quan màu. Sơ đồ tự tương quan màu chỉ tính toán sự
liên hệ không gian của các cặp màu giống nhau và vì vậy giảm độ phức tạp tính
toán xuống còn cỡ O(Nd).

Nếu so sánh với phương pháp dùng histogram màu và phương pháp dùng véc
tơ gắn kết màu thì phương pháp dùng sơ đồ tương quan màu cho kết quả tra cứu tốt
nhất, tuy nhiên độ phức tạp cao nhất do sử dụng số chiều nhiều hơn (3 chiều).
-28-
Chương 2: Tra cứu ảnh theo nội dung

2.3.1.6. Các đặc điểm bất biến màu
Màu sắc không chỉ phụ thuộc vào chất liệu của bề mặt vật thể mà còn ảnh
hưởng bởi sự thay đổi của độ chói, phương hướng, góc chụp ảnh. Cần phải chú ý
đến những yếu tố này. Tuy nhiên, sự bất biến của các yếu tố môi trường này đã
không được tính đến trong khi trích chọn các đặc điểm màu sắc đã trình bày ở trên.
Việc biểu diễn các yếu tố màu bất biến đã được giới thiệu trong một số hệ
thống tra cứu ảnh theo nội dung gần đây.

2.3.2. Mô tả các đặc điểm kết cấu
[1, 7]
Kết cấu (texture) là một tính chất quan trọng khác của ảnh. Kết cấu là một
thành phần có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự nhận thức trực quan của con
người. Tất cả mọi người đều có thể nhận ra kết cấu nhưng lại rất khó có thể định
nghĩa chính xác nó là gì.
Không giống như màu sắc, kết cấu “xảy ra” trên một vùng chứ không phải tại
một điểm ảnh và thường được định nghĩa bằng các mức xám.
Rất nhiều cách thể hiện kết cấu đã được nghiên cứu trong lĩnh vực nhận dạng
và thị giác máy tính. Xét một cách cơ bản, các phương pháp biểu diễn kết cấu có thể
được chia thành hai loại: các phương pháp cấu trúc và các phương pháp thống kê.
Các phương pháp cấu trúc bao gồm các toán tử hình thái và đồ thị liền kề, mô
tả kết cấu bằng cách định nghĩa các nguyên thuỷ cấu trúc và luật sắp đặt của chúng.
Các phương pháp này tỏ ra có hiệu quả khi áp dụng trong trường hợp kết cấu
thông thường.
Các phương pháp thống kê bao gồm: Phương pháp phổ năng lượng Fourier,

ma trận đồng khả năng, Tamura, Phân tích Wold, trường ngẫu nhiên Markov, mô
hình fractal, các bộ lọc đa phân giải như biến đổi Gabor và biến đổi dạng sóng thể
hiện kết cấu bằng sự phân bố thống kê của độ sáng của các điểm ảnh.
-29-

×